Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 85 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




MAI ĐÌNH TỨ



ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2001 - 2010



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










Hà Nội – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






MAI ĐÌNH TỨ




ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60.44.80


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Ngô Đức Phúc






Hà Nội - 2012

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………

MỤC LỤC…………………………………………………………………
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………… ………………………
DANH MỤC CÁC HÌNH……………… ………………………

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 01
1. Tính cấp thiết đề tài………………………………………………… 01
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………… 01
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… 02
4. Giới hạn phạm vi………………………………………………… 02
4.1. Giới hạn phạm vi………………………………………………… 02
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………… 02
5. Quan điểm nghiên cứu………………………………………………… 02
6. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………… 03
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn…………………………………………… 03

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN……………………………………………………… ……… 04
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất…………………………… ………… 04
1.1.1. Khái niệm và bản chất của quy hoạch sử dụng đất………… ……………04
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất………… ……………04
1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất………………………….… ….…….05
1.1.4. Những quy định pháp lý về quy hoạch sử dụng đất…………… …… 06
1.1.5. Các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất………………………………… 08
1.1.6. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch ngành…… … 09
1.1.7. Các nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam có liên quan đến đề tài… … 10

1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng …………………………….… 13
1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên…………………………………………… 13
1.2.2. Các nguồn tài nguyên …………………………………… ……….…… 18

1.2.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu……………………………… 20
1.2.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường huyện Nga Sơn 21
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn……………………………….…… 21
1.3.1. Tăng trưởng kinh tế……………………………………………….…… 21
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………………….…21
1.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế…………………………………….22
1.3.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập…………………………………… 24
1.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ……………………………… 26
1.3.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn…………….…….28
1.3.7. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn…………………….29
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2001 –
2010……………………………………………… 31
2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai …………………………………………… 31
2.1.1. Tình hình quản lý đất đai ………………………………………… 31
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Nga Sơn năm 2010…………………32
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2001 – 2010…………………………………………………………… 38
2.2.1. Tình hình biến động sử dụng đất đai từ năm 2001 – 2005………. ……… 38
2.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất đai từ năm 2005 – 2010…… ………….40
2.2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nga
Sơn giai đoạn 2001 – 2010……………………………… 44
2.2.4. Kết quả điều tra điểm về tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng
đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2001 – 2010……………………………………… …46
2.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2010……………………………………………… 53


Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HUYỆN

NGA SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2020. ……………………………………… ………… 59
3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho 20 n¨m tíi vµ những
năm tiÕp theo. …………………………………………………… 59
3.1.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………………… 59
3.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế………………………………………………………… 59
3.2. Định hƣớng phát triển các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề
xuất các giải pháp thực hiện trên địa bàn nghiên cứu 60
3.2.1. Quan điểm về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam 60
3.2.2. Quan điểm sử dụng đất của huyện Nga Sơn 60
3.3. §Þnh h-íng sö dông ®Êt cho 20 n¨m tíi vµ những năm tiÕp theo 61
3.3.1.Về quy hoạch đất nông nghiệp …………………………………… 62
3.3.2. Về quy hoạch đất phi nông nghiệp…………………………… 63
3.3.3. Về quy hoạch đất chưa sử dụng đưa vào khai thác, sử dụng…… 64
3.4. Các giải pháp thực hiện ……………………………………………………………65
3.4.1. Giải pháp về chính sách 65
3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 66
3.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ 67
3.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 67
3.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện 67
3.4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại đất………………………………………… 68

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………69
1. Kết luận………………………………………………………………………… ……69
2. Kiến nghị…………………………………………………………………………….…72
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….73
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 75



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTC
Bộ tài chính
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
CT
Chỉ thị
CT-TTg
Chỉ thị Thủ tướng
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND
Hội đồng nhân dân
KH
Kế hoạch

Nghị định
NĐ - CP
Nghị định chính phủ

Quyết định
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
TT
Thông tư
TTLT
Thông tư liên tịch
UBND
Ủy ban nhân dân
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
TTCN - XD
Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
DN
Doanh nghiệp
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
ĐK KT-XH
Điều kiện kinh tế - xã hội
TTCN – XD
Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
DS – KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
BĐKH
Biến đổi khí hậu
SDĐ
Sử dụng đất
GCNQSD
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
FAO
Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng số 1.1: Cơ cấu kinh tế năm 2005 - 2010………………………… 21
Bảng số 1.2: Sản lượng chăn nuôi của huyện năm 2005 - 2010…………………….….…23
Bảng số 1.3: Tình hình dân số và lao động của huyện một số năm… 25

Bảng số 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010……………………… 32
Bảng số 2.2: Tình hình biến động đất đai từ năm 2000 – 2005……………… …….… 39
Bảng số 2.3: Tình hình biến động sử dụng đất đai từ năm 2005 - 2010………….……….40
Bảng số 2.4: Diện tích trước , sau kỳ quy hoạch sử dụng đất 2000 - 2010 44
Bảng số 2.5: Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước quản lý 54
Bảng số 3.1: Dự kiến diện tích quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 so với quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010. (đơn vị: ha) 61



















DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ hành chính huyện Nga Sơn…………………………… 14
Hình 2.1: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn năm 2010………………… ….33






























Page 1




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, là địa bàn để
phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; là nguồn vốn,
nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể
chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự
nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà
ngược lại đất đai lại càng tốt hơn. Trong những năm gần đây, dưới tác động của sự phát
triển nhanh về kinh tế cũng như sự gia tăng nhanh về số dân, nhu cầu về đất đai theo đó
mà tăng mạnh. Từ đó, đòi hỏi các cấp quản lý phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, nhằm thích ứng với tình hình mới,
huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất. Trong
những năm qua, quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn đã có tác động rất lớn về nhiều
mặt đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Với nhiệm vụ chủ yếu là thiết
lập cơ cấu và sử dụng hợp lý các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất
chưa sử dụng) và các loại hình cụ thể của từng loại đất trên phạm vi toàn huyện, quy
hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2011 - 2020.
Với mục đích đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga
Sơn giai đoạn 2001 - 2010, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để thực hiện quy
hoạch sử dụng đất của địa phương giai đoạn 2011 - 2020; Do vậy tôi chọn đề tài: “Đánh
giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2001 – 2010 ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn 2001 – 2010.



Page 2



- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 - 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn 2001 – 2010.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất
của huyện Nga Sơn giai đoạn 2011 – 2020.
4. Giới hạn phạm vi
4.1. Giới hạn phạm vi
- Phạm vi nghiên cứu: Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Một số quy hoạch đại diện cho các chỉ tiêu quy hoạch bị thay đổi so với phương án
được duyệt.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn.
- Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn 2001 – 2010.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, luận văn tiến hành phân tích
một cách đầy đủ và có hệ thống toàn bộ các vấn đề về quy hoạch sử dụng đất của huyện.
- Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ: Việc tổng hợp và phân tích đầy đủ các số liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn luôn gắn với phạm vi lãnh thổ nhất định, ở
đây phạm vi lãnh thổ cụ thể chính là địa bàn huyện Nga Sơn. Đồng thời, việc tìm hiểu

quy hoạch sử dụng đất của huyện cũng không thể tách rời với quy hoạch tổng thể huyện
Nga Sơn, điều này xuất phát từ quan điểm tổng hợp của luận văn.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Đề tài nghiên cứu luôn đặt trong một bối cảnh lịch sử
cụ thể nhất định mà ở đó có quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng đang nghiên
cứu. Từ quá khứ đến hiện tại của đối tượng cho ta một quá trình phát triển, từ đó, có
những dự cảm cho tương lai và đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đón đầu.
- Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững luôn là mục đích cuối cùng của
mọi quá trình nghiên cứu. Đề tài này cũng vậy, trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng phát triển
của đối tượng, luôn có cách nhìn nhận biện chứng về những mặt lợi, mặt hại của các đối



Page 3



tượng nghiên cứu; từ đó có những kiến giải hướng đến sự phát triển bền vững nhất, mà ở
đó đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích phát triển kinh tế, môi trường và văn hóa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu, số liệu về
kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn giai đoạn 2001 - 2010.
- Phương pháp phân tích, khảo sát tổng hợp: Phân loại tài liệu, số liệu đã công bố, phân
tích, đánh giá lựa chọn các tài liệu, số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu. So sánh số
liệu qua các năm để thấy được sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất đai và các yếu tố liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thực hiện điều tra thực tế bằng phương pháp sử
dụng phiếu điều tra và phỏng vấn các đối tượng liên quan với vấn đề nghiên cứu; Thu
thập và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, số liệu, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm rà soát, phát hiện và hệ thống các vấn đề cần thiết.
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu về tình hình quản lý đất đai,

hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện Nga Sơn.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương
trình, công trình, đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trưng cầu ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia
có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thông qua đối thoại, góp ý phản
biện kết quả nghiên cứu.
- Các phương pháp khác: phương pháp bản đồ, phương pháp dự tính – dự báo
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản
dưới luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Các báo cáo của các cấp: huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
- Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương



Page 4



Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN

1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và bản chất của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là một phần của lãnh thổ nhất định, có vị trí, hình thể, diện tích và có những
tính chất, đặc điểm riêng – quy định việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau. Để
sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất, việc quy hoạch là một công việc quan trọng

nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng
đất nhất định.
Về mặt bản chất quy hoạch sử dụng đất cần được xác định dựa trên quan điểm
nhận thức: đất đai là đối tượng của tất cả các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với sự phát
triển của nền kinh tế – xã hội.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng
thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.
Tính kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
Tính pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy
hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
[25]
Từ đó có thể hiểu: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,
tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc bố trí, sắp xếp toàn bộ quỹ
đất đai cho mục đích kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường”.
1.1.2. Đối tƣợng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là quĩ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả nước,
tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực.



Page 5



Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như phương hướng,
nhiệm vụ của từng địa phương mà có những quy hoạch đất đai cụ thể nhằm “xác định cơ

cấu đất đai hợp lý, phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng, các ngành kinh tế, xác
định sự ổn định về mặt pháp lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất vào
đầu tư và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh,
văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường”.
1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

a, Quy hoạch sử dụng đất mang tính nhà nước
Tính nhà nước của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở các điểm sau
[25]
:
+ Đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
bằng quy hoạch, pháp luật và công cụ kinh tế.
+ Quy hoạch sử dụng đất thực hiện trên cơ sở pháp luật do Nhà nước qui định, là
công việc do các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện
+ Việc thực hiện theo phương án quy hoạch là bắt buộc đối với các chủ sử dụng
đất hay nói cách khác là các phương án quy hoạch có hiệu lực pháp lý.
+ Kinh phí để thực hiện quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước cấp và dựa vào ngân
sách các địa phương.
b, Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp
+ Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo toàn bộ tài
nguyên đất đai cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân (gồm 3 loại đất chính: đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng).
+ Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về chính trị; kinh tế - xã hội;
quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái.
Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất sẽ tổng hợp toàn bộ nhu cầu về sử dụng
đất, điều hoà các mâu thuẫn về đất đai giữa các ngành các lĩnh vực.
c, Quy hoạch sử dụng đất mang tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo về xu thế biến động dài hạn và những yếu tố kinh tế xã hội
quan trọng, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra phương
hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ cho việc xây dựng kế

hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.



Page 6



Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã
hội. Cơ cấu và phương thức được điều chỉnh từng bước trong thời gian thực hiện cùng
với quá trình phát triển dài hạn đến kinh tế xã hội cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
Thời hạn quy hoạch sử dụng đất đai thường xuyên xây dựng trong khoảng thời gian từ
10 đến 20 năm.
d, Quy hoạch sử dụng đất mang tính chính sách
Trong quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan
đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các
mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ
các quy định, chỉ tiêu về dân số, đất đai, môi trường và sinh thái.
e, Quy hoạch sử dụng đất mang tính khả biến
Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình
kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch đất đai không còn phù hợp, việc chỉnh sửa,
bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này
thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch
động, một quá trình lặp đi lặp lại theo chu kỳ: “Quy hoạch - Thực hiện - chỉnh lý - Tiếp
tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
Ngoài các đặc điểm trên, quy hoạch sử dụng đất còn gắn liền với lịch sử - xã hội.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện ở hai
mặt là: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng
thời là yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất, vừa là các yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ

sản xuất. Vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
1.1.4. Những quy định pháp lý về quy hoạch sử dụng đất
Trong hiến pháp nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều
18 chương II đã qui định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.”
Điều 6 của Luật đất đai năm 2003 xác định một trong những nội dung quản lý nhà
nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.



Page 7



Điều 31 của Luật đất đai năm 2003 đã qui định căn cứ để quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
Các quy định cụ thể về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện tại Mục 2,
chương II Luật đất đai 2003 bao gồm 10 điều (từ điều 21 đến 30) bao gồm các quy định
về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nội dung quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất; trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm quyền
quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ngoài ra, còn có các thông tư và quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
công tác quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể:
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của BTN-MT về việc ban
hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện Nga Sơn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ những cơ sở pháp lý của tỉnh, của huyện dưới đây:
- Chương trình hành động số 46/CT/TU ngày 29/04/2003 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
TW Đảng khóa IX “Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Quyết định số 2755/2007/QĐ – UBND ngày 12/09/2007 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2006 – 2015.
- Quyết định số 3023/2006/QĐ – UBND ngày 24/10/2006 của Chủ tich UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị
Thanh Hóa đến năm 2020.



Page 8



- Quyết định số 284/QĐ – UBND ngày 26/01/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
phê duyệt Quy hoạch (điều chỉnh) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2006 – 2010, dự báo đến năm 2020
- Quyết định số 584/QĐ – UBND ngày 06/03/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1999/QĐ – UBND ngày 19/07/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thanh Hóa đến 2010, định
hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 980/QĐ – UBND ngày 17/04/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 880/QĐ – UBND ngày 14/04/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
việc phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi vùng Trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa đến 2020.
- Quyết định số 1190/QĐ – UBND ngày 23/04/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 3075/2007/QĐ – UBND ngày 12/10/2007 của Chủ tich UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu Thanh Hóa.
- Quyết định số 3778/QĐ – UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc phê duyệt kế hoạch triển khai lập quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.1.5. Các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây
[16]
:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên.Quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.



Page 9




- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương.
- Phải dân chủ và công khai.
1.1.6. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch ngành
- Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội.
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, xác định mục tiêu phát
triển các ngành trong phạm vi lãnh thổ, làm căn cứ để xây dựng các quy hoạch chuyên
ngành, trong đó đề cập đến sử dụng đất ở mức độ phương hướng.
Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch chuyên ngành, lấy quy hoạch tổng thể làm
căn cứ, là sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể với đối tượng là tài nguyên đất đai và nhiệm
vụ là xác định qui mô và cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phân bố các loại đất cho các mục
đích sử dụng khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp căn cứ vào tiềm năng đất đai, các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm sinh thái của cây trồng xác định
phương hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp, phân bố các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý và đề xuất các biện pháp kinh tế, xã hội để thực hiện các mục tiêu đó.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ của quy hoạch sử
dụng đất để xác định diện tích, cơ cấu và phân bố các loại đất phục vụ cho mục đích phát
triển nông nghiệp và các mục đích khác.
- Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị: Quy hoạch sử dụng
đất ở khu vực đô thị có nhiệm vụ xác định cơ cấu đất đai và phân bố đất cho các mục
đích sử dụng khác nhau trong khu vực đô thị.
- Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành sử dụng đất
chuyên dùng khác: Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là
quan hệ tương hỗ. Quy hoạch các ngành là cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch
sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai.





Page 10



1.1.7. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài và Việt Nam có liên quan đến đề tài.
a, Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và
sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Công tác nghiên cứu về đất
và đánh giá đất đã được thực hiện sớm và dần được chú trọng, đặc biệt ở các nước phát
triển. Nhờ vậy đã giảm thiểu và ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái tài nguyên đất do
thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng
sử dụng đất bền vững trong tương lai.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem
như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Công tác nghiên
cứu về đánh giá đất ngày càng được quan tâm và trở thành một trong những chuyên
ngành nghiên cứu không thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số nghiên cứu về đánh giá
đất trên thế giới:
- Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land Suitabiliti
Classification) của cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1951. Sau một thời
gian nghiên cứu người ta đã phân loại thành 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có
thể trồng được một cách có giới hạn và lớp không thể trồng được. Mặc dù chưa được
nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết nhưng kết quả của công trình nghiên cứu này đã có ý
nghĩa trong việc sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai.
Bên cạnh đó khái niệm về “khả năng đất đai” được đưa vào trong công tác đánh
giá đất ở Hoa Kỳ, do Klingebeil và Montgomery Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông nghiệp Hoa
Kỳ đề nghị năm 1964. Trong đó các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại đưa vào khả

năng sản xuất của một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó và chỉ tiêu cơ bản để
đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng.
Đây là đánh giá đất đai sơ lược gắn đất với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là “loại
hình sử dụng đất”.
- Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời.
Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên phong là hoạt động



Page 11



của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960 việc phân hạng và đánh giá đất
được thực hiện gồm ba bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng.
+ Đánh giá khả năng của đất.
+ Đánh giá kinh tế đất.
- Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, các nhà khoa học trên
thế giới cùng nhau hợp tác và thành lập tổ chức FAO. Tổ chức này được thành lập
nhằm mục đích xây dựng quy trình và tiểu chuẩn về đánh giá đất sử dụng đồng bộ
trên thế giới. Sau khi được thành lập tổ chức FAO đã đưa ra dự thảo đầu tiên vào
năm 1972, năm 1973 Brinkiman và Smyth soạn lại và cho xuất bản. Từ bản dự thảo
này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức FAO đã
xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đất đầu tiên (A Framewok For Land
Evaluation) và công bố năm 1976. Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở
phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm trên nhiều nước và nhiều khu vực trên
thế giới đã có hiệu quả.
Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các
đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất như sau:

+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa năm 1983.
+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới năm 1985.
+ Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh năm 1989.
+ Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển năm 1990.
+ Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất
đai năm 1992.
Hiện nay công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững
đồng thời bảo vệ môi trường, sinh thái ngày càng được quan tâm và chú trọng được thực
hiện ở hầu hết các quốc gia. Và đánh giá đất đai trở thành khâu trọng yếu trong hoạt
động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản
lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.




Page 12



b, Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời và việc nghiên cứu về
đất đai cũng đã được quan tâm từ rất sớm.
- Vào thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và tổng hợp thành
các tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê
Tắc, Nguyễn Khiêm…
- Trong thời kỳ Pháp thuộc để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài nguyên
thực dân Pháp đã có nhiều nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu: “Đất Đông
Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội, công trình
nghiên cứu đất ở miền Nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các
đồn điền cao su ở Việt Nam, công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở

Đông Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn.
- Sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ
Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú, Thái Công Tụng …và các
nhà khoa học nước ngoài như: V.M Fidland, F.E Moorman… cùng hợp tác nghiên cứu
xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, phân vùng địa lí - thổ nhưỡng miền
Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tính chất lý, hoá học đất vùng đồng bằng sông
Cửu Long, bản đồ đất Việt Nam, các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam, đánh giá
phân hạng đất khái quát toàn quốc, từng bước nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh
giá đất theo FAO.
+ Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam
(Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu, năm 1985), phân loại khả năng của FAO đã được
áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích nghi cho từng loại hình sử
dụng đất.
+ Năm 1993 Tổng cục Địa chính đã từng bước thực hiện việc xây dựng các mô
hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất theo cấp lãnh thổ hành chính khác nhau.
+ Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng
đất (Viện quy hoạch và thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994).



Page 13



+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát
triển lâu bền là nội dung của đề tài “KT 02 - 09” (do PGS - TS Trần An Phong làm chủ
nhiệm năm 1995).
- Trong giai đoạn 2001 - 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc tế Viện
thổ nhưỡng - Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu quả cao. Viện đã

nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên hệ phân loại đất tiên tiến trên thế
giới như: FAO - UNESCO, Soil Taxolomy
1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng
1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Nga Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng ven biển
của tỉnh. Có tọa độ địa lí như sau:
Từ 19
0
56’23’’ đến 20
0
04’10’’ vĩ độ Bắc.
Từ 105
0
54’45’’đến 106
0
04’30’’ kinh độ Đông.
[ 18]
Trung tâm huyện là thị trấn Nga Sơn, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 40km
về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10km về phía Đông Nam và cách thị
trấn Kim Sơn (Ninh Bình) 17km về phía Nam.
Huyện Nga Sơn có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn( Ninh Bình) và huyện Hà Trung.
Phía Đông giáp huyện Kim Sơn( Ninh Bình) và Biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Hà Trung.
Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.
Nga Sơn được bao bọc bởi các sông: sông Càn, sông Hoạt, sông Lèn và Biển
Đông, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Đường bộ có Quốc lộ 10 chạy qua địa phận
huyện dài 18km theo hướng Bắc - Nam, tạo thành trục giao thông chính. Tỉnh lộ 13 nối
Quốc lộ 10 với Quốc lộ 1A tại xã Nga Mĩ ( gần thị trấn Nga Sơn) dài khoảng 5km trên

địa phận của huyện. Cầu Báo Văn ( nằm trên Tỉnh lộ 13) và cầu Điền Hộ (nằm trên
Quốc lộ 10) đã được sửa chữa, đảm bảo giao thông thông suốt.




Page 14



Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Nga Sơn



Page 15



b, Địa hình, địa mạo
Nhìn chung, không quá phức tạp. Do quá trình bù đắp của phù sa sông biển, toàn
huyện có dạng địa hình lượn sóng tạo ra những dãy núi đất cao, thấp xen kẽ nhau. Địa
hình cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Phía Tây Bắc là dãy núi đá
thuộc vòng cung Tam Điệp.
Có thể chia địa hình Nga Sơn thành 3 tiểu vùng như sau
[ 18]
:
Vùng phía Tây:
Khu vực này bao gồm các xã: Nga Thiện, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn, Ba
Đình, Nga Thắng và Nga Lĩnh có diện tích khoảng 4.573,30 ha, chiếm 28,89% diện tích
tự nhiên của toàn huyện. Nằm dọc theo sông Hoạt, đây là vùng chuyên canh lúa của

huyện; với địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động. Đất đai chủ yếu là đất phù
sa có glây trung bình thích hợp với cây lúa nước, có điều kiện trở thành vùng thâm canh
lúa cao sản.
Vùng giữa:
Là một khu vực bao gồm các xã: Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga
Mỹ, Nga Trung, Nga Nhân, Nga Bạch, Nga Thạch, Thị trấn Nga Sơn, Nga Hưng, Nga
Hải với diện tích 5.058,06 ha, chiếm 31,95% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm trên dải
đất cao hơn của huyện, thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước
nhanh. Đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn
ngày, hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Vùng biển:
Bao gồm các xã: Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến,
Nga Tân và Nga Thủy, diện tích 619,97 ha, chiếm 39,16% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Là vùng đất được hình thành cách đây không xa lắm, do quá trình bồi đắp, lấn biển đang
được trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Địa hình thấp hơn so với các vùng khác, nghiêng
dần về phía biển, canh tác và thu hoạch cói thuận lợi, đồng thời góp phần thoát nước cho
toàn huyện về mùa mưa. Đây là vùng chuyên canh cói có năng suất và chất lượng cao, từ
lâu đã làm nên một phần câu ca dao: “ chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”. Vùng có thế
mạnh để phát triển tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.



Page 16



Địa hình Nga Sơn chia thành ba tiểu vùng rõ rệt, tương thích với chế độ, tập quán
canh tác khác nhau, hình thành một cách tự nhiên, tạo thành thế mạnh của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp đa dạng, sản phẩm làm ra mang tính hàng hóa cao.
c, Đặc điểm khí hậu

Nga Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển của tỉnh Thanh Hoá
[ 18]
.
Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 8.600
o
C; Biên độ năm 12 - 13
o
C, biên độ ngày 5,5 –
6
0
C, nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng 16,5 – 17
0
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới
5
0
C, nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng 29 – 29,5
0
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa
quá 40
0
C, Có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C,
có 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình trên 25
0
C.
Lượng mưa: về chế độ, mưa theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa trung bình năm là
158 mm, trung bình tháng 109 mm. Tuy nhiên, ở Nga Sơn, lượng mưa phân bố trong
năm ở các tháng là không giống nhau, mưa nhiều vào các tháng 8, 9, 10 lượng mưa
tháng trung bình là 310,5 – 209,5 mm. Các tháng này ở những vùng đất không có hệ

thống tưới, tiêu chủ động, thì sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Trong tháng, lượng mưa
cũng phân bố khác nhau, tuần có lượng mưa cao nhất là tuần 2 của tháng 9 với lượng
mưa 147,2 mm; các tuần có lượng mưa cao hơn 70 mm là tuần 2 và 3 của tháng 5; tuần 3
của tháng 7; tuần 2 của tháng 8; tuần 1 và 2 của tháng 9; tuần 1 của tháng 10. Mưa lớn
đã ảnh hưởng tới cây trồng vụ xuân ở thời kỳ thu hoạch. Trong năm lượng mưa xuất hiện
thấp là tháng 1 với lượng mưa trung bình 16,5 mm, tháng 2 là 18,7 mm và tháng 12 là
33,5 mm.
Thời gian chiếu sáng: ở Nga Sơn, đáng chú ý là có 3 tháng số ngày nắng dưới 20
ngày/tháng, với số giờ nắng dưới 80 giờ trong tháng, đó là, tháng 1, tháng 2 và tháng 3.
Ẩm độ không khí: ở Nga Sơn, ẩm độ không khí quá cao, trung bình năm 85%
thuộc khu vực ẩm của Bắc Trung Bộ. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3 và
tháng 4 với độ ẩm 91%, đáng chú ý là ở Nga Sơn có hai đợt không khí khô, độ ẩm không
khí dao động từ 81- 82% (tháng 6, tháng 7 và tháng 1, 12).
Lượng bốc hơi: bốc hơi nước ở huyện trung bình 74,1 mm, tháng có lượng bốc
hơi cao nhất là tháng 6 (111,6 mm), tháng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 3 với 38,8 mm.



Page 17



Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Đông Nam.
Tốc độ gió khá mạnh, trung bình năm 1,8 – 2,2
m
/
s
. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong
bão tới trên 40
m

/
s
và trong gió mùa Đông Bắc là 25
m
/
s
.
Ngoài hai hướng gió chính trên, về mùa hè thỉnh thoảng xuất hiện các đợt gió Tây
Nam khô nóng, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn bằng các huyện vùng đồng bằng.
Bão thường xuất hiện từ tháng VII – X kèm theo mưa lớn.
Nhìn chung: Khí hậu Nga Sơn tương đối đồng nhất ở các vùng khác nhau trong
huyện. Các yếu tố khí hậu phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây
trồng như lúa, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói), cây ăn quả (táo,
nhãn), thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, tăng giá trị trên
một đơn vị diện tích.
Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu cũng gây ra những bất lợi như ảnh hưởng trực tiếp
của gió bão, triều dâng, mưa lớn tập trung gây ra úng lụt. Những biến động bất thường
khác của thời tiết như hạn hán, rét đậm kéo dài, sương muối, sương giá gây ảnh hưởng
đến sản xuất và đời của nhân dân.
d, Thủy văn
Nga Sơn thuộc vùng thuỷ triều phía Bắc. Chế độ triều là nhật triều không thuần
nhất, hàng năm vẫn có các ngày bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn, nhưng xuống
kéo dài lên.
Nga Sơn có 2 cửa sông: cửa Càn và cửa Lạch Sung vào mùa khô do nguồn nước
từ thượng nguồn chảy về ít và địa hình không cao hơn nhiều so với mặt nước biển nên sự
xâm nhập của triều mặn vào sông Hoạt là lớn nhất và đi sâu vào nội địa, tuy nhiên càng
vào sâu, mặn càng giảm.
Địa bàn huyện Nga Sơn được bao bọc bởi các con sông tự nhiên: sông Hoạt, sông
Lèn, sông Càn và sông Lai Thành đều ảnh hưởng của thuỷ triều. Các sông này là nguồn
cung cấp nước cho nông nghiệp qua các trạm bơm chính như: Sa Loan, Nga Thiện, Vực

Bà …. Ngoài ra, sông đào Hưng Long chảy từ Tây sang Đông có tác dụng dẫn nước tưới
cho vùng đồng màu, vùng biển và tiêu nước cho vùng đồng chiêm.


×