1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ BÍCH HƢỜNG
TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ TÂN AN –
CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ BÍCH HƢỜNG
TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ TÂN AN –
CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG)
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60900101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội – 2013
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công
bố trước đây.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013
Học viên cao học
Hà Thị Bích Hường
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng
Xác nhận của GVHD
GS.TS Phạm Tất Dong
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
4
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không
ngừng của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn
thể tại địa bàn nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thu
Hà,- Phó chủ nhiệm khoa Xã hội học – Trường đại học khoa học xã hội và nhân
văn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên môn và truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã trực
tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình
học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc.
Tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương cũng như các tổ chứ đoàn thể xã
Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
có thể hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp
đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận
văn được tốt hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013
Học viên cao học
Hà Thị Bích Hường
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1.Lý do chọn đề tài 8
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
3.Ý nghĩa nghiên cứu 17
3.1. Ý nghĩa khoa học 17
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 17
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 19
4.1. Mục đích nghiên cứu 19
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 19
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 19
5.1. Đối tượng nghiên cứu 19
5.2. Khách thể nghiên cứu 19
6. Phạm vi nghiên cứu 20
6.1. Phạm vi thời gian 20
6.2. Phạm vi không gian 20
6.3.Phạm vi nội dung 20
7. Câu hỏi nghiên cứu 20
8. Phương pháp nghiên cứu 21
8.1. Phương pháp luận 21
8.2. Phương pháp thu thập thông tin 22
NỘI DUNG CHÍNH 26
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 26
1.1.Các khái niệm công cụ 26
1.2.Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 29
1.2.1.Thuyết hệ thống 29
1.2.2. Thuyết nhu cầu của Maslow 29
1.2.3. Thuyết vai trò 30
1.3. Một số chính sách về trẻ khuyết tật 31
1.3.1. Chính sách,luật pháp quốc tế quy định về quyền lợi của trẻ khuyết tật 31
1.3.2. Chính sách, luật pháp Việt Nam quy định về quyền lợi của trẻ khuyết tật 32
1.4.Khái quát chung về khuyết tật và trẻ khuyết tật ở Việt Nam 34
6
1.4.1. Thực trạng trẻ khuyết tật trên thế giới và ở Việt Nam 34
1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật 36
1.4.3. Phân loại trẻ khuyết tật 38
1.4.4.Nhu cầu của trẻ khuyết tật 39
1.4.5. Một số hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật 41
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TÂN AN – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG 47
2.1.Tình hình khuyết tật và trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang
2.2. Khái quát chính về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật 50
2.3. Nguồn thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở cộng đồng
xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang 53
2.4. Cách thức tiếp cận dịch chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật 60
2.5. Đánh giá của trẻ khuyết tật và gia đình về dịch vụ chăm sóc sức khỏe 63
2.6. Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật 74
CHƢƠNG 3 : VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
VIỆC TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT Ở CỘNG ĐỒNG 78
3.1. Sơ lược về hệ thống đội ngũ nhân viên trong hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật
sống ở cộng đồng 78
3.2. Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng tiếp cận với dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. 80
3.3.Một số giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng 86
3.4. Mô hình điển hình về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của trẻ khuyết tật ở cộng đồng 91
3.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật phục hồi
chức năng tại cộng đồng 96
KẾT LUẬN 101
KHUYẾN NGHỊ 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 110
7
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
CBR
Community-based rehabilitation
Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng
PHCN
Phục hồi chức năng
TKT
Trẻ khuyết tật
UBND
Ủy ban nhân dân
UNICEF
United Nations Children's Fund
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như bao trẻ em bình thường khác, trẻ khuyết tật cũng có tiềm năng trở
thành người có ích, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, điểm khác biệt là các em
cần có sự trợ giúp nhiều hơn để thực hiện hóa những tiềm năng đó. Trong những
năm qua, đã có rất nhiều chính sách, luật pháp ban hành để bảo đảm quyền lợi cho
các em. Đồng thời, trẻ khuyết tật cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức
phi chính phủ trong và ngoài nước với mong muốn đem lại cho các em cơ hội được
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập hay vui chơi giải trí. Rất
nhiều trẻ khuyết tật đã được sống hòa nhập, độc lập trong cộng đồng, hơn thế nữa là
nhiều trẻ được học nghề, làm việc tự nuôi sống bản thân, lập gia đình và có cuộc
sống hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải trẻ khuyết tật nào cũng có cơ hội và điều
kiện để tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp ngay từ sớm, đặc biệt là số lượng trẻ đang
sống cùng với gia đình ở ngoài cộng đồng, dẫn đến khả năng phục hồi của các em
bị hạn chế, cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ phải sống phụ thuộc vào người
chăm sóc suốt đời, tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật sống ở cộng
đồng là việc làm cần thiết và cấp bách. Và làm thế nào để tăng cường khả năng tiếp
cận của trẻ khuyết tật và gia đình đến được với các hệ thống hỗ trợ sẵn có, tranh thủ
sự tài trợ của các tổ chức là một trong những nhiệm vụ của người làm công tác xã
hội phải giải quyết. Việc giúp trẻ khuyết tật được chăm sóc sức khỏe toàn diện, có
cơ hội phục hồi chức năng sớm phù hợp với mục đích, chức năng của công tác xã
hội, đồng thời cũng phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước mà cũng là đi
đúng với xu hướng chung của quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, đem lại cơ hội ngang bằng cho sự phát triển của tất cả trẻ em. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế của trẻ khuyết tật và những lợi ích của nghiên cứu mang lại nên tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Tăng cường khả năng tiếp cận hệ dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng” với trường hợp điển hình tại xã
Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
9
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu chung về trẻ khuyết tật
Early Childhood Development and Disability:A discussion paper/World
Health Organization 2012 [39] :Thời thơ ấu là khoảng thời gian từ trước khi sinh
đến 8 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển, những kinh
nghiệm tích lũy được trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho sự học tập và phát triển
suốt đời của một con người. Đối với trẻ em khuyết tật việc can thiệp sớm trong giai
đoạn này lại càng quan trọng hơn, nếu được can thiệp sớm trong thời gian này sẽ
giúp trẻ phát huy được hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, các thiết kế chương
trình và dịch vu cần thiết cho sự phát triển dường như đang bỏ qua đối tượng trẻ
khuyết tật và trẻ cũng không được nhận sự hỗ trợ cụ thể nào để đáp ứng nhu cầu của
mình. Trẻ khuyết tật và gia đình đang phải đối mặt với những rào cản bao gồm cả
luật pháp và chính sách, sự phân biệt đối xử, kì thị, thiếu các dịch vụ phù hợp…Nếu
trẻ khuyết tật và gia đình không được hỗ trợ và can thiệp sớm phù hợp, hỗ trợ và
bảo vệ thì những khó khăn của họ sẽ ngày càng nghiêm trọng, thường dẫn đến hậu
quả suốt đời, gia tăng nghèo đói và bị loại trừ ra ngoài xã hội.
Monitoring Child Disability in Developing Countries/Results from the
Multiple Indicator Cluster Surveys [29] :Việc hiểu sự phân bố khuyết tật giữa các
khu vực và những nguy cơ dẫn đến khuyết tật ở các nước trên thế giới sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc xây dựng các chính sách và chương trình bảo vệ quyền trẻ
khuyết tật cũng như có các chính sách phòng ngừa khuyết tật hợp lý, giúp đỡ trẻ
khuyết tật có đầy đủ các cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển
như những trẻ không có khuyết tật. Vấn đề kiểm soát số lượng trẻ khuyết tật và các
yếu tố nguy cơ khuyết tật ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự
khác nhau rõ ràng do không có bộ công cụ đo lường thống nhất. Ở các nước đang
phát triển, các dữ liệu tổng thể về trẻ khuyết tật dường như là không có sẵn, và số
liệu ước tính được sử dụng để mô tả sự phân bố của người khuyết tật, trong khi ở
các nước phát triển và các nước giàu, tỉ lệ phân bố người khuyết tật thường được
xác định chủ yếu qua hệ thống giáo dục và y tế, thêm vào đó ở những nước này có
các tổ chức giám sát riêng của một số loại khuyết tật. Ví dụ như các chương trình
10
giám sát trẻ Bại não, chương trình giám trẻ trẻ Tự kỷ và khuyết tật phát triển. Đây là
điều mà các nước đang phát triển không làm được do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu các
chương trình giáo dục, y tế chính thức, nên việc ước tính tỉ lệ khuyết tật phải dựa
vào các phương pháp khác để đánh giá sự phân bố của người khuyết tật. Phương
pháp liệt kê bao gồm các báo cáo quan trọng cung cấp thông tin, các cuộc điều tra
gia đình chung chẳng hạn như các các điều tra dân số. Nghiên cứu cho thấy cách
tiếp cận chung - cung cấp thông tin , dựa vào giáo viên , các nhà cung cấp chăm sóc
sức khỏe , và các thành viên khác trong cộng đồng để xác định trẻ em khuyết tật , có
xu hướng không hiệu quả để xác định trẻ khuyết tật phát triển. Các cuộc điều tra hộ
gia đình hoặc chung cuộc tổng điều tra của tất cả các hộ gia đình trong một cộng
đồng bao gồm các câu hỏi chung về cả người lớn và trẻ em khuyết tật cũng cho thấy
không chính xác để xác định các em khuyết tật. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có
thể bị bỏ qua điều tra khi không có yêu cầu cụ thể về chúng. Bởi vậy cần phải có
những thiết kế riêng biệt để có sự đánh giá tốt hơn về các vấn đề liên quan đến
khuyết tật ở các nước đang phát triển.
Về quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, tác giả Eric Rosenthal và Viện quốc tế
bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt
Nam [2] , trên cơ sở luật pháp Việt Nam và quốc tế nghiên cứu đã nêu lên các
quyền lợi của trẻ em khuyết tật được hưởng, như quyền được bảo vệ không bị phân
biệt đối xử chỉ vì khuyết tật, quyền được sống trong cộng đồng, quyền được tiếp
cận, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được giáo dục, quyền về danh tính, khai
sinh và năng lực pháp lý. Trong đó nghiên cứu nhấn mạnh đến quyền được tiếp cận
là vấn đề tràn lan nhất mà tất cả những trẻ khuyết tật phải đối mặt là tình trạng thiếu
tiếp cận đến những khu vực công và dịch vụ công: trẻ khuyết tật không được đến
trường, không đến trung tâm y tế, bởi các tòa nhà và phương tiện giao thông đó
không thiết kế làm môi trường cư ngụ cho họ.
“Families of children with disabilities [24] : Positive adaptation across the
life cycle – Gia đình trẻ của trẻ em khuyết tật: sự thích ứng tích cực qua vòng đời”
nội dung nghiên cứu ngoài việc bàn luận việc các gia đình trẻ khuyết tật đã làm thế
11
nào để thích nghi với hoàn cảnh qua từng giai đoạn phát triển của trẻ thì còn nhấn
mạnh đến những vai trò của nhân viên công tác xã hôi trong việc trợ giúp gia đình
và trẻ khuyết tật. Chẳng hạn như nhân viên công tác xã hội phải hành động như một
người biện hộ cho trẻ em và gia đình chúng để những nhu cầu của gia đình và trẻ
em được đáp ứng, tăng cường năng lực cho gia đình để gia đình có cơ hội hành
động vì những quyền và nhu cầu của con em họ. Vai trò thứ hai của nhân viên công
tác xã hội là kết nối các gia đình với các dịch vụ cần thiết sẵn có, như liệt kê các
mạng lưới trợ giúp trước khi kết nối gia đình với các dịch vụ đó. Vai trò cuối cùng
mà nghiên cứu đề cập đến là nhà giáo dục, nhân viên công tác xã hội cần thiết kế
các chương trình giáo dục giành cho các thành viên trong gia đình, bạn bè và các
nhà chuyên môn. Chương trình này phải kết hợp các nội dung về nhu cầu, mong
muốn và các vấn đề mà gia đình của trẻ em khuyết tật phải thường xuyên đối mặt.
Theo báo cáo Tình hình trẻ em thế giới năm 2013 [37] với chủ đề trẻ em
khuyết tật của Unicef chỉ ra rằng trẻ khuyết tật là nhóm trẻ ít được chăm sóc sức
khỏe và được đi học nhất. Nhiều trẻ khuyết tật không được thừa nhận ngay từ khi
mới sinh ra, thiếu sự thừa nhận chính thức cũng đồng thời với việc các em bị loại ra
khỏi các dịch vụ xã hội và sự bảo trợ pháp lý cần thiết cho sự sống còn và phát triển
của mình, thực trạng bị đẩy ra ngoài lề xã hội khiến cho các em bị phân biệt đối xử
nhiều hơn. Trẻ khuyết tật cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi bạo lực, bóc lột
và xao nhãng đặc biệt là khi trẻ bị giấu diếm và gửi vào các trung tâm. Chính vì lẽ
đó mà trẻ khuyết tật là được coi là một trong những nhóm yếu thế nhất thế giới, khi
khả năng tiếp cận với mọi dịch vụ đều hạn chế đặc biệt là về y tế và giáo dục. Trong
nhóm trẻ khuyết tật cũng có sự phân biệt về giới, trẻ em khuyết tật gái ít được cung
cấp thức ăn và sự chăm sóc hơn trẻ em trai khuyết tật. Báo cáo cũng khẳng định
rằng "Nhìn vào khuyết tật của trẻ trước khi nhìn nhận trẻ không chỉ là hành động
không công bằng với trẻ mà còn làm mất đi những điều trẻ có thể mang lại cho xã
hội”
12
2.2. Nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật
Trong “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và
chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” [22]
đề cập đến các chính sách và hiệu quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật. Đồng thời báo cáo cũng nêu lên sự không đồng đều trong việc
chăm sóc sức khỏe hay tiếp cận với các dịch vụ y tế giữa các vùng miền trong cả
nước, mức độ cao hơn thường là tập trung ở các thành phố lớn, hoặc khu vực đồng
bằng và nó giảm dần về phía nông thôn và khu vực miền núi. Báo cáo cũng chỉ rõ
sự khác biệt giữa báo cáo và khảo sát thực tế, điều đó cho thấy vẫn còn có những
báo báo mang tính thành tích, khiến cho tình hình thực tế không được quan tâm
đúng mức, dẫn đến hiệu quả thực tế của chính sách còn chưa cao, gây thiệt thòi cho
trẻ khuyết tật.
Nhận thức của gia đình về chăm sóc trẻ khuyết tật ở cộng đồng còn rất hạn chế
khỏang 1/3 gia đình có trẻ khuyết tật chưa bao giờ tìm kiếm các dịch vụ điều trị cho
trẻ khuyết tật, 1/5 trẻ khuyết tật được báo cáo có sử dụng dịch vụ phục hồi chức
năng và các thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính, trợ nhãn và xe lăn. Tuy nhiên đối với
các khuyết tật đặc biệt, có dưới 10% trẻ có khuyết tật về vận động và 2% trẻ có khó
khăn về nghe được sử dụng bất kỳ dịch vụ phục hồi chức năng hoặc các thiết bị hỗ
trợ nào
Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai [18] ( Kiến
thức – Thái độ - Hành vi): Bố mẹ trẻ khuyết tật thường không chủ động đưa con đi
khám chữa bệnh định kỳ mà chỉ thực sự làm vậy khi các cháu bị bệnh nặng. Thông
thường, một đợt sốt cấp tính nặng, hay một phát hiện tình cờ về những thay đổi đột
ngột trong cách sinh hoạt của trẻ (giật tay, chân, hay mềm xương sọ, bàn chân duỗi
đờ ra, hoặc tay tự nhiên mềm ra) là nguyên nhân khiến họ đưa con đi khám bệnh.
Tuy nhiên, khi bệnh tình của con họ thuyên giảm, họ lại không tiếp tục lo chạy chữa
cho khuyết tật của chúng. Bố mẹ thường đưa con tới khám và điều trị tại các cơ sở y
tế tư nhân, hoặc tự mua thuốc điều trị cho trẻ, và không hứng thú với việc đưa con
tới các cơ sở y tế công. Lý do cơ bản là do cán bộ y tế, ngoài việc cấp phát thuốc,
13
thường không khám chữa tận tình cho trẻ, và không tư vấn chi tiết cho bố mẹ về
bệnh tình của trẻ. Riêng những trẻ trong các trường chuyên biệt và các cơ sở bảo trợ
xã hội của nhà nước thì được khám chữa bệnh miễn phí thông qua các chương trình
liên kết chăm sóc sức khỏe giữa các cơ sở này và bệnh viện lân cận. Song, số trẻ
được hưởng chế độ chăm sóc này cũng rất hạn chế. Về phục hồi chức năng , bố mẹ
trẻ thường tự tìm cách phục hồi chức năng cho trẻ (theo kinh nghiệm của họ), hoặc
nếu được hướng dẫn đi nữa thì cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn trong việc duy trì chế độ
tập luyện, và có xu hướng thoái lui khi tật của trẻ không tiến triển tốt.
2.3. Nghiên cứu về việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật ở
cộng đồng.
Bằng cách điều tra kinh nghiệm của người khuyết tật trong việc sử dụng và
tiếp cận các dịch y tế, các nhà nghiên cứu của Ireland [28]đã đưa ra những bất bình
đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của nước này như không được cung cấp thông
tin đầy đủ về dịch vụ hỗ trợ hoặc trị liệu, các dịch vụ y tế không có sự liên kết và
phối hợp với nhau trong khi một số nhân viên y tế không có đầy đủ về dạng khuyết
tậ của họ, khiến cho việc cung cấp dịch vụ y tế như nhau đối với các loại khuyết tật
khác nhau, và người khuyết tật khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở ý tế đáp ứng
đúng với nhu cầu chữa trị của họ. Tất cả những lý do đó đã làm cho người khuyết
tật không được chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ và toàn diện, ảnh hưởng đến sự
phục hồi cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần của họ.
Theo một điều tra của Viện nghiên cứu phát triển xã hội về người khuyết tật ở
Việt Nam [23] ( Nghiên cứu tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai) đã
cho thấy những khó khăn của người khuyết tật khi tiếp cận với các dịch vụ y tế ,
như việc không có dịch vụ hỗ trợ phù hợp, chi phí cao, nhà ở cách xa với trung tâm
y tế… khiến cho người khuyết tật và gia đình tự khắc phục bằng cách tìm sự trợ
giúp từ người quen, một số ít người thì tìm đến với các dịch vụ y tế khác phù hợp
hơn hoặc cũng có người cố gắng hoặc tự thích nghi với khuyết tật.
Trong báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng ( Kiến
thức – Thái độ - Hành vi ) của Unicef [5]đã chỉ ra rằng nguyên nhân khiến khả năng
14
tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng có
một phần là do nhận thức, quan điểm của cha mẹ trẻ về tình trạng khuyết tật của con
em mình còn chưa đầy đủ, họ không tin vào khả năng phục hồi của con em mình, và
họ chấp nhận với cuộc sống như vậy. Hoặc cũng có nhiều cha mẹ không biết phải
tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu khi các dịch vụ y tế ở địa phương không đáp ứng được
nhu cầu của con em họ, hoặc do gia đình trẻ không có đủ điều kiện kinh tế để cho
chữa trị cho trẻ.
Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai ( Kiến thức –
Thái độ - Hành vi) do TS.BS Trịnh Thắng và các cộng sự [27] thực hiện đã phần
nào nói lên nhận thức, thái độ, hành vi của cha mẹ trẻ, những người tham gia trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hay thực trạng của hệ thống chăm sóc sức khỏe chính
là nguyên nhân làm cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị hạn chế. Cụ thể là nghiên
cứu đã chỉ ra rằng thái độ thờ ơ, không tận tình, không tư vấn cụ thể của đội ngũ
cán bộ trong khi khám chữa bệnh đã làm cha mẹ trẻ mất hứng thú đưa trẻ đi khám
chữa bệnh,đồng thời cũng không duy trì việc khám định kỳ cho trẻ, mà chỉ đưa trẻ
đến các dịch vụ y tế khi trẻ bị bệnh nặng. Những thiếu hụt về nguồn nhân lực cũng
như mạng lưới thế thống y tế về chẩn đoán, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật
còn quá phân tán, tập trung ở các thành phố lớn, nên những trẻ sống ở nông thôn xa
xôi không thể tiếp cận được với các dịch vụ này.
“The Power to choose: Supports for families caring for individual
developmental disabilities [30]- tạm dịch là hỗ trợ chăm sóc gia đình đối với cá
nhân khuyết tật phát triền” cũng nói đến những rào cản trong khi tiếp cận với cách
dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật: thiếu thông tin, các điều kiện để nhận được sự hỗ
trợ, những hình thức hỗ trợ không đầy đủ hoặc không linh hoạt, rào cản hành chính
có nghĩa là cha mẹ trẻ phải chờ đợi rất lâu để được nhận một nguồn hỗ trợ nào đó,
sự hạn chế về nhà cung cấp dịch vụ, thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, những
rào cản hệ thống như thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ giữa các tổ chức
khác nhau cũng tạo ra những rào cản cho các gia đình muồn tiếp cận với sự hỗ trợ.
Đồng thời bài viết nói đến vai trò công tác xã hội và những người làm trong lĩnh
15
vực công tác chăm sóc sức khỏe cũng có thể trợ giúp cải thiện cơ hội tiếp cận dịch
vụ bằng cách cũng cấp thông tin đến các gia đình, giáo dục, đào tạo, phối hợp giữa
các dịch vụ và biện hộ.
Khác với nghiên cứu trên nói về những bất bình đẳng vào rào cản của người
khuyết tật khi tham gia dịch vụ y tế, Nghiên cứu Health Insurance and Children
with Disabilities /2005/ Peter G. Szilagyi Peter G /một chuyên gia về nhi khoa của
Trường đại học Rochestor) [29] lại đưa ra vai trò quan trọng của bảo hiểm y tế đối
với trẻ khuyết tật, nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ khuyết tật có bảo hiểm
y tế thường xuyên đến các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe hơn là những trẻ
không có bảo hiểm y tế, bởi nó liên quan đến chi phí để chi trả cho mỗi lần khám
chữa bệnh. Bởi vậy, theo ông, việc cấp bảo hiểm y tế cho trẻ khuyết tật là một việc
làm cần thiết và quan trọng trong việc cải thiện hiện trạng chăm sóc sức khỏe cho
trẻ khuyết tật hiện nay.
Trong hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của tổ chức y tế thế
giới (community-based rehabilitation: CBR guidelines/ World Health Organization
2010) [38] cho biết có một tỷ lệ rất nhỏ người khuyết tật ở các nước thu nhập thấp
được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng và các hệ thống chăm sóc sức
khỏe phù hợp với nhu cầu của họ. Chăm sóc y tế cần phải dựa trên khái niệm “sức
khỏe cho mọi người” như chăm sóc sức khỏe ban đầu, có nghĩa là tất cả mọi người
dân trong cộng đồng đều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ, với mức chi phí phù
hợp mà mọi người có thể chi trả. Có nghĩa tất cả các cá nhân có thể truy cập dịch vụ
y tế không phân biệt khuyết tật hay suy giảm chức năng, giới tính, tuổi tác, màu da,
chủng tộc, tôn giáo và kinh tế xã hội địa vị . Để đảm bảo điều này, các nhà cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải có thái độ tích cực đối với người khuyết tật và
có kỹ năng phù hợp, ví dụ như kỹ năng giao tiếp để phù hợp với nhu cầu của người
khuyết tật khác nhau .
Toàn bộ môi trường cần phải thay đổi để không ai là tích cực, hoặc thụ động,
phân biệt đối xử. Chương trình phục hồi chức năng dự vào cộng đồng (CBR) có thể
tạo điều kiện tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bằng cách làm
16
việc với chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng địa phương, cung cấp các liên
kết cần thiết giữa người khuyết tật và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ở nhiều nước, ví
dụ Argentina, Indonesia, Mông Cổ và Việt Nam, chương trình CBR được liên kết
trực tiếp với hệ thống chăm sóc sức khỏe - chúng được quản lý của Bộ y tế và thực
hiện thông qua cơ cấu chăm sóc sức khỏe ban đầu của họ. Các khía cạnh của các
chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng bao gồm:
Nâng cao sức khỏe: Nâng cao sức khỏe nhằm nâng cao kiểm soát sức khỏe và
các yếu tố của nó. Các chiến lược và biện pháp can thiệp có thể được hướng vào
việc tăng cường các kỹ năng của các cá nhân và thay đổi các điều kiện xã hội, kinh
tế và môi trường để giảm bớt tác động của chúng đối với sức khỏe .
Phòng chống: Phòng chống được liên kết rất chặt chẽ với nâng cao sức khỏe .
Ngăn ngừa tình trạng sức khỏe (ví dụ như bệnh tật, rối loạn, thương tích) liên quan
đến việc phòng ngừa ban đầu ( tránh ), phòng ngừa thứ cấp ( phát hiện sớm và điều
trị sớm ) và phòng chống ở mức độ cao ( phục hồi). Trọng tâm của phần này là chủ
yếu về phòng chính .
Chăm sóc y tế: Chăm sóc y tế liên quan đến việc xác định sớm, đánh giá và
điều trị tình trạng sức khỏe suy yếu và kết quả của họ, với mục đích chữa bệnh hoặc
hạn chế tác động của chúng trên cá nhân
Phục hồi chức năng : Phục hồi chức năng là một tập hợp các biện pháp cho
phép những người khuyết tật để đạt được và duy trì hoạt động tối ưu trong môi
trường của họ, nó có liên quan đối với cả những người khuyết tật có được trong suốt
cuộc đời của họ và cho những người có khuyết tật bẩm sinh. Dịch vụ phục hồi chức
năng dao động từ cơ bản đến chuyên ngành và được cung cấp ở nhiều địa điểm
khác nhau ví dụ như bệnh viện, gia đình và môi trường cộng đồng. Phục hồi chức
năng thường được khởi xướng bởi các lĩnh vực y tế nhưng đòi hỏi phải có sự hợp
tác giữa các thành phần .
Thiết bị trợ giúp: Một thiết bị đã được thiết kế , thực hiện hoặc điều chỉnh để
hỗ trợ một người để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể được biết đến như một thiết bị
hỗ trợ. Nhiều người khuyết tật được hưởng lợi từ việc sử dụng một hoặc nhiều thiết
17
bị hỗ trợ. Một số loại phổ biến của thiết bị hỗ trợ là: các thiết bị di động ( ví dụ như
cây gậy chống , xe lăn ), bộ phận giả (ví dụ như chân nhân tạo ) , dụng cụ chỉnh
hình (ví dụ như tay nẹp) , các thiết bị hình ảnh (ví dụ như kính , gậy màu trắng ) và
thiết bị trợ thính ( máy trợ thính ) .Để đảm bảo rằng thiết bị hỗ trợ được sử dụng có
hiệu quả , các khía cạnh quan trọng của cung cấp bao gồm giáo dục người sử dụng,
sửa chữa, thay thế và thích nghi môi trường trong gia đình và cộng đồng
Như vậy các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một
công cụ hữu hiệu để người khuyết tật được chăm sóc một cách tốt nhất, phù hợp với
điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển.
Có thể nói, trong các nghiên cứu đã đề cập trên, vấn đề tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật đã được đề cập đến, tuy nhiên, đó chỉ là một phần
nhỏ trong một nghiên cứu về các vấn đề chung mà trẻ khuyết tật đang gặp phải chứ
không phải là một nghiên cứu chi tiết về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho trẻ khuyết tật. Thêm vào đó, các nghiên cứu phần lớn chỉ nêu ra thực trạng
vấn đề tiếp cận như thế nào, chứ không đề cập đến việc sẽ giải quyết vấn đề đó như
thế nào, cần phải tiến hành cụ thể ra sao để cải thiện tình hình, góp phần trợ giúp trẻ
khuyết tật và gia đình có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã đề cập và căn cứ vào thực trạng của tình
hình chăm sóc trẻ khuyết tật hiện nay, thiết nghĩ cần phải có một nghiên cứu về việc
tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở cộng
đồng là việc làm cần thiết, và có ý nghĩa thiết thực trong vấn đề chăm sóc sóc sức
khỏe và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
3.Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Ứng dụng các lý thuyết kết hợp với các kĩ năng, phương pháp của công tác xã
hội vào thực tiễn để kiếm chứng tính đúng đắn của lý thuyết, cũng như chứng minh
mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với bản thân trẻ khuyết tật
18
Trẻ khuyết tật đang được chăm sóc tại gia đình ở cộng đồng sẽ có được thêm
nhiều cơ hội để tiếp cận với hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là cơ hội được tiếp
cận với hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các em sẽ được khám, chuẩn đoán và
được điều trị cũng như phục hồi chức năng phù hợp với dạng khuyết tật của mình.
Điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng sống độc lập, giảm bớt sự phụ thuộc của các
em vào người thân cũng nhiều hơn. Thậm chí nếu được quan tâm và giúp đỡ kịp
thời, các em còn có thể trở thành những người có ích cho xã hội.
Đối với gia đình trẻ khuyết tật
Trẻ em rất cần sự chăm sóc, thương yêu của gia đình, người thân, đối với trẻ
khuyết tật thì việc chăm sóc về mọi mặt lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, bởi nhiều
trẻ không thể tự phục vụ được cho mình mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào người
khác để suy trì sự sống, để tồn tại. Việc trẻ khuyết tật được sống ở gia đình, ở cộng
đồng là điều hoàn toàn đúng đắn, nhưng người chăm sóc trẻ phải biết cách làm thế
nào để trẻ được chăm sóc và hỗ trợ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải người
chăm sóc nào cũng có được sự hiểu biết cũng như kiến thức về chăm sóc trẻ khuyết
tật, đặc biệt là những gia đình có trẻ khuyết tật sống ở khu vực nông thôn. Bởi vậy,
nghiên cứu được thực hiện cũng đưa ra được những giải pháp để gia đình trẻ làm
thế nào để tiếp cận được với hệ thống dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của
trẻ, mà hơn hết là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ.
Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra những hướng đi thích hợp, thuận tiện và khả thi
trong việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cho cha mẹ, người chăm sóc
trẻ để trẻ có cơ hội được chăm sóc về sức khỏe một cách tốt nhất.
Đối với chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Phải thừa nhận rằng trong những năm qua, người khuyết tật đã và đang nhận
được sự quan tâm của nhà nươc, điều đó thể hiện qua việc Luật người khuyết tật đã
được ban hành kèm theo đó là những nghị định, nghị quyết hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên hiệu quả thực hiện Luật lại chưa được như mong đợi, khi rất nhiều trẻ em
khuyết tật chưa thực sự tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ mà Luật đã quy định,
bởi vậy, nghiên cứu sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách,
19
Luật pháp mà nhà nước đã ban hành, cũng là góp phần đảm bảo quyền lợi cho trẻ
khuyết tật đang sống ở cộng đồng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng, trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp giúp trẻ khuyết tật ở cộng đồng có nhiều cơ hội và điều kiện thuận
lợi để được theo dõi, chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn, và mở ra hi vọng phục
hồi một phần nào đó các chức năng bị khiếm khuyết.
Nghiên cứu cũng nhằm mục đích xác định vai trò của công tác xã hội trong
việc hỗ trợ, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ
khuyết tật ở cộng đồng.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ rõ và mô tả thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở
địa phương.
Phân tích những điểm thuận lợi và hạn chế mà trẻ khuyết tật và gia đình đã
trải qua trong khi tìm cách tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đưa ra các giải pháp cấp thiết để trẻ khuyết tật tiếp cận được với dịch vụ
chăm sóc sức khỏe phù hợp với dạng khiếm khuyết của bản thân.
Chỉ rõ vai trò của người làm công tác xã hội trong việc giúp trẻ khuyết tật
tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật
sống tại cộng đồng
5.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ khuyết tật
Gia đình có trẻ khuyết tật
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
20
Cơ quan thực hiện chính sách, pháp luật để đảm bảo trẻ được tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe: phòng lao động xã hội, phòng bảo hiểm xã hội.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi thời gian
2/2013 – 11/2013
6.2. Phạm vi không gian
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà trẻ khuyết tật và gia đình có thể tiếp cận
Gia đình và môi trường sống của trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa,
Tuyên Quang.
6.3.Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu:
Cách thức tiếp cận, mức độ tiếp cận, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ
khuyết tật ở cộng đồng.
Những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Giải pháp can thiệp để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết
tật thông qua tăng cường khả năng tiếp cận.
Hoạt động của người làm nhiệm vụ công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ
khuyết tật tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng khuyết tật và trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng đang diễn ra như
thế nào?
Những khó khăn nào mà trẻ khuyết tật và gia đình đang phải đối mặt trong
việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ?
Những giải pháp nào đã được thực hiện để cải thiện khả năng tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật và cần thay đổi hay cải thiện những
gì để trẻ khuyết tật và gia đình tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
một cách tốt nhất ?
Công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc cải thiện và thay đổi tình
hình hiện tại?
21
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận duy vật biện chứng
Phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện,
tổng thể từng khía cạnh của mọi sự vật hiện tượng trong quá trình vận động và phát
triển, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác, đồng thời xử lý hiệu quả
các vấn đề tồn tại trong cuộc sống thực tiễn.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với lý thuyết của công
tác xã hội trong nghiên cứu sẽ giúp người nghiên cứu thấy được mối quan hệ tương
tác giữa khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các yếu tố ảnh hưởng đến
nó, như mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe, năng lực của các cán bộ thực hiện
nhiêm vụ hỗ trợ, năng lực của người chăm sóc trẻ, để từ đó có được cái nhìn toàn
diện, tổng thể và đưa ra được giải pháp đúng đắn nâng cao khả năng tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng.
Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được sử dụng xuyên suốt trong nghiên cứu để lý giải mối liên
quan liên ngành trong việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật và gia đình tiếp cận được với
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bởi việc trợ giúp không thể thành công chỉ phụ thuộc vào
các ban ngành trong một hệ thống.
Thuyết nhu cầu (Maslow)
Sử dụng lý thuyết nhu cầu trong phương pháp luận để giúp luận giải những
nhu cầu cơ bản của trẻ khuyết tật, để lý giải tại sao việc được tiếp cận và chăm sóc
sức khỏe là việc làm cần thiết và không thể thiếu đối với trẻ khuyết tật đang sống ở
cộng đồng
Thuyết vai trò xã hội
Vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá
nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những qui tắc chuẩn
mực mà xã hội đã đặt ra. Như vây, thuyết vai trò sử dụng trong nghiên cứu được sử
dụng để xem xét các vai trò của mỗi cá nhân trong hệ thống trợ giúp có tác động
như thế nào đến việc tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe, vai
trò của nhân viên công tác xã hội được thể hiện như thế nào trong mối tương quan
22
với vai trò của những vị trí khác để trẻ khuyết tật tiếp cận được với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu khoa học là cả một quá trình thu thập và xử lí thông tin, bởi vậy
chất lượng thông tin thu tập được có tác động trực tiếp đến kết quả nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đã sử dụng một số phương pháp thu
thập thông tin như sau:
Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra
những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Các báo cáo nghiên cứu khoa học đã được thẩm định: cụ thể là các nghiên
cứu về tình hình chung về trẻ khuyết tật trên thế giới và Việt Nam, các nghiên cứu
về các việc thực hiện chính sách về trẻ khuyết tật, những cách tiếp cận với hệ thống
dịch vụ trợ giúp của trẻ khuyết tật, cũng như các nghiên cứu có liên quan đến việc
tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật đang diễn ra như thế nào.
Báo cáo hoạt động trợ giúp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật:
Các báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật với người khuyết tật, báo
cáo hoạt động về việc trợ giúp người khuyết tật trên thế giới, Việt Nam và các báo
cáo cụ thể của địa phương.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội
học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người
được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
nghiên cứu. Tùy theo mục đích thu thập thông tin mà người làm nghiên cứu sử dụng
các loại phỏng vấn khác nhau. Với mong muốn tìm hiểu quan điểm, thái độ cũng
như nhận thức của một số khách thể trong nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn phương
pháp phỏng vấn sâu để tiến hành thu thập thông tin. Cụ thể, tác giả nghiên cứu đã
tiến hành 23 phỏng vấn sâu ở 11 khách thể với những nội dung sau:
23
Đối tượng phỏng vấn
Số lượng
Mục đích
Trẻ khuyết tật
5
Hoạt động thường ngày của trẻ: gặp khó
khăn gì
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ
khuyết tật
7
Các nguồn thông tin về hệ thống chăm sóc
sức khỏe
Mức độ tiếp cận với hệ thống chăm sóc
sức khỏe
Những khó khăn khi tiếp cận với hệ thống
chăm sóc sức khỏe
Những đề xuất để việc tiếp cận với hẹ
thống chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.
Cán bộ địa phụ trách vấn đề
chăm sóc , giáo dục trẻ em
1
Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật ở địa
phương.
Cán bộ y tế:
Cán bộ y tế xã
Y tế thôn bản
Nhân viên y tế của trung
tâm phục hồi chức năng
4
Kiến thức về trẻ khuyết tật
Quy trình khám chữa bệnh cho trẻ khuyết
tật
Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho
trẻ khuyết tật ở địa phương
Công tác truyền thông về phòng ngừa và
can thiệp sớm cũng như cách thức truyền
đạt thông tin về chăm sóc sức khỏe cho trẻ
khuyết tật và gia đình ở địa phương
Quy trình giám định khuyết tật
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật
Cán bộ Đoàn thanh niên
1
Hoạt động của đoàn thanh niên trong việc
trợ giúp trẻ khuyết tật
Cán bộ hội phụ nữ
1
hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở địa
phương của hội
24
Giáo viên đứng lớp có trẻ
khuyết tật
2
Kiến thức về trẻ khuyết tật
Phương pháp hỗ trợ trẻ khuyết tật trong
lớp học.
Cán bộ phòng lao động xã
hội
1
Thủ tục làm hồ sơ để hưởng các quyền lợi
của trẻ khuyết tật.
Những khó khăn trong quá trình hoàn
thiện hồ sơ cũng như giám định trường
hợp để xác định đối tượng được hưởng trợ
cấp.
Cán bộ phòng bảo hiểm xã
hội
1
Những lợi ích mà bảo hiểm y tế đem lại
cho trẻ khuyết tật trong quá trình khám
chữa bệnh.
Tổng số phỏng vấn sâu : 23
Vãng gia
Vãng gia là đi thăm viếng tại gia đình; tiếp cận và thăm hỏi thân chủ tại gia
đình của họ vì lý do chuyên môn, không giống như thăm bạn bè xã giao thông
thường.
- Mục đích: Tạo sự gần gũi, thân mật với gia đình thân chủ, quan sát thân chủ trong
môi trường sống của họ để hiểu rõ hơn về thân chủ và vấn đề của họ. Xem xét mối
quan hệ trong gia đình của họ: Không khí trong gia đình, mối quan hệ, tác động
giữa các thành viên, hành vi, thái độ của thân chủ ở nhà.
Vãng gia trong nghiên cứu này có vai trò đặc biệt quan trọng, khi đến với mỗi
gia đình, ta có thể thấy được môi trường sống của trẻ khuyết tật, cách mà cha mẹ
chăm sóc cho trẻ khuyết tật tại gia đình, điều kiện kinh tế cụ thể, đồng thời cũng
kiểm chứng chính xác được thông tin thu được từ những cuộc phỏng vấn sâu.
Nghiên cứu vãng gia 10 trường hợp trong tổng số 16 trường hợp trẻ khuyết tật có tại
địa phương để có được thông tin chính xác và khách quan nhất về tình hình trẻ
khuyết tật đang sống tại cộng đồng trong phạm vi nghiên cứu.
25
Phương pháp quan sát
Quan sát thái độ, hành vi của nhưng người trong mạng lưới hệ thống hỗ trợ
trẻ khuyết tật : nhân viên ý tế, cha mẹ trẻ khuyết tật, giáo viên đứng lớp có trẻ
khuyết tật… để thấy được mức độ quan tâm của họ đối với trẻ khuyết tật.
Quan sát môi trường sống của trẻ khuyết tật, các phương tiện để phục vụ cuộc
sống của trẻ khuyết tật, để đánh giá những khó khăn mà trẻ khuyết tật còn gặp phải
trong cuộc sống.