Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao công tác tổ chức lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 510

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.52 KB, 116 trang )



-
1
-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
@&?



PHAN THỊ HỮU ÁI







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lớp : 44QTKD
MSSV : 44D4255

Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thế Anh








Nha Trang, tháng 11/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
2
-

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 510, được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Công ty và sự dạy bảo tận tình của các
thầy cô hướng dẫn, đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám Đốc Công ty, cùng các cô chú, anh chị tại các phòng ban đã cung cấp số
liệu và những thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế quý
báu trong suốt thời gian qua.
- Thầy Phạm Thế Anh đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo em trong thời gian qua.
- Toàn thể thầy cô trường Đại Học Nha Trang, khoa kinh tế chuyên ngành Quản trị
kinh doanh đã truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành quý giá, giúp
em có thể thâm nhập thực tế hoàn thành tốt công tác thực tập.
Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, cũng như bước đầu vào thực tế chưa có
kinh nghiệm, bài luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
được sự góp ý và sửa chữa của Quý thầy cô, Ban Giám Đốc, các chú tại phòng Tổ chức

lao động để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2006
Sinh viên thực hiện


Phan Thị Hữu Ái








PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
3
-

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích của vấn đề nghiên cứu 1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP 3
I. TÍNH KHÁCH QUAN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG 4
II. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP 5
1. Lao động 5
2. Qúa trình lao động 5
3. Việc làm và thất nghiệp 6
III. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 6
1. Tổ chức lao động là gì? 6
2. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động 7
2.1. Mục đích 7
2.2. Ý nghĩa 7
2.3. Nhiệm vụ 8
IV. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 8
1. Nguyên tắc về tính khoa học 9
2. Nguyên tắc về tính tổng hợp 9
3. Nguyên tắc về tính đồng bộ 9
4. Nguyên tắc về tính kế hoạch 9
5. Nguyên tắc về tính quần chúng 9
V. NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 10
1. Phân công lao động 10
2. Hợp tác lao động 11
3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 11
3.1. Nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc 11
3.2. Nguyên tắc của tổ chức phục vụ nơi làm việc 12
4. Cải thiện điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý 12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-

4
-

4.1. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh và thẩm mỹ sản xuất 13
4.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý 14
5. Hoàn thiện định mức lao động trong doanh nghiệp 15
6. Vấn đề tiền lương, tiền thưởng, chế độ khuyến khích vật chất tinh thần đối với
người lao động 16
7. Công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho cán bộ, công nhân 17
VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CPXDCT 510 21
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 22
1. Lịch sử hình thành và phát triển 22
2. Sơ lược về thành tích xây dựng các công trình GTVT 23
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG 24
1. Chức năng 24
2. Nhiệm vụ 25
3. Tính chất hoạt động 25
4. Vị trí, vai trò của Công ty đối với địa phương và nền kinh tế 25
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 26
1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 27
IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 34
V. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 37
VI. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 40
1. Thuận lợi 40
2. Khó khăn 41
VII. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI 41

1. Về hoạt động SXKD 41
2. Tăng trưởng kế hoạch sản lượng 42
3. Lành mạnh hoá tài chính của Công ty 43
4. Đầu tư thiết bị công nghệ mới 44
5. Phát triển đội ngũ cán bộ và tổ chức lại bộ máy quản lý 44
6. Mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường 45
7. Thu nhập và chính sách xã hội 45
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
5
-

VIII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY 46
1. Môi trường kinh doanh của Công ty 46
1.1. Môi trường vĩ mô 46
1.2. Môi trường vi mô 48
2. Môi trường nội bộ 49
IX. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CPXDCT 510 50
1. Phân công lao động 50
2. Hợp tác lao động 52
3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 53
4. Điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi 56
5. Công tác định mức lao động của Công ty 59
6. Vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần ở Công
ty đối với người lao động 62
7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho công nhân 69

X. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CPXDCT 510 70
1. Tình hình sử dụng lao động 70
2. Tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty 79
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty CPXDCT 510 82
XI. ĐÁNH GIÁ CHUNG 88
1. Những thành tích Công ty CPXDCT 510 đạt được trong thời gian qua 88
2. Những mặt còn tồn tại của Công ty CPXDCT 510 88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 89
I. BIỆN PHÁP 1: ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG TRONG CÔNG TY 90
II. BIÊN PHÁP 2: CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO
CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 92
III. BIỆN PHÁP 3: ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH VẬT CHẤT – TINH THẦN
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 93
IV. BIỆN PHÁP 4: ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 101
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
6
-

V. BIỆN PHÁP 5: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG
CÔNG TY 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 108

























PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
7
-


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
I. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Xây Dựng
Công trình 510 26
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 510.36
II. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Xây Dựng Công Trình 510 38
Bảng 2: Bảng dự kiến tăng trưởng năm 2006-2008 43
Bảng 3: Bảng dự kiến đầu tư thiết bị công nghệ năm 2006-2008 44
Bảng 4: Bảng định biên lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh 60
Bảng 5: Bảng định biên lao động phụ trợ, phục vụ 61
Bảng 6: Bảng định biên lao động quản lý 61
Bảng 7: Thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp SXKD 63
Bảng 8: Bảng lương công nhân lái xe, lái cẩu 64
Bảng 9: Bảng lương Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế Toán Trưởng 65
Bảng 10: Bảng hệ số phụ cấp chức vụ 65
Bảng 11: Bảng thu nhập bình quân của công nhân viên 2004 – 2005 66
Bảng 12: Bảng đánh giá tình hình khen thưởng của Công ty năm 2005 68
Bảng 13: Bảng tổng kết tình hình đào tạo của Công ty năm 2005 70
Bảng 14: Bảng đánh giá số lượng lao động 71
Bảng 15: Bảng cơ cấu lao động của Công ty theo khu vực 2005 73
Bảng 16: Bảng trình độ của nhân viên toàn Công ty năm 2005 74
Bảng 17: Bảng tình hình chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2005 75
Bảng 18: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty năm 2005 76
Bảng 19: Bảng trình độ bậc thợ CNKT cơ giới 77
Bảng 20: Bảng trình độ bậc thợ CNKT xây dựng công trình 78
Bảng 21: Bảng tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty năm 2004-2005.79

Bảng 22: Bảng ảnh hưởng của thời gian lao động đến năng suất lao động 81
Bảng 23: Bảng ảnh hưởng của năng suất lao động và số lượng lao động đến tổng giá
trị sản lượng 83
Bảng 24: Bảng đánh giá kết quả sản xuất trên 1 đồng chi phí tiền lương 86
Bảng 25: Bảng đánh giá hiệu quả làm việc 94
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
8
-

Bảng 26: Bảng đánh giá năng lực thực hiện công việc của 1 công nhân tại công
trường 99
Bảng 27: Phiếu điều tra nguyện vọng và nhu cầu đào tạo 102
Bảng 28: Phiếu câu hỏi đánh giá kết quả đào tạo 103
III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ về số lượng lao động 72
Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực của Công ty 73
Biểu đồ 3: Biểu đồ trình độ của lao động tại Công ty năm 2005 74
Biểu đồ 4: Biểu đồ bậc thợ công nhân kỹ thuật cơ giới 77
Biểu đồ 5: Biểu đồ bậc thợ công nhân kỹ thuật xây dựng công trình 78



















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
9
-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGTVT: Bộ Giao Thông Vận Tải
BHLĐ: bảo hộ lao động
BHXH: bảo hiểm xã hội
BHYT: bảo hiểm y tế
BTCT: bê tông cốt thép
CBCNV: cán bộ công nhân viên
CN: công nghiệp
CNKT: công nhân kỹ thuật
CNXH: chủ nghĩa xã hội
CNVC: công nhân viên chức
CPSXKD: chi phí sản xuất kinh doanh

CPXDCT: chi phí xây dựng công trình
GTVT: giao thông vận tải
GVHB: giá vốn hàng bán
HĐQT: hội đồng quản trị
KT – KH: kinh tế kế hoạch
NSLĐ: năng suất lao động
QLDN: quản lý doanh nghiệp
SXKD: sản xuất kinh doanh
TC: tài chính
TC – KT: tài chính kế toán
XHCN: xã hội chủ nghĩa









PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
10
-
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trên Thế giới ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tác động rất mạnh mẽ
đến xu thế hoà nhập vào nền kinh tế khu vực, xu thế tự do hóa mậu dịch của các khu vực

kinh tế trên Thế giới. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp nói chung và Công ty
Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 510 nói riêng ngày càng chịu sức ép mạnh mẽ do tác
động của môi trường cạnh tranh trong xu hướng kinh tế toàn cầu và hội nhập. Trong điều
kiện này, cơ hội và thách thức luôn đi đồng hành, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết sử
dụng hàng loạt các chiến lược và sách lược, chính sách trong kinh doanh để chiếm một vị
trí trên thương trường. Để đạt được điều này vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là cần
phải có một đội ngũ lao động giỏi, có trình độ và năng lực trên cơ sở tận dụng triệt để khả
năng làm việc của họ.
Muốn vậy nhà lãnh đạo của doanh nghiệp phải biết tổ chức tốt bộ máy làm việc,
phải quản lý đội ngũ lao động làm việc tốt hơn, sắp xếp lại các vấn đề về tổ chức nhân sự,
tiền lương sao cho có hiệu quả hơn và các vấn đề khác có liên quan đến quản trị nhân sự,
góp phần làm tăng hiệu quả lao động đồng thời làm tăng phúc lợi, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của con người. Với lý do đó, việc tổ chức và sử dụng lao động trong doanh
nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Với mong muốn được tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu những vấn đề
về công tác tổ chức lao động nhằm tích luỹ thêm kiến thức về quản trị nhân sự trong các
doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy em đã chọn đề tài:” NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510”
II. MỤC ĐÍCH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Phân tích đánh giá thực trạng công tác tổ chức, sử dụng lao động của Công ty từ
đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức, sử dụng lao động cho Công ty.
Thực hiện đề tài là em đã có cơ hội vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm
bổ sung và củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề tổ chức và sử dụng lao động tại Công Ty Cổ Phần
Xây Dựng Công Trình Giao Thông 510.
Phạm vi nghiên cứu là phân tích thực trạng tổ chức lao động và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức lao động tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công
Trình Giao Thông 510.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
11
-
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Dựa trên dữ liệu từ hai nguồn thông tin:
- Thông tin thứ cấp:
+ Các loại văn bản liên quan đến công tác tổ chức và sử dụng lao động tại Công ty.
+ Các loại báo cáo thực tế của Công ty; Sách báo và tài liệu có liên quan.
- Thông tin sơ cấp:
+ Quan sát thực tế các hoạt động tổ chức và sử dụng lao động tại Công ty.
+ Tiếp xúc với cán bộ công nhân viên của Công ty.
Nội dung đề tài: gồm ba chương
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP.
- Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510.
- Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
510.
Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức, nhất là kiến thức về ngành, tài liệu thu thập còn
hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các
thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Phạm Thế
Anh cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn
này.
Nha trang, tháng 11 năm 2006.
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hữu Aí









PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
12
-















CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
13
-
I. TÍNH KHÁCH QUAN VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG.
Trong tình hình đổi mới toàn diện đất nước, với chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Xã hội tồn tại và phát triển ngày càng cao gắn với sự phát
triển của quá trình sản xuất là một quá trình tìm hiểu, khai thác, sáng tạo và chế biến
một loạt sản phẩm hàng hóa nào đó của xã hội. Để hình thành nên quá trình sản xuất thì

cần ba yếu tố kết hợp với nhau, đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Con người bằng sự lao động có ý thức, sự hao phí trí lực, thể lực của mình thông
qua tư liệu sản xuất tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm xã hội.
Trong mối quan hệ đó, con người là nhân tố quyết định, cho dù tư liệu có hiện đại
bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là những sản phẩm do con người làm ra và chỉ có con người
thông qua lao động có ý thức của mình thì chúng mới phát huy được tác dụng. Con người
trải qua quá trình không ngừng cải thiện và hoàn thiện tư liệu lao động để thực hiện mục
đích của mình.
Ngày nay với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, tư liệu sản xuất
càng hiện đại thì lực lượng lao động của con người càng lớn, nên việc sử dụng chúng như
thế nào cho phù hợp, tiết kiệm, cho đạt được hiệu quả cao. Đây là vấn đề, bài toán khó
đặt ra cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất.
Vả lại các doanh nghiệp ngày nay trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh
tranh gay gắt và quyết liệt hơn trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, để tồn tại và phát triển, đặc
biệt là đứng vững được trên thị trường đầy biến động này, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải
nhạy bén và năng động vận dụng các chiến lược, sách lược phù hợp để nâng cao hiệu quả
và làm cho doanh nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh tiếp trên thị trường. Trong đó chiến
lược về tổ chức lao động là một chiến lược hết sức quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp
đều phải vận dụng, tổ chức và quản lý cho tốt. Họ đã và đang nghiên cứu để tổ chức lao
động trong doanh nghiệp mình sao cho tinh gọn, đảm bảo về số lượng, chất lượng, ngành
nghề, các phòng ban gọn nhẹ, sử dụng có hiệu quả các chế độ khuyến khích vật chất, tinh
thần cho người lao động…Có như vậy nhà quản lý mới tạo ra được tinh thần tập thể,
đoàn kết với nhau trong toàn doanh nghiệp, sự thưởng phạt nghiêm minh, hợp lý cho
từng cá nhân, tập thể mà còn tạo ra được sự trung thành của người lao động, tạo sức
mạnh nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng tạo thế đứng
vững mạnh trong nền kinh tế thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh.
Qua đó cho thấy công tác tổ chức lao động tồn tại một cách khách quan đối với
mọi hình thái kinh tế_xã hội. Công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp nó tồn tại
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



-
14
-
một cách khách quan bên cạnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
II. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP.
1. Lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích và có ý thức của con người nhằm thoả mãn
những nhu cầu về đời sống của mình, là điều tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự
phát triển của đất nước.
Trong khi nghiên cứu, chúng ta cần phân biệt sức lao động và lao động. Sức lao
động là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con
người có thể vận dụng trong quá trình sản xuất. Như vậy sức lao động chỉ là khả năng của
lao động, còn lao động chỉ là khả năng của sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình thực
hiện lao động.
Sản xuất xã hội càng phát triển thì đòi hỏi sức lao động ngày càng phải chất lượng
cao hơn. Lao động trong thực tiễn được diễn ra theo một diễn biến nhất định. Quá trình
lao động là tổng thể những hành động (hoạt động lao động) của con người để hoàn thành
một nhiệm vụ sản xuất nhất định nào đó.
2. Quá trình lao động:
Quá trình lao động là một hiện tượng kinh tế xã hội. Nó phản ánh trình độ phát
triển của hiện tượng kinh tế xã hội đó. Vì thế nó luôn được xem xét trên hai mặt: vật chất
và xã hội.
· Về mặt xã hội: Quá trình lao động được thể hiện ở sự phát sinh các mối
quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau. Các mối quan hệ đó hình thành nên
tính tập thể, tính xã hội của lao động.
· Về mặt vật chất: Quá trình lao động dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội
nào muốn tiến hành được đều phải bao gồm ba yếu tố: đối tượng lao động, công cụ lao

động, con người lao động. Quá trình lao động chính là sự kết hợp giữa ba yếu tố đó, trong
đó con người sử dụng công cụ lao động để tác động lên đối tượng lao động nhằm mục
đích thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Chúng ta xem xét trong một phạm vi nhỏ hơn, cụ thể hơn trong doanh nghiệp thì
quá trình lao động thể hiện rõ hơn thông qua quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.
Ø Quá trình sản xuất:
Theo nghĩa rộng: quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ
khâu chuẩn bị sản xuất như: mua sắm vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
15
-
cùng là tiêu thụ sản phẩm – hàng hoá – dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Đây là toàn bộ quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình khai thác, chế
biến, gia công hoặc phục hồi giá trị một loạt sản phẩm nhờ kết hợp chặt chẽ, hợp lý ba
yếu tố cơ bản của sản xuất.
Qua đó cho thấy, quá trình lao động được diễn ra dưới hình thái kinh tế xã hội nào
thì cũng phải tổ chức kết hợp tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và
các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích
của quá trình đó hay nói cách khác là phải tổ chức lao động.
3. Việc làm và thất nghiệp:
Khi nói đến lao động chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề việc làm và
thất nghiệp. Việc làm và thất nghiệp là hai phạm trù cơ bản phản ánh lao động xã hội và
là một tiêu thức phản ánh trạng thái kinh tế chính trị của một quốc gia.
Việc làm là “mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”. Lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong khu vực
nhà nước, mà cả trong khu vực ngoài quốc doanh, trong gia đình đều coi là việc làm.

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá. Người lao động được tự do “ bán
sức lao động”, để tạo điều kiện cho họ kiếm thêm thu nhập phù hợp với khả năng của mỗi
người. Việc làm là trạng thái cân bằng giữa sức lao động và nơi làm việc, về số lượng
cũng như cơ cấu. Sự mất cân đối hai vế đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp và hiện tượng
thiếu hụt sức lao động. Tỉ trọng lao động có việc làm cao nói chung là một biểu hiện tích
cực của một trạng thái kinh tế xã hội lành mạnh của một quốc gia.
Thất nghiệp là những người không có việc làm và đang cố gắng đi tìm việc làm,
hoặc bị ngưng việc do một lý do nào đó mà không được ăn lương của doanh nghiệp. Một
quốc gia có số người thất nghiệp chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ quốc gia đó có nền kinh tế
chưa phát triển lắm.
Do đó, để quản lý tốt doanh nghiệp, người lãnh đạo phải biết sắp xếp lao động sao
cho cân đối với việc làm cũng như máy móc thiết bị. Hay nói cách khác hơn là phải biết
tổ chức lao động một cách khoa học đảm bảo mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
III. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG.
1. Tổ chức lao động là gì?
Tổ chức lao động là một khoa học, trong đó có sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản
của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau
nhằm đạt được mục đích của quá trình đó.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
16
-
Như vậy tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc
đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, việc tổ chức lao động trong phạm vi
một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động của
con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ các tư liệu sản
xuất.

2. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động.
2.1. Mục đích:
Mục đích của tổ chức lao động khoa học là nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng
thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện con người lao
động, góp phần cũng cố các mối quan hệ xã hội giữa những người lao động và phát triển
các tập thể lao động XHCN.
Mục đích đó xuất phát từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái
sản xuất xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, con người giữ vai trò là lực lượng sản
xuất chủ yếu. Với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, người lao động sáng tạo nên
những thành tựu kinh tế kỹ thuật của xã hội và cũng chính là người sử dụng thành quả đó.
Người lao động chính là trung tâm và cũng chính là mục đích của nền sản xuất XHCN.
Do đó, mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất phải hướng vào
việc tạo điều kiện cho người lao động có hiệu quả cao, khuyến khích và thu hút con
người tự giác tham gia vào hoạt động lao động và làm cho bản thân người lao động ngày
càng được hoàn thiện.
2.2. Ý nghĩa:
Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp có ý
nghĩa kinh tế xã hội rất lớn:
· Về mặt kinh tế:
Nó cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả của sản xuất
nhờ tiết kiệm lao động sống và lao động quá khứ. Nếu thiếu một trình độ tổ chức lao
động phù hợp với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ trong mỗi doanh nghiệp
thì dù doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đại nhất cũng không đem lại hiệu quả
thoả đáng được.
Đồng thời trình độ tổ chức lao động lại cho phép đạt hiệu quả ngay cả khi cơ sở kỹ
thuật rất bình thường. Đó là nhờ giảm những tổn thất và hao phí thời gian trong sản xuất,
nhờ áp dụng phương pháp và thao tác lao động hợp lý để khuyến khích lao động và tăng
cường kỷ luật lao động…Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm tối thiểu nhu cầu đầu tư cơ
bản vì đảm bảo tăng năng suất lao động nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức lao động
hoàn thiện nhất.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
17
-
Tổ chức lao động còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của kỹ thuật
và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ cơ khí hoá, tự động hoá sản xuất và đó chính là
điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
· Về mặt xã hội:
Tổ chức lao động khoa học còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao
động, đảm bảo sức khoẻ của người lao động và phát triển con người toàn diện, thu hút họ
tự giác lao động và nâng cao trình độ văn hoá sản xuất thông qua việc áp dụng các
phương pháp lao động an toàn, ít mệt mỏi, nhất là áp dụng các chế độ làm việc hợp lý,
loại trừ các yếu tố môi trường độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho từng bộ phận
sản xuất và từng nơi làm việc, bố trí lao động phù hợp với khả năng và sở trường của
mình…
2.3. Nhiệm vụ:
Tổ chức lao động trong doanh nghiệp có những nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ kinh tế: Đó là việc bảo đảm sự tiết kiệm các nguồn vật tư và lao động,
tăng năng suất lao động, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này, phải tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm bớt, loại trừ
hoàn toàn thời gian lãng phí bằng cách áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, cải tiến
việc sử dụng lao động vật hoá bằng cách xoá bỏ tình trạng ngừng máy móc và thiết bị,
nâng cao mức độ sử dụng chúng, tận dụng công suất…
- Nhiệm vụ tâm sinh lý: tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để tái
sản xuất sức lao động, đảm bảo sức khỏe và năng lực làm việc của người lao động.
- Nhiệm vụ xã hội: đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ văn
hoá kỹ thuật của người lao động để họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, nâng cao
sức thu hút của lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống.

Những nhiệm vụ của tổ chức lao động có liên hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi
phải thực hiện một cách toàn bộ.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG.
Việc nghiên cứu đề ra các biện pháp tổ chức lao động khoa học cũng như việc tổ
chức thực hiện các biện pháp đó trong thực tế rất phức tạp và không phải chỉ là nhiệm vụ
riêng của cán bộ chuyên trách về tổ chức lao động. Hiệu quả của việc áp dụng tổ chức lao
động phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn và hợp lý của bản thân các biện pháp đề ra,
vào sự quan tâm đúng mức và khả năng tổ chức thực hiện của các cán bộ lãnh đạo các
cấp trong doanh nghiệp cũng như sự tự giác tham gia, sáng kiến sáng tạo của quần chúng
trong quá trình thực hiện.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
18
-
Do đó để đạt hiệu quả cao, việc áp dụng tổ chức lao động trong thực tiễn phải tuân
theo những nguyên tắc chung sau:
1. Nguyên tắc về tính khoa học:
Đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học trước hết phải được thiết kế và
áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học (thể hiện ở sự vận dụng các nguyên
tắc khoa học, các tiêu chuẩn, quy định, các phương pháp và công cụ đo hiện đại…). Đồng
thời, các biện pháp tổ chức lao động khoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các quy
luật kinh tế CNXH, phải có tác dụng phát hiện và khai thác các khả năng dự trữ để nâng
cao năng suất lao động, phải là cơ sở quyết định để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của
con người thông qua việc làm cho lao động thích ứng với con người và tạo nên những
điều kiện thuận lợi cho con người.
2. Nguyên tắc về tính tổng hợp:
Đòi hỏi các sự việc và vấn đề phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ
qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều

mặt, chứ không tách rời nhau, không kết luận phiến diện.
3. Nguyên tắc về tính đồng bộ:
Đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp, phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề
có liên quan. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tham gia, phối hợp đồng bộ với các ngành, bộ
phận có liên quan trong doanh nghiệp, và có sự tổ chức thống nhất các hoạt động phối
hợp đó của cán bộ lãnh đạo các cấp.
4. Nguyên tắc về tính kế hoạch:
Đòi hỏi tất cả các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hoá
trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Mặt khác, các biện pháp tổ chức
lao động khoa học phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế
hoạch của doanh nghiệp (chỉ tiêu năng suất lao động, năng lực sản xuất, quỹ thời gian lao
động, tính cơ khí hóa và tự động hóa…).
5. Nguyên tắc về tính quần chúng:
Đòi hỏi khi xây dựng và áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải
thu hút được sự tự giác tham gia của quần chúng, phát triển và tận dụng được các sáng
kiến sáng tạo của quần chúng.
Trên cơ sở những nguyên tắc chung đó, việc áp dụng tổ chức lao động khoa học
trong thực tiễn phải hết sức linh động và mềm dẻo, thể hiện ở sự lựa chọn những hình
thức, phương án và phương pháp tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng doanh
nghiệp. Bất kỳ một sự sao chép, vận dụng cứng nhắc nào đều có thể dẫn đến những sai
lầm làm giảm đi hiệu quả các biện pháp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
19
-
V. NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG.
1. Phân công lao động.
Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của

doanh nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người thực hiện, đó là quá trình gắn
người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.
Phân công lao động là quy luật chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội, đó là sự tất
yếu, tách biệt cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên những quá trình lao
động độc lập, gắn chung với từng người lao động, đó chính là sự chuyên hóa lao động.
Phân công lao động được thực hiện dựa trên tỷ lệ khách quan của sản xuất, của phương
pháp công nghệ và biểu hiện những kỷ luật sắt của những tỷ lệ và tương quan chặt chẽ.
Trong nội bộ doanh nghiệp, phân công lao động gồm những nội dung sau:
- Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc mà con người phải đáp ứng.
- Xây dựng những danh mục nghề nghiệp của doanh nghiệp, thực hiện việc tuyên
truyền, hướng nghiệp và tuyển chọn cán bộ công nhân một cách khách quan theo yêu cầu
của sản xuất.
- Thực hiện bố trí cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của công việc, áp dụng
những phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Sử dụng hợp lý những người đã được đào
tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, chuyển và đào tạo lại những
người không phù hợp với công việc.
Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất, tăng năng suất lao động. Do đó tăng năng suất lao động và phân công chuyên môn
hóa được công nhân và công cụ lao động tạo ra sự cân đối nhịp nhàng trong lao động.
Nhờ chuyên môn hóa sẽ giới hạn phạm vi hoạt động, công nhân sẽ nhanh chóng quen
được với công việc, có được kỹ năng kỹ xảo, giảm được thời gian và chi phí đào tạo,
đồng thời sử dụng triệt để khả năng lao động của con người.
Để có được tác dụng tích cực đó, yêu cầu đặt ra với phân công lao động là:
- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thái phân công lao động với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, với yêu cầu cụ thể của kỹ thuật và công nghệ.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và phẩm chất của con người với những yêu
cầu của công việc. Phải lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn lựa chọn con người,
làm phương hướng phấn đấu, đào tạo phát triển hoặc đào thải con người.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công với khả năng của con người,
phát triển toàn diện con người.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
20
-
2. Hợp tác lao động.
Sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động nhằm sản
xuất sản phẩm gọi là hợp tác lao động.
Hợp tác lao động là một quy luật của lao động, trở thành sự cần thiết khách quan
trong sự phát triển của tổ chức lao động, làm bộc lộ sức sản xuất xã hội mới. Nó có ý
nghĩa làm thay đổi tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi
cơ sở kỹ thuật và phương pháp lao động không thay đổi. Đạt được những kết quả lao
động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt là đối với những lao động phức tạp đòi
hỏi sự tham gia của nhiều người.
Lựa chọn và áp dụng các hình thức phân công và hợp tác lao động hợp lý là điều
kiện để sử dụng có hiệu quả lao động, nâng cao năng suất lao động.
3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Hoàn thiện và phục vụ nơi làm việc gồm những vấn đề như trang bị đầy đủ các
thiết bị công nghệ và tổ chức phục vụ nơi làm việc, bố trí hợp lý cho nơi làm việc phát
triển phù hợp với những yêu cầu về nhân trắc học, sinh lí lao động, vệ sinh an toàn lao
động và thẩm mỹ sản xuất. Tổ chức đáp ứng các nhu cầu phục vụ nơi làm việc theo
những phương hướng kinh tế nhất.
Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị các
phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định. Tại
nơi làm việc có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Nó còn là nơi thể hiện kết quả cuối cùng của hoạt động tổ chức
sản xuất và tổ chức lao động trong doanh nghiệp. Vì thế nó là khâu đầu tiên, khâu cơ sở,
là bộ phận cấu thành doanh nghiệp.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nơi làm việc nên muốn nâng cao năng
suất lao động, muốn đạt hiệu quả cao thì phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. Trình độ
tổ chức nơi làm việc có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hứng thú của người lao động. Do
đó, tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một phương hướng của tổ chức lao động khoa học.
3.1. Nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất với
năng suất cao.
Đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động, tạo hứng
thú tích cực cho người lao động.
Đảm bảo khả năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho
phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
21
-
Đảm bảo tốt các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động, về vấn đề tâm lý và xã hội
học, về thẩm mỹ sản xuất và về kinh tế.
3.2. Nguyên tắc của tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Để tổ chức phục vụ nơi làm việc có hiệu quả thì cần tuân theo các nguyên tắc
chung sau:
- Phục vụ theo chức năng: việc xây dựng hệ thống nơi làm việc phải theo chức năng
phục vụ riêng biệt, phải căn cứ vào chức năng sản xuất về số lượng, chất lượng và tính
quy luật của từng chức năng để tổ chức phục vụ đầy đủ, chu đáo.
- Phục vụ theo kế hoạch: nghĩa là phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế
hoạch phục vụ sao cho phù hợp với tình hình sản xuất, sử dụng một cách có hiệu quả lao
động và thiết bị, giảm thời gian làm việc do chờ đợi.
- Phục vụ do tính dự phòng: đề phòng những hỏng hóc máy móc thiết bị để đảm bảo
sản xuất được liên tục trong mọi tình huống.

- Phục vụ mang tính đồng bộ, linh hoạt, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao và
mang tính kinh tế cao do chi phí về lao động và tiền vốn ít.
Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc đòi hỏi phải vận dụng một cách tổng
hợp những thành tựu mới của khoa học có liên quan. Đây là vấn đề quan trọng để nâng
cao năng suất lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
4. Cải thiện điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuất
nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có những nhân tố khác nhau tác động đến
người lao động. Tổng hợp các nhân tố ấy chính là điều kiện lao động. Điều kiện lao động
phải là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả
năng làm việc của người lao động.
Điều kiện lao động trong thực tiễn rất phong phú và đa dạng, người ta chia các
nhân tố của điều kiện lao động thành các nhóm sau:
- Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động: bố trí không gian lao động phù hợp với
thẩm mỹ, sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu thẩm mỹ, một số nhân tố khác như âm
nhạc, cảnh quan môi trường…
- Nhóm điều kiện tâm lý xã hội: là bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác động của
người lãnh đạo, khen thưởng và kỷ luật, điều kiện để thực hiện thái độ với người lao
động, thi đua phát huy sáng kiến…
- Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi: là sự luân phiên giữa làm việc và
nghỉ ngơi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
22
-
Các nhóm nhân tố trên đều có tác dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm
việc của người lao động. Những ảnh hưởng đó chia làm hai loại:
+ Lao động tạo ra điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình lao động.

+ Lao động tạo ra điều kiện không thuận lợi, có khi ảnh hưởng đến sức khoẻ và
khả năng làm việc của con người.
Nhiệm vụ cải tiến điều kiện lao động là đưa hết tất cả các nhân tố điều kiện lao
động vào tình trạng tối ưu để chúng ta không dẫn đến việc vi phạm các hoạt động của con
người mà ngược lại có tác dụng thúc đẩy, củng cố sức khoẻ, nghiên cứu năng lực làm
việc.
Để đạt được mục tiêu đó cần tiến hành đồng bộ các biện pháp để cải thiện điều
kiện lao động, áp dụng các tiêu chuẩn của nhà nước về vệ sinh an toàn lao động trong
điều kiện của nước ta hiện nay:
- Thay thế các thiết bị, qui trình phát sinh ra các yếu tố độc hại bằng qui trình thiết
bị mới ít độc hại hơn.
- Tách công nhân ra khỏi môi trường độc hại bằng cơ khí hóa, tự động hóa và sử
dụng các phương tiện điều khiển từ xa.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, đảm bảo các yêu cầu về
thẩm mỹ và tâm lý lao động.
- Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các
nhân tố đến cơ thể con người.
4.1. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh và thẩm mỹ sản xuất.
- Chiếu sáng trong sản xuất: theo sự phát triển của sản xuất, đặc điểm của lao động
cũng thay đổi theo sự chính xác của công nghệ ngày càng tăng, lượng thông tin ngày
càng nhiều, nhịp độ công việc ngày càng khẩn trương hơn. Do vậy nhu cầu về chiếu sáng
trong sản xuất ngày càng cao, thị lực của con người phụ thuộc rất nhiều vào chiếu sáng.
Các công trình nghiên cứu về chiếu sáng cho thấy những cải tiến về chiếu sáng có thể
nâng cao năng suất lên 5-10%.
- Tiếng ồn: là tập hợp những âm thanh hỗn độn gây cảm giác khó chịu. Nó ảnh
hưởng đến thần kinh trung ương, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao do đó làm giảm
năng suất lao động của công nhân. Cần tìm ra các biện pháp để chống tiếng ồn.
- Rung động trong sản xuất: là các dao động cơ học của các thiết bị trong vị trí cân
bằng, có thể chia làm ba loại:
+ Rung động chung làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
23
-
+ Rung động cục bộ có ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khi tiếp xúc trực
tiếp đến máy móc thiết bị.
+ Rung động hỗn hợp gồm cả hai loại trên.
Rung động có tác dụng chung là: gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, thần kinh rối
loạn, đau cơ, tổn thất các khớp…
- Vi khí hậu trong sản xuất: được hiểu là khí hậu giới hạn trong môi trường sản
xuất. Nó cũng được hiểu là một vùng môi trường nhất định, ngoài ra nó còn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông không khí…
- Màu sắc trong sản xuất: là vấn đề quan trọng của thẩm mỹ lao động. Các màu sắc
khác nhau gây cho con người các cảm giác khác nhau do tâm lý thần kinh, trạng thái sức
khỏe và khả năng làm việc của công nhân trong một trừng mực nhất định phụ thuộc vào
màu sắc tại nơi làm việc. Ngoài việc gây cảm giác khác nhau, màu sắc còn ảnh hưởng
đến việc hấp thụ nhiệt, doanh nghiệp sử dụng như một phương tiện thông tin tạo ra sự
nhận biết của công nhân đến dụng cụ lao động, các bộ phận máy móc thiết bị để bảo đảm
an toàn lao động.
- Âm nhạc trong sản xuất: được sử dụng để kích thích hoạt động lao động, giảm mệt
mỏi và tăng khả năng làm việc, đặc biệt là trong môi trường sản xuất có tính đơn điệu.
Nó có hai tác dụng: tạo ra các xung động thần kinh tích cực của vỏ bán cầu đại não và tạo
ra những nhịp điệu nhất định.
- Môi trường xanh: là chức năng vệ sinh môi trường sản xuất góp phần giảm độ bụi,
tiếng ồn và tạo ra không khí trong sạch. Về mặt tâm lý nó tạo ra cảm xúc lành mạnh trong
công nhân sau giờ làm việc mệt mỏi, về mặt kiến trúc tạo nên cảnh quan đẹp đẽ cho môi
trường sản xuất.
4.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là chế độ luân phiên và độ dài thời gian làm việc,
nghỉ ngơi được thành lập đối với người lao động. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong
doanh nghiệp bao gồm:
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong các ngày.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong tuần, tháng.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm.
Ảnh hưởng của chế độ làm việc và nghỉ ngơi đến khả năng làm việc là ở chỗ thời
kỳ làm việc liên tục và thời gian nghỉ ngơi càng ít thì mức độ mệt mỏi, mức độ giảm khả
năng làm việc càng lớn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
24
-
Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý dựa trên các thành tựu của khoa
học và của thực tế sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng của công tác tổ chức
lao động trong doanh nghiệp. Nếu không chú ý đến vấn đề này thì sẽ làm giảm sút các chỉ
tiêu kinh tế quan trọng như: năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ thời gian
có ích…Ngoài ra còn dẫn đến các hiện tượng như tăng bệnh tật, biến động mức lao động
và khả năng làm việc của công nhân.
Xác định độ dài thời gian nghỉ ngơi dựa trên các điều kiện lao động. Chính cách
này làm giảm khả năng làm việc, gây mệt mỏi. Các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là:
- Sự căng thẳng thể lực.
- Sự căng thẳng thần kinh.
- Nhịp độ công việc.
- Tư thế lao động.
- Tính đơn điệu của lao động.
- Vi khí hậu.
- Sự ô nhiễm môi trường không khí.

- Tiếng ồn, rung động, chiếu sáng.
Các biện pháp cải tiến chế độ làm việc và nghỉ ngơi hiện hành bao gồm các biện
pháp rút ngắn thời gian uể oải lúc đầu ca, kéo dài thời gian ổn định có năng suất lao động
cao, xác định thời gian nghỉ giữa ca hợp lý.
5. Hoàn thiện định mức lao động trong doanh nghiệp.
Định mức lao động là lực lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt
qua để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc theo tiêu chuẩn
chất lượng qui định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý nhất định.
Lượng lao động hao phí phải được lượng hóa bằng thông số nhất định và đảm bảo
độ tin cậy tối đa. Lượng lao động hao phí và chất lượng phải gắn chặt với nhau.
Tùy theo căn cứ khác nhau mà có các loại định mức khác nhau. Nếu căn cứ vào
đơn vị tính toán có thể chia làm 3 loại định mức sau: định mức thời gian, định mức sản
lượng, định mức phục vụ.
Công tác định mức là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên ở bộ phận định mức kĩ
thuật và lao động tiền lương, theo xu hướng mới các định mức chủ yếu xây dựng ở doanh
nghiệp. Định mức lao động trong doanh nghiệp chỉ phát huy tác dụng tích cực trong một
thời gian mà thôi chứ không phải là một đại lượng bất biến.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-
25
-
6. Vấn đề tiền lương, tiền thưởng, chế độ khuyến khích vật chất tinh thần đối với
người lao động.
Mục đích của nền sản xuất xã hội là nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu
cầu vật chất của người lao động. Muốn đạt được mục đích đó phải không ngừng nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những nhân tố quan trọng
để thực hiện điều đó là thường xuyên áp dụng và hoàn thiện các biện pháp khuyến khích

vật chất và tinh thần đối với người lao động, tức là không ngừng thoả mãn tốt hơn nhu
cầu của họ.
Nhu cầu vật chất là nhu cầu hàng đầu đảm bảo cho người lao động sống để tạo ra
của cải vật chất và làm nên lịch sử. Xuất phát từ điều đó, Đại Hội VI của Đảng đã chỉ rõ:
“ bảo đảm cho người lao động có thu nhập thoã đáng, phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao
động, có tác dụng khuyến khích nhiệt tình lao động… Do vậy, vấn đề đặt ra đối với ban
lãnh đạo của các doanh nghiệp, các nhà quản lý hay tổ chức lao động là sự quan tâm đến
nhu cầu vật chất và tinh thần của quần chúng. Cần xem đó là điều kiện cần thiết để người
lao động yên tâm, phấn khởi và tin tưởng, hứng thú hăng say trong lao động sáng tạo…”.
· Tiền lương là một hình thái cơ bản thoả mãn nhu cầu vật chất và khuyến khích
tinh thần đối với người lao động. Tiền lương không chỉ là một phạm trù kinh tế mà còn là
một vấn đề xã hội rất phức tạp. Trong quản lý lao động, quản lý tiền lương là một trong
những yếu tố quan trọng nhất.
Tiền lương là một khâu độc lập trong quản lý kinh tế, thông qua những tác động
trong quá trình lao động, tái sản xuất sức lao động được thực hiện. Khả năng sử dụng tiền
lương như đòn bẩy kinh tế phụ thuộc vào mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất cơ bản
đối với chính người lao động của tiền lương. Điều đó có nghĩa là muốn xác định đúng
mức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động, trả lương theo kết quả sự đóng
góp của người lao động.
Tiền lương gắn chặt với quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao
động với năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương. Đặc điểm của tổ chức tiền lương
hiện nay là nâng cao vai trò khuyến khích vật chất của tiền lương, xác định đúng đắn mối
quan hệ trực tiếp giữa thu nhập và cống hiến. Với ý nghĩa đó, chế độ tiền lương áp dụng
trong doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
- Thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, chống chủ nghĩa bình quân.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×