Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 94 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN VĂN ĐOÀI




KHẮC PHỤC RÀO CẢN VỀ KHẢ NĂNG
TIẾP NHẬN TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Ở MIỀN NÚI BẰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







Hà Nội, 2013



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN VĂN ĐOÀI




KHẮC PHỤC RÀO CẢN VỀ KHẢ NĂNG
TIẾP NHẬN TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Ở MIỀN NÚI BẰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mã số: 60.34.72


Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN HẢI





Hà Nội, 2013

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do nghiên cứu 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Mẫu khảo sát 6
6. Câu hỏi nghiên cứu 7
7. Giả thuyết nghiên cứu 7
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
9. Cấu trúc của Luận văn 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 9
1.1. Chuyển giao công nghệ 9
1.1.1. Công nghệ 9
1.1.2. Vai trò của công nghệ 11
1.1.3. Khái niệm chuyển giao công nghệ 15
1.1.4. Quy trình chuyển giao công nghệ 16
1.1.5. Các loại hình chuyển giao công nghệ 18
1.1.6. Các quy định về chuyển giao công nghệ 19
1.2. Rào cản trong chuyển giao công nghệ 21
1.2.1. Khái niệm rào cản trong chuyển giao công nghệ 21
1.2.2. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ ở miền núi 23
1.3. Mô hình trình diễn 27
1.3.1. Khái niệm mô hình trình diễn 27
1.3.2. Đặc điểm của mô hình trình diễn 29
1.3.3. Trình tự các bước triển khai thực hiện mô hình trình diễn 30

1.3.4. Mối quan hệ giữa mô hình trình diễn đến sự thành công trong chuyển giao
công nghệ 35
1.3.5. Tiêu chí đánh giá mô hình trình diễn thành công trong chuyển giao công nghệ 36
Kết luận Chƣơng 1 36
CHƢƠNG 2. NHỮNG RÀO CẢN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ Ở VÙNG MIỀN NÚI 38
2.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi 38
2.1.1. Khái quát về các hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi 38
2.1.2. Một số kết quả chuyển giao công nghệ ở miền núi 39

2
2.2. Rào cản từ điều kiện tự nhiên đến chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi 40
2.2.1. Rào cản về địa hình 40
2.2.2. Rào cản về đất đai 43
2.2.3. Rào cản về môi trường 45
2.3. Rào cản từ điều kiện kinh tế - xã hội đến chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi 46
2.3.1. Rào cản từ phương thức canh tác 46
2.3.2. Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa 49
2.3.3. Rào cản về dân trí 50
2.3.4. Rào cản về chất lượng nguồn nhân lực 51
2.3.5. Rào cản về cơ chế chính sách 53
2.3.6. Rào cản về điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ 57
2.3.7. Rào cản về vốn đầu tư 59
2.4. Nguyên nhân của những rào cản trong chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi 62
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan 62
2.4.2. Nguyên nhân khách quan 62
Kết luận chƣơng 2 63
CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN ĐỂ KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở MIỀN NÚI 64
3.1. Các quy định về chuyển giao công nghệ có liên quan đến mô hình trình diễn 64

3.2. Thực tiễn áp dụng mô hình trình diễn trong chuyển giao công nghệ ở miền núi 65
3.2.1. Hiểu biết, áp dụng pháp luật trong chuyển giao công nghệ 66
3.2.2. Năng lực tiếp nhận, sử dụng công nghệ 66
3.2.3. Nguyên tắc khi thực hiện mô hình trình diễn 66
3.2.4. Thành phần thực hiện mô hình trình diễn 67
3.3. Mô hình trình diễn đƣợc áp dụng không thành công 68
3.3.1. Chuyển giao công nghệ ép dầu cải 68
3.3.2. Nguyên nhân mô hình trình diễn không thành công 70
3.4. Mô hình trình diễn đƣợc áp dụng thành công 70
3.4.1. Chuyển giao công nghệ trồng cây lương thực 70
3.4.2. Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 1) 74
3.4.3. Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 2) 77
3.4.4. Chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò 80
3.4.5. Bài học kinh nghiệm từ mô hình trình diễn thành công 83
Kết luận chƣơng 3 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất liền
của cả nước, có vị trí chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và
an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vùng dân tộc và miền núi hiện vẫn là vùng
chậm phát triển và là vùng nghèo nhất nước ta. Người nghèo chủ yếu là đồng
bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện hết sức
khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội, thông tin thị trường và các tiến
bộ khoa học - công nghệ. Trong khi nguồn lực, tài nguyên và đất đai ở vùng
dân tộc thiểu số có hạn, để phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách

phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trong cả
nước, con đường tất yếu là cần phải chuyển giao, áp dụng các công nghệ vào
sản xuất và đời sống, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào
các dân tộc thiểu số.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
và miền núi những năm qua Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
quan trọng tăng cường các hoạt động đưa tiến bộ khoa học và công nghệ
(KH&CN) vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Từ sau khi thực hiện Nghị
quyết 22/NQTW ngày 22 tháng 12 năm 1989 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định 72/HĐBT ngày
13 tháng 03 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số
chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi, các hoạt
động đưa tiến bộ KH&CN vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tổ
chức theo các chương trình, dự án có mục tiêu và nhiều chính sách, qua đó đã
đạt được những kết quả quan trọng. Từ năm 1993, Bộ KH&CN đã thực hiện
chương trình “Xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn”. Mỗi năm Bộ KH&CN đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, huy động
nhiều tổ chức KH&CN với các chuyên gia giỏi tham gia tổ chức thực hiện

4
hàng trăm dự án trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Nhờ các hoạt động cụ thể, một số công nghệ đã được chuyển giao
đến người dân vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn
và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.
Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả của các hoạt động chuyển giao công
nghệ ở vùng miền núi còn gặp một số khó khăn dẫn đến hiệu quả chưa cao:
năng lực tiếp nhận, sử dụng công nghệ của người dân còn hạn chế; sự khác
biệt về địa hình, khí hậu, đất đai dẫn tới một số công nghệ khi chuyển giao
không hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu người dân; cách thức, phương pháp

và quy trình chuyển giao chưa phù hợp với ngôn ngữ, văn hoá, tập quán sản
xuất mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa tìm ra mô hình chuyển giao công
nghệ phù hợp với năng lực tiếp nhận của nông dân miền núi.
Với những lý do vừa nêu, tôi chọn đề tài “Khắc phục rào cản về khả
năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình
diễn” làm Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN nhằm
đề xuất giải pháp khắc phục những rào cản, góp phần nâng cao hiệu quả của
hoạt động chuyển giao công nghệ ở miền núi.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu mô hình trình diễn (MHTD) đã được một số đề tài
nghiên cứu khi cần chuyển giao công nghệ cho các đối tượng có năng lực tiếp
thu công nghệ được chuyển giao thấp.
Dự án MHTD do Phạm Viết Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ khoa học - Sở KH&CN tỉnh Hải Dương chủ trì trong khoảng thời
gian 2002-2005. Dự án này đã xây dựng mô hình trình diễn lò gạch liên tục
kiểu đứng hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp với điều
kiện sản xuất gạch nung thủ công ở tỉnh Hải Dương, đặc biệt là trên vùng đất
bãi ven sông. Thông qua xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tuyên truyền
từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ huyện đến các xã,
phường, thị trấn, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản xuất
gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển

5
bền vững trên địa bàn tỉnh. Chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng
cho các hộ sản xuất gạch nung, thay thế lò thủ công truyền thống. Kết quả của
MHTD là người dân đã tiếp thu công nghệ xây dựng thí điểm mô hình lò gạch
liên tục kiểu đứng, hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm cơ sở
triển khai mở rộng.
Đề tài “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất một số chế phẩm
sinh học” do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An

Giang đã hỗ trợ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Miền Tây thực hiện. Theo đề
tài, Công ty TNHH Miền Tây sẽ giới thiệu quy trình sản xuất, ứng dụng các
chế phẩm sinh học rộng rãi ra cộng đồng sau thời gian thực nghiệm hiệu quả.
Mô hình được thực hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 sản xuất ra các chế phẩm
phân sinh học; giai đoạn 2 sản xuất các chế phẩm đạm dinh dưỡng; giai đoạn
3 sản xuất các chế phẩm tinh dầu. Hiện nay, đơn vị đã đi vào hoạt động ở giai
đoạn 1 và đã sản xuất đưa ra thị trường 3 loại chế phẩm sinh học cải tạo đất,
bón rễ và bón lá. Sản phẩm được trộn từ các nguyên liệu vi sinh tinh khiết, có
những thành phần cần thiết cho cây trồng như kali, magiê, phốt-pho, urê,… và
những nhóm vi sinh vật hữu ích như Rhizobium, Azotobacter. Các giai đoạn
còn lại đang tiếp tục thực hiện. Theo tính toán, sau khi hoàn thiện, dự án sẽ
giải quyết việc làm cho khoảng 110 lao động tại địa phương.
Đề tài “Chuyển giao công nghệ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất
và tiêu thụ một số loại nấm ăn tại tỉnh Bến Tre”, đề tài này đã mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội, làm cho nhiều hộ nông dân tham gia trồng các loại
nấm ăn.
Liên quan đến đề tài này còn có nhiều nghiên cứu về quy trình chuyển
giao công nghệ, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ thông qua xây
dựng các mô hình, xây dựng MHTD trồng cây, con, nuôi trồng thủy hải sản,
những rào cản về pháp lý, thương mại, năng lượng, kỹ thuật, lao động trong
chuyển giao công nghệ
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN“Nâng cao hiệu
quả chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản bằng mô hình

6
trình diễn” của Trần Đức Minh cũng đề cập đến mô hình trình diễn trong
chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên mẫu
khảo sát của Trần Đức Minh chỉ dừng lại ở việc chuyển giao công nghệ riêng
trong lĩnh vực thủy sản tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Luận văn này
không đề cập đến các rào cản trong chuyển giao công nghệ.

Có thể nói, việc nghiên cứu MHTD trong hoạt động chuyển giao công
nghệ đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào đề cập đến việc khắc phục những rào cản trong quá trình
chuyển giao công nghệ cho nông dân ở miền núi.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả năng tiếp
nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Đưa ra hệ thống lý thuyết về chuyển giao công nghệ, khả năng tiếp
nhận trong chuyển giao công nghệ, rào cản trong chuyển giao công nghệ, mô
hình trình diễn.
- Khảo sát thực tiễn để nhận diện những rào cản về khả năng tiếp nhận
trong chuyển giao công nghệ ở miền núi.
- Thực nghiệm để chứng minh có thể áp dụng mô hình trình diễn để
khắc phục những rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ
ở miền núi.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động chuyển giao công nghệ thực hiện ở vùng miền núi.
- Thời gian: 2006 - 2011
5. Mẫu khảo sát
Luận văn khảo sát 1 mô hình trình diễn không thành công, đó là chuyển
giao công nghệ ép dầu cải tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

7
Đồng thời khảo sát 4 mô hình trình diễn thành công, đó là:
- Chuyển giao công nghệ thâm canh cây bắp giống C919 tại cánh đồng
Tum, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận;

- Chuyển giao công nghệ trồng chè tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Ðồn,
tỉnh Bắc Kạn;
- Chuyển giao công nghệ trồng Măng Bát độ tại tỉnh Yên Bái;
- Chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò tại Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi chủ đạo: Làm thế nào để khắc phục rào cản về khả năng tiếp
nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi?
- Các câu hỏi cụ thể:
+ Có những rào cản nào về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công
nghệ ở miền núi?
+ Cần tiến hành trình tự các bước cụ thể nào để khắc phục rào cản về
khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết chủ đạo: Sử dụng mô hình trình diễn để khắc phục rào cản
về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi.
- Các luận điểm cụ thể:
+ Có 2 nhóm rào cản nào về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công
nghệ ở miền núi, đó là nhóm rào cản từ yếu tố tự nhiên (bao gồm: địa hình,
đất đai, môi trường); nhóm rào cản từ yếu tố kinh tế - xã hội (bao gồm:
phương thức canh tác, ngôn ngữ, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, chính
sách, điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ, vốn đầu tư).
+ Cần tiến hành 7 bước của mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về
khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi, bao gồm:
1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ;
2. Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật;
3. Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD;

8
4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động;

5. Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ;
6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD;
7. Tổ chức nhân rộng MHTD đã được thử nghiệm thành công.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng những phương pháp chính sau đây để hoàn thiện Luận
văn:
- Sử dụng số liệu thứ cấp liên quan;
- Khảo sát thực địa để thu thập số liệu nhằm tìm ra các rào cản về khả
năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi, nguyên nhân dẫn đến
các rào cản này;
- Phương pháp thí điểm mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả
năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đã được tìm ra.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như:
- Phương pháp quan sát được dùng kết hợp là phương pháp dùng thị
giác để xem xét khách quan tình hình thực tế để đưa ra những nhận định,
- Phương pháp phỏng vấn sâu dùng để phỏng vấn những người có vai
trò, chức vụ trong cộng đồng và được xem như đại diện cho ý kiến cộng đồng.
- Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thảo luận nhóm đặc biệt, gồm từ 6
đến 12 người, được một người hướng dẫn, một người ghi chép. Thành viên
của nhóm thường là đồng nhất, ví dụ nhóm các trưởng khu, thanh niên, phụ
nữ… các thành viên thảo luận về chủ đề nào đó một cách tự do.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm có 3 chương, bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận của Luận văn;
Chương 2. Những rào cản trong quá trình chuyển giao công nghệ ở
miền núi;
Chương 3. Áp dụng mô hình trình diễn để khắc phục rào cản trong quá
trình chuyển giao công nghệ ở miền núi.


9
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Chuyển giao công nghệ
1.1.1. Công nghệ
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không
kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Có nhiều cách hiểu về công nghệ. Nhìn chung có thể hiểu công nghệ
là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là
việc phát triển và ứng dụng các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy
trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt
động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể
hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các
dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn
hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật: Kỹ
thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng
phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng
Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một
thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Tùy vào
từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:
- Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
- Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến
trình để giải quyết một vấn đề;
- Các sản phẩm được tạo ra hàng loạt và giống nhau;
- Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ.
Định nghĩa công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình

và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức,

10
thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung
cấp dịch vụ.
Các thành phần của công nghệ:
Mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:
- Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là
cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con
người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
- Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi,
tích lũy được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con
người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao
động.
- Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và
tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để
duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận
của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích lũy
trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".
- Tổ chức (O).
Dưới góc độ pháp luật, công nghệ có hai cách hiểu: công nghệ nói
chung và công nghệ có thể chuyển giao.
Luật Khoa học và Công nghệ đề cập đến công nghệ nói chung (trong
đó có công nghệ không thể được chuyển giao, ví dụ công nghệ giáo dục, công
nghệ đào tạo). Còn Luật chuyển giao công nghệ chỉ đề cập đến công nghệ có
thể được chuyển giao. Nhân đây cũng phải bàn thêm về thuật ngữ “công
nghệ” trong Dự thảo Luật KH&CN [6;39].
Khoản 2 điều 2 Luật KH&CN 2000 định nghĩa Công nghệ là tập hợp
các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Khoản 2 điều 3 Dự thảo Luật KH&CN định nghĩa Công nghệ là giải
pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Lý do để các

11
nhà soạn thảo dự thảo đưa ra sự thay đổi này là “chỉnh sửa cho chính xác và
phù hợp với khoản 2 điều 3 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006”.
Luận văn không bình luận về nội hàm của khái niệm công nghệ trong
hai văn bản vừa nêu, nhưng lý do để chỉnh sửa lại không thuyết phục bởi lẽ:
- Công nghệ trong Luật chuyển giao công nghệ chỉ được hiểu là công
nghệ có thể được chuyển giao, tức là công nghệ có thể được thương mại hóa.
- Công nghệ trong Luật KH&CN phải được hiểu là công nghệ nói
chung, tức là cả công nghệ có thể được thương mại hóa và công nghệ không
thể được thương mại hóa.
Cần thấy rằng phương pháp, quy trình, kỹ năng… (những bộ phận
thuộc công nghệ) trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là không thể
thương mại hóa, do đó chúng không thể được chuyển giao theo quy định của
Luật chuyển giao công nghệ [5;42]. Không có tổ chức, cá nhân nào lại bỏ tiền
ra mua độc quyền sử dụng phương pháp dạy văn học cổ điển, quy trình kiểm
tra bài tập của học sinh tiểu học, kỹ năng nghe tiếng Anh cho trẻ em…
Luận văn định nghĩa công nghệ nhƣ sau: Công nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Trong đó nhấn
mạnh đến công nghệ có thể được chuyển giao và loại trừ công nghệ trong lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn.
1.1.2. Vai trò của công nghệ
Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng sự tiến bộ về công nghệ là nhân tố chính
cho tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó, các họat động nghiên cứu và chuyển
giao là động lực chủ yếu cho các tiến bộ về công nghệ. Mặt khác, nhiều nhà
kinh tế còn nhấn mạnh hơn và cho rằng các lí thuyết về tăng trưởng cổ điển

với việc khẳng định lao động và vốn thì chưa đủ để đóng góp cho sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Nhà kinh tế học Robert Solow, người đã đọat giải
Nobel về kinh tế năm 1987 với lí thuyết về vai trò của công nghệ trong tăng
trưởng kinh tế chứng minh rằng sự thay đổi về công nghệ bao gồm cả công

12
nghệ được cải thiện, và nâng cao trình độ lực lượng lao động là nhân tố chính
trong tăng trưởng dài hạn.
Một số lý thuyết kinh tế đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa tiến bộ về
công nghệ và phát triển kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng mới nhấn mạnh tốc độ
tăng trưởng do nguồn vốn con người, bao gồm các tri thức hay các ý tưởng
sáng tạo từ khu vực doanh nghiệp, trường học và chính phủ. Cách tiếp cận
này như thế cho rằng các ý tưởng mới là nguồn gốc dẫn đến sự cải tiến về
công nghệ và do đó dẫn đến sự cải thiện về năng suất.
Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh như hiện nay, các quốc gia
cần duy trì sự phát triển về công nghệ trong hầu hết các khu vực kinh tế. Hàn
Quốc và Đài Loan là những ví dụ điển hình về sự đầu tư vào phát triển công
nghệ, để từ đó, chuyển các doanh nghiệp nội địa thành các công ty toàn cầu.
Trong khi đó, Singapore thì thực hiện việc thương mại hóa công nghệ để đạt
được sự tăng trưởng kinh tế.
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang
phát triển ở Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút
ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách
giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường CNH.
Trong đó, vai trò thúc đẩy của công nghệ đóng vai trò cốt lõi của mọi quá
trình. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các giải pháp cũng như công cụ để
chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người
thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính
công nghệ là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài

nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người
đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa công nghệ và phát triển bằng
việc tăng cường áp dụng công nghệ, xã hội loài người đã từng bước chuyển
dịch vị thế của mình từ thế giới tự nhiên sang xã hội… Công nghệ cũng chính
là yếu tố quyết định sự thịnh vượng hay suy vong của một quốc gia.

13
Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã
và đang trở thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ
bằng pháp luật. Những tiến bộ như vũ bão của KH&CN trong hai thập kỷ qua,
đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ Nano, tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước.
Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của công nghệ trong phát triển kinh
tế toàn cầu và của mỗi quốc gia.
Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách
khuyến khích ứng dụng KH&CN vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Song những cơ chế khuyến khích 20% kinh phí của Nhà nước và 80% kinh
phí đối ứng của người dân theo kênh khuyến nông chưa thật sự đủ mạnh để
tác động việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có hàm
lượng chất xám và giá trị kinh tế cao. Nhất là vùng nông thôn và miền núi
người dân còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, điều đó đã tạo ra rào cản rất
lớn cho KH&CN thâm nhập sâu vào đời sống cộng đồng nơi đây.
Chương trình nông thôn miền núi đã thật sự mở ra một cơ hội mới cả
về vốn và công nghệ sản xuất cho người dân vùng nông thôn trong giai
đoạn hiện nay. Giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm
nông nghiệp đều phải sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao. Mặc dù trong ba năm qua, việc triển khai các dự án
thuộc Chương trình của huyện còn mỏng, mới chỉ dừng lại ở hai dự án nêu
trên, nhưng bước đầu đã tạo ra được điểm sáng ứng dụng KH&CN vào sản

xuất nông nghiệp đối với vùng nông thôn, mở đường cho KH&CN ứng
dụng vào sản xuất đối với người dân trên địa bàn. Thực tế qua triển khai
thực hiện các dự án khoa học - công nghệ và hiệu quả của các dự án đã và
đang thực hiện bước đầu phát huy hiệu quả trong việc ứng dụng các
KH&CN trong sản xuất góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
nâng cao giá trị sản xuất.

14
Từ khi khoa học và công nghệ đi vào đời sống đã tạo ra một cuộc cách
mạng làm thay đổi diện mạo đời sống. Và đối tượng được hưởng những thành quả
đó không ai khác là những người dân.
Công nghệ đã giải quyết rất nhiều cho bài toán nhân lực và kỹ năng.
Ngày nay với sự phát triển từng ngày của công nghệ thì điều đó càng được
khẳng định rõ rệt. Có thể thấy điển hình như ở đối tượng lao động là người
nông dân vốn truyền thống là chỉ trông chờ vào các vụ canh tác, lao động thủ
công, năng suất thấp và được coi là một trong những bộ phận nghèo nhất
trong xã hội. Với sự cải tiến về KH&CN đã từng bước đưa người dân nâng
cao giá trị cuộc sống. Với các trang thiết bị máy móc và các mô hình hiệu quả
đã khiến cho năng suất tăng lên gấp nhiều lần. Cùng với sự cải tiến trong hoạt
động quản lý đã dẫn hướng nông thôn lao động không chỉ phục vụ tốt nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Kéo theo bài toán nhân công, kỹ thuật làm tăng năng suất là đời sống
người dân tăng lên đáng kể. Không thể phủ nhận bước tiến của KH&CN đã
khiến cho những năm gần đây, xuất hiện nhiều người giàu đi lên từ kinh tế
nông thôn. Nhiều hộ gia đình đã “ăn nên, làm ra” khi tham gia đề tài phát
triển kinh tế nông nghiệp gia đình dưới sự chủ trì của Liên hiệp các Hội
Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, các Liên hiệp địa phương và một số hội
ngành thực hiện. Tổng kết 10 năm thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, 20 tỉnh

thành tham gia đề tài cũng đi đến thống nhất, tiếp tục phát triển đề tài này
theo hướng các dự án gắn với việc chuyển giao công nghệ, trong đó đặc
biệt chú ý đến chuyển giao công nghệ cho nông dân miền núi.
KH&CN còn nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua cách tiếp cận
thông tin và cung cấp dịch vụ. Ngày nay, với các chương trình đưa công nghệ
thông tin và khoa học dưới chủ trương của Nhà nước đã nâng cao được đời
sống nông dân một cách đáng kể, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã
hội. Với đường truyền thông tin đến được với người dân khiến cho nông dân

15
tiếp cận được nhiều chương trình của Nhà nước, gia tăng hiểu biết và tiếp cận
công nghệ mới. Cũng như biết cách dùng KH&CN ứng dụng vào đời sống,
người dân cũng biết cách chủ động tiếp cận các dịch vụ như y tế, bảo hiểm…
Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của KH&CN đối với đời sống
người dân, nhất là đối với nông dân bởi những giá trị nó mang lại. Điều đó càng
khiến chúng ta càng nhận thức rõ hơn việc thúc đẩy đưa KH&CN vào đời sống
nhân dân tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
1.1.3. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ sang bên nhận công nghệ.
Ngược trở lại các quy định trước đây ở Việt Nam, bắt đầu từ Pháp lệnh
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 05/12/1988 cho đến
Nghị định số 49/HĐBT ngày 04/03/1991 chi tiết việc thi hành Pháp lệnh
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu sử dụng thuật
ngữ chuyển giao công nghệ (technology transfer). Các văn bản gần đây nhất
là Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 và Nghị định 11/2005/NĐ-CP
ngày 02/02/2005 quy định về chuyển giao công nghệ vẫn tiếp tục sử dụng
thuật ngữ “chuyển giao công nghệ”. Mặc dù trong các văn bản pháp luật này
chưa xác định được đúng nghĩa của việc chuyển giao công nghệ nhưng ít ra

cũng không làm cho người đọc hiểu sai về bản chất của chuyển giao công
nghệ. Các văn bản này mới dừng lại ở cách hiểu về chuyển giao công nghệ là
hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Cho đến khi Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành thì khái niệm
về chuyển giao công nghệ đã bắt đầu được hiểu khác đi. Khái niệm chuyển
giao công nghệ không những được hiểu là chuyển quyền sử dụng công nghệ
mà còn được hiểu là chuyển quyền sở hữu công nghệ. Cách hiểu như vậy sẽ
khiến cho việc xây dựng các khái niệm, các quy định khác dựa trên khái niệm
chuyển giao công nghệ không được chính xác. Việc thực thi các quy định sẽ
dẫn đến không thực hiện. Chúng ta chỉ cần lấy một ví dụ điển hình về 03

16
quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu
công nghệ, thật khó tưởng tượng nếu ai đó bảo rằng họ có thể phá huỷ công
nghệ đó hay chiếm hữu được công nghệ đó. [17;56]
Theo Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2007 thì “chuyển giao công nghệ” là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao
công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là
việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh
thổ Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ
chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ Việt
Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt
Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
Luận văn định nghĩa chuyển giao công nghệ nhƣ sau: Chuyển giao
công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc
toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận
công nghệ. Trong đó nhấn mạnh đến việc chỉ khảo sát công nghệ có thể được
chuyển giao như đã phân tích.

1.1.4. Quy trình chuyển giao công nghệ
Có thể tóm tắt các bước chuyển giao công nghệ như sau:
- Xác định nhu cầu chuyển giao công nghệ;
- Chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ;
- Chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao công nghệ;
- Sử dụng và vận hành công nghệ;
- Đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ;
- Nhân rộng, phát triển công nghệ phù hợp và hiệu quả.
a. Trước khi ký Hợp đồng chuyển giao:
- Người trực tiếp thực hiện hợp đồng đàm phán với đối tác về nội dung
hợp đồng, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng như: giá cả, phương thức
thanh toán, thời gian thực hiện, thời gian bảo hành .v.v. . .

17
- Người thực hiện hợp đồng đến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
Khoa học công nghệ làm việc về nội dung hợp đồng sẽ thực hiện, soạn thảo
hợp đồng (Trung tâm cung cấp mẫu đúng quy định) đưa đối tác ký trước sau
đó đưa về Trung tâm ký.
- Trung tâm tiến hành lập hợp đồng ủy thác.
- Người nhận ủy thác nghiên cứu kỹ các quy định trong hợp đồng ủy
thác, trình Khoa, Phòng (đơn vị quản lý trực tiếp người nhận ủy thác) có ý
kiến về năng lực thực hiện hợp đồng của người nhận ủy thác.
- Tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác giữa Trung tâm và người thực
hiện hợp đồng.
b. Quá trình thực hiện Hợp đồng chuyển giao:
- Người nhận uỷ thác cần lập kế hoạch để thực hiện hợp đồng đúng tiến
độ.
- Mọi thủ tục thu chi theo tiến độ phải được thực hiện tại phòng kế toán
Trung tâm theo đúng thời gian đã ghi trong hợp đồng.
- Người nhận ủy thác được tạm ứng theo tiến độ để thực hiện hợp đồng,

và có trách nhiệm thanh toán tạm ứng đúng thời hạn (trên nguyên tắc hoàn
đợt trước mới ứng tiếp đợt sau), phòng kế toán Trung tâm có quyền từ chối
những chứng từ thanh toán không đúng quy định.
- Trong trường hợp có thay đổi về thời gian thực hiện hợp đồng, hoặc
có những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện… người ủy thác có
trách nhiệm lập các biên bản ghi rõ lý do để làm minh chứng cho sự chậm
trễ hoặc thay đổi.
- Đối với những hợp đồng có giá trị lớn và thời gian thực hiện dài, bên
nhận ủy thác có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện và cung cấp cho trung
tâm những văn bản minh chứng như biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận
sản phẩm của từng đợt, nếu thấy cần thiết trung tâm sẽ tham gia kiểm tra việc
thực hiện hợp đồng.


18
c. Kết thúc Hợp đồng chuyển giao:
Khi hợp đồng đã thực hiện xong người nhận ủy thác lập biên bản minh
chứng cho việc đã hoàn tất hợp đồng như:
- Biên bản nghiệm thu, giao nhận đối với các hợp đồng thiết kế lắp đặt.
- Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với các hợp
đồng lập báo đầu tư môi trường, đánh giá tác động môi trường
- Người nhận ủy thác nộp đầy đủ các khoản thu như: các khoản thuế
theo quy định, phí quản lý…
- Người nhận ủy thác thanh toán các khoản đã tạm ứng để thực hiện hợp
đồng.
- Trung tâm xuất hoá đơn trên cơ sở nghiệm thu, và thanh lý hợp
đồng đã được lập.
1.1.5. Các loại hình chuyển giao công nghệ
a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập
Hợp đồng chuyển giao công nghệ:

a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex,
fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau
đây:
- Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ
được chuyển giao;
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo
ra;
- Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
- Phương thức chuyển giao công nghệ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

19
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển
giao công nghệ;
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền
đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi
theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ các quy định khác của pháp

luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết
định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng
Trong mục này gồm có:
- Dự án đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại;
- Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công
nghệ [4;37].
1.1.6. Các quy định về chuyển giao công nghệ
a. Luật Khoa học và Công nghệ
Điều 2 của Luật KH&CN quy định công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các

20
nguồn lực thành sản phẩm. Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt
động khác nhằm phát triển KH&CN.
b. Luật Chuyển giao công nghệ
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam,
từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền
của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt
động chuyển giao công nghệ. Trong đó công nghệ được quy định là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện

dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ,
ngày 31/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP.
Theo đó, trường hợp sử dụng vốn nhà nước để nhận chuyển giao công nghệ
trong dự án đầu tư, bên nhận công nghệ phải lập phương án nhận chuyển giao
công nghệ, trong đó nêu rõ nội dung chuyển giao công nghệ và giá ước tính
của công nghệ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (kể cả
trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để nhận chuyển giao công nghệ, trong
đó nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên).
Hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải đăng ký,
nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký nếu có nhu cầu.
Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến
khích chuyển giao, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công
nghệ là cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định.
Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao
công nghệ, Bộ KH&CN có thẩm quyền cấp đối với công nghệ thuộc dự án
đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và các trường hợp còn lại
do Sở KH&CN cấp.

21
Đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
thì việc đăng ký được thực hiện thành 2 bước: chấp thuận chuyển giao công
nghệ và cấp phép chuyển giao công nghệ (do Bộ KH&CN cấp).
Nghị định cũng quy định về việc chuyển giao công nghệ trong dự án
hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao
công nghệ. Theo đó, khi lập dự án hoặc hợp đồng phải tách nội dung và chi
phí chuyển giao công nghệ thành một phần riêng trong dự án, hợp đồng.
Để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, các
trường hợp miễn, giảm thuế liên quan đến hoạt động này. Theo đó, tổ chức

góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
bằng công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập
được tạo ra từ công nghệ; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới công
nghệ… Ngoài ra, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, được giảm 50% thuế thu nhập
phải nộp trong 9 năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất.
Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng công báo và thay thế
Nghị định số 11/2005/NĐ - CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
1.2. Rào cản trong chuyển giao công nghệ
1.2.1. Khái niệm rào cản trong chuyển giao công nghệ
Rào cản là những yếu tố có hướng đi không cùng chiều, tác động làm
hạn chế quá trình phát triển, ngăn cản việc đạt mục tiêu của tổ chức, cá nhân
hoặc hoạt động cụ thể.
Rào cản chia thành 2 loại:
- Rào cản khách quan là những yếu tố bên ngoài tổ chức, cá nhân hoặc
sự vật, hiện tượng, nảy sinh trong quá trình phát triển, tác động, quan hệ với
các sự vật, hiện tượng khác.

22
- Rào cản chủ quan là yếu tố bên trong tổ chức, cá nhân, sự vật, hiện
tượng, nảy sinh trong quá trình phát triển, tác động, quan hệ giữa các bộ phận
cấu thành tổ chức, cá nhân, sự vật, hiện tượng [19]
Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về khó khăn trong chuyển giao
công nghệ đã chỉ rõ, ví dụ: Peter Behr đã nêu khó khăn trong hợp tác và cạnh
tranh để thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Trung Quốc
hoặc từ khu vực R&D sang khu vực sản xuất, trong đó nhấn mạnh về năng
lực công nghệ của bên nhận chuyển giao thường là thấp so với bên chuyển
giao công nghệ [27;138].

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, về lý thuyết điểm mấu chốt
nhất là phải làm cho năng lực công nghệ của bên nhận chuyển giao ngang
bằng với năng lực công nghệ của bên chuyển giao, nhưng trong thực tiễn để
đạt được điểm mấu chốt vừa nêu là khó có thể (trường hợp này chuyển giao
công nghệ được coi là thành công ở mức độ thấp) và trong nhiều trường hợp
là không thể (trường hợp này chuyển giao công nghệ được coi là không thành
công), để xảy ra hiện tượng này có thể do các nguyên nhân:
- Có sự khác biệt giữa khu vực R&D với khu vực phát triển công nghệ
theo chiều rộng (Extensive Development of Technology), còn gọi là “nhân
rộng công nghệ” (Diffusion of Technology);
- Có chênh lệch về năng lực giữa bên chuyển giao công nghệ và bên
nhận chuyển giao công nghệ;
- …
Những khác biệt và chênh lệch vừa nêu thuộc về yếu tố khó khăn trong
chuyển giao công nghệ, trong Luận văn này gọi là “rào cản” trong chuyển
giao công nghệ.
Luận văn định nghĩa rào cản trong chuyển giao công nghệ nhƣ
sau:
Rào cản trong chuyển giao công nghệ là những yếu tố tác động gây khó
khăn, hạn chế trong quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa bên
chuyển giao công nghệ và bên tiếp nhận công nghệ.

23
Có thể chia rào cản trong chuyển giao công nghệ thành 2 loại:
- Rào cản kỹ thuật bao gồm những yếu tố: Luật pháp, loại công nghệ,
thông tin, kinh phí chuyển giao…
- Rào cản xã hội là những yếu tố liên quan đến con người: Văn hóa,
phong tục, tập quán, thói quen, năng lực tiếp nhận và sử dụng công nghệ.
1.2.2. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ ở miền núi
Đặc điểm của vùng dân tộc và miền núi của Việt Nam khá đa dạng và

phong phú, có thể khái quát như sau:
Vùng dân tộc và miền núi chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên, bao gồm
gồm 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (19 tỉnh miền núi vùng cao (có
đồng bào dân tộc thiểu số), 22 tỉnh miền núi (có đồng bào dân tộc thiểu số) và
10 tỉnh đồng bằng (có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống)). Vùng có vị
trí quan trọng vì có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng
trong khu vực và trên thế giới; là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng phục vụ cho sự phát triển đất nước; là khu vực đầu nguồn
của những con sông lớn, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên đây
cũng là vùng điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức
tạp, bị chia cắt nhất là các tỉnh miền núi. [18;31]
Ngoài những đặc điểm chung, địa bàn còn những khu vực điều kiện tự
nhiên đặc thù: có những vùng với địa hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia
cắt phức tạp, tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao lưu đi lại
khó khăn như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần vùng
Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung (khu vực dãy Trường Sơn); có vùng
địa hình đồng bằng, núi thấp như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long, một phần của Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng
Đông Nam bộ… Các yếu tố điều kiện tự nhiên này có ảnh hưởng không nhỏ
(kể cả thuận lợi và khó khăn) cho phát triển nguồn nhân lực.

×