Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ĐẠM THỦY





Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC











HÀ NỘI, 2005




MỤC LỤC
Bảng chữ viết tắt 2
A. M mở đầu 3
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về báo in và việc nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in 9
1.1. Vai trò của báo in và việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in 9
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về báo in 9
1.1.2. Vai trò của báo in trong đời sống xã hội 18
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong đời sống mỹ thuật 23
1.2. Quan điểm của Đảng về báo chí và công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 26
1.2.1. Quan điểm của Đảng về báo chí 26
1.2.2. Quan điểm của Đảng về công tác nghiên cứu phê bình mỹ thuật 28
1.3. Mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 32
1.3.2. Hoạt động nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in 37
Kết luận chương 1 38
Chương 2 Đánh giá công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in từ 2000 đến
nay. 39
2.1. Nội dung nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in 39
2.1.1. Những thông tin về mỹ thuật 40
2.1.2. Những bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 49
2.1.3. Phân bổ các loại bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và tạp chí 55
2.3. Ngôn ngữ báo in về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 78
chương 3 86
3.1. Phương hướng : 86

3.1.1. Quan điểm của Đảng ta về tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc 87
3.1.2. Hội nhập quốc tế. 90

3.1.3. Tác động của cơ chế thị trường. 93
3.1.4. Thực trạng về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in 95
3.2. Một số giải pháp 98
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo in và Hội Mỹ thuật
Việt Nam. 99
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 100
3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo in 103
3.2.6. Tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
trên báo in cho công chúng 106
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, phê bình
mỹ thuật trên báo in trong thời gian tới. 108
3.3.1. Tăng thêm một số giờ học về ngành mỹ thuật cho sinh viên báo chí và mở
thường xuyên các khoá học ngắn hạn mỹ thuật dành cho các nhà báo chuyên viết
về mỹ thuật 108
3.3.3. Các nhà phê bình chuyên nghiệp cần có sự cộng tác chặt chẽ và tích cực hơn nữa
với báo chí 111
3.3.4. Mở chuyên mục mỹ thuật thường xuyên có chất lượng cao đối với các báo
chuyên ngành văn hoá và các trang văn hoá nghệ thuật của nhiều tờ báo khác 112
Kết luận chương 3 113
Kết luận 114
Danh mục tài liệu tham khảo 118
Phụ lục 121












2


Bảng chữ viết tắt


STT
Chữ đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Báo chí
BC
2
Chuyển tải
CT
4
Mỹ thuật
MT
5
Nghiên cứu
NC
3
Phản ánh

PA
6
Phê bình
PB








































3

A. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới hiện tại ghi nhận sự ra đời, phát triển của nhiều nền mỹ thuật, nhiều xu
hướng, phong cách mỹ thuật khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Chính sự giao hoà
giữa mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật đương đại đó tạo đà mạnh mẽ cho sự xuất
hiện, phát triển của nhiều trường phỏi sỏng tỏc mỹ thuật tại nhiều quốc gia trong đú cú
Việt Nam.
Trong bối cảnh chung đú, nhằm phản ỏnh và theo kịp đời sống sỏng tỏc, cụng tỏc
nghiờn cứu, phờ bỡnh mỹ thuật đó cú những bước tiến đỏng ghi nhận. Nội dung và
hình thức của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong quá trình phát triển đã phần nào
tích cực đáp ứng sự mong mỏi của công chúng muốn tìm hiểu về mỹ thuật. Song, trên
thực tế mới chỉ thoả mãn được một bộ phận công chúng. Đại đa số công chúng mỹ
thuật rất ít có điều kiện để tiếp cận, hiểu biết tường tận về giá trị tác phẩm, đặc biệt là
giá trị giáo dục thẩm mỹ do mỹ thuật mang lại.
Việc nâng cao thẩm mỹ cho công chúng, hiện có nhiều kênh thông tin khác

nhau, một trong những kênh đó là báo chí, trong đó báo in đóng vai trò quan trọng.
Báo chí với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của xã hội, có chức
năng chuyển tải thông tin tới công chúng mà thông tin về mỹ thuật và nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật là một loại hình.
Qua việc chuyển tải của báo chí, qua sự nhận định, phẩm bỡnh, phõn tớch,
đánh giá của các nhà nghiờn cứu, phờ bỡnh mỹ thuật chuyờn và khụng chuyờn
nghiệp, “bức tranh” mỹ thuật thời hiện đại thực sự mang sắc thỏi riờng trờn nền
nghệ thuật Việt Nam núi chung. Bàn về hoạt động phê bình lý luận, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh : “Hoạt động
lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn
nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái”.

4
Trải qua hàng chục năm phát triển, trưởng thành công tác nghiên cứu, phờ
bỡnh mỹ thuật Việt Nam hiện nay đó được công chúng và xó hội ghi nhận như một
chuyờn ngành khoa học khu biệt. Nhiều cụng trỡnh khoa học nghiờn cứu về mỹ
thuật cổ, mỹ thuật trung đại, cận hiện đại và hiện đại; nhiều cụng trỡnh bàn về tớnh
định hướng trong cụng tỏc phờ bỡnh, xó hội hoỏ cụng tỏc phờ bỡnh, hướng tồn tại
và phỏt triển của cụng tỏc phờ bỡnh mỹ thuật Việt Nam…do Viện Mỹ thuật, Vụ
Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật biên soạn, phát hành đó, đang là những tài liệu quý phục
vụ cho việc nghiờn cứu, tỡm hiểu về ngành phờ bỡnh mỹ thuật Việt Nam. Tuy
nhiờn, so với yờu cầu thực tế, cụng tỏc nghiờn cứu, phờ bỡnh mỹ thuật vẫn cũn
nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khỏc, đối với bỏo in, tuy đó tớch cực chuyển tải thông
tin nghệ thuật trong đó có nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của mỹ thuật Việt Nam, nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho công chúng,
cũng còn chưa thể hiện đầy đủ, ngang tầm trong việc đánh giá thành tựu, định hướng hoạt
động mỹ thuật, tổ chức, hướng dẫn dư luận thẩm định cái đẹp một cách toàn diện.
Vì vậy, việc đặt vấn đề tìm hiểu sự chuyển tải của báo in Việt Nam hiện nay đối với
công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật được đặt ra một cách cấp thiết. Thực trạng công tác
nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in thời gian qua thế nào? Những vấn đề gì được

đặt ra trong việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in? Những vấn đề đó có tác động
ra sao đối với nhận thức về mỹ thuật của giới mỹ thuật và công chúng? Sự biến đổi nhận
thức từ ảnh hưởng đó dẫn đến biến đổi hành vi, mức độ hiệu quả của công chúng yêu mỹ
thuật có phù hợp với tiến trình đổi mới của Đảng trên bước đường xây dựng nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế ? Tất cả những vấn đề đó đã thôi thúc
tác giả chọn đề tài “Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật” làm
luận văn cấp Thạc sĩ Báo chí .
2. Tình hình nghiên cứu
Trải qua gần 80 năm ra đời, phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc về nội dung, hình thức và chất lượng. Giai đoạn từ đổi mới

5
đến nay, báo chí Việt Nam trong đó có báo in ngày càng khẳng định sự trưởng thành
trong việc phản ánh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nhiều vấn đề về
nghệ thuật được báo in chuyển tải dưới các hình thức khác nhau của thể loại báo chí
bằng các bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà phê bình mỹ thuật. Tuy nhiên,
đó mới chỉ là những bài báo riêng lẻ, chưa tập hợp thành những công trình nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật chuyên sâu trên báo in về các vấn đề của nghệ thuật nói chung và
mỹ thuật nói riêng. Trên lĩnh vực mỹ thuật, các công trình nghiên cứu, phê bình vẫn
nối tiếp nhau ra đời như Mỹ thuật Thủ đô thế kỷ XX của Quang Phòng, Cảm luận nghệ
thuật của Trần Duy, Nét đẹp đình làng miền Bắc của Lê Thanh Đức, Văn hóa Việt
Nam nhìn từ mỹ thuật của Chu Quang Trứ, Điêu khắc cổ, đồ hoạ cổ Việt Nam, Chùa
Dâu của Phan Cẩm Thượng, Lược sử mỹ thuật Việt Nam của Trịnh Quang Vũ, Hội
hoạ trẻ Việt Nam của Bùi Như Hương, Tiếp xúc với nghệ thuật của Thái Bá Vân …và
khá nhiều luận văn tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật, cử nhân báo chí đề cập nhiều khía
cạnh khác nhau của nghệ thuật và báo chí. Nhưng, phạm vi nghiên cứu của các luận
văn trên thường bó hẹp trong một đơn vị báo chí địa phương, đoàn thể hoặc ngành;
mục đích nghiên cứu thường tập trung vào những vấn đề như: mối quan hệ giữa báo
chí và văn nghệ, xu hướng nghệ thuật trên báo chí, cụ thể hơn là : những nội dung và
biểu hiện của các thể loại mỹ thuật, sân khấu trên báo chí, các thể loại âm nhạc, nhạc

thiếu nhi trên báo chí… Chung quy lại, đó chỉ là những công trình mang tính chuyên
ngành đi sâu vào từng lĩnh vực của nghệ thuật, mỹ thuật cổ hoặc hiện đại. Cho đến
nay, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu việc chuyển tải của báo in trong
quá trình phản ánh sự đa dạng của hoạt động mỹ thuật, nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
trên phương diện tổng thể.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu :
Vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật được chuyển tải trên báo in Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI.

6
Các tờ báo nằm trong diện nghiên cứu gồm các tờ chuyên ngành văn hoá nghệ
thuật, các tờ có trang văn hoá, văn nghệ thường xuyên đăng tải những bài nghiên
cứu, phê bình mỹ thuật gồm: báo Văn nghệ, Văn hoá, Nhân dân, Thể thao &Văn
hoá, Quốc tế; về tạp chí gồm: Mỹ thuật, Văn hoá nghệ thuật, Tư tưởng Văn hoá,
Quê hương, Báo chí và Tuyên truyền.
+ Phạm vi nghiên cứu :
- Do điều kiện và mục tiêu nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát các bài
viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in.
- Về mặt thời gian là 5 năm, từ năm 2000 đến nay.
- Thời gian chọn để khảo sát là những năm đầu của thế kỷ XXI, khi giai đoạn
Đổi mới đã đi được hơn 15 năm. Vì lẽ, đây là giai đoạn ghi nhận sự phát triển mạnh
mẽ nhất của sáng tạo nghệ thuật Việt Nam và công tác nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo chí.
- Về nội dung, tập trung khảo sát :
Về nghiên cứu: Việc tiếp nhận các xu thế sáng tác hiện đại trong phê bình;
đánh giá thành tựu của mỹ thuật cách mạng; các nhà phê bình nhìn nhận về mỹ
thuật truyền thống; các nhà phê bình đánh giá về sự bùng nổ các xu hướng sáng tác
mỹ thuật đương đại; sự tác động của kinh tế thị trường tới xu hướng phát triển mỹ

thuật
Về phê bình: Sự ngang tầm của phê bình và nghiên cứu trong hỗ trợ sáng tác,
định hướng cho công chúng; phê bình đối thoại với sáng tác theo xu hướng tích
cực, tiêu cực; phê bình mỹ thuật góp phần nâng cao thẩm mỹ trong việc tiếp nhận
của công chúng; phê bình mỹ thuật có giới thiệu và chú ý đến mỹ thuật kháng
chiến; sự biểu hiện bản sắc văn hoá dân tộc trong mỹ thuật; thái độ của các nhà phê
bình trước nhiều xu hướng khác nhau của mỹ thuật đương đại.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7
+ Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, khảo sát việc chuyển tải các vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in.
- Nhận xét, đánh giá, chỉ ra những mặt được, chưa được của việc chuyển tải
các vấn đề mỹ thuật Việt Nam qua công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo
in.
- Đề ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nội
dung giới thiệu, nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in giúp công chúng tiếp
cận hiệu quả hơn đối với các tác phẩm mỹ thuật.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua việc khảo sát nội dung của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên
báo in để đánh giá những điểm mạnh, yếu của báo in trong việc chuyển tải các vấn
đề nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.
- Làm rõ nhu cầu của công chúng trong việc tiếp nhận những thông tin mỹ
thuật qua báo in.
- Đề ra kiến nghị và giải pháp cụ thể trong việc chuyển tải những vấn đề thuộc
lĩnh vực nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Về lý luận : Dựa trên các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật nói chung và nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
nói riêng.
- Về thực tiễn: Khảo sát báo in trong vòng 5 năm từ 2000 đến nay. Bằng
phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát, diễn giải có so sánh, đối chiếu, điều tra
xã hội học…nhằm chỉ ra tác động của việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo
in đối với nhận thức thẩm mỹ của công chúng.

6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn

8
+ ý nghĩa khoa học :
- Hệ thống hoá, nâng tầm lý luận những vấn đề mỹ thuật được báo in
chuyển tải trong vòng 5 năm qua.
- Cung cấp cái nhìn khái quát toàn cảnh về việc chuyển tải các vấn đề
nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và tạp chí.
- Góp phần nhận thức sâu sắc hơn mối quan hệ biện chứng giữa báo in và mỹ
thuật, chỉ ra rằng mỹ thuật là một trong những ngành nghệ thuật thuộc đối tượng
phản ánh của báo chí, có mối quan hệ chặt chẽ với báo chí và ngược lại.
+ ý nghĩa thực tiễn :
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
tuyên truyền mỹ thuật trên báo in.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên mỹ thuật và
sinh viên báo chí quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật.

7. kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu : Phần mở đầu; Phần nội dung có 3 chương, 9 tiết; Phần
kết luận, Phần danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về báo in và việc nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in.
Chương 2: Đánh giá về công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in từ 2000

đến nay.
Chương 3: Phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in.





9
Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung về báo in
và việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in


1.1. Vai trò của báo in và việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về báo in
1.1.1.1. Khái niệm, các đặc trưng của báo in
+ Khái niệm báo in: Luật Báo chí sửa đổi bổ sung năm 1999 ghi: Báo in gồm
báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn.
Loại hình báo chí này có quy trình in để ra thành phẩm là những tờ báo, bản tin
trên chất liệu giấy.
Theo số liệu thăm dò ý kiến công chúng về các loại hình báo chí của 250 đối
tượng có thẻ đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam :
- Anh, chị quan tâm loại hình báo nào nhất trong các báo sau?-cho thấy,
hiện nay công chúng vẫn coi loại hình báo in là quan trọng nhất.
Loại hình báo chí
Người trả lời
Tỷ lệ
Bỏo in
132/250

52,85%
Bỏo núi
10/250
4%
Bỏo hỡnh
67/250
26,8%
Báo điện tử
42/250
16,8%
(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Với con số 52,85% độc giả (chủ yếu là sinh viên), trình độ nhận thức khá
đồng đều cho thấy, báo in chiếm vị trí khá cao, là mối quan tâm chung của toàn xã
hội. Mặc dù hiện nay đã có sự xuất hiện, phát triển nhanh chóng của các loại hình
báo chí khác thì báo in vẫn không mất đi vị trí trong lòng độc giả. Trong khi đó,
báo nói (thể loại báo chí xuất hiện đầu tiên) chỉ được số rất ít độc giả quan tâm
(4%) thì tỷ lệ độc giả quan tâm đến báo in như vậy chứng tỏ hiệu quả cũng như tính
năng hữu dụng của thể loại báo chí này.

10
Vì vậy, việc tác giả chọn lĩnh vực báo in để nghiên cứu cũng là nhu cầu mang
tính cấp thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tế.
Bên cạnh nhiều vấn đề đã được xem xét và khảo sát trên báo in, nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật là một lĩnh vực mới chưa có đề tài nào đề cập tới một cách hệ
thống nhằm làm rõ việc chuyển tải của báo in với các vấn đề thuộc chuyên ngành
này trong giai đoạn hiện nay.
B: Các đặc trưng của báo in:
- Báo in là ấn phẩm được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật ra thành phẩm trên
giấy. Khác với các loại hình truyền thông báo chí khác, báo in buộc phải qua khâu in
ấn tại nhà in bằng các phương tiện kỹ thuật máy móc và ra thành phẩm cụ thể lưu

hành ngay trong ngày (đối với báo ngày), trong tuần (đối với báo tuần) và trong tháng
(đối với báo tháng)…
- Ngôn ngữ báo in là ngôn ngữ văn bản “text”. Điều này cũng là đặc trưng riêng
của báo in. Đối với các loại hình báo chí khác như truyền hình, đài phát thanh dùng
chủ yếu là phương tiện ngôn ngữ nói kèm âm thanh, hình ảnh động thì ngôn ngữ báo
in chủ yếu là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ tĩnh.
- Bỏo in chuyển tải nội dung thụng tin thụng qua văn bản in gồm chữ, hỡnh vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ tĩnh…Nội dung thụng tin của văn bản bỏo in xuất hiện đồng
thời trước mắt người đọc. Người đọc cú thể hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận
thụng tin, lựa chọn trỡnh tự, tốc độ đọc, cỏch thức đọc và cú thể đọc kỹ những nội
dung quan trọng hoặc quan tõm, ưa thớch.
- Người viết bỏo in cú thể trỡnh bày, lý giải những thụng tin cú nội dung, chi tiết,
sự kiện, vấn đề đan xen nhau với những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo…mà
người đọc vẫn cú thể tiếp nhận và hiểu được. Bỏo in cú ưu thế chuyển tải được những
nội dung sõu sắc, phức tạp…
- Nguồn thụng tin trờn bỏo in thường đảm bảo tớnh chớnh xỏc cao. Cỏc thụng tin
trờn bỏo in cú thể lưu giữ lại dựng để xỏc minh, so sỏnh, đối chiếu…Việc lưu giữ báo

11
in rất đơn giản, thuận tiện, phù hợp với thói quen của người đọc, là nguồn tài liệu quý
đối với người đọc vỡ cú thể lưu giữ lõu dài, nguyờn bản những tin tức, bài vở quan
trọng, trở thành dẫn liệu, minh chứng cho những cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học.
- Sự tiếp nhận thụng tin từ bỏo in đũi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, tăng
khả năng ghi nhớ, giỳp độc giả hiểu sõu sắc vấn đề được phản ỏnh. Người đọc cú thể
sỏng tạo, vận dụng và phỏt triển tư duy.
Bỏo in cũng cú một số hạn chế như: tốc độ cập nhật chậm so với cỏc loại hỡnh
bỏo chớ khỏc, khõu in và phỏt hành tốn kộm phức tạp hơn, dung lượng phỏt hành cú
hạn, người đọc phải biết chữ và cú trỡnh độ nhất định, tớnh mở và tớnh liờn kết của
bỏo in kộm, sự phản hồi khụng nhanh nhậy như cỏc phương tiện bỏo chớ khỏc.
1.1.1.2. Báo in và việc giới thiệu nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

A. Một số khái niệm mỹ thuật
+ Khái niệm mỹ thuật : Mỹ thuật là ngành nghệ thuật sáng tạo và thể hiện cái
đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối.
Mỹ thuật bao gồm các loại hình tiêu biểu như: Nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, đồ
hoạ và nghệ thuật trang trí.
Nghiên cứu và phê bình mỹ thuật là một chuyên ngành nhằm phân tích, bình
luận, đánh giá, định hướng hoạt động sáng tác mỹ thuật.
- Nghệ thuật điêu khắc: Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm
1988 viết “Điêu khắc là loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không
gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất, gỗ, kim loại, đồng… tạo thành
những hình nhất định” [44.342].
Điêu khắc là một loại hình của nghệ thuật tạo hình. Ngôn ngữ của điêu khắc là
sự phối kết hợp các mảng khối trong không gian ba chiều nhằm biểu hiện giá trị tinh
thần của đời sống thông qua các phương thức biểu hiện là tượng tròn và phù điêu.
Tượng tròn là một loại hình điêu khắc được thể hiện trong không gian ba chiều. Chỉ có
cách tiếp cận hoàn thiện mới cảm nhận hết được cái đẹp tự nó toát ra từ tác phẩm. Phù

12
điêu không giống với tượng tròn, chỉ được phản ánh trên một bề mặt nổi và lệ thuộc
vào không gian mà nó biểu hiện.
Một số người còn phân chia điêu khắc theo chất liệu như tượng đá, tượng gỗ,
tượng đồng, tượng xi măng, tượng đất nung…
Tuy nhiên, điêu khắc còn dùng màu sắc để tô điểm hoặc mầu tự nó khoe sắc như:
tượng đá cẩm thạch, tượng đồng đen, tượng đá đen…riêng các tượng Phật hầu như
đều dùng sơn ta phủ lên tác phẩm. Loại hình này đã được nghệ thuật điêu khắc Việt
Nam sử dụng từ hàng trăm năm nay.
Với đặc thù điêu khắc mang tính đối thoại trực tiếp giữa người đối thoại với hình
tượng nên những tác phẩm điêu khắc đại diện cho những nhân vật tiêu biểu, anh hùng
trong dân gian thường được đặt ở những nơi công cộng, đông người qua lại để hàng
ngày con người được tiếp xúc với cái đẹp, oai phong, vĩ đại, cái hùng của nhân vật.

Điều đó có ý nghĩa giáo dục rất cao đối với sự cảm nhận cái đẹp mà mỹ thuật đem lại.
- Nghệ thuật hội hoạ: Từ điển Tiếng Việt đã dẫn viết “Hội hoạ - Nghệ thuật dùng
đường nét, màu sắc để phản ánh thế giới hình thể lên mặt phẳng”[44. 483].
Hội hoạ có từ rất lâu đời, nhưng đến thế kỷ XVI, XVII, khi nghệ thuật tạo hình
chia thành các loại hình, các loại thể có hệ thống rõ rệt, nhất là khi đã có kỹ thuật mầu
dầu, khắc và in mới được phát triển toàn diện. Hội hoạ được chia thành hai thể loại:
Hội hoạ giá vẽ và hội hoạ hoành tráng.
Hội hoạ giá vẽ là thể loại hội hoạ dùng giá vẽ để dựng tranh. Giá vẽ có khi nhỏ,
khi to, tùy thuộc vào kích thước của bức tranh định vẽ, nhưng thường dùng nhất vẫn là
giá vẽ cỡ nhỏ, cao không quá đầu người. Hội hoạ giá vẽ có đầy đủ khả năng phản ánh
trung thực và trọn vẹn các mặt của hiện thực đời sống xã hội. Hoạ sĩ thuộc lĩnh vực
này không bị hạn chế về đề tài, cách vẽ và ý đồ tạo hình. Họ có thể tự do sáng tác đề
tài yêu thích về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người (từ nội tâm đến ngoại
hình), cuộc sống đời thường cũng như ước mơ về tương lai

13
Hội hoạ hoành tráng là thể loại trong đó tranh tường và tranh ghép đá màu mang
tư tưởng và ý đồ nghệ thuật, phản ảnh những sự kiện quan trọng trong cuộc sống, xã
hội, con người với ý nghĩa lớn. Hội hoạ hoành tráng thường được thể hiện trong
những kích thước lớn, thường ăn nhập với điêu khắc và kiến trúc, với những công
trình xây dựng nhà cửa, lâu đài, cung điện, đền chùa, nhà hát, nhà ga, sân bay Trong
nhiều trường hợp, hội hoạ hoành tráng được coi là một bộ phận của kiến trúc.
Với Việt Nam, nghệ thuật hội hoạ hiện đại được tính từ khi Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương (1925) ra đời. Lớp nghệ sĩ đi theo cách mạng đã tập hợp lại
thành đội ngũ nghệ sĩ đầu đàn trong những năm chống Pháp, những tác phẩm đầu
tiên của nghệ thuật hội hoạ cách mạng đặt nền móng cho phong trào nghệ thuật hội
hoạ sau này của cả nước. Nếu như vào những năm 50, 60 hội hoạ bước một bước
dài với những thành tựu to lớn, đặc biệt là những tác phẩm sơn mài và lụa, thì
những năm 70, 80 điêu khắc lại chuyển biến rất nhanh. Hội hoạ được chia theo chất
liệu như : Tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa…hoặc được chia theo chủ đề, đối

tượng thể hiện như: Tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, lịch sử, tranh cổ động,
tranh minh hoạ, sách báo…
- Nghệ thuật đồ hoạ: Từ điển đã dẫn viết : “Đồ hoạ: Tranh đồ hoạ - Thể loại
tranh được thể hiện chủ yếu bằng đường nét và mảng màu như ký hoạ, tranh
tường, tranh khắc gỗ, tranh cổ động” [44.1057].
Đồ hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất, xuất hiện khá
lâu đời, ngay từ khi con người biết làm đẹp cuộc sống trong các hang động. Nhờ
ngôn ngữ giản dị, tinh tế, thiết thực và nhờ khả năng tiện dụng trong việc nhân bản,
đồ hoạ thường được áp dụng nhiều trong ngành thông tin, tuyên truyền cổ động; vẽ
quảng cáo, áp phích, truyền đơn, minh hoạ sách báo, vẽ tranh đả kích, tranh châm
biếm thậm chí trong cả việc tái tạo các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc. Bằng các
phương tiện biểu đạt cốt yếu như đường, nét, chấm, vạch, mảng kết hợp với các

14
mầu sắc xanh, đỏ, tím, nâu đồ hoạ biểu hiện những đặc thù riêng khác với các thể
loại nghệ thuật tạo hình khác .
Đồ hoạ được chia thành : Đồ hoạ giá vẽ và Đồ hoạ ấn loát. Đây là hai loại
hình đều cho phép người hoạ sĩ được tự do sáng tác, trực tiếp và độc lập lựa chọn,
thể hiện đề tài của tranh, không lệ thuộc vào bài văn, bài báo của người khác, cả
kích thước, khuôn khổ của tranh, giấy vẽ. Đồ hoạ ngoài sự sáng tạo của con người
còn thêm yếu tố của kỹ thuật.
Đồ hoạ ở Việt Nam ra đời đã lâu với khá nhiều thành tựu được lịch sử mỹ
thuật ghi nhận. Đến những thập niên gần đây, đồ hoạ ngày một phát triển với nhiều
phong cách mới mẻ, hiện đại trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức đồ họa
truyền thống và đồ họa đương đại.
- Nghệ thuật trang trí: Từ điển đã dẫn viết “Trang trí - bố trí các vật thể có
hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hoà, làm đẹp một
khoảng không gian nào đó” [44.1056].
Nghệ thuật trang trí là phạm trù rất rộng nhưng đối với lịch sử mỹ thuật Việt
Nam, nổi lên mỹ thuật trang trí chiến thuyền và mỹ thuật trang trí đồ sơn mài. Ngành

trang trí nói chung và nghệ thuật trang trí ứng dụng nói riêng gắn bó hết sức mật thiết
với đời sống con người.
Tuy nhiên, trang trí mỹ thuật mới phần nào đáp ứng được các công trình lớn và
công cộng. Còn các công trình nhỏ lẻ vẫn còn là khu vực bỏ ngỏ. Hiện nay, cộng
đồng đang rất cần trang trí mỹ thuật phát huy, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội,
nhằm xây dựng nếp sống mới văn minh, hiện đại hoà quyện với truyền thống, tạo ra
không gian mới, tiện nghi, hoàn thiện.
- Nghiên cứu mỹ thuật: Từ điển đã dẫn viết : “Nghiên cứu là dùng tri thức để
xem xét, tìm hiểu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong khoa học, trong cuộc sống”.
Vì vậy, “Nghiên cứu mỹ thuật là dùng tri thức mỹ thuật để xem xét, tìm hiểu, giải
quyết các vấn đề đặt ra trong mỹ thuật và trong đời sống”.

15
Hoạt động nghiên cứu mỹ thuật lớn mạnh cùng sự hình thành và phát triển của
Viện Mỹ thuật Việt Nam (Bộ VHTT). Với sự phân bổ trách nhiệm của các Ban
chuyên môn như: Ban Mỹ thuật cổ, Ban Mỹ thuật hiện đại, Ban Mỹ thuật ứng
dụng…công tác nghiên cứu mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong
hàng chục năm vừa qua. Các cuộc Hội thảo định kỳ do Viện tổ chức đã được đánh
giá cao về mặt chuyên môn. Viện đã đi vào những vấn đề tồn tại hiện đang đặt ra
với mỹ thuật Việt Nam như: Hội thảo về tính tiếp cận đời sống của mỹ thuật ứng
dụng, Hội thảo về chất liệu và ngôn ngữ của mỹ thuật đương đại, Hội thảo về nghệ
thuật sơn mài Việt Nam- truyền thống và hiện đại…Hàng trăm đầu sách của Viện
ra đời thuộc các lĩnh vực mỹ thuật truyền thống và hiện đại đã chứng tỏ sự dày
công nghiên cứu của các cán bộ Viện trong từng chuyên ngành. Tuy nhiên, để có
được một nền nghiên cứu mỹ thuật hoàn chỉnh, Viện Mỹ thuật cần phải có được sự
đầu tư một cách nghiêm túc về con người và tư duy nghiên cứu. Bởi, cho đến nay,
trong một số lĩnh vực chuyên ngành của Viện vẫn còn thể hiện sự chậm chạp và
bảo thủ trong nghiên cứu khiến kết quả nghiên cứu không được ứng dụng trong
thực tiễn hoặc không đạt được kết quả cao.
- Phê bình mỹ thuật: Từ điển đã dẫn viết : “Phê bình là góp ý kiến, chê trách

về khuyết điểm của đối tượng nào, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như cái
chưa đạt của tác phẩm nghệ thuật”. Chính vì vậy, “Phê bình mỹ thuật là góp ý,
phân tích, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như cái chưa đạt của tác phẩm
nghệ thuật”. Quan niệm về phê bình mỹ thuật được hiểu rộng hơn là một chuyên
ngành có khả năng tổ chức, tập hợp dư luận và định hướng giá trị nghệ thuật.
Phê bình mỹ thuật của nước ta tuy ra đời muộn, song đã có nhiều công trình
thiết thực đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật. Nhiều bài viết, phân tích về tác giả,
tác phẩm góp phần tích cực hướng dẫn dư luận hiểu đúng cái đẹp trong thời kỳ đổi
mới. Cái đẹp của thời kỳ văn minh đến với mọi nhà, mọi gia đình và ở bất cứ chỗ
nào trong cộng đồng.

16
Tuy nhiên, hiện nay phê bình mỹ thuật Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm.
Cấp thiết phải phát triển số lượng và chất lượng của các nhà phê bình chuyên
nghiệp. Phải có được nhiều bài viết mang tầm định hướng, có tác động đến sự phát
triển tất yếu của mỹ thuật. Nhiều bài phê bình công tâm mang tính chuyên môn về
cái được và chưa được của mỹ thuật. Tiếp thu phản hồi từ công chúng về những
vấn đề mỹ thuật hiện đang được đặt ra như hướng đi của mỹ thuật Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, xu hướng, phong cách sáng tác cũng như đội ngũ sáng tác mỹ
thuật đương đại.
Tại phiếu thăm dò của tác giả đối với 250 bạn đọc trả lời câu hỏi: Anh, chị hiểu
biết ở mức nào về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật ? hầu hết đều rất chú trọng đến câu
hỏi, đem lại câu trả lời khách quan :

Mức hiểu biết
Số người trả lời
Tỷ lệ
Khỏ nhiều
16/250
6,4%

Trung bỡnh
108/250
43,2%
Biết ớt
100/250
40%
Khụng biết
26/250
10,4%
(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Vậy là, mức độ hiểu biết của số đối tượng điều tra chọn mẫu cho thấy, phần
đông công chúng hiểu biết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật ở mức độ trung bình
(43,2%), còn đối tượng biết khá nhiều về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật lại không
nhiều chỉ chiếm (6,4%).
Điều đó nói lên sự chuyển tải các vấn đề về mỹ thuật trên báo chí chưa thực sự
hiệu quả. Mức độ và chất lượng đăng tải những thông tin mỹ thuật trên mặt báo cũng
chưa đúng mức, chưa tạo được ấn tượng đối với sự quan tâm của công chúng.
B. Các đặc trưng của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
+ Đặc trưng của nghiên cứu mỹ thuật

17
- Miêu tả tác phẩm, tác giả, xác định niên đại, suy nghĩ về thẩm mỹ…chỉ ra
những xu hướng, khuynh hướng, phong trào mỹ thuật…Đặc trưng này giúp khu biệt
lĩnh vực mỹ thuật trong một phạm vi hẹp với nội hàm hẹp.
- Lấy tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, có nhiệm vụ dựng lại kết cấu
văn hoá nhân loại thông qua hình tượng tạo hình, thông qua suy nghĩ và thể hiện của
nghệ sĩ, từ đó nêu bật giá trị và tinh thần của tác phẩm.
- Làm rõ trong mỗi tác phẩm những sự kiện văn hoá-xã hội (tư tưởng chính trị,
luận điểm mỹ học, năng lực sáng tạo, nhân cách văn hoá tác giả…) để từ đó hình
thành quan niệm về một thời điểm, một giai đoạn phát triển của mỹ thuật.

- Làm sáng tỏ chức năng thẩm mỹ bên cạnh chức năng ứng dụng của tác phẩm
mỹ thuật. Đưa mỹ thuật đến gần hơn với đời sống.
- Biên dịch và biên soạn những tài liệu về lịch sử mỹ thuật. Tiến hành phổ
biến và xuất bản rộng rãi những công trình nghiên cứu nhằm quảng bá sâu rộng
hơn về mỹ thuật.
Công tác nghiên cứu mỹ thuật trên thế giới đã hình thành từ rất lâu đời, cùng với
sự ra đời của mỹ thuật. ở Việt Nam, công tác nghiên cứu mỹ thuật hình thành cùng với
sự ra đời của Viện Nghiên cứu mỹ thuật. Trong suốt quá trình phát triển của mình,
Viện Mỹ thuật đã cho ra đời hàng trăm công trình nghiên cứu mỹ thuật mang tầm
quốc gia như Mỹ thuật cổ Việt Nam, Chùa Dâu, Đình làng Việt Nam, Văn hoá Việt
Nam nhìn từ mỹ thuật…Từ những công trình nghiên cứu mang tính quy mô đó, các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng và sự hình thành các trào lưu mỹ thuật Việt Nam
trong suốt gần 80 năm qua.
+ Đặc trưng của phê bình mỹ thuật :
- Tổ chức dư luận. Phê bình mỹ thuật có tác dụng tổ chức dư luận khá mạnh mẽ.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếng nói của phê bình có tác dụng
giúp người đọc, người xem, người nghe, hiểu và cảm được bản chất của nghệ thuật.

18
- Tập hợp dư luận. Phê bình giúp công chúng hiểu bản chất của nghệ thuật, bản
chất của những phong cách, xu hướng, khuynh hướng mỹ thuật…từ đó hình thành dư
luận ủng hộ hoặc không ủng hộ.
- Xác định giá trị nghệ thuật. Công tác phê bình chuyên nghiệp chính là sự xác
định và thẩm định một cách chính xác nhất giá trị nghệ thuật của tác phẩm để đưa ra
được những nhận xét và đánh giá xác đáng.
- Định hướng giá trị nghệ thuật. Đây là đặc trưng rất đáng lưu ý của công tác phê
bình mỹ thuật. Thông qua những bài phê bình tác giả, tác phẩm, công việc định hướng
giá trị nghệ thuật được đẩy mạnh. Việc định hướng luôn hướng tới công chúng, những
người góp phần thẩm định và đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, có xu hướng nâng
cao vai trò và phương thức hoạt động đưa phê bình mỹ thuật nhập cuộc trong nền kinh

tế thị trường.
Bên cạnh công tác nghiên cứu, công tác phê bình mỹ thuật cũng rất được chú
trọng. Nếu như nghiên cứu đi vào chiều sâu đời sống thầm lặng của mỹ thuật thì phê
bình lại đi vào bề nổi của đời sống mỹ thuật Việt Nam. Nhiều nhà phê bình chuyên
nghiệp bằng ngòi bút của mình lên tiếng về những ảnh hưởng của các xu hướng, trào
lưu cũng như phong cách nghệ sĩ, trong đó đặc biệt chú ý tới ảnh hưởng của thế hệ hoạ
sĩ cách mạng tới các thế hệ hoạ sĩ trẻ sau này.

1.1.2. Vai trò của báo in trong đời sống xã hội
Trả lời câu hỏi trong cùng phiếu thăm dò công chúng về vai trò của báo in
trong đời sống xã hội, kết quả cho thấy :
Câu hỏi
Số người đánh giá
Tỷ lệ
Quan trọng
196/250
78,4%
Khỏ
41/250
16,4%
Trung bỡnh
11/250
4,4%
Yếu
2/250
0,8%
Kộm
0/250
0
(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)


19
Mức độ quan trọng của báo in trong đời sống xã hội được công chúng quan
tâm nhất (78,4%). Điều đó khẳng định, trong môi trường báo chí phong phú hiện
nay với sự đa dạng của các loại hình báo chí, báo in vẫn không mất đi hoặc sút
giảm vai trò của mình. Tuy có những ưu thế riêng so với các loại hình báo chí khác
(báo hình, báo nói, báo điện tử) không thể khiến báo in mất đi vị trí trong lòng công
chúng. Chính tính lưu trữ thông tin dễ dàng, tính giản tiện, chấp nhận đến với mọi
loại công chúng đã khiến báo in ngày càng nâng cao vai trò của mình trong thời đại
công nghệ thông tin phát triển hiện nay.
Sở dĩ có kết quả trên vì hiện nay báo in vẫn là kênh thông tin quan trọng, nằm
trong vai trò của báo chí nói chung được công chúng quan tâm đón nhận hàng ngày
Vai trò đó được thể hiện:
1.1.2.1. Báo chí là kênh thông tin quan trọng chuyển tải các văn bản của
Đảng và Nhà nước
Ngày nay, báo chí đã và đang trở thành kênh thông tin quan trọng, hỗ trợ, thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.
Thông tin báo chí trở thành yếu tố thúc đẩy tiến trình đổi mới đất nước, về
một mặt nào đó, có thể được xem như là thước đo đối với sự phát triển của một xã
hội tiến bộ. Báo chí góp phần quan trọng tham mưu cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và Chính phủ, nhất là đối với nhiệm vụ quản lý và hoạch định chính sách
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực thông tin đối ngoại,
báo chí là kênh mở rộng tầm hiểu biết của người Việt Nam và người nước ngoài
muốn tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
Các văn bản của Đảng và Nhà nước thông qua cơ quan báo chí trở nên gần gũi
dễ hiểu hơn, đi vào đi sống thực tiễn dễ dàng hơn. Báo chí là tiếng nói tin cậy của
Đảng và Nhà nước, vì thế, báo chí ngoài trách nhiệm chuyển tải các văn bản chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước tới công chúng, còn là cầu nối thông tin hai chiều giữa sự
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước với toàn thể quần chúng nhân dân.


20
1.1.2.2. Báo chí là tiếng nói phản hồi, phản ánh việc thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và cuộc sống của nhân dân
Báo chí phản ánh nhân tố mới, con người mới và những điển hình tiên tiến giúp
Đảng, Nhà nước, Chính phủ có thêm thông tin làm cơ sở ban hành chính sách, quyết
định, nhân rộng ra toàn xã hội.
Tiếng nói phản hồi của báo chí thể hiện ở việc phản ánh kịp thời những biến
động xã hội hoặc qua việc chấp hành các văn bản chỉ thị, hoặc phản ánh nhân tố mới,
con người mới, điển hình tiên tiến. Báo chí nắm bắt những nhân tố mới, phân tích,
đánh giá, nêu ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, khái quát thành những vấn đề mới
có tính phổ biến nhằm cổ vũ, tuyên truyền và nhân rộng toàn xã hội. Phản ánh con
người mới, điển hình tiên tiến là việc làm thường xuyên, liên tục của báo chí,
không bó hẹp trong giới hạn của một lĩnh vực cụ thể mà mở rộng trên các mặt hoạt
động của đời sống xã hội.
Những thông tin phát hiện, dự báo trên báo chí đã giúp cho các nhà quản lý và
lãnh đạo biết trước tình hình có thể hoặc sẽ diễn ra trong thời gian tới để có những
phương án ứng phó, xử lý kịp thời.
1.1.2.3. Báo chí đấu tranh với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống
tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội
Đấu tranh với những biểu hiện trái pháp luật đòi hỏi người cầm bút phải có
bản lĩnh vững vàng, phải liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức pháp luật. Đảng và
Nhà nước có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn các tổ chức Đảng, các cơ quan
Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội tiến hành cuộc vận động làm
trong sạch nội bộ Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Báo chí nước ta thời gian qua đã đấu tranh không khoan nhượng với các hiện
tượng trái pháp luật nhằm thông tin, cổ vũ quần chúng chống lại cái xấu, cái ác
trong xã hội, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về những vấn
đề nổi cộm hoặc còn “âm ỉ” để ngăn chặn, xoá bỏ Đấu tranh công khai, triệt để

21

trên báo chí và công luận góp phần thúc đẩy quần chúng tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hiện nay.
Đã có không ít tờ báo và nhà báo không ngại hiểm nguy, dám đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, dũng cảm đấu tranh vì công lý, lẽ phải, bảo vệ pháp
luật, trật tự kỷ cương xã hội và sự yên bình của người dân. Ví dụ, loạt bài trên báo
Thanh niên đấu tranh chống lại băng đảng xã hội đen Năm Cam năm 1995, loạt bài
lên án nạn cơm tù của báo Tuổi trẻ TPHCM (đoạt giải thưởng báo chí toàn quốc
năm 2004), loạt bài đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực qua Vụ án chạy hạn
ngạch dệt may tại Bộ Thương Mại trên các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, An
ninh Thủ đô, VnExpress, VietnamNet…Báo chí lên tiếng khá nhiều, đóng vai trò
không nhỏ trong việc phản ánh thực trạng và đấu tranh với thực trạng tiêu cực trên
nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
1.1.2.4. Báo chí định hướng thông tin
Định hướng thông tin cũng như tổ chức dư luận là vai trò không thể thiếu của
báo chí trong bất kỳ thời đại nào. Lê nin nói “Báo chí là người tuyên truyền tập thể
cổ động tập thể và tổ chức tập thể”. Với vai trò định hướng thông tin, báo chí có
chức năng phải thông tin cho công chúng biết và hiểu sự thật cũng như các vấn đề
nổi cộm trong đời sống xã hội để hướng dư luận vào việc có thể hoặc không ủng hộ
một hành động nào đó tốt hoặc xấu trong xã hội. Nếu làm tốt công tác định hướng
thông tin báo chí sẽ càng nâng cao vị thế là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ trong việc xây dựng đất nước cũng như bảo vệ những hành động xâm hại đất
nước của các thế lực thù địch.
Nói đến vai trò định hướng thông tin của báo chí không thể không nhắc đến
vai trò của Ban Tư tưởng Văn hoá TW. Vụ Báo chí-Ban TTVHTW chính là cơ
quan định hướng thông tin báo chí (kết hợp với việc quản lý Nhà nước về mặt báo
chí của Cục Báo chí-Bộ Văn hoá Thông tin), giúp báo chí đi đúng đường lối, đúng
sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hạn chế những sai phạm về chính trị, hạn chế

22
những sai lầm báo chí có thể mắc phải trong quá trình tuyên truyền mọi mặt của

đời sống.
Nói đến vai trò định hướng thông tin của báo chí là nói đến ưu thế của báo
chí trong thời đại hiện nay. Có những thời gian (trong lịch sử phát triển báo chí),
báo chí được quan niệm như cơ quan quyền lực thứ tư, có tiếng nói mạnh mẽ và
quyết liệt trong nhiều vấn đề. Tuy không quan niệm như vậy, nhưng hiện nay, tác
động của báo chí đối với xã hội và đời sống xã hội là vô cùng quan trọng. Khá
nhiều vụ án mờ ám được phanh phui nhờ báo chí, khá nhiều cá nhân bị mất chức,
mất quyền, thậm chí vào tù cũng vì báo chí. Mặt khác, nhiều tấm gương tốt, điển
hình tiên tiến được vinh danh, được xã hội biết đến cũng nhờ báo chí và các
phương tiện truyền thông đại chúng.
1.1.2.5. Báo chí hướng dẫn dư luận
Hướng dẫn dư luận là một trong những vai trò được báo chí phát huy mạnh
mẽ. Bên cạnh việc định hướng thông tin cho đông đảo dư luận, báo chí còn góp
phần hướng dẫn dư luận tạo thành niềm tin (về vấn đề xấu hoặc tốt) nơi công
chúng. Có thể là vấn đề hiện được xã hội quan tâm như tình trạng tham nhũng tại
một số Tổng Công ty lớn như Vietsovpetro, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng
Công ty đầu tư và phát triển đô thị, Tổng Công ty Hàng hải VN…Hoặc những vấn
đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như văn học, nghệ thuật, kiến
trúc…Ví như, thời gian qua, báo chí đã tạo dư luận phản đối việc xây dựng khu du
lịch trên đồi Vọng Cảnh-Life Resorts tại tỉnh Thừa Thiên-Huế với hàng trăm ý kiến
đóng góp của GS, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, công chúng Cuối
cùng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND tỉnh Thừa Thiên–Huế phải bàn bạc với
nhà đầu tư dịch chuyển vị trí xây dựng tránh làm mất cảnh quan của di sản thiên nhiên
thế giới.
Vai trò hướng dẫn dư luận của báo chí còn được thể hiện trong việc tổ chức
một đội ngũ đông đảo các tờ báo và nhà báo cùng hướng đến việc phản ánh một số

23
vấn đề đang nổi cộm trong xã hội, có thể là lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã
hội…hiện dư luận đang quan tâm. Từ việc phản ánh đó, báo chí hướng dư luận đi

theo chiều thuận hoặc không thuận với vấn đề đặt ra. Đây là một trong các phương
cách hướng dẫn dư luận hiện nay được báo chí áp dụng nhiều nhất và đạt hiệu quả
khá cao. Ví dụ, vụ tham nhũng tại Tổng Công ty dầu khí Vietsovpetro lên đến hàng
chục triệu USD. Báo chí có hàng trăm bài phản ánh sự việc này gây chấn động dư
luận và công luận đã lên tiếng theo hướng ủng hộ báo chí và lên án những kẻ lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi cá nhân.
Vai trò hướng dẫn dư luận của báo chí luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ
của nhân dân.

1.1.3. Vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong đời sống mỹ thuật
Đời sống mỹ thuật đa dạng, phong phú và luôn có những bước đột phá mang tính
quyết định trong từng giai đoạn. Vì vậy, với tư cách là một bộ môn chuyên ngành
mang tính định hướng- nghiên cứu, phê bình mỹ thuật có vai trò rất quan trọng.
Đánh giá của công chúng
Số người trả lời câu hỏi
Tỷ lệ
Quan trọng
132/250
52,8%
Khỏ
71/250
28,4%
Trung bỡnh
43/250
17,2%
Yếu
4/250
1,6%
Kộm
0/250

0
(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Đa phần những người được hỏi đều trả lời rằng, họ coi vai trò của nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật là quan trọng (52,8%). Tuy mức độ hiểu biết của công chúng về
nghiên cứu, phê bình mỹ thuật không đồng đều, nhưng sự đánh giá trên, một lần
nữa khẳng định, công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đối với mỹ thuật là rất
quan trọng, cần phát triển cũng như có hướng đi đúng đắn cho lĩnh vực này.
1.1.3.1. Định hướng thẩm mỹ

×