Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012 tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.99 KB, 18 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






DƯƠNG VŨ DIỄM HỒNG





GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÀO CAI
GIAI ĐOẠN 2011 - 2012



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ













HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






DƯƠNG VŨ DIỄM HỒNG





GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÀO CAI
GIAI ĐOẠN 2011 - 2012



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.70

Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Luật










HÀ NỘI - 2011
2
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 5
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Phạm vi nghiên cứu 8
4.1. Phạm vi về không gian 8
4.2. Phạm vi về thời gian 9
4.3. Về nội dung 9
5. Mẫu khảo sát 9
6. Vấn đề nghiên cứu 9
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu 10
9. Kết cấu của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1. Khái lược về một số quan niệm về quản lý 12
1.2. Khái niệm về quản lý 12
1.2.1. Các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý 12
1.2.2. Bản chất của quản lý 13
1.2.3. Quản lý và lãnh đạo 15
1.2.4. Vai trò của quản lý 16
1.3. Quản lý nhà nước 17
1.4. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước 18
1.4.1. Khái niệm 18
1.4.2.Hình thức quản lý hành chính nhà nước 19
1.5. Môi trường quản lý 19
3
1.5.1. Định nghĩa 19
1.5.2. Đặc trưng 19
1.5.3. Phân loại môi trường quản lý 19
1.5.4. Một số nhân tố cơ bản của môi trường vĩ mô tác động tới quản lý . 20
1.6. Khái niệm về khoa học 22
1.7. Khái niệm về Công nghệ 24
1.8. Quản lý nhà nước về KH&CN 25
1.9. Quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta 26
1.9.1. Đối tượng quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta 28
1.9.2. Nội dung quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện 30
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN, VỀ QUẢN LÝ
VÀ NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CHO QUẢN LÝ KH&CN TỈNH LÀO CAI 33
2.1 Một số Khái quát về tỉnh Lào Cai 33
2.1.1. Sơ lược chung tỉnh Lào Cai 34
2.1.2. Dân số, lao động, dân tộc 34
2.1.3. Các đơn vị hành chính 35

2.1.4. Về tài nguyên thiên nhiên 35
2.2. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện, tỉnh Lào
Cai 44
2.2.1. Thực trạng về tổ chức quản lý KH&CN 44
2.2.2. Thực trạng nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai 46
2.2.3. Thực trạng tài chính cho KH&CN cấp huyện ở Lào Cai 47
2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho quản lý KH&CN cấp
huyện ở Lào Cai 48
2.2.5. Thực trạng hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi tại các huyện giai đoạn 2006 –
2010 48
2.2.6. Thực trạng về cơ chế chính sách và môi trường hoạt động 49
2.2.7. Thực trạng hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 50
4
2.3. Thực trạng hoạt động Khoa học và Công nghệ cụ thể của từng
huyện giai đoạn 2006 – 2010 53
2.3.1.Huyện Bắc Hà 53
2.3.2. Huyện Mường Khương 55
2.4. Đánh giá chung 76
2.4.1. Những kết quả đạt được (theo 9 nhiệm vụ của thông tư 05 đã
hướng dẫn) 76
2.4.2. Những hạn chế tồn tại 77
Kết luận Chương 2 78
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KH&CN CƠ SỞ TẠI TỈNH LÀO CAI 81
3.1. Xác lập triển vọng hoạt động KH&CN của từng huyện trong giai
đoạn 2011 -2020 theo định hướng phát triển của tỉnh 81
3.1.1. Nhu cầu về KH&CN 81
3.1.2. Nhu cầu về công nghệ (dây chuyền công nghệ, đổi mới công
nghệ, chuyển giao công nghệ) 82

3.1.3. Về xuất nhập khẩu thiết bị KH&CN qua biên giới Lào Cai 82
3.2. Phân tích, so sánh, xác lập về giải pháp các nguồn lực cho giai đoạn
2011 – 2020. Trước mắt cho giai đoạn: 2011 -2015 83
3.3. Giải pháp về tổ chức 84
3.4. Giải pháp về nhân lực quản lý 89
3.5. Giải pháp về nguồn tài chính 91
3.6. Giải pháp về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật (có thông tin liên
lạc) 92
3.7. Giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách, môi trường hoạt động 94
3.8. Tổng kết xác lập giải pháp đột phá 95
Kết luận Chương 3 96
KẾT LUẬN 98
KHUYẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện ở Lào Cai đã được đặt ra là
một vấn đề cần thiết, tuy nhiên cho đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện
vẫn chưa thực sự tổ chức quản lý các hoạt động KH&CN trên địa bàn theo
quy định tại Thông tư số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của
Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Nhằm lấp đầy khoảng trống trong quản lý hoạt động KH&CN ở huyện
trong tỉnh Lào Cai, đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2011 – 2020” được lựa chọn hy vọng sẽ có những đóng
góp tích cực vào việc tìm ra các giải pháp về thúc đẩy, nâng cao hiệu quả

hoạt động KH&CN cấp huyện ở Lào Cai.
2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu ở cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh về đẩy mạnh
quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện. Điều này, chứng tỏ quản lý
KH&CN cấp huyện là một vấn đề cấp thiết nhưng cũng còn nhiều vấn đề
về thực tiễn và lý luận còn phải tiếp tục làm rõ nhằm đưa công tác quản lý
KH&CN cấp huyện vào nền nếp, có hiệu quả.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát và phân tích hiện trạng công tác quản lý khoa
học và công nghệ tại địa phương (2005 – 2010), đề xuất các giải pháp, có
thể có giải pháp đột phá, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoa
học và công nghệ cấp huyện ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015 và đến
2020.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Lào Cai.
Nghiên cứu tiến hành trong vòng 1 năm (2011).
5. Mẫu khảo sát: Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu khảo sát ở tất cả
các huyện và thành phố trong tỉnh.

4
6. Vấn đề nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
KH&CN cấp huyện của Lào Cai.
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Có được những giải pháp, trong đó giải pháp về tăng cường nguồn
lực, đặc biệt là văn bản chỉ đạo điều hành cơ chế, chính sách địa phương
và cả ở Trung ương.
Trung tâm khuyến nông huyện được mở rộng chức năng nhiệm vụ
thành trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ huyện trở thành tổ
chức KH&CN chuyên trách công tác ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
KH&CN; trở thành tổ chức đầu mối liên hệ, khâu nối với các tổ chức

KH&CN cấp tỉnh, trung ương để đẩy mạnh hoạt động KH&CN trên địa bàn
huyện.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dùng các phương pháp khảo sát qua báo cáo tổng kết 5 năm khoạt
động KH&CN các huyện; các phương pháp phân tích so sánh; Phương
pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp tổng hợp
9. Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội
dung chi tiết gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Hiện trạng về hoạt động KH&CN về quản lý và nguồn lực
phục vụ cho quản lý KH&CN ở các huyện của tỉnh Lào Cai
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý KH&CN cấp
huyện tỉnh Lào Cai.









5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1- Khái lƣợc về một số quan niệm về quản lý.
Khoa học quản lý với tư cách là một khoa học độc lập, một hệ thống tri
thức về quản lý chỉ mới ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong các
điều kiện nhất định.
1.2. Khái niệm về quản lý:

Quản lý là một hoạt động đặc biết gắn với một loại lao động đặc biệt,
trong đó sử dụng hoặc tạo ra một bộ máy tổ chức và tổ chức các bộ máy đó
với những con người ở các vị trí thích hợp, tối giản với việc sử dụng (huy
động) mọi nguồn lực đủ cần thiết cho phép, nhằm đạt mục đích đề ra với
hiệu quả cao nhất.
1.3. Quản lý nhà nƣớc:
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng : Là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp, và tư
pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Quản lý nhà nước
theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà
nước.
1.4. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nƣớc:
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý mang tính quyền lực nhà
nước để thực thi quyền hành pháp và quyền hành chính trong cả nước.
1.5. Môi trƣờng quản lý:
Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố bên ngoài và
bên trong (như cơ chế chính sách, các điển hình quản lý, chế độ chính trị -
xã hội – kinh tế.v.v.) hệ thống quản lý, tác động và ảnh hưởng tới sự vận
động, biến đổi và phát triển của hệ thống quản lý.
1.6. Khái niệm về khoa học:
Theo UNESCO, khoa học là "Hệ thống các tri thức về mọi loại quy luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy”. Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống khoa học, khác với tri

6
thức kinh nghiệm. Theo luật KH&CN năm 2000: "Khoa học là hệ thống tri
thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”;

1.7. Khái niệm về công nghệ:
Trong và điều 2 luật KH&CN (6/2000) và điều 3 “Luật chuyển giao công
nghệ” (11/2006) đã ghi rõ: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ
thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm”
1.8. Quản lý nhà nƣớc về KH&CN:
Quản lý nhà nước về KH&CN là quản lý hoạt động KH&CN trong xã
hội. Tức là quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát
triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm
phát triển khoa học và công nghệ (theo Luật KH&CN).
1.9. Quản lý KH&CN cấp huyện ở nƣớc ta
Nội dung quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện:
Ngày 18 tháng 6 năm 2008 Liên bộ Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ đã ra một
thông tư liên tịch (thông tư 05/2008/TTLT-BKH&CN-BNV), trong đó đã xách
định 9 nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, theo đó:
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN, VỀ QUẢN LÝ VÀ NGUỒN LỰC
PHỤC VỤ CHO QUẢN LÝ KH&CN

2.1- Một số nét khái quát về tỉnh Lào Cai:
Hiện nay Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và
miền núi phía Bắc Việt Nam
Dân số toàn tỉnh là 615.620 người (2009), Mật độ dân số bình quân:
96 người/km2. Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh.


7
Tỉnh Lào Cai bao gồm1 thành phố trực thuộc và 8 huyện có tài nguyên
thiên nhiên phong phú; tài nguyên lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng (Hạ tầng
điện - nước. Hạ tầng mạng lưới điện: Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước.
Hạ tầng bưu chính: Hạ tầng viễn thông: Hạ tầng công nghệ thông tin) phát
triển khá;
Cổng giao tiếp điện tử ở địa chỉ: là kênh
thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng.tài nguyên du
lịch đặc sắc.
Khoa học và công nghệ phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực; Giáo
dục và đào tạo và sự nghiệp y tế được quan tâm.
Cơ quan quản lý về KH&CN hình thành sớm.
2.2. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện, tỉnh Lào
Cai:
2.2.1. Thực trạng về tổ chức quản lý KH&CN
Liên quan đến Thông tư 05/2008/TTLB-BKHCN-BNV, ngày 18 tháng 6
năm 2008 của liên bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và
công nghệ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (sau đây gọi tắt là
Thông tư 05) thì việc tổ chức quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai hiện do
các ngành chuyên môn của tỉnh đảm nhận. Sở KH&CN đến năm 2011 mới
thành lập phòng quản lý KH&CN cơ sở. Suốt 5 năm (2006 – 2010) cả tỉnh
và huyện không có một văn bản chỉ đạo nào chuyên về quản lý KH&CN tại
huyện, ngoài văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư 05/2008/ TTLB-
BKH&CN-BNV và việc thực hiện cũng không đầy đủ. Có huyện hoạt động
KH&CN chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thì biên chế kiêm nhiệm về
KH&CN lại giao cho phòng Công thương ( ví dụ như ở huyện Si Ma Cai).
Có 7 huyện bố trí biên chế này vào phòng Kinh tế; có một huyện bố trí vào
phòng phát triển nông nghiệp – nông thôn, một huyện đặt biên chế ở phòng

Công thương
2.2.2. Thực trạng nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai

8
Qua tổng hợp các biểu thống kê nghèo nàn về nhân lực quản lý KH&CN
cho thấy nhân lực phục vụ cho công tác quản lý KH&CN của các huyện
thuộc tỉnh Lào Cai về cơ bản là 01 biên chế làm kiêm nhiệm.
Sự quan tâm của cấp trên đối với huyện về công tác này còn yếu, hay
là cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, hay là sở KH&CN đã có thể làm thay
toàn bộ công tác quản lý KH&CN cho các huyện.
2.2.3. Thực trạng tài chính cho KH&CN cấp huyện ở Lào Cai
Hiện tại, UBND các huyện của Lào Cai không có các nguồn kinh phí
cho tổ chức các hoạt động KH&CN, ngoài việc trả lương cho cán bộ kiêm
nhiệm về quản lý KH&CN. Trên thực tế, có các nguồn đó, tuy nhiên huyện
không nắm được trực tiếp nguồn này, vì vậy không thể báo cáo được. Các
nguồn kinh phí cho KH&CN cấp huyện hiện nay đang được đầu tư trực tiếp
qua các đề tài, dự án do các tổ chức, cá nhân chủ trì và thực hiện trên địa
bàn huyện
2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho quản lý KH&CN cấp
huyện ở Lào Cai
Trong hướng dẫn của Thông tư 05 ở điểm 6, mục I, phần II, huyện
có nhiệm vụ quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo pháp
luật và theo hướng dẫn của Sở KH&CN và điểm 7 mục này quy định về
thanh tra xử lý vi phạm. Để làm được 2 việc này ít nhất cũng phải có một số
trang thiết bị kỹ thuật tối thiểu. Ấy vậy mà cho đến nay không một huyện
nào kể cả thành phố Lào Cai có một trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nào
phục vụ cho hoạt động quản lý.
2.2.5. Thực trạng hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi tại các huyện giai đoạn 2006 – 2010
Các năm qua Lào cai đã thành công trong việc nuôi cá nước lạnh, điển

hình là việc nuôi thành công cá hồi vân, các tầm tại Sa Pa và ở 2 xã vùng
cao của thành phố Lào Cai, ở Văn Bàn, Bát Xát. Việc nhập nội thành công
ong mật Italya vào Bảo Yên cũng là một thành tựu đáng kể với sự hỗ trợ
kinh phí khá lớn (1,4 tỷ đồng) của chương trình nông thôn miền núi của Bộ
KH&CN.

9
Việc đưa các động vật hoang dã vào chăn nuôi và đã nắm bắt được
quy luật sinh sản của chúng cũng là một nét nổi bật trong hoạt động
KH&CN các huyện, như việc nuôi lợn rừng sinh sản ở Bảo yên, Văn bàn;
nuôi nhím ở Bảo Yên, Văn bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Thành phố Lào Cai.
2.2.6. Hiện trạng về cơ chế chính sách và môi trường hoạt động:
Trong 5 năm (2006 – 2010) huyện chỉ nhận được hướng dẫn của cấp
trên về bố trí nhân sự làm công tác kiêm nhiệm.
Sở KH&CN Lào Cai là cơ quan quản lý về KH&CN cấp tỉnh, cũng
chưa có những tham mưu tích cực với tỉnh về việc tăng cường quản lý
KH&CN cấp huyện. Sự thiếu chủ động của UBND các huyện trong chỉ đạo
các hoạt động trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, như đã quy
định tại Điều 103 Luật HĐND và UBND năm 2003: “ Thực hiện các biện
pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống
nhân dân ở địa phương; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản
phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành
hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương“.
2.2.7 Hiện trạng về hoạt động TCĐLCL tại các huyện:
2.2.7.1- Hoạt động TCĐLCL đều khắp các huyện.
Các huyện Hoạt động KH&CN chủ yếu là Nông - Lâm nghiệp thì các
phương tiện đo chủ yếu là khối lượng (cân).
Hoạt động đăng ký chất lượng sản phẩm hầu như không diẽn ra và vì
vậy vấn đề thương hiệu cũng không được bàn đến một cách khoa học.

2.2.7.2- Hoạt động về tiêu chuẩn chất lượng:
Hoạt động về tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu trí tuệ và xây dựng
thương hiệu còn rất yếu. Chỉ có một sản phẩm mật ong của Sa Pa là đăng
ký chất lượng.
2.4. Xác lập triển vọng hoạt động KH&CN của từng huyện trong giai
đoạn 2011 -2020 theo định hƣớng phát triển của tỉnh.
2.4.1- Nhu cầu về KH&CN
Hiện tại, mỗi huyện đều có một trung tâm khuyến nông, một chi cục
thú y. Đây là các đơn vị có nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ KHKT về

10
nông, lâm, ngư nghiệp tới nông dân các huyện. Các trung tâm này thực sự
là một đơn vị sự nghiệp khoa học có hiệu quả của ngành nông nghiệp, vì
vậy có thể lấy đây làm trung tâm ứng dụng và dịch vụ KH&CN ở huyện
nhằm tập trung nguồn lực thúc đẩy KH&CN huyện phát triển, phù hợp nhất
là đối với các huyện thuần nông – lâm. Đối với các huyện khác, sau một
thời gian họat động thử mô hình một trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
cấp huyện, đến năm 2015, tuỳ mức độ phát triển sẽ nghiên cứu mô hình bổ
sung sau.
Trung tâm này sẽ là nòng cốt của Hội đồng KH&CN cấp huyện ở Lào
Cai.
Hội đồng KH&CN huyện sẽ do Sở KH&CN hướng dẫn thành lập và
hoạt động theo quy định.
Tất cả các huyện đều được nhận kinh phí theo chương trình này, nếu
có đề án được phê duyệt với tổng kinh phí các nguồn được phê duyệt là
118 tỷ đồng cho 5 năm. Ai sẽ xây dựng đề án ở các huyện, chính các Trung
tâm khuyến nông – Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN huyện làm việc này
cùng với việc hình thành Hội đồng KH&CN huyện.
2.4.2. Nhu cầu về công nghệ (dây chuyền công nghệ, đổi mới công
nghệ, chuyển giao công nghệ).

Hiện tại ở Lào Cai chủ yếu là các dây chuyền chế biến nông, lâm sản:
Chè, thuốc lá ở Mường Khương; chế biến gỗ Bảo Yên. Công nghệ chế biến
khoáng sản - Hệ thống luyện gang thép tại nhà máy luyện thép Phú nhuận,
huyện Bảo Thắng.
2.5.3. Về xuất nhập khẩu thiết bị KH&CN qua biên giới Lào Cai.
Nhu cầu lớn nhất là dây chuyền luyện gang thép cho nhà máy luyện
gang thép ở Bảo thắng.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Những kết quả đạt được (theo 9 nhiệm vụ của thông tư 05 đã
hướng dẫn): Thực trạng hoạt động và quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào
Cai 5 năm qua phong phú đa dạng trên tất cả các lĩnh vực và có ở tất cả
các huyện. Việc quản lý KH&CN do các ngành chuyên môn thực hiện.

11
Về tổ chức bộ máy biên chế mới bắt đầu thực hiện việc bố trí một biên
chế kiêm nhiệm vào 1 phòng chuyên môn.
Có thể nhận thấy rằng, hoạt động KH&CN cấp huyện thời gian qua là
khá mạnh và đều khắp. Nguyên nhân đạt được kết quả này không phải do
đã tổ chức công tác quản lý KH&CN tốt, mà chủ yếu là do nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, do nhu cầu của bản thân cuộc sống. Mặt khác, một
nguyên nhân cũng rất cơ bản là các ngành của tỉnh có trách nhiệm cao đối
với công việc tiến hành các hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực mình quản lý
trên địa bàn các huyện.
2.6.2. Những hạn chế tồn tại
Theo yêu câu tại Thông tư 05, các nhiệm vụ hầu hết chưa được thực
hiện ở cấp huyện như:
Việc xác định phòng Kinh tế hay phòng Công thương làm nhiệm vụ
quản lý KH&CN chưa rõ ràng.
Công tác tham mưu: chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo về
công tác quản lý và hoạt động KH&CN trên địa bàn. Chưa chủ động xây

dựng kế hoạch phối hợp cùng đi thanh tra, kiểm tra. Không có Hội đồng
khoa học…
Cả 9 nhiệm vụ theo Thông tư 05 chưa được triển khai đầy đủ.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KH&CN CƠ SỞ TẠI TỈNH LÀO CAI

3.1. Phân tích, so sánh, xác lập về giải pháp các nguồn lực cho giai
đoạn 2011 – 2020. Trƣớc mắt cho giai đoạn: 2011 -2015.
Dựa vào khảo sát thực trạng về hoạt động KH&CN cấp huyện ở Lào
Cai hiện nay và đối chiếu với thực trạng về nguồn lực phục vụ cho quản lý
KH&CN cấp huyện đã được phân tích tại Chương 2, cho thấy công tác
quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào cai trong thời gian tới, vẫn còn nhiều khó
khăn, vẫn còn là những bước triển khai ban đầu.
3.2. Giải pháp về tổ chức (bộ máy và con người, số lượng, chất lượng).
Vận dụng Thông tư 05/2008, trước hết thống kê chi tiết, cụ thể được
các công việc mà phòng chuyên môn trực thuộc huyện đảm trách chức
năng quản lý KH&CN

12
3.3- Giải pháp về nhân lực quản lý:
Bố trí 01 biên chế chuyên trách cho mỗi huyện. Việc bố trí biên chế vào
tổ chức nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng huyện. Huyện nào có
thế mạnh về nông , lâm, ngư, thì để 01 nhân lực quản lý KH&CN ở phòng
NN&PTNT, cụ thể là các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Sa
Pa, Bảo Yên; Các huyện khác bố trí vào phòng kinh tế hoặc Công thương.
Thành phố Lào Cai thì biên chế ở Văn phòng Ủy ban nhân huyện.
3.4- Giải pháp về nguồn tài chính.
Sở KH&CN với chức năng và nhiệm vụ được giao tham mưu trình
UBND tỉnh hàng năm dành một phần ngân sách sự nghiệp khoa học cho
phòng chuyên môn thuộc huyện có biên chế cán bộ làm công tác Quản lý

KH&CN hoạt động. Tuy nhiên nguồn kinh phí phân bổ đối với các huyện
không giống nhau mà cần phải dựa trên kế hoạch công tác hàng năm
phòng đó xây dựng, dựa vào tiềm năng thế mạnh của mỗi huyện.
3.5- Giải pháp về cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật (có thông tin
liên lạc).
Để thực hiện công tác quản lý TCĐLCL trên địa bàn huyện cần đầu tư
một số trang thiết bị kỹ thuật tối thiểu như: Bộ quả chuẩn cân khối lượng
thông dụng; một bộ đo áp kế chuẩn; một bộ đo dung tích chuẩn (ba bộ
chuẩn khối lượng, dung tích và áp suất) lĩnh vực quản lý tiêu chuẩn đo
lường chất lượng.
Trang bị một bộ máy thiết bị: xe máy, máy tính
3.6- Giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách, môi trƣờng hoạt động.
Phải xây dựng một hệ thống văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ
của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện và hướng dẫn việc bố trí 1 biên
chế chuyên trách vào phòng nào là việc phải làm ngay theo một cơ chế linh
hoạt.
3.7- Tổng kết xác lập giải pháp đột phá:
Giải pháp đột phá trước mắt đối với hoạt động KH&CN cấp huyện ở
Lào Cai phải là ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết như đã trình bày
ở trên. Đây chắc chắn là một giải pháp đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện, tỉnh Lào Cai. Văn bản này

13
sẽ bao quát gần hết các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu này. Nội dung
của văn bản được trình bày ở phần kết luận của chương 3.
KẾT LUẬN

1- Việc quản lý KH&CN cấp huyện là một việc tất yếu phải làm của
nhà nước Việt Nam hiện nay, với mong muốn thúc đẩy các hoạt động
KH&CN được diễn ra rộng khắp theo một chiều hướng vừa thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường sống,
đảm bảo an ninh quốc phòng.
2- Qua nghiên cứu này thấy rõ việc bàn đến một cơ chế quản lý
KH&CN cấp huyện ở Lào Cai mới chỉ là bắt đầu. Quả thật còn rất nhiều vấn
đề phải bàn.
3- Đối tượng của quản lý KH&CN cấp huyện là rất phong phú đa
dạng và bao trùm tất cả các lĩnh vực cả về quy mô và chất lượng. Minh
chứng cho điều đó chính là sự tăng lên đột biến của biên chế quản lý nhà
nước của sở KH&CN Lào Cai từ 23 năm 2006, đến 2010 đã lên đến con số
42 nếu tính cả biên chế của chi cục thì biên chế quản lý nhà nước của sở
KH&CN lào cai là 33 năm 2006, lên 62 năm 2010.
4- Ở Lào Cai, hiện nay, phải có giải pháp đột phá như đã trình bày tại
kết luận chương 3. Đây cũng chính là kết quả lớn nhất của toàn bộ nghiên
cứu này.
5- Hoạt động về TCĐLCL, chưa đạt mức để phải có bộ phận chuyên
trách tại huyện quản lý công tác này. Ở đây tồn tại cơ chế quản lý của
quản lý (cơ chế uỷ quyền kiểm định).









14


KHUYẾN NGHỊ

1- Khuyến nghị với Sở KH&CN Lào Cai tham mưu cho UBND tỉnh
sớm ra một văn bản mang tính đột phá chỉ đạo việc thực hiện một biên chế
chuyên trách quản lý trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý KH&CN cấp
huyện ở Lào Cai.
Cũng trong quyết định này nên tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng
Trung tâm khuyến nông huyện thành một Trung tâm ứng dụng KH&CN đa
ngành, đa lĩnh vực.
Trong quyết định cũng chỉ rõ các nguồn lực dành cho hoạt động
KH&CN cấp huyện và chỉ rõ phương pháp để tiến hành khai thác sử dụng
các nguồn lực đó đối với các huyện khác nhau trong tỉnh.
2- Khuyến nghị với Tỉnh uỷ Lào Cai tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo
của Đảng đối với hoạt động KH&CN coi đây là một giải pháp thúc đẩy việc
phát triển đội ngũ trí thức KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại
hoá của tỉnh Lào Cai, góp phần trước mắt đến năm 2000, đưa Lào Cai
thành một tỉnh phát triển của khu vực miền núi phía Bắc.
3- Khuyến nghị với UBND tỉnh Lào Cai cho phép thực hiện các giải
pháp trong nghiên cứu này vào thực tiễn của tỉnh .
4- Khuyến nghị tiếp tục các nghiên cứu về cơ chế chính sách phát
triển KH&CN ở Lào Cai.












15















×