Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút cán bộ nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



VÕ THỊ THU HÀ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT CÁN BỘ NỮ TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ 60.34.70
Khóa 2005 - 2008






Hà Nội, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



VÕ THỊ THU HÀ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT CÁN BỘ NỮ TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ 60.34.70
Khóa 2005 - 2008


Người thực hiện :
Võ Thị Thu Hà
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Nguyễn Thị Anh Thu



Hà Nội, 2008

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 6
4. Phạm vi nghiên cứu: 6
5. Mẫu khảo sát 6
6. Vấn đề nghiên cứu 6
7. Giả thuyết nghiên cứu 7
8. Phương pháp chứng minh luận điểm 7
9. Luận cứ khoa học 7
10. Kết cấu Luận văn 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THU HÚT CÁN BỘ NỮ THAM GIA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9
1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học 9
1.2. Đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học 10
1.3. Đặc điểm và vai trò của cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học 12
1.4. Thực hiện chính sách công bằng và bình đẳng giới tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia
nghiên cứu khoa học 19

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA CÁC
NHÀ KHOA HỌC NỮ 29
2.1. Thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học tại một số nước 29
2.2. Thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu của cán bộ nữ tại một số cơ quan nghiên
cứu ở Việt Nam 35

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT NỮ CÁN BỘ THAM GIA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 69
3.1. Thay đổi quan niệm về vai trò của phụ nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học 70
3.2. Tạo công bằng trong môi trường làm việc 71
3.3. Sự chia sẻ quan tâm của đồng nghiệp 74

3.4. Tạo điều kiện tham gia đề tài, dự án 74
3.5. Có chính sách phù hợp về đào tạo, đề bạt, tuổi nghỉ hưu 74
3.6. Ổn định về lương, thu nhập 77
3.7. Chính sách hỗ trợ đối với gia đình 78
3.8. Rèn luyện nâng cao năng lực 78
3.9. Công bằng trong tôn vinh đối các nhà khoa học nữ 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 1 87
PHỤ LỤC 2 90
PHỤ LỤC 3 92
PHỤ LỤC 4 94
PHỤ LỤC 5 96

2
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của
cô giáo hƣớng dẫn, tác giả đã hoàn thành Luận văn “Giải pháp tăng cƣờng thu
hút cán bộ nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thu, là cô
giáo trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, ngƣời đã dành rất nhiều thời gian và tâm
huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ Cao Đàm, là thầy giáo
đã ủng hộ ý tƣởng nghiên cứu khi tác giả tham khảo ý kiến của thầy giáo.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn và tập thể cán bộ, giáo viên Ban Đào tạo
Sau Đại học của Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN đã tạo điều kiện và
giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành tốt khoá học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các Lãnh đạo, các chuyên gia, các đồng

nghiệp của Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam,
Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tác giả
điều tra khảo sát, hỗ trợ cung cấp các tài liệu quý báu làm cơ sở lý luận và
thực tiễn cho Luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, tác giả luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tích cực
từ các chuyên gia, đồng nghiệp dƣới nhiều hình thức tiếp cận, nên mặc dù gặp
nhiều khó khăn do có những hạn chế về số liệu thống kê, về điều kiện thời
gian nhƣng tác giả đã cố gắng để đạt đƣợc kết quả nhất định. Tác giả rất
mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng
nghiệp để hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn.

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,8% dân số và 50% lực lƣợng lao động toàn
xã hội. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ phụ nữ luôn
đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó
cũng đƣợc thể hiện rõ nét trong hơn 70 năm qua kể từ khi cách mạng Việt
Nam có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc ta đã giành
đƣợc những thành tựu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là chiến
thắng hai ngoại xâm lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong công cuộc
đổi mới đất nƣớc, vai trò quan trọng đó của phụ nữ Việt Nam lại một lần nữa
đƣợc khẳng định. Với trách nhiệm thiên phú là ngƣời vợ, ngƣời mẹ, phụ nữ
Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong việc sinh thành và nuôi
dƣỡng các thế hệ công dân nƣớc Việt, đồng thời cũng chính là ngƣời chăm lo,
bảo tồn gia đình với tƣ cách là những tế bào của xã hội, theo chuẩn mực “ấm

no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Trong thời đại hƣớng tới nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ (còn gọi
là nguồn nhân lực chất lƣợng cao) luôn luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu
trọng sự nghiệp phát triển khoa học – công nghệ (KH&CN) cũng nhƣ kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia. Là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực
chất lƣợng cao đó, đội ngũ cán bộ nữ trí thức đã có những đóng góp không
nhỏ trong việc đƣa ra những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách
phát triển đất nƣớc cũng nhƣ việc ứng dụng KH&CN vào tăng trƣởng kinh tế.
Thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn của hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà
nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về công tác cán bộ nữ, nhằm mở
rộng cơ hội phát triển và không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam

4
nói chung, trong đó có phụ nữ trí thức nói riêng. Dựa trên cơ sở đổi mới tƣ
duy về vai trò của phụ nữ, nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng đã và đang
từng bƣớc đi vào cuộc sống, thể hiện ở tƣ tƣởng bình đẳng nam, nữ trong các
văn bản và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Hiến pháp năm 1946 “phụ
nữ được quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực”. Hiến pháp năm
1980 đã chi tiết hoá hơn quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bình đẳng và sự
quan tâm đối với phụ nữ “Nhà nước và xã hội có trách nhiệm nâng cao năng
lực về chính trị, văn hoá, khoa học và công nghệ, chuyên môn cho phụ nữ và
không ngừng nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội”. Trong Luật Khoa
học và Công nghệ năm 2006 đã thể hiện thêm sự quan tâm đến cán bộ nữ
trong lĩnh vực KH&CN “có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử
dụng nguồn lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ”. Tiếp đó, Luật
Bình đẳng giới đã nêu rõ vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ “ Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và
công nghệ; Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa
học và công nghệ, phổ biến kết quả NCKH, công nghệ và phát minh, sáng
chế”. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007

về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc,
có nêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao trong đó đề
cập đến vấn đề quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ nữ, chính sách
phát triển đội ngũ cán bộ nữ”. Nội dung các văn bản trên đều nhất quán một
quan điểm: Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đẩy mạnh
việc bồi dƣỡng đào tạo nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ học vấn,
có cơ chế chính sách đối với phụ nữ để họ có thể phát huy ngày càng cao
năng lực của mình vào các lĩnh vực hoạt động nói chung và lĩnh vực KH&CN
nói riêng, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH – HĐH) đất nƣớc.

5
Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó do cả ảnh hƣởng của văn
hoá truyền thống Á Đông, tiếng nói của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học (NCKH) vẫn còn khá khiêm tốn so với nam giới và
trong tƣơng quan với nhiều hoạt động xã hội khác. NCKH là công việc có
tính chất đặc thù, đầy thách thức đối với chị em, đòi hỏi chị em phải không
ngừng rèn luyện mình để tự tin khẳng định mình trong công việc. Có một số
vấn đề luôn đƣợc đề cập tới nhƣ việc nâng cao năng lực nghiên cứu của cán
bộ nữ, đẩy mạnh bình đẳng giới trong NCKH, chính sách hỗ trợ và động viên
cán bộ nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu hoặc bảo vệ thành công
các luận án, Tuy nhiên, không phải mọi điều kiện làm việc đều thuận lợi
cho việc phấn đấu của họ.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút cán bộ nữ
trong hoạt động NCKH”, một mặt nhằm đáp ứng mong muốn của đa số các
nhà khoa học nữ có những chính sách phù hợp để các nhà khoa học nữ có
điều kiện phát huy hết năng lực của mình, mặt khác tác giả mong có đƣợc sự
quan tâm và nhìn nhận đúng nỗ lực của nữ giới từ phía các nhà lãnh đạo các
cấp và những đồng nghiệp khác giới và cả những đồng nghiệp cùng giới.
2. Lịch sử nghiên cứu

Phụ nữ và những vấn đề về phụ nữ là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc. Cùng với sự nổi lên của nhiều
cách tiếp cận khác nhau, những nghiên cứu về phụ nữ đang dần trở thành một
lĩnh vực NCKH đặc biệt.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây xuất hiện rất nhiều nghiên cứu
xung quanh vai trò của phụ nữ trong phát triển nhƣ: vai trò của lao động nữ;
vai trò của đội ngũ trí thức nữ; thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý nữ; phụ
nữ với quyền lực; phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị,.… Năm 1997,

6
Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN (Bộ Khoa học và Công
nghệ) đã thực hiện đề tài cấp Bộ “Một số luận cứ cho chính sách sử dụng cán
bộ khoa học và công nghệ nữ”, mặc dù đề tài có những phân tích chuyên sâu
về các khía cạnh xã hội – tâm lý, về năng lực của nữ khoa học, nhƣng tại thời
điểm đó, khi mà Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bình đẳng giới và một số
văn bản triển khai công tác nữ trong lĩnh vực khoa học chƣa đƣợc ban hành
nên vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực NCKH vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận một
cách khách quan trên quan điểm về giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đƣa ra bức tranh về hoạt động NCKH của phụ nữ; Phát hiện những cản
trở và hạn chế đến hoạt động NCKH của phụ nữ trong điều kiện của nƣớc ta
hiện nay; Tìm hiểu các nguyên nhân của cản trở và hạn chế đến hoạt động
nghiên cứu của phụ nữ và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thu hút cán bộ nữ
trong hoạt động NCKH.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ năm 2000 – nay
- Đối tƣợng: Hoạt động NCKH của nữ cán bộ.
5. Mẫu khảo sát
02 viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ: Viện Ứng
dụng công nghệ, Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam.

02 viện nghiên cứu trực thuộc Chính phủ: Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
6. Vấn đề nghiên cứu
Hiện trạng NCKH của nữ cán bộ hiện nay nhƣ thế nào? Những yếu tố
nào cản trở và hạn chế hoạt động NCKH của phụ nữ Việt Nam hiện nay? Đâu

7
là nguyên nhân của những cản trở và hạn chế trên? Giải pháp nào để tăng
cƣờng thu hút phụ nữ trong hoạt động NCKH?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Tư tưởng khoa học: thực hiện thật sự công bằng và bình đẳng giới đối
với phụ nữ trong lĩnh vực NCKH. Cụ thể: Đánh giá đúng vai trò của phụ nữ
trong nghiên cứu; Tạo môi trƣờng bình đẳng cho phụ nữ trong nghiên cứu
(giao nhiệm vụ, hợp tác, tạo điều kiện làm việc, đánh giá); Quan tâm đúng
mức đến nâng cao năng lực cho phụ nữ làm công tác nghiên cứu (đào tạo,
chia sẻ thông tin); Thực hiện bình đẳng trong tôn vinh phụ nữ trong lĩnh vực
nghiên cứu.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
- Nghiên cứu tài liệu: tổng quan các chính sách về giới, đặc biệt là
chính sách đối với nữ cán bộ NCKH; tổng quan kinh nghiệm nƣớc ngoài;
tổng quan các nghiên cứu trƣớc đó về phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Điều tra xã hội học: lập phiếu điều tra tại 02 Viện nghiên cứu trực
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Năng
lƣợng Nguyên tử Việt Nam), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
- Phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn đại diện các nhà nghiên cứu nữ, đại
diện cơ quan quản lý về KH&CN.
- Phân tích, tổng hợp.
9. Luận cứ khoa học
- Luận cứ lý thuyết: Sử dụng lý thuyết về bình đẳng giới, lồng ghép

giới, công bằng xã hội, lý thuyết về sử dụng nhân lực khoa học trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

8
- Luận cứ thực tiễn: Thực tiễn hoạt động của phụ nữ trong lĩnh vực
nghiên cứu tại 02 viện nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ(Viện Ứng
dụng công nghệ, Viện Năng lƣợng Nguyên tử Việt Nam), Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
10. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày trong 3 chƣơng sau:
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận trong việc thu hút cán bộ nữ tham gia hoạt
động nghiên cứu khoa học
CHƢƠNG 2: Thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu của các nhà
khoa học nữ
CHƢƠNG 3: Giải pháp tăng cƣờng thu hút cán bộ nữ trong hoạt động
nghiên cứu khoa học

9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THU HÚT CÁN BỘ NỮ THAM GIA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là sự tìm kiếm những điều mà khoa học
chƣa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về
thế giới; hoặc là sáng tạo phƣơng pháp mới và phƣơng tiện kỹ thuật mới để
làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động con ngƣời.
1


Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy; sáng tạo các giải pháp nhằm
ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng.
2

Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí
nghiệm nghiên cứu để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế
giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật
mới cao hơn, giá trị hơn. Nói cách khác, NCKH là một loại lao động trí óc
mang tính sáng tạo, đặc điểm nổi bật của nó là mang tính sáng tạo, đó là linh
hồn của công tác NCKH là điểm cơ bản nhất phân biệt nó với lao động sản
xuất bình thƣờng tức lao động sản xuất mang tính lặp đi, lặp lại.
Quá trình NCKH là quá trình mang tri thức vận động từ không đến có,
từ ít đến nhiều. NCKH và sáng tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau, quá
trình của công tác NCKH chính là quá trình sáng tạo ra cái mới. Do đó, đánh
giá trình độ cao hay thất của thành quả NCKH chủ yếu là xem mức độ lớn,

1
PGS.TS. Vũ Cao Đàm: Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005
2
Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam: Luật Khoa học và Công nghệ, tháng 6/2000

10
nhỏ của yếu tố sáng tạo trong nó: tính sáng tạo càng lớn, trình độ khoa học
càng cao và ngƣợc lại.

1.2. Đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học
Do hoạt động NCKH là một hoạt động tạo ra tri thức mới, giải pháp
mới, công nghệ mới, phƣơng pháp tiến hành mới.v.v. nên hoạt động này có

những đặc thù cơ bản sau:
1.2.1. Tính sáng tạo
Bản thân hoạt động NCKH đã mang tính đặc thù là lao động sáng tạo
khoa học vì vậy đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm tòi cái mới, chƣa ai đề
xuất, khám phá ra; Có tự do trong suy nghĩ, tƣ duy; Phụ thuộc nhiều vào năng
lực cá nhân, điều này một phần do khả năng bản thân nhƣng phần lớn thông
qua quá trình đào tạo, luyện tập để tích lũy có hệ thống các tri thức khoa học,
phƣơng pháp NCKH và thế giới quan biện chứng; Ý tƣởng sáng tạo có thể
nảy ra bất chợt, hoặc qua quan sát hoặc do nhu cầu thực tế đòi hỏi, thu hút sự
chú ý đặc biệt của ngƣời làm khoa học.
1.2.2. Đòi hỏi tích luỹ
Để có đƣợc những thành công trong NCKH, các nhà khoa học cũng
phải trải qua một thời kỳ thai nghén, thu thập và tích lũy một lƣợng thông tin
có liên quan đến phƣơng pháp, thủ pháp và hƣớng tƣ duy của công việc
nghiên cứu đòi hỏi đầu tƣ chất xám cao. Không chỉ vậy mà những ý tƣởng
mới để có thể đƣa vào cuộc sống cần thời gian kiểm nghiệm thực tế hay nói
cách khác thời gian tạo ra sản phầm khoa học thƣờng lâu hơn các sản phẩm
khác nhƣng giá trị sản phẩm đƣợc tạo ra lại cao. Cho nên các nghiên cứu gia
muốn đạt đƣợc những kết quả nhất định đều phải trải qua quá trình lao động
cần cù, gian khổ, thu hút nhiều trí lực, tâm lực và thể lực.

11
1.2.3. Tính rủi ro cao
Trong NCKH khó có thể khẳng định những kết quả nghiên cứu là mới,
các giả thuyết có thể đúng hoặc sai. Những kết quả đó có ứng dụng thành
công hay đƣợc xã hội đón nhận hay không, điều này phải qua thử nghiệm mới
biết đƣợc. Theo đánh giá của một số nhà khoa học thì chỉ khoảng 30% là
thành công tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật tỷ lệ cao hơn là
70%.
3


1.2.4. Tính cá nhân
Dù là một công trình NCKH, sáng tác nghệ thuật do một tập thể thực
hiện thì vai trò cá nhân cũng mang yếu tố quyết định. Tính cá nhân là sự thể
hiện trong tƣ duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân. Tùy theo trình độ
học vấn, tƣ chất di truyền, thể lực và môi trƣờng xã hội mà cá nhân và năng
lực cá nhân đƣợc hình thành và phát huy khác nhau. Ví dụ: Sản phẩm khoa
học tạo ra thƣờng mang đậm nét công lao của một cá nhân nào đó nhƣ
Microsft: Bill Gate, Thuyết tƣơng đối: Einstain, Thuyết giá trị thặng dƣ:
Mác,…;

Lao động KH&CN là lao động trí óc của đội ngũ các nhà khoa học, là
lao động vô giá của bất kỳ quốc gia nào. Đây chính là tài nguyên đặc biệt.
Nếu chúng ta biết khai thác, thì hiệu quả, tác động của nó đối với sự phát triển
là rất lớn. Song, nếu không biết cách phát huy, nó sẽ tự mất đi, mà một khi đã
mất đi thì khó và còn lâu mới có thể khôi phục đƣợc. Môi trƣờng khách quan
cho mọi sáng tạo là tự do trong tƣ duy, trong trình bày quan điểm khoa học,
quyền bảo lƣu những phát kiến của mình, quyền tự do giao lƣu quốc tế và có

3
Nguồn: TS. Nguyễn Thị Anh Thu: Bài giảng Quản lý và phát triển nguồn nhân lực KH&CN


12
nguồn thông tin dồi dào. Môi trƣờng sáng tạo chính là lợi ích của toàn xã hội,
chứ không phải của riêng ai, lại càng không phải là cái để ban phát cho ai. Vì
vậy, lao động sáng tạo là lao động của những ngƣời có tri thức, có hiểu biết,
có đầy đủ tƣ cách công dân. Sống trong điều kiện môi trƣờng khoa học thuận
lợi, sức sáng tạo của trí thức càng lớn, hiệu quả của lao động trí óc càng cao.
Ngƣợc lại, trí thức phải sống trong môi trƣờng khoa học không thuận lợi, thì

sự sáng tạo và sự say sƣa NCKH sẽ bị teo lại. Vì vậy, để quản lý và phát triển
đội ngũ này, các nhà quản lý cần xác định rõ:
- Môi trƣờng làm việc: tự do về suy nghĩ, thể hiện sáng tạo, tự do về
giờ giấc làm việc, có điều kiện tiếp cận với các công cụ sáng tạo cần thiết để
thể nghiệm và thực nghiệm
- Thù lao: chất xám trình độ cao hoặc tƣơng đƣơng trình độ cao
- Chấp nhận cá tính
- Cần đánh giá và tôn vinh đúng mực

1.3. Đặc điểm và vai trò của cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học
Trong lịch sử, vấn đề phụ nữ tham gia NCKH đã đƣợc coi là thành quả
to lớn về sự nỗ lực và đấu tranh bền bỉ của nhiều thế hệ các nữ danh sĩ, để lại
những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển KH&CN thế giới.
1.3.1. Đặc điểm của cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học
Ngày nay, sự phát triển của xã hội đang đòi hỏi ngƣời phụ nữ tham gia
nhiều hơn vào hoạt động sản xuất và đóng góp có ý nghĩa quyết định cho sự
tiến bộ của xã hội. Trƣớc đòi hỏi đó, phụ nữ phải nâng cao bản thân mình về
mọi phƣơng diện để phù hợp với mọi lĩnh vực hoạt động mới. Đặc biệt, trong
lĩnh vực NCKH, các nhà khoa học nữ ngày nay đã khác trƣớc nhiều, bởi trong

13
họ luôn tiềm ẩn tinh thần vƣợt khó khăn để vƣơn lên trong khoa học, ham học
hỏi, tính cần cù, cẩn trọng, ý thức trách nhiệm cao, trung thực trong khoa học
đi cùng với những phẩm chất có tính truyền thống của phụ nữ Việt Nam nhƣ
dịu dàng, đảm đang, kiên trì và tần tảo.
Sự ham học hỏi buộc các nhà khoa học nữ phải vƣợt qua những khó
khăn do những đặc điểm về giới tính nhƣ chăm sóc nội trợ trong gia đình,
sinh con, nuôi dạy con cái trong điều kiện thể lực yếu hơn nam giới. Có thể
nói tinh thần tích cực trong công tác, ý thức trách nhiệm cao với tính cần cù
cẩn trọng của phụ nữ trong công tác khoa học đƣợc thể hiện rất rõ trong nhiều

tập thể cán bộ khoa học. Đối với những công việc đòi hỏi sự cẩn thận trong
nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học nữ đã thể hiện đƣợc đầy đủ mặt
mạnh của mình. Trong hoạt động NCKH, nhiều nhà khoa học nữ yêu nghề,
thực sự gắn bó với nghề ngay cả khi có cơ hội đổi nghề khác có thu nhập cao
hơn. Một nữ khoa học công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Viện KH&CNVN) đã chia sẻ khi nhận đƣợc lời mời làm việc tại một công ty
nƣớc ngoài với mức lƣơng hấp dẫn, nhƣng chị vẫn mong muốn đƣợc thực
hiện công việc nghiên cứu tại Viện vì nếu ra ngoài chị sẽ không đƣợc làm
đúng chuyên môn mình đã học, đƣợc thực hiện hoài bão NCKH của mình.
Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau luôn đƣợc phát huy và ngày
càng có nhiều phụ nữ đã thể hiện sự tự tin, dám chịu trách nhiệm trong cƣơng
vị công tác của mình. Tất cả những phẩm chất đó nếu đƣợc nhìn nhận một
cách khách quan và phát huy huy đúng mức thì sẽ trở thành những đóng góp
to lớn cho đất nƣớc.
1.3.2. Vai trò của cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học
Vào cuối thế kỷ X, các ngành khoa học của châu Âu phát triển mạnh,
số lƣợng các nhà bác học nữ tăng lên khá nhiều. Đặc biệt vào thời Phục Hƣng
là thời kỳ rất thịnh vƣợng của các nhà khoa học nghệ thuật ở châu Âu, phụ nữ

14
bác học có vai trò nổi bật chƣa từng có. Nhƣng sau đó, từ thế kỷ XV đến thế
kỷ XVII, số lƣợng các nhà khoa học nữ giảm hẳn do thời kỳ đó châu Âu săn
bắt, đàn áp các nhà khoa học và nhà khoa học nữ không tránh khỏi số phận
chung. Mặc dù vậy, sự nghiệt ngã của tôn giáo, sự khắt khe của chế độ phong
kiến không làm nhụt chí vƣơn lên của họ. Năm 1783, Caterina Dascova – một
nhà bác học, một nhà giáo lỗi lạc, một phụ nữ Nga tiến bộ đã là ngƣời phụ nữ
đầu tiên trên thế giới làm Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học. Giữa thế kỷ
XVIII, không có mấy quốc gia cho phép phụ nữ ghi danh theo học các trƣờng
đại học ở châu Âu. Đến 150 năm sau, vào năm cuối cùng của thế kỷ XIX
(1899), chính quyền Đức mới có quyết định chính thức cho phép phụ nữ học

đại học và tới những năm đầu thế kỷ XX thì quyết định này mới đƣợc thực thi
ở tất cả các trƣờng đại học trên toàn nƣớc Đức.
Vào năm 1874, Đại học Gttingen (Đức) đã nổi tiếng thời đó vì 2 sự
kiện đƣợc coi là ngoại lệ khi cho phép 2 phụ nữ trí thức Nga – Julia
Svewolovna Lermontova và Sofia Kovalevskaia, bảo vệ luận án tiến sĩ Hoá
học và Toán học. Với sự say mê khoa học và nhờ sự ủng hộ của các bậc tiền
bối, sau nhiều gian truân trong con đƣờng học tập và khởi nghiệp, chấp nhận
cả những “vinh quang và cay đắng”, họ đã trở thành những nhà khoa học nữ
trên thế giới nhận đƣợc học vị tiến sĩ Hoá học và Toán học đầu tiên. Công
trình toán học “Định lý Kovalevskaia” đã đƣợc đƣa vào tất cả các giáo trình
cơ bản của môn giải tích. Năm 1889, Sofia Kovalevskaia đã là thành viên của
Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Marie Curie là một nhà khoa học vĩ đại nhất của thể kỷ XX. Nhờ có
những phát hiện của bà về radium, nhà khoa học mang hai dòng máu Ba Lan-
Pháp này đã mở đường cho vật lý nguyên tử và liệu pháp chữa bệnh ung thư.
Năm 1903, bà là người phụ nữ đầu tiên trong nhóm ba người nhận được giải
thưởng Nobel, và là người phụ nữ đầu tiên ở Châu Âu nhận được học vị giáo

15
sư, cả hai danh hiệu đều trong ngành Vật lý. Tám năm sau đó, bà giành giải
thưởng Nobel cho ngành Hóa học. Bà được tặng thưởng nhiều danh hiệu khác
nữa, bao gồm cả ở nước Mỹ. Giờ đây, sau một thế kỷ, dường như những
thành tựu của bà vẫn thực sự phi thường, không chỉ xét trên khía cạnh giới
tính. Không những thế, 20 năm sau, năm 1935, Iren Quyri- con gái Mari
Quyri lại đƣợc nhận giải thƣởng Nobel về hoá học. Tài năng và trí tuệ của bà
và con gái đã gây chấn động dƣ luận trên thế giới lúc bấy giờ.
Ở Bắc Mỹ, cho đến cuối thế kỷ XIX, phụ nữ trí thức cũng còn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc đƣợc bình đẳng nam giới ở bậc đại học và trên đại
học. Tại Ripon, thuộc tiểu bang Wisconsin của nƣớc Mỹ, ngƣời phụ nữ trí
thức mang tên Winifred Edgerton (1862 – 1951) với say mê Toán học, Bà đã

phải tự học và xin thi tự do để lấy bằng cử nhân nghệ thuật tại Trƣờng Cao
đẳng Wellesley vào năm 1883 và chỉ sau khi bà trở thành giảng viên chính
thức tại Đại học Harvard, bà mới đƣợc nhận vào học Toán và Thiên văn học
tại Đại học Colombia. Sau năm thứ 2, bà đã viết xong luận án tiến sĩ Toán
thiên văn và trở thành Nữ toán học đầu tiên ở Bắc Mỹ. Ngày nay, dƣới hình
của Bà ở 1 toà nhà tại Đại học Colombia còn ghi hàng chữ “Người mở đường
cho phụ nữ”.
4

Cũng nhƣ Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt
Nam nói riêng. Ngƣời nhận xét rằng “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa nhân loại “Nói đến phụ nữ là nói đến
một nửa xã hội”, Ngƣời còn chỉ rõ “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất

4
Theo Lucie – Quỳnh Ngân – Vietsciences 06/03/2005

16
quan trọng”. Vì vậy, theo Ngƣời “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã
hội chưa được giải phóng”.
Một quan điểm mới về phụ nữ hiện đại đã đƣợc Nghị quyết 04/NQ-TƢ
ngày 12/07/1993 của Bộ Chính trị khẳng định “Phụ nữ vừa là người lao động,
người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả
năng, điều kiện lao động và trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống văn hoá
và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thế hệ
tương lai…”.
Tuy nhiên, dƣới thời phong kiến, do ảnh hƣởng của Nho giáo, ngƣời
phụ nữ thƣờng không đƣợc đến trƣờng học và tham gia các khoa thi. Nhiều

phụ nữ “tài cao, trí rộng” đều phải lĩnh hội tri thức bằng con đƣờng tự học
hoặc đóng giả làm trai. Lịch sử khoa cử Việt Nam còn ghi nhận, tại khoa thi
Giáp Ngọ (1594), có một sĩ tử mang tên Nguyễn Du đã đỗ đầu kỳ thi Tiến sĩ
do nhà Mạc tổ chức. Sau này, vua mới phát hiện sĩ tử này mang tên Nguyễn
Thị Duệ. Ngƣời bạn gái tri kỷ của Nguyễn Thị Duệ là Hoàng hậu Trịnh Thị
Ngọc Trúc cũng là một đại diện của phụ nữ trí thức thời phong kiến. Bà
không có bằng Tiến sĩ, nhƣng bà cũng là ngƣời quan tâm đến sự nghiệp văn
chƣơng của đất nƣớc. Bà đã tích cực cùng Nguyễn Thị Duệ trông nom việc
thi cử của triều đình và còn là tác giả của cuốn từ điển tiếng Nôm đầu tiên ở
Việt Nam mang tên “Ngọc âm giải nghĩa” xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII.
Tài năng và tên tuổi của nhiều nhà khoa học nữ nƣớc ta đang đƣợc giới
khoa học trong và ngoài nƣớc đánh giá cao. Tiêu biểu là Đặng Thị Hồng Vân
– Giáo sƣ, Tiến sĩ, Viện sĩ Viện Hàn lâm dƣợc học Pháp; Hoàng Xuân Sính -
Giáo sƣ, nữ Tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam; Cố Giáo sƣ, Tiến sĩ Vật lý
Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam - Võ Hồng Anh; Giáo sƣ văn học Đặng
Thanh Lê; Giáo sƣ triết học Thanh Lê; Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Toàn – Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam);

17
Tiến sĩ Lƣơng Chi Mai - nữ cán bộ xuất sắc ngành CNTT;.v v Ngoài ra còn
rất nhiều gƣơng mặt nữ tiêu biểu khác trên mọi lĩnh vực.
Trong nhiều năm qua, vai trò của nữ cán bộ khoa học đã đƣợc nâng cao
từng bƣớc. Tính đến năm 2007, trên bình diện cả nƣớc, tỷ lệ phụ nữ đạt học vị
tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sƣ thấp hơn khoảng từ 5 – 18 lần so với nam
giới. Năm 2007, tỷ lệ phụ nữ đƣợc phong học hàm phó giáo sƣ chỉ chiếm
11,67%, trong khi tỷ lệ này của nam giới là 88,33%. Đối với học hàm giáo sƣ,
phụ nữ chỉ chiếm 5,1%, nam giới chiếm 94,9%. Học vị tiến sĩ khoa học, nam
giới chiếm 90,22%, phụ nữ chiếm 9,78%; học vị tiến sĩ, nam giới chiếm
82,98% và phụ nữ chỉ chiếm 17,02%
5

. Tuy số cán bộ nữ chiếm tỷ lệ không
cao trong tổng số cán bộ khoa học, song họ đã có nhiều nỗ lực để phát huy
một cách tốt nhất trong những điều kiện cho phép khả năng và trí tuệ của
mình cho sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nƣớc. Có thể nói, trong tất cả
các ngành khoa học đều có sự đóng góp tích cực của phụ nữ. Ngoài việc chủ
trì và tham gia vào nhiều đề tài/dự án NCKH, tham gia giảng dạy tại các
trƣờng đại học, họ còn có đóng góp to lớn trong việc đào tạo lớp cán bộ khoa
học kế cận của đất nƣớc thông qua việc dìu dắt, hƣớng dẫn các nghiên cứu
sinh và học viên cao học. Nhiều nữ khoa học đã phát huy tính chủ động trong
việc gắn kết các đề tài/dự án KH&CN với thực tế sản xuất và đời sống; nhiều
kết quả nghiên cứu của các chị đã đƣợc sản xuất và xã hội chấp nhận và triển
khai áp dụng, góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội.
Với những đóng góp quan trọng trong hoạt động KH&CN, sau 23 năm
(1985-2008) đã có 45 tập thể và cá nhân nữ có thành tích xuất sắc trong

5
Trích Báo cáo số 1346/BC-UBXH12 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12 ngày 11/05/2009



18
nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau
vinh dự đƣợc trao Giải thƣởng Kovalevskai hàng năm. Nhiều phụ nữ đã vinh
dự đƣợc nhận Giải thƣởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam
(VIFOTEC). Trong số các công trình đoạt giải thƣởng của Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) có 3 nhà khoa học nữ. Có 17 tập thể nữ và 26 nữ cán bộ
đƣợc nhận “Giải thƣởng Phụ nữ Việt Nam”.
Thành tích này có lẽ không có gì nổi bật so với đội ngũ các nhà khoa
học nữ ở nhiều nƣớc phát triển, nhƣng so với nhiều quốc gia trong khu vực,
đặc biệt là nhìn về quá khứ của đất nƣớc, dân tộc, với hành trang ban đầu khá

khiêm tốn, lại trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt thì thành tích
trên quả là có ý nghĩa to lớn. Hơn nữa, tên tuổi của các nhà khoa học nữ ngày
nay không chỉ đƣợc nhiều ngƣời trong nƣớc biết đến mà còn đƣợc nhiều
ngƣời trên thế giới khâm phục. Thành tựu khoa học của họ đã góp phần đáng
kể vào nền khoa học Việt Nam và thế giới.
Trong thời đại CNH, HĐH, phụ nữ Việt Nam tham gia đông đảo vào
các lĩnh vực KH&CN, văn hoá, kinh tế, xã hội và ngày thể hiện đƣợc vị thế
của giới mình trong sự bình đẳng với nam giới. Bà Hà Thị Khiết, nguyên Chủ
tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tôn vinh ngƣời phụ nữ Việt Nam
“Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng
lớp phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng sức sáng
tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập
và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”
6
.


6
Trích bài phát biểu của Bà Hà Thị Khiết “Vai trò của phụ nữ Việt Nam thế kỷ XXI”


19
1.4. Thực hiện chính sách công bằng và bình đẳng giới tạo cơ hội cho phụ
nữ tham gia nghiên cứu khoa học
Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự đóng
góp vô cùng quan trọng của phụ nữ trong đời sống xã hội. Nhƣng tƣ tƣởng
“trọng nam, khinh nữ” hay định kiến về “sự hơn hẳn của nam giới” đã và
đang tồn tại không chỉ ở nƣớc ta mà còn nhiều nƣớc trên thế giới. Mặc dù các
Chính phủ của các nƣớc trên thế giới nói chung và Chính phủ Việt Nam nói
riêng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao địa vị và vai trò của phụ nữ, phấn đấu

cho sự bình đẳng giới, những quan niệm bất bình đẳng giới hay những định
kiến xã hội về giới vẫn đang là cản trở lớn đối với phụ nữ. Trong lĩnh vực
NCKH, hầu hết các nƣớc trên thế giới đã nhận thấy việc không huy động hết
và sử dụng một cách có hiệu quả lực lƣợng lao động nữ, đặc biệt là lao động
KH&CN là lãng phí lớn đối với sự phát triển của xã hội. Các nhà nghiên cứu
và quản lý cho rằng, phụ nữ cần phải đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết
định liên quan đến công việc của họ hoặc tới vấn đề chung của xã hội. Việc
kết hợp hài hòa giữa cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của phụ nữ với nam
giới sẽ cho phép ra quyết định hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho xã hội.
Đã có nhiều ý kiến nêu lên: Các nhà khoa học nữ cần gì? Nhiều nhà
khoa học nữ trả lời rằng “họ cần sự công bằng, dân chủ trong việc đánh giá và
đãi ngộ”. Họ không đòi hỏi sự đãi ngộ hơn những ngƣời lao động khác. Cái
họ cần là đánh giá lao động của họ cho đúng, tin dùng họ và lắng nghe họ, tạo
điều kiện cho họ trong hoạt động nghiên cứu. Sự công bằng đó không phải là
sự “bình quân, chiếu cố” mà là sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, của xã hội, gia
đình tạo cho họ có cơ hội thể hiện trí tuệ của mình một cách tốt nhất. Quyền
bình đẳng nam nữ là một trong những động lực đã đem lại cho khoa học
những thành quả kỳ diệu.

20
Ngày nay, tạo quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới đã trở thành một
trong 08 Mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ (MDGs) “Tăng cường bình
đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ” và điều này đánh dấu một bƣớc
tiến đáng kể của nhân loại. Ngƣời ta nhận ra rằng bình đẳng giới là một vấn
đề quan trọng không chỉ vì đó là mục tiêu mà còn là yếu tố thiết yếu để đạt
đƣợc các mục tiêu phát triển khác.

1.4.1. Một số chính sách bình đẳng giới trong NCKH tại một số nước
trên thế giới
“Sẽ không thể tạo ra chất lượng nếu thiếu sự công bằng”, đây là

một trong những thông điệp then chốt trong một báo cáo về sự tham gia của
phụ nữ trong các cơ quan NCKH.
7
Với nhan đề “Tìm giải pháp thu hút nhiều
phụ nữ vào các vị trí nghiên cứu hàng đầu” đƣợc tập hợp bởi Nhóm chuyên
gia của Ủy ban Châu Âu về Phụ nữ trong hoạch định chính sách nghiên cứu
(WIRDEM), báo cáo cho thấy hiện nay, chỉ có 15% các giáo sƣ giảng dạy
chính thức tại các trƣờng đại học Châu Âu là phụ nữ. Con số này đã cho thấy
sự kém tiêu biểu của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo trong nghiên cứu. Tỉ lệ
phụ nữ trong các hội đồng khoa học tối đa là 25% tại 6 nƣớc: Đan Mạch,
Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Anh và Na Uy. Ở những nƣớc khác, tỉ lệ phụ nữ
chỉ chiếm từ 7% đến 20% thành viên hội đồng. Con số này còn giảm xuống
thấp hơn nhiều khi xem xét các hội đồng quyết định các chính sách quan
trọng nhất. Đáng tiếc là, những hội đồng này chỉ bao gồm nam giới; Estonia
là một ví dụ, tại đây hai hội đồng hoạch định chính sách khoa học có ảnh
hƣởng lớn nhất trong nƣớc không có một thành viên nào là phụ nữ
8
. Ủy ban
WIRDEM đã kêu gọi sự cam kết mạnh mẽ về việc bình đẳng giới tính từ phía

7
Nguồn: http//cordis.europa.eu/search: CORDIS News attendance at discussion on report, 12/2008
8
Theo Bản tin “She figures” năm 2009
Comment [DN1]:


21
Cộng đồng châu Âu (EU). Bên cạnh đó, chính phủ các quốc gia cần đảm bảo
rằng các cam kết cấp cao về bình đẳng phải đƣợc phổ biến trong cộng đồng

khoa học và các cam kết đó phải đƣợc thực hiện. Các chính phủ có thể hỗ trợ
để tăng cƣờng sự hiện diện của phụ nữ trong khoa học bằng các hỗ trợ mạng,
tăng cƣờng nhận thức công cộng về các vấn đề giới tính và có các giải thƣởng
cao cho các nhà khoa học nữ. Cân bằng giới tính một cách hợp lý (30% đến
40%) trong việc hoạch định chính sách. Cần tăng cƣờng cả các nhà khoa học
nam và nữ để duy trì sự cân bằng công việc – cuộc sống, thông qua các biện
pháp thực tế nhƣ việc chăm sóc con cái và bằng việc khắc phục các quan
niệm tiêu cực về những bà mẹ làm việc và cổ vũ cho những ông bố năng
động.
Hầu hết các nƣớc thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) nhƣ Canada, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh và Mỹ đều có các biện
pháp để tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các ngành khoa học và cơ
khí, nhằm không chỉ cải thiện sự công bằng xã hội và vị trí nghề nghiệp mà
còn cung cấp nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao và sự tham gia của họ
vào NCKH. Mặc dù ở nhiều nƣớc, tỷ lệ phụ nữ học đại học nhiều hơn nam
giới, nhƣng họ chỉ chiếm 30% số ngƣời học tốt nghiệp đại học khoa học và cơ
khí. Chẳng hạn, tỷ lệ này là 12% ở Nhật và 39% ở Niu Dilân. Tại các nƣớc
Pháp, Thụy Sĩ, Ôxtrâylia, Đan Mạch, tỷ lệ phụ nữ NCKH cũng thấp hơn
nhiều so với nam giới.
9
Việc tìm cách thu hút, tuyển dụng và giữ phụ nữ trong
các công việc nghiên cứu như các biện pháp về tuyển dụng, chính sách ưu đãi
về trợ cấp, thời gian… trở nên quan trọng do nhu cầu ngày càng tăng đối với
chuyên môn KH&CN, lực lượng khoa học đang già đi và sự kém quan tâm
của giới trẻ đối với NCKH. Các chính sách và chƣơng trình này bao gồm
nhiều biện pháp từ việc trợ cấp để hỗ trợ các vị trí cho phụ nữ tại các trƣờng

9
Workshop summary “Women in scientific careers: unleasing the potential”, OECD 2006


22
đại học đến các chính sách tuyển dụng ƣu đãi đối với các thí sinh là phụ nữ có
trình độ. Mặt khác, các chính sách tạo cơ hội công bằng, thời gian làm việc
linh hoạt và nghỉ theo chế độ cha mẹ cũng rất quan trọng để khuyến khích
phụ nữ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân.
Các chuyên gia đã giới thiệu nhiều chƣơng trình và chiến lƣợc để thúc đẩy
phụ nữ trong công tác khoa học nhƣ: Chƣơng trình nghiên cứu xu hƣớng giới
tính tại Áo; Đào tạo và cố vấn tại Đức; Phối hợp với nhà tuyển dụng tại Anh,
Canada; Sáng kiến cân bằng công việc và gia đình; Thời gian làm việc linh
hoạt và làm bán thời gian đối với các nhân viên cấp cao; Hỗ trợ những ngƣời
quay lại tham gia vào lực lƣợng lao động KH&CN tại Anh và chƣơng trình
mới tại Nhật Bản; Tài trợ đặc biệt cho vị trí giảng viên nữ tại Canada;
Thƣởng/ học bổng tại Mỹ, Na Uy, Pháp; Biện pháp tăng cƣờng nhận thức tại
các viện nghiên cứu tại Mỹ; Nỗ lực thu thập số liệu và đánh giá chƣơng trình
tại Áo, Mỹ, Hà Lan; Các chiến lƣợc chính sách toàn diện, từ các sáng kiến tại
trƣờng học đến sự nghiệp KH&CN tại Na Uy, Phần Lan, Pháp.
10

Sự tham gia của nữ giới trong khoa học ở các cấp trình độ học vấn cao
hơn đã tăng lên trong 10 năm qua ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy
nhiên, khi đã hoàn thành việc học tập thì chỉ có 25% các nhà nghiên cứu về
KH&CN là nữ, còn 75% là nam. Các kết quả khác nhau từ khu vực này đến
khu vực khác. Ngƣợc lại với khu vực Trung Á, nói chung các nƣớc hậu Xô viết
có bình đẳng giới tốt hơn, cũng nhƣ nhiều nƣớc Mỹ La tinh. Nhƣng ở châu Phi
và châu Á và phần lớn ở châu Âu (đặc biệt là Tây Âu) nghiên cứu vẫn chủ yếu
dành cho nam giới. Mặc dù, Áchentina là nƣớc có mức độ bình đẳng 50%,
nhƣng có các trình độ cao hơn của phụ nữ làm khoa học chƣa thể hiện đƣợc.

10
Workshop summary “Women in scientific careers: unleasing the potential”, OECD 2006


23
Năm 2004, Chính phủ Anh đã kích hoạt một chƣơng trình hỗ trợ và
khuyến khích các nữ kỹ sƣ và chuyên gia KH&CN, những ngƣời đang chịu
cảnh "thiểu số" và bị đánh giá thấp hơn năng lực thật sự trong lĩnh vực của
mình. Chính phủ tài trợ 4 triệu bảng Anh cho Trung tâm Nguồn Lực cho Phụ
nữ trong SET (Khoa học, Điện tử và Công nghệ) đƣợc thành lập bởi hơn 100
nhà nữ khoa học để tập trung cho các chính sách đảm bảo thu hút và "giữ
chân" đội ngũ nữ chuyên gia của mình.
11

Nhật Bản thua xa các nƣớc phát triển khác về bình đẳng giới, bị đứng
thứ 38 trong số 58 quốc gia đang thu hẹp sự bất bình đẳng giữa nam và nữ -
sau cả Trung Quốc, nƣớc đứng hàng thứ 33.
12
Vì vậy, Chính phủ đã kêu gọi
nhiều biện pháp thu hút nữ giới tham gia vào lĩnh vực NCKH nhƣ bảo đảm cơ
hội làm việc của các nhà nghiên cứu nữ cũng nhƣ cải thiện môi trƣờng làm
việc để phụ nữ có thể tiếp tục NCKH song song với việc nuôi dạy con, hỗ trợ
các gia đình chăm sóc trẻ em vì đây là một trong những biện pháp hiệu quả
nhằm động viên phụ nữ tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu.
Nhằm mục đích giúp đỡ các nhà khoa học nữ có điều kiện đóng góp hết
sức mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cƣờng thu hút phụ nữ tham
gia vào lĩnh vực khoa học, Hiệp hội các nhà khoa học nữ Trung Quốc đã đƣợc
thành lập vào năm 2007
13
.
Ở khu vực Ðông Nam Á và Thái Bình Dƣơng, hội thảo về phụ nữ và
công nghệ đã đƣợc tổ chức năm 1996 tại Giacácta (Inđônêxia) để trao đổi về
vai trò của công nghệ đối với phụ nữ cũng nhƣ ảnh hƣởng của sự thay đổi

công nghệ tới phụ nữ. Để góp phần thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và tiến
bộ phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Ban Thƣ ký khu vực về

11
Theo Trang tin Công nghệ CNET (Mỹ), tháng 9/2004
12
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, tháng 5/2005
13
Nguồn: ngày 28/08/2007

×