Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nhận diện hoạt động nghiên cứu và triển khai ( R&D) tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 116 trang )










































Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn









Đinh Thanh Hà





Tên đề tài
Nhận diện
hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
tại viện y học cổ truyền quân đội





Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ














Hà nội - 2009









Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn










Đinh Thanh Hà




Tên đề tài
Nhận diện
hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
tại viện y học cổ truyền quân đội



Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60.34.72







Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn minh Hà











Hà nội - 2009




Mục lục


Lời cảm ơn

danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục bảng, biểu đồ, hình




Phần mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
4
4. Phạm vi nghiên cứu
4
5. Mẫu khảo sát
4
6. Câu hỏi nghiên cứu
5
7. Giả thuyết nghiên cứu
5
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
5
9. Kết cấu của Luận văn
6


Chương 1. cơ sở lý luận của đề tài
7
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
7
1.1.1. Khái niệm khoa học
7

1.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học
7
1.1.3. Khái niệm công nghệ
7
1.1.4. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
9
1.1.5. Công tác tổ chức, quản lý KH&CN
10
1.2. Hoạt động Nghiên cứu và Triển khai (R&D)
15
1.2.1. Khái niệm Nghiên cứu và Triển khai (R&D)
15
1.2.2. Các loại hình R&D
16
1.2.3. Năng lực R&D
21
1.2.4. Quản lý R&D và Tổ chức R&D
22
1.3. Y học cổ truyền
27
1.3.1. Khái niệm y học cổ truyền
27
1.3.2. Cơ sở lý luận của y học cổ truyền
29
1.3.3. Một số khác biệt giữa YHCT và YHHĐ
30
1.4. Nhận diện hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân đội
31
1.4.1. Khái niệm nhận diện R&D
31

1.4.2. Mục đích và đối tượng nhận diện R&D
32
1.4.3. Tiêu chí nhận diện các loại hình R&D tại Viện YHCT Quân đội
34
Kết luận Chương 1
37





Chương 2. thực trạng hoạt động r&D tại viện yhct
quân đội và các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu

38
2.1. Giới thiệu tóm tắt về Viện YHCT Quân đội
38
2.1.1. Lịch sử phát triển
38
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
38
2.1.3. Một số hoạt động…
39
2.2. Kết quả nhận diện hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân đội
40
2.2.1. Các loại hình R&D
40
2.2.2. Năng lực R&D
47
2.2.3. Công tác tổ chức và quản lý R&D

55
2.3. Bàn luận kết quả
58
2.3.1. Các loại hình R&D qua từng thời kỳ
58
2.3.2. Năng lực R&D qua từng thời kỳ
61
2.3.3. Công tác tổ chức, quản lý R&D qua từng thời kỳ
66
Kết luận Chương 2
69


Chương 3. đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động r&D tại viện y học cổ
truyền quân đội

70
3.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp
70
3.1.1. Căn cứ khoa học
70
3.1.2. Căn cứ thực tiễn
72
3.1.3. Căn cứ pháp lý
74
3.2. Đề xuất một số giải pháp
74
3.2.1. Hoàn thiện cơ quan quản lý R&D và tổ chức R&D
74
3.2.2. Nâng cao năng lực R&D

77
3.2.3. Nâng cao hiệu quả đánh giá NCKH và tổ chức nguồn lực R&D
79
Kết luận Chương 3
82


Kết luận
84
Khuyến nghị
85
Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục





Danh mục các chữ viết tắt


KH&CN: Khoa học và Công nghệ
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NCCB: Nghiên cứu cơ bản
NCƯD: Nghiên cứu ứng dụng
NC&TK: Nghiên cứu và Triển khai
OECD: Organization of Economical Cooperation Development
(Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế)
R&D: Research and Development (Nghiên cứu và Triển khai)

UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc)
YHCT: Y học cổ truyền
YHHĐ: Y học hiện đại















Danh mục các bảng, biểu đồ, hình

1. Danh mục các bảng

Bảng 1.1:
Khái lược công tác quản lý và tổ chức KH&CN
10
Bảng 1.2:
Sự khác biệt về lối tư duy giữa hai nền văn hoá Đông - Tây
31
Bảng 2.1:

Tổng hợp các đề tài NCCB đã thực hiện tại Viện
40
Bảng 2.2:
Tổng hợp các đề tài NCƯD đã thực hiện tại Viện
40
Bảng 2.3:
Tổng hợp các hoạt động Triển khai tại Viện
41
Bảng 2.4:
Tổng hợp đề tài NCKH phân theo loại hình nghiên cứu từ 1978-2008
42
Bảng 2.5:
Tổng hợp đề tài NCKH phân theo cấp quản lý từ 1978-2008
43
Bảng 2.6:
Đề tài NCKH phù hợp với các chuyên khoa của Viện trong 3 giai đoạn
45
Bảng 2.7:
Việc công bố các công trình NCKH của Viện
46
Bảng 2.8:
Tổng hợp nhân lực R&D của đơn vị giai đoạn 1978-2008
47
Bảng 2.9:
Cơ cấu tuổi và giới của nhân lực R&D tại đơn vị năm 2008
49
Bảng 2.10:
Tình hình đào tạo nhân lực của đơn vị giai đoạn 2004-2008
50
Bảng 2.11:

Tổng hợp nguồn lực thông tin của Viện trong 3 giai đoạn
53
Bảng 2.12:
Đánh giá chung các nguồn lực NCKH của Viện
55

2. Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 2.1:
So sánh số đề tài bình quân năm phân theo 3 loại hình nghiên cứu
43
Biểu đồ 2.2:
So sánh số đề tài bình quân năm phân theo cấp quản lý
44
Biểu đồ 2.3:
Quá trình phát triển nhân lực bậc cao của Viện qua 3 giai đoạn
48
Biểu đồ 2.4:
So sánh nhân lực bậc cao của Viện với các cơ sở YHCT của Bộ
Y tế năm 2008
48
Biểu đồ 2.5:
Kinh phí NCKH của đơn vị qua 3 giai đoạn
51
Biểu đồ 2.6:
Cơ cấu kinh phí NCKH của đơn vị trong năm 2006, 2007, 2008
51
Biểu đồ 2.7:
Nguồn lực máy móc, thiết bị của Viện trong 3 giai đoạn
53




3. Danh mục các hình

Hình 1.1:
Mối quan hệ giữa khoa học, nghiên cứu khoa học và công nghệ
8
Hình 1.2:
Hoạt động KH&CN trong mối quan hệ với sản xuất
9
Hình 1.3:
Sơ đồ quản lý theo lý thuyết hệ thống
11
Hình 1.4:
Quy trình của hoạt động quản lý
11
Hình 1.5:
Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
17
Hình 1.6:
Chu trình của sản phẩm nghiên cứu khoa học
20
Hình 1.7:
Các bước đánh giá hoạt động NCKH
23
Hình 1.8:
Sơ đồ phát triển của nền YHCT Việt Nam
28
Hình 3.1:

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng - tham mưu
76
Hình 3.2:
Mô hình tổ chức theo cơ cấu dự án
81
Hình 3.3:
Mô hình tổ chức theo cơ cấu ma trận
81
Hình 3.4:
Tổng hợp nội dung nghiên cứu của đề tài
83


Nước thải từ
khu vệ sinh của
cỏc khoa LS và
CLS

1
Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới là
sự tăng trưởng nhanh chóng các nguồn lực dành cho R&D. Do đó, các tổ
chức KH&CN trong nước và quốc tế rất quan tâm tới số liệu thống kê trong
lĩnh vực này. Các số liệu và chỉ số thống kê KH&CN không những giúp theo
dõi và đánh giá hiệu quả của hoạt động KH&CN, mà còn là thước đo về tác
động của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự tiến bộ
về công nghệ, tạo cơ sở cho công tác quản lý và hoạch định chính sách
KH&CN của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia [31].

Nhận diện hoạt động R&D có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
NCKH và quản lý KH&CN. Nhận diện đúng sẽ giúp xác định đúng đề tài cần
nghiên cứu và đánh giá đúng các kết quả nghiên cứu, giúp cho công tác quản
lý cả vi mô và vĩ mô; bên cạnh đó cũng giúp cho việc đầu tư và phát triển
KH&CN đảm bảo tính đúng đắn và hợp lý [44].
YHCT là một ngành nằm trong lĩnh vực y tế - là một trong những lĩnh
vực KH&CN chủ yếu, có hoạt động KH&CN rất tích cực. YHCT đóng một
vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ con người qua hàng nghìn năm. Xu
hướng trở lại với các liệu pháp điều trị của YHCT đang ngày một phổ biến do
YHCT coi trọng tính chỉnh thể, phát huy năng lực nội sinh, sử dụng các dược
liệu tự nhiên - dễ hấp thu, dễ thải trừ và ít tác dụng không mong muốn [12].
Việc NCKH trong lĩnh vực YHCT đang nhận được sự quan tâm của
các nhà quản lý và các nhà khoa học; tuy nhiên, hệ thống tổ chức chưa phát
triển đồng bộ, thiếu quy hoạch chiến lược phát triển toàn diện, phương pháp
nghiên cứu còn lúng túng và chưa thích hợp với điều kiện thực tế, kết quả
nghiên cứu thiếu tính thuyết phục, đang dẫn tới nguy cơ YHCT tụt hậu ngày
càng xa [3].
Viện YHCT Quân đội (sau đây gọi tắt là Viện) là cơ sở đầu ngành về
YHCT trong quân đội và là một trong năm trung tâm YHCT lớn nhất Việt
Nam. Viện hoạt động theo mô hình kết hợp của 3 tổ chức: bệnh viện - viện

2
nghiên cứu - nhà trường và thực hiện 3 chức năng chính: điều trị, NCKH và
đào tạo. Bởi vậy, việc tăng cường công tác tổ chức, quản lý về lĩnh vực
KH&CN và nâng cao năng lực NCKH là rất cần thiết.
Trong 30 năm qua, Viện YHCT Quân đội đã thực hiện được 163 đề tài
NCKH các cấp trong lĩnh vực YHCT và tạo ra trên 50 chủng loại thuốc khác
nhau. Tuy nhiên, số lượng đề tài NCKH và những sản phẩm NCKH như trên
vẫn chưa tương xứng với khả năng dồi dào về dược liệu YHCT và tiềm năng
NCKH của đơn vị.

Vậy, nhằm mục đích tạo ra nhiều hơn nữa số lượng sản phẩm NCKH
thì cần thúc đẩy hoạt động R&D tại đơn vị, trong đó việc xác định đề tài, đánh
giá kết quả NCKH đóng vai trò rất quan trọng. Để làm tốt những công việc
này, trước hết cần nhận diện các hoạt động R&D tại đơn vị.
Qua việc nhận diện R&D, giúp công tác quản lý NCKH tại Viện YHCT
Quân đội được thống nhất, phù hợp với hệ thống quản lý KH&CN của quốc
gia; tạo cơ sở cho lập kế hoạch, hoạch định các chính sách R&D, quản lý các
nguồn lực nghiên cứu, gắn khoa học với đào tạo và sản xuất.
Bên cạnh đó, với cách tiếp cận, phương pháp luận và tiêu chuẩn chung
của thế giới, phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị và của Việt Nam, Viện
có thể xây dựng được những dữ liệu R&D, đánh giá được thực trạng về năng
lực R&D, phân định các loại hình của R&D, tách biệt hoạt động R&D ra khỏi
các hoạt động KH&CN và các hoạt động sản xuất khác, cũng như chuyên
môn hoá hoạt động tổ chức, quản lý R&D tại đơn vị.
Trên đây là những lý do để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Trên thế giới, để đo lường, tổng hợp dữ liệu về R&D cũng như nhận
diện các nguồn lực R&D, từ năm 1963, các quốc gia thuộc OECD đã họp với
các chuyên gia thống kê R&D của các nước thành viên tại Frascati, Italia để
phát hành phiên bản đầu tiên của Frascati Manual - Tài liệu hướng dẫn thực
hiện điều tra hoạt động NC&TK. Tới nay, tài liệu này đã được tái bản 6 lần.
Năm 2004, được sự cho phép của OECD, Viện Chiến lược và Chính
sách KH&CN đã giới thiệu Tài liệu hướng dẫn Frascati - Khuyến nghị tiêu

3
chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển. Đây là tài liệu được
xây dựng dựa trên kinh nghiệm thống kê KH&CN tại các nước thành viên
OECD trong nhiều năm qua và đưa ra khuyến nghị các tiêu chuẩn thực tiễn
cho điều tra R&D tại các nước thành viên của tổ chức này.
Hơn thế nữa, cùng với sự cộng tác của OECD, Liên minh châu Âu

(EU), UNESCO và nhiều tổ chức khu vực khác, các tiêu chuẩn mà Tài liệu
Frascati đưa ra đang trở thành tiêu chuẩn chung của thế giới trong đo lường
và đánh giá KH&CN. Bởi vậy, tài liệu này rất hữu ích đối với các cán bộ
quản lý KH&CN các cấp, các nhà nghiên cứu chính sách KH&CN và những
người làm công tác thống kê KH&CN trong nước [19].
- Tại Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này như
Trần Chí Đức: Phương pháp luận đánh giá tổ chức nghiên cứu và phát triển
và những gợi suy trong điều kiện của Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội 2005; Nguyễn Thị Anh Thu: Phân tích và đánh giá các hoạt
động KH&CN trên địa bàn huyện hiện nay, 2005
Đặc biệt, trong số các nhà khoa học trong nước, phải kể đến tác giả Vũ
Cao Đàm. Với nỗ lực nhằm hình thành cơ sở phương pháp luận của đánh giá
NCKH và đưa công tác đánh giá kết quả NCKH và hiệu quả NCKH theo các
tiêu chí của thế giới trở thành những công việc thường xuyên tại các cơ sở
NCKH trong nước, tác giả Vũ Cao Đàm, qua nhiều đề tài nghiên cứu, đã giới
thiệu nhiều tài liệu vừa mang tính hàn lâm, vừa mang tính công cụ như:
Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà nội 2007, tái bản lần thứ 14; Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008; Đánh giá Nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007;
Các tài liệu trên vừa là sách giáo khoa, vừa là sách tham khảo, sách
chuyên khảo và sách hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt
động trong lĩnh vực KH&CN.
- Viện YHCT Quân đội đã có lịch sử 30 năm, đã thực hiện được 163 đề
tài NCKH các loại về YHCT trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh; tuy
nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào nhằm nhận diện các hoạt động R&D,

4
phân tích các nguồn lực R&D, công tác tổ chức, quản lý R&D và đưa ra các
giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D tại đơn vị.


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân đội qua
các giai đoạn phát triển.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động R&D như
năng lực R&D và công tác tổ chức, quản lý R&D của Viện qua từng giai đoạn.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Viện YHCT Quân đội.
- Về thời gian: Khảo sát các hoạt động R&D của Viện YHCT Quân đội
qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (1978 - 1993); giai đoạn 2 (1994 - 2003); giai
đoạn 3 (2004 - 2008); trong đó, tập trung vào giai đoạn 3 (2004 - 2008), đây
là giai đoạn Viện từ trực thuộc Cục Quân y về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Cơ sở lý luận về hoạt động R&D; công tác tổ chức, quản lý hoạt động
R&D; và tính đặc thù của YHCT.
+ Nhận diện các hoạt động R&D theo 3 loại hình nghiên cứu (nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai)
+ Phân tích thực trạng hoạt động R&D và các yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu như: nguồn lực R&D (nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực) và công tác tổ
chức, quản lý R&D.
+ Các giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn tiến hành điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ (điều tra
chọn mẫu).
- Điều tra toàn bộ được áp dụng trong khảo sát toàn bộ 163 đề tài
NCKH tại Viện YHCT Quân đội trong suốt 30 năm (1978 - 2008) và gửi phiếu
điều tra tới 26 đơn vị trực thuộc Viện, nơi trực tiếp liên quan tới hoạt động
R&D.


5
- Điều tra không toàn bộ được tiến hành theo phương pháp phân tích
chuyên gia, được áp dụng trong việc gửi phiếu điều tra tới 50 cán bộ khoa học
có học vị sau đại học và phỏng vấn 15 cán bộ là chỉ huy Viện, trưởng một số
đơn vị của Viện có tham gia nhiều tới hoạt động R&D của đơn vị.

6. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những loại hình R&D nào tại Viện YHCT Quân đội và những loại
hình đó phát triển như thế nào qua từng giai đoạn?
- Năng lực R&D và công tác tổ chức, quản lý R&D tại Viện có tác
động như thế nào tới hoạt động R&D của Viện qua từng giai đoạn?
- Đơn vị cần làm gì để thúc đẩy hoạt động R&D nhằm nâng cao vị thế
của một Viện đầu ngành về YHCT?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Tại Viện YHCT Quân đội, có 3 loại hình R&D, hoạt động R&D rất đa
dạng và qua quá trình phát triển, các loại hình này đã có nhiều tiến bộ.
- Năng lực R&D, công tác tổ chức, quản lý R&D cũng được tăng cường
qua từng giai đoạn và có những tác động tích cực tới hoạt động R&D của Viện;
tuy nhiên, vẫn còn một số mặt cần được bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Để thúc đẩy hoạt động R&D nhằm nâng cao vị thế của một đơn vị đầu
ngành, Viện cần hoàn thiện cơ quan quản lý R&D và cơ sở R&D; nâng cao
năng lực R&D; nâng cao hiệu quả đánh giá NCKH và tổ chức nguồn lực R&D.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp tiếp cận:
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng hoạt động R&D và các yếu tố
ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động R&D.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các hoạt động R&D theo cách tiếp cận lịch
đại (chia làm 3 giai đoạn) để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của
hoạt động R&D tại Viện, qua đó thấy được xu hướng phát triển trong tương
lai. Bên cạnh đó, với cách tiếp cận đồng đại, tập trung vào 5 năm gần đây

(2003 - 2008), để tìm hiểu thực trạng hoạt động R&D và phân tích các yếu tố

6
ảnh hưởng chủ yếu tới hoạt động R&D tại đơn vị. Qua đó, có thể đề xuất
những giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện.
+ Tiếp cận định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp: áp dụng
trong việc thu thập và xử lý các thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết có liên
quan. Phân tích, tổng hợp các đề tài NCKH tại Viện YHCT Quân đội, các
văn bản pháp quy, sách, báo, tạp chí , để nhận diện các hoạt động R&D tại
Viện, đánh giá thực trạng hoạt động R&D thông qua các số liệu về năng lực
R&D, công tác tổ chức, quản lý R&D, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân đội.
+ Điều tra: Thiết kế các phiếu điều tra bằng bảng hỏi tự ghi, gồm những
câu hỏi đóng và câu hỏi mở, gửi tới 26 đơn vị và 50 cán bộ khoa học của Viện
nhằm tìm hiểu các thông tin định tính và định lượng về nội dung: Thực trạng
hoạt động R&D, năng lực R&D, công tác tổ chức, quản lý R&D tại Viện và
giải pháp nâng cao năng lực R&D, thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ là chỉ huy Viện và
những cán bộ liên quan trực tiếp tới hoạt động R&D của Viện về thực trạng
hoạt động R&D, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và các giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện.
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: sử dụng phương
pháp thống kê toán học để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu.
Phương pháp thực hiện là thiết kế các biểu mẫu tổng hợp theo yêu cầu nội
dung cần phân tích, đánh giá và xử lý kết quả bằng máy tính.
+ Xử lý logic đối với các thông tin định tính: sử dụng các suy luận
logic đưa ra các phán đoán về bản chất của các sự kiện, mối liên hệ giữa các

sự kiện.
9. Kết cấu của Luận văn: Luận văn được trình bày theo các phần sau:
- Lời cảm ơn
- Danh mục các từ viết tắt

7
- Mục lục và danh mục các bảng, biểu đồ, hình
- Phần mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2. Thực trạng hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân đội và
các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu
- Chương 3. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện YHCT Quân
đội
- Kết luận và Khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục






















8

Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài


1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
1.1.1. Khái niệm khoa học
Khoa học “là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” [20].
Đây là định nghĩa được UNESCO sử dụng chính thức trong các văn
kiện và phổ biến trong giới khoa học trên toàn thế giới.
Hệ thống tri thức ở đây được hiểu là trạng thái tĩnh tại của tri thức khoa
học, được tích luỹ từ trong các hoạt động tìm tòi, sáng tạo của nhân loại thông
qua các hoạt động NCKH và nó khác với tri thức kinh nghiệm - được tích luỹ
một cách rời rạc, ngẫu nhiên từ kinh nghiệm cuộc sống [8].
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học “là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện
kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con
người” [8].
Chức năng của NCKH là nhằm tìm ra bản chất, quy luật của sự vật,
hiện tượng để giải thích thế giới, làm thoả mãn nhu cầu nhận thức thế giới; và
tìm ra giải pháp ứng dụng vào sản xuất để cái biến thế giới, phục vụ nhu cầu

tồn tại của con người.
1.1.3. Khái niệm công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (2000), “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm” [21].
Định nghĩa này cho thấy, công nghệ bao hàm cả “phần mềm” (là phần
tri thức công nghệ như phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết) và “phần
cứng” (các vật mang tri thức công nghệ như công cụ, phương tiện). Và chức

9
năng cơ bản của công nghệ là biến tri thức khoa học thành giải pháp kỹ thuật
nhờ sự tổng hợp các nguồn lực để tạo ra sản phẩm.
Sự khác nhau giữa tri thức khoa học và tri thức công nghệ, hiểu theo
cách đơn giản, khoa học là tri thức hiểu (khám phá thế giới), còn công nghệ là
tri thức làm (tạo ra sản phẩm).
Mối quan hệ giữa khoa học, NCKH và công nghệ:
Giữa khoa học, NCKH và công nghệ có mối quan hệ qua lại như sau:
- Khoa học, với tư cách là một kho tàng tri thức, cũng là kho tàng thông
tin do loài người tạo ra qua các thời kỳ, giúp tạo ra công nghệ. Và cũng chính
khoa học, bằng việc cung cấp thông tin cho NCKH, đã hỗ trợ và thúc đẩy
NCKH phát triển.
- NCKH là một hoạt động xã hội của con người nhằm tạo ra tri thức để
thoả mãn nhu cầu nhận thức thế giới và tạo ra công nghệ để thoả mãn nhu cầu
biến đổi thế giới.
- Công nghệ, do bản thân cũng chính là thông tin với các thông số kỹ
thuật của nó nên cũng bổ sung cho kho tàng tri thức; bên cạnh đó, nó cũng có
chức năng như những vật mang tri thức dưới dạng vật lý (ổ cứng máy tính)
giúp lưu trữ tri thức. Ngày nay, công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng
trong NCKH.
Ba yếu tố trên có mối quan hệ qua lại và tương hỗ lẫn nhau, được thể

hiện trong mô hình dưới đây.







Hình 1.1: Mối quan hệ giữa khoa học, NCKH và công nghệ

Khoa học
(Sự tĩnh tại của tri thức - kho
tri thức)
Nghiên cứu khoa học
(Tạo ra tri thức - tạo ra công
nghệ)
Công nghệ
(Được tạo ra từ tri thức KH và
NCKH)

10

1.1.4. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động KH&CN là “các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ
với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ
thuật trong mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên
và công nghệ, các khoa học y học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã
hội và nhân văn” [37].
Đây là định nghĩa của UNESCO, bản dịch của tác giả Vũ Cao Đàm.
Định nghĩa này được đặc trưng bởi hai khía cạnh cơ bản, đó là:

Thứ nhất, nó liên quan tới bản chất của các hoạt động KH&CN; chúng
tập trung và gắn chặt với sản xuất công nghiệp, phân bố và sử dụng các kiến
thức khoa học và kỹ thuật. Chính trong phạm vi các hoạt động KH&CN mà
các kiến thức khoa học và kỹ thuật được tạo ra, truyền bá, thu thập, sửa đổi,
cải biến, làm cho phù hợp với nhu cầu và được sử dụng.
Thứ hai, nó liên quan tới các lĩnh vực hoạt động mà nó bao quát như:
- Hoạt động NCKH (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng) và
triển khai, viết tắt tiếng Anh là R&D;
- Hoạt động dịch vụ KH&CN;
- Hoạt động chuyển giao công nghệ [6].
Mối quan hệ giữa hoạt động KH&CN với một số hoạt động xã hội khác
được trình bày trong hình dưới đây.








Hình 1.2: Hoạt động khoa học và công nghệ trong mối quan hệ với sản xuất
Hoạt động kh&cn
Dịch vụ
KH&CN
Chuyển giao
công nghệ
Nghiên cứu và
Triển khai (R&D)
Nghiên cứu
cơ bản

Nghiên cứu
ứng dụng
Triển
khai
Sản xuất kinh doanh

11
Đề tài nghiên cứu này không bàn một cách toàn diện về các hoạt động
KH&CN mà chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động nghiên cứu và triển khai.
1.1.5. Công tác tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ
Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam được
chia thành 2 loại là: quản lý theo vùng lãnh thổ (gồm các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính cấp dưới) và quản lý theo ngành
(gồm các bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị cấp dưới).
Trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN, Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về KH&CN và giao Bộ KH&CN chịu trách nhiệm trước
Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về KH&CN. Các bộ và ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
KH&CN tại ngành và địa phương mình.
Từ cấp trung ương xuống dưới địa phương và cơ sở đều thành lập ra
các tổ chức KH&CN để triển khai các hoạt động KH&CN liên quan tới địa
phương mình hoặc ngành mình quản lý [13], [21].
Công tác tổ chức, quản lý KH&CN có thể được khái lược tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Khái lược công tác quản lý và tổ chức KH&CN

Cấp quản lý
Cơ quan quản lý nhà
nước về KH&CN
Tổ chức KH&CN
Cấp trung ương

Bộ KH&CN
Viện nghiên cứu, trường đại
học, tổ chức dịch vụ
KH&CN
Cấp bộ, tỉnh
Cục, sở KH&CN
Viện nghiên cứu, trường đại
học, tổ chức dịch vụ
KH&CN
Cấp cơ sở, huyện
Phòng hoặc ban KH&CN
Khoa, trung tâm nghiên cứu,
tổ chức dịch vụ KH&CN

1.1.5.1. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
* Khái niệm quản lý

12
Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, thực hiện
tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu
hiệu quả nhất của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường [25].
Theo Lý thuyết Hệ thống, quản lý có thể được mô hình hoá như sau:









Hình 1.3: Sơ đồ quản lý theo lý thuyết hệ thống
Nguồn: Vũ Cao Đàm, Lý thuyết hệ thống, Trường Đại học KHXH&NV, 2007, tr.24


Theo Lê Hồng Lôi, “Quản lý là hoạt động thực tiễn có tổ chức mà con
người tiến hành để thực hiện mục đích nhất định” [17]. Vậy nguyên tắc của
quản lý là phải gắn liền với một tổ chức cụ thể, ở đó quy định cách ứng xử
giữa chủ thể và đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu.
Trong thực tiễn, đại đa số hoạt động của loài người được tiến hành dưới
hình thức hoạt động tập thể có tổ chức, trong đó quản lý là một yếu tố cần
thiết nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các cá nhân để đạt được mục
tiêu chung [38].
Quản lý có năm công cụ cơ bản đó là: lập kế hoạch, xây dựng tổ chức,
xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra [14]. Đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập
đến công cụ tổ chức của hoạt động quản lý.






Khách thể quản lý
Lệnh
điều
khiển
Thông tin
phản hồi
Đầu vào
(Các nguồn
lực)

Đầu ra
(Mục
tiêu)
van
va
n

Chủ thể
quản lý




Môi trường
Lập kế hoạch
Xây dựng
tổ chức
Xác định
biên chế
Lãnh đạo
Kiểm tra

13


Hình 1.4: Quy trình của hoạt động quản lý


* Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về KH&CN bao gồm [21]:

- Xây dựng và chỉ đạo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
nhiệm vụ KH&CN;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
KH&CN;
- Tổ chức bộ máy quản lý về KH&CN;
- Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, Quỹ
phát triển KH&CN;
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả
NCKH và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng KH&CN và
các hình thức ghi nhận công lao về KH&CN của tổ chức, cá nhân;
- Tổ chức quản lý công tác thẩm định KH&CN;
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin KH&CN;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về KH&CN;
- Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về KH&CN; giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động KH&CN; xử lý các vi phạm pháp
luật KH&CN.
* Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, cơ quan quản lý nhà
nước về KH&CN bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KH&CN. Hàng năm,
Chính phủ báo cáo với quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp

14
để phát triển KH&CN; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư phát triển
KH&CN; kết quả hoạt động KH&CN.
- Bộ KH&CN chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện
quản lý nhà nước về KH&CN.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nước về KH&CN theo sự phân công của Chính phủ. Chính phủ
quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ KH&CN thực hiện thống nhất quản lý
nhà nước về KH&CN.
Tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có các cục, vụ
chịu trách nhiệm trước các cơ quan này trong việc thực hiện công tác quản lý
nhà nước về KH&CN trong lĩnh vực ngành mình quản lý.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về KH&CN ở
địa phương theo quy định của pháp luật [21].
Trong cơ cấu quản lý của uỷ ban nhân dân các cấp có các sở, phòng
chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về KH&CN trong
phạm vi lãnh thổ mà địa phương mình quản lý.
1.1.5.2. Tổ chức khoa học và công nghệ
* Khái niệm tổ chức
Thuật ngữ “tổ chức” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “organon” - có nghĩa
là công cụ, phương tiện, nên nhiều nhà tổ chức định nghĩa đơn giản: “Tổ chức
là công cụ thực hiện mục tiêu” [33].
Theo Nguyễn Lân, tổ chức là “sự sắp xếp để một số đông người tập
họp nhằm thực hiện một mục đích” [16].
Đề tài nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ “tổ chức” với ý nghĩa như
sau: Tổ chức là một thực thể xã hội do các cá nhân hoặc các nhóm kết hợp để
thực hiện mục tiêu chung, với 3 đặc trưng cơ bản: được tạo ra nhằm thực
hiện các mục tiêu chung; có cấu trúc phân công lao động; có một ban quản lý
[32].
* Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ

15
“Tổ chức KH&CN là tổ chức được thành lập theo quy định của Luật
KH&CN và pháp luật có liên quan để tiến hành hoạt động KH&CN” [32].

Có nhiều cách phân loại tổ chức KH&CN, đề tài này chọn cách phân
loại theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 để phù hợp với thực tế của
Việt Nam. Theo Luật này, tổ chức KH&CN được phân loại như sau:
- Tổ chức NCKH, tổ chức NCKH và phát triển công nghệ (gọi chung là
tổ chức nghiên cứu và phát triển);
- Trường đại học, học viện, trường cao đẳng;
- Tổ chức dịch vụ KH&CN.
Phạm vi của đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập tới tổ chức nghiên cứu và
phát triển. Trong đề tài này, thuật ngữ “tổ chức nghiên cứu và phát triển” có
ý nghĩa tương đồng với thuật ngữ “tổ chức nghiên cứu và triển khai”. Luận
văn sử dụng thống nhất thuật ngữ “nghiên cứu và triển khai”.
1.1.5.3. Chính sách về khoa học và công nghệ
* Khái niệm chính sách
Có nhiều cách tiếp cận như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, đạo
đức học, lý thuyết trò chơi, khoa học pháp lý… để xem xét khái niệm chính
sách - một công cụ của quản lý. Tổng hợp các cách tiếp cận này, tác giả Vũ
Cao Đàm đã đưa ra định nghĩa về chính sách như sau:
Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một nhóm xã
hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển cả một hệ thống xã hội [9].
* Một số đặc điểm của chính sách
Chính sách với tư cách là một thiết chế xã hội, nó có tác dụng điều
chỉnh các hành vi trong xã hội và kiến tạo xã hội. Nó có thể là thiết chế thành
văn hoặc bất thành văn; nó có thể là thiết chế công bố hay thiết chế ngầm định.

16
Với bản chất tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, chính sách luôn dẫn
đến sự phân biệt đối xử như sau: nhóm được lợi, nhóm bị thiệt, nhóm vô can;

và sẽ dẫn đến phản ứng xã hội: nhóm ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm thờ ơ.
Khi một chính sách của chủ thể quản lý được ban hành, nó sẽ lập tức
tác động đến đối tượng quản lý theo xu hướng: tác động dương tính, tác động
âm tính, tác động ngoại biên. Và sẽ có những ảnh hưởng: ảnh hưởng tức thời
(output), ảnh hưởng trung hạn (outcome) và ảnh hưởng dài hạn (impact) [10].

* Vật mang chính sách
Chính sách của một nhà nước không thể chỉ tuyên bố bằng lời mà phải
thể hiện trên một loại văn bản của nhà nước, gọi là văn bản quy phạm pháp
luật - được gọi là vật mang chính sách.
Những vật mang pháp lý của chính sách bao gồm: Luật, Nghị định,
Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư.
Bên cạnh đó, còn một số vật mang chính sách khác như: xuất bản phẩm,
truyền thông, băng - rôn, tờ rơi, áp - phích, quảng cáo, bao bì sản phẩm [10].
* Chính sách khoa học và công nghệ
Chính sách KH&CN của một tổ chức, một quốc gia bao gồm những
lĩnh vực nghiên cứu và công nghệ được ưu tiên phát triển theo hai hướng:
- KH&CN phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là công nghệ phải phục vụ cho mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh
của hệ thống sản xuất.
- Mặt khác, KH&CN phải được phát triển đi trước, chuẩn bị cho những
mục tiêu dài hạn của tổ chức hoặc mục tiêu dài hạn về kinh tế - xã hội của quốc
gia, bên cạnh việc phải đáp ứng tức thời nhu cầu cạnh tranh của sản xuất [10].
1.2. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
1.2.1. Khái niệm nghiên cứu và triển khai (R&D)
Theo UNESCO và OECD, NC&TK (R&D) là các hoạt động sáng tạo được
thực hiện một cách có hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con
người, văn hoá, xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới [19].

17

Định nghĩa này cho thấy các yếu tố đặc trưng cơ bản của hoạt động
NC&TK là: yếu tố sáng tạo, tính mới hoặc đổi mới, sử dụng phương pháp
khoa học, và sản sinh ra kiến thức mới.
Trong đề tài nghiên cứu này, thuật ngữ “Nghiên cứu và Triển khai”, viết
tắt là “NC&TK”, đồng nghĩa với thuật ngữ “Research and Development”, viết
tắt là “R&D” của UNESCO và cũng đồng nghĩa với thuật ngữ “nghiên cứu và
phát triển” trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000. Kể từ phần này trở đi,
đề tài dùng thống nhất thuật ngữ “R&D”.


1.2.2. Các loại hình R&D
Hoạt động R&D bao gồm các loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và triển khai. Sự phân loại NCKH theo các loại hình nghiên cứu như
trên được thống nhất sử dụng trên thế giới, giúp nhận thức rõ bản chất của
NCKH, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, lập kế hoạch nghiên cứu [4], [5].
1.2.2.1. Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu
trúc, động thái của sự vật; sự tương tác bên trong sự vật; và mối liên hệ giữa
sự vật này với sự vật khác.
Sản phẩm của NCCB có thể là khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến
việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến
nhiều lĩnh vực khoa học.
NCCB được phân ra làm 2 loại: NCCB thuần tuý và NCCB định hướng.
- Nghiên cứu cơ bản thuần tuý (Pure fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là những nghiên cứu về bản chất của sự
vật giúp nâng cao nhận thức, chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
- Nghiên cứu cơ bản định hướng (Oriented fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản định hướng là những NCCB đã dự kiến trước mục
đích ứng dụng như các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội…
NCCB định hướng lại được chia làm hai loại:


18
+ Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật như hoạt động điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội;
+ Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của
sự vật như gen di truyền, bức xạ vũ trụ… Nghiên cứu cứu này vừa dẫn đến
việc hình thành những cơ sở lý thuyết, vừa dẫn đến những ứng dụng có ý
nghĩa thực tiễn [5].
1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (Applied research)
NCƯD là sự vận dụng các quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản
để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp
dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Giải pháp ở đây bao gồm giải pháp về
công nghệ và giải pháp xã hội. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành
sáng chế.
Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng
được. Để đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến
hành một loại hình nghiên cứu khác, đó là triển khai [5].
1.2.2.3. Triển khai (Technological experimental development)
Triển khai là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu
(prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai bao
gồm 3 giai đoạn:
- Tạo vật mẫu (prototype):
Đây là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm, chưa quan
tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng.
- Tạo công nghệ (giai đoạn "làm pilot"):
Đây là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản
phẩm theo mẫu (prototype) vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất.
- Sản xuất thử loạt nhỏ (còn gọi là sản xuất "série 0"):
Đây là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ,
thường gọi là quy mô sản xuất bán đại trà hay quy mô bán công nghiệp [5].

Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu trong phần này được trình bày
tại hình dưới đây.

×