Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.3 KB, 98 trang )


4
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HỘP iv

PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ……………………………
5
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………
6
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu …………………………
8
7. Khung lý thuyết ……………………………………………………………
10
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
13
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
11
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ………………………………………
11
1.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………
16


1.3. Cơ sở phương pháp luận …………………………………………………
19
1.4. Các lí thuyết được sử dụng trong đề tài
20
1.4.1. Nghịch lí LaPieE ………………………………………………………
20
1.4.2.Quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong các nghiên cứu về thái độ …….
21
1.5. Các khái niệm công cụ

1.5.1. Nhận thức ………………………………………………………………
22
1.5.2. Thái độ ……………………………………………………………………
22
1.5.3. Hành vi …………………………………………………………………
23
1.5.4. Hành vi lệch chuẩn ……………………………………………………….
24
1.5.5. Sinh viên ………………………………………………………………….
24
1.5.6. Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ ………………………………
24
CHƯƠNG 2: Thực trạng nhận thức – thái độ - hành vi của sinh viên trường
Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ
26
2.1. Nhận thức học tập của sinh viên về phương pháp học tập theo tín chỉ
26
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong phương
pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ ………………………………………
28



5
2.1.2. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học trong phương pháp học ở nhà
và trên thư viện của hệ thống đào tạo tín chỉ ……………………………………
32
2.1.3. Nhận thức của sinh viên về các hoạt động biểu hiện tính tích cực học tập
của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ ………………………
37
2.2. Thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo
tín chỉ
42
2.2.1. Thái độ của sinh viên với thời gian học tập trên lớp, ở nhà trong hệ thống
đào tạo tín chỉ ………………………………………………………………
44
2.2.2. Thái độ của sinh viên với phương pháp giảng dạy của giảng viên theo học
chế tín chỉ ………………………………………………………………………
46
2.2.3. Thái độ của sinh viên với phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo học chế tín chỉ ………………………………………………………….
48
2.3. Hành vi học tập của sinh viên trong phương pháp học tập của hệ thống
đào tạo tín chỉ
51
2.3.1. Hành vi học tập tích cực …………………………………………………
54
2.3.2. Hành vi học tập thụ động ………………………………………………….
58
2.3.3. Hành vi học tập lệch chuẩn ………………………………………………
60

2.3.4. Hành vi học nhóm …………………………………………………….
62
CHƯƠNG 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ và hành vi của
sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế
tín chỉ
69
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học
Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
71
3.1.1. Đặc điểm của cá nhân của sinh viên ……………………………………….
72
3.1.2. Quy định của nhà trường ………………………………………………….
74
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên với phương pháp học
tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
76
3.2.1. Các đặc điểm cá nhân của sinh viên ……………………………………
76
3.2.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên …………………………………
80
3.2.3. Quy định của nhà trường ………………………………………………
82
3.3. Các nhân tổ ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên trong hệ
thống đào tạo tín chỉ
86
3.3.1. Các đặc điểm cá nhân của sinh viên …………………………………
86
3.3.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên ………………………………
91
3.3.3. Cơ sở vật chất của nhà trường ……………………………………………

94
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
99
1. Kết luận…………………………………………………………………………
99

6
2. Một vài khuyến nghị…………………………………………………………
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………



7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
32
Bảng 2.2: Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp 34
Bảng 2.3: Tần suất về nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ
thống đào tạo tín chỉ 35
Bảng 2.4: Mức độ nhận thức đúng về hoạt động tự học của phương pháp học trên thư viện
và ở nhà trong đào tạo tín chỉ 38
Bảng 2.5: Tần suất nhận thức của sinh viên về tự học trên thư viện và ở nhà trong phương
pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ 40
Bảng 2.6: Mức độ nhận thức đúng về các hoạt động biểu hiện tính cực của sinh viên của
phương pháp học ở hệ thống đào tạo tín chỉ 43
Bảng 2.7: Tần suất nhận thức của sinh viên về các hoạt động biểu hiện tính tích cực học tập
trong phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 45
Bảng 2.8: Tuần suất các phương pháp giảng dạy mà giảng viên sử dụng 48
Bảng 2.9: Chỉ số hành vi học tập đúng với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín

chỉ của sinh viên 52
Bảng 2.10: Tần suất các hành vi học tập tích cực của sinh viên ĐH Hồng Đức 54
Bảng 2.11: Tần suất hành vi học tập thụ động của sinh viên trường ĐH Hồng Đức 58
Bảng 2.12: Tần suất các hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên trường Đại học
Hồng Đức 60
Bảng 2.13:Thời lượng học nhóm sau giờ lên lớp của sv trường ĐH Hồng Đức 62
Bảng 2.14: Thời gian học nhóm của sinh viên 63
Bảng 2.15: Mức độ tham gia các hoạt động học nhóm 65
Bảng 2.17: Thái độ của sinh viên với hoạt động học nhóm 66
Bảng 3.1: Tương quan giữa biến số giới tính và biến số nhận thức về tăng thời lượng học
trên thư viện và ở nhà 72
Bảng 3.2: Tương quan giữa năm học và nhận thức về tăng thời lượng học ở nhà và trên thư
viện 73
Bảng 3.3: Tương quan giữa biến số giới tính và thái độ của sinh viên với phương pháp học
tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 77

8
Bảng 3.4: Tương quan giữa biến số năm học và thái độ của sinh viên với phương pháp học
tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 78
Bảng 3.5 : Tương quan giữa biến số điểm trung bình học tập và thái độ với phương pháp
học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 79
Bảng 3.6: Tương quan giữa phương pháp giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép với thái độ
với phương pháp học tập 81
Bảng 3.7: Tương quan giữa phương pháp giáo viên gợi mở, đặt câu hỏi định hướng với thái
độ của sinh viên với phương pháp học tập theo tín chỉ 82
Bảng 3.8: So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập của hệ thống tín chỉ của sinh
viên với vị trí ngồi trong lớp 87
Bảng 3.9: So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
của sinh viên theo ngành học 88
Bảng 3.10: So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín

chỉ của sinh viên theo điểm trung bình học kì gần nhất 89
Bảng 3.11: So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín
chỉ của sinh viên theo số năm học 90
Bảng 3.12 Mối quan hệ giữa phương pháp giáo viên gợi mở vấn đề với hành vi ít tranh luận
với giáo viên 93
Bảng 3.13: Đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất trong trường 95

9
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1 – Quan sát trường hợp một lớp học 69
Hộp 2: Vị trí chỗ ngồi với hành vi học tập 88
Hộp 3: Phương pháp giảng của giáo viên và hành vi học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
92
Hộp 4: Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên 96


10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau mười năm chuyển mình đổi mới, đến Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản
Việt Nam năm 1996 thì “Giáo dục, đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu”
1
. Vai trò của giáo dục lớn tới mức nó có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân
tộc. Bởi lẽ, giáo dục chính là trụ cột để một quốc gia tạo dựng, giữ gìn và phát triển
hệ giá trị xã hội trong thời điểm thế giới ngày càng trở nên phẳng và giống nhau, lúc
này giáo dục chính là công cụ cơ bản để các dân tộc nhận diện mình trên bản đồ thế
giới. Trong quá trình toàn cầu hóa, nền giáo dục nước ta cũng đứng trước những
thách thức to lớn. Nắm bắt được xu hướng này, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiệm vụ
đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách để làm động lực cho đất nước vươn lên tầm

quốc tế. Riêng về giáo dục đại học, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Đổi
mới giáo dục đại học là vấn đề quan trọng và cấp bách. Đây là vấn đề có tính chất
quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”
2

Trong quá trình phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng,
việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đóng vai trò trọng tâm và quan trọng
nhất. Trong những năm gần đây, giáo dục đại học ở nước ta đã không ngừng nâng
cao về cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ giảng viên, phương pháp đào tạo… . Đặc biệt
quan trọng là sự đổi mới hình thức đào tạo từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ.
Đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo linh hoạt và mềm dẻo trong đó sinh viên
được chủ động lập kế hoạch và đăng kí học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến
độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường nhằm hoàn tất chương
trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp.
3

Hình thức đào tạo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có một phương pháp học thật
sự khoa học, chủ động, tích cực hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học và tự


1
Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, 1996, xem
trên ngày 26/10/2008
2
Xem bài Thủ tướng: Đổi mới giáo dục đại học là chuyện cấp bách trên
cập nhật ngày 26/10/2008

3

Quy định về đào taoh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo quyết định số
801/2008/QĐ -ĐHHĐ ngày 03 tháng 9 năm 2008 của hiệu trưởng trường ĐHHĐ

11
tìm tài liệu nghiên cứu. Mục đích của đào tạo tín chỉ là phát huy tính tích cực học tập
của sinh viên để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trường Đại học Hồng Đức
chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ từ năm 2008 nhằm nâng cao
tính tích cực học tập của sinh viên. Với hình thức đào tạo mới này, sinh viên trường
Đại học Hồng Đức nhận thức thế nào về hình thức đào tạo tín chỉ? Họ có thái độ như
thế nào với hình thức đào tạo này? Và hành vi (việc thực hành) phương pháp học tập
theo hình thức đào tạo theo tín chỉ có gì đáng chú ý?
Đi tìm câu trả lời cho các vấn đề như hiện trạng của nhận thức, thái độ, hành vi
của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với việc học tập theo học chế tín chỉ, độ
chênh giữa nhận thức về hình thức đào tạo theo tín chỉ với hành vi học tập theo hình
thức này, thiết nghĩ nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ” là điều cần
thiết.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với phương pháp
học tập” có thể là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như: Giáo dục
học, tâm lí học, xã hội học. Mỗi ngành khoa học với những đặc điểm riêng của mình
lại khai thác vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau.
Đề tài “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ” nghiên cứu từ góc nhìn xã hội học sẽ
góp phần làm rõ hơn hệ thống khái niệm trong nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành
vi.
Không những thế, đề tài cũng sẽ là một đóng góp nhỏ giúp chúng ta có thể
kiểm chứng một số lí thuyết xã hội học như: lí thuyết ngưỡng tình huống, nghịch lí

LaPie trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn

12
Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nhận thức, thái độ và
hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học
chế tín chỉ.
Những kết quả của đề tài cũng sẽ giúp chúng ta phần nào tìm ra những nhân tố
có thể ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên một cách khoa học, từ
đó sẽ giúp những nhà quản lí, lãnh đạo của trường, tập thể giảng viên và sinh viên có
những giải pháp nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức – thái độ - hành
vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín
chỉ cũng như các yếu tố tác động tới thực trạng này. Qua đây người nghiên cứu phần
nào có những cơ sở để lí giải cho chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học
Hồng Đức để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ ở các nhóm vấn đề sau:
- Sinh viên nhận thức đúng hay sai về phương pháp học tập trong hệ thống đào
tạo tín chỉ.
- Sinh viên nhận thức đúng hay sai về phương pháp học tập trong hệ thống đào
tạo tín chỉ thông qua các hoạt động học tập như: học tập trên lớp, học tập ở nhà, học
tập trên thư viện.
Đề tài cũng tìm hiểu thái độ của sinh viên với phương pháp học tập theo học
chế tín chỉ như:
- Sinh viên có thái độ thích hay không thích với phương pháp học tập theo học

chế tín chỉ.
- Sinh viên có thái độ thích hay không thích với một số hoạt động học tập trong
hệ thống đào tạo tín chỉ như: phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy
của giáo viên và thời gian học tập của sinh viên.

13
Bên cạnh đó, đề tài hướng đến tìm hiểu hành vi học tập của sinh viên với các
nhóm hành vi học tập sau:
- Hành vi học tập tích cực.
- Hành vi học tập thụ động.
- Hành vi phản học tập.
- Hành vi học nhóm – một hành vi tiêu biểu trong hoạt động học tập trong hệ
thống đào tạo tín chỉ.
Đề tài cũng nhằm chứng minh sự tồn tại của độ chênh lệch giữa nhận thức,
hành vi trong phương pháp học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.
Đồng thời, cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành
vi của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với
phương pháp học tập theo học chế tín chỉ.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Hồng Đức.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi thời gian: tháng 3/2010 đến 11/2011
* Phạm vi không gian: Trường Đại học Hồng Đức
* Nội dung nghiên cứu
- Nhận thức: Nghiên cứu giới hạn trong việc tìm hiểu và phân tích xem sinh
viên trường Đại học Hồng Đức có nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ
thống đào tạo tín chỉ không và tìm hiểu nhận thức của sinh viên thông qua 15 biểu

hiện về hoạt động học tập trên lớp, ở nhà và trên thư viện.
- Thái độ: Nghiên cứu chỉ tìm hiểu các biểu hiện trong thái độ của sinh viên
khi tham gia hoạt động học tập: Sinh viên thích hay không thích phương pháp học tập
theo học chế tín chỉ, sinh viên thích hay không thích một số hoạt động liên quan đến
học tập như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp kiếm tra, đánh giá
và thời gian học tập.

14
- Hành vi (thực hành phương pháp học tập):
Chúng tôi hướng đến tìm hiểu hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống
đào tạo tín chỉ ở 18 loại hành vi phổ biến trong các hoạt động học tập trên lớp, ở nhà,
trên thư viện với các nhóm hành vi học tập tích cực, hành vi học tập thụ động, hành
vi học tập lệch chuẩn.
Ngoài ra đề tài cũng hướng đến tìm hiểu hành vi học nhóm của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức trong hệ thống đào tạo tín chỉ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn mẫu
Thông tin được thu thập từ mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ các khoa của
trường Đại học Hồng Đức. Dung lượng mẫu là 300 sinh viên. Tính đại diện của mẫu
nghiên cứu được đảm bảo bằng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai
đoạn. Cách chọn như sau:
1. Lập danh sách toàn bộ các khoa của trường theo các nhóm ngành: Tự nhiên, Công
nghệ, Kĩ thuật, Xã hội, Kinh tế, Ngoại ngữ
2. Rút chọn mỗi nhóm ngành một khoa
3. Trong mỗi khoa, lập danh sách các lớp theo khóa
4. Bốc thăm chọn lớp, mỗi khóa chọn một lớp để khảo sát
5. Cách chọn từng lớp như sau:
- Chọn sinh viên ngồi giữa dãy bàn từ dãy trên xuống dãy dưới
- Không chọn hai sinh viên ngồi cạnh nhau để hỏi.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin

5.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Chúng tôi đã tiến hành phát 300 phiếu trưng cầu ý kiến cho sinh viên các khoa
trong trường : Khoa Xã hội, bộ môn Tâm lí, Khoa Tự nhiên, Khoa Kĩ thuật công
nghệ, Khoa Ngoại ngữ:
Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến gồm 2 phần lớn: Phần nội dung chính của
phiếu hỏi và phần thông tin cá nhân.
Phần các câu hỏi: chúng tôi đưa ra các nhóm câu hỏi lớn về: Nhận thức, thái
độ và hành vi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa thêm một số câu hỏi để xem đánh giá

15
của sinh viên về cơ sở vật chất của trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên để
từ đó có cơ sỏ xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và
hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học
chế tín chỉ.
Phần thông tin cá nhân: Bên cạnh những đặc điểm về nhân khẩu để xác định
những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi sinh viên với
phương pháp học tập theo học chế tín chỉ như: giới tính, số năm học của sinh viên,
ngành học, chúng tôi cũng đưa ra một loạt các câu hỏi liên quan đến đặc điểm của
sinh viên để xác định sự ảnh hưởng này như: vị trí chỗ ngồi, điểm trung bình học tập,
gia đình có người làm giáo viên không, bạn có đọc các thông tin về giáo dục trên các
phương tiện truyền thông đại chúng không?
Cơ cấu mẫu chọn được chúng tôi thực hiện như sau:
- Giới tính:
+Nam: 37.9%
+ Nữ: 62.1%
- Năm học:
+ Năm thứ 1: 20.4%
+ Năm thứ 2: 42.3%
+ Năm thứ 3: 37.1%
- Ngành học

+ Khoa tâm lí: 10.7% + Khoa Ngoại ngữ: 10.3%
+ Khoa Kĩ thuật công nghệ: 10.0% + Khoa Tự nhiên: 14.6%
+ Khoa Kinh tế: 27% + Khoa Xã hội: 27.4%
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung thông tin cho các nghiên cứu định lượng tôi tiến hành 10
phỏng vấn sâu cá nhân gồm các sinh viên năm thứ nhất, năm thứ 2 và năm thứ 3 ở
các khoa và bộ môn trong trường như: tự nhiên, xã hội, kinh tế, mầm non…
Nội dung xoay quanh chủ đề hành vi chủ động học tập của sinh viên (Tự học ở
nhà, hành vi học tập trên lớp) và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
5.2.3. Phương pháp quan sát

16
Nghiên cứu đã thực hiện cả quan sát tham dự và quan sát không tham dự để
tìm hiểu: nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với
phương pháp học tập theo học chế tín chỉ.
Nghiên cứu đã thực hiện một quan sát tham dự đối với một buổi học của K11-
Xã hội học – Khoa Khoa học Xã hội . Nội dung của quan sát là: Quan sát sự khác biệt
giữa các vị trí ngồi trong lớp học đối với sự chủ động học tập của sinh viên trong lớp
Ngoài ra, để thực hiện đề tài, tôi đã quan sát những cuộc trao đổi giữa các sinh
viên với nhau về phương pháp học tập, quan sát các hoạt động học tập ở trường của
sinh viên như: hành vi tìm kiếm sách trên thư viện, các hoạt động học tập diễn ra tại
phòng Internet…
5.3 Phương pháp xử lí thông tin
Các thông tin định lượng được xử lí bằng phần mền thống kê chuyên dụng
SPSS 15.0.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức nhận thức về phương pháp học tập theo tín
chỉ như thế nào?
2) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức có thích phương pháp học tập theo học chế tín

chỉ không?
3) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức đang thực hành phương pháp học tập theo tín
chỉ ra sao?
4) Liệu có tồn tại một độ chênh giữa nhận thức và hành vi thực hành phương pháp
học theo tín chỉ của sinh viên trường đại học Hồng Đức không?
5) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức trong phương pháp học tập theo học chế tín chỉ.
Từ những câu hỏi nghiên cứu này cũng như phân tích những nghiên cứu từ
trước, tôi đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau:
6.1. Phần đông sinh viên trường Đại học Hồng Đức có nhận thức đúng về phương
pháp học tập theo tín chỉ, tuy nhiên số sinh viên thích phương pháp học tập này
không chiếm tỉ lệ cao như tỉ lệ nhận thức đúng.

17
6.2. Mức độ nhận thức đúng khá cao của sinh viên về phương pháp học tập theo tín
chỉ chưa chuyển hóa thành các hành vi học tập đúng theo phương pháp này
6.3. Nhận thức, thái độ và hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo tín
chỉ, cũng như độ chênh giữa các biến số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương
pháp giảng dạy của giáo viên, vị trí ngồi trên lớp, giới tính, ngành học, năm học,
điểm trung bình học tập, cơ sở vật chất của nhà trường.

18
7. Khung lý thuyết







































Yếu tố khách quan:
- Quy định của Bộ, quy định
của trường
- Cơ sở vật chất: diện tích
phòng học, ánh sáng, âm thanh,
hệ thống thư viện
Yếu tố khách quan:
- Phương pháp giảng dạy của
giáo viên
- Đặc điểm của sinh viên
+ Đặc điểm nhân khẩu: Giới
tính, năm học, ngành học…
+Một số đặc điểm khác: Vị trí
chỗ ngồi, điểm học kì gần
nhất…

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp
học tập theo học chế tín chỉ.
Nhận thức của sinh viên
trường Đại học Hồng
Đức với phương pháp
học tập theo học chế tín
chỉ:
- Nhận thức chung về
phương pháp học tập
theo tín chỉ.
- Nhận thức về hoạt
động học tập trên lớp
- Nhận thức về các hoạt
động học tập ở nhà, trên

thư viện
-Nhận thức về các hoạt
động biểu hiện tính tích
cực học tập của sinh
viên.
Thái độ của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức
với phương pháp học tập
theo học chế tín chỉ:
- Sinh viên thích hay
không thích phương pháp
học tập theo học chế tín
chỉ.
-Sinh viên thích hay
không thích thời gian học
tập ở nhà, trên lớp theo hệ
thống đào tạo tín chỉ
- Sinh viên thích hay
không thích phương pháp
dạy học của giáo viên
-Sinh viên thích hay
không thích phương pháp
kiếm tra, đánh giá kết quả
học tập

Hành vi học tập của sinh
viên với phương pháp học
tập theo học chế tín chỉ:
-Hành vi học tập đúng
với tinh thần của

phương pháp học tập
trong hệ thống đào tạo
tín chỉ
+Hành vi học tập tích cực

- Hành vi không đúng
với tinh thần của
phương pháp học tập
trong hệ thống đào tạo
tín chỉ
+Hành vi học tập thu động
+ Hành vi lệch chuẩn
trong học tập
- Hành vi học nhóm

19
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiến tiến và mới được
áp dụng trong đào tạo đại học ở Việt Nam những năm gần đây. Chính vì sự mới mẻ
của nó mà ở mỗi trường đại học khi áp dụng đều gặp phải những bất cập nhất định.
Nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện nền giáo dục nước nhà, Bộ Giáo dục, các
trường đại học, cao đẳng, các cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này trong cả nước đã
nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến phương thức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều những hội thảo về phương thức đào tạo
trong hệ thống tín chỉ được tổ chức ở các trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học
Hà Tĩnh, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức, Đại học Đà Lạt, Đại học Thái Nguyên,
Đại học dân lập Thăng Long Đặc biệt có những hội thảo mang tầm quốc gia như

Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng vào năm
2006 đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu ở các
trường đại học, các viện nghiên cứu trên mọi miền trên tổ quốc. Những bài viết trong
hội thảo cho thấy tâm huyết của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với
việc nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy trong phương pháp học tập theo học
chế tín chỉ. Trong hội thảo này, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại
các trường đại học như: Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng , đã phân tích một số vấn đề
tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế tín
chỉ. Đưa ra các giải pháp để triển khai phương pháp học tập theo học chế tín chỉ,
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có bài
viết: “Các giải pháp triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc Gia
Hà Nội” trong hội thảo này.
Bên cạnh những bài viết đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo
trong học chế tín chỉ, nhiều học giả còn đưa ra những phân tích dựa trên kinh nghiệm
của các nước có nền giáo dục phát triển và đã có những thành công trong hoạt động

20
ứng dụng phương pháp học tập theo học chế tín chỉ như Trung Quốc, Mĩ, Malaixia…
Đưa ra những kinh nghiệm của Malaixia trong hoạt động đào tạo theo tín chỉ và so
sánh với Việt Nam trong tiến trình đào tạo này TS Lê Văn Hảo – Trường Đại học
Nha Trang đã viết “Tổ chức đào tạo đại học theo tín chỉ: Kinh nghiệm của Malaixia
và so sánh với Việt Nam”, tác giả đã phân tích một vài nét về nền giáo dục tại
Malaxia như việc phân loại môn học, thời gian học, thời gian cho các kì học, thời
lượng tín chỉ…và so sánh với hoạt động đào tạo tại Việt Nam ở một số điểm: thời
gian cho các học kì, thời lượng từng tín chỉ, khối lượng làm việc của sinh
viên…Không chỉ phân tích kinh nghiệm của Malaixia, kinh nghiệm trong đào tạo
theo học chế tín chỉ của Mĩ được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm, trong hội thảo này
TS Eli Mazul &TS Phạm Thị Ly đã chỉ ra hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới
- Mĩ là một hệ thống không có hệ thống qua bài viết “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ

của Mĩ và những cải cách cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”, bài viết đã chỉ
rõ những đặc điểm trong hệ thống giáo dục của Mĩ từ trong lịch sử đến thời kì hiện
đại và đưa ra những bài học trong việc ứng dụng của Trung Quốc và đưa ra cách thức
ứng dụng ở Việt Nam.
Không chỉ quan tâm đến những hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chính quy,
hội thảo cũng có nhiều bài viết quan tâm đến lĩnh vực đào tạo văn bằng 2, không
chính quy như Th.S Phan Thị My với bài viết “Tiếp cận hệ thống tín chỉ trong đào
tạo không chính quy”, đã phân tích lộ trình áp dụng hệ thống tín chỉ cho đào tạo
không chính quy.
Ngoài hội thảo trên còn rất nhiều các hội thảo khác như hội thảo “Đổi mới
phương thức dạy theo học chế tín chỉ” của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.
Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 2008 với rất nhiều bài viết nhằm mục đích: Nhận diện
thực trạng giảng dạy, học tập ở trường sau 2 năm tiến hành đào tạo theo học chế tín
chỉ, tạo ra diễn đàn học tập, trao đổi, thảo luận những vấn đề lí luận và thực tiễn liên
quan đến phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ.
Các hội thảo diễn ra với khá nhiều nội dung liên quan đến phương thức đào tạo
tín chỉ như: giảng dạy, kiểm tra đánh giá, học tập, bản chất của tín chỉ, so sánh
phương thức đào tạo tín chỉ và niên chế, những khó khăn cũng như những thuận lợi

21
khi áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ Tuy nhiên, những hội thảo về phương
pháp học tập theo hệ thống tín chỉ với đối tượng là người học còn đơn giản và chưa
được tập trung và chú ý.
Không chỉ có hội thảo, các bài nghiên cứu dưới hình thức bài báo về phương
thức đào tạo tín chỉ cũng xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí với nhiều nội dung khác
nhau. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở một số những nhóm như
sau:
Thứ nhất, những bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về bản chất của tín chỉ cũng
như sự ứng dụng nó ở Việt Nam thu hút được sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều
nhà giáo, nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục.

Nghiên cứu về lịch sử và bản chất của học chế tín chỉ, PGS.TS Hoàng Văn
Vân đã có bài viết “Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm
ý cho phương pháp giảng- dạy ở bậc đại học” trong tạp chí khoa học số 3 năm 2010,
trong bài viết này, tác giả đã phân tích lịch sử của giờ tín chỉ, bản chất của tín chỉ
cũng như cách áp dụng vào Đại học Quốc Gia, những lợi thế của phương thức đào
tạo tín chỉ, một số hàm ý cho phương thức dạy và học ở bậc đại học.
Trên trang web của Đại học Quốc Gia, GS.TS Lê Thạc Cán đã phân tích về
“Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ” trên
trang web của Đại học Quốc Gia Hà Nội, GS đã chỉ ra những thí nghiệm ứng dụng
hình thức tổ chức theo chương trình định sẵn và theo học chế tín chỉ ở các quốc gia
như Hoa Kì, Anh Quốc, Nga và Việt Nam để từ đó rút ra sự khác biệt của hai chương
trình này và ưu điểm cũng như những cách thức để áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ
ở Việt Nam.
Cũng phân tích về bản chất của học chế tín chỉ và việc áp dụng nó tại Việt
Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp đã phân tích về “Về học chế tín chỉ và việc áp dụng
ở Việt Nam” trong tạp chí khoa học số 3 năm 2007, trong bài viết này, giáo sư đã chỉ
rõ sự ra đời và lan toả của học chế tín chỉ, đặc điểm của học chế tín chỉ, các ưu điểm
và nhược điểm của học chế tín chỉ cũng như cách khắc phục và việc áp dụng học chế
tín chỉ ở nước ta trong tương quan so sánh với Hoa Kì và những giải pháp.

22
Không những chỉ ra bản chất của học chế tín chỉ, PGS.TS Phan Quang Thế đã
phân tích những điểm dễ và khó khi học theo hệ thống đào tạo tín chỉ trong bài viết
“Học theo tín chỉ, dễ và khó ở đâu” đăng trên web của Đại học Thái Nguyên.
Sau khi áp dụng hình thức đào tạo này tại trường Đại học Hà Tĩnh, Th.S
Nguyễn Thị Hương Giang cũng có bài viết “Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín
chỉ” đăng trên tạp chí Giáo dục số 4 năm 2009. Tác giả đã phân tích lịch sử của
phương thức đào tạo tín chỉ, một số khái niệm cần lưu ý khi tiếp cận phương thức này
cũng như nhấn mạnh đến những lợi thế của phương thức đào tạo tín chỉ và những khó
khăn của trường Đại học Hà Tĩnh khi chuyển sang phương thức đào tạo này.

Nhóm thứ hai là những bài nghiên cứu tập trung về các hình thức tổ chức dạy
học, các phương pháp dạy và học trong hình thức đào tạo tín chỉ. Nhóm nghiên cứu
này thường đi vào những vấn đề cụ thể trong việc áp dụng phương thức đào tạo này ở
Việt Nam. Một số những bài viết liên quan đến những vấn đề này như:
Bàn về phương pháp dạy học nhóm, TS Ngô Thu Dung đã có bài “Phương
pháp dạy học nhóm, một phương pháp tích hợp cần sử dụng trong giảng dạy và tổ
chức một số môn học và hoạt động giáo dục theo học chế tín chỉ” trên tạp chí giáo
dục số 3 năm 2007, trong bài viết này tác giả đã phân tích về bản chất của phương
pháp dạy học nhóm và những yêu cầu cần thiết để áp dụng phương pháp này trong
học chế tín chỉ.
Cùng nhóm bài này, TS Tôn Quang Cưởng đã phân tích về “ Các hình thức tổ
chức dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra
đánh giá trong đào tạo tín chỉ” trên trang web của Đại học Quốc Gia Hà Nội, để
nhấn mạnh về mối quan hệ giữa các hình thức tổ chức giảng dạy trong đào tạo tín chỉ
với phương pháp kiểm tra đánh giá.
Ngoài ra còn có hàng loạt các bài viết đăng trên các tạp chí về giáo dục, khoa
học xã hội nhấn mạnh đến kinh nghiệm của các trường trong nước cũng như kinh
nghiệm của các quốc gia có nền giáo dục phát triển như: Hoa Kì, Trung Quốc về
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Có thể kể đến một số bài viết của các tác
giả như: GS Vũ Quốc Phóng – Trường Đại học Ohie của Mĩ cũng đã phân tích về:
“Hệ tín chỉ: từ đại học Mĩ đến đại học Việt Nam”, bài của TS Elis Mazuz và TS.

23
Pham Thi Ly về: “ Mục tiêu sư phạm của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mĩ và những
gợi ý cho cải cách giáo dục Việt Nam”
Có thể nói rằng, nghiên cứu của chúng tôi ở đây tiếp nối những mạch nghiên
cứu trên. Không đi sâu vào phân tích bản chất của phương thức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ cũng như phân tích về kinh nghiệm của các quốc gia hay phương pháp giảng
dạy và học tập. Nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên trường
Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” đi vào phân tích đối tượng

người học trong hệ thống đào tạo tín chỉ với phương pháp học tập trong hệ thống đào
tạo này với các câu hỏi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Hồng Đức nhận thức
như thế nào về phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ? Họ có thái độ và hành vi
ra sao trong hệ thống đào tạo này? Liệu có độ chênh giữa nhận thức, thái độ và hành
vi của sinh viên trong phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ hay không?
Đây là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ trong những hướng nghiên cứu về hệ
thống đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam.
1.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo Quyết định số 797/TTg ngày
24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm, Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế Thanh Hoá. Trường lấy Hiệu của Hoàng đế
Lê Thánh Tông làm tên gọi.
Là trường công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản
lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ngành Trung ương trong phạm
vi chức năng quyền hạn có liên quan
Phương hướng phát triển của nhà trường trong những năm tới là tiếp tục
đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên và tập trung huy
động mọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
đào tạo, mở rộng quy mô, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo đội ngũ cán bộ có
trình độ cao; xây dựng nhà trường thành trung tâm đào tạo đại học, NCKH và chuyển
giao công nghệ đạt trình độ các trường đại học lớn của cả nước, phục vụ đắc lực sự
nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Thanh Hóa và miền Trung.

24
Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học Hồng Đức phát triển cả về số lượng
và chất lượng. Khi mới thành lập trường năm 1997 tỷ lệ CBGD có trình độ sau đại
học mới đạt 15,9%, đến nay (8/2006) đó nâng lên 49,4%. Nhà trường hiện có 660 cán
bộ viên chức trong biên chế, trong đó có 3 chuyên viên chính, 105 giảng viên chính,
315 giảng viên, 62 giáo viên; về học vị có 31 Tiến sĩ, 188 Thạc sĩ. Hiện tại nhà
trường có 25 GV đang học Nghiên cứu sinh (3 NCS nước ngoài), 52 GV đang học

Cao học (2 cao học nước ngoài).
Hệ thống tổ chức của nhà trường gồm: 8 Phòng, 3 Ban, 12 Khoa, 4 Trung tâm,
01 Bộ môn trực thuộc, 42 Bộ môn, 01 Trung tâm trực thuộc khoa, 01 Trường Mầm
non thực hành.
Trong những năm gần đây nhà trường đó mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế như
dự án AEC (Trung tâm Giáo dục Nông nghiệp), dự án này được Tổ chức Quốc tế
của Canada (CIDA) tài trợ; Trường có quan hệ với tổ chức Project Trust (Vương
quốc Anh), mỗi năm tổ chức này gửi 2 giáo viên tình nguyện đến trường dạy tiếng
Anh cho sinh viên khoa Ngoại ngữ. Ngoài ra, trường cũng có quan hệ hợp tác với
Học viện kỹ thuật Hoàng gia Ramangala Thỏi Lan, các trường Đại học Malaixia,
trường Đại học Tự do Brussels (VRUE) Cộng hòa Bỉ, trường Đại học StMark & St
John (Anh), Tổ chức Hỗ trợ Đại học thế giới Canada (WUSC), tổ chức đào tạo giáo
viên Việt Nam – Ôtrâylia (VAT), trung tâm giáo dục quốc tế Ôtrâylia, hội đồng Anh,
Đại học Thuỷ Sản Quảng Tây, Đại học Hải Dương Quảng Đông Trung Quốc
Trường Đại học Hồng Đức đó thực hiện đào tạo cán bộ trình độ cao đẳng, đại
học thuộc lĩnh vực kế toán, quản trị kinh doanh, y tế, nông lâm nghiệp, giáo viên
tiếng Anh và giáo viên các môn khoa học cơ bản trong khuôn khổ của chương trình
hợp tác Kinh tế, Văn hóa của tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào.
Nhà trường có hai cơ sở, cơ sở I tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa, nơi đào
tạo khối sư phạm, cơ sở II tại cầu Quán Nam, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa là nơi
đào tạo khối kinh tế; nông lâm ngư nghiệp; kỹ thuật công nghệ và là nơi làm việc của
Ban Giám hiệu, các phòng, ban từ năm 2008.

25
Nhà trường đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích CB, GV trong
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đạt trình độ cao và nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học. Đồng thời hàng năm, nhà trường đó tiếp nhận sinh viên
loại giỏi ở lại trường làm giảng viên; từng bước sắp xếp cho đi đào tạo trong và ngoài
nước để góp phần tích cực vượt bậc trong xây dựng đội ngũ nhà trường.

Trường Đại học Hồng Đức đã bắt đầu chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ
từ năm 2008, đến nay nhóm sinh viên bắt đầu học theo hệ thống đào tạo này đã bước
sang năm thứ 4. Trong quá trình chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình
thức đào tạo tín chỉ, trong giai đoạn đầu, nhà trường, đội ngũ giảng viên và sinh viên
đã gặp phải không ít những khó khăn. Tuy nhiên, sau 4 năm học triển khai hình thức
đào tạo này với sự học hỏi kinh nghiệm từ nhiều trường đi trước, nhà trường đã
chuẩn hóa thành những quy định trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học khiến tập thể giảng viên và sinh viên yên tâm giảng dạy và học tập.
Mặc dù, đang là những năm đầu triển khai hệ thống đào tạo này nhưng nhà
trường, giảng viên và sinh viên rất tích cực tìm hiểu và vận dụng sáng tạo những ưu
điểm của phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ vì thế chất lượng học tập
và giảng dạy đang từng bước được nâng cao.
Tóm lại, là một trường Đại học địa phương ở một tỉnh đông dân, hiếu học và còn
nhiều khó khăn về kinh tế, trường Đại học Hồng Đức đã chứng minh được vị thế của
mình trong hoạt động đào tạo trong tương quan so sánh với các trường địa phương
trong cả nước. Nhanh chóng nắm bắt và học hỏi được những thay đổi của giáo dục
trong nước để có bước chuyển thành công từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ là
một bước thành công trong hệ thống giáo dục của trường.
1.3. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng là phương pháp luận giúp người nghiên cứu trong quá trình nhìn
nhận, đánh giá các vấn đề xã hội của đề tài.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan niệm mọi sự vật, hiện tượng đều nằm
trong mối quan hệ lại, không một sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại một cách độc

26
lập, riêng rẽ. Vì vậy, để hiểu rõ bản thân sự vật phải đặt nó trong mối liên hệ với sự
vật khác, có như thế mới tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan. Nhận thức, thái
độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín

chỉ là một hành vi xã hội. Nó không chỉ chịu tác động của mục đích, nhu cầu, đặc
điểm của cá nhân người học mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: phương
pháp giảng dạy của giáo viên, môi trường xã hội xung quanh…. Bởi thế, muốn tìm
hiểu và lí giải được “Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng
Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” chúng ta phải xem xét nó trong các mối
quan hệ với các yếu tố chủ quan của người học cũng như nhưng yếu tố khách quan
khác.
Mặt khác theo quan niệm của các nhà chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi sự vật đều
tồn tại trong một không gian, thời gian xác định, luôn vận động và biến đổi. Sự ra đời
và phát triển của phương pháp học tập theo tín chỉ tại các trường Đại học của nước ta
nói chung và Đại học Hồng Đức nói riêng cũng là sự phản ánh thực tiễn của xã hội
Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại về việc vươn tới một xã hội tri thức.
Nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng
Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” có thể coi là một sự đánh giá về đặc trưng
của bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay. Bởi vậy, nghiên cứu này cần đặt vấn đề
nghiên cứu vào trong bối cảnh giáo dục cụ thể để có được những kiến giải đúng đắn
và toàn diện về vấn đề này.
Vì thế, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là định
hướng bước đi cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
1.4. Các lí thuyết sử dụng trong đề tài
1.4.1 Nghịch lí LaPieE
LaPieE là nhà nghiên cứu xã hội người Mĩ. Vào những năm 30 của thế kỉ XX,
LaPiere đã làm một thí nghiệm nổi tiếng trong bối cảnh thái độ phân biệt chủng tộc ở
Mĩ còn rất mạnh mẽ, đặc biệt với người da đen và người phương Đông. Vào năm
1934, để tìm hiểu thái độ của người dân châu Mĩ với người dân châu Á, LaPiere đã
thực hiện thí nghiệm về sự tiếp đón của người dân Mĩ với một cặp vợ chồng người

27
Trung Quốc ở 251 nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, gara ô tô và có 250 địa điểm ông
và cặp vợ chồng người Trung Quốc được tiếp đón nhiệt tình.

Sau đó 6 tháng LaPiere đã gửi tới 251 địa điểm mà ông đã cùng đến với cặp vợ
chồng người Trung Quốc lá thư với câu hỏi “Ông bà có sẵn lòng đón tiếp những
người Trung Quốc làm khách của mình không”. Kết quả có 128 thư trả lời và chỉ có
1 lá thư đồng ý rõ ràng, 9 lá thư bộc lộ thái độ lưỡng lự và 118 thư từ chối thẳng
thừng.
Những kết quả này đã chứng minh được rằng: thái độ cần phải được nghiên
cứu trực tiếp qua hành vi. Ông cũng đặt ra câu hỏi: Liệu có sự mâu thuẫn giữa hành
vi và thái độ hay không?
Từ cách tiếp cận chuyên biệt theo nghich lí LaPieE, trong đề tài này, chúng ta
có thể tìm hiểu được mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi thực hành phương
pháp học tập theo tín chỉ là có hay không? Liệu có độ chênh giữa nhận thức, thái độ
và hành vi không?
1.4.2. Quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong một số nghiên cứu về thái độ
Thuật ngữ “thái độ” có nhiều định nghĩa khác nhau. Thái độ “là một tâm thế
ủng hộ hay phản đối với một nhóm đối tượng nhất định” [ 15, tr. 163], hoặc thái độ là
“những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu dài
trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối tượng của thái độ
hoặc vấn đề liên quan”. [ 15, tr. 164]
Việc nghiên cứu cấu trúc của thái độ liên quan đến nghịch lí LaPierE. Kết quả
của nghiên cứu này đã cho phép các nhà nghiên cứu nhìn cấu trúc của thái độ là một
cấu trúc đa thành tố, chứ không phải là một cấu trúc thuần nhất. Theo Fishbein, Ajzen
thái độ gồm 3 thành phần: niềm tin – tình cảm và hành vi. Một cấu trúc khác do
Krech & Crutchfield đã chỉ rõ: cấu trúc thái độ gồm 3 thành phần: tri thức, tình cảm
và hành vi. Thành phần “tri thức” cho chúng ta biết thông tin về đối tượng, như thông
tin về cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, của ai Thành phần tình cảm của thái độ
chỉ rõ chúng ta yêu ghét, ủng hộ hay phản đối hay có tâm trạng nước đôi với với đối
tượng hoặc vấn đề được đề cập đến.

28
Các nghiên cứu về cấu trúc của thái độ đã chỉ ra: thông thường người ta chỉ cấu

trúc của thái độ gồm 3 thành phần và mỗi thành phần có một ngưỡng tình huống. Đây
là những điều kiện, bối cảnh xã hội mà trong đó thành phần đó có thể biểu hiện ra
hay là xác suất mà thành phần đó xuất hiện. Lí thuyết này chỉ ra rằng: tuỳ theo
ngưỡng tình huống mà một thành phần trong một tình huống cụ thể sẽ hiện ra, việc
tìm ra ngưỡng tình huống cho từng thành phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái
độ.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong
nghiên cứu về thái độ nhằm xác định sự tồn tại các ngưỡng tình huống giữa các thành
phần: nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ
thống đào tạo tín chỉ.
1.5. Các khái niệm công cụ
1.5.1. Nhận thức
Từ góc độ xã hội học, nhận thức là những hiểu biết mà mỗi cá nhân lĩnh hội
được trong quá trình tương tác xã hội với những cá nhân khác trong xã hội. Khi tham
gia tương tác xã hội, cá nhân sẽ học được những giá trị, chuẩn mực hay những kinh
nghiệm sống…Quá trình tích lũy kiến thức đó chính là quá trình học hỏi xã hội.
Trong đề tài này, khái niệm “Nhận thức” được phân tích là những quan điểm,
sự nhìn nhận và đánh giá của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp
học tập theo tín chỉ:
+ Nhận thức chung của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp
học tập theo tín chỉ.
+ Nhận thức về mục tiêu của phương pháp học tập theo tín chỉ của sinh viên
Đại học Hồng Đức.
+ Nhận thức về cách tham gia bài giảng trên lớp, về hoạt động chuẩn bị bài, về
hoạt động lên thư viện… của sinh viên học theo hình thức đào tạo tín chỉ.
1.5.2. Thái độ
Từ góc độ của xã hội học, thái độ là một tâm thế ủng hộ hay phản đối với một
nhóm đối tượng nhất định. Trong việc đánh giá, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng
nhất định các cá nhân thường bộc lộ thái độ của mình ở 2 cực hoặc là ủng hộ hoặc là

×