Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên đề : Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.64 KB, 11 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chuyên đề 1 năm 2013:
Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện
Chuyên đề 1 năm 2013: Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
1. Gà Rốt – Ri


1. Cơ quan tạo giống: Viện chăn nuôi Hà Nội
2. Đặc điểm giống:
- Màu sắc: màu nâu là chính
- Con trống trưởng thành:2,4 kg
- Con mái trưởng thành: 1,7 kg
- Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ.
- Sản lượng trứng 130 quả/mái/năm.
- Trọng lượng trứng: 45 - 50g
1. Ưu điểm: Gà khoẻ, chóng lớn hơn hẳn so với gà ri, chống chịu bệnh
tật khá.
2. Nhược điểm : Độ thuần chưa cao.
2. Gà Tam Hoàng

1. Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
2. Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ
thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai
đùi phát triển.
3. Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng
lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3
kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt
135 quả/ năm.
4. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg.


Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt
thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi
công nghiệp và bán công nghiệp.
Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít
khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải hiểu
biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.
3. Gà Lương Phượng

1. Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
2. Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ
lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da
màu vàng, chất thịt mịn, vị đậm. Gà trống có màu vàng hoặc tía sẫm,
mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ
gọn, chân thấp và nhỏ.
3. Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6
kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này
rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do.
4. Gà ri


1. Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít
hơn).
2. Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các
điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu
vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
3. Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1
kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng
bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp,
thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm
con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.
5. Gà tàu vàng

1. Nguồn gốc: Chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng
thịt cao, dễ nuôi.
2. Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông,
chân và da đều màu vàng.
3. Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà
trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản
lượng trứng bình quân (60 – 70 quả/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt
đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với
nuôi thả vườn.
Gà ác (hay còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo) là một giống
gà thịt nội, xương đen, thịt đen. Từ gà ác có thể chế biến nhiều món ăn bổ
dưỡng cho sức khỏe, thậm chí chữa được nhiều bệnh như suy nhược, tiểu
đường, ra mồ hôi trộm. Do đó, từ lâu, gà ác được biết đến như một dược
kê trong y học. Nuôi gà ác là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả khi
đây là giống gà dễ nuôi và bán ra thị trường với giá cao.
1. Chuẩn bị chuồng trại
Chuồng gà phải cao ráo, thoáng mát. Chiều cao từ nền chuồng đến mái là
3m. Tường bao quanh chuồng xây bằng gạch khoảng 70 cm. Tường ngăn
giữa các ô khoảng 50 cm. Phía bên trên được quây bằng lưới thép để tạo
thông thoáng, tránh ẩm thấp cho nền chuồng.
Trước khi nuôi gà, sát trùng chuồng trại bằng vôi hoặc các thuốc sát trùng
khác. Chú ý để trống chuồng trước khi nuôi từ 15-20 ngày.
Ngoài ra, chuồng gà còn được bố trí rèm che bên ngoài lưới thép để giữ
nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa vào mùa đông. Với mùa hè, bà con
kèo rèm che ra để tạo độ thoáng mát cho gà, giúp gà phát triển tốt hơn.
2. Giai đoạn gà con (Gà 0-9 tuần tuổi)
2.1 Chọn giống: Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông,

bụng gọn, chân mập, khối lượng gà 30 – 32g là đạt yêu cầu. Tránh
chọn những con khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn.
2.2 Quây úm gà:

- Với quây sử dụng cho 100 con gà, bà con làm quây có đường kính
2m, đảm bảo mật độ nuôi từ 15-20 con/m
2
, sử dụng 2 bóng đèn 60w để giữ
nhiệt.
- Sau khi thắp điện được khoảng 2 tiếng, nhiệt độ trong quây đã ổn
định, bà con bắt dầu cho gà con vào quây úm.
- Máng ăn, máng uống: Đối với gà con xuống chuồng, có thể sử dụng
máng ăn bằng tôn có kích thước rộng: 40cm, dài: 60 cm, cao 2-3 cm. Khi gà
lớn hơn có thể dùng 2 máng. Máng uống có dạng hình tròn, bằng nhựa.
- Về vị trí của máng ăn, máng uống, bà con đặt xen kẽ nhau để gà có
thể dễ dàng tìm được thức ăn và nước uống trong quá trình ăn. Máng ăn,
máng uống nên được đặt sát chân quây, như vậy vừa giữ cho quây không
dịch chuyển, vừa tạo khu ăn uống riêng với khu gà nghỉ cách xa nhau, để
tránh rơi vãi thức ăn, nước uống ra khắp bề mặt quây.
2.3 Thức ăn:
Bà con có thể dùng cám công nghiệp ăn thẳng cho gà ăn tự do. Một ngày
đêm cho gà ăn 9-10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, không bị ôi. Đây cũng là
một cách để kích thích tính thèm ăn của gà, đồng thời tránh được sự rơi vãi,
lãng phí thức ăn. Bà con cần thường xuyên quan sát gà để điều chỉnh lượng
thức ăn phù hợp cho gà.
2.4 Nước uống:
Cần phải cho gà uống nước sạch. Bà con pha thêm 5% đường glucoza vào
nước cho gà uống trong những ngay đầu. Với những bình khoảng 3l nước, ta
pha khoảng 1g đường. Việc pha đường nhằm tăng sức đề kháng đồng thời
phòng bệnh cho gà con.

2.5 Nhiệt độ:
Gà con bật đèn 24/24 giờ trong 3 tuần đầu. Sau 4-6 tuần, giảm dần còn 16
giờ. Tuần thứ 7 đến tuần thứ 9, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Trong giai đoạn gà còn nhỏ, bà con cần chú ý theo dõi: nếu nhiệt độ đủ ấm,
gà sẽ nằm rải đều từng tốp từ 3 - 5 con, khi thiếu nhiệt, gà sẽ chồn đống lên
nhau. Nếu thừa nhiệt, gà sẽ tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác và khát nước. Vì
vậy, bà con phải chú ý để có cách xử lý kịp thời.
3. Giai đoạn gà dò ( Gà từ 10-19 tuần tuổi)
3.1 Mật độ nuôi: 7-8 con/m
2
.
3.2 Máng ăn, máng uống:
- Thường sử dụng máng tròn bằng tôn để thuận lợi cho gà khi
ăn. Máng ăn được treo lên cẩn thận để gà không làm đổ thức ăn.
- Máng nước uống cho gà đặt vào góc chuồng. Như vậy, nếu nước bị
đổ cũng sẽ hạn chế làm ướt chuồng, ảnh hưởng đến vệ sinh chuồng
nuôi.
3.3 Chất độn chuồng (trấu, phoi bào): Mùa hè, chất độn chuồng dày
3cm, mùa đông, chất độn chuộng dày 5 cm.
3.4 Ánh sáng: cho ánh sáng tự nhiên.
3.5 Thức ăn:
- Giai đoạn gà dò rất gần với gà sinh sản. Bà con nên cho gà dò ăn hạn
chế với thức ăn có mức dinh dưỡng thấp tránh để gà béo sẽ ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của gà sau này.
- Các loại thức ăn: ngô, thóc, cám đậm đặc dành cho gà dò, khô đỗ,
vitamin.
- Phối trộn thức ăn: Với 10 kg thức ăn: 4 kg bột ngô+ 2.5 kg thóc+ 2
kg đậm đặc+ 0.25 kg khô đỗ+ Vitamin. Riêng với Vitamin, trộn khoảng
20ml (1 chén nhỏ) vào bột ngô trước để được tan đều trước khi đem trộn với
các loại thức ăn khác.


- Khối lượng thức ăn: Trong cả giai đoạn gà dò, khối lượng thức ăn là
3.75 kg thức ăn/con. Bà con dựa vào để cho khối lượng thức ăn phù hợp
- Thời gian cho ăn: Một ngày cho gà ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi
chiều.
- Để cho đàn gà đồng đều khi cho ăn, bà con cần đảm bảo 10-12con/
máng tròn.
- Trong giai đoạn này, bà con cần lưu ý, gà có thể xuất hiện hiện tượng
mổ cắn nhau. Những con bị mổ bà con phải nhốt riêng và dùng
Xanhmetylen bôi vào vết thương. Vì gà thường thích màu đỏ và mùi tanh
nên khi bôi Xanhmetylen như vậy sẽ tránh không bị những con gà khác tiếp
tục mổ và vết thương cũng không bị nhiễm trùng.
4. Giai đoạn gà sinh sản
4.1 Chọn gà mái sinh sản:
Gà có bộ lông mượt, 2 cánh sáp sát vào thân, mào tích phát triển tương
đối,. Khối lượng 1018g đến 1050g
4.2 Chất độn chuồng:
Dày từ 8-10 cm để luôn đảm bảo sự khô ráo cho nền chuồng. Ngoài ra, gà
không chỉ đẻ trong ổ mà gà còn đẻ rải rác trên nền chuồng, với chất độn dày
như vậy, trứng gà sẽ không bị vỡ.
4.3 Ổ đẻ:

Được bố trí ở nơi mát mẻ , thường là ở gần chân tường, như vậy vừa không
tốn diện tích chuồng, vừa không ảnh hướng đến khu vực để thức ăn, nước
uống cho gà. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, thường được chia thành các ô. Chiều
sâu khoảng 40 cm, chiều rộng 30 cm, chiều cao 40 cm. Trong ổ đẻ, đổ trấu
hoặc phoi bào mới dày khoảng 10-12 cm.
4.4 Thức ăn, nước uống:
Từ giai đoạn gà dò chuyển sang gà đẻ, lượng thức ăn phải được thay đổi 1
cách từ từ để gà kịp thời làm quen với khẩu phần ăn mới.

Cách phối trộn thức ăn: Với 10kg thức ăn: 4.5 kg bột ngô+2kg thóc+3.4 kg
cám đậm đặc dành cho gà sinh sản+0.2 kg khô đỗ+ Vitamin, chất
khoáng( dùng 1 chén nhỏ- 20ml mỗi loại)
Chú ý: Cần trộn Vitamin và khoáng vào bột ngô trước khi trộn bột ngô với
các loại thức ăn khác.
Với gà đẻ, bà con cũng cho ăn 2 lần một ngày. Số lượng thức ăn cho mỗi kg
gà khoảng 2 lạng/ngày.
Về nước uống cho gà, phải đảm bảo thường xuyên đủ và sạch. Mỗi ngày bà
con thay nước 2-3 lần. Khi gà đẻ đạt đỉnh cao, bà con cần bố sung các loại
vitamin vào nước uống. Việc bổ sung vitamin vừa giúp gà khỏe mạnh, đẻ
trứng đều vừa tăng sức đề kháng cho gà tránh được dịch bệnh.
4.5 Thu trứng:
Trong giai đoạn gà sinh sản. Mỗi ngày bà con cần chú ý thu trứng từ 3-4 lần
để đảm bảo trứng sạch và tránh bị dập vỡ. Sau khi thu trứng xong, bà con
đưa trứng vào khay để trứng không bị va đập.
Với trứng gà chọn làm giống, bà con cần phải chọn lựa thật kỹ để đảm bảo
tỷ lệ trứng nở cao.
Quả trứng đạt tiêu chuẩn là trứng có kích thước vừa với phẩm giống.
Trứng không đạt tiêu chuẩn thì nhỏ, và dài hơn so với phẩm giống.
5. Phòng bệnh
Để gà phát triển tốt, bà con cần chú ý phòng bệnh cho gà bằng cách vệ
sinh chuồng trại, máng ăn máng uống sạch sẽ, thường xuyên thay chất độn
chuồng, thực hiện đúng lịch vắc xin, thuốc bổ

×