Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình doanh thu tại trung tâm du lịch Tictours

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 118 trang )


i
i
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP

Kính gửi:
-Ban giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa
-Phòng tài chính
-Trung tâm du lịch TICTOURS

Em tên : Nguyễn Thị Phƣơng Ngọc
Sinh viên : Lớp 49DN2 – Khoa kế toán tài chính - Trƣờng Đại học Nha Trang.
Đƣợc sự đồng ý và giúp đỡ của công ty, em đã thực tập tại Công ty TNHH
MTV Thƣơng mại và Đầu tƣ Khánh Hòa từ ngày 19/02/2011 đến ngày 14/06/2011.
Đến nay đã kết thúc thực tập, em viết đơn này kính mong đƣợc sự chứng
nhận của quý công ty về quá trình thực tập của em. Em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng
tài chính của công ty và ở trung tâm du lịch TICTOURS đã tận tình giúp đỡ và chỉ
bảo cho em trong thời gian thực tập.
Nha Trang ngày 14 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Phƣơng Ngọc
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY







ii
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

















Nha Trang, ngày tháng năm 2011
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

iii
iii
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự giúp đỡ của trƣờng Đại học Nha Trang, của thầy cô hƣớng dẫn và
đƣợc sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty TNHH MTV Thƣơng Mại và Đầu tƣ

Khánh Hòa, đặc biệt đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị tại phòng tài
chính của công ty và tại phòng tài chính tổng hợp của Trung tâm du lịch
TICTOURS đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp tại
công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú, anh chị tại
phòng tài chính của công ty và tại phòng tài chính tổng hợp của Trung tâm du lịch
TICTOURS . Cám ơn thầy Nguyễn Thành Cƣờng đã tân tình hƣớng dẫn, chỉ bảo
cho em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và các thầy, cô giáo trong khoa Kế
toán tài chính đã truyền đạt kiến thức cơ bản trong quá trình theo học tại trƣờng.
Nha Trang ngày 30 tháng 06 năm 2011.

iv
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIẾM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH
NGHIỆP 3
1.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 4
1.1.1 Định nghĩa: 4
1.1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ: 4
1.1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát: 4
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro: 6
1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát: 7
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông: 10
1.1.2.5 Giám sát: 12
1.1.3 Hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ: 14

1.1.4 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ: 14
1.1.5 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ: 14
1.1.5.1 Mục đích nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 14
1.1.5.2 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ: 15
1.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CHU TRÌNH DOANH THU: 16
1.2.1 Các hoạt động kinh tế trong chu trình doanh thu: 16
1.2.1.1 Nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách: 17
1.2.1.2 Gửi hàng cho khách: 18
1.2.1.3 Lập hóa đơn: 18
1.2.1.4 Nhận tiền thanh toán 18
1.2.1.5 Hàng bán trả lại hoặc xóa nợ phải thu: 19
1.2.2 Các thủ tục kiểm soát trong chu trình doanh thu: 19

v
v
1.2.2.1 Kiểm tra đơn đặt hàng: 19
1.2.2.2 Xét duyệt bán chịu: 20
1.2.2.3 Xuất kho hàng hóa: 20
1.2.2.4 Gửi hàng: 20
1.2.2.5 Lập và gửi hóa đơn cho khách hàng: 20
1.2.2.6 Theo dõi thanh toán: 21
1.2.2.7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại, giảm giá: 21
1.2.2.8 Cho phép xóa nợ các khoản không có khả năng thu hồi: 21
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG THỦ TỤC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI
CHU TRÌNH DOANH THU: 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH
DOANH THU TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH TICTOURS 23
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV THƢƠNG MẠI &
ĐẦU TƢ KHÁNH HÕA: 24
2.1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: 24

2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty: 24
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: 25
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian qua: 26
2.1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MTV
THƢƠNG MẠI & ĐẦU TƢ KHÁNH HÕA 28
2.1.2.1 Cơ cấu quản lý: 28
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ: 28
2.1.2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM DU LỊCH
TICTOURS 30
2.1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC
NĂM: 31
2.1.4 Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới: 34

vi
vi
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH MTV THƢƠNG MẠI & ĐẦU TƢ KHÁNH HÒA 35
2.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán 35
2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 35
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán các phần hành: 36
2.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 37
2.2.3 Tình hình tổ chức sổ sách tại công ty 39
2.2.3 Tình hình tổ chức chứng từ kế toán 39
2.2.4 Tình hình tổ chức tài khoản kế toán: 40
2.3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH DOANH
THU TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH TICTOURS - ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 41
2.3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSNB TRONG CHU TRÌNH DOANH
THU TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH TICTOURS: 41
2.3.1.1 Các hoạt động kinh tế chính trong chu trình doanh thu: 41

2.3.1.2 Tổ chức nghiệp vụ trong chu trình doanh thu tại trung tâm du
lịch TICTOURS 43
2.3.1.3 Các thủ tục kiểm soát nội bộ trong chu trình doanh thu tại trung tâm 77
du lịch TICTOURS 77
2.3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CHU
TRÌNH DOANH THU TẠI TRUNG TÂM: 84
2.3.2.1 Những mặt đạt đƣợc: 84
2.3.2.2 Những mặt chƣa đạt đƣợc: 86
2.3.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
TẠI CÔNG TY: 87
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TRONG CHU TRÌNH DOANH THU TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH
TICTOURS 89

vii
vii
3.1. BIỆN PHÁP 1: HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI CHU
TRÌNH DOANH THU TỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO SAIGON
TOURIST 90
3.2 BIỆN PHÁP 2: HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THU TIỀN: 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC









viii
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ. 13
Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA CÁC NĂM 2009,2010 32
Bảng 2.2 : HỆ THỐNG CHỨNG TỪ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 40
Bảng 2.3: BẢNG CÂU HỎI VỀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG – LẬP HÓA ĐƠN 77
Bảng 2.4: BẢNG KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ 79
VÀ SỬ DỤNG CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT CHO 79
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG – LẬP HÓA ĐƠN 79
Bảng 2.5: BẢNG CÂU HỎI VỀ NGHIỆP VỤ NHẬN TIỀN THANH TOÁN 81
Bảng 2.6 : BẢNG KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ SỬ
DỤNG CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN 83





ix
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ dòng dữ liệu cấp tổng quát chu trình doanh thu 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 28
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 35
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ kế toán máy 38
Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ dòng dữ liệu các hoạt động trong chu trình doanh thu 41
Sơ đồ 2.5 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ

tour lữ hành cho khách lẻ. 44
Sơ đồ 2.6 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ
gia hạn visa 46
Sơ đồ 2.7 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ
tour lữ hành cho khách đoàn bằng tiền mặt. 48
Sơ đồ 2.8 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ
tour lữ hành cho khách đoàn bằng TGNH. 51
Sơ đồ 2.9 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ
cho Saigon Tourist. 54
Sơ đồ 2.10 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ hoa hồng bán vé
máy bay. 56
Sơ đồ 2.11 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ phí dịch vụ vé
máy bay quốc tế. 58
Sơ đồ 2.12 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu tài chính. 60
Sơ đồ 2.13 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ đối với doanh thu từ cung cấp dịch vụ
cho Saigon Tourist. 90

1
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung -
quyền lợi riêng của ngƣời sử dụng lao động với ngƣời lao động luôn tồn tại song
hành. Làm thế nào để ngƣời lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm
những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của ngƣời sử đụng lao
động? Làm sao quản lý đƣợc các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm,
giao việc cho cấp dƣới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên
sự tin tƣởng cảm tính? Kiểm soát nội bộ sẽ giải quyết những vấn đề trên. Do vậy
việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả cao là điều hết sức cần
thiết. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt không những đảm bảo cho sự hiệu quả

trong hoạt động của đơn vị mà còn gia tăng sự tin tƣởng của các đối tác, góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh mẽ
nhƣ ngày nay.
Kiểm soát nội bộ chu trình doanh thu là một phần cụ thể trong kiểm soát nội
bộ của doanh nghiệp. Làm thế nào để nâng cao doanh thu, kiểm soát đƣợc doanh
thu không bị thất thoát trong quá trình kinh doanh luôn luôn đƣợc các nhà quản trị
quan tâm hàng đầu. Trung tâm du lịch TICTOUR với đặc điểm kinh doanh dịch vụ
du lịch là chính, có rất nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và
thu tiền thì các hoạt động kiểm soát càng đóng vai trò hết sức cần thiết . Vì những lý
do trên em chọn dề tài “Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
chu trình doanh thu tại trung tâm du lịch TICTOURS “.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu về lý thuyết chu trình doanh thu.
- Tìm hiểu cách thức thiết lập chu trình doanh thu tại doanh nghiệp.
- Tìm hiểu quá trình hoạt động của chu trình doanh thu tại doanh nghiệp.
- Tìm hiểu về những đóng góp của chu trình doanh thu trong công tác quản
lý tại doanh nghiệp.
- Tìm hiểu những mặt hạn chế của chu trình doanh thu tại doanh nghiệp.
- Đƣa ra biện pháp nhằm hoàn thiện chu trình doanh thu tại doanh nghiệp.

2
2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán kế toán
doanh thu và công tác kiểm soát nội bộ cho chu trình doanh thu tại trung tâm du lịch
TICTOURS.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hệ thống tổ chức kế toán doanh
thu và công tác kiểm soát nội bộ cho chu trình doanh thu nhằm đƣa ra các thủ tục
kiểm soát cho chu trình doanh thu tại trung tâm.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phƣơng pháp so sánh.
Phƣơng pháp quan sát.
Phƣơng pháp phỏng vấn.
Phƣơng pháp tổng hợp, đối chiếu.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I : Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong doanh nghệp.
Chƣơng II : Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với chu trình doanh thu tại
trung tâm du lịch TICTOURS.
Chƣơng III : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội
bộ trong chu trình doanh thu tại trung tâm du lịch TICTOURS.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và mô tả thực trạng thủ tục kiểm soát cho
chu trình doanh thu tại trung tâm du lịch TICTOURS. Trên cơ sở đó đƣa ra một số
biện pháp nhằm góp phần ngăn chặn và phát hiện các sai sót có thể xảy ra.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế mà công tác kế toán thì
cần phải đòi hỏi nghiên cứu kỹ lƣỡng nên việc sai sót là điều không thể tránh khỏi
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Kính mong quý thầy cô, các cô, chú,
anh, chị tại công ty đóng góp ý kiến phê bình để đề tài tốt nghiệp này đƣợc hoàn
thiện hơn.
Nha Trang ngày 30 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phƣơng Ngọc

3
3













CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIẾM SOÁT NỘI BỘ
TRONG DOANH NGHIỆP

4
4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1 Định nghĩa:
 Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, nội quy và thủ tục
kiểm soát đƣợc thiết lập trong đơn vị để giúp nhà quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh theo đúng mục tiêu đã đề ra :
 Bảo vệ tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát hiện các
sai sót, gian lận.
 Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của thông tin.
 Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
 Hƣớng các thành viên trong đơn vị tuân thủ nội quy, chính sách của đơn vị.
 Kiểm soát nội bộ đƣợc phân thành hai loại :
 Kiểm soát kế toán: Là các chính sách và quá trình thực hiện để đạt đƣợc
mục tiêu bảo vệ tài sản; đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin.
 Kiểm soát quản lý: Là các chính sách và quá trình thực hiện để thúc đẩy
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hƣớng các thành viên vào
việc tuân thủ nội quy, chính sách của đơn vị.

Kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán đều quan trọng nhƣ nhau và tác động,
hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên kiểm soát quản lý ít có quan hệ trực tiếp đối với sự chính
xác của thông tin kế toán.
1.1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ:
1.1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát:
Môi trƣờng kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối
ý thức về kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ
phận khác của kiểm soát nội bộ. Nó bao gồm nhiều nhân tố, trong đó nhân tố ảnh
hƣởng quyết định đến việc thiết kế các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ là
nhận thức và quan điểm của nhà quản lý.
 Quan điểm, phong cách điều hành của nhà quản lý: Quan điểm của nhà
quản lý thể hiện thể hiện qua khả năng nhận thức, sự chấp nhận rủi ro và lợi nhuận
trong kinh doanh, thái độ đối với sự chính xác của thông tin kế toán, khả năng đạt

5
5
đƣợc các dự toán hay thực hiện đƣợc các mục tiêu hoạt động. Phong cách điều hành
của nhà quản lý lại thể hiện qua cá tính, tƣ cách và thái độ của họ khi điều hành
công việc. Sự khác biệt về quan điểm và phong cách điều hành có thể ảnh hƣởng
lớn đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Chẳng hạn nhƣ nhà quản lý cho rằng
cần phải đạt đƣợc mục tiêu bằng mọi giá thì nhân viên của ông ta có thể có các hành
vi gian lận để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 Cơ cấu tổ chức: Là sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận
trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt đƣợc các mục tiêu, thƣờng đƣợc mô
tả qua sơ đồ tổ chức. Nó phụ thuộc rất hiều vào quy mô, tính chất của đơn vị. Cơ
cấu tổ chức phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành và giám sát các
hoạt động. Vì thế khi xây dựng một cơ cấu tổ chức phải xác định đƣợc các vị trí
then chốt với quyền hạn, trách nhiệm cụ thể.
 Tính chính trực và giá trị đạo đức: Hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội
bộ trƣớc tiên phụ thuộc vào tính chính trực và sự tôn trọng giá trị đạo đức của

những ngƣời liên quan đến các quá trình kiểm soát. Muốn vậy, đơn vị phải xây
dựng những chuẩn mực đạo đức, cách cƣ xử và phổ biến rộng rãi để ngăn ngừa các
hành vi phạm pháp. Mặt khác để nâng cao tính chính trực và sự tôn trọng các giá trị
đạo đức, đơn vị phải loại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay điều kiện có thể dẫn
đến nhân viên có những hành vi thiếu trung thực.
 Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên: Nhà quản lý nên tuyển dụng những
nhân viên có trình độ phù hợp để hạn chế những sai sót do họ đã có những hiểu biết,
kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên vẫn phải giám sát, đào
tạo họ đầy đủ, thƣờng xuyên bởi vì trình độ càng cao thì sai phạm của họ càng tinh
vi, khó phát hiện.
 Chính sách nhân sự: Là các chính sách, thủ tục của nhà quản lý về việc
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật và sa thải nhân viên. Chính
sách nhân sự có ảnh hƣởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trƣờng kiểm soát
thông qua tác động đến các nhân tố khác trong môi trƣờng kiểm soát nhƣ tính chính
trực và giá trị đạo dức, đảm bảo về trình độ…Thực tế là khi doanh nghiệp có chính

6
6
sách tuyển dụng ƣu tiên cho những cá nhân có trình độ, đạo đức tốt sẽ là sự đảm
bảo cả về năng lực và phẩm chất của đội ngũ nhân viên.
 Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán: Uỷ ban kiểm toán bao gồm một số
thành viên trong và ngoài Hội đồng quản trị nhƣng không tham gia vào hoạt động
điều hành đơn vị. Uỷ ban kiểm toán có thể có những đóng góp quan trọng cho việc
thực hiện các mục tiêu của đơn vị thông qua việc giám sát sự tuân thủ theo pháp
luật, giám sát việc lập báo cáo tài chính, giữ sự độc lập của kiểm toán nội bộ. Để
dánh giá hiệu quả của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán ngƣời ta dựa vào mức
độ độc lập với hoạt động điều hành, kinh nghiệm và uy tín của các thành viên.
 Kiểm toán nội bộ: Là một bộ phận chức năng trong đơn vị thực hiện giám
sát và đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị. Từ đó phát hiện những sai sót, gian
lận báo cáo lên bộ phận quản lý để xử lý kịp thời và có những biện pháp ngăn chặn.

 Hệ thống kế hoạch và dự toán: Bao gồm kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, dự
toán đầu tƣ…Nếu hệ thống này đƣợc lập và thực hiện khoa học, nghiêm khắc sẽ tạo
điều kiện cho việc lập, thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát đồng thời bản
thân nó cũng là một công cụ kiểm soát hiệu quả.
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro:
Tất cả các hoạt động diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro
và khó có thể kiểm soát đƣợc tất cả. Vì vậy các nhà quản lý phải thận trọng khi xác
định và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tạo nên rủi ro làm cho mục tiêu của đơn
vị không thể dạt đƣợc. Để giới hạn rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc, nhà quản lý
phải xác định mục tiêu của đơn vị, nhận dạng và phân tích rủi ro thì mới có thể
kiểm soát đƣợc rủi ro.
 Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu tuy không phải là một bộ phận của
kiểm soát nội bộ nhƣng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết dể đánh giá rủi ro.
Một sự kiện có thể trở thành một rủi ro quan trọng hay không là phụ thuộc vào sự
tác động của nó tới mục tiêu của đơn vị. Xác định mục tiêu bao gồm việc đƣa ra sứ
mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lƣợc, chỉ tiêu cần đạt đƣợc trong ngắn hạn,
trung hạn hay dài hạn.

7
7
 Nhận dạng rủi ro: Rủi ro tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị hay
chỉ ảnh hƣởng đến từng hoạt động cụ thể.
Ảnh hƣởng toàn đơn vị có thể do sự đổi mới kỹ thuật, nhu càu của khách
hàng thay đổi, sự thay đổi trong chính sách Nhà nƣớc…Trong phạm vi từng hoạt
động nhƣ bán hàng, mua hàng, kế toán…rủi ro có thể phát dinh và tác động đến bản
thân từng hoạt động trƣớc khi ảnh hƣởng đến toàn đơn vị.
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để nhà quản lý nhận dạng rủi ro nhƣ phân
tích các dữ liệu quá khứ, rà soát thƣờng xuyên các hoạt động. Trong các doanh
nghiệp nhỏ công việc này có thể tiến hành dƣới dạng các buổi họp giao ban, tiếp
xúc với khách hàng…

 Phân tích và đánh giá rủi ro: Đây là một công việc phức tạp và có nhiều
phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên một quy trình phân tích và đánh giá rủi ro bao
gồm những bƣớc sau đây: Ứơc lƣợng tầm cỡ của rủi ro qua ảnh hƣởng của nó đến
mục tiêu của đơn vị, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử
dụng để đối phó với những rủi ro.
Trong kế toán, rủi ro có thể đe dọa sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài
chính nhƣ ghi nhận các tài sản không có thực hoặc không thuộc quyền sở hữu của
đơn vị; đánh giá tài sản và các khoản nợ phải trả không phù hợp với chuẩn mực kế
toán; khai báo không đầy đủ thu nhập và chi phí.
Các rủi ro có thể phát sinh từ trong bản chất hoạt động của đơn vị hay yếu
kém từ chính hệ thống kiểm soát nội bộ. Cho nên các kiểm toán viên hay quan tâm
đến việc xem xét các rủi ro trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.
1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát:
1.1.2.3.1 Phân chia trách nhiệm đầy đủ:
Phân chia trách nhiệm là không cho phép một thành viên nào đƣợc giải quyết
mọi mặt của một nghiệp vụ từ khi hình thành đến khi kết thúc.
Mục đích của việc phân chia trách nhiệm nhằm để các nhân viên kiểm soát
lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ đƣợc phát hiện nhanh chóng. Đồng thời giảm cơ

8
8
hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và
giấu diếm sai phạm của mình. Sau đây là một số chức năng cần phải tách biệt:
 Chức năng bảo quản tài sản và chức năng kế toán: Nhân viên bảo quản
tài sản không đƣợc làm nhiệm vụ ghi chép, lƣu giữ sổ kế toán của tài sản đó. Nếu
kiêm nhiệm sẽ tạo cơ hội cho nhân viên tự tiện sử dụng tài sản vì lợi ích bản thân,
điều chỉnh sổ sách che giấu sai phạm cho mình.
 Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ và bảo quản tài sản: Ngƣời có quyền
phê chuẩn không đƣợc kiêm bảo quản tài sản vì rất có thể tham ô luôn tài sản đó.
 Chức năng thực hiện nghiệp vụ với chức năng kế toán: Nếu từng bộ

phận vừa thực hiện nghiệp vụ vừa ghi chép và báo cáo thì họ sẽ có xu hƣớng thổi
phồng kết quả để tăng thành tích của bộ phận hoặc khu vực của mình.Muốn cho
thông tin không bị thiên lệch nhƣ vậy, quá trình ghi sổ nên giao cho một bộ phận
thực hiện, thƣờng là bộ phận kế toán.
1.1.2.3.2 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ:
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: Cần đảm bảo 2 nguyên tắc:
 Kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách
 Việc phê chuẩn các nghiệp vụ phải đúng đắn
Chứng từ sổ sách là những bằng chứng tài liệu mà trên dó các nghiệp vụ kinh
tế đƣợc phản ánh và tổng hợp. Có chứng từ chỉ luân huyển trong nội bộ nhƣng cũng
có chứng từ thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa công ty với khách
hàng, với cơ quan quản lý nhà nƣớc. Chứng từ, sổ sách phải đầy đủ để đảm bảo
cung cấp thông tin đầy đủ, hợp lý, tất cả tài sản đều đƣợc kiểm soát, các nghiệp vụ
kinh tế đƣợc ghi chép chính xác, không bỏ sót nghiệp vụ nào.
Kiểm soát hệ thống chứng từ, sổ sách cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Chứng từ đƣợc đánh số liên tục trƣớc khi sử dụng để tránh thất lạc, dễ kiểm
soát và truy lại khi cần thiết.
 Ngoài những chứng từ bắt buộc do Bộ Tài Chính quy định có mẫu sẵn, có
những chứng từ do doanh nghiệp tự lập phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, có thể sử
dụng cho nhiều công dụng khác nhau để giảm bớt số lƣợng chứng từ trong đơn vị.

9
9
 Chứng từ phải đƣợc lập ngay khi nghiệp vụ vừa xảy ra hoặc càng sớm càng tốt.
 Chứng từ chỉ luân chuyển qua những bộ phận có liên quan đến nghiệp vụ,
đƣợc xử lý nhanh chóng và chuyển đến bộ phận tiếp theo để đảm bảo công tác hạch
toán đƣợc liên tục, cung cấp thông tin lập báo cáo đúng hạn định.
 Sổ sách phải đóng chắc chắn, đánh số trang, có chữ ký của ngƣời kiểm
soát, có đóng dấu giáp lai.
 Lƣu trữ chứng từ, sổ sách kế toán phải khoa học, an toàn, đúng quy định để

dễ dàng truy cập.
Phê chuẩn đúng đắn cho các nghiệp vụ:
Trên cơ sở các quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành, các quy định của
từng đơn vị mà những ngƣời có quyền phê chuẩn sẽ phê chuẩn các nghiệp vụ kinh
tế xảy ra trong đơn vị mình. Do đó nếu không có sự thông đồng thì phê chuẩn sẽ là
công cụ đắc lực để hạn chế gian lận. Có 2 loại phê chuẩn:
 Phê chuẩn chung: Là việc xây dựng, ban hành các chính sách áp dụng
chung cho toàn đơn vị. Nhân viên cấp dƣới căn cứ vào chính sách đó để xét duyệt
các nghiệp vụ trong phạm vi giới hạn mà chính sách đó nêu ra.
 Phê chuẩn cụ thể: Là trƣờng hợp nhà quản lý xét duyệt riêng cho từng
nghiệp vụ, thƣờng là những nghiệp vụ không thƣờng xuyên phát sinh hoặc thƣờng
xuyên nhƣng với số tiền vƣợt khỏi giới hạn cho phép của phê chuẩn chung.
1.1.2.3.3 Kiểm soát vật chất:
Kiểm soát vật chất là những thủ tục để đảm bảo an toàn tài sản, thông tin của
đơn vị. Đƣợc thể hiện rõ qua nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ, thủ kho, thủ quỹ.
Chẳng hạn nhƣ hàng hóa, thành phẩm đƣợc bảo vệ bằng cách để trong kho chứa
hàng và không phải ai cũng đƣợc phép vào. Định kỳ thủ kho phải kiểm kê số lƣợng
sản phẩm còn để đối chiếu với kế toán vật tƣ giúp kiểm soát về số lƣợng, chất lƣợng
và giá trị của hàng trong kho.
Chứng từ, số sách cũng cần đƣợc kiểm soát vật chất bởi vì những tài liệu kế
toán này bị mất thì việc lập lại tốn thời gian, công sức.

10
10
1.1.2.3.4 Kiểm soát độc lập việc thực hiện:
Là việc kiểm tra đƣợc tiến hành bởi các cá nhân( bộ phận) khác với cá nhân(
bộ phận ) đang thực hiện nghiệp vụ. Nhu cầu độc lập xuất phát từ hệ thống kiểm
soát nội bộ có khuynh hƣớng thay đổi theo thời gian trừ khi có một cơ chế chuyên
kiểm tra, đánh giá. Nhân viên có thể quên hoặc vô ý không tuân thủ các thủ tục và
tiếp tục cố ý làm sai nếu nhƣ không có ngƣời khác kiểm tra, đánh giá công việc của

họ. Hiệu quả của thủ tục này sẽ giảm đi nếu ngƣời thực hiện thẩm tra lại là nhân viên cấp
dƣới của ngƣời đã thực hiện nghiệp vụ hoặc không độc lập vì bất kỳ lý do gì.
1.1.2.3.5 Phân tích soát xét lại việc thực hiện:
Là việc xem xét lại những việc đã thực hiện bằng cách so sánh với số liệu kế
hoạch, dự toán, kỳ trƣớc và các dữ liệu khác có liên quan, xem xét trong mối quan
hệ với tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện. Soát xét lại quá trình thực hiện giúp
nhà quản lý biết đƣợc một cách tổng quát là mọi thành viên có theo đuổi mục tiêu
của đơn vị một cách hiệu quả. Từ việc nghiên cứu những vấn dề bất thƣờng xảy ra
trong quá trình thực hiện, nhà quản lý có thể thay đổi kịp thời chiến lƣợc, kế hoạch
hoặc có những diều chỉnh thích hợp.
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông:
Thông tin và truyền thông là một nhân tố không thể thiếu cho việc thiết lập,
duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các
báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt dộng tài chính và sự tuân thủ.
Thông tin đƣợc cung cấp qua hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin của một
đơn vị có thể đƣợc xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai,
miễn là đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng của thông tin là thích hợp, kịp thời, cập
nhật, chính xác và truy cập thuận tiện.
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhƣng đƣợc nêu ra để nhấn
mạnh vai trò của truyền đạt thông tin. Liên quan đến các vấn đề này cần chú ý đến
các vấn đề sau:
Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ
và chính xác các chỉ thị của cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác
và sử dụng những phƣơng tiện truyền thông của đơn vị.

11
11
Các thông tin từ bên ngoài ( khách hàng, nhà cung cấp, nhà nƣớc…) phải
đƣợc tiếp nhận và ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ. Nhờ đó mà đơn vị mới
phản ứng kịp thời.

Hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng. Đầu vào là các sự kiện
kinh tế biểu hiện dƣới dạng các nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo
cáo kế toán. Qúa trình vận hành của hệ thống là quá trình ghi nhận, phân loại, tính
toán, xử lý và tổng hợp.
Hệ thống thông tin kế toán gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ với nhau là hệ
thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị. Hai hệ
thống này thƣờng sử dụng chung phần lớn dữ liệu đầu vào, thế nhƣng quá trình xử
lý và thông tin kế toán đầu ra lại có nhiều khác biệt để hình thành và cung cấp thông
tin nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Các kiểm toán viên thƣờng quan tâm
đến hệ thống thông tin kế toán. Các mục tiêu mà hệ thống thông tin kế toán tài
chính phải đạt đƣợc:
 Tính có thực: Chỉ ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật.
 Sự đánh giá: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đúng giá trị.
 Sự phê chuẩn: Các nghiệp vụ, chừng từ liên quan đều phải đƣợc phê duyệt
đúng nguyên tắc.
 Tính đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải đƣợc ghi chép đầy đủ
vào sổ sách kế toán.
 Đúng kỳ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải đƣợc ghi chép kịp thời, đúng
kỳ, đúng niên độ kế toán.
 Sự phân loại: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi chép đúng tài
khoản, đúng sổ sách kế toán, trình bày và công bố trên báo cáo tài chình theo đúng
chuẩn mực.
Để thực hiện đƣợc những điều trên cần phải chú ý đến những bộ phận quan
trọng trong hệ thống thông tin bao gồm:
 Hệ thống chứng từ gốc: Với đặc trƣng là phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế
xảy ra, chứng từ cho phép kiểm tra, giám sát từng hành vi kinh tế thông qua thủ tục
lập chừng từ. Là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các đối tƣợng, kể cả

12
12

bên trong và bên ngoài đơn vị. Bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hƣớng dẫn.
Nó là cơ sở để ghi chép nghiệp vụ vào sổ sách kế toán, cơ sở để kiểm tra, kiểm soát
trong kế toán.
 Hệ thống sổ sách kế toán: Bao gồm cả hệ thống tài khoản, hệ thống sổ chi
tiết, sổ cái. Một hệ thống kế toán hữu hiệu khi có sự phân loại hợp lý, nghĩa là các
nghiệp vụ phải đƣợc ghi chép đúng tài khoản. Muốn biết đúng hay sai thì kiểm toán
viên, nhà quản lý phải biết hệ thống tài khoản của đơn vị cụ thể nhƣ thể nhƣ thế
nào. Còn hệ thống sổ sách là nơi để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cơ sở
lập báo cáo kế toán, cung cấp thông tin phục vụ quản lý ngắn hạn. Hệ thống sổ sách
kế toán đƣợc ghi chép, sắp xếp, quản lý khoa học cũng góp phần bảo vệ tài sản của
đơn vị nhờ chức năng kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện. Với đặc điểm phản
ánh thông tin có hệ thống sẽ giúp công tác kiểm tra và truy ngƣợc lại chứng từ liên
quan đến những thông tin nghi ngờ là có sai phạm, sai sót.
 Hệ thống báo cáo kế toán: Đƣợc lập theo chuẩn mực kế toán hiện hành,
cung cấp thông tin để phục vụ quản lý dài hạn.
Ngoài những bộ phận trên còn có sơ đồ hạch toán và sổ tay hƣớng dẫn về các
chính sách và thủ tục kế toán cũng phần nào giúp cho hệ thống thông tin kế toán
vận hành tốt. Ngƣời ta thƣờng xem nó là phƣơng tiện truyền thông về chính sách.
Sơ đồ hạch toán mô tả về phƣơng pháp xử lý các nghiệp vụ tại đơn vị dƣới dạng
hình vẽ. Sổ tay hƣớng dẫn gồm bảng liệt kê, phân loại tài khoản sử dụng, diễn giải
chi tiết về mục đích và nội dung của từng tài khoản, cách thức xử lý các nghiệp vụ.
Sổ tay đầy đủ giúp xử lý nghiệp vụ đúng đắn và thống nhất trong toàn đơn vị.
Việc truyền thông đúng đắn sẽ đem đến cho nhân viên sự hiểu biết về vai trò
và trách nhiệm của họ, thông tin mà họ xử lý có liên quan nhƣ thế nào đến ngƣời
khác và yêu cầu phải báo cáo những tình huống bất thƣờng lên cấp trên.
1.1.2.5 Giám sát:
Giám sát là quá trình nhà quản lý đánh giá chất lƣợng của hệ thống kiểm soát
nội bộ. Từ đó xác định xem hệ thống kiểm soát nội bộ có vận hành đúng nhƣ thiết

13

13
kế hay không và có cần điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đơn vị hay
không. Để đạt kết quả tốt, nhà lý nên thực hiện:
 Gíám sát thường xuyên: Thực hiện thông qua việc tiếp nhận ý kiến đóng
góp của khách hàng, nhà cung cấp, xem các báo cáo hoạt động của đơn vị…
 Giám sát định kỳ: Thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do
kiểm toán viên nội bộ hay kiểm toán viên độc lập thực hiện.
BẢNG 1.1: CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.
Bộ
phận
Nội dung
Các nhân tố
Môi
trƣờng
kiểm
soát
Tạo sắc thái chung cho một tổ chức,
chi phối ý thức kiểm soát của mọi
ngƣời, là nền tảng cho tất cả các bộ
phận khác
Quan điểm, phong cách điều hành của
nhà quản lý.
Cơ cấu tổ chức.
Tính chính trực và giá trị đạo đức
Trình độ của đội ngũ các bộ,nhân viên
Chính sách nhân sự
Phân chia quyền hạn, trách nhiệm
Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm
toán
Kiểm toán nội bộ

Hệ thống kế hoạch, dự toán
Đánh
giá rủi
ro
Đơn vị phải nhận biết và đối phó
với các rủi ro bằng cách thiết lập
mục tiêu, hình thành cơ chế nhận
dạng, phân tích, đánh giá rủi ro.
Xác định mục tiêu của đơn vị
Nhận dạng rủi ro
Phân tích và đánh giá rủi ro
Hoạt
động
kiểm
soát
Các chính sách, thủ tục giúp các chỉ
thị của nhà quản lý dƣợc thực hiện,
có những hành động giúp hạn chế
các rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc
nhằm thực hiện mục tiêu của đơn vị
Phân chia trách nhiệm đầy đủ
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
Kiểm soát vật chất
Kiểm tra độc lập việc thực hiện
Phân tích soát xét lại việc thực hiện
Thông
tin
truyền
thông
Giúp mọi thành viên nắm bắt và

trao đổi thông tin cần thiết cho việc
điều hành, quản trị và kiểm soát các
hoạt động
Hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp
thông tin chất lƣợng
Truyền thông đảm bảo thông tin bên
trong, bên ngoài hoạt động hữu hiệu
Giám
sát
Quy trình hoạt động phải đƣợc giám
sát và điều chỉnh khi cần thiết.
Giám sát thƣờng xuyên
Giám sát định kỳ

14
14
1.1.3 Hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ:
 Hoạt động kiểm soát chỉ nhằm vào các sai phạm thƣờng xuyên phát sinh
nên có thể sẽ vô hiệu với các sai phạm đột xuất.
 Yêu cầu của nhà quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ
hơn giá trị thiệt hại do các sai phạm gây ra nên một số thủ tục kiểm soat nội bộ
không đƣợc thiết lập.
 Bản thân con ngƣời có những lúc sơ ý, bất cẩn, đãng trí, hiểu sai nghiệp vụ
dẫn đến sai sót.
 Kiểm toán nội bộ sẽ vô hiệu khi có sự thông đồng của nhân viên giữa các
bộ phận trong đơn vị hay với bên ngoài. Nếu nhà quản lý lạm quyền thì hiệu quả
của kiểm soát nội bộ sẽ bị đe dọa.
 Thủ tục kiểm soát không còn phù hợp khi điều kiện hoạt động của đơn vị
thay đổi.
1.1.4 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ:

Đối với báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tính trung thực và
đáng tin cậy bởi vì chính ngƣời quản lý đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo tài chính
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Đối với tính tuân thủ, kiểm soát nội bộ trƣớc hết phải đảm bảo hợp lý việc
chấp hành luật pháp và các quy định. Kiểm soát nội bộ còn phải hƣớng mọi thành
viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua
đó đảm bảo đạt đƣợc những mục tiêu của đơn vị
Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ
giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao
uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị…
1.1.5 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ:
1.1.5.1 Mục đích nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng của nhà quản lý để điều hành, quản
lý tài sản của đơn vị nhƣng lại có ảnh hƣởng rất lớn đến công việc của kiểm toán
viên, cụ thể là:

15
15
 Thông qua tìm hiểu hê thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá
đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của toàn đơn vị, của từng bộ phận.
 Trên cơ sở những hiểu biết đó, kiểm toán viên sẽ ƣớc lƣợng khối lƣợng và
độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Sau đó kiểm toán viên
sẽ xác định sơ bộ hƣớng điều tra, phạm vi điều tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán,
dự kiến thời gian…
1.1.5.2 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ:
1.1.5.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
 Tìm hiểu những bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ:
 Tìm hiểu về môi trƣờng kiểm soát.
 Tìm hiểu về đánh giá rủi ro.
 Tìm hiểu về thông tin và truyền thông:

Tìm hiểu các nghiệp vụ chính trong đơn vị.
Xem xét cách xử lý các nghiệp vụ.
Tìm hiểu tiến trình lập báo cáo tài chính.
 Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát.
 Tìm hiểu về việc giám sát.
 Phƣơng pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
 Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trƣớc đây tại đơn vị (nếu có).
 Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác.
 Quan sát tận mắt các công việc, cách tiến hành công việc của nhân viên
đơn vị. Sau đó kiểm toán viên sẽ thể hiện sự hiểu biết bằng lƣu đồ, bảng câu hỏi hay
bảng tƣờng thuật.
 Kiểm tra các tài liệu, sổ sách.
1.1.5.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát:
 Nhận diện các mục tiêu kiểm soát và các sai phạm có thể có.
 Đánh giá khả năng ngăn chặn các sai phạm của hệ thống kiểm soát nội bộ
 Đánh giá rủi ro kiểm soát.

16
16
 Nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì rủi ro kiểm
soát sẽ thấp, hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì rủi ro kiểm soát cao và cần đƣa
ra biện pháp để ngăn chặn.
1.1.5.2.3 Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Thử nghiệm kiểm soát dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh
hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu. Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán
cao nghĩa là hệ thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu thì khi đó kiểm toán viên
không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà mở rộng phạm vi áp dụng thử nghiệm cơ
bản. Nếu rủi ro kiểm soát thấp thì kiểm soát viên sẽ thiết kế các thủ nghiệm kiểm soát.
Khi thiết kế thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện, kiểm toán viên cần cân
nhắc giữa bằng chứng thu thập và chi phí để thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

1.1.5.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản:
Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải đánh
giá lại rủi ro kiểm soát. Nếu nhƣ kết quả thử nghiệm thấp hơn hoặc bằng mức có thể
bỏ qua thì hệ thống kiểm soát đƣợc xem là hữu hiệu. Nếu kết quả cho một tỷ lệ cao
hơn mức cho phép thì thủ tục kiểm soát là không hiệu quả và khi đó kiểm toán viên
sẽ tăng cƣờng các thử nghiệm cơ bản hoặc mở rộng phạm vi thực hiện chúng.
1.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CHU TRÌNH DOANH THU:
1.2.1 Các hoạt động kinh tế trong chu trình doanh thu:
Chu trình doanh thu bao gồm các nghiệp vụ kinh tế ghi nhận những sự kiện
kinh tế phát sinh liên quan đến việc tạo doanh thu và thanh toán. Có bốn sự kiện xảy
ra trong chu trình doanh thu:
 Nhận đặt hàng của khách
 Giao hàng hoặc dịch vụ cho khách
 Yêu cầu khách hàng thanh toán tiền
 Nhận tiền thanh toán
Trong trƣờng hợp bán hàng thu tiền ngay, các sự kiện sẽ xảy ra cùng một lúc
nên hệ thống kế toán ghi chép bốn sự kiện trên cùng một nghiệp vụ kế toán.

×