Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 102 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Nguyễn Quang Anh



NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH
CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ KHU VỰC
HUYỆN MÊ LINH – ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội - 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Nguyễn Quang Anh

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH
CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ KHU VỰC
HUYỆN MÊ LINH – ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60.85.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Đặng Văn Bào





Hà Nội - 2012
1

Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Đặng Văn Bào,
người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em từ những báo cáo khoa học sinh viên cho
đến khóa luận tốt nghiệp đại học và nay là luận văn thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS Nguyễn Hiệu,
TS Trần Thanh Hà, HVCH Đặng Kinh Bắc, CN Phạm Thị Phương Nga đã giúp đỡ
cung cấp tài liệu và những góp ý quí báu giúp em hoàn thành luận văn này.

Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Địa lý, viện Việt
Nam học và Khoa học Phát triển đặc biệt là phòng khoa học, đã tạo cho em mọi
điều kiện tốt nhất trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Đề tài nhóm A cấp ĐHQGHN: “Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững các hồ nước, sông ngòi thuộc khu vực
ngoại thành Hà Nội (phía Nam và phía Bắc sông Hồng)”, Mã số: QGTĐ.12.05 do
PGS.TS. Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ về tài liệu và quá trình thực địa
để em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bạn bè và tập thể lớp cao học
k10 sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường đã động viên giúp đỡ em trong toàn
bộ thời gian vừa qua.
Nguyễn Quang Anh

2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
Tính cấp thiết 5
Mục tiêu nhiệm vụ 6
Phạm vi nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ ĐỊA MẠO CHO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ
CỦA NGƯỜI CỔ 8
1.1. Đặc điểm sử dụng địa hình của người Việt cổ 8
1.2. Nghiên cứu địa mạo trong việc xác định vị trí định cư của người Việt cổ 11
1.2.1. Vai trò của địa mạo trong việc xác định vị trí định cư của con người 11
1.2.2. Quá trình hình thành và tiến hóa địa hình của khu vực đồng bằng châu thổ . 12
1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 21
1.3.1. Trên thế giới 21
1.3.2. Tại Việt Nam 24
1.3.3. Về khu vực nghiên cứu 28

1.4. Các phương pháp nghiên cứu 29
1.4.1. Cơ sở phương pháp luận 29
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC MÊ LINH – ĐÔNG ANH 33
2.1. Các nhân tố thành tạo địa hình 33
2.1.1. Nhân tố tự nhiên 33
2.1.2. Các hoạt động nhân sinh 55
2.2. Đặc điểm các dạng địa hình 57
2.2.1. Địa hình nguồn gốc bóc mòn - xâm thực 57
2.2.2. Địa hình nguồn gốc sông 58
3

2.2.3. Địa hình tích tụ hỗn hợp sông biển đầm lầy 60
2.2.4. Địa hình nhân sinh 61
2.3. Tiến hóa địa mạo khu vực 65
2.3.1. Tiến hóa địa chất - địa hình thời kỳ từ đầu Đệ tứ đến cuối Pleistocen 65
2.3.2. Thời kỳ từ sát trước Holocen đến nay 66
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG ĐỊA MẠO TRONG XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM ĐỊNH
CƯ/DI CHỈ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ KHU VỰC MÊ LINH - ĐÔNG ANH 71
3.1. Vị trí và đặc điểm các di chỉ khảo cổ khu vực Đông Anh, Mê Linh 71
3.1.1. Khái quát về các di chỉ khảo cổ học trên địa bàn Hà Nội 71
3.1.2. Các di tích, di chỉ khảo cổ học khu vực Đông Anh, Mê Linh 73
3.2. Mối quan hệ giữa các di tích, di chỉ khảo cổ học với địa mạo 85
3.2.1. Đánh giá chung về đặc điểm vị trí các điểm khảo cổ trên địa bàn Hà Nội 85
3.2.2. Mối qua hệ giữa các di tích, di chỉ khảo cổ học với địa mạo 86
3.3. Ứng dụng địa mạo trong bảo tồn và phát hiện các điểm định cư/di chỉ khảo cổ88
3.3.1. Đặc điểm địa mạo của các di chỉ cư trú khu vực Mê Linh – Đông Anh 88
3.3.2. Định hướng xác định các khu vực thuận lợi cho định cư và có tiềm năng có di
chỉ khảo cổ 90
KẾT LUẬN 95


4

Danh mục hình:
Hình 1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu 7
Hình 2: Cấu trúc chính của châu thổ 13
Hình 3: Sơ đồ cấu tạo đồng bằng bãi bồi (a); đê thiên nhiên (b) 16
Hình 4: Quá trình hình thành khúc uốn thứ sinh từ khúc uốn nguyên thủy P-P 17
Hình 5: Cấu tạo của một bãi bồi hoàn chỉnh 19
Hình 6: Sơ đồ minh họa các tầng trầm tích của bãi bồi 20
Hình 7: Gờ cao ven lòng (đê thiên nhiên) 21
Hình 8: Sự phân bố của các di chỉ khảo cổ đã phát hiện theo các dạng địa hình 23
Hình 9: Sự phân bố của các di chỉ khảo cổ thời đại kim khí ở vùng đồng bằng sông
Hồng 27
Hình 10. Bản đồ địa chất Mê Linh – Đông Anh 47
Hình 11: Sơ đồ khái quát dao động mực nước biển trong Holocene ở đồng bằng
sông Hồng 50
Hình12. Thềm bậc I bị cắt xẻ bởi máng xói tại khu vực gần thành Cổ Loa 58
Hình13. Vết lộ sét loang lổ đỏ hệ tầng Vĩnh Phúc trên thềm tích tụ sông biển 60
Hình 14. Vòng thành ngoài thành Cổ Loa 62
Hình 15. Bản đồ địa mạo Đông Anh – Mê Linh 64
Hình 16: Niên đại các di chỉ khảo cổ đã khai quật được trong thành phố Hà Nội 71
Hình 17. Bản đồ các di chỉ khảo cổ học Hà Nội trên nền bản đồ địa mạo Hà Nội mở
rộng 72
Hình 18. Di chỉ khảo cổ học Thành Dền 80
Hình 19. so sánh cấu trúc địa hình khu vực Cổ Loa – Đồng Đậu và Liên Mạc 92
Hình 20. Bản đồ địa mạo ứng dụng bảo tồn và xác định các di chỉ khảo cổ khu vực
Mê Linh – Đông Anh 94





5

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Địa hình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã
hội. Đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và định cư thì địa hình chính là
yếu tố đầu tiên và quan trọng được xét đến để xác định và chọn lựa. Đặc điểm địa
mạo và quá trình biến động địa hình luôn có những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
định cư và phát triển của cư dân trong lịch sử.
Việc nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt
cổ là một nghiên cứu liên ngành không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là xác định các
điểm định cư trong quá khứ. Mà nó còn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ quá trình
hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, sự di cư định cư và ảnh hưởng của tự
nhiên tới con người trong quá khứ. Không những thế, việc hiểu được đặc điểm định
cư của người Việt cổ cũng sẽ đóng góp rất nhiều trong việc định hướng qui hoạch
phát triển trong tương lai.
Đông Anh và Mê Linh là hai huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà
Nội, là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa không riêng của Thủ đô mà
còn của cả dân tộc. Các di chỉ khảo cổ đã chứng minh khu vực này có một lịch sử
định cư lâu dài và độc đáo của người Việt liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn,
thậm chí đã có di chỉ chứng minh khu vực này là khu vực đầu có con người sinh
sống trên toàn bộ vùng đất Hà Nội vào giai đoạn văn hóa Sơn Vi. Sau này thì khu
vực còn hơn ba lần trở thành kinh đô của nước ta thời kì An Dương Vương, Hai Bà
Trưng và Ngô Quyền. Cho đến ngày nay thì đây cũng là một khu vực chiến lược
trong việc qui hoạch phát triển thủ đô Hà Nội.
Do đó đề tài “Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của
người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh – Đông Anh thành phố Hà Nội” không chỉ
mang tính liên ngành cao, có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn rất thiết thực với mục

tiêu phát triển và định hướng qui hoạch thủ đô.

6

Mục tiêu nhiệm vụ
Mục tiêu của luận văn là làm rõ đặc điểm địa mạo và lịch sử phát triển địa
hình khu vực Đông Anh, Mê Linh. Kết hợp với việc xác định được mối liên hệ giữa
địa hình và các điểm định cư của người Việt cổ từ Pleistocen muộn và lý giải quá
trình định cư của người Việt. Từ đó làm tiền đề cho việc xác định các di chỉ khảo cổ
và phục vụ qui hoạch phát triển trong tương lai.
Để giải quyết mục tiêu trên thì đề tài đưa ra các nhiệm vụ là:
- Xác định đặc điểm địa hình của các điểm định cư cổ từ đó rút ra đặc điểm
định cư của người Việt cổ
- Nghiên cứu đặc điểm địa mạo khu vực Đông Anh, Mê Linh
- Xác định lịch sử phát triển địa hình và định vị các sông hồ cổ trong khu vực
- Phân tích các điểm định cư và mối liên hệ với địa hình, kết hợp các tài liệu
địa mạo, lịch sử và khảo cổ học nhằm xác định chính xác các đặc điểm định cư của
người Việt cổ
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu trên một không gian bao gồm toàn
bộ 2 huyện Đông Anh và Mê Linh, đều nằm phía Bắc của sông Hồng thuộc địa bàn
thành phố Hà Nội. Khu vực nghiên cứu có diện tích 323,94 km2 bao gồm 3 thị trấn
và 39 xã.
Về mặt thời gian: đối với địa chất địa mạo thì luận văn đi vào nghiên cứu
hình thành đồng bằng Hà Nội từ Pleistocen muộn tới nay. Đối với quá trình định cư
thì luận văn tập trung đề cập và nghiên cứu từ khi có di chỉ chứng minh sự xuất hiện
đầu tiên của con người ở vùng đất Hà Nội cho giai đoạn đầu Công Nguyên, tức là từ
văn hóa Sơn Vi cho đến hết văn hóa Đông Sơn và sang đầu thời kỳ Bắc thuộc.
7



Hình 1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu
8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ ĐỊA MẠO CHO VIỆC XÁC ĐỊNH
CÁC ĐIỂM ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI CỔ
1.1. Đặc điểm sử dụng địa hình của người Việt cổ
Xét trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ, thông qua những tư liệu lịch sử thu
được, chúng ta hình dung một cách tổng quát rằng trong quá trình chiếm lĩnh lãnh
thổ nơi đây, con người đã chuyển dần địa bàn cư trú từ vùng núi, gò đồi xuống khai
phá vùng đồng bằng. Sự di cư này tương ứng với hoạt động sinh sống từ săn bắt hái
lượm tiến đến nền nông nghiệp với hoạt động canh tác lúa nước. Quá trình đó diễn
biến thuận chiều với tiến trình hình thành đồng bằng châu thổ và cũng là quá trình
con người phát triển dần dần về mặt trí tuệ và thể chất để thích ứng với môi trường
thiên nhiên và tồn tại.
Trước khi vùng đồng bằng châu thổ được hình thành, con người tập trung
sinh sống ở những vùng gò đồi, hang động trên núi. Họ là những người nguyên
thủy, sinh sống tương đối di động bằng cách hái lượm những loài thảo mộc và săn
bắt thú rừng làm thức ăn. Chính bởi vậy, con người lựa chọn những nơi rừng rậm để
tìm kiếm nguồn sản vật tự nhiên sẵn có, sinh sống trong các hang động để tránh thú
dữ hoặc ở những vùng gò đồi, chọn những nơi cạnh nguồn sông suối lớn, vừa cung
cấp nước uống, vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu đá cuội để chế tác công cụ chặt
cây, săn thú, nạo da thú [7].
Cùng với sự tiến hóa về trí tuệ và thể chất, con người dần chuyển sang nền
nông nghiệp sơ khai bằng việc dưỡng trồng lúa dại quanh nơi cư trú và tiến tới nền
nông nghiệp thực sự. Khi đó, những cư dân thuộc các bộ lạc trồng lúa nước có nhu
cầu bức xúc mở rộng phạm vi sinh tồn và phát triển nền nông nghiệp của mình.
Cũng phải nói luôn rằng, đúng vào thời điểm đó, sau các chu kỳ biển tiến, biển
thoái, bề mặt đồng bằng châu thổ màu mỡ được hình thành, chờ bàn tay con người
đến khai phá.

Vùng đồng bằng mới được hình thành sau biển thoái vẫn còn ẩm ướt và sình
lầy nên cư dân đầu tiên của thời kỳ này phải lựa chọn những vùng đồng bằng cao để
9

cư trú. Chỉ đến khi vùng đất này thực sự ổn định thì những cư dân mới tràn xuống
khai phá nơi đây.
Phát triển nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ đã tạo điều kiện
cho con người ổn định cuộc sống một cách lâu dài, bắt đầu phát triển những làng
mạc, thôn bản. Những người dân tập hợp lại với nhau thành một cộng đồng, sinh
sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định. Để khai hoang, người ta thường dựa vào
những khu vực đất đai màu mỡ dọc theo các hệ thống sông, các thung lũng và các
dải đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình. Họ lựa chọn những
nơi bằng phẳng, cao ráo để sinh sống, tránh những thiên tai xảy ra như lũ lụt, sạt lở
đất Bên cạnh là vườn tược, đồng ruộng, ao hồ để trồng trọt và chăn nuôi. Khi dân
cư tăng dần, đất đai trở nên chật hẹp thì con người lại cùng nhau di chuyển, tiếp tục
khai phá những vùng đất mới.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của cư dân đất Việt, có thể thấy rằng
hầu hết các kinh đô và khu định cư lớn đều được hình thành trên các vùng đất ven
sông [18]. Học thuyết “Tứ giác nước” của GS Trần Quốc Vượng cũng là một minh
chứng cho nhận định này. Học thuyết thể hiện cho tư duy sông nước của người Việt
cổ trong quá trình xây dựng các kinh đô cổ Việt Nam, từ Cổ Loa, Hoa Lư đến
Thăng Long. Theo đó, các kinh đô cổ và đô thị cổ trên đều được giới hạn bao bọc
bởi 4 con sông hoặc nhánh sông mà chúng tạo thành 4 cạnh tự nhiên của tứ giác
nước. Đối với những làng mạc, thôn bản, sông nước là nguồn cung cấp nước trong
sinh hoạt, sản xuất. Đối với những đô thị lớn hơn, sông nước còn là con đường giao
thương. Đối với những kinh thành, trong thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước,
mạng lưới thủy văn dày đặc khiến cho những vùng kinh thành trở thành một nơi
khép kín, tạo thế phòng thủ và thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng
mạnh. Điều này cho thấy sự xuất hiện của các khu định cư của người dân, đặc biệt
là kinh đô, thị trấn lớn từ xa xưa đã gắn liền với sông nước, thuận tiện cho việc giao

thương, buôn bán.
10

Trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về
Thăng Long có đoạn viết : “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực
trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi
sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,
dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh…” Điều
này thể hiện cho xu thế lựa chọn vị trí định đô hay cũng chính là sự định cư của con
người và hoàn toàn khẳng định được sự đúng đắn trong tầm nhìn của các bậc tiền
bối khi nơi đây đã đóng vai trò một trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa
từ lâu đời và giữ vai trò thủ đô của đất nước trong một thời gian dài nhất của lịch
sử.
Cho đến ngày nay, đặc điểm sử dụng địa hình của con người vẫn mang
những đặc trưng như vậy. Dân cư nhiều nơi sinh sống tập trung trên những dải đất
cao ven sông. Những nơi này hiện nay đã được bảo vệ tương đối bởi các hệ thống
đê để ngăn cản ảnh hưởng của sông vào mùa lũ. Những vùng đất ngoài đê hàng năm
vẫn được phù sa sông bồi đắp để có thêm đất đai màu mỡ, chủ yếu được con người
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Những khu vực đầm, hồ, ao được người dân sử
dụng cho phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Cùng với những làng mạc, những khu tập trung dân cư nhỏ lẻ thì những khu
tập trung dân cư lớn, khu công nghiệp ngày một phát triển. Những khu đô thị mới
cùng các hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đều được nằm trên những vùng đất cao
ráo với nền móng rắn chắc, ổn định, được khảo sát kỹ lưỡng về mặt địa hình cũng
như địa chất công trình.
Áp lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và áp lực về
dân số lên không gian sống khiến nhu cầu sử dụng địa hình của con người hiện nay
gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, cùng với sự phát triển của xã hội, con người càng có
xu hướng chế ngự, làm chủ thiên nhiên nhiều hơn. Con người hiện nay đã ra sức
cải tạo bề mặt địa hình, đào sâu hoặc đắp cao để phục vụ cho những mục đích phát

triển kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, việc tác động đến tự nhiên không đúng
11

quy luật đã gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và đến chính
cuộc sống của mình. Quy hoạch đô thị thiếu quan tâm đến sự phân bố của các dạng
địa hình dẫn đến hàng loạt những vấn đề nảy sinh như ngập lụt đô thị, sụt lún nền
móng các công trình.
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy từ quá khứ đến hiện tại, trong các
hoạt động của mình, con người đều sử dụng địa hình một cách có lựa chọn. Trong
việc định cư, con người thường lựa chọn những nơi cao ráo và gần các điều kiện tự
nhiên thuận lợi như gần sông nước, thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa
cũng như các vấn đề về quản lý hành chính Bên cạnh việc sử dụng địa hình, con
người cũng đồng thời là một tác nhân làm biến đổi nó nhanh chóng. Điều này đã
làm biến mất đi những dấu ấn của các hoạt động sinh hoạt, văn hóa cổ truyền của
dân tộc. Do đó, việc tìm kiếm và khôi phục lại chúng là hết sức cần thiết hiện nay.
1.2. Nghiên cứu địa mạo trong việc xác định vị trí định cư của người
Việt cổ
1.2.1. Vai trò của địa mạo trong việc xác định vị trí định cư của con người
Địa mạo học là một khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất về các
mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển; hay nói cách khác là nghiên
cứu địa hình và các quá trình hình thành, biến đổi nó. Địa mạo học không chỉ
nghiên cứu những quy luật biến đổi địa hình trong hiện tại mà cả trong quá khứ và
xu hướng phát triển của địa hình mặt đất trong tương lai.
Địa hình là những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa và là kết
quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái Đất của các quá trình nội
sinh và ngoại sinh. Hai nhóm lực này luôn tồn tại đồng thời và có tác động ngược
nhau. Tương quan mạnh yếu của chúng quyết định đặc trưng của địa hình được hình
thành. Hình thái địa hình là yếu tố quan trọng, chi phối hoạt động của các quá trình
tạo thành và cải biến địa hình, quy định khả năng sử dụng địa hình cho những mục
đích khác nhau.

12

Dựa trên cơ sở con người sử dụng địa hình một cách có lựa chọn, nghiên cứu
địa mạo giúp chúng ta nhận biết được đặc trưng về mặt hình thái và nhận diện
những vị trí thuận lợi cho sự định cư của con người.
Địa hình luôn luôn biến đổi kéo theo các yếu tố ở trên bề mặt địa hình cũng
biến đổi theo đó, gây cản trở nhiều trong việc nhận diện những đối tượng sử dụng
đất trước đây. Các quá trình địa mạo ngoài vai trò tạo nên các dạng địa hình được
con người sử dụng, đồng thời cũng có thể làm phá hủy dạng địa hình ban đầu, gây
nên những khó khăn, cản trở và đòi hỏi con người cũng phải thay đổi để thích nghi;
chúng còn có thể chôn vùi đi những dấu tích ở nơi mà con người đã từng sinh sống.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của
địa hình, địa mạo học có thể hiểu được bản chất của các dạng địa hình và phân biệt
được trong địa hình hiện tại đâu là các dạng di lưu của quá khứ, đâu là dạng đang
hình thành và phát triển. Nó cho phép chúng ta khôi phục lại những điều kiện cổ địa
mạo và tìm hiểu lịch sử về mặt không gian sống của con người trước kia.
1.2.2. Quá trình hình thành và tiến hóa địa hình của khu vực đồng bằng
châu thổ
Quá trình phát triển, sinh sống của người dân Việt cổ, đặc biệt là những cư
dân của nền văn minh lúa nước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của
vùng đồng bằng châu thổ.
1.2.2.1. Khái niệm chung về vùng đồng bằng châu thổ
Vùng châu thổ được hình thành tại nơi sông đổ vào đại dương, biển, hồ hay
vũng vịnh và vật liệu được cung cấp nhanh hơn so với việc chúng bị phân tán bởi
các quá trình động lực của biển (Elliot, 1986). Như vậy, vùng đồng bằng châu thổ
được hình thành liên quan mật thiết đến hoạt động ở vùng cửa sông.
Cấu trúc chính của châu thổ gồm ba phần: đồng bằng châu thổ (Delta plain),
tiền châu thổ (Delta front), chân châu thổ (Prodelta).
13


Tiền châu thổ là nơi giao thoa giữa môi trường sông và biển, là nơi có tốc độ
lắng đọng trầm tích cao nhất. Bề mặt của tiền châu thổ có độ dốc khá lớn. Cấu thành
nên tiền châu thổ là các thành tạo cát, cát bột, bột sét với xu hướng thô dần từ dưới
lên.
Chân châu thổ có môi trường thuần túy là biển, là nơi các vật liệu mịn lắng
đọng từ huyền phù hay lơ lửng. Chúng có bề mặt gần như nằm ngang.
Đồng bằng châu thổ có bề mặt nằm ngang tương đối bằng phẳng, dốc thoải
ra phía biển, cấu thành chủ yếu bởi các thành tạo hạt mịn. Nhìn chung, đồng bằng
châu thổ là nơi các dòng sông thống trị. Vì vậy, đặc điểm địa hình vùng này có mối
liên quan mật thiết đến hoạt động địa mạo của các dòng sông. Đặc biệt, trong những
trường hợp mực biển hạ thấp, vùng đồng bằng châu thổ có thể trở thành một đồng
bằng hạ lưu sông.


Hình 2: Cấu trúc chính của châu thổ [32]
1.2.2.2. Những nhân tố chính thành tạo địa hình vùng đồng bằng châu thổ
a. Dao động mực nước biển
14

Do đặc điểm là một vùng hình thành do tương tác sông – biển nên sự dao
động mực nước biển sẽ là một nhân tố quyết định đến môi trường và đặc trưng
thành tạo địa hình vùng đồng bằng châu thổ. Hoạt động nâng hạ mực nước biển liên
quan chặt chẽ tới các chu kỳ biến đổi khí hậu và hoạt động băng hà – gian băng.
Mối quan hệ này sẽ được đề cập cụ thể hơn đối với khu vực nghiên cứu ở chương
sau.
Về cơ bản, sự nâng hạ của mực nước biển cần được xét tổng hợp với hoạt
động nâng hạ kiến tạo để quyết định mối tương quan giữa tốc độ ngập chìm với tốc
độ lắng đọng trầm tích thành tạo nên bề mặt đồng bằng châu thổ.
Xem xét tác động của hoạt động nâng hạ mực biển tới quá trình hình thành
đồng bằng châu thổ qua quá trình tiến hóa trầm tích cấu tạo nên đồng bằng châu

thổ. Doãn Đình Lâm chia làm ba giai đoạn tiến hóa trầm tích vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng bao gồm giai đoạn vũng vịnh, giai đoạn châu thổ và giai đoạn aluvi
[16].
Giai đoạn cửa sông – vũng vịnh: tương ứng với pha biển tiến, mực nước biển
dâng cao làm phần lục địa bị tràn ngập dần. Quá trình địa mạo của dòng chảy được
thay thế dần bởi quá trình địa mạo ven bờ biển và cửa sông. Khi biển tiến cực đại và
giữ trạng thái ổn định trong thời gian dài, vùng đồng bằng châu thổ sẽ được thành
tạo trong điều kiện vũng – vịnh. Vùng đồng bằng châu thổ lúc này hình thành theo
cơ chế lấp đầy với trầm tích vừa được mang từ sông ra và từ biển tới.
Giai đoạn châu thổ: tương ứng với pha biển lùi, mực biển hạ xuống dần dần
sau biển tiến cực đại. Trong giai đoạn này, tốc độ trầm tích vượt hơn hẳn tốc độ
ngập chìm của bồn. Các thuỳ châu thổ hình thành và phát triển, nằm phủ lên trên
các thành tạo cửa sông - vũng vịnh hình thành trước đó. Vùng trước kia là cửa sông
thì nay bị dần dần lấp đầy, trở thành châu thổ và dịch chuyển nhanh khi mực biển
rút. Chúng không còn là bẫy trầm tích nữa mà trầm tích chuyển đến được đưa ra
lắng đọng tại đới bờ và châu thổ dần dần tiến ra biển.
15

Giai đoạn aluvi: là giai đoạn cuối cùng của chu kì phát triển đồng bằng châu
thổ, xảy ra khi mực nước biển tiếp tục hạ thấp. Lúc này đường bờ ngày càng lùi ra
phía biển, vùng đồng bằng châu thổ hình thành trước đó trải dài ra biển. Khi đồng
bằng châu thổ phát triển ra phía biển thì nó để lại đằng sau một bề mặt bằng phẳng,
rộng lớn, tương đối thấp, dần hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của biển. Trong điều
kiện đó, hoạt động của các sông chiếm ưu thế đã tạo nên tầng trầm tích aluvi, phủ
lên trên các thành tạo châu thổ trước đó và tạo ra những dạng địa hình đặc trưng do
hoạt động địa mạo của dòng chảy và biến đổi lòng sông.
b. Hoạt động địa mạo của sông
Hoạt động địa mạo của sông là nhân tố chính thành tạo nên những dạng địa
hình của vùng đồng bằng châu thổ. Quá trình biến đổi địa hình vùng đồng bằng
châu thổ lúc này cũng liên quan trực tiếp tới hoạt động biến đổi lòng sông.

Sự hình thành và biến đổi lòng sông gắn liền với sự phát triển của đồng bằng
bãi bồi. Trong quá trình hình thành các thung lũng, ban đầu lòng sông có thể chính
là các khu vực đáy thung lũng. Sau một thời gian hình thành và tiến hoá, thung lũng
sông ngày càng phát triển tạo nên bãi bồi, gờ cao, thềm sông…, khi đó lòng sông
chỉ còn là một bộ phận thường xuyên có nước trong khu vực đáy thung lũng sông
hay đồng bằng bãi bồi.
Đồng bằng bãi bồi là đồng bằng có nguồn gốc phát sinh là đồng bằng tích tụ
sông, hình thành ở những khu vực bãi bồi mở rộng. Chúng thường phát triển trong
đáy các thung lũng có biểu hiện võng hạ tương đối hoặc tuyệt đối hoặc ở những nơi
cắt nhau của các đứt gãy kiến tạo. Lũ lụt liên quan mật thiết với sự hình thành đồng
bằng này. Đồng bằng bãi bồi được cấu tạo bởi trầm tích nguồn gốc sông là chủ yếu,
ngoài ra còn có một phần nhỏ là trầm tích do gió, hay trầm tích nguồn gốc sông –
biển ở khu vực ven bờ. Trên nền đồng bằng này, dòng sông uốn khúc và thành tạo
các dạng địa hình đặc trưng của nó (bãi bồi, hồ móng ngựa…).
16


Hình 3: Sơ đồ cấu tạo đồng bằng bãi bồi (a); đê thiên nhiên (b) [34]
Như vậy, đồng bằng bãi bồi (floodplain) thông thường được hiểu là vùng đất
nằm kề bên và bao chứa các con sông, chịu ảnh hưởng của lũ lụt theo định kỳ. Vật
liệu tạo nên nó chủ yếu là phù sa sông lắng đọng mỗi khi bị nước lũ tràn ngập.
Đối với các sông đồng bằng hạ lưu, do các đặc trưng về độ dốc dòng chảy,
đặc điểm cấu trúc kiến tạo và ảnh hưởng tương tác sông - biển, hình thái đồng bằng
có những nét riêng, đáng chú ý nhất ở đây là sự phân nhánh của dòng chảy.
Thung lũng sông vùng đồng bằng hạ lưu phần nhiều là có bãi bồi phát triển
hoàn thiện. Đặc điểm của dạng thung lũng này là 1. Bờ thung lũng rất thoải và đáy
có đường phân biệt rõ rệt; 2. Lòng sông không có những bậc thay đổi đột ngột, độ
dốc bình quân nhỏ; 3. Dòng sông chảy qua vùng đồng bằng đất bồi, do cấu tạo địa
chất không đồng nhất và điều kiện thuỷ lực thay đổi nên đã hình thành nhiều hình
thức lòng sông khác nhau.

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện của các thung lũng, các bãi bồi rộng
lớn ở đáy thung lũng liên tục được hình thành, các quá trình dòng chảy cũng tiếp tục
được diễn ra, tạo nên các dấu vết của khúc uốn lòng sông cổ, các gờ cao ven lòng,
hồ móng ngựa
Hoạt động uốn khúc của lòng sông
Do đường trục động lực của dòng sông luôn luôn bị lệch về phía bờ lõm và
dòng sông vừa chảy tiến, vừa thực hiện vòng hoàn lưu ngang, nên thực chất nó là
một dòng chảy phức tạp. Chính vì vậy, tác dụng địa mạo của nó đối với hai bờ
không giống nhau: bờ lõm bao giờ cũng bị xâm thực mạnh, càng ngày càng lùi dần,
17

bờ lồi được bồi đắp phù sa, tiến dần vào phía lòng sông, tạo thành bãi cát ven lòng.
Hiệu quả tổng hợp là lòng sông càng ngày càng bị chuyển dịch về phía bờ lõm và
do đó dần dần trở nên cong hơn.


Hình 4: Quá trình hình thành khúc uốn thứ sinh từ khúc uốn nguyên thủy P-P
A. Bãi cát ven lòng sông; B. Khối sót trong khúc uốn; K-K. Đai khúc uốn [2]
Trong quá trình hoạt động của lòng sông, khúc uốn của dòng sông ngày càng
cong, dần dần hai đầu khúc uốn thắt lại, gọi là cổ khúc uốn. Về mùa lũ, dòng sông
có thể chọc thủng cổ khúc uốn, biến khu đất ở giữa thành đảo sót. Ở chỗ cổ khúc
uốn vừa bị cắt đứt, xuất hiện đoạn lòng sông mới thẳng và dốc hơn. Vì vậy, đáy của
nó bị xâm thực mạnh hơn, nhiều nước chảy qua hơn so với lòng sông cũ. Dần dần,
nó trở thành lòng sông chính, còn lòng sông cũ bị bồi lấp dần, thậm chí bị lấp kín
hai đầu rồi trở thành lòng sông chết gọi là hồ móng ngựa. Các hồ này cũng có khi bị
cạn nước dần dần và trở thành đầm lầy.
c. Tác động nhân sinh
Con người kể từ khi xuất hiện đã trở thành một tác nhân địa mạo quan trọng,
ngày càng có tác động mạnh mẽ tới bề mặt địa hình. Vùng đồng bằng châu thổ là
18


nơi tập trung dân cư đông đúc, cùng với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra
mạnh mẽ đã làm thay đổi nhiều tới địa hình. Con người tạo ra các dạng địa hình
mới, gọi là địa hình nhân sinh như là hệ thống đê điều, đường giao thông… Con
người làm thay đổi bề mặt địa hình thông qua các hình thức sử dụng đất, làm chúng
cao lên hoặc thấp đi như việc đào hoặc san lấp hồ ao, đắp đất làm nhà, xây dựng các
đồi nhân tạo, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng… Quan trọng nhất phải kể
đến là hoạt động đắp đê gây ảnh hưởng tới hoạt động điạ mạo của các dòng sông.
Ngoài ra, những hoạt động của con người còn gián tiếp tác động đến địa hình
thông qua các nhân tố khác, gây nên biến đổi khí hậu. Các hoạt động sản xuất của
con người gây nên hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiều hiện tượng tai biến nhiên xuất
hiện và ra tăng nhanh chóng. Chính những tai biến thiên nhiên đó sẽ tác động ngược
lại tới hoạt động sử dụng đất của người dân và tới sự biến đổi địa hình trên bề mặt.
1.2.2.3. Những dạng địa hình thành tạo và mối liên hệ với sự định cư của con người
Bậc thềm sông: bậc thềm chính là những bãi bồi nhưng cao hơn, không còn
bị ngập nước vào mùa lũ và thuộc vào thành phần của sườn thung lũng sông. Sự
nâng cao của bậc thềm có thể do hoạt động nâng kiến tạo hoặc hạ thấp mực cơ sở
xâm thực và sự đào khoét sâu của lòng sông. Đây là những dạng địa hình cao ráo,
thuận lợi cho con người sinh sống.



19



1. Bờ không còn bị ngập về mùa lũ;
2. Đoạn bờ bãi bồi bị xâm thực;
3. Đoạn bờ bãi bồi tích tụ;
4. Ranh giới nham tướng aluvi;

5. Bãi bồi trung tâm;
6. Bãi bồi chân bậc thềm;
7. Bãi bồi ven lòng sông;
8. Hướng dòng chảy chính trong lòng sông;
9. Hướng dòng chảy khi có lũ.
Hình 5: Cấu tạo của một bãi bồi hoàn chỉnh (theo N.I.Macaveiev) [2]
Bãi bồi: là bộ phận đáy thung lũng tương đối rộng và khá bằng phẳng, được
bao phủ bởi lớp trầm tích aluvi và chỉ bị ngập về mùa lũ. Quá trình hình thành bãi
bồi diễn ra lâu dài và bề mặt không hoàn toàn bằng phẳng với nhiều dạng vi địa
hình đồi hay rãnh tạo nên đời sống của bãi bồi (ngập úng rãnh về mùa lũ, lắng đọng
phù sa…). Đối với những khúc uốn thứ sinh thì địa hình thường tạo ra những bãi
bồi sắp xếp xen kẽ trái, phải lòng sông, tạo ra bãi bồi phân đoạn hay bãi bồi hai
phía.
Theo lát cắt ngang vuông góc với thung lũng, cấu trúc bề mặt bãi bồi thể
hiện tính chất ít nhiều đối xứng và gồm những bộ phận: Bãi cát ven lòng sông, dải
bãi bồi cao có dạng gợn sóng, (đây là những đê cát ven lòng sông), phần bãi bồi
trung tâm trũng (có dạng lõm, cao dần về hai phía, có dạng đường tanvec), phần bãi
bồi chân bậc thềm (là dải bãi bồi cao thứ hai - những đê cát ven bờ cổ, hình thành ở
chỗ bờ lồi xưa kia của lòng sông, nay đã bị dòng sông bỏ rơi) và dãi trũng nằm giữa
bãi bồi cao và chân bậc thềm (là di tích của lòng sông cũ đã bị bùn cát lầy hoá, ngập
nước). Tuy nhiên mặt cắt bãi bồi không phải bao giờ cũng đầy đủ các thành tạo trên.
20



Hình 6: Sơ đồ minh họa các tầng trầm tích của bãi bồi
Trong hầu hết trường hợp có thể quan sát thấy hai mực bãi bồi dọc theo lòng
sông là: bãi bồi cao - chỉ bị nước lũ tràn ngập vài năm một lần, hoặc thậm chí, mấy
chục năm một lần; bãi bồi thấp - bị nước lũ tràn ngập hằng năm và bao giờ cũng hẹp
hơn bãi bồi cao. Bề mặt bãi bồi thấp thường xuyên bị dòng sông tái trầm tích, nên

có tuổi trẻ hơn aluvi của bãi bồi cao.
Bãi bồi là dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích vùng đồng bằng. Con
người lựa chọn ở khu vực bãi bồi cao, nơi ít chịu ảnh hưởng của lũ và dùng bãi bồi
thấp làm nơi trồng trọt do những nơi này hàng năm vẫn được dòng sông phủ lên
một lớp phù sa màu mỡ.
Gờ cao ven lòng
Bãi cát ven lòng sông có dạng bán nguyệt, phát triển ở phần lồi của bờ sông.
Cứ mỗi mùa lũ nó lại được bồi thêm một bậc nhỏ hình lưỡi liềm lấn sâu vào lòng
sông. Các đê cát ven bờ được tạo thành sau mỗi kì nước lũ (tức là những bậc nhỏ
được nhắc tới ở trên) bắt đầu chồng phủ lên nhau. Do vậy mà các đê cát ở vị trí đó
mỗi năm một cao thêm và có thể đạt tới độ cao của nước lũ lớn nhất. Những đê cát
ven lòng sông có vị trí và độ cao như vậy được gọi là đê thiên nhiên. Khi đê cát ven
lòng sông đã tương đối cao thì quá trình bồi đắp tiếp theo tăng tốc độ khá nhanh,
bởi vì khi nước lũ tràn qua đê cát, tốc độ dòng chảy bị giảm đi rất đột ngột. Tại đây,
21

trước hết tích tụ những hạt vụn cỡ lớn nhất. Quá trình này lại được thúc đẩy thêm
do lớp thực vật bắt đầu phát triển mạnh ở đây làm cản trở dòng chảy và tăng cường
độ tích tụ. Đây là những dạng địa hình cao ráo, bên cạnh sông nước, tương đối ổn
định đặc biệt khi được bảo vệ bởi hệ thống đê và là nơi thuận lợi cho con người sinh
sống.

Hình 7: Gờ cao ven lòng (đê thiên nhiên) [34]
Hồ móng ngựa, dải trũng: Trên bề mặt bãi bồi có rất nhiều yếu tố như các
dải trũng, hồ móng ngựa. Đây là những sản phẩm của hoạt động biến đổi lòng sông.
Những nơi này trũng thấp, không phải là nơi định cư, tuy nhiên con người thường
định cư ở những dải đất cao hơn gần đó.
1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu địa mạo trong mối liên hệ với sự định cư của con

người được thể hiện thông qua nội dung nghiên cứu mối liên quan giữa các dạng địa
hình với các di tích khảo cổ đã khai quật với mục đích tìm kiếm các vị trí khác có
tiềm năng chứa đựng các di chỉ khảo cổ; hoặc nghiên cứu cổ địa mạo để tái hiện lại
khung cảnh sống – yếu tố về mặt không gian trong mục đích phục dựng lại các nền
văn hóa của con người trong quá khứ.
22

Các nghiên cứu đều khẳng định rằng vị trí phát hiện được những di chỉ khảo
cổ - là dấu vết sinh sống của con người không hề phân bố một cách ngẫu nhiên mà
liên quan tới một số dạng địa hình nhất định, hoặc ở những nơi có điều kiện tự
nhiên thuận lợi mà con người có thể khai thác cho quá trình sinh sống của mình.
Trong báo cáo điều tra về địa mạo của dự án về Đường thủy sông Red (sông
Red là một con sông ở phía Nam Hoa Kỳ, là con sông nhánh cực Nam của các
nhánh sông lớn của sông Mississippi và đổ nước vào vịnh Mexico) đoạn từ
Shreveport, Louisiana đến Daingerfield, Texas [34]. Tiếp cận bằng việc thu thập tư
liệu liên quan tới các di chỉ khảo cổ về không gian phân bố, loại hình và đặc điểm
của các di vật…, nghiên cứu đã tiến hành thống kê số lượng các di chỉ khảo cổ về
số lượng, niên đại theo các không gian địa lý như theo lưu vực sông, theo các dạng
địa hình, độ cao và tìm ra quy luật phân bố. Đồng thời, tác động của các quá trình
địa mạo đang tiếp diễn đối với sự bảo tồn hay hủy hoại các di tích cũng được xem
xét đến. Ví dụ như quá trình lắng đọng trầm tích sông, hồ có thể bảo tồn các di tích
bằng chính việc chôn vùi; trong khi các quá trình phong hóa, quá trình sườn lại có
thể hủy hoại hoặc phân bố lại các di tích này.
23


Hình 8: Sự phân bố của các di chỉ khảo cổ đã phát hiện theo các dạng địa hình [34]
Trên đây là hình ảnh về thống kê sự phân bố của những di chỉ khảo cổ đã
khai quật theo các dạng địa hình, độ cao, thành phần văn hóa… Khu vực nghiên cứu
ở đây cũng là một vùng đồng bằng hạ lưu sông và có thể thấy rằng các di chỉ phân

bố tập trung ở vùng thềm, sườn thung lũng và gờ cao ven lòng. Rất ít di chỉ tìm thấy
ở vùng đầm lầy hay những dòng chảy đã bị bỏ sót.
Một báo cáo khác về địa mạo và địa khảo cổ ở phía Nam Mississipi (Paul V.
Heinrich, Louisiana Geological Survey, Baton Rouge Louisiana 2004) [31] đã thành
lập bản đồ địa mạo chi tiết từ bản đồ địa mạo tỉ lệ nhỏ hơn đã được thành lập trước
đó tích hợp với những dữ liệu số độ phân giải cao. Nghiên cứu mô tả các đơn vị địa
mạo chi tiết, khác nhau về đặc điểm địa chất, lịch sử thành tạo địa chất, địa mạo và
các quá trình địa mạo, lấy đó là căn cứ để đánh giá được đặc trưng của những dạng
địa hình phân bố nhiều di chỉ khảo cổ. Xác định được đó là những nơi cao ráo như
các vùng thềm, các địa hình sót nổi cao, các gờ cao ven lòng của hệ thống sông hiện
đại cũng như hệ thống sông cổ… Những địa điểm này cũng thường xuyên gần

×