Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 8 trang )

Đề tài: “Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện
Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp do đó sản xuất nông nghiệp luôn giữ
một vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần vào
sự ổn định và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nông nghiệp của nước ta có sự
chuyển biến rõ rệt được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết 10 của Bộ Chính
trị. Từ một nước sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp đến nay nước ta đã
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới và một số mặt hàng
nông sản như cà phê, điều, hồ tiêu… luôn được xuất khẩu với sản lượng lớn
và có những tầm ảnh hưởng nhất định tới thị trường nông sản quốc tế.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc nâng
cao từng bước thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân. Nhiều
chính sách vĩ mô về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước ban
hành đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Có thể kể
tới Nghị định 13/CP do Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về công tác
khuyến nông, thông tư liên bộ số 02 LB - TT ngày 02/08/1993 hướng dẫn thi
hành nghị định số 13/CP và các hoạt động khuyến nông khác nhằm cải tiến
một cách có hiệu quả công tác khuyến nông từ trung ương đến địa phương đã
và đang được triển khai.
Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động khuyến nông trên
phạm vi cả nước đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng
vào thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp. Nhiều kỹ thuật tiến bộ
được đưa vào sản xuất, được nộng dân đón nhận và áp dụng rộng rãi, góp
phần tích cực tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng được đổi mới.
Hoạt động khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng trong thành tựu
chung của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả
đạt được thì hoạt động khuyến nông của chúng ta còn những hạn chế, chưa
phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.


Tiên Du là một huyện nhỏ được tách ra từ huyện Tiên Sơn trước đây
của tỉnh Bắc Ninh. Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế
của huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp
hoá của tỉnh thì tốc độ công nghiệp hoá của huyện diễn ra nhanh chóng và đạt
được những kết quả đáng kể. Trong nền kinh tế thị trường, người nông dân
luôn đứng trước thực trạng thiếu kiến thức cần thiết trong việc ra quyết định
trong sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình, thiếu hụt thông tin cần thiết
về thị trường, giá cả để định hướng trong sản xuất, do đó luôn xảy ra tình
trạng mất cân bằng cung, cầu. Vì vậy, vai trò của trạm khuyến nông huyện
Tiên Du trong sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng trong chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn của huyện. Trong nhiều năm qua trạm khuyến
nông huyện đã chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kiến thức
nông nghiệp và cả nội dung chủ trương chính sách của Nhà nước cho nông
dân, giúp họ có đủ khả năng tự mình giải quyết các vấn đề của gia đình mình
cũng như của cộng đồng. Nhờ vậy đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện. Song để thuyết phục được người dân chấp nhận cái mới, tiến hành
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới là cả một quá trình không dễ dàng đối với
công tác khuyến nông trên địa bàn huyện. Do đó, quá trình chuyển giao vẫn
chưa thực sự đạt hiệu quả cao, các mô hình vẫn chưa được nhân rộng.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh
Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động khuyến nông.
- Phản ánh thực trạng của hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên

Du. Chỉ ra được các khó khăn, thuận lợi, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa
bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
…..
1.4 Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
1.4.2 Nội dung nghiên cứu
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm về khuyến nông
2.1.2 Nội dung của hoạt động khuyến nông
2.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc của hoạt động khuyến nông
2.1.4 Vai trò của khuyến nông
2.1.5 Các phương pháp khuyến nông
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một vài nét về hoạt động khuyến nông trên thế giới
2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của khuyến nông Việt Nam
2.2.2.2 Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan khuyến nông ở Việt
Nam
2.2.2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động khuyến nông trong
thời gian qua
2.2.2.4 Tồn tại và bài học kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông ở nước ta
2.2.2.5 Một số chủ trương, chính sách về khuyến nông
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện
3.1.2.3 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện
3.1.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của trạm
3.2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động khuyến nông
3.2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động khuyến nông

×