Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.25 KB, 30 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN LỆ KIM







NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ












Hà Nội – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN LỆ KIM







NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.70







Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Phi Anh






Hà Nội – 2011


1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu 11
9. Kết cấu của Luận văn 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP 13

1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.1. Thông tin 13
1.1.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin 14
1.1.2.1. Sản phẩm thông tin 15
1.1.2.2. Dịch vụ thông tin 16
1.1.2.3. Tính khác biệt về sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin 17
1.1.2.4. Đặc tính giống nhau giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin 17
1.1.2.5. Mối liên hệ giữa sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin 18
1.2. Thông tin sở hữu công nghiệp 18
1.2.1. Khái niệm về sở hữu công nghiệp 18
1.2.1.1. Khái niệm về sáng chế 19
1.2.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu 20
1.2.1.3. Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp 22
1.2.2. Khái niệm về thông tin sở hữu công nghiệp 24
1.2.2.1. Thông tin sáng chế 24
1.2.2.2. Thông tin nhãn hiệu 27
1.2.2.3. Thông tin kiểu dáng công nghiệp 28
1.3. Doanh nghiệp và vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công
nghiệp đối với các doanh nghiệp 29
1.3.1. Khái niệm về doanh nghiệp và một số đặc điểm của doanh nghiệp 29
1.3.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 29

2
1.3.1.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp 32
1.3.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp đối với các
doanh nghiệp 33
1.3.2.1. Vai trò của thông tin sáng chế đối với các doanh nghiệp 34
1.3.2.2. Vai trò của thông tin nhãn hiệu đối với doanh nghiệp 37
1.3.2.3. Vai trò của thông tin kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp
39

* Kết luận Chương 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP 43
2.1. Khái quát về hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp 43
2.2. Tiêu chí khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công
nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp 45
2.3. Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các
doanh nghiệp 47
2.3.1. Kết quả khảo sát về mục đích sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của
các doanh nghiệp 47
2.3.2. Kết quả khảo sát về thực tiễn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở
hữu công nghiệp của các doanh nghiệp 48
2.4. Kết quả khảo sát về thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công
nghiệp và đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm và
dịch vụ này 52
2.4.1. Về sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp 52
2.4.1.1. Ấn phẩm thông tin 52
2.4.1.2. Cơ sở dữ liệu 56
2.4.1.3. Trang tin điện tử 58
2.4.1.4. Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin 60
2.4.2. Về dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp 64
2.4.2.1. Dịch vụ cung cấp thông tin 64
2.4.2.2. Dịch vụ trao đổi thông tin 66
2.4.2.3. Dịch vụ tư vấn về sở hữu công nghiệp 66
2.4.2.4. Huấn luyện đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác
thông tin sở hữu công nghiệp 67
2.5. Phân tích, đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu
công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp 68

3

2.5.1. Điểm mạnh 69
2.5.2. Điểm yếu 70
* Kết luận Chương 2 74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM VÀ DICH
VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH
NGHIỆP 75
3.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp
75
3.1.1. Về sản phẩm thông tin 75
3.1.1.1. Cơ sở dữ liệu 76
3.1.1.2. Tài liệu dùng cho viêc tra cứu 76
3.1.1.3. Ấn phẩm thông tin 76
3.1.1.4. Trang tin điện tử 77
3.1.2. Về dịch vụ thông tin 77
3.1.2.1. Dịch vụ đọc tại chỗ 78
3.1.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao 78
3.1.2.3. Dịch vụ tra cứu tin 78
3.1.2.4. Dịch vụ trao đổi thông tin 79
3.1.2.5. Dịch vụ đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sở hữu công nghiệp . 79
3.2. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp theo mô
hình hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp 80
3.2.1. Về sản phẩm thông tin 80
3.2.1.1. Ấn phẩm thông tin 80
3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu điện tử 81
3.2.1.3. Trang tin điện tử 82
3.2.2. Về dịch vụ thông tin 82
3.2.2.1. Dịch vụ tra cứu trực tuyến 82
3.2.2.2. Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc 82
3.2.2.3. Dịch vụ phân tích, tổng hợp, chuyển giao thông tin 83
3.2.2.4. Dịch vụ đào tạo 83

3.2.2.5. Dịch vụ tư vấn 83
3.2.2.6. Dịch vụ dịch thuật 84
3.3. Một số giải pháp hỗ trợ 84
3.3.1. Tạo lập và phát triển nguồn lực thông tin 84
3.3.1.1. Củng cố và khai thác nguồn lực thông tin hiện có 84

4
3.3.1.2. Tăng cường nguồn lực thông tin 85
3.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thông tin 87
3.3.3. Đào tạo người dùng thông tin 89
3.3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động thông tin 90
3.3.5. Tăng cường marketing thông tin 90
3.3.6. Hình thành mạng lưới thông tin sở hữu công nghiệp trong cả nước 91
3.3.7. Xây dựng thư viện điện tử 92
3.3.8. Cơ chế chính sách của nhà nước 93
* Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 102



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các
doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và
chất lượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Đó không
chỉ là về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và nhân lực mà còn là thiếu

thông tin, đặc biệt là thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN).
Song trên thực tế, khả năng đáp ứng thông tin SHCN nhìn
chung vẫn chưa được như mong muốn, thông tin SHCN chưa thực sự
trở thành nguồn lực quan trọng nhằm làm tăng năng lực, tăng hiệu
quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp
nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN, tăng
cường hiệu quả hoạt động thông tin nói chung và cũng để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác nguồn thông tin này
một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa đó
tác giả quyết định chọn vấn đề: “Nghiên cứu đa dạng hoá sản
phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các
doanh nghiệp” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Chính sách Khoa học & Công nghệ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, vấn đề đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu. Có thể kể đến Giáo trình “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện” của Ths. Trần Mạnh Tuấn (1998) đề cập đến khái niệm và
quy trình để tạo lập các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin cơ bản
hay bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng (2008) nghiên cứu về

2
“Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông
tin tại Việt Nam”. Còn trên thế giới, theo chúng tôi tìm hiểu cũng
chỉ có những bài viết đề cập đến lợi ích kinh tế của việc khai thác
và sử dụng thông tin này trong các doanh nghiệp, chẳng hạn Hanna
Timonen, Eila Jarvenpaa của Trường đại học công nghệ Helsinki
(2005) với công trình nghiên cứu “Knowledge Acquisition Models of
SMEs’ New Product Development Processes and the Role of Patent

Information” hay “Patent information to stimulate innovation in small
and medium sized companies” của học giả Koch (1991).
Như vậy, có thể nói cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đề
cập đến vấn đề đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN
và đặc biệt là nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động nghiên cứu,
sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nhu cầu sử dụng thông tin SHCN của các doanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN
của các cơ quan thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp;
- Đề xuất những giải pháp để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
thông tin SHCN đáp ứng nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng thông tin SHCN của các
doanh nghiệp Việt Nam (số lượng 40 mẫu).
- Thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN ở
Việt Nam trong 5 năm (nghiên cứu trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ)
(2006-2010).
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát nhu cầu sử dụng thông tin SHCN ở một số doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN.

3
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng thông tin
SHCN nhằm mục đích gì?
- Thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN
Việt Nam như thế nào?
- Cần có những giải pháp nào để đa dạng hoá sản phẩm và
dịch vụ thông tin SHCN?

7. Giả thuyết nghiên cứu
- Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng thông tin
SHCN nhằm các mục đích sau: đổi mới công nghệ, đăng ký và xác
lập quyền SHCN, tìm hiểu thị trường, đối tác kinh doanh, xác định
tình trạng pháp lý, khai thác tài sản trí tuệ,v.v
- Các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN hiện nay còn
nghèo nàn về hình thức và nội dung, chất lượng chưa cao, vẫn
dừng ở mức thụ động, chưa linh hoạt đáp ứng được nhu cầu thông
tin ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.
- Để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN cần
có những giải pháp:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có;
+ Phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin mới một
cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế và đáp ứng hữu hiệu
nhất nhu cầu của doanh nghiệp;
+ Ngoài ra, cần có một số giải pháp hỗ trợ như: tạo lập và
phát triển nguồn tin, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ chế
chính sách,v.v
8. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong
Luận văn bao gồm: phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu,

4
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp nghiên cứu
thực tế.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các bảng
biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin
SHCN phục vụ cho các doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin
SHCN phục vụ cho các doanh nghiệp.
Chương 3: Một số giải pháp đa dạng hoá sản phẩm và dịch
vụ thông tin SHCN phục vụ cho các doanh nghiệp.


















5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN SHCN PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thông tin
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thông tin, theo nghĩa chung
nhất, thì thông tin được hiểu là những tri thức dùng để định hướng, tác
động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn

thiện và phát triển hệ thống. Song giá trị của thông tin không nằm ở bản
thân nó mà chỉ có được khi nó được khai thác và sử dụng.
1.1.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả của quá trình xử lý
thông tin có trong nguồn tin để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin
có giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của người dùng thông tin.
1.1.2.1. Sản phẩm thông tin
Sản phẩm thông tin có thể được hiểu là bất kỳ một phân
đoạn tri thức nào có thể được ghi lại trong một số hình thức như dạng
chữ viết, dạng âm thanh hoặc dạng hình ảnh, là một loại hàng hoá
đặc biệt và được hình thành nhằm thoả mãn nhu cầu tìm kiếm thông
tin của người tìm tin và của chính thông tin.
1.1.2.2. Dịch vụ thông tin
Dịch vụ thông tin được xem như là hoạt động xảy ra tiếp
theo sau khi thông tin đã được lưu trữ như một sản phẩm cuối trong
cơ sở dữ liệu và bản chất của dịch vụ thông tin là cung cấp, là phổ
biến thông tin.
1.1.2.3.Tính khác biệt về sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin
Giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin có sự khác biệt cơ bản.
Sản phẩm thông tin được nhận diện một cách hữu hình về nội dung

6
của sản phẩm bao gồm tính chính xác, đầy đủ, hoàn thiện và không
sai sót. Dịch vụ thông tin bao gồm các khía cạnh liên quan đến quá
trình phân phối dịch vụ cũng như tính vô hình của việc xử lý, an ninh
thông tin.
1.1.2.4.Đặc tính giống nhau giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin đều trải qua 4 thời kỳ:
Thời kỳ hình thành, tăng trưởng, sung mãn và suy thoái hay còn gọi

là chu kỳ sống của nó.
1.1.2.5. Mối liên hệ giữa sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin
Sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin có mối quan hệ hữu
cơ hỗ trợ nhau nhằm một mục đích khai thác tối đa và có hiệu quả
nguồn thông tin. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là phương thức để
tạo lập hàng hoá và tài nguyên thông tin trong xã hội.
1.2. Thông tin SHCN
1.2.1. Khái niệm về SHCN
SHCN là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối
với các thành quả nghiên cứu triển khai của con người mà có thể được áp
dụng trong công nghiệp.Các đối tượng chính được bảo hộ SHCN là sáng
chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
1.2.1.1. Khái niệm về sáng chế
Sáng chế được hiểu theo quy định của pháp luật là giải pháp kỹ thuật
mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả áp dụng
công nghiệp. Đối tượng của sáng chế có thể là cơ cấu, chất và phương pháp.
1.2.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu hay tên gọi có tính phân biệt hoặc
nhận dạng nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ giúp người tiêu dùng
phân biệt hàng hoá và dịch vụ cùng loại có các nguồn gốc khác nhau.

7
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ
kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
1.2.1.3. Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể
hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
1.2.2. Khái niệm về thông tin SHCN
Thông tin SHCN là thông tin về các đối tượng SHCN như sáng
chế, nhãn hiệu , kiểu dáng công nghiệp đã được nộp đơn yêu cầu cấp

Văn bằng bảo hộ hoặc các đối tương sở hữu công nghiệp đã được cấp
Văn bằng bảo hộ do các Cơ quan SHCN quốc gia và các Tổ chức
SHCN quốc tế công bố theo định kỳ.
1.2.2.1. Thông tin sáng chế
Thông tin sáng chế là nguồn thông tin khoa học công nghệ,
thông tin thương mại và thông tin pháp lý chứa đựng trong các tư
liệu sáng chế được cơ quan sáng chế công bố theo định kỳ.
1.2.2.2. Thông tin nhãn hiệu
Thông tin nhãn hiệu được hiểu là thông tin về Đơn yêu cầu
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và thông tin về Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp.
1.2.2.3. Thông tin kiểu dáng công nghiệp
Thông tin kiểu dáng công nghiệp được hiểu là thông tin về
Đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
1.3. Doanh nghiệp và vai trò của sản phẩm và dịch vụ
thông tin SHCN đối với các doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm về doanh nghiệp và một số đặc điểm của
doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp

8
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29/11/2005
đưa ra khái niệm “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”.
1.3.1.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp
- Trình độ công nghệ thấp;
- Năng lực cạnh tranh hạn chế;

- Chiến lược phát triển đầu tư theo chiều sâu chưa thực sự là
mối quan tâm của doanh nghiệp.
1.3.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN đối
với các doanh nghiệp
Khi nói tới vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN là
nói tới vai trò của thông tin SHCN chứa đựng trong sản phẩm và dịch vụ
thông tin mang lại cho người sử dụng, bởi vì thông tin là cốt lõi của sản
phẩm và dịch vụ thông tin. Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung
bàn luận vai trò của thông tin sáng chế, thông tin nhãn hiệu và thông tin
kiểu dáng công nghiệp đối với các doanh nghiệp.
1.3.2.1. Vai trò của thông tin sáng chế đối với các doanh nghiệp
Thông tin sáng chế là nguồn thông tin quan trọng trong:
- Nghiên cứu, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới;
- Chiến lược kinh doanh;
- Xác định tình trạng pháp lý.
1.3.2.2. Vai trò của thông tin nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
- Tìm kiếm ý tưởng để xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm
hoặc dịch vụ của công ty;
- Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký
vào một quốc gia cụ thể;

9
- Xác định tình trạng pháp lý của nhãn hiệu;
- Bảo vệ quyền SHCN đã được xác lập.
1.3.2.3. Vai trò của thông tin kiểu dáng công nghiệp đối với
doanh nghiệp
- Tìm kiếm ý tưởng để thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho
sản phẩm của doanh nghiệp;
- Đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp dự
định đăng ký vào một quốc gia cụ thể;

- Xác định tình trạng pháp lý của kiểu dáng công nghiệp;
- Bảo vệ quyền SHCN đã được xác lập.
* Kết luận Chương 1: trình bày và phân tích có hệ thống
các vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm thông tin, sản phẩm
và dịch vụ thông tin nói chung cũng như thông tin SHCN nói riêng
và vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN trong hoạt động
nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp, là cơ sở
để phân tích, đánh giá thực trạng của các sản phẩm và dịch vụ thông
tin SHCN và là cơ sở lý luận để thấy rõ sự cần thiết của việc nghiên
cứu đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN phục vụ
cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay.










10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN SHCN PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về hệ thống cung cấp thông tin SHCN
Vấn đề xây dựng hệ thống thông tin SHCN được đặc biệt chú ý
vào giữa những năm 1980. Ngoài Cục Sở hữu trí tuệ, tại Việt Nam còn
có một hệ thống cung cấp thông tin SHCN (chủ yếu là thông tin sáng
chế) bao gồm Trung tâm thông tin KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh,
Trung tâm thông tin KH&CN Thành phố Đà Nẵng, các Sở KH&CN tại

địa phương và một số trường đại học như đại học Bách Khoa Hà Nội,
đại học Đà Nẵng, đại học An Giang,v.v…
2.2. Tiêu chí khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ
thông tin SHCN phục vụ cho các doanh nghiệp
Nguyên tắc chọn mẫu
Các doanh nghiệp được chọn để khảo sát nằm trong số các
doanh nghiệp đã và đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
SHCN hoặc các doanh nghiệp có đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và
kiểu dáng công nghiệp.
Cơ quan thông tin được chọn để khảo sát về thực trạng các sản
phẩm và dịch vụ thông tin SHCN là Cục SHTT.
Phương pháp định lượng. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Phương pháp thống kê
2.3. Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng thông tin SHCN
của các doanh nghiệp
2.3.1. Kết quả khảo sát về mục đích sử dụng thông tin SHCN
của các doanh nghiệp
Cụ thể, trong 50 phiếu điều tra về nhu cầu sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ thông tin SHCN gửi cho các doanh nghiệp và công
ty, kết quả thu về được 40 phiếu, chiếm 80% cho thấy doanh nghiệp

11
Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm nhất định đến thông tin SHCN với
các mục đích rất đa dạng như: tìm kiếm công nghệ, đăng ký và xác lập
quyền sở hữu công nghiệp, tìm hiểu đối tác kinh doanh, tình trạng
pháp lý nhằm tránh xâm phạm quyền SHCN của người khác,v.v
2.3.2. Kết quả khảo sát về thực tiễn sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ thông tin SHCN của các doanh nghiệp
Qua kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu sử dụng sản phẩm và
dịch vụ thông tin SHCN của các doanh nghiệp cho thấy các cơ quan

thông tin trong hệ thống cung cấp thông tin SHCN hiện nay đã đưa ra
được những sản phẩm và dịch vụ thông tin cơ bản đáp ứng phần nào
nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm ở dạng cơ sở dữ
liệu điện tử, trang tin điện tử, dịch vụ tra cứu tin là những sản phẩm và
dịch vụ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Kết quả khảo sát
50 doanh nghiệp, 40 doanh nghiệp, chiếm 80% đều trả lời thường
xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ này nhằm những mục đích
khác nhau của họ. Về các dịch vụ thông tin, các doanh nghiệp đặc biệt
quan tâm đến dịch vụ tra cứu trực tuyến và dịch vụ đào tạo trực tuyến,
từ xa, chiếm tới 100% trong tổng số các doanh nghiệp có sử dụng
thông tin SHCN, còn các dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phân tích tổng hợp, chuyển giao thông tin, dịch thuật, cảnh báo thì nhu
cầu sử dụng không nhiều chỉ chiếm khoảng 50% tổng số.
Theo kết quả khảo sát khác tại Cục Sở hữu trí tuệ trong 5 năm
từ 2006-2010 về dịch vụ tra cứu thông tin sáng chế cho thấy số lượng
yêu cầu tra cứu của các doanh nghiệp nộp trực tiếp vào Cục tăng dần
từ 86 yêu cầu năm 2006 lên đến 136 yêu cầu năm 2010. Thực tế đó
cho thấy nhu cầu khai thác thông tin sáng chế của các doanh nghiệp đã
gia tăng trong 5 năm gần đây. Xu hướng này cho thấy các doanh

12
nghiệp đã dần quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của thông
tin sáng chế đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.
Từ những con số thực tế trên cho thấy nhiều doanh nghiệp tuy
mức độ có khác nhau nhưng đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ thông tin SHCN do các cơ quan thông tin cung cấp để tìm
kiếm thông tin. Vấn đề đặt ra ở đây là các sản phẩm và dịch vụ thông
tin này đã đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của các doanh
nghiệp hay chưa và mức độ đáp ứng đến đâu?
2.4. . Kết quả khảo sát về thực trạng sản phẩm và dịch vụ

thông tin SHCN và đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp
đối với các sản phẩm và dịch vụ này
2.4.1. Về sản phẩm thông tin SHCN
2.4.1.1. Ấn phẩm thông tin
- Công báo SHCN;
- Bản mô tả sáng chế Việt Nam;
- Báo cáo hằng năm về hoạt động SHCN;
- Các loại thư mục.
2.4.1.2. Cơ sở dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu sáng chế Việt Nam;
- Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu Việt Nam;
- Cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp Việt Nam;
2.4.1.3. Trang tin điện tử
2.4.1.4. Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin
2.4.2. Về dịch vụ thông tin SHCN
Dịch vụ thông tin SHCN rất đa dạng, gồm các loại hình cụ
thể sau:
2.4.2.1. Dịch vụ cung cấp thông tin
- Dịch vụ đọc tại chỗ;

13
- Dịch vụ cung cấp bản sao tư liệu SHCN;
- Dịch vụ tra cứu tin;
- Dịch vụ cung cấp cơ sở dữ liệu chuyên ngành;
- Dịch vụ tra cứu và cung cấp tư liệu của Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) dành cho các nước đang phát triển.
2.4.2.2. Dịch vụ trao đổi thông tin
2.4.2.3. Dịch vụ tư vấn về SHCN
2.4.2.4. Huấn luyện đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng
khai thác thông tin SHCN

2.5. Phân tích, đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch
vụ thông tin SHCN phục vụ cho các doanh nghiệp
2.5.1. Điểm mạnh
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, hệ thống thông
tin SHCN Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được phần nào nhu cầu
thông tin SHCN của xã hội nói chung và của các doanh nghiệp nói
riêng. Các cơ quan thông tin trong hệ thống này đã xây dựng
được tương đối đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin
như các loại thư mục, ấn phẩm thông tin, và trong những năm gần
đây với sự ứng dụng công nghệ thông tin còn có thêm một số sản
phẩm mới như các cơ sở dữ liệu điện tử về các đối tượng SHCN,
trang tin điện tử cung cấp các thông tin liên quan đến văn bản pháp
luật SHCN, công báo điện tử,v.v Các loại hình dịch vụ cũng được
mở rộng, đặc biệt là phát triển mạnh tại Trung tâm thông tin Khoa
học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh như dịch vụ tìm thông tin,
dịch vụ trọn gói, dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề,v.v
Về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ đã có sự đổi mới và
không ngừng hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông.

14
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN với những ưu
điểm nêu trên đã đáp ứng một phần đáng kể về nhu cầu thông tin của
các doanh nghiệp.
2.5.2. Điểm yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được thì qua điều tra khảo sát,
chúng tôi cũng nhận thấy các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN
hiện nay còn có một số vấn đề cần phải quan tâm.
Thứ nhất, về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin còn
hạn chế, mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của các doanh nghiệp, cụ thể:

Tính chính xác của thông tin trong các cơ sở dữ liệu chưa
đảm bảo, vì vậy độ tin cậy của thông tin tìm được chưa cao.
Tính đầy đủ của các cơ sở dữ liệu còn chưa tốt. Không có cơ
sở dữ liệu thông tin toàn văn.
Tính kịp thời của thông tin còn yếu do việc xử lý và cập nhật còn
chậm dẫn đến tình trạng kết quả của thông tin tìm được mất tính thời sự.
Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu chưa thoả mãn hết các yêu
cầu trong việc tìm tin.
Thứ hai, về hình thức và nội dung sản phẩm và dịch vụ thông tin
Các sản phẩm thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của
người dùng tin. Các sản phẩm thông tin còn nghèo nàn về hình thức
và nội dung, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với người dùng thông tin.
Các dịch vụ thông tin hiện nay có thể nói mới đáp ứng phần
nào các nhu cầu của các doanh nghiệp mà vẫn còn để trống nhiều
khoảng như thiếu vắng dịch vụ phân tích thông tin, dịch vụ tư vấn,
dịch vụ dịch thuật, dịch vụ marketing,v.v
Như kết quả điều tra cho thấy mức độ đáp ứng của các sản
phẩm thông tin chỉ đạt trung bình khoảng 61,43% và dịch vụ thông
tin đạt 63,75% theo đánh giá của các doanh nghiệp.

15
Thứ ba, về công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm và dịch
vụ thông tin chưa được quan tâm đúng mức hay nói cách khác còn yếu
kém vì vậy các doanh nghiệp không biết được đầy đủ các sản phẩm và
dịch vụ thông tin hiện có.
Nguyên nhân của những hạn chế nếu xem xét một cách khách
quan thì do cả phía người sử dụng tin và người cung cấp thông tin.
Thứ nhất, về phía người cung cấp thông tin cụ thể là Cục Sở
hữu trí tuệ cũng như một số Trung tâm Thông tin ngoài Cục chưa có
một chiến lược lâu dài cho phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin.

Trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ hoạt động
trong lĩnh vực này còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.
Hệ thống cung cấp thông tin còn tản mạn chưa tạo được một
hệ thống liên kết để có thể trao đổi thông tin.
Một vấn đề quan trọng nữa là việc ứng dụng công nghệ
thông tin còn nhiều yếu kém
Thứ hai, về phía các doanh nghiệp, kỹ năng tra cứu tìm tin
còn nhiều hạn chế cũng như khả năng phân tích, tổng hợp thông tin
còn yếu, nên việc sử dụng thông tin còn chưa hiệu quả do vậy dần
dần triệt tiêu nhu cầu khai thác thông tin và như vậy sẽ không tạo
được động lực thúc đẩy các đơn vị, tổ chức cung cấp thông tin tạo ra
và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin mới.
Ngoài ra, nhu cầu sử dụng thông tin SHCN, đặc biệt là thông
tin sáng chế của các doanh nghiệp Việt Nam còn ít, hơn nữa hàng rào
ngôn ngữ cũng là một trở ngại lớn đối với họ.
* Kết luận Chương 2
Sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN trong giai đoạn vừa
qua đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp
Việt Nam, song cũng bộc lộ nhiều nhược điểm cần phải khắc phục

16
về chất lượng, nội dung cũng như hình thức của các sản phẩm và
dịch vụ này. Cùng với sự phát triển của mình, nhu cầu sử dụng thông
tin SHCN của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, đòi hỏi tính
chuyên nghiệp cao trong các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng như
hàm lượng giá trị của các sản phẩm đó.
Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan cung cấp thông tin SHCN
là phải không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thiện và phát triển
các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình theo xu hướng vì doanh
nghiệp, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của các

doanh nghiệp.



















17
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ
SẢN PHẨM VÀ DICH VỤ THÔNG TIN SHCN
PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP
3.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông
tin SHCN
3.1.1. Về sản phẩm thông tin
Trước hết cần nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm cơ bản đã
có của Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng cũng như của các tổ chức thông tin
ngoài Cục, như các thư mục, báo cáo hoạt động hằng năm, công báo,

cơ sở dữ liệu điện tử, trang tin điện tử,v.v theo hướng đảm bảo về nội
dung, tính chính xác và tính kịp thời.
3.1.1.1. Cơ sở dữ liệu điện tử
Các cơ sở dữ liệu SHCN cần được cập nhật thường xuyên
theo định kỳ, tiếp tục điều chỉnh các thiếu sót gây nhiễu kết quả tìm
kiếm thông tin,v.v… Ngoài ra, nên tham khảo thêm một số phần
mềm tra cứu tích hợp hiện có ở trong nước cũng như quốc tế để nâng
cao giá trị gia tăng của các cơ sở dữ liệu này và tạo lập được một cơ
sở dữ liệu chuẩn hoá.
3.1.1.2. Tài liệu dùng cho viêc tra cứu. Tài liệu này tiếp tục
được sửa đổi và bổ sung theo tiêu chuẩn của Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới.
3.1.1.3. Ấn phẩm thông tin. Công báo SHCN cũng như Bản
mô tả sáng chế cần tiếp tục được củng cố và xuất bản theo đúng các
tiêu chuẩn về tư liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
3.1.1.4. Trang tin điện tử hiện có tiếp tục được cải tiến về cả
nội dung và hình thức cũng như về phương diện kỹ thuật sao cho
người sử dụng có thể dễ dàng truy cập để tìm kiếm thông tin, nội
dung tin phong phú, mang tính thời sự cao, hạn chế lỗi truy cập.

18
3.1.2. Về dịch vụ thông tin
Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin hiện có là các dịch vụ
đọc tại chỗ, dịch vụ cung cấp bản sao và dịch vụ tra cứu tin,v.v…
3.1.2.1. Dịch vụ đọc tại chỗ
Nâng cao chất lượng của công tác phòng đọc là nâng cao năng
lực chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng nắm bắt yêu cầu và tìm kiếm thông
tin của cán bộ thông tin. Phòng đọc cần được nâng cấp với đầy đủ trang
thiết bị tạo ra một không gian đọc hiện đại, tiện nghi và thuận lợi
3.1.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao có nhiệm vụ cung cấp các

bản sao các tư liệu sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp một
cách nhanh chóng và chính xác.
3.1.2.3. Dịch vụ tra cứu tin
Dịch vụ này cũng phải không ngừng nâng cao cả về năng lực
của cán bộ thông tin cũng như cập nhật nguồn thông tin đầy đủ và
kịp thời, duy trì và phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu tra cứu sáng
chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
3.1.2.4. Dịch vụ trao đổi thông tin
Dịch vụ này cần tiếp tục được duy trì và tổ chức thường
xuyên và không ngừng được nâng cao chất lượng để đạt được hiệu
quả như mong muốn. Các hội chợ, triển lãm về nhãn hiệu, chợ công
nghệ phải được kết hợp với các hội thảo, đồng thời với dịch vụ tư
vấn, dịch vụ cung cấp tài liệu
3.1.2.5. Dịch vụ đào tạo kỹ năng khai thác thông tin SHCN
Để đạt kết quả tốt, cần có những biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng như hình thức đào tạo sao
cho đáp ứng nhu cầu của người học hơn nữa.
3.2. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN
theo mô hình hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

19
3.2.1. Về sản phẩm thông tin
3.2.1.1. Ấn phẩm thông tin
Bên cạnh các dạng ấn phẩm thông tin đã có như công báo
SHCN, thư mục chuyên đề,v.v cần phát triển thêm các loại sản
phẩm mới như các đĩa quang tra cứu sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng
công nghiệp, đĩa quang chứa đơn và bằng độc quyền sáng chế toàn
văn được công bố định kỳ theo tháng hoặc theo năm.
3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu số hoá toàn văn về đơn và bằng độc quyền

sáng chế
- Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin chuyển nhuợng quyền sở
hữu và chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
- Cơ sở dữ liệu sáng chế toàn văn nhằm mục đích tra cứu
chuyên nghiệp về tình trạng pháp lý – định lượng thông tin – sáng
chế đồng dạng.
3.2.1.3. Trang tin điện tử
Trang tin này cần phát triển theo mô hình tiện ích nhất cho
người đọc, có khả năng truy cập nhanh.
3.2.2. Về dịch vụ thông tin
3.2.2.1. Dịch vụ tra cứu trực tuyến
Tất cả các tổ chức cung cấp thông tin SHCN đều cần chú
trọng đặc biệt vào dịch vụ này trên cơ sở phát triển tiềm lực thông tin
của mình cùng với việc khai thác triệt để các nguồn tin có sẵn trên
Internet, đặc biệt có sự kết hợp trao đổi với các Cơ quan SHCN các
nước hoặc các Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế.
3.2.2.2. Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc

×