Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ





BÙI QUANG TRÍ



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH











Nha Trang, tháng 7 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ





BÙI QUANG TRÍ



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH




GVHD: ThS. PHẠM THẾ ANH







Nha Trang, tháng 7 năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


ĐƠN XÁC NHẬN THỰC TẬP

Kính gửi: Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang.
Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu.
Em tên là : Bùi Quang Trí MSSV: 51131792
Là sinh viên lớp: 51KD2 Khoa: Kinh tế Trường: Đại học Nha Trang
Được sự hướng dẫn của nhà trường, sự đồng ý của Ban lãnh đạo và sự giúp đỡ của
các anh chị Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang,
em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp từ ngày 01/03/2013 đến ngày 30/06/2013 tại
Công ty.
Em làm đơn này kính mong Ban lãnh đạo Công ty xác nhận rằng em đã thực tập tốt
nghiệp tại Công ty trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quí công ty vì sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh
đạo cũng như các anh chị cán bộ nhân viên trong thời gian thực tập!
Nhận xét của cơ sở thực tập:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
Xác nhận của cơ sở thực tập: Nha trang, ngày …. tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực tập


Bùi Quang Trí
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Nha Trang, ngày tháng 07 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn





NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Nha Trang, ngày tháng 07 năm 2013
Giáo viên phản biện











LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thế Anh, thầy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô chủ nhiệm Phan Kim Liên và tập thể
lớp 51KD2 đã luôn quan tâm, động viên tôi, xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô bộ
môn Quản trị kinh doanh, những giảng viên tận tụy giảng dạy tôi trong suốt bốn
năm học đại học.
Để thực hiện được khóa luận của mình, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
lãnh đạo Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang và toàn bộ cán bộ công nhân
viên đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn những chuyên gia trong ngành dệt may đã dành thời gian quý
báu của mình để quan tâm và chia sẻ cho khóa luận của tôi.
Với kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chưa có nhiều điều kiện thực tiếp
xúc thực tế nên nội dung khóa luận chắc chắn còn thiếu sót, tôi rất mong được sự
quan tâm và cảm thông từ quý doanh nghiệp và các thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nha Trang, ngày tháng 07 năm 2013
Sinh viên



Bùi Quang Trí


I

MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII
DANH MỤC CÁC BẢNG VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ X
DANH MỤC SƠ ĐỒ X
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Cơ sở hình thành chuyên đề 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1. Lý luận chung về cạnh tranh 4
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 4
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 5
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 5
1.1.2.2. Đối với ngành 6
1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp 6
1.1.3. Các loại hình cạnh tranh 7
1.1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường 7
1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất của thị trường 7
1.1.4. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu 8
1.1.4.1. Cạnh tranh bằng giá cả 8
1.1.4.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 9
1.1.4.3. Cạnh tranh bằng các kênh phân phối 9

1.1.4.4. Cạnh tranh bằng các hoạt động xúc tiến thương mại 10
1.1.5. Các vị thế cạnh tranh 10

II

1.1.5.1. Đứng đầu hẳn về chi phí 11
1.1.5.2. Tạo đặc điểm khác biệt (nổi bật) 11
1.1.5.3. Tập trung 11
1.2. Lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.1.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nói chung 12
1.2.1.2. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng 13
1.2.2. Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.2.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 15
a. Môi trường vĩ mô 15
b. Môi trường vi mô 18
1.2.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 21
a. Năng lực tài chính 21
b. Năng lực nhân sự. 21
c. Năng lực sản xuất 22
d. Năng lực marketing 22
e. Năng lực nghiên cứu và phát triển 23
f. Năng lực điều hành, quản trị 23
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24
1.2.3.1. Thị phần 24
1.2.3.2. Doanh thu 25
1.2.3.3. Lợi nhuận 26
1.2.3.4. Chất lượng sản phẩm 27
1.2.3.5. Giá cả 27
1.2.3.6. Hệ thống phân phối 28

1.2.3.7. Xúc tiến thương mại 28
1.2.3.8. Thương hiệu 28
1.2.3.9. Năng suất lao động 29

III

1.2.3.10. Tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh
nghiệp 29
1.2.4. Tóm tắt lý thuyết về một số phương pháp sử dụng để đánh giá và đề
xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 30
1.2.4.1. Phương pháp so sánh trực tiếp. 30
1.2.4.2. Phương pháp sử dụng ma trận hình ảnh (phương pháp chuyên gia)
30
1.2.5. Tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên quan 31
Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA CTCP
PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG – ISE.Co 35
2.1. Giới thiệu về CTCP Phụ liệu may Nha Trang 35
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 35
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty 38
2.1.3.1. Chức năng 38
2.1.3.2. Nhiệm vụ 39
2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 39
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 41
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 41
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 42
2.1.5. Cơ cấu sản xuất của Công ty 46
2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49
2.1.7. Tổng quan về thị trường kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh hiện tại

của Công ty 58
2.1.7.1. Tổng quan về thị trường tiêu thụ của Công ty 58
a. Thị trường dệt may trong nước 59
b. Thị trường dệt may quốc tế 64
2.1.7.2. Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty 65

IV

a. Công ty TNHH YKK Việt Nam 66
b. Công ty TNHH Hoàn Mỹ (HKK) 67
c. Các đối thủ cạnh tranh khác 67
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của CTCP Phụ liệu may Nha Trang .
68
2.2.1. Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của Công ty 68
2.2.1.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 68
a. Môi trường vĩ mô 68
b. Môi trường vi mô 73
2.2.1.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 78
a. Năng lực tài chính 78
b. Năng lực nhân sự. 88
c. Năng lực sản xuất 95
d. Năng lực marketing 101
e. Năng lực nghiên cứu và phát triển 104
f. Năng lực điều hành, quản trị 104
2.2.1.3. Tóm tắt những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu của
Công ty trong quá trình cạnh tranh: 105
a. Thuận lợi 105
b. Khó khăn 105
c. Điểm mạnh 106
d. Điểm yếu 106

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí đo lường 106
2.2.2.1. Thị phần 106
2.2.2.2. Doanh thu 107
2.2.2.3. Lợi nhuận 108
2.2.2.4. Chất lượng sản phẩm 109
2.2.2.5. Giá cả 111
2.2.2.6. Hệ thống phân phối 114

V

2.2.2.7. Xúc tiến thương mại 116
2.2.2.8. Thương hiệu 116
2.2.2.9. Năng suất lao động 117
2.2.2.10. Tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh
nghiệp 118
2.2.3. So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ hiện tại qua ma
trận hình ảnh 120
2.2.3.1. Ma trận hình ảnh đánh giá các yếu tố môi trường bên trong cấu
thành nên năng lực cạnh tranh 120
2.2.3.2. Ma trận hình ảnh đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu chí đo
lường năng lực cạnh tranh 122
Kết luận chương 2 124
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CTCP PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG 125
3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp 125
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP
Phụ liệu may Nha Trang 125
3.2.1. Giải pháp thứ nhất - Định hướng đúng đắn cho hoạt động của Công ty
trong thời gian tới 125
3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 125

3.2.1.2. Nội dung giải pháp 125
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 126
3.2.2. Giải pháp thứ hai – Nâng cao chất lượng sản phẩm 126
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 126
3.2.2.2. Nội dung giải pháp 127
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 127
3.2.3. Giải pháp thứ ba – Chính sách giá hợp lý 128
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 128
3.2.3.2. Nội dung giải pháp 128

VI

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 129
3.2.4. Giải pháp thứ tư – Xây dựng đội ngũ lao động hiệu quả 129
3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 129
3.2.4.2. Nội dung giải pháp 130
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện: 131
3.2.5. Giải pháp thứ năm – Hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty 131
3.2.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 131
3.2.5.2. Nội dung giải pháp 131
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện: 132
3.2.6. Giải pháp thứ sáu – Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 132
3.2.6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 132
3.2.6.2. Nội dung giải pháp 132
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện 133
3.2.7. Giải pháp thứ bảy – Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá
hình ảnh Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế 133
3.2.7.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 133
3.2.7.2. Nội dung giải pháp 133
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện 134

3.2.8. Giải pháp thứ tám – Thường xuyên tìm hiểu và học hỏi từ chính đối thủ
cạnh tranh 134
3.2.8.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 134
3.2.8.2. Nội dung phương pháp 134
3.2.8.3. Điều kiện thực hiện 135
3.3. Một số kiến nghị 135
3.3.1. Đối với nhà nước 135
3.3.2. Đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam 136
Kết luận chương 3 136
KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

VII

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVQI Bureau Veritas Quality International - Tổ chức chứng nhận
quốc tế của Bureau Veritas
CNC Computerized Numerically Controlled - Công nghệ tự động
điều khiển bằng máy tính
CTCP Công ty cổ phần
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNV Det Norske Veritas - Tổ chức bảo vệ an toàn cuộc sống, tài
sản và môi trường
Đvt Đơn vị tính
EU European Union - Liên minh châu Âu
GTSP Giới thiệu sản phẩm
ISE International Super Economy
ISE Co. International Super Economy Company

ISE J.S Co. International Super Economy Joint Stock Company
ISO International Standards Organization
KCS Bộ phận Kiểm tra chất lượng sản phẩm
NLCT Năng lực cạnh tranh
P. Phòng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
WEF World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trading Organizantion - Tổ chức Thương mại Thế giới
XN Xí nghiệp

VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang

1.1 Khung đánh giá các yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 31
2.1
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010 –
2012
49
2.2 Cơ cấu chi phí của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 51
2.3
Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty trong giai đoạn
2010 - 2012
54
2.4
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của Công ty trong giai đoạn

2010 – 2012
56
2.5
Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 theo mã
HS
63
2.6 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2012 69
2.7 Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008 – 2012 70
2.8
So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh
tranh
74
2.9
Biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn
2010 – 2012
79
2.10 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 81
2.11
Các chỉ số phân tích đòn bẩy tài chính của Công ty giai đoạn
2010 – 2012
83
2.12
Các chỉ số phân tích khả năng thanh toán Công ty giai đoạn 2010
– 2012
84
2.13
Các chỉ số phân tích tình hình hoạt động Công ty giai đoạn 2010
– 2012
85
2.14

Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2010 –
2012
87
2.15 Tình hình lao động của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 89
2.16 Tình hình độ tuổi người lao động trong giai đoạn 2010 – 2012 91
2.17
Tình hình phân bổ lao động của Công ty trong giai đoạn 2010 –
2012
94
2.18
Thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty giai đoạn
2010 - 2012
95
2.19 Thiết bị máy móc của Công ty tính đến năm 2012 96
2.20 Năng lực sản xuất của các xí nghiệp của Công ty năm 2012 97

IX

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang

2.21
Tình hình thực hiện kế hoạch về sản lượng hàng hóa bán ra của
Công ty qua 3 năm 2010 – 2012
98
2.22
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
108

2.23
Thống kê chất lượng dây khóa kéo – sản phẩm chủ lực của Công
ty giai đoạn 2010 - 2012
110
2.24
So sánh giá sản phẩm dây khóa kéo của Công ty với các đối thủ
cạnh tranh năm 2012
112
2.25
So sánh giá các sản phẩm dây khóa kéo có mức chất lượng tương
đương với Công ty năm 2012
113
2.26
Tình hình tiêu thụ dây khóa kéo nội địa qua 6 tháng đầu năm
2013 của Công ty
114
2.27
Tình hình và thị trường tiêu thụ dây khóa kéo nội địa của Công
ty qua 3 năm 2010 – 2012
115
2.28
Các hệ số đo lường hiệu quả sử dụng lao động Công ty giai đoạn
2010 - 2012
118
2.29
Ma trận hình ảnh đánh giá các yếu tố môi trường bên trong cấu
thành nên năng lực cạnh tranh của Công ty và các đối thủ cạnh
tranh
120
2.30

Ma trận hình ảnh đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty và
các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí đo lường năng lực cạnh
tranh
122





X

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ, đồ thị Trang

1.1
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
15
1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, (1979) 19
2.1
Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của Công ty giai đoạn
2010 – 2012
50
2.2 Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 52
2.3
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu bình quân tháng
giai đoạn 2005 - 2012
60

2.4
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu so với tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt và may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012
61
2.5
Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt may năm
2012
62
2.6
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo tháng giai đoạn 2008
- 2012
62
2.7
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo các thị trường chính
năm 2011 và năm 2012
64
2.8 Lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012 70
2.9
Nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 theo
phương thức luân chuyển vốn
82
2.10
So sánh giá sản phẩm của Công ty so với các đối thủ cạnh
tranh năm 2012
112

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ Trang

2.1
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang
41
2.2 Cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang 47
2.3 Hệ thống phân phối của CTCP Phụ liệu may Nha Trang 101


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành chuyên đề
Đất nước ta đã trải qua hơn 25 năm xây dựng nền kinh tế thị trường, đã chính
thức trở thành một phần của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh đã không còn là khái
niệm xa lạ với Việt Nam chúng ta. Thế nhưng, trên thương trường quốc tế, toàn cầu
hóa cũng diễn ra với tốc độ ngày càng cao, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày
càng trở nên gay gắt. Bên cạnh, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã
đánh dấu một kỷ nguyên mới của công nghệ. Nhiều sản phẩm tiên tiến bậc nhất thế
giới liên tục ra đời đáp ứng được hầu hết các nhu cầu hiện đại và ngày một nâng cao
của nhân loại. Nhu cầu hàng hóa tăng, kéo theo sự gia tăng ngày càng nhiều các
doanh nghiệp được thành lập, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Như một quy luật
tự nhiên tất yếu, quá trình cạnh tranh sẽ quyết định, hoặc sẽ đào thải doanh nghiệp,
hoặc sẽ buộc doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để
tồn tại và phát triển.
Như cha ông có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do đó, đứng
trước thị trường mang tính chất toàn cầu rộng lớn với hàng loạt các công ty đa –
xuyên quốc gia giàu có hiện nay, để đánh giá được đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp
cần phải tự đánh giá được chính mình. Từ đó, doanh nghiệp nhận dạng, nuôi dưỡng
và phát triển những năng lực của bản thân, giành khả năng chiến thắng trong cạnh

tranh, tạo được thế và lực tương xứng để đương đầu với các thách thức phát sinh.
Đó là một trong những chiếc chìa khóa mở cửa thành công cho doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, dệt may là mặt hàng xuất khẩu dẫn
đầu, đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất. May mặc là nhu cầu sinh lý cơ bản của nhân
loại, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong thời đại
ngày nay. Khi mức sống được nâng cao, con người sẽ chú trọng nhiều hơn đến cái
đẹp, phong cách ăn mặc cho bản thân và đó chính là cơ sở để Công ty cổ phần Phụ
liệu may Nha Trang - ISE J.S.Co tiếp tục phát huy những lợi thế của mình để trở
nên ngày càng vững mạnh.

2

Nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích năng lực cạnh
tranh đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời, qua quá trình thực tập, tiếp xúc và tìm
hiểu doanh nghiệp, em quyết định thực hiện đề tài của mình là “Một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha
Trang”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phụ liệu
may Nha Trang.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha
Trang trong những năm gần đây, cụ thể là giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
o Ứng dụng lý thuyết được học vào thực tiễn doanh nghiệp, nâng cao kiến
thức chuyên môn.
o Phân tích và làm rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần Phụ liệu may Nha Trang, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

 Nhiệm vụ nghiên cứu:
o Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
o Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phụ liệu
may Nha Trang.
o Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần Phụ liệu may Nha Trang trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
o Phương pháp thống kê, so sánh.
o Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.

3

o Phương pháp suy luận logic.
o Phương pháp chuyên gia.
o Phương pháp điều tra, khảo sát.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty cổ phần Phụ liệu
may Nha Trang – ISE J.S.Co.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang.

4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Lý luận chung về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Trên hoạt động kinh tế, cạnh tranh là một quy luật tự nhiên và tất yếu, là một
trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tùy theo từng cách hiểu
và cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo kinh tế chính trị học, Karl Marx quan niệm: “ Cạnh tranh là sự ganh
đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”.
Theo nhà kinh tế học Mỹ, Michael Porter, Đại học Harvard Mỹ thì cạnh
tranh là sự giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, là
tìm kiếm khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận bình quân mà doanh nghiệp đang
có.
Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh và đồng tác giả trong Nâng cao năng lực cạnh
tranh và bảo hộ sản xuất lao động trong nước (1998) có viết “ Cạnh tranh là sự
phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn
các doanh nghiệp khác ”.
Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia toàn cầu định nghĩa, “Cạnh tranh
kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên
lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, hay các
lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình”.
Xét trên nhiều khái niệm đưa ra, nhiều quan điểm thống nhất chung rằng,
mục đích cuối cùng của các bên tham gia cạnh tranh là nhằm thỏa mãn tối đa lợi ích
kinh tế, tức lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh
biểu hiện thông qua các hoạt động kinh tế của con người, lợi nhuận là mục đích,
động cơ thúc đẩy hoạt động đó. Trong hầu hết các trường hợp, cạnh tranh không
xuất hiện khi lợi nhuận không phải là mục đích cuối cùng.

5

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường,
là động lực phát triển kinh tế, kích thích hoạt động kinh doanh phát triển, nâng cao
năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh sẽ làm nền kinh tế trở nên năng động hơn,
khuyến khích các nguồn lực quốc gia phát triển. Quá trình cạnh tranh sẽ buộc các
doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá
bán, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng. Bên cạnh, các
doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật , nâng
cao trình độ nguồn nhân lực, … sẽ huy động công nghệ phát triển, trình độ chuyên
môn của người lao động được nâng cao, trình độ dân trí được mở rộng. Cạnh tranh
còn gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản
phẩm mới.
Song, bên cạnh những tích cực mang lại, cạnh tranh cũng có mặt tiêu cực của
nó. Quá trình cạnh tranh làm phân hóa các doanh nghiệp sản xuất, xuất hiện các
doanh nghiệp “đen”, các “công ty ma”, kinh doanh hàng hóa trái pháp luật như hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bán phá giá, cạnh tranh không làm mạnh, thôn
tính lẫn nhau, vi phạm đạo đức kinh doanh … Và quan trọng, cạnh tranh sẽ làm phá
sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn về tài chính, cơ sở hạ tầng, công
nghệ thấp, thiên tai, hỏa hoạn, … Điều này cho thấy, cạnh tranh sẽ có lợi cho những
doanh nghiệp thuộc các quốc gia giàu có về kinh tế, chính trị, tài chính, cơ sở hạ
tầng và công nghệ phát triển, … Cạnh tranh của doanh nghiệp một phần phụ thuộc
vào tiềm năng và thương hiệu quốc gia.
Nếu không có chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả, các quốc gia nghèo khó
ngày càng nghèo khó hơn, mức sống thấp với thị trường hàng hóa kém chất lượng,
chảy máu chất xám và trở thành bãi rác công nghệ cho những quốc gia giàu có
khác.



6


1.1.2.2. Đối với ngành
Thực tế cho thấy, không có cạnh tranh, ngành sẽ không phát triển. Ngành
nào có mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn, ngành đó sẽ năng động hơn,
phát triển hơn. Cạnh tranh là công cụ hiệu quả chống lại độc quyền, lũng đoạn và
xáo trộn thị trường nội bộ ngành.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu và đang có tốc độ
phát triển tốt. Do đó, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà vững chắc
cho ngành phát triển, phát huy những điểm mạnh và nâng cao lợi thế của ngành.
1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh là một cuộc chạy đua bất khả kháng, là
điều bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận.
Không phải chỉ khi thành lập doanh nghiệp, mà ngay cả khi đã kinh doanh
lâu dài, để tránh các rủi ro không mong muốn từ quy luật cạnh tranh, doanh nghiệp
buộc phải biết mình đã, đang và sẽ sản xuất cái gì? Khách hàng là những ai? Và
phải sản xuất như thế nào? Sức ép của cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp sử dụng
hiệu quả các nguồn lực.
Cạnh tranh làm kích thích hoạt động kinh doanh phát triển, làm doanh
nghiệp sản xuất trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của
khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, những nghiên
cứu mới nhất vào sản xuất; hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất
để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ mang lại cho doanh nghiệp vị thế tốt hơn,
bao gồm thị phần, uy tín, thương hiệu; thu hút vốn, nhân lực, nguồn nguyên vật liệu
tốt hơn, và chúng lại trở thành những công cụ cạnh tranh hiệu quả. Khi đó, doanh
nghiệp sẽ có điều kiện tốt hơn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư
nghiên cứu và tái sản xuất xã hội.
Song, cạnh tranh luôn tồn tại tính hai mặt của nó. Cạnh tranh không lành
mạnh sẽ tạo ra nhiều tiêu cực xã hội như nội gián công ty, bán phá giá, hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, thôn tính, độc quyền nhóm, vi phạm luật sở hữu trí


7

tuệ, luật bảo vệ tài nguyên và môi trường, luật chống độc quyền, luật chống bán phá
giá, vi phạm đạo đức kinh doanh, …
1.1.3. Các loại hình cạnh tranh
Dựa trên các tiêu thức khác nhau mà người ta phân chia thành các loại hình
cạnh tranh khác nhau.
1.1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường người ta chia cạnh tranh thành 3 loại:
 Cạnh tranh giữa người bán (người sản xuất) với nhau: trên cùng một thị
trường, tồn tại nhiều nhà sản xuất cùng kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể nào
đó, để dành được các ưu thế hơn về phía mình, họ sẽ cạnh tranh với nhau. Khi
đó, người sản xuất phải tìm ra mọi cách để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ
cao hơn… để đáp ứng được các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Khi sức
cung lớn hơn sức cầu, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ trở nên gay gắt nhất.
 Cạnh tranh giữa người mua (người tiêu dùng) với nhau: khi lượng hàng hóa
trên thị trường trở nên khan hiếm, lượng cung không đủ đáp áp lượng tiêu dùng,
để thỏa mãn nhu cầu, người mua sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau, làm kéo theo sự
tăng lên của giá cả hàng hóa.
 Cạnh tranh giữa người bán và người mua: để tối đa hóa lợi ích của mình,
người sản xuất luôn mong muốn bán được hàng hóa với mức giá cao, ngược lại
người tiêu dùng lại muốn mua được với mức giá thấp. Quy luật mua rẻ bán đắt
khiến người bán và người mua phải cạnh tranh với nhau, phần thắng sẽ giành
cho bên nào có sức mặc cả tốt hơn, và hành vi mua bán sẽ được thực hiện khi
hai bên đã thỏa thuận với nhau về giá cả và chất lượng.
1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất của thị trường: người ta chia cạnh tranh thành 2 loại
 Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều
người mua và nhiều người bán, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động

của mình có thể quyết định giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Thị trường cạnh tranh
hoàn hảo có các đặc điểm: số lượng người tham gia thị trường tương đối lớn,

8

cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả hàng hóa dịch vụ do thị
trường quyết định mà người mua và người bán phải chấp nhận, sản phẩm có
tính đồng nhất và dễ dàng thay thế cho nhau, người tham gia có thể rút khỏi thị
trường một cách dễ dàng.
 Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà ở đó tồn tại một thế
lực độc quyền nhất định, có thể kiểm soát và ấn định giá cả của hàng hóa, dịch
vụ.
Cạnh tranh không hoàn hảo có 2 loại:
 Cạnh tranh độc quyền: là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường vẫn có
nhiều chủ thể tham gia, nhưng phần lớn hàng hóa và giá cả đều do một hoặc
một số chủ thể chi phối và quyết định, sản phẩm của các xí nghiệp có phân
biệt với nhau, có khả năng thay thế cao độ cho nhau, nhưng không thể thay
thế hoàn toàn.
 Độc quyền nhóm: là hình thức cạnh tranh mà thị trường chỉ có một số ít
người bán, thị phần của các chủ thể là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Khi trên thị trường có một chủ thể nào đó tiến hành chiến lược thay đổi
giá cả, sản lượng, … sẽ ảnh hưởng bất lợi đến các chủ thể còn lại, lập tức các
chủ thể đó sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình, và cạnh
tranh sẽ bắt đầu diễn ra.
1.1.4. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu
1.1.4.1. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả sản phẩm là lượng tiền mà người bán trù tính thu được của người mua
để đổi lại người mua được quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm đó.
Trong nền kinh tế có cạnh tranh, khách hàng sẽ lựa chọn những gì họ cho là
tốt nhất. Với mức chất lượng hàng hóa dịch vụ tương đương nhau thì khách hàng

chắc chắn sẽ lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn, để lợi ích họ thu được từ sản
phẩm là tối ưu nhất. Vì vậy mà từ lâu, giá cả đã trở thành một công cụ hiệu quả
trong chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Giá cả là yếu tố đem lại
nhiều thu nhập trực tiếp cho công ty nhất.

9

Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người dân có thu
nhập ngày càng cao, yếu tố giá không còn là vấn đề quan trọng. Song, có thành
công hay không trong cạnh tranh về giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy
luật cung cầu của thị trường, sự điều tiết của nhà nước, chính sách định giá và kiểm
soát chi phí của doanh nghiệp, …
1.1.4.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là là tổng thể các chỉ tiêu, thuộc tính của hàng hóa,
dịch vụ, thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với công dụng
của sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng xác định.
Mọi khách hàng luôn kỳ vọng vào chất lượng khi quyết định mua sản phẩm.
Thực tế cho thấy, trên cùng một thị trường, với cùng một loại hàng hóa, sản phẩm
nào có chất lượng tốt hơn, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhiều hơn,
họ sẽ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua về sản phẩm đó. Khi đó, sản phẩm sẽ
nhanh chóng thích ứng với thị trường hơn, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm,
làm gia tăng uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, một khi chất lượng hàng hóa dịch
vụ không được đảm bảo, khách hàng đến với doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm đi,
xu hướng quay lưng của người dùng ngày một tăng, uy tín giảm, thị phần suy yếu,
thậm chí doanh nghiệp còn gặp phải nhiều khiếu nại, rào cản thuế quan từ các quốc
gia có người dùng khắt khe về chất lượng.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại
và tương lai thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều hết sức cần thiết. Nâng
cao chất lượng sản phẩm là sự cải tiến bằng nhiều phương pháp, sao cho sản phẩm
trở nên tốt hơn, đẹp hơn, và bền hơn, làm gia tăng lợi ích của người dùng. Phần lớn

sản phẩm được nâng cao chất lượng là nhờ sự thay đổi trong công nghệ sản xuất và
chất liệu tạo nên sản phẩm.
1.1.4.3. Cạnh tranh bằng các kênh phân phối
Sản phẩm chất lượng cao, giá bán tốt, nhưng khả năng đến với người tiêu
dùng hạn chế sẽ tạo nên bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Do đó,
kênh phân phối trở thành một công cụ cạnh tranh đắc lực, bởi lẽ, kênh phân phối là

×