Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___O0O___


VŨ QUỲNH LÊ


THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN TỈNH
VĨNH PHÚC HIỆN NAY


Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60 22 85


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS MẪN VĂN MAI





Hà Nội – 2010

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở


NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY………….…………………………
1
1.1 Thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay và vai trò của nó………………
1
1.1.1 Quan niệm về thực hiện dân chủ…………………………………………………
1
1.1.2 Quan niệm về thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay…………………
13
1.1.3 Vai trò của thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay……………………
19
1.2 Thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và những
vấn đề đặt ra……………………………………………………………………………
25
1.2.1 Đặc điểm nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc………………………………………………
25
1.2.2 Thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc…………
29
1.2.3 Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay………………………………………………………………… ,,,,,,…………
53
Kết luận chương 1………………………………………………………………………
56
Chương 2
NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT DÂN CHỦ Ở
NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY………………………
57
2.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay……………………………………………………………………
57
2.1.1 Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc phải nhằm góp phần xây dựng

nông thôn mới văn minh giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa,



hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
57
2.1. 2 Thực hiện dân chủ ở nông thôn Vĩnh Phúc hiện nay phải tiến hành toàn diện,
đồng bộ, tổng hợp các nội dung, phương thức, sử dụng nhiều biện pháp………………
59
2.1.3 Phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, của cả hệ thống chính trị,
trong đó trọng tâm là vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân
dân ở cơ sở ……………… ……………………………………………………………
59
2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay………………………………
60
2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay………………… ………………… ………………………
61
2.2.1 Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ đảng viên và
nhân dân ở nông thôn………………… ………………… ……………………………
61
2.2.2 Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn thật sự trong sạch vững
mạnh và có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
66
2.2.3 Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở nông
thôn (18/2/1998) và Pháp lệnh dân chủ ở nông thôn (20/4/2007)………………………
77
2.2.4 Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, của

nhân dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………
79
2.2.5 Coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện dân chủ ở nông thôn
tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………………………………………
82
Kết luận chương 2………………………………………………………………………
85
KÕt luËn………………………………………………………………
86
Phụ lục………………………………………………………………
89
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o…………………………………………
96

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Chủ nghĩa tư bản
CNTB
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Hội đồng nhân dân
HĐND
Mặt trận Tổ quốc
MTTQ
Quy chế dân chủ
QCDC

Ủy ban nhân dân
UBND
Hệ thống chính trị
HTCT
Công nghiệp hóa
CNH
Hiện đại hóa
HĐH

PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ vốn là nhu cầu khách quan, là khát vọng giải phóng, hướng tới tự do và làm
chủ của con người, là một giá trị cao đẹp của nhân loại từ bao đời nay. Lịch sử phát triển của
dân chủ là lịch sử đấu tranh cho quyền sống, quyền mưu cầu tự do và hạnh phúc của con
người, từng bước xây dựng một nền dân chủ theo lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con
người, đưa con người từ nô lệ lên làm chủ, từ thụ động đến sáng tạo. Dân chủ hoá đang là vấn
đề có tính chất “toàn cầu” trong thế giới đương đại. Ở Việt Nam hiện nay, dân chủ XHCN là
bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Quá trình

đổi mới đất nước cho đến nay xét đến cùng cũng là hướng tới để thực hiện nền dân chủ mới -
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng và hoàn thiện xã hội mới ở Việt Nam: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn đổi mới đất nước những năm qua đã chỉ rõ, dân chủ hoá các lĩnh vực của đời
sống xã hội để từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã trở thành một động lực
to lớn, quyết định trực tiếp đến sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá xã hội là hai nội
dung của một quá trình thống nhất. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phản ánh mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế là cơ sở, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh
tế. Do vậy, việc đảm bảo quyền làm dân chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống là
đảm bảo để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước.
Nhân dân ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa
phong kiến, chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản, với đa số dân cư sinh sống ở nông thôn. Việc
giải quyết những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là một nội dung quan trọng
của công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề trên đã được đề cập
trong các Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, Hội
nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định nội dung, phương hướng tiếp
tục đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó thực hành dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị
được xem là điều kiện quan trọng đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển
nông thôn nước ta hiện nay. Phát huy tinh thần ấy, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW
Đảng khoá VIII đã xác định những chủ trương, giải pháp lớn nhằm đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá và dân chủ hoá ở nông thôn. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
TW khoá Đảng khoá IX tập trung chỉ đạo việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở,
đặc biệt là hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn (xã) nhằm đảm bảo phát huy tốt hơn nữa
quyền làm chủ của nhân, củng cố mối quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa Đảng - chính quyền và
nhân dân trực tiếp từ cơ sở.
Với những quan điểm chỉ đạo đó, những năm qua việc thực hành dân chủ ở nông thôn
đã có những chuyển biến tích cực. Quyền lực chính trị của cộng đồng dân cư nông thôn đang
từng bước được bảo đảm, xã hội nông thôn thực sự đang chuyển mình theo hướng dân chủ và
tiến bộ. Nhờ vậy, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới đạt

được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện
dân chủ ở thôn nước ta cũng còn một số yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục. Biểu hiện là
trong thực tế, nhiều lúc, nhiều nơi, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm
nghiêm trọng; trình độ ý thức, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân ta cũng như cán bộ
các cấp còn nhiều yếu kém; hệ thống luật pháp, thiết chế, thể chế dân chủ chưa hoàn thiện với
nhiều mức độ khác nhau. Tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh mới được tái thành lập từ năm 1997, tính
đến năm 2010 tỉnh có tới 137 xã, phường, thị trấn, đa số dân cư sống ở nông thôn, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía bắc thành phố Hà Nội, đang diễn ra những biến đổi to lớn về
kinh tế, xã hội trong quá trình CNH, HĐH, việc thực hiện dân chủ cũng không nằm ngoài
thực trạng đó.
Thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
đặc biệt là dân chủ ở cấp xã đang là một vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển của đất
nước hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tìm ra những giải pháp
phù hợp nhằm phát huy ưu điểm, ra sức khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng
và thực thi dân chủ trong cuộc sống là một việc làm cấp bách và thường xuyên. Với ý nghĩa
đó và phù hợp với phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện dân chủ ở
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” để nghiên cứu.
2 - Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Cho đến nay, dân chủ vẫn là một vấn đề nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh tư tưởng lý
luận trên thế giới. Dân chủ vẫn là vấn đề luôn có tính thời sự bức xúc trong cuộc đấu tranh
của quần chúng nhân dân lao động ở các quốc gia, dân tộc, hướng tới phát triển và tiến bộ xã
hội.
Ở Việt Nam, dân chủ và dân chủ hoá đã trở thành một trong những nội dung cơ bản
được đề cập trong các văn kiện của Đảng và nhà nước, đặc biệt thể hiện rõ trong từng thời kỳ
đổi mới.
Những thành tựu nghiên cứu lý luận về dân chủ được thể hiện ở những công trình của
nhiều tác giả và tập thể tác giả. Các công trình này đã tập trung vào việc khẳng định những
giá trị nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Qua đó:
* Chỉ rõ sự khác nhau về bản chất của dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa,

đánh giá một cách khách quan những thành quả, những tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản đã tạo
dựng được trong tiến trình xây dựng chế độ chính trị tư sản cũng như chỉ ra những hạn chế do
bản chất giai cấp tư sản của nền dân chủ ở các nước tư bản phát triển quy định. Có thể nói tới
một số công trình tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này.
+ “ Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị nước ta” (Đề
tài cấp nhà nước KX.05.05 do PGSTS Hoàng Chí Bảo chủ trì đề tài) ;
+ “Dân chủ hoá trong thờ kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ khoa
học Triết học, 1991, tác giả Hồ Tấn Sáng; “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ
Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
Triết học, 2003, tác giả Phạm Văn Bính…
+ “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa” nhà xuất bản Sự thật, H, 1991, Thái
Ninh - Hoàng Chí Bảo; “Dân chủ – di sản văn hoá Hồ Chí Minh”, Nxb Sự thật, Hà nội 1997,
tác giả Nguyễn Khắc Mai; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân”
Nxb CTQG, H, 1998, tác giả Nguyễn Đình Lộc; “Chính trị của chủ nghĩa tư bản - hiện tại và
tương lai” Nxb CTQG, HN, 2002, tác giả Nguyễn Đăng Thành; “Góp phần nhận thức thế
giới đương đại” Nxb CTQG, H, 2003, tác giả GS. Nguyễn Đức Bình - GS, TS Lê Hữu Nghĩa
- GS, TS Trần Hữu Tiến (đồng chủ biên);…
+ “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp thực hiện quyền lực ở nước ta”. Tạp chí cộng
sản số 4/1990 - Đào Trí Úc; “Từ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin
đến đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, số2, 1993, tác giả Phạm
Ngọc Quang.
* Nêu rõ những thành tựu và những hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong nhận
thức và khuyết tật trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN ở các nước XHCN nói
chung và ở Việt Nam nói riêng trong thực tế. Hướng nghiên cứu này được thể hiện ở các
công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
+ “Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay”, Luận án phó tiến sĩ
khoa học triết học, Lê Thanh Thập; “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, 1993, tác giả
Lưu Minh Trị, “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2004, “ Dân chủ cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay”,

Luận án Tiến sĩ Chính trị học, 2007, tác giả Nguyễn Thị Tâm;…
+ “Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, H,
2001, tác giả Nguyễn Tiến Phồn; …
+ “Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam”, Tập chí Thông tin lý luận số 7/1989,
tác giả Hoàng Chí Bảo; “Dân chủ hoá nông thôn vi sự phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa
học và Tổ quốc, số 9, 2005, Thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn,…
* Bổ sung những nhận thức mới và đề xuất những cách làm mới để xây dựng và thực
hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm lịch sử, truyền thống của dân tộc, đặc điểm của thời kỳ
quá độ cũng như đặc thù của từng cấp độ, vùng miền, nhóm dân cư…ở nước ta. Điều này
được thể hiện ở các công trình sau đây:
+ Trong chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995 mang mã số
KX.05 về “ Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta” có đề tài: “Đặc
điểm nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị”, mã số
KX.05.06; (do PGS, Vũ Hữu Ngoạn chủ nhiệm đề tài)
+ “ Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học triết học, 1994,
tác giả Mẫn Văn Mai; “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông
dân Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án Tiến sĩ triết học, 2002, tác giả Nguyễn Văn Long;
“Vấn đề dân chủ trên lĩnh vực chính trị ở nông thôn Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện
nay” (Qua khảo sát vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long), Luận án Tiến sĩ triết học,
1999, Đào Bá Phương…
+ “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb
CTQG, HN, 2000, tác giả Dương Xuân Ngọc chủ biên; “Dân chủ và thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở”, Nxb CTQG, HN, 2003, TS Lương Gia Ban chủ biên, “Dân chủ ở xã từ góc
nhìn pháp lý”, Nxb Công an nhân dân, 2004, tác giả Thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn …
+ ”Dân chủ một đề tài thời đại”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9, 1998, tác giả Đỗ Tư;
“Để thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 2, 1999, tác giả Trần Quang
Nhiếp; “Dân chủ cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 1, 1999, tác giả Lê Minh Châu;…
* Đặc biệt ba công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đã công bố dưới dạng

chuyên khảo: “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay”; “Thực hiện Quy chế dân chủ và xây
dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”; “Thế chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt
Nam hiện nay” do Nxb CTQG, HN lần lượt xuất bản năm 2001. 2003. 2005 được tập thể các
nhà khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện (TS Nguyễn Văn Sáu
và GS Hồ Văn Thông đồng chủ biên) là những công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về đời
sống cộng đồng làng, xã Việt Nam truyền thống và hiện tại, vấn đề xây dựng chính quyền cấp
xã, đưa ra những căn cứ lý luận và thực tế cho việc xây dựng và tững bước hoàn thiện thể chế
dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên từ những hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác
nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội dung, tính chất cơ chế thực hiện dân chủ XHCN cũng
như vai trò của việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, những công trình đó chưa đi sâu về thực hiện dân chủ ở
nông thôn, đối với nông dân, đặc biệt là ở cấp xã. Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề dân
chủ ở cơ sở trên địa bàn nông thôn, nhưng nông thôn Vĩnh Phúc - tỉnh đồng bằng, miền
chuyển tiếp, cầu nối giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ; chiếm giữ vị thế quan trọng và là một trong tám vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
của đất nước - lại là địa bàn chưa được mấy quan tâm. Những công trình nghiên cứu một cách
có hệ thống về dân chủ ở cơ sở nông thôn vẫn chưa nhiều, thành tựu nghiên cứu còn khá
khiêm tốn. Việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn đáp ứng
nhu cầu dân chủ của nông dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế đang hết sức cấp thiết.Với đề tài này, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc nghiên cứu nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta nói chung và
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng hiện nay có hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
3 - Đối tượng phạm vi nghiến cứu của để tài
- Đối tượng nghiên cứu
Ở Việt Nam, nông thôn gắn liền với nông nghiệp và nông dân, đó là cả một địa bàn
rộng lớn. Mặc dù nghiên cứu vấn dân chủ ở nông thôn nhưng tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào
nghiờn cu vn thc hin dõn ch loi hỡnh c s xó trờn a bn nụng thụn Vit Nam
núi chung, nụng thụn Vnh Phỳc núi riờng.
- Phm vi nghiờn cu ca ti

Tỏc gi gii hn mt s xó thuc tnh Vnh Phỳc lm im nghiờn cu, kho sỏt ti
Thc hin dõn ch nụng thụn tnh vnh Phỳc. S d tỏc gi la chn vn dõn ch xó m
khụng phi phng - th trn vỡ xó l ni tp trung ch yu ca c dõn nụng thụn, chim
khong 80% dõn s, 70 % lao ng xó hi v khong 85% trong tng s cỏc n v hnh
chớnh cp c s Vnh Phỳc: cú c im chung l ni vn cũn chu nhiu nh hng ca
phong tc tp quỏn lc hu ca xó hi c, cng nh tõm lý, thúi quen ca thi c ch tp
trung bao cp; ng thi cng l ni lu gi c nhiu truyn thng tt p cú th k tha
trong quỏ trỡnh m rng dõn ch hin nay.
Cựng vi nhng s liu, nhng kt qu nghiờn cu k tha t nhng cụng trỡnh khoa
hc m cỏc tỏc gi khỏc ó cụng b, tỏc gi lun vn tin hnh kho sỏt trc tip vic thc
hin dõn ch cỏc xó thuc tnh Vnh Phỳc t khi Quy ch dõn ch c s ca TW ng ban
hnh nm 1998 n nay.
4 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trờn c s lun gii cỏc vn lý lun v thc tin v thc hin dõn ch nụng thụn
nc ta v c th nụng thụn tnh Vnh Phỳc, lun vn ó xut nhng gii phỏp c bn
nhm thc hin dõn ch tt hn nụng thụn tỉnh Vnh Phỳc hin nay.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt đ-ợc mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, phân tớch lý lun v thc hin dõn ch nụng thụn nc ta hin nay.
Hai là, Phõn tớch thc trng thc hin dõn ch nụng thụn tnh Vnh Phỳc qua 10 nm
trin khai thc hin quy ch dõn ch c s.
Ba là, xỏc nh mt s yêu cầu v gii phỏp c bn nhm thc hin dõn ch tt hn
nụng thụn tỉnhVnh Phỳc hin nay.
5 - C s lý lun, thc tin v phng phỏp nghiờn cu
- C s lý lun:
Lun vn c trin khai da trờn quan im ca ch ngha Mỏc - Lờnin, t tng H
Chớ Minh v dõn ch, nụng dõn, nụng thụn; da trờn quan im ca ng Cng sn Vit Nam
về xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, xây dựng HTCT, giải quyết các vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới CNH, HĐH đất nước.

- Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…ở nông thôn Vĩnh Phúc đang
có những bước chuyển mình mạnh mẽ cùng với đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đặt ra những yêu cầu mới về thực thi và mở rộng dân chủ ở nông thôn.
Đồng thời, từ thực tiễn thực hiện dân chủ ở nông thôn Vĩnh Phúc những năm qua, tác
giả đi sâu luận chứng những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sử dụng phương pháp logíc và
lịch sử; phân tích và tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh và điều tra xã hội học để
nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
6 - Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và tổng kết thực tiễn về dân chủ
ở nước ta từ góc độ cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về dân
chủ cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn trong các trường Đại học, Cao đẳng và các
trường Chính trị trong cả nước, và những ai quan tâm tới đề tài nghiên cứu này.
Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc đưa ra những luận cứ khoa học cung cấp cho
HTCT cơ sở trong việc nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ và đấu tranh chống những tiêu
cực, hạn chế đang cản trở việc thực thi và mở rộng dân chủ cho nông dân ở vùng nông thôn
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nông thôn cả nước nói chung.
7 - Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.





1
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở
NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
1.1 Thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay và vai trò của nó
1.1.1 Quan niệm về thực hiện dân chủ
Dân chủ là vấn đề thu hút được sự quan tâm, chủ ý của nhiều học giả, nhiều
chính khách ở các quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ thời Hy Lạp
cổ đại, Hêrôđốt(484-425 TCN) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này khi xem xét
các thể chế chính trị trong lịch sử. Theo ông, dân chủ là một thể chế mà quyền lực do
nhân dân nắm giữ thông qua con đường phổ thông đầu phiếu.
Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp, Demokratos là dân chủ, trong đó Demos là
nhân dân, kratos là quyền lực. Như vậy, theo nghĩa khởi thuỷ, dân chủ là nghĩa quyền
lực thuộc về nhân dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm dân chủ ngày càng
được mở rộng với nhiều nội dung khác nhau.
Trong ngôn ngữ hiện đại, dân chủ được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực
nhà nước của một giai cấp, một chế độ xã hội; là nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội; là
tính chất của các mối quan hệ giữa các cộng đồng người; là một giá trị xã hội, một lý
tưởng giải phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm
chủ nhà nước và làm chủ bản thân mình, dân chủ là nhu cầu khách quan của con
người, là sản phẩm của nền văn minh, là điều kiện, tiêu chuẩn của sự phát triển và tiến
bộ xã hội…
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời
sống con người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, với điều kiện cụ thể chi phối, quan niệm
về dân chủ của con người cũng biến đổi theo. Từ thực tiến lịch sử ra đời và phát triển
của dân chủ, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin với phương pháp tư duy biện
chứng và lập trường duy vật đã nghiên cứu, khái quát vấn đề dân chủ một cách sâu sắc
và toàn diện.
C.Mác là người đầu tiên nêu lên quan niệm dân chủ với tầm khái quát về bản
chất nhất của khái niệm này. Theo C.Mác, nền dân chủ là sản phẩm tự quyết của nhân



2
dân, phản ánh sự tồn tại của con người với tất cả ý chí, tài năng và lợi ích của. Với tư
cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết
quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công. Chỉ có
trong chế độ dân chủ thực sự con người mới vĩnh viễn được giải phóng khỏi áp bức,
bóc lột, bất công và thực sự được làm chủ, nhà nước không còn đối lập với nhân dân,
mà nó sẽ tồn tại dưới hình thức đặc thù của nhân dân - nhà nước nhân dân. Ông viết:
“Dưới chế độ quân chủ, tổng thể, tức nhân dân bị đặt vào trong một phương thức tồn
tại của họ, tức là chế độ chính trị của họ. Còn trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ
nhà nước thể hiện ra là một trong những tính quy định cụ thể là sự tự quy định của
nhân dân, trong chế độ quân chủ chúng ta có nhân dân của chế độ nhà nước, trong chế
độ dân chủ chúng ta có chế độ nhà nước của nhân dân” [19, tr.349].
Tư tưởng về dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen đó vượt lên so với tất cả các
quan niệm về dân chủ đã từng tồn tại trước đó khi nêu lên con đường, biện pháp để
thiết lập những thiết chế bảo đảm và thực hiện quyền dân chủ cho nhân dân. Mác và
Ăngghen trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã nêu rõ: “bước thứ nhất
trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị giành
lấy dân chủ” [20, tr.626]; bước thứ hai là: “tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại
của đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả
sự thống trị của nó với tư cách là một giai cấp” [20, tr.628]. Có thể thấy, tư tưởng cốt
lõi trong học thuyết của C.Mác, xét đến cùng, chính là giải phóng con người, giải
phóng toàn xã hội, mà xây dựng dân chủ và thực hiện dân chủ chính là cơ sở, nó vừa
là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện giải phóng con người.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định rõ con đường và xu hướng vận động phát
triển tất yếu của chế độ dân chủ XHCN gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa là bước tiến cơ bản về dân chủ, vì mục tiêu của cuộc cách đó là
giành lấy dân chủ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với kết quả thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân. Mỗi thắng lợi của giai cấp công nhân đều gắn liền với kết quả tổ chức thực
hiện thắng lợi quyền dân chủ của nhân dân. Trong tiến trình đó, trước hết, giai cấp
công nhân phải cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,


3
dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước tư sản, lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản, thiết lập nhà nước vô sản, đưa nhân dân lao động từ địa vị bị thống trị lên
địa vị làm chủ, từ đó làm cơ sở để từng bước thực hiện quyền dân chủ cho nhân dân.
Xây dựng CNXH là tiến tới một xã hội tự do, công bằng, bình đẳng, một xã hội mà
“sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Muốn đạt được điều đó thì nhân dân phải làm chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Không chỉ trong lý luận, mà trong mọi hoạt động thực tiễn của mình, C.Mác và
Ph.Ăngghen cũng đã kiên quyết đấu tranh ủng hộ các lực lượng dân chủ, cho bình
đẳng xã hội và quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản những hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen diễn ra trong
giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh chế độ XHCN chưa thực hiện, nên vấn đề thực hiện
dân chủ mới là những tư tưởng cơ bản, mang tính chất đặt nền móng, định hướng. Đến
giai đoạn V.I.Lênin, với thực tiễn cách mạng thế giới và đặc biệt là thực tiễn cách
mạng nước Nga, giúp cho Lênin có cơ sở đầy đủ để nhận thức và giải quyết vấn đề dân
chủ cũng như thực hiện dân chủ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, trong điều
kiện giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính
vô sản của mình.
Khi đánh giá về chế độ dân chủ tư sản, Lênin cho rằng “…là một chế độ thuần
túy nhất và hoàn hảo nhất trong các chế độ mang tính chất tư sản…”[15, tr.377] “song
trước sau nó vẫn là - và dưới chế độ tư bản nó không thể không là - một chế độ dân
chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả hiệu, giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có” [18,
tr.305]. Sở dĩ có điều đó, vì “trong chế độ dân chủ tư sản, bọn tư bản dùng trăm
phương ngàn kế …để gạt quần chúng ra, không cho họ tham gia quản lý nhà
nước…không cho quần chúng lao động tham gia nghị viện tư sản - nghị viện tư

sản…một công cụ áp bức của giai cấp tư sản đối với vô sản” [18, tr.311]. Do vậy,
những người cộng sản không được ảo tưởng, quá hy vọng vào những cải cách trong
chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng không được coi “…chế độ cộng hòa dân chủ là chế độ
dân chủ thuần túy, là nhà nước nhân dân tự do”. Ph.Ăngghen đã khẳng định, còn nhà
nước là không có tự do, khi có tự do thì không còn nhà nước.


4
Với những luận điểm sắc bén trên, V.I.Lênin đã phê phán quan điểm mơ hồ
của những người “tự do” về bản chất giai cấp của dân chủ, V.I.Lênin chỉ ra cho giai
cấp công nhân và nhân dân lao động không bao giờ được quên bản chất giai cấp của
dân chủ, phải luôn đặt câu hỏi: quyền dân chủ đó của ai, cho giai cấp nào và cho cái
gì?. Những người “tự do” thuần túy thường chỉ nói đến dân chủ nói chung, còn những
người cách mạng bao giờ cũng đòi hỏi quyền thực hiện dân chủ cho giai cấp cụ thể.
Bản chất giai cấp của dân chủ là không thể phủ nhận. Dân chủ là nguyên tắc số
ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số. Điều đó có nghĩa là một bộ phận dân cư
này dùng quyền lực của mình buộc bộ phận khác phục tùng theo ý chí của họ. Do vậy,
giai cấp nào nắm được chính quyền nhà nước họ sẽ tổ chức bộ máy nhà nước, xây
dựng thiết chế xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ quyền lợi của giai cấp đó. Nhà nước
dân chủ tư sản là cơ quan quyền lực của giai cấp tư sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai
cấp này. Những người cộng sản không được hy vọng thông qua dân chủ tư sản để
giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Lênin đã chỉ ra
“Muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc thì không thể dùng những cải
cách dân chủ, dù là cải cách dân chủ “lý tưởng” đi nữa”. [16, tr.92], mà phải dùng bạo
lực cách mạng để đạp tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chuyên chính vô sản là một hình thức
nhà nước và chế độ dân chủ vô sản cũng là một hình thức chính quyền. Chuyên chính
và dân chủ là hai mặt không thể tách rời của chuyên chính vô sản, hai mặt đó có quan
hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Dưới CNXH chuyên chính càng thực hiện triệt để bao
nhiêu thì dân chủ ngày càng được mở rộng bấy nhiêu. Ngược lại, quyền lực thực tế của

nhân dân lao động càng được tôn trọng và thực hiện, sẽ tạo điều kiện cho chuyên chính
thực hiện tốt hơn; và một khi dân chủ đã trở thành thói quen, tập quán thì chuyên
chính và nhà nước cũng trở nên không cần thiết. V.I.Lênin còn nhấn mạnh “thủ tiêu
nhà nước cũng là thủ tiêu chế độ dân chủ, và nhà nước tiêu vong cũng là chế độ dân
chủ tiêu vong” [17, tr.101]
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chúng ta phải
tận dụng những quyền tự do dân chủ do chế độ đó tạo ra để tuyên truyền giác ngộ quần
chúng nhân dân, giáo dục ý thức xã hội chủ nghĩa cho giai cấp công nhân, nhân dân


5
lao động nhằm tiến tới thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho
quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Chỉ thông qua chuyên chính vô sản mới có chế độ dân chủ thực sự cho nhân
dân lao động, V.I.Lênin viết: “Các Xôviết công nhân và nông dân là một kiểu mới về
nhà nước, một kiểu mới cao nhất về dân chủ, đó là hình thức cao nhất của chuyên
chính vô sản…lần đầu tiên, ở đây chế độ dân chủ phục vụ quần chúng, phục vụ những
người lao động, nó không còn là dân chủ cho bọn nhà giàu” [16, tr.92].
Sau khi bị tước chính quyền, giai cấp tư sản không bao giờ chấp nhận để cho
giai cấp công nhân xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà luôn tìm trăm phương
ngàn kế để lật đổ chính quyền của giai cấp công nhân. Do vậy, những người cộng sản
phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ
thù. Giai cấp công nhân phải quan tâm tới việc xây dựng nhà nước ngày càng vững
mạnh “nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản trấn áp giai cấp tư sản, trấn áp
như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị
tước đoạt” [18, tr.122-123]. Lênin cũng không quên nhắc nhở những người cộng sản:
chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực, không phải chủ yếu là bạo lực mà là tổ chức
xây dựng xã hội mới.
Từ quan điểm của V.I.Lênin chúng ta thấy rằng, muốn thực hiện một nền dân
chủ thực sự cho những người lao động, một mặt phải tăng cường chuyên chính vô sản

để bảo vệ lợi ích của nhân dân, mặt khác phải làm thế nào để thu hút đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vì nếu không tổ
chức cho toàn dân quản lý một cách dân chủ những tư liệu sản xuất đã tước đoạt được
của giai cấp tư sản thì không thể thực hiện được những biện pháp cách mạng.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng nhân dân lao động trở
thành hiện thực, Lênin cũng chỉ ra sự cần thiết của việc thiết lập mối liên hệ mật thiết
giữa toàn bộ bộ máy chính quyền nhà nước và quản lý nhà nước với quần chúng nhân
dân lao động. Chính mối liên hệ mật thiết gần gũi của chính quyền nhà nước với nhân
dân: đã tạo ra những hình thức đặc biệt của sự bãi miễn và của thứ kiểm tra từ dưới
lên.


6
Một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong việc quần chúng nhân dân lao động
xây dựng chế độ dân chủ, đó là xây dựng chế độ dân chủ từ cơ sở; coi xây dựng dân
chủ từ cơ sở là bảo đảm cho một nền dân chủ tự do chân chính; và điều kiện quan
trọng hơn cả là phải thực hiện chế độ dân chủ từ cơ sở, trong thực tiễn. V.I.Lênin chỉ
rõ: không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ,
không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện dân chủ cho những người đại diện nhân dân
trong những cơ quan đại biểu là đủ. Cần phải xây dựng ngay một thiết chế chặt chẽ,
một kỷ luật lao động nghiêm minh, một chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng
kiến của bản thân quần chúng, làm cho nó trở nên thấm nhuần và thực hiện rộng rãi
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Qua phân tích những luận điểm cơ bản, khái quát của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin về dân chủ, mặc dù chưa đề cập về cơ chế, thiết chế thực hiện dân chủ, song
tư tưởng về thực hiện dân chủ XHCN đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin nêu ra, bổ sung và phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn lịch sử. Những
tư tưởng quý báu ấy thực sự là một di sản lý luận, là kim chỉ nam cho các Đảng Cộng
sản kế thừa, tiếp thu và vận dụng vào xây dựng và phát huy dân chủ XHCN trong
những điều kiện cụ thể.

Kế thừa những di sản về dân chủ trong lịch sử nhân loại, những tư tưởng dân
chủ tiến bộ phương Tây, trực tiếp là tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin được
phản ánh trên nhiều phương diện khác nhau, Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển
hết sức sáng tạo tư tưởng về dân chủ và thực hiện dân chủ phù hợp với đặc thù dân tộc
Việt Nam.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn hy sinh, phấn đấu cho dân, cho nước để
thực hiện cho được mong ước cuối cùng là Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Người còn khẳng định sự cần thiết phải
thực hiện dân chủ cho quần chúng nhân dân lao động, vì Người có cách nhìn mới về
những người lao động với một tấm lòng kính trọng: Trong bầu trời không có gì quý
bằng nhân dân. Nhân dân lao động trong bất cứ thời đại nào cũng là lực lượng sản
xuất hàng đầu của xã hội, là những người chế tạo ra công cụ lao động, sử dụng công
đó tác động vào tự nhiên, buộc tự nhiên phục vụ cho con người.


7
Sau thắng lợi vĩ đại Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh cùng với các
đồng chí của mình đã nỗ lực không ngừng để thực hiện những quyền dân chủ cơ bản
của người công dân Việt Nam trên thực tế. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
chính là kết quả của việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Dưới chính quyền
dân chủ của nhân dân Việt Nam, người dân đã có quyền tham gia vào mọi công việc
của đất nước, từ việc to đến việc nhỏ, từ trung ương tới địa phương: “Chính quyền từ
xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương tới xã do dân tổ
chức nên” [21, tr.133]. Người luôn đặt nhân dân vào vị trí chủ thể của nhà nước, của
nền dân chủ XHCN, địa vị cao nhất trong nền dân chủ ấy là nhân dân. Người viết:
“Dân chủ là dân là chủ, và dân làm chủ” [28, tr.249]. Theo quan niệm này, nhân dân là
người tổ chức ra nhà nước XHCN, đồng thời có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ, củng
cố, xây dựng bộ máy nhà nước ấy. Ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm
quyền lợi, lợi ích của nhân dân, nhân dân và nhà nước XHCN là mối quan hệ thống
nhất biện chứng không thể tách rời.

Quyền tự do, dân chủ của nhân dân lao động nước ta còn được thực hiện thông
qua các đoàn thể quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi
công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như
Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu
quốc…Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của
dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ” [23, tr.66].
Khi nói về vai trò của thực hiện dân chủ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chủ là
quý báu nhất của nhân dân” [25, tr.279], “Nếu nước được độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [21, tr.56]. “Dân chỉ
biết giá trị của tự do , của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Khi nói dân là chủ
là nói đến lợi ích của dân, song lợi ích phải gắn liền với quyền hạn. Dân chủ còn phải
thể hiện là dân làm chủ.
Khi nói dân làm chủ, Hồ Chí Minh xác định quyền làm chủ của dân phải là:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi
làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân,
tức là: Tuân theo pháp luật Nhà nước. Tuân theo kỷ luật lao động. Giữ gìn trật tự


8
chung. Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. Hăng hái
tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng. Bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.452].
Người còn chỉ rõ trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, thực hiện dân chủ là điều
kiện để tiến đến CNXH. Bởi vì, chỉ có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên
tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên, mới làm cho cán bộ và quần
chúng đề ra sáng kiến. Vì vậy, Người yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải: “Lãnh đạo
toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến CNXH” [23, tr.174].
Đồng thời Người còn đặt ra nhiệm vụ cho tổ chức Đảng, đảng viên và các tổ chức
chính trị xã hội phải: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng
quyền dân chủ của mình dám nói dám làm” [28, tr.223]. Không ai khác, chính nhân
dân là chủ thể, là mục tiêu của dân chủ, nhân dân là người làm chủ, thực thi dân chủ và

phải tích cực chủ động xây dựng và mở rộng dân chủ. Người dạy: “Đã là người chủ thì
phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra
sức góp công góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”
[27, tr.310]. Những việc làm, những hành động cụ thể mà người dân làm chủ phải thể
hiện thông qua công việc của chính mình. Nông dân đã có ruộng, đã làm chủ nông
thôn. Là người chủ, bà con nông dân phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Người công nhân đã là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà phải tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật
lao động. Giờ làm việc thì đi chậm, chưa hết giờ đã nghỉ không phải là thái độ của
người làm chủ xí nghiệp, làm chủ Nhà nước. “Đã là người chủ nhà nước thì phải chăm
lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu quý máy móc như yêu
quý con mình, người nông dân phải yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bạn thân của
mình” [27, tr.310].
Vậy là, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của nhân dân luôn
gắn với nghĩa vụ công dân, dân chủ luôn đi đôi với trật tự, kỷ cương: “nhân dân có
quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân…” [24, tr.452].
Tất cả mọi người dù ở cương vị nào, làm công việc gì cũng “phải làm tròn nghĩa vụ
của người chủ: cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [27, tr.484].
Khi nói về nội dung của thực hiện dân chủ XHCN, Người cho rằng, trong nền
dân chủ nhân dân thì nội dung thực hiện dân chủ phải được bảo đảm trên mọi lĩnh vực


9
của đời sống xã hội từ chính trị, xã hội, sở hữu ruộng đất, phân phối sản phẩm, đến tự
do về tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo, trong đó vấn đề tự do về tư tưởng luôn là vấn đề
cốt lõi quan trọng: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế
nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra
chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mọi người. [25, tr.216]. Với
cách quan niệm trên, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một sự kết hợp hài hòa tinh
thần dân chủ với truyền thống coi trọng dân, lấy dân làm gốc đã được hình thành trong
lịch sử để rồi hình thành nên một quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa ba vấn

đề: Dân (là gốc của nước) với dân là chủ và dân làm chủ (dân có trách nhiệm của
người làm chủ). Dân là gốc của nước thì dứt khoát phải có trách nhiệm của người làm
chủ.
Nhân dân trong tư tưởng của Hồ Chí Minh bao gồm đông đảo các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội không phân chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp,
đảng phái. Chính vì thế, khái niệm dân chủ theo quan điểm của Hồ Chí Minh được mở
rộng tối đa và do vậy thực hiện dân chủ theo quan niệm của Người là đem lại quyền
làm chủ thực sự trên thực tế trên mọi lĩnh vực xã hội cho tất cả công dân Việt Nam.
Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến nông dân, nông thôn, lý giải rất sáng tỏ nhiều
nội dung về quyền thực hiện dân chủ của nông dân. Bởi vì, theo Người đây là lực
lượng đông đảo và to lớn nhất, nhưng để lực lượng này có sức mạnh phải giải quyết tốt
vấn đề về lợi ích cho họ. Nhất là “trong một xã hội với hơn 80% dân số là nông dân,
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thì lợi ích của nông dân và lợi ích của nhà nước là
nhất trí” [22, tr.65]. Người chỉ rõ: “Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm
cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở” [24, tr.455]. Người còn đưa ra một
tiêu chuẩn đánh giá thước đo dân chủ của một chế độ xã hội là phải lấy việc giải phóng
nông dân, nông thôn làm cơ sở: “Bao giờ ở nông thôn, nông dân được giải phóng mới
là dân chủ thực sự” [24, tr.23].
Nhưng để đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân được thực hiện trên thực tế. Hồ
Chí Minh cho rằng, trước hết cần phải xây dựng cho được bộ máy chính quyền dân
chủ từ trung ương đến cơ sở vững mạnh. “cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến làng,
đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè


10
đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp Nhật” [25, tr.226], Người
luôn tâm niệm và nhắc nhở “Chính phủ là công bộc của dân, các công việc của chính
phủ làm phải nhằm vào một công việc duy nhất là mưu cầu tự do hạnh phúc cho mọi
người. Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi nhân dân lên hết
thảy [21, tr.22].

Để xây dựng được chính quyền dân chủ vững mạnh, Hồ Chí Minh cho rằng,
vừa phải đồng thời xây dựng cho được cán bộ có đức, có tài, vừa hồng vừa chuyên,
vừa phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí, sách nhiễu nhân dân
Người cho rằng, thông qua quần chúng nhân dân mà lựa chọn xây dựng đội ngũ cán
bộ. “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có
được quần chúng tin cậy, mến phục không” [22, tr.274]. Để đánh giá cán bộ tốt hay
xấu phải do nhân dân quyết định, quần chúng nhân dân là người đánh giá chính xác
nhất phẩm chất, đạo đức, năng lực của người cán bộ vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ
cũng nghe, cũng thấy. Người dặn dò cán bộ, chiến sỹ: “Muốn cho dân yêu, muốn được
lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức
tránh. Phải chú ý giải quyết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan
hệ đến đời sống của nhân dân…tóm lai, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý” [21, tr.48]. Đồng thời Người
cũng nghiêm khắc chỉ rõ “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ
kẻ ấy ở cương vị nào, làm nghề nghiệp gì” [22, tr.640]. Nghiêm khắc trừng trị những
kẻ “Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì theo lối “quan chủ”. Miệng thì nói
“phụng sự quần chúng” nhưng thực chất làm trái ngược với lợi ích quần chúng” [23,
tr.292].
Hồ Chí Minh không chỉ lý giải cho chúng ta hiểu vì sao phải thực hiện dân chủ
rộng rãi cho nhân dân, Người còn chỉ ra một cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Trong đó, Đảng là người lãnh đạo, Nhà nước thực hiện vai trò quản
lý, các tổ chức chính trị xã hội là nơi bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân.
“Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác” [26,
tr.285-286]. Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn
đặc biệt quan tâm bảo đảm quyền thực hiện dân chủ của nhân dân. Mỗi thắng lợi của


11
cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước và xây dựng CNXH đều gắn với việc thực hiện và phát huy dân chủ của nhân

dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều
lĩnh vực quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm, tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền,
sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân đang phổ biến và nghiêm trọng…gây nên những
bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, cản trở tốc độ phát triển kinh
tế, xã hội. Để khắc phục tình trạng trên và khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn trong
nhân dân, Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã ra chỉ thị 30 – CT/TW về Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở. Trong đó đã xác định những quan điểm cơ bản, những nội dung, phương châm và
phương pháp cũng như việc tổ chức thực hiện những Quy chế dân chủ. Để đưa Chỉ thị
nêu trên đi vào cuộc sống, ngày 11/5/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định
29/1998/NĐ - CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Quy chế này
nhằm phát huy quyền làm chủ sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật
chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong việc phát triển kinh tế, ổn định
chính trị, phát triển xã hội, tăng cường đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí,
xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch vững mạnh, khắc phục
tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Ngày 20/4/2007, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ,
UBTVQH ban hành văn bản số 34/2007/PL-UBTVQH11 về “Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn”. Pháp lệnh thể hiện nhận thức tư suy sâu sắc của Đảng,
nhà nước về vai trò cơ sở, tư tưởng lấy dân làm gốc, đây là lần đầu tiên vấn đề dân chủ
cơ sở được luật hóa, quy định toàn diện về nội dung, nguyên tắc, trách nhiệm của các
tổ chức, các lực lượng có trách nhiệm tổ chức, bảo đảm thực hiện dân chủ cho nhân
dân; quy định rõ hình thức, biện pháp để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Đây
là một bước quan trọng trong việc thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội ở cấp xã. Đây
là một công việc lâu dài, đòi hỏi có sự suy nghĩ, đóng góp trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân, đặc biệt là cấp cơ sở.


12

Từ quan điểm, lập trường của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự kế
thừa, phát triển của Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, về dân chủ và thực hiện dân chủ có thể khái quát:
Thực hiện dân chủ là tổng thể các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội,
các đoàn thể nhân dân và các cá nhân để cụ thể hóa và hiện thực hóa những quyền
dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội, quan hệ xã hội theo pháp luật
và các cơ chế xác định.
Mục đích của việc thực hiện dân chủ: là dân phải được làm chủ một cách toàn
diện: làm chủ nhà nước, làm chủ đất nước, làm chủ toàn xã hội và làm chủ chính bản
thân mình, từ đó phát huy cao nhất vai trò của nhân dân tham gia vào các hoạt động
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị của địa phương.
Chủ thể thực hiện dân chủ: là toàn bộ các bộ phận cấu thành HTCT và toàn thể
nhân dân đưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, với phương châm dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.
Nội dung thực hiện dân chủ: Dân chủ phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, từ các mối quan hệ
giữa con người với con người, đến các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa
công dân với Nhà nước.
Hình thức thực hiện dân chủ: bao gồm dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, dân
chủ tự quản và một số hình thức dân chủ khác
Điều kiện để thực hiện dân chủ: là toàn bộ những điều kiện khách quan và chủ
quan tác động nhằm đảm bảo cho nhân dân thực thi các quyền dân chủ của mình, bao
gồm:
Cơ chế, thiết chế dân chủ rõ ràng, công khai, minh bạch, bảo đảm cho mỗi
người dân đều có thể dễ dàng nhận thức và có thể thực hiện, các văn bản dân chủ phải
được cụ thể hóa thành các quy định cụ thể như: chế độ làm việc, chế độ tiếp dân và
công khai giải đáp các thắc mắc của nhân dân, các chế độ làm việc phải được thực
hiện triệt để nghiêm túc từ trung ương tới cơ sở.



13
Nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của chủ thể thực hiện dân chủ về nội
dung, bản chất, đặc điểm và sự ưu việt của chế độ dân chủ XHCN, về các quyền và
nghĩa vụ trách nhiệm của chủ thể trong việc thực hiện dân chủ. Từ đó nâng cao năng
lực thực hành dân chủ, trách nhiệm trong đóng góp và bảo vệ tổ chức thực hiện quy
chế dân chủ. Khi mọi người có trình độ văn hóa nhất định, sự hiểu biết về pháp luật
không ngừng được nâng cao thì với một mặt bằng dân trí càng cao việc hình thành một
cách phổ biến ý thức lành mạnh về dân chủ, kỷ luật, pháp luật, kỷ cương xã hội càng
dễ thực hiện. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh chống các quan điểm phản động sai
trái, xuyên tạc, bóp méo bản chất tốt đẹp của dân chủ XHCN.
Củng cố và hoàn thiện HTCT từ trung ương đến cơ sở vững mạnh, phân định rõ
chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa các thành tố của HTCT. Hoàn thiện hệ
thống pháp luật đi đôi với tinh giản và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà
nước từ trung ương tới cơ sở, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ công
chức nhà nước đi đôi với cải cách hành chính.
Phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, kiên
quyết đấu tranh chống các hành vi phi dân chủ…
Thực chất thực hiện dân chủ: đó là sự tham gia của các chủ thể vào các hoạt
động quản lý nhà nước và quản lý xã hội, hiện thực hóa các quyền dân chủ của nhân
dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ở Việt Nam cho đến năm 2009, có đến
70.4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76.5%. Con
số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông
thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Nơi đây có vị trí địa chiến lược đặc biệt
quan trọng đến an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết hội nghị
lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan

trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ ổn định chính trị, bảo đảm an ninh

×