Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện khâu lập bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty TNHH Tín Thịnh - Cam Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 115 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của
trường Đại học Nha Trang. Bài báo cáo được hoàn thành không chỉ là sự cố
gắng của chính bản thân em mà còn chính là thành quả của những năm tháng
học tập tại trường dưới sự dạy bảo và giúp đỡ tận tâm của các thầy cô giáo.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh, các chị nhân
viên của Phòng Kinh Doanh, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn Tín Thịnh đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong
suốt thời gian thực tập. Em xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo
bộ môn Kinh Doanh Thương Mại và đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn của em,
cô Nguyễn Thị Nga đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu có hạn cũng như kiến thức của
bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy, em mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận
của em được hoàn thiện và thiết thực hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2


4. Kết cấu luận văn: 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ 2
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế: 3
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 4
1.1.3.Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT 5
1.2. THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO TIÊU THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6
1.2.1. Khái niệm 6
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức tín
dụng chứng từ 7
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: 10
1.2.4 Thư tín dụng: (Letter of Credit- L/C) 11
1.2.5 Bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ 16
1.2.6. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ bằng tiêu thức định lượng 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN TÍN THỊNH 29
iii

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TÍN THỊNH 29
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Tín Thịnh 29
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tín Thịnh 30
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tín Thịnh 31
Giải thích 32
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty TNHH
Tín Thịnh. 33

Giải thích 33
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH TÍN THỊNH TRONG 3 NĂM 2009 -2011 36
2.3. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỨNG TỪ
THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH 39
2.3.1 Các hình thức thanh toán quốc tế của công ty từ 2009-2011 39
2.3.2 Quy trình thực tế lập một bộ chứng từ xuất khẩu tại công ty TNHH
Tín Thịnh 41
2.3.3 Phân tích bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Tín Thịnh 43
2.3.4 Đánh giá quá trình lập bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Tín Thịnh 67
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY TRÌNH LẬP BỘ CHỨNG
TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH 69
2.4.1. Các nhân tố bên trong 69
2.4.2. Các nhân tố bên ngoài 70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÀNH
LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH TÍN
THỊNH 72
iv

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI 72
3.2 CÁC GIẢI PHÁP 73
3.2.1 Đối với các nhân tố bên trong: 73
3.2.2 Đối với các nhân tố bên ngoài: 74
3.3 KIẾN NGHỊ 74

3.3.1 Đối với các nhân tố bên trong: 74
3.3.2 Đối với các nhân tố bên ngoài: 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCT Bộ chứng từ
CP Chi phí
DT Doanh thu
L/C Letter Of Credit: Thư tín dụng
NH Ngân hàng
TDCT Tín dụng chứng từ
TT Tỷ trọng
TTQT Thanh toán quốc tế
XK, NK Xuất khẩu, Nhập khẩu
XNK Xuất nhập khẩu

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng báo cáo các hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-
2011 36
Bảng 2.2: So sánh các hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009-2011 37
Bảng 2.3: Các hình thức thanh toán quốc tế của công ty từ 2009 - 2011 39
Bảng 2.4: Thực trạng hóa đơn thương mại của công ty từ 2009-2011 48
Bảng 2.5: Thực trạng vận đơn của công ty từ 2009 - 2011 52
Bảng 2.6 Thực trạng phiếu đóng gói hàng hóa của công ty 2009-2011 55
Bảng 2.7 Thực trạng giấy chứng nhận xuất xứ của công ty 2009-2011 58

Bảng 2.8 Thực trạng giấy chứng thủy sản đánh bắt của công ty 2009-2011 64
Bảng 2.9 Thực trạng giấy chứng thú y của công ty 2009-2011 66
vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2009 của
công ty TNHH Tín Thịnh 39
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2010 của
công ty TNHH Tín Thịnh 40
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2011 của
công ty TNHH Tín Thịnh 40
Biểu đồ 2. 4: Tổng hợp các hình thức thanh toán của công ty trong 3 năm
2009-2011 41
Biểu đồ 2. 5: Thực trạng hóa đơn thương mại của công ty trong 3 năm
2009-2011 48
Biểu đồ 2.6: Thực trạng vận đơn đường biển của công ty trong 3 năm
2009-2011 52
Biểu đồ 2.7:Thực trạng phiếu đóng gói hàng hóa của công ty trong 3 năm
2009-2011 55
Biểu đồ 2.8: Thực trạng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của công ty trong
3 năm 2009-2011 58
Biểu đồ 2.9: Thực trạng giấy chứng thủy sản đánh bắt của công ty trong 3 năm
2009-2011 64
Biểu đồ 2.10 Thực trạng giấy chứng thú y của công ty trong 3 năm
2009-2011 67

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 10

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty TNHH Tín Thịnh 32
Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất công ty TNHH Tín Thịnh 33
Sơ đồ 2.3: Quy trình kỹ thuật 35

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế vận động khách quan: quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nền
kinh tế thế giới, các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đa
dạng và được gia tăng mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy sự
phát triển và đưa nền kinh tế trong nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia
vào hoạt động kinh tế nói chung , hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Các
quan hệ kinh tế đối ngoại xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ đã làm
xuất hiện nhiều các phương tiện thanh toán quốc tế như: Séc (check), Hối phiếu
(bill of exchange). Khác với trước đây, phương thức thanh toán không còn bó
hẹp trong phạm vi “hàng đổi hàng” mà đã có nhiều phương tiện thanh toán hiện
đại khác cho các bên lựa chọn, thỏa thuận như: phương thức chuyển tiền,
phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Mỗi phương tiện thanh
toán và phương thức thanh toán nêu trên có những ưu điểm và hạn chế nhất
định. Và một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát
triển hoạt động giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại
thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích
hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong mọi trường hợp phát sinh tranh chấp.
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh là công ty chuyên sâu về
xuất nhập khẩu và chế biến thuỷ sản. Trong những năm qua công ty đều tích
cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hướng tiếp cận thị trường, nâng cao tính
năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Việc thanh toán

của công ty thông qua các phương thức thanh toán quốc tế như: nhờ thu, tín
dụng chứng từ,T/T…. Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh
toán được sử dụng phổ biến. Việc thanh toán tín dụng chứng từ giúp công ty
thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn. Song trong quá
2
trình hoạt động công ty cũng còn vấp phải những hạn chế trong quy trình lập
bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Trong thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh,
xuất phát từ thực tế trên em thực hiện đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Quy trình
lập bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ” nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nhận diện về ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ so với
phương thức thanh toán quốc tế khác. Đồng thời hiểu rõ hơn các bước hoạt
động nghiệp vụ trong quy trình thực hiện việc thanh toán L/C xuất nhập khẩu
tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh, từ đó nắm được những yêu
cầu, điều kiện để một bộ chứng từ hàng xuất nhập khẩu được thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ. .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ, những yêu cầu cơ bản để một bộ chứng từ được thanh toán.
Thời gian nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong 3 năm 2009-2011
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài chỉ được nghiên cứu tại Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh trụ sở tại khu công nghiệp Suối Dầu
4. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết thúc trong bài viết này em xin trình bày thành
ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh.

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thành lập bộ
chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Công
Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh trụ sở tại khu công nghiệp Suối Dầu.
3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Nền kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao và bao trùm toàn bộ thế
giới hàng hoá không những trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi
quốc tế. Khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển mở rộng khắp, thì các quan hệ
kinh tế - thương mại cho đến các quan hệ về xã hội ngoại giao, hợp tác khoa
học kỹ thuật… giữa các nước cũng đều biểu hiện bằng tiền. Việc sử dụng tiền
tệ làm phương tiện để thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao
xã hội giữ các nước trở thành một nhu cầu tất yếu.
Cùng với xu hướng phát triển trên thế giới các quan hệ về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội …giữa các nước ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các
mối quan hệ trên hình thành các khoan thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước
với nhau tạo nên địa vị tài chính của mỗi nước.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước
này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ
chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các NH của các nước có
liên quan.
Thanh toán quốc tế (TTQT) không chỉ đơn thuần như hoạt động thanh
toán trong quan hệ giao dịch mua bán trong nước, mà thanh toán quốc tế rất
phức tạp, thông qua các phương thức thanh toán khác nhau. Điều này là do
thanh toán quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng
tiền thanh toán khác nhau. Và hơn nữa việc thanh toán giữa các nước đều phải
tiến hành thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà chủ yếu là ngân hàng

(NH). Hoạt động thanh toán thường không dùng tiền mặt, chủ yếu thanh quyết
toán giữa các ngân hàng. Vì vậy, thanh toán quốc tế có những nét đặc thù riêng
4
Nhìn ở giác độ kinh tế, các quan hệ thanh toán quốc tế được chia làm hai
lĩnh vực: Thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.
Thanh toán phí mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không
liên quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thương
mại. Đó là thanh toán những chi phí liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp
tác khoa học kỹ thuật, du lịch…của các tổ chức hay cá nhân.
Thanh toán mậu dịch: là thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi
hàng hóa, các dịch vụ thương mại theo giá quốc tế. Thông thường trong các
nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên
mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại hoặc các hình thức
cam kết khác (thư, điện, giao dịch…)
Thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển
ngoại thương của một nước. TTQT là một trong những yếu tố cơ bản để đánh
giá chất lượng, quy mô và hiệu quả của quá trình hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá.
Đặc điểm của TTQT là phần lớn các nghiệp vụ được thực hiện qua điện
tín, bưu điện, mạng SWIFT dưới hình thức chuyển khoản, bù trừ trên tài khoản
của các ngân hàng liên quan. Do đặc tính thuận lợi và nhanh chóng của phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt cùng với sự phát triển của công nghệ ngân
hàng, nên hình thức TTQT không dùng tiền mặt được sử dụng là chủ yếu, vì
thế khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động
tỷ giá, sự bất ổn chính trị quốc gia, trình độ về kỹ thuật nghiệp vụ của các bên.
Do vậy nghiệp vụ TTQT đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ
hiện đại để tạo ra sự hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới, đảm bảo an
toàn và hiệu quả đối với ngân hàng thương mại.
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá,

dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có
hoạt động TTQT thì sẽ không có hoạt động kinh tế đối ngoại.
5
TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi
thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại với các nước thì
điều kiện quan trọng không thể thiếu là phải thiết lập quan hệ TTQT.
TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức
TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ làm cho các nhà kinh
doanh sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, từ đó
thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại
thương.
TTQT giúp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp động kinh tế đối
ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do sự khác biệt về vị trí địa lý của
các bên đã làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của người mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến
động, khả năng thanh toán của con nợ trở nên bấp bênh hơn nữa. Trong cơ chế
thị trường, tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều, vì vậy rủi ro trong việc thực
hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại là rất lớn. Nếu tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ
giúp cho các nhà kinh doanh XNK hạn chế bớt những rủi ro trong quá trình
thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối
ngoại ngày càng phát triển.
1.1.3.Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT
Một số nguồn luật chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh quan hệ trong
các phương thức TTQT là:
Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của phương thức nhờ thu là “Điều
lệ thống nhất về nhờ thu” (The Uniform for Collection) do phòng thương mại
quốc tế (ICC) phát hành, số xuất bản 522, có hiệu lực từ 01/01/1996 (URC
522). Muốn sử dụng quy tắc này, hai bên phải thống nhất quy định trong hợp
đồng.
Văn bản pháp lý thông dụng của Tín dụng chứng từ là “Điều lệ và cách

thực hành thống nhất về TDCT” (Uniform Custom and Practice for
Documentary Credit) do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, gọi tắt là
6
UCP 500. Ngoài ra, từ tháng 3 năm 2007, ICC ban hành ấn bản UCP 600, và
các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng song song UCP 500 và UCP 600 làm
tham chiếu tuỳ theo từng trường hợp và theo yêu cầu khách hàng. Bản điều lệ
này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự
phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể có thoả thuận khác miễn là có
dẫn chiếu.
Hiện nay ở nước ta, các NHTM và các đơn vị kinh doanh ngoại thương
đã thống nhất sử dụng bản điều lệ này như một văn bản pháp lí điều chỉnh các
loại L/C được áp dụng trong TTQT.
1.2. THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO TIÊU THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ được sử dụng rất phổ biến bởi nó được coi là phương thức an
toàn và bình đẳng cho các bên tham gia phương thức thanh toán này. Khi vận
dụng phương thức thanh toán này, các bên thường tham chiếu theo “Điều lệ và
cách thức thực hành thống nhất về TDCT” - UCP 500 hoặc bản UCP 600, do
phòng thương mại quốc tế soạn thảo.
1.2.1. Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán
theo đó một ngân hành (NH phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người
yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát, nếu người này xuất
trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đặt ra trong thư
tín dụng.
Còn theo UCP 600, TDCT được định nghĩa như sau:
TDCT là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô
tả như thế nào mà theo đó một NH (NH phát hành) hành động theo yêu cầu và
theo chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) hoặc

nhân danh chính mình phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ
3 (người thụ hưởng) hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ
7
hưởng ký phát, uỷ quyền cho NH khác chiết xuất khi các chứng từ quy định
được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của tín dụng được thực hiện
đúng.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng
rãi trong lĩnh vực NH. Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an
toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế. Trên thực tế, tín dụng chứng từ bắt
đầu phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các
người XK ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đã yêu cầu đối tác ở Châu
Âu mở thư tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán.
Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, NH ưu tiên lựa chọn vì nó đáp
ứng được những yêu cầu chủ yếu của TMQT. Thứ nhất, do có các đối tác ký
kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên
vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại
bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện
của các NH đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về
bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hoà lợi ích đối nghịch giữa các bên trong
hợp đồng.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được xem như là nghiệp vụ ngoại bảng đặc
trưng của các NH ngày nay và phương thức tín dụng chứng từ như là phương
thức thanh toán và hạn chế rủi ro trong TMQT.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức tín
dụng chứng từ
Có bốn bên tham gia chính thức vào quá trình thanh toán theo phương
thức tín dụng chứng từ là: người xin mở L/C, người hưởng lợi, NH phát hành
L/C, NH thông báo

Người xin mở L/C (Appilcant): là người NK, người mua.

 Nhiệm vụ:



Kịp thời làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gửi
đến NH
8



Thực hiện kí quỹ khi có yêu cầu của NH.



Thanh toán phí dịch vụ với NH gồm: phí mở L/C, phí tu chỉnh
L/C, phí kí hậu, phí thanh toán



Phối hợp với NH kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán do
người bán gửi tới.

Quyền lợi:



Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện
đúng quy định của L/C.




Nhận hàng nếu đã thực hiện thanh toán.

NH phát hành L/C (Issuing bank): là NH phục vụ cho người mua, NH
này thường được hai bên XK và NK thoả thuận, lựa chọn và quy định trong
hợp đồng. Đây là NH đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.

Nhiệm vụ:



Yêu cầu người làm đơn mở thư tín dụng phải nộp đủ hồ sơ và ký
quỹ khi cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán sau này cho NH.



Phát hành thư tín dụng theo nội dung giấy đề nghị mở L/C,
thông báo thư đến người hưởng lợi thông qua NH đại lý ở nước
người XK.



Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu.



Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người XK
chuyển đến.




Yêu cầu người NK thanh toán tiền.



Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ
đúng quy định của L/C.

Quyền lợi:



Hưởng lợi phí dịch vụ L/C.



Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không hợp lệ.
9



Hưởng lợi hàng hoá nếu người mua không thanh toán.



NH được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp bất khả
kháng như: chiến tranh, hoả hoạn, động đất…
 Người hưởng lợi L/C (Beneficicary): là người bán, người XK hay
người bất kỳ nào do người hưởng lợi chỉ định.
Nhiệm vụ:




Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội
dung này của họ.



Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần thiết.



Giao hàng theo đúng quy định của L/C.



Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho NH theo đúng quy
định của L/C.



Trả các phí dịch vụ NH như phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C,
chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ có bất hợp lệ.
 Quyền lợi:



Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung hợp đồng
ngoại thương đã thoả thuận gây thiệt hại cho người bán và người
bán đã đề nghị tu chỉnh L/C nhưng không được đáp ứng.




Được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lợi L/C

NH thông báo (Advising bank): là NH phục vụ người XK, thường là
NH đại lý của NH mở thư tín dụng có trụ sở ở nước ngoài XK.
 Nhiệm vụ:



Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển nó tới người XK dưới dạng
nguyên văn một cách kịp thời.



Đánh giá tính hợp lệ của bộ chứng từ



Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến NH phát hành.
10



Thanh toán tiền cho người XK nếu được uỷ quyền thanh toán.
 Quyền lợi:




Được hưởng phí dịch vụ NH
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ




* Giải thích quy trình:
(1) Người NK căn cứ hợp đồng ngoại thương làm đơn xin mở L/C gửi
NH phục vụ mình.
(2) NH phục vụ người NK (NH phát hành) sau khi kiểm tra hồ sơ xin
mở L/C của người NK và khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ, tiến hành phát hành
L/C và gửi sang NH của người XK.
(3) NH của người XK (NH thông báo) khi nhận được L/C, sẽ kiểm tra
và kí vào góc phải rồi gửi L/C kèm theo thư thông báo cho người XK.
(4) Nếu người XK (người hưởng lợi) đồng ý các điều kiện đã ghi
trong thư tín dụng, thì tiến hành thủ tục gửi hàng đi cho người NK.
Người nộp đơn
Người nhập khẩu
(The Applicant)
(2)
Ngân hàng phát hành L/C
Ngân hàng bên nhập khẩu

(Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng bên xuất khẩu
(Advising Bank)
(1)
(3) (5)

(6)
(8)

(7)
Hợp đồng ngoại thương
(Foreign Trade Contract)
Người hưởng lợi
Người xuất khẩu
(The Beneficiary)
(4)
11
(5) Ngay sau đó, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo hướng
dẫn ghi trong L/C rồi gửi cho NH thông báo, để xin thanh toán .
(6) NH thông báo kiểm tra bộ chứng từ nếu đúng với yêu cầu của thư
tín dụng, thì gửi ngay bộ chứng từ này sang NH phát hành L/C.
(7) NH phát hành kiểm tra thật kĩ bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ sai sót
thì từ chối thanh toán và báo ngay cho NH thông báo biết. Còn nếu bộ chứng từ
hoàn toàn đúng so với L/C thì NH phát hành tiến hành trả tiền vào hối phiếu,
rồi chuyển tiền hoặc hối phiếu sang NH thông báo.
(8) NH phát hành kí hậu vận đơn và trao bản gốc bộ chứng từ cho
người NK để họ đi nhận hàng.
(9) NH thông báo ghi vào tài khoản (nếu thanh toán theo L/C trả ngay
và gửi báo có cho người XK), nếu thanh toán theo L/C chấp nhận, thì NH
thông báo gửi hối phiếu cho người XK, hoặc chiết khấu hối phiếu theo yêu cầu
của người XK.
1.2.4 Thư tín dụng: (Letter of Credit- L/C)
 Khái niệm:
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản (thư, hoặc điện tín) do NH phát hành
mở ra trên cơ sở yêu cầu của người NK, trong đó NH này cam kết trả tiền cho
người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội

dung của L/C.
L/C là một phương tiện thanh toán chủ yếu của phương thức thanh toán
TDCT. Nó còn là văn bản cam kết có điều kiện của NH phát hành đối với
người XK. Nếu không mở được L/C thì cũng không có phương thức thanh toán
TDCT và người XK cũng không giao hàng cho người NK. Nó ràng buộc các
thành phần tham gia như: người XK, người NK, NH thông báo, NH phát
hành…
12
 Nội dung chủ yếu của L/C:
Mỗi L/C mang những nội dung riêng biệt tuỳ theo nội dung của từng
thương vụ nhưng nhìn chung, chúng có nội dung cơ bản giống nhau và thường
không thể thiếu được trong một L/C, bao gồm:



Số hiệu: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Số
hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C, ngoài
ra còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.



Địa điểm mở L/C: Là nơi mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho
người XK. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng
khi xảy ra tranh chấp.



Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của NH mở
L/C với người XK, là ngày bắt đầu tính thời gian có hiệu lực của L/C và cuối
cùng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK thực hiện việc mở L/C có

đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng hay không.



Loại L/C: Khi mở L/C cần xác định cụ thể loại L/C cần mở vì
mỗi loại có tính chất và nội dung khác nhau, dẫn đến quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên khác nhau.



Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức
TDCT: Những người có liên quan đến phương thức TDCT nói chung được chia
làm 2 loại là các thương nhân và các ngân hàng.



Các thương nhân thường bao gồm người NK là người yêu cầu
mở L/C và người XK là người được hưởng lợi L/C.



Các ngân hàng tham gia trong phương thức TDCT gồm: NH mở
L/C, NH thông báo, NH được chỉ định thanh toán, NH xác nhận…



Số tiền của L/C: được ghi bằng số, bằng chữ và phải thống nhất
với nhau. Một L/C có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau sẽ
không đảm bảo tính chân thực bề ngoài. Số tiền trên L/C được thể hiện theo
đúng ký hiệu tiền tệ quốc tế, không sử dụng tiền tệ quốc gia.

13



Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng:
Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả
tiền cho người XK nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và
phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính
từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
Thời hạn trả tiền: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau
theo hợp đồng thương mại.
Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và cũng do hợp
đồng mua bán quy định. Đấy là thời hạn quy định người XK phải chuyển giao
xong hàng hoá cho người NK, kể từ khi L/C có hiệu lực.



Những nội dung liên quan: đến hàng hóa, tên hàng, số lượng ,
trọng lượng, giá cả, bao bì, kí mã hiệu, phẩm chất cũng được ghi trong nội
dung L/C.



Nội dung quan trọng nữa trong xuất trình hồ sơ là điều kiện
giao hàng, vận chuyển như: điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF,…), nơi giữ
hàng, giao hàng, cách thức vận chuyển, cách giao hàng,…



Các chứng từ mà người XK phải xuất trình là một nội dung

quan trọng của L/C: đây là bằng chứng chứng minh người XK đã chuyển giao
hàng hoá như L/C đã quy định, để NH tiến hành việc trả tiền cho người XK. Bộ
chứng từ nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, yêu cầu của người
NK. Thông thường thì NH mở thường yêu cầu người XK thoả mãn những yếu
tố: các loại chứng từ phải xuất trình căn cứ theo yêu cầu đã được thoả mãn
trong hợp đồng thương mại như hoá đơn thương mại, hối phiếu thương mại,
vận đơn đường biển, chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ. chứng nhận
kiểm nghiệm, số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại,…



Nội dung cuối cùng xuất hiện trong L/C: đó là cam kết của NH
mở L/C trả tiền cho người thụ hưởng. Nó ràng buộc trách nhiệm của NH phát
hành phải thanh toán cho người NK nếu người XK xuất trình bộ chứng từ phù
hợp.
14
 Các loại thư tín dụng:
Các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế gồm có:
 L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng được
phát hành cho người hưởng lợi theo chỉ thị của người NK, và nó có thể sửa đổi
hoặc huỷ bỏ mà không cần đến sự đồng ý của các bên liên quan. Loại L/C này
chỉ được áp dụng trong các mối quan hệ tin tưởng.
 L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi
đã được mở và người XK thừa nhận thì NH mở L/C không được sửa đổi, bổ
sung hay huỷ bỏ trong thời hạn có hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận
khác của các bên liên quan. Đây là loại L/C cơ bản nhất, được áp dụng rộng rãi
trong thanh toán quốc tế.
 L/C không huỷ ngang có xác nhận (Comfirmed irrevocable
L/C): là loại L/C không huỷ ngang được xác nhận và đảm bảo trả tiền bởi một
NH thứ 3 (thông thường là NH quốc tế có uy tín). Trong trường hợp NH mở vì

lý do nào đó không thanh toán được khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ
phù hợp với L/C thì NH xác nhận phải có trách nhiệm thanh toán thay.
 L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại L/C không
thể huỷ ngang cho phép người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu NH chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ giá trị cho một hay nhiều người hưởng lợi khác.
L/C chuyển nhượng chỉ được một lần. Chi phí chuyển nhượng do người hưởng
lợi đầu tiên chịu. Loại L/C này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế
qua trung gian.
 L/C tuần hoàn (Revoling L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang
sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực trở lại
cho đến khi nào hết tổng giá trị hợp đồng.
 L/C giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được một L/C
gốc của NH nước ngoài phát hành, người XK sử dụng L/C này để thế chấp mở
một L/C khác cho người hưởng lợi thứ ba, với nội dung tương tự L/C ban đầu.
Loại L/C được mở trên một L/C khác như vậy gọi là L/C giáp lưng.
15
 L/C tín dụng dự phòng (Stand byL/C): Là loại L/C do NH của
người XK phát hành nhằm đảm bảo sẽ thanh toán lại cho người NK nếu người
XK không hoàn thnàh nghĩa vụ giao hàng.
 L/C thanh toán dần (Deferred payment L/C): Là loại L/C không
thể hủy ngang trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận cam kết với người thụ
hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định.
 L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without
Recsourse L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nếu sau khi đã được
sử dụng, tiền đã được trả cho người hưởng lợi, hoặc hối phiếu của người hưởng
lợi đã được chấp nhận, thì người NK cũng như ngân hàng phát hành L/C không
được truy đòi lại số tiền đã thanh toán. Đối với loại thư tín dụng này, khi kí
phát hối phiếu thì người xuất khẩu cần ghi câu “ Miễn truy đòi lại người kí
phát” và trong thư tín dụng cũng phải ghi như vậy. Loại này chỉ dùng trong
trường hợp người nhập khẩu đã nhận hàng, hoặc đã kiểm soát, đã sử dụng

hàng…., đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.
 L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C đối ứng là loại L/C mà người
hưởng lợi của một thư tín dụng này lại trở thành người yêu cầu mở một thư tín
dụng khác cho người đã mở L/C cho mình. Loại L/C này thường được sử dụng
khi hai bên mua và bên bán có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi
hàng, hay nhận gia công.
Tóm lại, qua nội dung và trình tự các bước tiến hành phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ như đã mô tả trên đây, chúng ta thấy rằng, phương thức
thanh toán TDCT là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi
cho cả hai bên XK và NK. Bên XK được NH đứng ra cam kết trả tiền, còn bên
NK được NH đứng ra xem xét kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên
NK nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác hàng hoá đặt mua trước khi trả tiền.
Phương thức thanh toán TDCT chỉ có thể sử dụng trong quan hệ thanh toán
mậu dịch.
16
1.2.5 Bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
1.2.5.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Khái niệm:
Hoá đơn thương mại là chứng từ hàng hoá cơ bản do người bán lập cho
người nhập khẩu sau khi hoàn tất nghiã vụ giao hàng.
Hoá đơn chứng minh quyền được thanh toán của người bán, liệt kê chi
tiết về giá và trị giá hàng hóa dịch vụ đã xuất khẩu với thời gian cụ thể cùng
các chi tiết liên quan đến chuyến hàng đã giao, thanh toán, cơ sở của việc giao
hàng… Invoice có bản chính, sao với số lượng các bản theo thỏa thuận trước.
Chức năng:
Trong thanh toán:
- Nếu bộ chứng từ có hối phiếu, thì hoá đơn thương mại là căn cứ để
kiểm tra lệnh đòi tiền trên hối phiếu.
- Nếu bộ chứng từ không có hối phiếu, hoá đơn sẽ là cơ sở để người bán

đòi tiền người mua.
Trong các lãnh vực khác:
- Hoá đơn là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu và làm thủ tục khai báo
hải quan, tính thuế xuất nhập khẩu.
- Hoá đơn cung cấp thông tin chi tiết về hàng hoá giúp người mua kiểm
tra và theo dõi quá trình giao hàng của người bán.
Nội dung hoá đơn:
Số hợp đồng(no):
Số chứng từ ( documentary credit number):
Số container/ seal (container/seal no):
Người mở LC (Applicant):
Ngày lập hóa đơn (date):
Tên tàu và số chuyến ( vessel/ voyage):
Cảng đóng hàng(port of loading)
Cảng dỡ hàng (port of discharge)
Cảng giao hàng (port of delivery)
17
Ngày tàu chạy (etd / Date of departure):
Mô tả hàng hóa ( description of goods): trong phần này cần đảm bào
cung cấp đầy đủ các thông tin sau: hàng hóa được đóng vào loại container nào
(20 feet, 40 feet), tên tiếng anh và tên khoa học của hàng hóa, kích cỡ, mô tả
kiện đóng hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa(origin), số lượng thùng(quantity),
khối lượng tinh(net weight), khôí lượng tổng( gross weight), ngoài ra tùy vào
từng khách hàng khác nhau thì chúng ta sẽ bổ sung thêm thông tin theo yêu cầu
của khách hàng.
1.2.5.2 Vận đơn đường biển (ocean bill lading- b/l):
Trong thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng nhiều
phương tiện khác nhau như máy bay, tàu biển/sông, xe lửa, xe tải… dù bằng
phương tiện nào thì bên vận chuyển vẫn phải lập và phát hành một chứng từ
gọi là vận

đơn cho lô hàng cụ thể mà họ đã nhận vận chuyển trên phương tiện của
mình.Vận đơn của những phương tiện khác nhau sẽ có những tên như vận đơn
hàng không (Air way bill, cho hàng vận chuyển bằng máy bay), vận đơn đường
biển (Bill of Lading hoặc Ocean Bill Lading hoặc viết tắt B/L, cho hàng vận
chuyển bằng tàu biển)… Trong đó vận tải đường biển hiện là phổ biến nhất và
dù là vận đơn của phương tiện gì thì tính chất và giá trị của các vận đơn cũng
khá giống nhau, vì vậy tài liệu này sẽ đề cập chủ yếu loại vận đơn đường biển
B/L.
Khái Niệm:
Vận đơn đường biển là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho
chủ hàng thể quá trình vận tải hàng hoá từ cảng đến cảng.
Chức năng:
Vận đơn đường biển có 3 chức năng.
- Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận chuyên chở đã được
ký, đã thực hiện và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Vận đơn là văn bản quan
trọng xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người giao hàng
và đặc biệt, giữa người vận chuyển với người nhận hàng.

×