Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 77 trang )

i



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




PHẠM THU THẢO


NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH
TRONG HOLOCEN MUỘN KHU VỰC ĐỚI BỜ BIỂN
TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




Hà Nội – Năm 2012
ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



PHẠM THU THẢO


NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH
TRONG HOLOCEN MUỘN KHU VỰC ĐỚI BỜ BIỂN
TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
Mã số: 60 85 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS TRẦN NGHI

Hà Nội – Năm 2012
iii

Lời cảm ơn
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Nghi đã hƣớng dẫn,
chỉ bảo tận tình học viên trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Địa lý, đặc biệt
là các thầy trong bộ môn Địa mạo, PGS.TS Đặng Văn Bào, PGS.TS Vũ Văn Phái
và PGS.TS Nguyễn Hiệu đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu giúp học viên hoàn
thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn phòng Trầm tích và Địa chất

biển - khoa Địa chất đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên để học viên hoàn thành
tốt luận văn.
iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỚI BỜ 3
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 6
1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1.3.1. Quan điểm tiếp cận 9
1.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu địa mạo 10
1.2.2. Nhóm phƣơng pháp địa chất - trầm tích 11
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám 13
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN 14
2.1.1. Vị trí địa lý 14
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tƣợng 15
2.1.3. Thủy văn, hải văn 17
2.1.3. Đặc điểm địa chất 20
2.2. YẾU TỐ NHÂN SINH 24
2.2.1. Đặc điểm dân cƣ 25
2.2.2. Đặc điểm kinh tế 27
Chƣơng 3. BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ BIỂN KHU
VỰC TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN TRONG HOLOCEN MUỘN
30
3.1. BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH HOLOCEN MUỘN 30
3.1.1. Đặc điểm trầm tích 30

3.1.2. Biến động trầm tích đới bờ trong Holocen muộn 35
3.2. BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ TRONG HOLOCEN MUỘN 44
3.2.1. Đặc điểm địa mạo 44
v

3.2.2. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu 47
3.2.3. Biến động địa hình đới bờ trong Holocen muộn 48
3.2.4. Biến động địa hình trong giai đoạn hiện đại 54
3.3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ BIỂN VÀ GIẢI PHÁP
ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT. 59
3.3.1. Nguyên nhân biến động địa hình đới bờ biển 59
3.3.2. Giải pháp định hƣớng quản lý quỹ đất 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

vi

Danh mục hình

Hình 1.1. Phạm vi đới bờ khu vực châu thổ (theo Allen, Galoway, Right, 1975) 4
Hình 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 14
Hình 3.1. Đơn vị và yếu tố địa mạo đới bờ Trà Vinh hiện nay 45
Hình 3.2. Phân loại thạch học theo khoáng vật của trầm tích cát (theo Pettijohn,
Trần Nghi) 31
Hình 3.3. Các tƣớng trầm tích khu vực nghiên cứu 41
Hình 3.4. Mặt cắt ngang khu vực nghiên cứu 42
Hình 3.5. Cột địa tầng khu vực nghiên cứu 43
Hình 3.6. Địa hình Trà Vinh với hai dạng đồng bằng trũng thấp
và cồn cát đan xen 47
Hình 3.7. Thực địa lấy mẫu ở Trà Vinh 49
Hình 3.8. Các thế hệ cồn cát chắn cửa sông và các vùng đồng bằng đƣợc bồi tụ từ

3000 năm đến nay 54
Hình 3.9. Biến động đƣờng bờ từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An 57
Hình 3.10. Sơ đồ thành tạo các cồn cát ngầm ven bờ hiện đại do sóng 60
Hình 3.11. Cồn cát tiền châu thổ đƣợc thành tạo do hoạt động của dòng ven bờ,
sóng và dòng chảy sông 61
vii

Danh mục bảng

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu địa hóa đặc trƣng cho các môi trƣờng trầm tích
khác nhau 11
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm
(Trạm Càng Long) (
o
C) 16
Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo
huyện/thành phố 25
Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (‰) 26
Bảng 2.4. Số lao động đƣợc tạo việc làm trong năm (ngƣời) 27
Bảng 2.5. Diện tích và sản lƣợng khai thác, nuôi trồng thủy sản 28
Bảng 3.1. Phân loại độ hạt theo thang ф và d 31
Bảng 3.2. Ttuổi của các điểm lấy mẫu theo thứ tự các cồn cát từ bờ vào sâu trong
đất liền 50
Bảng 3.3. Tốc độ dâng cao và hạ thấp mực nƣớc biển từ 3000 năm đến nay 53
Bảng 3.4. Các đoạn bờ bồi tụ, xói lở từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An 55
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đới bờ là dải đất tiếp giáp giữa biển và lục địa, là nơi tập trung các dạng tài

nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên sinh vật. đới bờ cũng là khu
vực nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố động lực nội ngoại sinh nhƣ chuyển
động tân kiến tạo, thay đổi mực nƣớc biển và các yếu tố thủy động lực …
Khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (thuộc tỉnh Trà
Vinh) biến động liên tục theo không gian và thời gian trong giai đoạn Holocen
muộn. Đặc biệt trong giai đoạn từ 3000 năm đến 1000 năm cách ngày nay, biển lùi
sau giai đoạn biển tiến cực đại, châu thổ liên tục bồi tụ, phạm vi đới bờ liên tục dịch
chuyển về phía biển. Từ 1000 năm cách đây cho đến nay tốc độ bồi tụ giảm dần do
ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng và sụt lún kiến tạo. Hiện nay sụt lún kiến tạo trung
bình 2mm/năm cùng với mực nƣớc biển dâng 2mm/năm đã tác động mạnh đến đới
bờ, hiện tƣợng xói lở bờ biển sẽ xảy ra mạnh hơn. Diện tích đất kèm theo các hệ
sinh thái rừng ngập mặn bị mất dần, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến kinh tế xã hội
tỉnh Trà Vinh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong Holocen
muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An” đƣa ra nhằm xác
định đƣợc lịch sử biến động đới bờ khu vực nghiên cứu thông qua nghiên cứu địa
mạo – địa chất là hết sức quan trọng góp phần xác định quy luật và dự báo biến
động của chúng trong tƣơng lai từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng
với những tai biến do biến động đới bờ gây nên cũng nhƣ lợi dụng quy luật biến
động để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhƣ định hƣớng quy hoạch là
hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ biến động trầm tích và địa hình đới bờ khu vực từ cửa Cung
Hầu đến cửa Định An trong Holocen muộn trong mối liên quan với các quá trình
2

địa mạo - trầm tích.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện các nội dung chủ
yếu sau:

- Phân tích mối quan hệ giữa địa hình địa mạo với quá trình tiến hóa trầm
tích trong Holocen muộn.
- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa hình và sự thay đổi mực nƣớc biển
- Sự thay đổi đƣờng bờ và khu vực cửa sông Tiền, sông Hậu
4. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ phần đất liền tỉnh Trà Vinh kéo dài ra đến biển ở độ sâu khoảng
25m (đến hết phần địa hình sƣờn châu thô).
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến trầm tích và địa hình khu vực nghiên
cứu.
Chƣơng 3. Biến động trầm tích và địa hình đới bờ biển khu vực từ cửa Cung
Hầu đến cửa Định An trong Holocen muộn.
3

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỚI BỜ
Đới bờ là nơi nhạy cảm nhất, rất dễ bị tác động bởi những thay đổi từ bên
ngoài (thay đổi mực nƣớc biển, tác động của con ngƣời, điều kiện địa chất), là nơi
tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng bao gồm tài nguyên sinh vật và các dạng tài
nguyên khác. Hiện nay khái niệm về đới bờ chƣa thống nhất phạm vi không gian, vì
vậy việc định nghĩa và xác định ranh giới cho đới bờ phục vụ cho các mục địch
khác nhau, phụ thuộc mục đích sử dụng và nghiên cứu. Dƣới đây là một số khái
niệm đới bờ đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và Việt Nam:
Theo công ƣớc về luật biển quốc tế năm 1982, đới bờ đƣợc định nghĩa là
vùng biển đặc quyền kinh tế với chiều rộng 200 hải lý tính từ bờ ra phía biển. Định
nghĩa đƣợc đƣa ra là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của các quốc
gia có biển, hƣớng tới bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trƣờng bền vững và duy

trì an ninh, trật tự trên biển.
Tại hội nghị về khai thác và sử dụng tài nguyên đới bờ đƣợc tổ chức vào
tháng 6 năm 1972 tại Woods Hole, đới bờ đƣợc xác định là một dải rộng tiếp giáp
giữa biển và lục địa có ranh giới phía lục địa là giới hạn ảnh hƣởng của thủy triều và
ranh giới phía biển mở rộng ra tới rìa lục địa tƣơng ứng với độ sâu 200m.
Theo Allen, Galoway, Wright (1975) đới bờ đƣợc xác định phạm vi là từ
đồng bằng châu thổ ra đến khu vực tiền châu thổ và kết thúc đến hết sƣờn châu thổ,
đến 25m nƣớc phía ngoài khơi.
4


Hình 1.1. Phạm vi đới bờ khu vực châu thổ (theo Allen, Galoway, Wright, 1975)
Năm 1989, trong văn bản hƣớng dẫn đánh giá tác động môi trƣờng, Ngân
hàng Thế giới (World Bank) đã nhận xét và đƣa ra quan niệm: “Không có một định
nghĩa chính xác về đới bờ. Nhƣng tất cả các định nghĩa đều cố gắng để tính đến cả
vùng bờ ven biển, vùng cửa sông, vùng biển ven bờ, cùng toàn bộ phần đất kéo dài
dọc theo bờ mà trên đó các quá trình tự nhiên và những hoạt động của con ngƣời
đều có tác động đến nó và cũng bị tác động của chính nó. Giới hạn của đới bờ có
thể rất rộng, không chỉ đƣợc xác định bởi các đặc trƣng sinh thái, mà còn phụ thuộc
vào các điều khoản trong chính sách và khả năng quản lý của chính quyền. Vì vậy,
đới bờ có thể bao gồm cả một vùng đất rộng lớn trên lục địa tính từ đƣờng phân
thuỷ của các sông đổ ra biển và đến tận vùng nƣớc trên sƣờn lục địa. Các đặc trƣng
tự nhiên của đới bờ bao gồm bãi biển, vùng cửa sông, vùng đất ngập nƣớc, vũng
vịnh, đầm phá, rạn san hô và cả các đụn cát ven bờ. Các hợp phần nhân tạo bao gồm
cảng biển, hoạt động nuôi trồng hải sản và đánh bắt thƣơng mại, các hoạt động công
nghiệp, phát triển du lịch và giải trí, các di tích khảo cổ - lịch sử, các đô thị là nơi có
mật độ dân số cao nhất.
Năm 1992 tại Rio De Janero, Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng và phát
triển đã đƣa ra khái niệm về quản lý tổng hợp đới bờ và ở đây đới bờ đƣợc hiểu là
Đới bờ

5

phạm vi không gian bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển, là khu vực
chuyển tiếp giữa biển và lục địa.
Năm 1996 chƣơng trình “quản lý tài nguyên và môi trƣờng” của Malaysia lại
cho rằng “Đới bờ là một hệ sinh thái giàu có về thực vật cũng nhƣ các quá trình vật
lý, có động lực mạnh và một môi trƣờng nhạy cảm hơn bất cứ nơi nào trên trái đất,
là vùng đất và biển mở rộng về phía biển 19km và về phía đất liền cũng 10km”.
Ở Việt Nam Cục Bảo vệ Môi trƣờng (2003) và Chƣơng trình nghị sự 21 năm
2005 đã nêu: “Vùng bờ, hay còn gọi là đới bờ biển, là vùng biển ven bờ và đất ven
biển có ranh giới phía đất liền là nơi tác động qua lại với biển không còn đáng kể và
ranh giới phía biển là nơi mà các hoạt động của con ngƣời ảnh hƣởng đến”.
Theo quan điểm một số nhà nghiên cứu, giới hạn dƣới của đới bờ là độ sâu
mà sóng bắt đầu bị biến dạng, cũng nhƣ địa hình và trầm tích đáy bắt đầu bị biến
đổi. Độ sâu đó đƣợc xác định bằng ½ chiều dài bƣớc sóng. Giới hạn về phía lục địa
của đới bờ đƣợc xác định là đƣờng sóng leo cao cực đại.
Nhƣ vậy các khái niệm và định nghĩa về đới bờ nêu trên đều đƣợc xác lập
một cách tƣơng đối. Cho đến nay định nghĩa đới bờ phổ biến, đƣợc dùng rộng rãi
nhất là theo quan điểm của Lymarev V.I: “Đới bờ là một dải tiếp giáp giữa đất liền
và biển, không rộng lắm, có bản chất độc đáo, tạo nên một lớp vỏ cảnh quan của trái
đất và là nơi xảy ra mối tƣơng tác rất phức tạp giữa thạch quyển, thủy quyển, khí
quyển và sinh quyển. Đới bờ cũng là hệ tự nhiên mở phức tạp, đa dạng và cũng rất
độc đáo thể hiện rõ rệt và đầy đủ nhất mối tác động qua lại lẫn nhau giữa 5 quyển
của trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển và trí quyển”.
Đới bờ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vì vậy việc đầu
tƣ thích đáng cho những nghiên cứu về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công
trình, thủy thạch động lực, địa chất tai biến, địa mạo, … để phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội vùng ven biển là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ nhiều nƣớc
nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản,….
6


1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
Một số nghiên cứu về đới bờ trên thế giới:
Năm 1919, Johnson đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu ở khu bờ, đã cho
ra đời cuốn sách nổi tiếng đầu tiên về hình thái và động lực bờ biển. Năm 1946,
Zenkovic V.P đƣa ra những luận điểm cơ bản của lý thuyết về nguồn gốc và sự phát
triển của các dạng địa hình tích tụ bờ biển với hàng loạt nhân tố mới tạo nên các
dạng địa hình tích tụ.
Elliott (1986) đã phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ khác nhau dựa vào
động lực sóng, thủy triều và dòng chảy ven bờ. Đặc biệt quá trình thành tạo và tiến
hóa các đê cát, cồn cát ven bờ trong đồng bằng cát ven bờ trong công trình “đƣờng
bờ lục nguyên” đã phân tích khá chi tiết.
David R.A (1978) cũng đã có những nghiên cứu, phân tích chi tiết về điều
kiện sinh thái và quá trình phát triển của vùng đầm lầy cửa sông, ven biển.
Hiện nay nghiên cứu về quản lý tổng hợp đới bờ rất phổ biến, bởi đới bờ là
nơi nhạy cảm dễ bị tác động của các yếu tố. Quản lý tổng hợp đới bờ là một hƣớng
nghiên cứu hƣớng tới phát triển bền vững đới bờ. Một số các tổ chức quốc tế nhƣ
chƣơng trình: Nghiên cứu khoa học địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á
(CCOP), Chƣơng trình hợp tác địa chất quốc tế (IGCP) cũng đã có những nghiên
cứu về đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng ven biển, tai biến địa chất và quản lý tổng
hợp bờ biển. Ngoài ra còn có một số tác giả khác nghiên cứu về quản lý tổng hợp
đới bờ nhƣ Clark, 1992, 1996 [16,17]; Harvey, 1999, 2001….
Những thập kỷ cuối thế kỷ 20 với những phƣơng tiện hiện đại nhƣ ảnh viễn
thám, lặn ngầm thiết bị, địa chấn nông phân giải cáo, các máy móc đo đạc nhanh
chóng, chính xác và máy vi tính…. Đã giúp con ngƣời rất nhiều trong khảo sát, tính
toán và đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề của thực tiễn thuộc đới bờ.

7


Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các khu vực
ven biển, các vùng cửa sông. Đặc biệt ở khu vực Trà Vinh nói riêng và châu thổ
sông Mê Kông nói chung có khá nhiều các công trình về địa chất - địa mạo, đây là
nguồn tài liệu rất phong phú:
Trong công trình “Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ đồng
bằng Nam Bộ” Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1991 [8] đã thiết lập các hệ tầng nhƣ
Hậu Giang, Cửu Long, Bình Chánh, U Minh, Cần Giờ Các thành tạo trầm tích
Holocen ít đƣợc quan tâm trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản.
Song những kết quả đo vẽ thể hiện trên bản đồ cho phép nhận biết quy luật phát
triển và phân bố các thành tạo trầm tích Holocen. Đối với vùng ven biển những
kết quả đo vẽ bản đồ ít nhiều cho phép sử dụng trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa
trầm tích Holocen châu thổ.
Trong các nghiên cứu vùng châu thổ sông Mê Kông ở vùng Bến Tre, Sóc
Trăng, Cà Mau, bằng các phƣơng pháp phân tích trầm tích, cổ sinh, tuổi tuyệt
đối, , Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh, Tanabe, Tateishi, Kobayashi, Saito,
2001, 2003, 2004, 2005 [20, 22, 23, 24] đã phác họa lịch sử phát triển địa chất của
đồng bằng Nam Bộ trong Holocen qua nghiên cứu, phân tích các lỗ khoan, các mặt
cắt địa chất, cũng nhƣ tổng hợp các kết quả phân tích tuổi C14. Đây là những công
trình khoa học nghiên cứu hợp tác với các nhà khoa học Nhật Bản chuyên nghiên
cứu về các châu thổ ở châu Á. Với các phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại, định
lƣợng đã mang lại những kết quả có hàm lƣợng khoa học cao. Từ các kết quả
nghiên cứu này, cho thấy ở vùng đồng bằng châu thổ ranh giới giữa Pleistocen và
Holocen sâu nhất vào khoảng 56m, độ sâu tƣớng chân châu thổ khoảng 22m, tiền
châu thổ 12m.
Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ (2002, 2004, 2005) [6,7] đã công bố
các công trình về những vấn đề địa tầng, cổ địa lý đồng bằng Nam Bộ trong kỷ
Đệ tứ. Trong luận án tiến sĩ về đồng bằng Nam Bộ, Đinh Văn Thuận (2005) [13]
8


đã tổng hợp những tƣ liệu về cổ sinh, đặc biệt đã xây dựng đƣợc những phức hệ
sinh thái bào tử phấn hoa, cho phép tái thiết lập môi trƣờng tích tụ trầm tích
trong Holocen.
Trong công trình: “Phân chia địa tầng Neogen - Đệ tứ và nghiên cứu cấu trúc
địa chất đồng bằng Nam Bộ”, Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn (2004) đã đề
cập đến đặc điểm trầm tích, cổ sinh và cổ địa lý Holocen đồng bằng Nam Bộ, gồm
đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Mê Kông. Các thành tạo trầm tích
Holocen đƣợc các tác giả chia là 3 khoảng tuổi: Holocen sớm - giữa, Holocen giữa -
muộn và Holocen muộn với 9 kiểu nguồn gốc khác nhau. Việc phân chia địa tầng
nhƣ trên cần đƣợc nghiên cứu bổ sung và chính xác hóa đối với phân chia địa tầng
Holocen vùng nghiên cứu.
Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk [10, 11, 12] từ nghiên cứu trầm tích
dƣới góc độ tƣớng đá để nhìn nhận hoạt động địa động lực cũng nhƣ mối quan hệ
của chúng trong phạm vi sông Hậu, sông Tiền trong công trình “Quy luật chuyển
tƣớng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn - Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt
động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”.
Trong đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc "Nghiên cứu biến động cửa
sông và môi trƣờng trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu
Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội", mã số KC09.06/06-10 do PGS.
TSKH. Nguyễn Địch Dỹ chủ trì [7] đã thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp một số
lƣợng lớn tài liệu, số liệu liên quan đến vùng cửa sông ven biển. Đề tài đã nghiên
cứu khá chi tiết đặc điểm địa chất - địa mạo, xác định chính xác ranh giới Pleistocen
- Holocen, xác lập mới hệ tầng Bình Đại có tuổi Q
2
1
. Các kết quả của đề tài hết sức
có ý nghĩa đối với việc quy hoạch định hƣớng phát triển vùng ven bờ châu thổ sông
Cửu Long đó là: dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trƣờng trầm tích Holocen
hiện đại và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và giảm nhẹ tác động của thiên tai.

9

Nhƣ vậy hầu hết các đề tài, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
nghiên cứu biến động trầm tích trong giai đoạn Pleistocen, Holocen, biến động
đƣờng bờ và cửa sông trong khoảng 60 năm gần đây. Qua các tƣ liệu từ các công
trình trên, kết hợp với kết quả nghiên cứu và khảo sát thực địa học viên đã kế thừa
và tổng hợp lại để làm rõ những biến động địa hình và trầm tích trong Holocen
muộn trong mối quan hệ với mực nƣớc biển.
1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Tiếp cận hệ thống
Các kiểu trầm tích và các tƣớng trầm tích có quan hệ với nhau có tính hệ
thống. Các hệ thống nhỏ cấu thành hệ thống lớn, ví dụ nhóm tƣớng châu thổ bao
gồm các cụm tƣớng đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ và sƣờn châu thổ. Cụm
tƣớng tiền châu thổ bao gồm các tƣớng cát cồn chắn cửa sông, sét vũng vịnh cửa
sông, cát bãi triều, bùn sét đầm lầy ven biển…Tính hệ thống có quan hệ nguồn gốc
với nhau theo không gian và theo thời gian đƣợc gọi là cộng sinh tƣớng.
1.3.1.2. Tiếp cận nhân-quả
Mối quan hệ giữa trầm tích, sự thay đổi mực nƣớc biển và chuyển động kiến
tạo là mối quan hệ nhân-quả, trong đó trầm tích là kết quả còn hai yếu tố kia là
nguyên nhân. Ngoài ra sự thay đổi mực nƣớc biển cũng có quan hệ nhân quả với
chuyển động kiến tạo. Các mối quan hệ nhân quả nói trên cũng có ý nghĩa nhƣ các
mối quan hệ hàm-biến, nghĩa là giữa chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi
mực nƣớc biển thay đổi thì tất yếu môi trƣờng trầm tích thay đổi. Môi trƣờng trầm
tích thay đổi thì chế độ thủy thạch động lực thay đổi dẫn đến thành phần độ hạt và
thành phần khoáng vật cũng thay đổi theo.
10

1.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu địa mạo
1.2.1.1. Phương pháp phân tích hình thái - động lực

Thực chất đây là phƣơng pháp hình thái-nguồn gốc. Giữa hình thái địa hình
bờ biển và các nhân tố động lực thành tạo chúng có mối liên quan rất mật thiết với
nhau theo quan hệ nhân - quả. Chẳng hạn, các doi cát kéo dài và mở rộng hình quạt
về một phía nào đó, chứng tỏ trong khu vực có sự di chuyển dọc bờ của bồi tích rất
đáng kể vào một vùng nƣớc tự do. Hay một đoạn bờ nào đó từ tích tụ chuyển sang
xói lở, chứng tỏ rằng dòng vật chất ở đó đã giảm đi so với khả năng vận chuyển của
dòng năng lƣợng hoặc dòng năng lƣợng đƣợc tăng lên, v.v.
1.2.1.2. Phương pháp phân tích trắc lượng hình thái
Đây là một trong những phƣơng pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống và
mang lại hiệu quả cao. Tài liệu đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp này là các bản
đồ địa hình có tỷ lệ và năm xuất bản khác nhau cũng nhƣ các băng đo sâu hồi âm
của vùng biển nghiên cứu. Các bản đồ địa hình đáy, các hải đồ tỷ lệ và thời gian
khác nhau, các băng đo sâu là những thông tin có giá trị để chúng ta biết đƣợc
đặc điểm hình thái và trắc lƣợng hình thái địa hình đáy biển - một đối tƣợng
nghiên cứu không phải bất cứ lúc nào và ở đâu cũng có thể quan sát trực tiếp
đƣợc, một cách cụ thể hơn. Thông qua địa hình đáy, phần nào có thể giải thích
đƣợc nguồn gốc và động lực thành tạo chúng khi kết hợp với đặc điểm phân bố
trầm tích tầng mặt. Ngoài ra, độ dày của các đƣờng đẳng độ sâu đáy biển cũng
có ý nghĩa nhất định giúp ta cơ sở để xác định vị trí các đƣờng bờ cổ bị ngập
nƣớc (nếu đƣợc định hƣớng theo một quy luật nào đó), hoặc sƣờn dốc của các
rạn san hô (nếu sự phân bố của chúng khép kín theo một dạng hình học bất kỳ).
Để phân tích sự biến động đƣờng bờ, cần sử dụng các bản đồ địa hình đƣợc xuất
bản trong các thời kỳ khác nhau.
11

1.2.2. Nhóm phƣơng pháp địa chất - trầm tích
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất
- Phân tích độ hạt bằng rây và pipet (đối với trầm tích bở rời), bằng lát mỏng
thạch học dƣới kính hiển vi phân cực để tính hàm lƣợng % các cấp hạt (sạn, cát,
bột, sét ) từ đó xây dựng các biểu đồ tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố độ hạt, tính

toán các tham số Md, So, Sk, C để xác định tƣớng trầm tích, chế độ thuỷ động lực
của môi trƣờng.
- Phân tích hình thái hạt vụn: độ mài tròn (Ro), độ cầu (Sf) để xác định
nguồn gốc và chế độ thuỷ động lực của môi trƣờng.
- Phân tích khoáng vật: khoáng vật vụn đƣợc phân tích bằng lát mỏng thạch
học bở rời dƣới kính hiển vi phân cực và dƣới kính soi nổi. Khoáng vật sét đƣợc
phân tích bằng phƣơng pháp rơnghen định lƣợng.
- Phân tích hoá cơ bản để biết một số thành phần quan trọng: SiO
2
, Al
2
O
3
,
FeO, Fe
2
O
3
, CaO, Na
2
O, K
2
O, MgO.
- Phân tích hoá môi trƣờng có thể phân biệt các kiểu môi trƣờng trầm tích
đƣợc dựa trên các chỉ tiêu sau: độ pH, Eh (thế năng oxi hoá khử) Fe
+2
S/Corg,
Fe
+2
HCl, Fe

+3
, Kt












22
MgCa
NaK
.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu địa hóa đặc trưng cho các môi trường trầm tích khác nhau
TT
Loại phân tích
Môi trƣờng
Lục địa
Chuyển tiếp
Biển
1
Fe
+2
S/Corg
< 0,06

0,06 - 0,2
> 0,2
2
Kt
< 0,5
0,5 - 1
> 1
3
pH
< 7
 7
> 7
12

1.2.2.2. Phương pháp phân loại trầm tích
Đối với trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu, sử dụng phân loại trầm tích theo
hai mức độ: kiểu trầm tích và thạch học.
Kiểu trầm tích đƣợc phân loại trên cơ sở hàm lƣợng phần trăm các cấp hạt
sạn, cát, bùn
Phân loại thạch học đƣợc áp dụng dựa theo thành phần hạt vụn
1.2.2.3. Phương pháp nhiệt phát quang (TL) và huỳnh quang kích thích (OSL)
Vật liệu trầm tích đƣợc chiếu bởi một chùm các tia bức xạ ion hóa sinh ra từ
các hoạt động phóng xạ xảy ra trong tự nhiên từ các nguyên tử nhƣ kali, thori và
urani. Bức xạ tái phân bố sự tích điện bên trong tinh thể khoáng vật và mặc dù sự
phân bố điện tích dịch chuyển này nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu nhƣng một
số điện tích bị giữa lại trong khoảng trống các ô mạng ở trạng thái năng lƣợng cao.
Lƣợng năng lƣợng đƣợc giữ lại trong tinh thể phụ thuộc vào khoảng thời gian chiếu
bức xạ. Năng lƣợng này đƣợc giải phóng dƣới dạng nhiệt và nó biểu hiện dƣới dạng
ánh sáng, tạo ra vật liệu huỳnh quang; ảnh hƣởng này gọi là nhiệt huỳnh quang (TL)
(Botter-Jensen, 1997). Một trong nhiều khả năng đối với việc tăng nhiệt độ là phơi

mẫu dƣới một khối ánh sáng, một phƣơng pháp đƣợc biết là huỳnh quang kích thích
quang học (OSL) (Botter-Jensen, 1997). Ánh sáng mặt trời làm giải phóng năng
lƣợng đƣợc tích trữ trong các trầm tích bị phơi lộ trên bề mặt, do đó năng lƣợng tích
trữ để tạo ra hiện tƣợng huỳnh quang chỉ bắt đầu một khi vật chất bị chôn vùi. Đo
lƣợng huỳnh quang tạo ra do đốt nóng hay kích thích quang học một mẫu nào đó có
thể đƣợc sử dụng để xác định thời gian trầm tích bị chôn vùi. Kỹ thuật này chỉ sử
dụng với các vật liệu đƣợc tích lũy năng lƣợng tối đa khi đƣợc lắng đọng nhƣ trầm
tích do gió và trầm tích fluvi đƣợc tích tụ chậm. Kỹ thuật nhiệt huỳnh quang và
huỳnh quang kích thích quang học có thể sử dụng để định tuổi thời gian chôn vùi
của trầm tích từ 150 nghìn năm trở lại với độ chính xác khoảng 10%. Các phƣơng
pháp này cũng có thể sử dụng cho măng đá trong hang động với độ chính xác tƣơng
đƣơng nhƣng với dải tuổi gấp đôi.
13

1.2.2.4. Phương pháp phân tích tướng
Phân tích tƣớng là một hệ phƣơng pháp tổng hợp nhất của khoa học trầm tích
luận. Trên cơ sở nghiên cứu thạch học, khoáng vật, các tham số trầm tích định
lƣợng nhƣ: So, Md, Ro, Sf, Sk và các chỉ tiêu địa hoá môi trƣờng nhƣ pH, Eh, Kt,
Fe
2+
S (sắt trong pirit), Fe
2+
HCl (sắt trong siderit), Fe
3+
HCl (sắt ba dễ tan), C
hc

các loại vật chất hữu cơ cho phép luận giải điều kiện lắng đọng trầm tích và xây
dựng bản đồ hoàn cảnh địa lý tự nhiên trong một thời điểm của lịch sử tiến hoá địa
chất nhất định.

1.2.3. Phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám
Các thế hệ ảnh viễn thám (cả ảnh chụp từ máy bay lẫn ảnh chụp từ vệ tinh) là
nguồn tài liệu cho phép nhận đƣợc những thông tin khá chính xác về địa hình bờ
biển ở thời điểm bay chụp. Nếu sử dụng các thế hệ ảnh khác nhau có thể thấy đƣợc
xu thế biến động địa hình bờ trong một khoảng thời gian nào đó. Hiệu quả của
phƣơng pháp này sẽ cao hơn nếu nƣớc biển có độ trong suốt cao. Đây là chỉ tiêu mà
vùng nghiên cứu đảm bảo đƣợc. Sử dụng phƣơng pháp này cho phép xây dựng sơ
đồ biến động đƣờng bờ biển trong khoảng thời gian tƣơng đối dài (tuỳ thuộc vào
các thế hệ ảnh bay chụp).
14

Chƣơng 2.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Trà Vinh, một tỉnh nằm ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Nằm trong tọa độ địa lý giới hạn từ: 9
o
31’46’’ đến 10
o
04’5” vĩ độ Bắc và
105
o
57’16” đến 106
o
36’04” kinh độ Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long;
Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre; Tây giáp sông Hậu, ngăn
cách với tỉnh Sóc Trăng; Nam và Đông Nam giáp biển với chiều dài hơn 65 km.

Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và
cách thành phố Cần Thơ 100 km.

Hình 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
15

Tỉnh Trà Vinh ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre bởi hai con
sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, hai sông này đổ ra biển qua hai cửa sông
Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long, thông với biển Đông. Trà Vinh có thể dễ dàng giao lƣu với các tỉnh bằng
đƣờng thủy trên các con sông lớn, và có vị trí thuận lợi để giao thƣơng với các quốc
gia khác bằng đƣờng biển. Vì vậy Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng nhƣ
quốc phòng. Tuy nhiên do bị chặn bởi hai sông lớn nên việc giao thƣơng bằng
đƣờng bộ với các tỉnh khác gặp nhiều khó khăn, hiện nay giao lƣu theo đƣờng bộ
chủ yếu diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tƣợng
Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có điều kiện
ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của
vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tƣợng nhƣ: gió
chƣớng mạnh, bốc hơi cao, mƣa ít Một năm có hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Bức xạ: toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp
dồi dào: 82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Tuy nhiên, với
phƣơng thức canh tác nhƣ hiện nay, nguồn năng lƣợng này chƣa đƣợc tận dụng bao
nhiêu nhất là trong mùa khô.
- Độ ẩm: tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm
độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mƣa đạt 88%. Riêng ẩm độ
trung bình của tất cả các tháng đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự
phát triển và lây lan của một số dịch bệnh xảy ra.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6

o
C, nhiệt độ cao nhất đo
đƣợc là 35,8
o
C, nhiệt độ thấp nhất đo đƣợc là 18,5
o
C. Biên độ nhiệt giữa ngày và
đêm thấp: 6,4
o
C.

16

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (Trạm Càng Long) (
o
C)

2007
2008
2009
2010
2011
Bình quân năm
26,7
26,7
27,0
27,2
26,9
Tháng 1
25,8

25,7
24,1
25,7
25,6
Tháng 2
25,2
25,9
26,0
26,3
25,7
Tháng 3
27,1
26,8
27,9
27,8
27,4
Tháng 4
26,8
28,3
28,8
28,8
27,9
Tháng 5
27,4
27,1
27,5
29,4
27,6
Tháng 6
27,7

27,3
27,7
27,8
27,1
Tháng 7
27,1
26,9
26,9
27,2
27,2
Tháng 8
26,9
26,6
27,6
27,0
27,2
Tháng 9
26,8
26,3
27,1
27,3
26,9
Tháng 10
26,8
27,2
26,8
26,6
27,3
Tháng 11
26,3

26,3
27,3
26,8
27,1
Tháng 12
26,1
25,8
26,1
26,2
26,0
- Gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Tây Nam. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 – 10, chủ yếu thịnh hành
theo hai hƣớng: Tây Nam và Tây. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành theo hƣớng Đông
Bắc và Đông, hoạt động từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau có hƣớng song
song với các cửa sông lớn. Gió chƣớng là nguyên nhân khiến cho nƣớc biển dâng
cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng. Vận tốc gió đạt cao nhất đạt 5 - 8 m/s (chủ
yếu trong tháng 2, 3) và thƣờng mạnh vào buổi chiều. Sự xuất hiện các đỉnh mặn do
gió chƣớng tác động đã làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này.
Tháng 1 là tháng đặc trƣng cho mùa gió Đông Bắc, tháng 7 là tháng đặc trƣng cho
mùa gió Tây Nam.
- Mưa: tổng lƣợng mƣa từ trung bình đến thấp 1400 - 1600 mm, phân bố
không ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian. Về thời gian, 90%
lƣợng mƣa của năm tập trung vào mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Về
17

không gian, lƣợng mƣa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà
Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải; ở các huyện gần biển, mùa mƣa bắt
đầu muộn nhƣng kết thúc sớm. Địa phƣơng có số ngày mƣa cao nhất là huyện Càng
Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là huyện Duyên Hải (77
ngày) và huyện Cầu Ngang (79 ngày).

2.1.3. Thủy văn, hải văn
2.1.3.1. Thủy văn
Đặc điểm lớn của thuỷ văn ở Trà Vinh là dòng chảy phức tạp và bị chi phối
bởi thuỷ triều biển Đông.
1. Mạng lưới sông suối:
- Nguồn cung cấp nƣớc trực tiếp cho toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của tỉnh Trà Vinh là từ hai con sông chính là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông
Tiền) và sông Hậu.
+ Sông Hậu chảy theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam, đoạn qua địa bàn tỉnh Trà
Vinh có chiều dài 55 km. Sông đổ ra biển theo cửa Định An
+ Sông Cổ Chiên là 1 trong 3 nhánh chính của sông Tiền, đoạn chảy qua địa
bàn tỉnh Trà Vinh có chiều dài khoảng 45 km. Mặt sông rộng nhất ở khu vực huyện
Càng Long (1.800 - 2.100 m).
- Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Huyện có mật
độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45 m/ha); thấp nhất là Duyên Hải, Trà
Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha). Các hệ thống trục chính bao gồm: rạch Láng Thé,
kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng, rạch Thâu Râu, Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông,
rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh Láng Sắc (Nguyễn Văn Pho), ngoài ra còn
có các kênh quan trọng kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống nhất mang nhiệm vụ tiếp
ngọt cho từng vùng.
Hệ thống thủy văn của tỉnh chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ triều biển
Đông. Do gần biển, biên độ và mực nƣớc trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu
18

tự chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh
(phần giáp ranh của các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang) do có
sự giáp nƣớc từ nhiều hƣớng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài 3 - 4
tháng. Nhìn chung, khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào
mùa mƣa (> 0,6 m) phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các
huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tuy tiêu rút dễ dàng nhƣng độ sâu ngập này

đã hạn chế việc thâm canh lúa mùa. Do bị mặn ảnh hƣởng nên dù động lực triều cao
nhƣng chỉ 1 phần diện tích của tỉnh có khả năng sử dụng nƣớc sông để tƣới tự chảy
và chủ yếu ở các khu vực nhiễm mặn ít (2 - 3 tháng).
2. Dòng chảy
Dòng chảy tỉnh Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nƣớc từ sông Mê Kông,
nƣớc mƣa và nƣớc biển Đông. Lƣợng dòng chảy của sông Hậu và sông Cổ Chiên
rất cao trên lãnh thổ Trà Vinh: khoảng 1500 m
3
/giây vào mùa khô và 6000 m
3
/giây
vào mùa mƣa lũ. Lƣu lƣợng nƣớc bình quân trên sông Hậu là 2.000 - 3.000 m
3
/s,
hàm lƣợng phù sa là 200 - 600 g/m
3
. Lƣu lƣợng nƣớc bình quân trên sông Cổ Chiên
là 12.000 - 19.000 m
3
/s, hàm lƣợng phù sa 100 - 500 g/m
3
.
2.1.3.2. Hải văn
1. Chế độ thủy triều
Vùng ven biển từ cửa Định An đến cửa Cung Hầu có chế độ bán nhật triều
không đều, ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, mỗi tháng có 2 kỳ triều
cƣờng (vào ngày 1 và 15 âm lịch) và 2 kỳ triều kém (vào ngày 7 và 23 âm lịch). Độ
lớn triều trong vùng khoảng 3-4 m trong kỳ triều cƣờng và 1,5-2m vào kỳ triều
kém. Tốc độ thủy triều ở khu vực này lên xuống khá nhanh, có thể đạt 0,5-0,6
m/giờ. Tại hai cửa sông lớn (cửa sông Cổ Chiên, và cửa sông Hậu) chế độ thủy triều

diễn ra phức tạp hơn, đặc biệt vào mùa mƣa do lƣợng nƣớc sông đổ ra biển lớn nên
mực nƣớc tại đây tăng lên.

×