Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 106 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN VĂN HUỆ





Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ
nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động
nông thôn theo hướng CNH, HĐH
(Nghiên cứu: tại tỉnh Hải Dương)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ










HÀ NỘI, 2008





i
Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Xuân Định
người đã tận tính giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa
Sau đại học, khoa Khoa học quản lý, đặc biệt là các thầy cô giáo trong
bộ môn Quản lý khoa học và công nghệ - Trường đại học khoa học xã
hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội; Ban Kinh tế, Ngân sách và
pháp chế hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương; Ban GĐ Trung tâm
khuyến nông tỉnh Hải Dương, Ban Lãnh đạo Phòng GDCN - Sở
GD&ĐT tỉnh Hải Dương và Phòng Đào tạo nghề - Sở LĐTB - XH
tỉnh Hải Dương; các Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hải Dương, Trường
trung cấp nông nghiệp và PTNT Hải Dương, lãnh đạo và tập thể cán
bộ hai huyện Kim Thành và huyện Nam Sách, hai xã ái Quốc và Lai
Vu.
Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên
khích lệ của những người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó.

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Huệ

ii

Mục Lục


Nội dung
Trang

Lời cam đoan
i

Lời cảm ơn
ii

Mục lục
iii

Danh mục các chữ viết tắt
iv
Phần thứ nhất
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1
1.
Lý do nghiên cứu đề tài
1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2.
ý nghĩa lý thuyết
4
1.3.

ý nghĩa thực tiễn
4
2.
Lịch sử nghiên cứu
5
3.
Mục tiêu nghiên cứu
5
4
Phạm vi nghiên cứu
5
4.1.
Phạm vi nội dung
5
4.2.
Phạm vi địa lý, không gian
6
5.
Mẫu khảo sát
6
6.
Vấn đề nghiên cứu
7
7.
Luận điểm nghiên cứu
7
8.
Phương pháp nghiên cứu
7
8.1.

Nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan
7
8.2.
Nghiên cứu thực tế
8
9.
Dự kiến luận cứ
8
9.1.
Luận cứ lý thuyết
8
9.2.
Luận cứ thực tiễn
9
10.
Cấu trúc luận văn
10
Phần thứ hai:
Nội dung nghiên cứu
11
Chương I:
Một số cơ sở lý luận
11
1.
Quan điểm lý luận
11
2.
Các khái niệm có liên quan
12
2.1.

Hoạt động KH & CN
12
2.2.
Mục tiêu của hoạt động KH & CN
15

iii
2.3.
Nhiệm vụ của hoạt động KH & CN
15
2.4.
Nguyên tắc của hoạt động KH & CN
15
2.5.
Quản lý KH & CN
16
2.6.
Tổ chức quản lý KH & CN
16
2.7.
Khái niệm về lao động và di chuyển lao động
18
2.8.
Nguồn nhân lực xã hội
19
2.9.
Vai trò của nguồn nhân lực KH & CN
20
Chương II
Khảo sát, điều tra phân tích và đánh giá hiện trạng các dịch vụ

Khoa học và công nghệ nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ
cấu lao động nông thôn
22
1.
Thực trạng các dịch vụ Khoa học và Công nghệ của hệ thống
khuyến nông tỉnh Hải Dương.
27
2.
Thực trạng các dịch vụ Khoa học và Công nghệ của hệ thống
GDCN và dạy nghề của tỉnh Hải Dương.
33
3.
Thực trạng Kinh tế và xã hội của hai xã Lai Vu huyện Kim
Thành và ái Quốc huyện Nam Sách.
46
3.1.
Xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
46
3.2.
Xó Ái Quốc, huyện Nam Sỏch, tỉnh Hải Dương
55
4.
Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng các dịch vụ KH & CN
nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động ở nông
thôn và những tồn tại bất cập tại hai xã.
60
Chương III
Một số giải pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và thuế để mở rộng
dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển đổi mới cơ cấu lao động
nông thôn theo hướng CNH, HĐH

64
1.
Tóm lược bức tranh hiện trạng
65
2.
Đề xuất một số giải pháp chính sách
72
Phần thứ ba
Kết luận và khuyến nghị
77
1.
Kết luận
77
2.
Khuyến nghị
79

Tài liệu tham khảo
82



v
Danh mục các chữ viết tắt
Viết tắt
Viết đầy đủ
Viết tắt
Viết đầy đủ
KH & CN
Khoa học và công nghệ

TW
Trung ương
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo
BVTV
Bảo vệ thực vật
CNH
Công nghiệp hoá
BDCK
Bồi dưỡng chuyên khoa
HĐH
Hiện đại hoá
TS
Tiến sĩ
KT
Kinh tế
Th.s
Thạc sĩ
XH
Xã Hội
GDTX
Giáo dục thưỡng xuyên
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TTLT
Thông tư liên tịch
HĐND
Hội đồng nhân dân
TNMT
Tài nguyên môi trường

UBND
Uỷ ban nhân dân
TC
Tài chính
HD
Hải Dương
LĐTB -
XH
Lao động thương binh và
xã hội

Cao đẳng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
ĐH
Đại học
THPT
Trung học phổ thông
CQ
Chính quy
KT- XH
Kinh tế và xã hội
KCQ
Không chính quy
DN
Dạy nghề
HS
Học sinh
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp

SV
Sinh viên
THCS
Trung học cơ sở
GDCN
Giáo dục chuyên nghiệp
GPMB
Giải phóng mặt bằng.
PTNT
Phát triển nông thôn















1
Phần mở đầu
Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1. Lý do nghiên cứu đề tài

1.1. Tính cấp thiết
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ, thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
Phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng
Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình, phía đông giáp
thành phố Hải Phòng.
Chiều dài lớn nhất từ bắc xuống nam tỉnh là 63km, từ đông sang tây
tỉnh là 55km, điểm cách biển gần nhất là 25 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh tại thời điểm kiểm kê (01/01/2006)
là 1.651,853 km
2

Có tới 89% diện tích của tỉnh là đồng bằng do sự bồi đắp của phù sa
thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Gần 11% diện tích khu vực
phía đông bắc là vùng đồi núi, thuộc một phần của cánh cung Đông Triều,
vùng núi thuộc Chí Linh có 3 dãy núi, cao hơn cả là dãy Dây Diều cao 618m,
Đèo Trê cao 533m, Núi Dài cao 509m, các núi còn lại có độ cao từ 200-
300m. Vùng đồng bằng có độ cao trung bình từ 3 - 4m, thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam.
Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 84,43 % chủ yếu làm nông
nghiệp. Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông,
tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, bình quân 26,62 % năng suất lao động trong
lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chỉ bằng 38% so với mức trung bình của tỉnh, thời
gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm gần 80%. Cơ hội tìm việc

2
làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn
chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (chiếm 17,9%) việc cải thiện đời sống đối với các
vùng thuần nông chuyển biến chậm. Số lao động trong tỉnh tăng thêm mỗi
năm trung bình trên 6.000 người, cộng với số lao động dôi dư thiếu việc làm

và chất lượng lao động còn thấp đã tạo một áp lực lớn là bài toán khó của các
địa phương trong tỉnh trong việc cân đối lao động, tạo thêm việc làm.
Hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách nằm ở
phía đông bắc của tỉnh Hải Dương cũng nằm trong tình trạng chung đã nêu
trên mà tác giả đã đề cập nghiên cứu trong đề tài này. Cụ thể nhiều đời nay
nguồn sống chính của nhân dân hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc
huyện Nam Sách là từ sản phẩm nông nghiệp, tư liệu sản xuất chính của họ là
đất ruộng, vườn, ao hồ, cày cuốc… và đôi bàn tay, vốn là một xã giàu truyền
thống cách mạng.
Nơi đây có đến 85% gia đình làm nghề nông, họ tâm huyết với nghề
cha truyền con nối. Làng xóm sống đầm ấm yên vui nhưng vẫn còn nhiều hộ
nghèo.
Xây dựng các khu công nghiệp tập trung là đúng với tiến trình CNH,
HĐH đất nước của Đảng và Nhà nước. Cả hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và
ái Quốc huyện Nam Sách vốn có vị trí địa lý rất thuận tiện cho sự thông
thương các sản phẩm công nghiệp, bởi nơi đây cận đường sông, đường sắt,
đường bộ. Để xây dựng khu công nghiệp tại địa phương người nông dân phải
nhường đất, mất đất để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp.
Mất đất ở đây nghĩa là người nông dân mất nghề, không có việc làm,
cơ cấu lao động truyền thống bị phá vỡ và biến đổi một cách sâu sắc, lao động

3
lại không có nghề khác nhưng họ vẫn mong muốn được làm việc để tạo ra của
cải vật chất, để tồn tại và phát triển.
"Nhàn cư vi bất thiện" là nguyên nhân dẫn đến làng xã từ chỗ đầm ấm,
yên vui nay đã xuất hiện rất nhiều tiêu cực và các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, cãi chửi nhau, môi trường bị ô nhiễm…Đã có
hiện tượng khiếu kiện đông người lên tận huyện, tỉnh và cả trung ương. Khi
cán bộ các cấp trên về công tác đã bị nghe nhiều lời la ó thiếu văn hoá (điển hình
đã xảy ra ở xã Lai Vu huyện Kim Thành). Đây là một vấn đề đòi hỏi cấp thiết đối

với các nhà hoạch định chiến lược chính sách và phát triển CNH, HĐH (con
đường thoát nghèo). Đó là điều cần phải quan tâm sâu sắc về tư tưởng, biện
pháp, chính sách quản lý cũng như tư duy hành động dịch vụ KH & CN.
Như vậy:
Phải chăng muốn tiến hành CNH, HĐH thành công và bền vững thì ngoài
việc đầu tư vật chất, tiền của đền bù hoa lợi, đất đai để thu hồi đất của lao động
nông thôn sử dụng vào việc xây dựng khu công nghiệp. Đồng thời vấn đề cần
quan tâm là phải làm thay đổi tư duy, nâng cao trình độ kiến thức, ý thức nhân văn
sâu sắc về mục đích và ý nghĩa của CNH, HĐH. Phát triển toàn diện năng lực
chuyên môn ngành nghề mới đa dạng gắn với việc làm cho lực lượng sản xuất hiện
có trở thành một lực lượng sản xuất mới.
Để giải quyết được những vấn đề cấp thiết như vậy ở thời kì này, rất cần
phải có sự mở rộng tác động của dịch vụ KH & CN phục vụ việc di chuyển, đổi
mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH đất nước. Đây là một định
hướng hoạt động KH & CN nhằm phục vụ hoạt động phát triển kinh tế và xã hội.
Chính vì lẽ đó sau khi học xong các học phần lý thuyết khoa học quản
lý- chuyên ngành Quản lý KH & CN, tác giả đã chọn đề tài của luận văn tốt
nghiệp như sau:

4
“Mở rộng dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao
động nông thôn theo hướng CNH, HĐH”
Nghiên cứu trường hợp: Tỉnh Hải Dương
1.2. ý nghĩa lý thuyết
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ, sự tác động giữa hoạt
động dịch vụ KH & CN với sự di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn
theo hướng CNH, HĐH.
Là cơ sở lý luận, cần đề cao vai trò phương pháp luận khoa học, phép
biện chứng duy vật, logic biện chứng trong việc nhận thức về vai trò tiềm
năng của KH & CN nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động theo hướng

CNH, HĐH. Đồng thời thực hiện có hiệu quả cao tiến trình di chuyển, đổi
mới cơ cấu lao động, gắn với việc làm phục vụ nhu cầu thời kì CNH, HĐH,
tạo ra đội ngũ đông đảo những người có trình độ học vấn cao, tinh thông KH
& CN, là biện pháp tối ưu để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.
1.3. ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao được vai trò tiềm năng, phát huy tối đa tác dụng hữu hiệu của
hoạt động dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông
thôn theo hướng CNH, HĐH đất nước, giải quyết có hiệu quả nhu cầu việc
làm, thu nhập bền vững cho lao động nông nghiệp nông thôn khi tiến hành
CNH, HĐH.
Rút ra bài học về phương pháp luận khoa học, phép biện chứng duy
vật, logic biện chứng trong việc nhận thức về vai trò tiềm năng của hoạt động
KH & CN và đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình thực hiện chiến lược phát
triển CNH, HĐH, từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương, đất nước. Làm cho họ có cuộc sống ổn định và phát
triển, loại trừ tận gốc những sự xung đột, tệ nạn XH không đáng có ở địa phư-
ơng.
Bài học về công tác tổ chức và phương thức vận hành các hoạt động

5
KH & CN một cách hợp lý, hữu hiệu nhất về mặt không gian và thời gian
theo những mục tiêu đã đặt ra cho hoạt động này.
Làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp quy và quản lý việc cấp
phát kinh phí đảm bảo cho hoạt động KH & CN theo cơ chế thị trường có
hiệu quả, đúng mục đích.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này ở địa phương, còn ở
một số nơi khác mới manh nha nhưng chưa có tư tưởng khoa học, còn ở góc
độ hẹp, khía cạnh nhỏ lẻ, phân tán như: khuyến nông, khuyến công, khuyến
học, khuyến tài, chưa có sự phối hợp hiệu quả hoạt động đồng bộ cốt lõi

giữa KH & CN, giáo dục và đào tạo, hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện, đề xuất được các biện pháp chính sách mở rộng dịch vụ
mạng lưới thực hiện hiệu quả các hoạt động thông tin, tư vấn, đào tạo nghề
nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH
tại địa phương.
Phục vụ nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
Hạn chế những bức xúc không đáng có của lao động nông thôn tại địa
phương
Đánh giá được thực trạng di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn,
lao động mất việc làm do mất đất canh tác, cơ cấu lao động có nhu cầu làm việc
nhưng bị mất việc do sử dụng đất canh tác để thực hiện CNH, HĐH và nguyên
nhân, bất cập.
Đánh giá thực trạng mối quan hệ tác động tích cực và kể cả những hạn
chế của một số chính sách hiện hành trong việc thực hiện hoạt động dịch vụ
thông tin, tư vấn, đào tạo nghề nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động

6
nông thôn, những nguyên nhân bất cập của một số biện pháp chính sách hiện
hành trước sự đòi hỏi của thực tiễn.
4. phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung
Phát hiện, đề xuất được các biện pháp chính sách mở rộng dịch vụ
mạng lưới hoạt động thông tin, tư vấn, đào tạo nghề nhằm di chuyển, đổi mới
cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH tại địa phương.
Khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng mối liên hệ, tác động tích cực
của một số biện pháp chính sách hiện hành trong việc thực hiện hoạt động
dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao
động nông thôn theo hướng CNH, HĐH tại địa phương, nguyên nhân và
những bất cập.

Khảo sát thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân số lượng, thành phần,
độ tuổi, giới tính, có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động (di chuyển ngang- phát
triển ngành nghề mới, có nhu cầu được đào tạo học nghề; di chuyển dọc- có nhu
cầu được đào tạo nâng cao phục vụ sản xuất tại địa phương, xuất khẩu lao động)
và mối liên hệ tác động qua lại của vai trò tiềm năng của các dịch vụ KH & CN
đối với sự di chuyển và đổi mới lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
4.2. Phạm vi địa lý, không gian: Tỉnh Hải Dương
4.3. Phạm vi thời gian: Từ năm 2004 đến 2007.
5. Mẫu khảo sát
* Khách thể:
- Ban Kinh tế, Ngân sách và pháp chế, HĐND tỉnh Hải Dương
- Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương
- Phòng GDCN - Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dương
- Phòng Đào tạo nghề - Sở LĐTB & XH tỉnh Hải Dương
- Xã Lai Vu huyện Kim Thành, xã ái Quốc huyện Nam Sách tỉnh HD

7
- Trường Trung cấp Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương
- Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hải Dương
* Đối tượng khảo sát:
Khảo sát phân tích đánh giá mối liên hệ, ưu và nhược điểm của một số
biện pháp chính sách hiện hành có liên quan đến hoạt động dịch vụ thông tin,
tư vấn, đào tạo dạy nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn hiện nay
(nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn tại địa phương theo
hướng CNH, HĐH).
Khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn,
đào tạo nghề của Hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương, Hệ thống GDCN & Đào
tạo nghề tỉnh Hải Dương, hai trườngTrường Trung cấp Nông nghiệp & PTNT Hải
Dương và trường Cao đẳng nghề tỉnh Hải Dương nhằm phục vụ di chuyển, đổi
mới cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

Khảo sát, phân tích tổng hợp nhu cầu di chuyển đổi mới lao động làm
nông nghiệp bị mất đất dẫn đến mất việc đang bức xúc tại xã Lai Vu - Kim
Thành - HD, ái Quốc - Nam Sách - HD và lao động đang làm nông nghiệp tại
các khu vực liền kề gặp khó khăn, mất thu hoạch do sự tác động bất lợi từ khu
công nghiệp hai xã Lai Vu-Kim Thành - HD, ái Quốc - Nam Sách - HD.
6. Vấn đề Nghiên cứu
Thực hiện những biện pháp chính sách nào để mở rộng dịch vụ KH &
CN nhằm tác động vào việc di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn
phục vụ nhu cầu CNH, HĐH ?
7. Luận điểm nghiên cứu
Sử dụng biện pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và thuế để mở rộng
dịch vụ mạng lưới thực hiện hiệu quả hoạt động thông tin, tư vấn, đào tạo
nghề, nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH
HĐH tại địa phương.

8
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan như:
- Luật KH & CN.
- Khoa học luận và Công nghệ luận
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp logic nghiên cứu khoa học.
- Lịch sử KH & CN.
- Chính sách KH & CN.
- Phân tích chính sách KH & CN.
- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn với nhận thức KH & CN làm biến đổi
thế giới và con người
- Luật lao động năm 2007.
- Luật giáo dục năm 2005.
8.2. Nghiên cứu thực tế:

- Phỏng vấn/ phỏng vấn sâu .
- Khảo sát điều tra, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia
9. Dự kiến luận cứ
9.1. Luận cứ lý thuyết:
- Sử dụng làm rõ lý luận về vai trò của khoa học, nhận thức luận và
phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, logic học biện chứng trong
việc nhận thức về CNH, HĐH ở VN, điều kiện tất yếu của thời kì quá độ đi
lên CNXH.
Đưa ra một số kết quả về mối liên hệ, tác động tích cực của một số biện
pháp chính sách hiện hành thực hiện hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn, đào
tạo nghề đã tạo ra tại tỉnh Hải Dương nói riêng, Việt Nam nói chung.
Đảng CSVN đã đánh giá vai trò, xác định KH & CN vừa là động lực,
phương tiện và mục tiêu CNH, HĐH.
Cơ sở lý thuyết của việc chuyển dịch cơ cấu lao động [XHH]

9
- Nguyên nhân di động/ di chuyển nhân lực (lao động) xã hội.
Do có sự chênh lệch về lợi thế, lợi ích của người lao động hoạt động
dịch vụ, quá trình sản xuất và áp dụng tri thức KH & CN có hướng chuyển
dịch từ nơi có lợi ích, lợi thế thấp sang nơi có lợi ích, lợi thế cao.
+ Nghị định số 157/CP năm 2007 của chính phủ giao cho dịch vụ ngân
hàng tạo mọi điều kiện cho người có nhu cầu học nghề gắn với việc làm được
vay vốn lãi suất thấp hoặc có thể được miễn học phí đối với gia đình chính sách,
gặp nhiều khó khăn.
+ Nghị quyết HĐND tỉnh Hải Dương công bố ngày 18/12/2007 về giải
pháp chính sách "Tiếp tục đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hoạt động
dịch vụ, phát triển các dịch vụ có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn cho nền
kinh tế " "Tiếp tục đa dạng hoá loại hình đào tạo; đổi mới phương pháp dạy
và học Nâng cao hiệu quả quản lý đối với dạy và học Đổi mới mạnh mẽ

cơ chế quản lý KH & CN. Đẩy mạnh áp dụng kết quả nghiên cứu vào đời
sống. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH &
CN công lập
9.2. Luận cứ thực tiễn
Đưa ra được kết quả thực trạng:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm của một số biện pháp
chính sách hiện hành có liên quan đến hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn
đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
- Khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ đào tạo
nghề gắn với việc làm của Hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương, Hệ thống
GDCN & Đào tạo nghề tỉnh Hải Dương, hai trườngTrường Trung cấp Nông
nghiệp & PTNT Hải Dương và trường Cao đẳng nghề tỉnh Hải Dương nhằm di
chuyển, đổi mới cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
- Khảo sát phân tích, tổng hợp nhu cầu, di chuyển, đổi mới lao động
làm nông nghiệp bị mất đất dẫn đến mất việc nhưng đang có nhu cầu làm việc

10
đang bức xúc tại xã Lai Vu-Kim Thành - HD, ái Quốc - Nam Sách -HD và lao
động đang làm nông nghiệp tại các khu vực liền kề gặp khó khăn, mất thu hoạch
do sự tác động bất lợi từ khu công nghiệp hai xã nêu trên.
- Phân tích, chứng minh làm rõ mối quan hệ tác động giữa vai trò tiềm
năng của hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn, thư viện, đào tạo nghề và áp
dụng nghề theo hướng CNH, HĐH (ở Hải Dương hiện có 31 đầu mối thực
hiện dịch vụ hoạt động đào tạo nghề cho nông dân) và sự di chuyển, đổi mới
cơ cấu lao động ở Hải Dương.
- Dẫn ra các kết quả điều tra – phỏng vấn để khẳng định tính đúng đắn
của các chính sách dự kiến và đề xuất.

11
10. Cấu trúc của luận văn:

Phần thứ nhất: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu.
+ Chương I: Một số cơ sở lý luận.
+ Chương II: Khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các dịch
vụ KH & CN hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn.
+ Chương III: Một số giải pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và
thuế để mở rộng dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển đổi mới cơ cấu lao
động nông thôn theo hướng CNH - HĐH.
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị.
+ Kết luận.
+ Khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.

12
Phần thứ hai
Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Một số Cơ sở lý luận

1. Quan điểm lý luận.
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, CNH, HĐH vẫn đang được coi là
phương thức chủ đạo, con đường tất yếu phải trải qua của các nước đang phát
triển. Đối với nước ta, khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về
hình thái kinh tế xã hội được nhận thức lại một cách sâu sắc với tư cách là cơ
sở lý luận nền tảng cho công cuộc đổi mới đất nước; CNH được quan niệm
như quá trình chuyển đổi toàn diện, căn bản các hoạt động kinh tế xã hội, từ
sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động với hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng, với công nghệ và phương pháp
tiên tiến, hiện đại có khả năng tạo ra năng suất lao động cao. Đó chính là quá
trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm cải biến một xã hội
nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành

từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, thể hiện ngày một đầy đủ hơn bản chất ưu
việt của chế độ mới.
Như ta đã biết, lịch sử KH & CN, Khoa học luận và công nghệ luận và
thực tiễn 20 năm đổi mới ở Việt Nam đã chỉ ra rằng:
* KH & CN có vai trò quyết định trong quá trình trang bị và trang bị lại
công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội nói riêng, cho cả các
ngành kinh tế quốc dân nói chung. Đó là sự nghiệp đầu tiên của CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay.
* KH & CN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, bồi
dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí
tuệ – một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp CNH,
HĐH ở nước ta.

13
* KH & CN giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường và thị
trường thông tin – một môi trường mới đầy sức mạnh và quyền lực đối với sự
nghiệp CNH, HĐH nói riêng, đối với sự phát triển xã hội nói chung.
* KH & CN có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức,
quản lý sản xuất, dịch vụ, kinh doanh nhằm mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp
CNH, HĐH.
* KH & CN đóng góp một phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững của xã hội.
KH & CN đã giữ vai trò quyết định đối với phát triển sản xuất từ việc
cung cấp các trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, đến cung cấp
thông tin, tổ chức và quản lý. Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định KH & CN
là cơ sở, nền tảng và là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH nước nhà. Luật
khoa học và công nghệ cũng đã được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000 đã khẳng định KH & CN giữ vai trò
then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực
cho CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững đất nước

2. Các khái niệm có liên quan
2.1. Hoạt động KH & CN
* Khái niệm về Khoa học: Khoa học được hiểu là “Hệ thống tri thức
về mọi quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của
tự nhiên, xã hội, tư duy”[4].
Theo quan điểm triết học Mác, khoa học được hiểu là một hình thái ý
thức xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học tồn tại mang
tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác. Khoa học phân
biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng và hình thức phản ánh và
mang một chức năng xã hội riêng biệt.
Theo Luật KH & CN, khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng,

14
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nhờ có sự phát triển của khoa học, con người ngày càng hiểu biết đầy
đủ hơn chính xác hơn về thế giới xung quanh và nhờ có các thành tựu khoa
học chúng ta sáng tạo ra các phương tiện tìm hiểu, khám phá và chinh phục
thế giới.
* Khái niệm về công nghệ: Công nghệ là những phương pháp, cách
thức dựa trên cơ sở khoa học được sử dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm
vật chất. Công nghệ là kết quả của quá trình vật chất hoá tri thức khoa học,
vận dụng các quy luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học vào sản xuất thông
qua các phương tiện kỹ thuật, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần
của con người.
“Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.[4]
Theo định nghĩa trên chúng ta thấy công nghệ bao gồm hai yếu tố tinh
thần và vật chất. Yếu tố tinh thần ở đây là các tri thức khoa học, các phương
pháp, cách thức con người sử dụng nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất. Yếu
tố vật chất ở đây chính là các thiết bị kỹ thuật con người sử dụng trong quá

trình sản xuất. Con người là nhân tố duy nhất có khả năng tổng hợp các lực
lượng vật chất và tinh thần để áp dụng vào thực tiễn bởi vì tri thức khoa học
và phương tiện kỹ thuật chỉ có thể phát huy được tác dụng thông qua quá trình
hoạt động của con người.
Chúng ta có thể hiểu công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng là toàn bộ phần ta có thể nhìn thấy được và có thể mua bán
được trên thị trường như thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất.
- Phần mềm gồm tri thức, kỹ năng, công thức để sử dụng phần cứng tạo
ra sản phẩm vật chất. Trong cơ chế thị trường phần mềm cũng có thể mua,
bán hoặc trao đổi trên thị trường.

15
Trong một số trường hợp, người ta phân thành bốn nhóm yếu tố cơ bản:
+ Nhóm yếu tố kỹ thuật gồm các thiết bị, máy móc.
+ Nhóm yếu tố con người gồm các chuyên gia nghiên cứu, tư vấn,
những người trực tiếp gắn bó với các hoạt động công nghệ.
+ Nhóm yếu tố tổ chức gồm các bộ máy, thể chế, quản lý…
+ Nhóm yếu tố thông tin gồm bí quyết sản xuất, công thức, phương thức
tiến hành.
Theo luật KH & CN, hoạt động KH & CN bao gồm nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ KH & CN, hoạt
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt
động khác nhằm phát triển KH & CN.
2.1.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, tìm hiểu
các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo ra các
giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học bao
gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
2.1.2. Phát triển công nghệ
Theo Luật KH & CN, phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và

hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển
khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm.
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.
2.1.3. Dịch vụ KH & CN
Dịch vụ KH & CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học

16
và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ
biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn [6].
2.2. Mục tiêu của hoạt động KH & CN
“Mục tiêu của hoạt động KH & CN là xây dựng nền KH & CN tiên
tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh CNH,
HĐH; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người mới góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế xã hội; nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh” [4].
2.3. Nhiệm vụ của hoạt động KH & CN
Hoạt động KH & CN có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn khoa học
về xã hội và nhân văn để xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp
phần làm giàu kho tàng Văn hoá khoa học của thế giới.
- Nâng cao năng lực KH & CN để làm chủ các công nghệ tiên tiến,
công nghệ cao và sáng tạo công nghệ.
- Tiếp thu các thành tựu KH & CN và thực hành chuyển giao công

nghệ tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao.
2.4. Nguyên tắc hoạt động KH & CN
Hoạt động KH & CN phải thực hiện bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
- Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH & CN của đất nước,
tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH & CN của thế giới phù hợp với thực
tiễn của đất nước.
- Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ

17
với khoa học xã hội và nhân văn, gắn KH & CN với GD & ĐT.
- Phát huy khả năng lao động và sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân.
- Trung thực, khách quan đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo
dân chủ, tự chủ.
2.5. Quản lý KH & CN
Quản lý KH & CN là công tác tổ chức và quản lý việc thực hiện các
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo những quy trình,
quy định thống nhất nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Quản lý KH & CN đóng vai trò rất quan trọng vì nếu như thiếu sự quản
lý thống nhất, thiếu sự tổ chức hoạt động nghiên cứu và ứng dụng một cách
khoa học sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả ứng dụng vào thực tế, gây lãng phí và
có thể gây cản trở đối với sản xuất và dịch vụ.
2.6. Tổ chức KH & CN
* Khái niệm về tổ chức: Theo nghĩa hẹp tổ chức là một tập thể của
con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt
tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Tổ chức là công cụ để thực hiện
mục tiêu. Mục tiêu là cái đích phải tới của tổ chức. Mục tiêu quy định quy mô
và cấu trúc của tổ chức. Trong lao động tổ chức là sắp xếp, bố trí, phân công
lao động, hợp tác và thông tin giao tiếp có mục đích nhằm thực hiện một cách
có hiệu quả cao mục tiêu xã hội.

Hoạt động tổ chức bao gồm việc xây dựng, duy trì và thay đổi phương
án tổ chức. Khi hoạt động nghiên cứu và triển khai đa dạng đòi hỏi phải
thường xuyên quan tâm đến hoạt động tổ chức.
* Khái niệm Tổ chức KH & CN: Là tổ chức được thành lập theo quy
định của Luật KH & CN và pháp luật có liên quan để tiến hành hoạt động KH
và CN. Theo Luật KH & CN các tổ chức này bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển (gồm tổ chức nghiên cứu khoa học,

18
tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ)
- Trường Đại học, học viện, trường cao đẳng (gọi chung là trường đại
học). Trường Đại học có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ KH &
CN theo quy định của Luật KH & CN, Luật giáo dục và các quy định khác của
pháp luật. Trường đại học còn có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ KH &
CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và nghiên cứu khoa học về giáo dục.
- Tổ chức dịch vụ KH & CN: Nhiệm vụ của tổ chức dịch vụ KH & CN
là tiến hành các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng
tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn.
Tổ chức nghiên cứu và phát triển là tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ
chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khái niệm nghiên cứu
khoa học dùng để chỉ các hoạt động nghiên cứu tìm ra bản chất, quy luật, tác
động của các đối tượng, hiện tượng trong tự nhiên xã hội. Ngày nay nội dung
nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học không ngừng
được mở rộng. Khái niệm “nghiên cứu và triển khai” (tiếng Anh viết tắt là R
& D) chỉ chung cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, bao gồm các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu
triển khai trong các hoạt động KH và CN. Tổ chức nghiên cứu và phát triển

được tổ chức dưới các hình thức: Viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm
nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc,
trạm thử nghiệm và các cơ sở nghiên cứu và phát triển khác.
Theo Lụât KH & CN, mọi tổ chức, cá nhân có đầy đủ các cơ hội bình
đẳng trong hoạt động KH & CN. Các tổ chức KH & CN được thành lập tổ
chức dịch vụ KH & CN, doanh nghiệp trực thuộc, được hợp tác, liên doanh

19
với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng
kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Xuất phát từ nhận thức muốn đẩy mạnh ứng dụng KH & CN thì phải
giải quyết được hai vấn đề sau:
Một là đổi mới cơ bản về cơ chế, chính sách KH & CN đi đôi với việc
hình thành thị trường công nghệ.
Hai là tiếp tục đổi mới chính sách cơ chế đầu tư tài chính, kinh tế để tạo
ra động lực cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ.
2.7. Khái niệm về lao động và di chuyển lao động
* Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của
con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội [7].
Cơ cấu lao động là: thành phần và các loại lao động của con người, là
những hoạt động lao động nghề nghiệp và việc làm trong độ tuổi có khả năng
lao động.
Về phạm vi cơ cấu lao động gồm: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nghề
nghiệp, việc làm.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính.
Cơ cấu lao động theo trình độ nghề nghiệp.
Các hoạt động lao động lại phân thành:
1. Hoạt động sản xuất của cải vật chất (lương thực, thực phẩm, quần áo,
chỗ ở, công cụ lao động, các của cải vật chất khác…).

2. Hoạt động sản xuất các của cải phi vật chất (văn hoá, trí thức, khoa
học, kỹ thuật, công nghệ, các chuẩn mực xã hội, các hoạt động quản lý xã hội
và các nhóm dân cư)…Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không
bị phạm luật cấm đều được thừa nhận là việc làm [7].
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử

20
dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền kiêm
việc hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều
người sử dụng lao động, với điều kiện bảo đảm đầy đủ các điều khoản trong
các hợp đồng lao động đã giao kết và phải báo cho người sử dụng lao động
biết.
Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được Nhà nước
và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng
phát huy tài năng có lợi cho doanh nghiệp và có lợi cho đất nước. Những ưu
đãi đối với người lao động có chuyên môn trình độ kỹ thuật cao không bị coi
là phân biệt đối xử trong sử dụng lao động [7].
2.8. Nguồn nhân lực xã hội
Nguồn nhân lực xã hội là những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản
xuất ra hàng hoá và dịch vụ cho xã hội hay còn có cách định nghĩa khác là
toàn bộ số lượng người có thể làm việc được khi cần thiết .
Lực lượng lao động là một bộ phận dân số bao gồm: Những người
trong độ tuổi quy định, có khả năng lao động( ở nước ta nam từ 15-60, nữ từ
15-55) có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc [7].
Vốn nhân lực (vốn con người) là các kỹ năng và năng lực con người
khi sử dụng vào lao động bằng cách nào đó đóng góp vào cho nền kinh tế
(con người lao động bằng máy móc, lao động bằng chân tay).
* Khái niệm về nguồn nhân lực lao động khoa học và công nghệ:

theo UNESCO nhân lực KH & CN là: “Những người trực tiếp tham gia vào
hoạt động KH & CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương, hay thù
lao cho lao động của họ bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và
các nhân lực phù trợ”.

×