Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nhóm nam mại dâm đồng giới và những nguy cơ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………




TRỊNH THỊ THU HÀ



NHÓM NAM MẠI DÂM ĐỒNG GIỚI
VÀ NHỮNG NGUY CƠ XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại Hà Nội)





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC






HÀ NỘI - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………





TRỊNH THỊ THU HÀ



NHÓM NAM MẠI DÂM ĐỒNG GIỚI
VÀ NHỮNG NGUY CƠ XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Lê Thị Quý




HÀ NỘI - 2010

1
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng biểu 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lí do chọn đề tài 5

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
2.1. Ý nghĩa khoa học: 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: 8
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Giả thuyết nghiên cứu: 14
7. Khung lí thuyết 15
NỘI DUNG CHÍNH 16
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 16
1. 1. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội và thuyết tương tác biểu trưng – sự
gán nhãn. 16
1. 2. Các khái niệm công cụ 20
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về mại dâm đồng giới nam trên thế giới và ở
Việt nam 20
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 27
Chương 2: Bán dâm đồng giới nam: Đặc điểm xã hội, những hành vi
nguy cơ và tình trạng HIV/AIDS, STD 31
2.1. Những đặc điểm chung nhóm nam bán dâm đồng giới 31
2.2. Đời sống tình dục của nam bán dâm và vấn đề sử dụng các chất gây
nghiện 40

2
2.2.1. Đời sống tình dục 40
2.2.1.1. Lần đầu quan hệ tình dục 40
2.2.1.2. Hoạt động tình dục trong 30 ngày qua của người tham gia nghiên cứu 51
2.2.1.3. Lần quan hệ tình dục gần đây nhất 54
2.2.2. Hiện trạng sử dụng các chất kích thích, gây nghiện 60
2.3. Tình trạng và kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm
nam bán dâm 66

2.3.1. Tình trạng HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục 66
2.3.2. Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm 70
Kết luận và khuyến nghị 72
1. Kết luận 73
2. Khuyến nghị 76
2.1. Về các chương trình giảm hại 76
2.2. Về mặt chính sách 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC













3



Danh mục các chữ viết tắt

IBBS: Chương trình giám sát hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI
STI: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

STD (Sexually Transmitted Diseases): Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
MSM (man who have sex with man): Người có quan hệ tình dục đồng giới nam
MSW (man sex worker): Bán dâm đồng giới nam
HIV: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome): Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải
SHAPC: Trung tâm phòng chống STD/HIV/AIDS
HBV: Siêu vi viêm gan B
HCV: Viêm gan siêu vi C

Về nguyên tắc khuyết danh trong luận văn:
Tất cả các tên người được sử dụng trong luận văn đều không phải tên thật của
những người cung cấp thông tin; để đảm bảo sự trôi chảy của các câu chuyện thực
địa, tôi sử dụng các tên người đầy đủ (mà không viết tắt, ví dụ như Hùng chứ không
phải H).
.

4


Danh mục các bảng biểu
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Nơi ngủ qua đêm trong 30 ngày qua của nam bán dâm
Bảng 2.2: Đặc điểm tình dục tự nhận của nam bán dâm tham gia nghiên cứu
Bảng 2.3: Đặc điểm người khách hàng đầu tiên của trai bán dâm
Bảng 2.4: Số khách hàng và số lần quan hệ tình dục với khách hàng 30 ngày qua
Bảng 2.5: Mối quan hệ giữa nam bán dâm và khách hàng ở lần quan hệ tình dục
gần đây nhất
Bảng 2.6: Những thực hành tình dục với khách hàng gần đây nhất
Bảng 2.7: Tỷ lệ sử dụng bia rượu trong 30 ngày qua của nhóm nam bán dâm

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tuổi lần đầu tiên quan hệ với khách hàng nam giới
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các hình thức quan hệ tình dục lần gần nhất với bạn tình nữ
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ đã từng sử dụng chất ma túy trong nhóm nam bán dâm
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của nam bán dâm

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nam mại dâm đồng giới và những người đồng tính (người có khuynh hướng
tình dục đồng giới) là một hiện tượng mới nổi lên gần đây ở Việt Nam, và nó đang
được dư luận, báo chí hết sức quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên hiện tượng đồng tính
hay những người có khuynh hướng tình dục đồng giới không phải bây giờ mới xuất
hiện; hiện tượng này cũng không phải là một hệ quả xã hội như nhiều bài báo đã đề
cập mà đồng tính là một hiện tượng tự nhiên cũng giống như khuynh hướng tình
dục dị giới trong xã hội loài người; mặc dù khuynh hướng tình dục đồng giới luôn
bị phê phán, bài trừ trong các trường phái đạo đức xã hội và tôn giáo.
Ở Việt Nam hiện tượng đồng tính cũng không phải bây giờ mới xuất hiện
nhưng thực sự bây giờ vấn đề đồng tính mới được báo chí và dư luận quan tâm
nhiều đến vậy. Hầu hết các bài báo đều đề cập người đồng tính với sự khác người,
dị biệt và có đời sống tình dục xấu xa, đáng phê phán; đặc biệt sự xuất hiện của
nhóm trai bán dâm cho những người đồng tính càng làm dư luận có ác cảm nhiều
hơn với nhóm này.
Nhóm nam bán dâm đồng giới thường là những chàng trai trẻ phục vụ cho
nhu cầu tình dục của những người nam giới khác để nhận lấy tiền hoặc quà tặng,
hoặc một vật chất nào đó khác. Và cho dù có khá nhiều bài báo, có nhiều phóng sự
và cả những nghiên cứu về nhóm mại dâm đồng giới nam thì cho đến nay hiện
tượng này vẫn là một vấn đề hoàn toàn mới, bởi vì người ta chưa có được một bức
tranh đầy đủ, toàn cảnh và những hiểu biết toàn diện về nhóm này; đặc biệt với cả

hiện tượng mại dâm đồng giới nam cũng là một câu chuyện mới trong giới nghiên
cứu và dư luận xã hội.
Trước đây khi nói đến mại dâm, chúng ta thường nghĩ ngay đến hoạt động
mại dâm dị giới, đó là nữ bán dâm cho nam hoặc nam bán dâm cho nữ; vì vậy khi
xuất hiện những người nam giới bán dâm cho nam giới hoặc nữ giới bán dâm cho
nữ giới thì có vẻ như là chuyện hết sức kì lạ. Chính vì là như vậy nên hầu hết chúng

6
ta đang nhìn nhóm mại dâm đồng giới nam này với con mắt hết sức tò mò, lạ lẫm và
kì thị ghê gớm. Chính quyền, luật pháp cũng chưa có chế tài cụ thể cho nhóm người
này. Mại dâm nói chung ở nước ta là đang bị cấm, nhưng những quy định cụ thể đối
với mại dâm nam đồng giới lại chưa có nên nhóm này vẫn hoạt động khá nhộn nhịp
mà không bị cấm đoán gì, có chăng họ chỉ bị bắt khi vướng vào các tội danh khác
như trộm cắp, buôn lậu, ma túy….
Theo kết quả của các nghiên cứu, điều tra đã hoàn thành về nam bán dâm
đồng giới, ví dụ như: “Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học
HIV/STI” (IBBS) trên 790 đồng tính nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
năm 2005 – 2006 cho thấy nhiều nam giới quan hệ tình dục đồng giới trả lời có bán
dâm trong vòng 1 tháng trước thời điểm điều tra (22% ở Hà nội và 41% ở thành phố
Hồ Chí Minh). Điều đáng chú ý là những người nam quan hệ tình dục đồng giới trả
lời có bán dâm phần lớn cũng đều trả lời có tiêm chích ma túy (mặc dù không có
thông tin về loại hành vi nào xuất hiện trước, nghiện ma túy hay bán dâm), nhưng
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giữa hai loại hành vi này có mối quan hệ với
nhau. Nghiên cứu này cũng cho thấy trong số nam đồng tính có bán dâm thì nhiều
người cũng có mua dâm nữ: Ở thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ này là 28% trong nhóm
nam có bán dâm và 6% trong nhóm nam không bán dâm (tỉ lệ này chưa có con số
cụ thể tại Hà nội). Thực tế những người này vừa là nam bán dâm vừa là khách hàng
mua dâm của nữ mại dâm; điều đó cho thấy sự giao thoa phức tạp về hành vi nguy
cơ trong nhóm nam bán dâm, và nó cũng phù hợp với các báo cáo xuất hiện ở các
nước trong khu vực như Thái Lan hoặc Philippines. Một nghiên cứu khác ở nhóm

nam bán dâm ở Hà Nội do nhóm nghiên cứu của Đơn vị nghiên cứu Sức khỏe cộng
đồng, Đại học Y Hà Nội thực hiện năm 2007 cũng cho thấy: hơn 80% nam giới
trong tổng số 110 mẫu là nam thanh niên từ các tỉnh khác về Hà nội; khoảng 75%
nói mình bán dâm là vì lí do kinh tế, tuy nhiên cũng có khoảng hơn 20% nói rằng
việc bán dâm là do muốn có quan hệ tình cảm và tình dục với một người đàn ông
khác. Như vậy lí do bán dâm của họ không phải là đơn giản chỉ vì tiền.

7
Xuất phát từ các hình thức quan hệ tình dục chứa đựng nhiều nguy cơ như
các hành vi quan hệ tình dục hậu môn và mạng lưới bạn tình đa dạng về giới tính,
tuổi tác, quốc tịch; cộng thêm cả sự thiếu chủ động trong việc thực hiện các biện
pháp tình dục an toàn khiến cho những người bán dâm đồng giới nam có nguy cơ
cao đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Chính vì vậy
nghiên cứu này của tôi nhằm tìm hiểu về những nguy cơ xã hội mà những người
trong nhóm mại dâm đồng giới nam này có thể vướng phải; cụ thể hơn là nguy cơ
đối mặt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS là hệ quả của đời
sống tình dục đa dạng và lối sống thiếu kiểm soát của họ.
Nghiên cứu của tôi là về vấn đề “Nhóm nam mại dâm đồng giới và những
nguy cơ xã hội”, trong đó tôi tập trung nghiên cứu về các hành vi nguy cơ liên quan
đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS của nhóm nam mại dâm
đồng giới trên địa bàn Hà Nội.
Nghiên cứu về một quần thể ẩn như nhóm nam mại dâm đồng giới có rất
nhiều khó khăn và thách thức, nhưng may mắn tôi đã được tham gia và nghiên cứu
“Các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học và nguy cơ lây nhiễm một số bệnh lây
truyền qua đường tình dục trong nhóm mại dâm đồng tính nam tại một số thành phố
lớn ở Việt nam” do Trung tâm nghiên cứu đào tạo HIV, Trường đại học Y Hà nội
thực hiện trong năm 2008 đến năm 2010. Tôi đã tham gia nghiên cứu này từ giai
đoạn đầu tiên, xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên
cứu và có một quá trình dài 2 năm đi điền dã ở các khu vực xuất hiện của nhóm
nam mại dâm đồng giới. Chính trong quá trình đi điền dã và tham gia vào hoạt động

của nghiên cứu nói trên tôi đã có quyết tâm để thực hiện đề tài của bản thân mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này có sử dụng hai lý thuyết để phân tích đó là: lý thuyết về sai
lệch chuẩn mực xã hội và lý thuyết về tương tác biểu trưng – sự gán nhãn. Trong
phạm vi của một nghiên cứu nhỏ, tôi rất mong có thể kiểm chứng những lý thuyết
mà mình đã học vào thực tế xã hội, cụ thể hơn là ở nhóm nam mại dâm đồng giới ở

8
Hà nội. Từ đó tôi có thể hiểu sâu sắc hơn về lý thuyết mà mình đã học, đồng thời có
thể vận dụng tốt lý thuyết trong tương lai ở các nghiên cứu sắp tới.
Ngoài ra những kết quả tôi tìm được từ nghiên cứu này có thể giúp được
phần nào những bạn sinh viên mong muốn tìm hiểu về nhóm mại dâm đồng giới
nam có được một góc nhìn mới về nhóm này.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng nhóm mại dâm đồng giới nam và
tính nguy cơ cao của họ với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục khác. Qua đó sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về nhóm mại dâm đồng
giới nam, sẽ góp phần vẽ được một bức tranh đầy đủ về nhóm này và nhận diện họ
được trong các nhóm xã hội, đồng thời qua việc đánh giá được nguy cơ cũng như
tình trạng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của họ để có những biện
pháp can thiệp hiệu quả lên chính nhóm này và có các biện pháp phòng trừ cho
cộng đồng. Ngoài ra nghiên cứu này cũng giúp cho các nghiên cứu khác hoặc
những người quan tâm đến vấn đề này có những kiến thức nhất định về nhóm mại
dâm đồng giới nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng cuộc sống của những người bán
dâm đồng giới nam: những hành vi nguy cơ với các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, đặc biệt là HIV/AIDS. Sự liên hệ giữa những hành vi nguy cơ với các kết quả

xét nghiệm bệnh của họ có thể cho chúng ta biết yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh,
mang tính quyết định đến khả năng phòng tránh bệnh tật cho bản thân những người
bán dâm đồng giới nam và xa hơn là phòng tránh cho cộng đồng. Qua đó cũng có
thể đưa ra những kế hoạch can thiệp hiệu quả và phù hợp hơn cho nhóm mại dâm
đồng giới nam.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể:
* Mô tả một số đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của nhóm mại dâm đồng giới
nam tham gia nghiên cứu.

9
* Mô tả thực trạng thực hành các hành vi nguy cơ cao trong nhóm mại dâm
đồng giới nam. Cụ thể: Cuộc sống tình dục đa dạng bạn tình; đa dạng hình thức
quan hệ tình dục; việc sử dụng các biện pháp tình dục an toàn; sử dụng chất kích
thích, chất gây nghiện có ảnh hưởng đến các hành vi tình dục.
* Mô tả thực trạng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS của nhóm mại dâm đồng giới nam tham gia nghiên cứu. Kiến thức của
họ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
* Đưa ra những biện pháp can thiệp, những hướng giải quyết cho nhóm mại
dâm nam đồng giới để hạn chế những hành vi nguy cơ và phòng tránh bệnh lây
truyền qua đường tình dục cho bản thân họ.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là: Nhóm nam mại dâm đồng giới và những
nguy cơ xã hội. (Nghiên cứu tại địa bàn Hà Nội).
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Những người nam giới có hoạt động bán dâm cho một người nam giới khác
để nhận tiền hoặc vật chất. Những người này phải đảm bảo các tiêu chí sau: là nam
giới có quan hệ tình dục với một người nam giới khác và nhận được vật chất trong
vòng 90 ngày qua; nằm trong độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi tính ở thời điểm tham gia
điều tra; cư trú tại Hà Nội trong khoảng thời gian 1 tháng trở lên.

- Bác sĩ tư vấn cho nhóm nam bán dâm đồng
- Những người dân vẫn thường xuyên tiếp xúc và có nhiều trải nghiệm cùng
những người bán dâm đồng giới nam tại các địa bàn công cộng như hồ Hoàn kiếm,
hồ Thiền Quang, hay các khu vực kín như khu tẩm quất nam Quan Thánh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu này được tiến hành ở Hà nội
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu diễn ra trong khoảng từ tháng 1/2009 đến
tháng 10/2010, thời gian để điều tra bảng hỏi là từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2010.

10
Trước thời gian đó là các hoạt động thực địa, xây dựng đề cương, xây dựng bảng
hỏi phục vụ điều tra.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Công thức tính cỡ mẫu tham gia nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu Dự án “Các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học và nguy
cơ lây nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhóm mại dâm đồng
tính nam tại một số thành phố lớn ở Việt nam” đã sử dụng công thức tính cỡ mẫu
sau để tính toán mẫu nghiên cứu cho địa bàn Hà Nội:

n =
N
qpz
ME
MEqpz



2
2
22


Trong đó:
n: có mẫu nghiên cứu cần có
N: quần thể nghiên cứu cứu (nhóm nam bán dâm đồng tính tại địa bàn nghiên
cứu
p: tỷ lệ HIV (+) trong nhóm nam bán dâm
q = 1 – p
ME: khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ HIV (+) thu được từ mẫu nghiên
cứu so với quần thể
o = 0,05 => z (z
1-o/2
) = 1,96
Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu tại Hà Nội sẽ là:
- N = 400 (dựa trên con số ước tính của Donn Colby và cộng sự năm
2003)
- p = 0,08 (dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự năm
2004)
- ME = 0,03
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu tại Hà nội là 176 đối tượng. Chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn bảng hỏi và làm các xét nghiệm bệnh trên số 176 người này.
5.2. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu

11
Vì nhóm mại dâm đồng giới nam là một quần thể ẩn, họ rất khó để nhận biết
và tiếp cận cũng như có thể mời họ tham gia vào nghiên cứu, nên nghiên cứu viên
đã phải xây dựng một kế hoạch tìm kiếm và tiếp cận với nhóm này và tạo dựng mối
quan hệ với họ trước khi mời họ về tham gia nghiên cứu.
Phương pháp lựa chọn mẫu sẽ là Time – location sampling. Phương pháp này
dựa trên cơ sở: mỗi một nhóm xã hội thường có những tụ điểm nhất định mà ở đó
họ thường gặp gỡ, chia sẻ với nhau và để tiến hành các hoạt động mang đặc trưng

của nhóm. Với nhóm mại dâm đồng giới nam cũng vậy. Nghiên cứu viên đã tiến
hành tham khảo ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mại dâm
đồng giới nam và có tham khảo các nghiên cứu trước đó để nhận diện những địa
điểm ban đầu nhóm này thường xuất hiện.
Kết quả ban đầu là một số địa điểm như hồ Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang,
khu vực Quan Thánh và các tụ điểm Spa, các quán bar, club dành cho người đồng
tính. Sau đó nghiên cứu viên tiến hành đi thực địa tại các địa điểm này, các buổi
thực địa được xây dựng làm sao đảm bảo tiêu chuẩn: các khung giờ xuất hiện tại địa
bàn đảm bảo được xuất hiện đầy đủ trong vòng 1 tuần và đảm bảo để các nhóm xã
hội trên địa bàn dần quen với sự có mặt của nghiên cứu viên và dần chấp nhận
nghiên cứu viên như một thành viên trong bối cảnh chung ở địa bàn; dần dần có
những tiếp xúc ban đầu với các đối tượng là trai bán dâm đồng giới, nghiên cứu
viên có những tiếp xúc ban đầu với họ, làm quen với họ, quan sát cuộc sống của họ,
những thói quen, cách làm việc, các mối quan hệ trong nhóm…. Sau đó, nghiên cứu
viên sẽ xây dựng một bảng biểu các ngày trong tuần và các khung giờ khác nhau tại
các địa điểm, các khung giờ đó phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn có ít nhất 8 người trong
nhóm chủ đích (tức những người bán dâm đồng giới nam) có xuất hiện trong vòng 2
tiếng. Các khung giờ đó sẽ được ghi lại, trong quá trình điều tra, các điều tra viên sẽ
đến địa bàn, tại các địa điểm đó và “bắt” đối tượng về tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu Time – location sampling chỉ mới áp
dụng được một nửa quá trình thu nhận người tham gia điều tra thì số lượng người
tham gia nghiên cứu trên các địa bàn dần cạn kiệt. Điều đó cũng do nhiều yếu tố

12
chủ quan và khách quan khác nhau. Về khách quan: thời gian thu nhận người tham
gia điều tra gần với thời điểm Hà nội tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà
nội nên các địa điểm công cộng những người bán dâm nam thường xuất hiện như
Hồ Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang và một số quán bar trên phố cổ bị quản lí hết sức
gắt gao khiến cho nhóm đồng tính không dám xuất hiện; hoạt động của nhóm này
lui về các địa điểm kín là thông qua điện thoại, qua má mì dẫn khách hoặc tìm nhau

trên mạng. Chính vì vậy rất khó khăn trong việc tìm người.
Về chủ quan: tuy nhóm nghiên cứu viên đã đi thực địa rất tích cực trong
khoảng thời gian trước khi thu nhận đối tượng nhưng nhóm đồng tính nam, đặc biệt
là nhóm bán dâm đồng giới nam luôn muốn giấu kín bản thân nên để tiếp cận và nói
chuyện với họ hết sức khó khăn; việc mời họ về phòng để phỏng vấn và lấy mẫu
bệnh phẩm xét nghiệm lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt là nhóm nam bán dâm cao
cấp trong các quán Bar, các Spa hay những nhóm chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc
qua mạng rất khó có thể tiếp cận được với họ.
Vì những khó khăn đó, nghiên cứu quyết định sử dụng cả phương pháp Hòn
tuyết lăn (Snow ball) để thu thập người tham gia nghiên cứu. Phương pháp này sử
dụng những người đã tham gia nghiên cứu để họ giới thiệu những người bạn của
mình cùng tham gia.
a. Hạn chế sai sót trong quá trình thu nhận người tham gia nghiên cứu:
Để hạn chế trường hợp thu nhận nhầm đối tượng, tức thu nhận nhầm người
không phải trai bán dâm đồng giới, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một quy trình
chuẩn cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
Quy trình gồm có:
- Phỏng vấn sàng lọc: tất cả những người được các nghiên cứu viên tiếp
cận ở địa bàn thực địa hay những người được giới thiệu tham gia nghiên cứu đều
được phỏng vấn 1 phiếu sàng lọc ngắn. Người đủ tiêu chuẩn mới được mời về vòng
2 tham gia nghiên cứu chính thức. Tiêu chí lựa chọn đối tượng là: Nam giới từ 16
đến 35 tuổi, có quan hệ tình dục với nam giới và nhận được các vật chất trong vòng
90 ngày qua kể từ ngày phỏng vấn sàng lọc.

13
- Phỏng vấn bảng hỏi: Những người đủ tiêu chuẩn sẽ được mời về trường
đại học Y tham gia điều tra ngang và lấy mẫu xét nghiệm.
- Mẫu xét nghiệm bệnh gồm có mẫu máu, mẫu dịch hậu môn và dịch bộ
phận sinh dục. Bác sĩ tư vấn lấy mẫu bệnh phẩm vừa là người tư vấn phòng bệnh
cho đối tượng tham gia nghiên cứu vừa là người có trách nhiệm nhận diện những

người đã tham gia để tránh trường hợp những người đến tham gia lần 2 vì muốn
nhận được lợi ích từ nghiên cứu (tiền tham gia nghiên cứu vòng 2 là 150 nghìn
đồng cho mỗi đối tượng).
5.3. Phương pháp thu thập thông tin
5.3.1. Phân tích tài liệu
Dựa trên các nghiên cứu trước đó về đề tài đồng tính nam và các tài liệu sách
báo trong nước, ngoài nước về nhóm mại dâm đồng giới nam để có cái nhìn đầy đủ,
đa chiều và sâu sắc hơn về nhóm mại dâm đồng giới nam. Từ đó có được tổng quan
về vấn đề nghiên cứu cũng như địa bàn nghiên cứu.
5.3.2. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Như đã nói ở trên, nghiên cứu này là một nghiên cứu nhỏ nằm trong đề tài
lớn về “Các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học và nguy cơ lây nhiễm một số bệnh
lây truyền qua đường tình dục trong nhóm mại dâm đồng tính nam tại một số thành
phố lớn ở Việt nam”; do vậy các dữ liệu để phân tích cho nghiên cứu này được lấy
từ bộ bảng hỏi dài 49 trang về đặc điểm nhân khẩu, vấn đề sử dụng các chất kích
thích rượu, bia, thuốc lá, ma túy, phần quan hệ tình dục với bạn tình nữa; quan hệ
tình dục với bàn tình nam giới; các vấn đề về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất
và tiền sử bệnh tật, khám chữa bệnh…. Các thông tin phù hợp với nghiên cứu nhỏ
này sẽ được lọc và xử lí trên phần mềm thống kê SPSS.
Số lượng mẫu cho bảng hỏi định lượng là 176.
Vì nghiên cứu lớn tại trường Đại học Y Hà nội vẫn đang trong quá trình thực
hiện nên sau mỗi lần phỏng vấn đối tượng tôi sẽ tiến hành nhập liệu luôn và tiến
hành các phân tích sơ bộ.


14
5.3.3. Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng để có được các
thông tin định tính bổ sung cho những kết quả định lượng trên.
Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 nam mại dâm đồng giới; 2 người dân có

nhiều hiểu biết về hoạt động mại dâm đồng giới nam, tiếp xúc nhiều với nhóm này
và 1 bác sĩ tư vấn có nhiều kinh nghiệm làm việc với nhóm mại dâm nam.
5.3.4. Quan sát và ghi nhật kí thực địa
Để có những hiểu biết ban đầu về nhóm mại dâm đồng giới nam cũng như
những người có quan hệ đồng tính trên địa bàn Hà Nội, các nghiên cứu viên đã có
một quá trình dài hơn 2 năm đi thực địa trên các địa bàn các nhóm này thường xuất
hiện. Trong quá trình thực địa, các nghiên cứu viên đã trở thành một thành viên
được chấp nhận trong không gian địa bàn tiếp cận; họ có nhiều cơ hội nói chuyện,
tâm sự và tìm hiểu về cuộc sống cũng như tâm tư của những người đồng tính,
những trai bán dâm. Sau mỗi buổi đi thực địa, các nghiên cứu viên viết nhật kí thực
địa để ghi chép lại những hoạt động xảy ra trên địa bàn và những mô tả, phân tích
về nhóm mại dâm nam. Những bài nhật kí thực địa này là những tài liệu hết sức quý
báu trong quá trình phân tích, viết báo cáo về người đồng tính và nhóm mại dâm
nam này.
5.4. Xử lí thông tin
Những thông tin định lượng thu được sẽ được nhập và xử lí bằng SPSS
5.5. Phân tích thông tin
Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích biến tương quan, phân
tích trường hợp.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
- Nhóm nam mại dâm đồng giới có các hành vi nguy cơ như: Quan hệ tình
dục không an toàn với đa dạng bạn tình và đa dạng hình thức quan hệ tình dục; sử
dụng các chất kích thích gây nghiện như ma túy, rượu, bia.
- Tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS trong nhóm
mại dâm đồng giới nam khá cao.

15
- Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhóm mại dâm đồng
giới nam còn chưa đầy đủ.
7. Khung lí thuyết






Mại dâm đồng
giới nam
Lý Thuyết
Sai lệch
chuẩn mực
xã hội
Lý Thuyết
Tương tác biểu
trưng
Sự gán nhãn

Hành vi nguy cơ cao


Thực hành
tình dục
Sử dụng chất
kích thích, gây
nghiện

Kiến thức về
bệnh STDs,
HIV
Tình trạng HIV/STDs
Của nhóm bán dâm

nam

16
NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

1. 1. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội và thuyết sự gán nhãn.
* Lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội
Sai lệch xã hội được đề cập đến nhiều trong các lý thuyết xã hội học, cụ thể
như trong trường phái cấu trúc, chức năng, mà nổi bật là tác giả Emily Durkheim;
hay lý thuyết xung đột của Robert Merton.
Khi nói về sai lệch xã hội hay sự lệch chuẩn là nói đến khía cạnh hành vi
không chuẩn, không phù hợp với các quy tắc, giá trị, chuẩn mực của xã hội, của
nhóm hoặc của cộng đồng. Tùy theo văn hóa, theo các đặc điểm nhóm hay những
cộng đồng xã hội khác nhau và ở những thời điểm lịch sử khác nhau mà các hành vi
lệch chuẩn có sự thay đổi. Nói như vậy có nghĩa một hành vi nào đó không phải
luôn luôn là lệch chuẩn trong một xã hội, một cộng đồng ở một thời điểm xác định;
có thể hiện tại đó là lệch chuẩn nhưng ở một thời điểm khác nó không còn là lệch
chuẩn hoặc ngược lại.
Sự lệch chuẩn chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn văn hóa,
không có hành động lệch chuẩn nào mang tính vốn có hay nói đúng hơn là một
hành vi được coi là lệch chuẩn trong mối quan hệ với những tiêu chuẩn văn hóa cụ
thể. Những tiêu chuẩn văn hóa khác nhau ở các tiểu văn hóa…; hơn nữa các tiêu
chuẩn văn hóa còn thay đổi theo thời gian nên quan niệm về sự lệch chuẩn cũng
khác nhau và thay đổi theo thời gian. Ví dụ như như những năm gần đây, ở Việt
nam, hút thuốc lá, đặc biệt là hành vi hút thuốc ở nơi công cộng được coi là hành vi
lệch lạc trong khi trước đó nó là một việc hoàn toàn bình thường.
Sự lệch chuẩn là kết quả của việc người khác xác định về sự việc, hiện tượng
đó như thế nào: Một hành vi có được xem là lệch chuẩn hay không còn tùy thuộc

vào hoàn cảnh, chủ thể thực hiện và vị thế của chủ thể hành động trong xã hội. Ví
dụ như một hành động của một nhà thơ, một người nghệ sĩ dù có khác biệt, kì dị

17
đến đâu thì những người chứng kiến cũng dễ dàng chấp nhận nhưng cũng những
hành động đó nhưng do một chủ thể khác không phải là nhà thơ, không phải một
nghệ sĩ thực hiện thì dễ bị gán cho đó là hành vi lệch chuẩn. Ví dụ như phong cách
ăn mặc quái dị của nàng ca sĩ Lady Gaga ở Mỹ được xem là phong cách nhưng nếu
có một người khác ở Việt nam cũng mặc những trang phục đó ra đường thì sẽ bị
xem như một người tâm thần!
Các tiêu chuẩn liên quan đến lệch chuẩn xã hội và cách thức xác định sự lệch
chuẩn có mối quan hệ mật thiết với quyền lực xã hội: Theo mô hình mâu thuẫn xã
hội, đặc biệt là tư tưởng của Karl Marx, các tiêu chuẩn văn hóa, nhất là luật pháp,
thường bảo vệ quyền lợi cho những người có thế lực. Chẳng hạn như việc đóng cửa
một nhà máy không còn sản sinh lợi nhuận nằm trong quyền hợp pháp của chủ sở
hữu nhà máy, mặc dù nếu làm như vậy thì sẽ khiến hàng nghìn công nhân viên bị
mất việc, lâm vào cảnh khốn cùng. Hoặc dù đều có những hành vi giống nhau thì
trong nhiều trường hợp, người không có quyền lực bị xem là lệch lạc và có thể chịu
hình phạt trong khi người có quyền lực thì không. Tựu chung lại, cả tiêu chuẩn văn
hóa và các cách thức áp dụng nó đều liên quan đến các hình mẫu bất công xã hội.
Trong xã hội học, lệch chuẩn được giải thích khác nhau ở mỗi một trường
phái. Ở trường phái cấu trúc chức năng, sự lệch chuẩn lại góp phần quan trọng cho
hoạt động liên tục của xã hội. Emile Durkhiem khẳng định sự lệch lạc không có gì
bất thường, nó là một bộ phận gắn liền với mọi xã hội và nó có bốn chức năng
chính: Thứ nhất, sự lệch chuẩn khẳng định giá và tiêu chuẩn của văn hóa; thứ hai,
sự lệch chuẩn làm sáng tỏ ranh giới của đạo đức thông qua các phản ứng với những
sai lệch; thứ ba, thông qua sự phản ứng của cộng đồng với những lệch lạc xã hội
làm tăng tính thống nhất của xã hội; thứ tư, sự lệch lạc khuyến khích sự thay đổi xã
hội vì nó đưa ra các biện pháp thay đổi các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại.
* Lý thuyết gắn nhãn hiệu

Lý thuyết gắn nhãn hiệu là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng
xử của con người theo trường phái tương tác biểu trưng qua đó khẳng định hành vi
tuân thủ hay sai lệch của một người do kết quả của quá trình người khác xác định

18
hay gắn nhãn. Lý thuyết này đặc biệt nhấn mạnh tính tương đối trong việc đánh giá
hành vi sai lệch, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống
khác nhau. Ví dụ như một phụ nữ là nạn nhân của hành vi sàm sỡ đôi lúc cũng bị
coi là sai lệch bởi giả định sai lầm rằng họ đã khuyến khích kẻ có hành vi sàm sỡ
đó.
Người đưa ra những quan điểm nền móng cho thuyết gán nhãn là nhà xã hội
học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead (1863 – 1931). Mead phân tích các
tôi là nền tảng sự tồn tại của con người, nó chính là nhận thức cá nhân về tình trạng
là một thực thể khác biệt trong xã hội.
Nhìn hiện tượng đồng tính và mại dâm đồng giới ở xã hội Việt nam hiện nay
cũng có thể thấy rõ quan điểm của lý thuyết này. Đồng tính nam hoặc đồng tính nữ
được giới khoa học khẳng định đó là một đặc điểm mang tính tự nhiên và đã tồn tại
từ rất lâu cùng với xã hội loài người. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh văn hóa xã hội,
hiện tượng đồng tính đang được xem như một hiện tượng sai lệch. Người ta có thể
gán nhãn cho những người có khuynh hướng tình dục đồng giới hoặc những người
có quan hệ tình dục với người đồng giới là “bệnh hoạn”, “ghê sợ”, “không thể chấp
nhận” và đi ngược thuần phong mỹ tục.
Quá trình gán nhãn hiệu lên một hành vi được xem là lệch lạc có hai giai
đoạn, theo Edwn Lemert (1912 – 1996), một nhà xã hội học người Mỹ cho rằng hai
giai đoạn đó là lệch lạc sơ cấp và lệch lạc thứ cấp; ông cũng đã giải thích ảnh hưởng
của việc một người bị xem là lệch lạc có thể thay đổi hành vi sau này của họ ra sao.
Một người lần đầu tiên bị gán nhãn giệu sai lệch chính là sai lệch sơ cấp. Người này
đã bị coi là sai lệch thì nhãn hiệu này trở thành một phần trong sự nhận dạng xã hội
và sự tự nhận thức về bản thân của người đó. Cơ chế này khiến cho họ hành động
theo những “kỳ vọng” của người khác, hay nói đúng hơn là họ sẽ thực hiện những

gì mà xã hội đã gán cho họ, bằng cách thực hiện những hành vi sai lệch tiếp theo.
Những hành vi sau lệch tiếp theo này được gọi là sai lệch thứ cấp.
Cũng như vậy những người bị gán cho nhãn hiệu đồng tính hoặc mại dâm
nam có thể sẽ có những sai lệch thứ cấp như cố tình che dấu về khuynh hướng tình

19
dục của mình hoặc cố gắng bán dâm trong bí mật, tránh để người khác biết về công
việc của mình. Những sai lệch thứ cấp này trong nhóm đồng tính nam khiến cho họ
có thể phải đối mặt với những nguy cơ về mặt bệnh tật và các nguy cơ xã hội khác.
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo có đề cập đến nhiều
trường hợp người đồng tính bị giết, bị cướp hoặc bị bạo hành mà nguyên nhân sâu
xa chính là vì những kẻ cướp giật nắm bắt được tâm lí luôn muốn che giấu bản thân
của người đồng tính với gia đình, bạn bè và những người xung quanh nên thường
họ hay lựa chọn các địa điểm kín, vắng người qua lại để tìm kiếm sự thỏa mãn nhu
cầu tình dục; đấy cũng chính là những nơi họ dễ bị bạo hành, bị cướp hoặc bị giết.
Nhóm mại dâm đồng giới nam hiện tại đang bị xã hội hết sức lên án vì nó vi
phạm nghiêm trọng các chuẩn mức đạo đức xã hội. Chính vì bị lên án nhiều và bị
gán nhãn nên những người làm công việc bán dâm đồng giới luôn có cảm giác tội
lỗi, xấu hổ và tự kì thị bản thân mình. Họ không dám công khai công việc của mình
với gia đình, bạn bè và cả với những người khác; chính vì vậy họ bị cô lập bản thân
với các dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ xã hội đối với bản thân. Ví dụ, một
cậu bé mới xuất hiện ở các địa điểm công viên công cộng sẽ không thể biết về
những cách để từ chối hoặc tránh xa nguy cơ có thể bị dụ dỗ trở thành một trai bán
dâm đồng giới. Bởi vì những vấn đề liên quan đến bán dâm đồng giới là điều xấu
xa, là điều cấm kị và những người khác ngoài công viên luôn muốn chứng tỏ mình
đứng ngoài cái sự xấu xa đó ngay cả khi bản thân họ là một trai bán dâm. Hoặc một
cậu thanh niên làm nghề bán dâm đồng giới nam muốn che dấu bản thân mình với
những người khác khiến cậu ta sẽ không thể tiếp cận được với các dịch vụ giảm hại
trong cộng đồng hiện đang được cung cấp rất nhiều nhờ các dự án quốc gia cũng
như các dự án phi chính phủ. Bởi vì các dịch vụ giảm hại đó được người xung

quanh ngầm hiểu là dành cho những người “có vấn đề”, tức là có liên quan đến mại
dâm, đến những chuyện xấu xa.
Cũng theo lý thuyết sai lệch xã hội, hiện tượng mại dâm đồng giới nam sau
khi qua giai đoạn bị gắn nhãn sai lệch, nó có thể bị triệt tiêu hoặc phát triển và được
xã hội chấp nhận như mọi hiện tượng bình thường khác trong xã hội. Giai đoạn đó

20
có thể sớm hoặc muộn tùy thuộc vào sự vận động của bản thân nhóm mại dâm đồng
giới nam và sự biến đổi của các chuẩn mực đạo đức liên quan đến mại dâm đồng
giới.
1. 2. Các khái niệm công cụ
 Khái niệm đồng tính và đồng tính nam
Trong phạm vi đề tài này, đồng tính là từ dùng để chỉ một người bị hấp dẫn
về mặt tình yêu hay tình dục với một người cùng giới tính; hoặc chỉ những người có
quan hệ yêu đương, có quan hệ tình dục với người đồng giới trong một hoàn cảnh
nào đó hoặc một cách lâu dài.
Đồng tính nam là những người nam giới bị hấp dẫn về mặt tình yêu hoặc tình
dục với một người nam giới khác. Trong tiếng anh, những người đồng tính nam
được gọi là Gay.
 Mại dâm và mại dâm đồng giới nam
Mại dâm là hoạt động sử dụng các dịch vụ tình dục giữa một người mua dâm
và một người bán dâm để trao đổi tiền bạc, vật chất hay quyền lợi.
Mại dâm đồng giới nam chỉ hoạt động trao đổi tình dục giữa hai người đàn
ông, trong đó có người mua dâm và người bán dâm để lấy tiền, vật chất và các
quyền lợi khác. Khái niệm trao đổi tình dục ở đây rộng hơn rất nhiều so với quan
điểm thông thường cho rằng bán dâm chỉ để lấy tiền; vì thực tế qua nghiên cứu sơ
bộ cho thấy những người nam giới đã trao đổi tình dục lấy các quà tặng, lấy một
chỗ ăn nghỉ qua đêm hay thậm chí là một cái bánh mì với một người đàn ông khác
có nhu cầu thỏa mãn nhu cầu tình dục từ họ.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về mại dâm đồng giới nam trên thế giới và

ở Việt nam
Trên thế giới, những nghiên cứu về hiện tượng đồng tính nam và cả mại dâm
đồng giới nam cũng chỉ mới nổi lên từ những thập niên 80 của thế kỉ trước. Đặc
biệt, năm 1981 những ca có HIV đầu tiên được phát hiện là 5 thanh niên có sinh
hoạt tình dục đồng giới lại Los Angeles (Mỹ) thì các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu xã hội mới có nhiều những nghiên cứu, tìm hiểu về khuynh hướng tình dục

21
đồng giới, vấn đề mại dâm nam và những hệ lụy của nó. Thời gian đầu mới phát
hiện căn bệnh AIDS ở người đồng tính nam, người ta cũng coi AIDS là căn bệnh
của những người đồng tính luyến ái.
Đầu những năm 1980, G. W. Levi Kamel đến từ trường đại học California,
San Diego đã dành ra hai năm rưỡi nghiên cứu về những tương tác mang tính tích
cực của mại dâm nam. Trên cơ sở lý luận của lý thuyết tương tác biểu trưng, Kamel
đã chỉ ra một vài kiểu quan hệ bán dâm – mua dâm có tác động tích cực, dựa trên cơ
sở tuổi tác, những định hướng về giới tính, những phong cách riêng do giới tính tạo
ra, và những sở thích riêng về giới tính. Ông đã đề cập đến 3 nhóm chính là: (1)
Những kẻ bán dâm còn trẻ tuổi, non tơ và là người đồng tính, và những kẻ mua dâm
“cáo già” không tìm được những chàng trai đủ trẻ để đáp ứng nhu cầu của họ. (2)
Những kẻ bán dâm đầy nam tính và những kẻ mua dâm muốn “vượt rào” vì luôn
cảm thấy không hài lòng về sự nữ tính, ẻo lả của những người đồng tính nam khác.
(3) Những kẻ bán dâm chuyên nghiệp và những khách mua dâm “kín đáo” – thường
là những người đàn ông nông thôn đã có gia đình hoặc những người ở vùng ngoại ô,
họ không thể tiếp cận được với thế giới của người đồng tính.
Cũng trong nghiên cứu này, Kamel thấy rằng không phải tất cả những người
bán dâm nam đều là người đồng tính; một số trong họ còn phân vân chưa rõ về giới
tính của mình và trên thực tế nhiều người vẫn có nhu cầu quan hệ tình dục với
người khác giới. Vậy lý do họ chấp nhận làm công việc bán dâm là gì?
Một nghiên cứu khác được D. Kelly Weisberg thực hiện tại Washington D.C
tìm ra rằng 87% những người bán dâm nam trả lời rằng chính tiền đã khiến họ làm

công việc này. Ngoài ra, 72% những người trong nghiên cứu thừa nhận có sử dụng
chất kích thích trong khi bán dâm, đây cũng là một nguyên nhân làm tăng áp lực về
tiền bạc lên bản thân họ. Weisber chỉ ra rằng: “Những kinh nghiệm và hiểu biết sớm
về tình dục của những thanh niên này dạy cho họ về giá trị thân thể của mình như
một loại tài sản có thể đem ra để mua bán; Từ khi còn rất trẻ, họ đã bắt đầu nhận ra
rằng quan hệ tình dục có thể đem đến cho họ nhiều tiền bạc” [9, tr.35].

22
Việc sử dụng chất kích thích trong nhóm mại dâm nam xảy ra khá phổ biến,
theo Robert McNamara, một nhà nghiên cứu tại thành phố New York city và là tác
giả của cuốn sách “The time Square Hustler” thì “hầu như tất cả những người bán
dâm thường sử dụng một vài loại thuốc kích thích nào đó và họ trở nên nghiện
thuốc” [8, tr.12]. Những chất kích thích loại mạnh như cocaine và heroin được
những người nam giới hành nghề mại dâm tại Chicago sử dụng rất phổ biến.
Bên cạnh những nguy cơ có liên quan đến việc sử dụng chất kích thích,
nhưng thanh niên làm nghề mại dâm cũng có nguy cơ rất cao đối với các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV, nhưng điều đánh nói là đa phần họ
không quan tâm và cũng không nhận thức được những nguy cơ này. Cũng theo
McNamara, những người bán dâm thường có nhận thức sai lầm về những căn bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục, như việc họ tin rằng họ có thể phân biệt được khách
hàng nào bị nhiễm bệnh hay không thông qua việc quang sát bên ngoài thấy anh ta
trông sạch sẽ hoặc trông bệnh tật. Đó thực sự là một niềm tin rất ngây thơ và nguy
hiểm.
Hơn nữa, McNamara cũng đã tiến hành điều tra cơ chế thích nghi và tìm ra
một thực tế rằng một số người bán dâm sau khi biết mình nhiễm bệnh đã tỏ ra lãnh
đạm, che giấu nó và vẫn tiếp tục hành nghề bán dâm. Điều này hết sức nguy hiểm vì
khả năng một người bán dâm nam có thể lây bệnh cho người bạn tình của anh ta là
rất cao do đặc điểm quan hệ tình dục của nam giới và nam giới. Hành vi quan hệ
tình dục hậu môn trong nhóm đồng tính nam rất phổ biến; tuy nhiên hành vi này
thực sự rất nguy hiểm cho những người thực hành chúng bởi hậu môn không có cơ

chế tiết dịch bôi trơn và giảm đau khi quan hệ tình dục như cơ quan sinh dục của
phụ nữ. Hơn nữa, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, xây
xước khi sinh hoạt tình dục qua đường này. Những vết xước nhỏ không thể nhận
thấy bằng mắt thường trên bề mặt của niêm mạc hậu môn xảy ra trong lúc giao hợp
là đường xâm nhập của HIV.
Theo tạp chí Boston Globe (2007), ở Mỹ bệnh giang mai hay xảy ra ở những
người đồng tính luyến ái nam do họ không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình

23
dục. Một điều đáng lo lắng là nhiều người trong số họ có tư tưởng hưởng thụ quan
hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su), có thể cả họ và bạn tình đã mắc
AIDS nên không cần giữ gìn hoặc họ ỷ lại những thuốc mới có thể giúp họ được.
Chính vì vậy mà những người đồng tính luyến ái nam được xếp vào nhóm những
người có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV/AIDS (đồng tính nam, nghiện chích ma túy,
gái mại dâm…).
Ở Trung Quốc sự lan truyền của HIV trong cộng đồng người đồng tính nam
đang tăng lên ở Trung Quốc lục địa từ 0,4% đến 5,8%; đồng thời nhóm đồng tính
nam cũng có tỉ lệ rất cao bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không có các
hành vi tình dục an toàn khi có quan hệ hậu môn [7, tr.15].
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về
nhóm mại dâm nam; kể cả những nghiên cứu về đồng tính nam cũng rất ít. Hầu hết
các nghiên cứu về đồng tính nam, mại dâm nam được thực hiện là nhờ các nguồn tài
trợ từ các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài.
Các tổ chức khác nhau đưa ra những dự đoán hoặc ước tính số người đồng
tính một cách khác nhau. Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ
thuật do Bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26/9/2006 thì chưa
có những số liệu chắc chắn, đáng tin cậy về số lượng đồng tính nam ở Việt nam.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, một người nghiên cứu và tìm hiểu nhiều về
đồng tính, số đồng tính ở Việt nam ước tính khoảng 70.000 người. Nhưng theo một
nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt nam, con số này

lại vào khoảng 50 đến 125 nghìn người.
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và Môi trường hợp
tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện một cuộc thăm dò trực tuyến
mang tên “Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại
Việt nam”. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách đăng tải bộ câu hỏi trả lời trực
tuyến trên 5 diễn đàn dành cho người đồng tính ở Việt nam bằng cách đặt đường
link dẫn đến bộ câu hỏi. Đã có 3.231 người đủ yêu cầu (là nam giới, sống tại Việt
nam, trên 18 tuổi và có quan hệ tình dục với nam giới trong vòng 12 tháng qua)

×