Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ rr.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.39 KB, 38 trang )


TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
  






LÊ THỊ HUÊ






NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN CỦA NÔNG DÂN
(QUA ĐIỀU TRA TẠI TỈNH CẦN THƠ)






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







HÀ NỘI - 2011

TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
  





LÊ THỊ HUÊ





NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN CỦA NÔNG DÂN
(QUA ĐIỀU TRA TẠI TỈNH CẦN THƠ)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số : 603130


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà


HÀ NỘI - 2011



4
Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Câu hỏi nghiên cứu 10
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 11
3.1. Ý nghĩa khoa học 10
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 10
4. Mục đích nghiên cứu 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 12
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 12
6.1. Đối tượng nghiên cứu 12
6.2. Khách thể nghiên cứu 12
6.3. Phạm vi nghiên cứu 12
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp thu thập thông tin 12
7.1. Phương pháp luận 12
7.2. Phương pháp thu thập thông tin 13
8. Giả thuyết nghiên cứu 14
9. Khung lý thuyết 15
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16

1.1. Những lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 16
1.1.1 Lý thuyết biến đổi xã hội 16
1.1.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 16
1.1.3 Lý thuyết phát triển bền vững 18
1.1.4 Hướng tiếp cận của thuyết chức năng về truyền thông đại chúng 19
1.2. Khái niệm công cụ 21
1.2.1 Nông nghiệp 21
1.2.2 Nông thôn 22
1.2.3 Nông dân 23
1.2.4 Nhu cầu 23
1.2.5 Thông tin 24



5
1.2.6 Truyền thông 25
1.2.7 Kênh truyền thông 25
1.2.8 Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn……………………… 27
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 26
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 27
1.4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về truyền thông nông nghiệp nông thôn 27
1.4.2. Một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và truyền thông
nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN CỦA NÔNG DÂN 40
2.1. Một số vấn đề chung về kênh truyền thông nông nghiệp nông thôn ở Việt
Nam hiện nay 40
2.1.1 Truyền hình 40
2.1.2 Phát thanh 43
2.1.3 Báo in 45

2.1.4 Báo mạng 47
2.1.5 Truyền thông qua Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư 50
2.1.6 Truyền thông qua Hiệp hội, đoàn thể 52
2.1.7 Các kênh thông tin khác 53
2.2. Thực trạng sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân hiện
nay 54
2.2.1. Các loại thông tin, kênh thông tin nông nghiệp nông thôn người nông dân
tiếp cận hiện nay 54
2.2.2 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân 61
2.3. Đánh giá hiệu quả về nội dung thông tin và các kênh thông tin nông nghiệp
nông thôn qua ý kiến của nông dân 70
2.3.1 Hiệu quả về nội dung thông tin nông nghiệp nông thôn 70
2.3.2 Hiệu quả của các kênh thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn 74
2.4. Mong muốn của ngƣời nông dân trong việc tiếp cận thông tin nông nghiệp
nông thôn 83
2.4.1 Mong muốn về nội dung thông tin nông nghiệp nông thôn 84



6
2.4.2 Mong muốn về kênh thông tin nông nghiệp nông thôn 86
2.4.3 Mong muốn về thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG
THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NÔNG DÂN 98
3.1 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về nông nghiệp nông thôn và
truyền thông trong thời kỳ đổi mới 98
3.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông thôn 98
3.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về truyền thông trong thời kỳ
đổi mới 101
3.2 Đặc trƣng nhân khẩu xã hội của ngƣời nông dân 101

3.2.1 Mối quan hệ giữa học vấn của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin nông
nghiệp nông thôn 101
3.2.2 Mối quan hệ giữa độ tuổi của nông dân với nhu cẩu sử dụng thông tin
nông nghiệp nông thôn 104
3.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin
nông nghiệp nông thôn 108
3.2.4 Mối quan hệ giữa giới tính của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin
nông nghiệp nông thôn 110
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113
Danh mục tài liệu tham khảo 119
Phụ lục 121









PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn một thập kỷ trở lại đây, ở nước ta, thông tin và
truyền thông có những bước phát triển đột biến, đạt được nhiều
thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của mọi
lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các phương tiện truyền
thông đã và đang trở thành kênh thông tin quan trọng phản ánh
mọi mặt của đời sống. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc
tế, vai trò của thông tin và truyền thông càng được khẳng định,
đó là cầu nối giữa nhiều quốc gia, khu vực.

Ở Việt Nam, với 70% dân số sống ở khu vực nông
thôn, vai trò của thông tin NNNT luôn luôn được đánh giá cao.
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi người nông dân Việt Nam
đang tham gia vào nền kinh tế thị trường và chịu tác động ngày
càng mạnh của sự cạnh tranh, thì thông tin càng trở thành một
nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của họ.
Thực tế cho thấy, do thiếu thông tin nên nông dân các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, nông dân trên cả
nước nói chung hầu như đều tự mình “phán đoán” thị trường
giá cả. Điều này thể hiện rõ mỗi khi giá lúa có xu hướng tăng
lên vài trăm đồng là diễn ra tình trạng găm hàng không chịu
bán, rồi khi có biến động về giá đi xuống lại xảy ra tình trạng
“bán tống, bán tháo” dẫn đến tình cảnh bị thương lái ép giá.
Còn nhiều hàng nông sản khác mà nông dân không tìm được
đầu ra cho sản phẩm của mình vì không nắm được thị trường.

1
Đây là một ví dụ cho thấy vai trò quan trọng của thông tin đối
với người nông dân.
Nông dân cần thông tin, và thực tế là chúng ta đã phát
triển một số kênh thông tin NNNT. Trên hầu hết các phương
tiện thông tin đại chúng, thông tin NNNT cũng đã được chuyển
tải với một số chuyên mục/nội dung, vào các thời điểm khác
nhau và theo nhiều hình thức chuyển tải, ở cả cấp trung ương và
địa phương.
Ở cấp trung ương, Đài truyền hình Trung ương, kênh
InfoTV, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay,
Đài Tiếng nói Việt Nam… đã sản xuất và phát sóng một số
chương trình theo ngày và tuần về thông tin nông nghiệp, phát
triển nông thôn, vấn đề nông thôn, thông tin kỹ thuật khuyến

nông lâm ngư, thông tin thị trường…, một số chương trình có
thể kể tên là Nông thôn Ngày nay, Bản tin Nông nghiệp, Nhà
nông làm giàu, Cùng Nông dân bàn cách làm giàu, Mách nhỏ
bà con, (VTV1); Đối thoại chính sách (Nông thôn Ngày nay);
Phân tích thị trường nông sản (Kênh InfoTV truyền hình cap
Việt Nam)…Đặc biệt, ngày 24/3/2010, Bộ Thông tin – Truyền
thông và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Nghị
quyết liên tịch về phối hợp chỉ đạo xây dựng kênh truyền hình
chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để VTC16
chính thức lên sóng vào ngày 22/4/2010, sau 12 ngày phát sóng
thử nghiệm.
Ở cấp tỉnh, ngoài các chương trình NNNT do các cơ
quan truyền thông của tỉnh sản xuất, (Đài PT-TH tỉnh, Báo

2
tỉnh), đang có sự xuất hiện tham gia của của các doanh nghiệp
như Viettel Media trong hoạt động truyền thông NNNT (truyền
hình và điện thoại).
Tuy nhiên, dù nhà nước đã có nhiều quan tâm đến
mạng lưới thông tin nông nghiệp nông thôn nhưng thời điểm
vừa qua, việc người nông dân được tiếp cận với những thông
tin cần thiết, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn khá hạn
chế. Nguyên nhân của vấn đề này một phần có thể là do hiệu
quả của các kênh truyền thông còn một số bất cập. Bởi thế, dù
mạng lưới thông tin rất rộng nhưng người nông dân vẫn “đói”
thông tin và chịu nhiều thiệt thòi bởi những khoảng trống do
việc thiếu thông tin mang lại.
Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về hiệu quả của các kênh thông tin NNNT trong
việc đáp ứng nhu cầu thông tin của nông dân. Từ thực tế đó, tôi

chọn đề tài luận văn là “Nhu cầu sử dụng thông tin NNNT của
nông dân”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử
dụng thông tin NNNT của nông dân và hiệu quả của các kênh
truyền thông này. Từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân và đề
xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động thông tin nông nghiệp nông thôn đối với người nông dân.
2. Câu hỏi nghiên cứu
 Hiện nay người nông dân đang có những nhu cầu gì về kênh
thông tin NNNT qua các phương tiện truyền thông?
 Kênh truyền thông nào được người nông dân đánh giá cao
nhất?

3
 Thời điểm nào người nông dân tiếp cận thông tin nông
nghiệp nông thôn nhiều nhất?
 Người nông dân đánh giá như thế nào về nội dung của các
thông tin nông nghiệp nông thôn hiện nay?
 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của thông tin nông nghiệp
nông thôn đối với người nông dân?
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Với những kết quả thu thập được về mặt thực nghiệm
và về mặt lý thuyết, nghiên cứu này vận dụng một số lý
thuyết của xã hội học: Lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết
phát triển bền vững, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, hướng tiếp
cận chức năng luận về lý thuyết truyền thông. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã vận dụng các lý thuyết để đánh giá nhu
cầu sử dụng thông tin NNNT của người nông dân hiện nay
cũng như đánh giá hiệu quả thông tin nông nghiệp đối với
nhóm đối tượng trên.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả mong muốn
sẽ đưa ra một đánh giá khách quan về nhu cầu sử dụng thông
tin NNNT của nông dân hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu cũng
mong muốn tìm hiểu về hiệu quả của các kênh thông tin NNNT
ở nước ta. Từ đó tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể sử dụng như tư liệu tham khảo có ích, giúp các nhà quản
lý, các nhà hoạch định chính sách, các ban các cấp, các ngành,
các tổ chức có cái nhìn tổng quát hơn về truyền thông NNNT,

4
để có thể đề xuất các sáng kiến phát huy hơn nữa hiệu quả của
kênh thông tin này.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc tìm hiểu nhu cầu và thực trạng
sử dụng thông tin NNNT của người nông dân và đánh giá
của nhóm đối tượng này về hiệu quả của nội dung thông tin
và các kênh thông tin NNNT hiện nay. Qua đó tác giả muốn
đưa một số khuyến nghị nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của
người nông dân về việc tiếp cận thông tin NNNT, cũng như
phát huy hiệu quả của truyền thông NNNT đối với nông dân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng kênh thông
tin NNNT của người nông dân qua đánh giá về nhu cầu thông
tin kỹ thuật, mùa vụ sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường
và thông tin chính sách nông nghiệp nông thôn của họ.
 Tìm hiểu thời điểm người nông dân thường tiếp cận
thông tin nông nghiệp nông thôn.
 Đánh giá hiệu quả của một số kênh truyền thông
NNNT hiện nay.

 Đánh giá những loại thông tin, kênh thông tin nông
nghiệp và thời điểm mà người nông dân có mong muốn được
tiếp cận để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động sản xuất, hoạt
động thị trường và tiếp cận chính sách NNNT.
 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả của thông tin nông nghiệp nông thôn đối với người nông
dân.

5
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1.Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá nhu cầu sử
dụng thông tin NNNT của nông dân.
6.2. Khách thể nghiên cứu
 Người nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh
Thạnh, TP Cần Thơ.
 Cán bộ lãnh đạo địa phương
 Các tài liệu liên quan đến truyền thông, đặc biệt là truyền
thông liên quan đến nông nghiệp – nông thôn – nông dân.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
 Thời điểm: Từ tháng 5/2010 – 8/2011
 Không gian: Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần
Thơ
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp thu thập
thông tin
7.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ quan
điểm này, tác giả nghiên cứu nhu cầu sử dụng thông tin nông
nghiệp nông thôn của người nông dân trong bối cảnh nhu cầu
đó chỉ có thể thỏa mãn được khi mạng lưới truyền thông phát

triển tốt, nội dung phù hợp. Nội dung và hình thức tốt, cùng với
thời điểm phù hợp sẽ tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận
thông tin nông nghiệp nông thôn tốt hơn.
7.2. Phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi

6
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương
pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi với số lượng mẫu phỏng
vấn là 200 nông dân tại địa bàn xã Vĩnh Trinh.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận
tiện. Vì lý do thời điểm và nhân lực, phương pháp này được tác
giả thực hiện có tính toán đến trình độ học vấn, giới tính, nghề
nghiệp của các đối tượng được phỏng vấn khác nhau trong mẫu
nghiên cứu để đảm bảo cho kết quả có độ khách quan cao nhất.
Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện theo nguyên
tắc như sau: Khi đi điều tra, tác giả cứ đi đến 20 nhà thì chọn 1
nhà để tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi (trên tổng số dân
trên xã là hơn 4.000 hộ dân). Nếu tôi không gặp được người
cần hỏi tại nhà đã chọn, tôi sẽ quay vòng lại và tiếp tục vòng
chọn để đủ được 200 mẫu phỏng vấn.
Tuy nhiên, tác giả tự nhận thấy rằng, việc chọn mẫu
trong nghiên cứu này chưa thể suy rộng nếu xét trên phạm vi
rộng của vấn đề nghiên cứu ở tất cả vùng nông thôn của cả
nước. Chính vì vậy, nghiên cứu này chỉ xem xét vấn đề trong
phạm vi hẹp với trường hợp đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin
nông nghiệp của nông dân tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh
Thạnh, TP Cần Thơ.
Phương pháp quan sát: Quan sát cách tiếp cận thông tin,
thói quen sử dụng báo đài…của người dân, cách người dân ứng

dụng thông tin trong sản xuất…
Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu
truyền thông, đặc biệt là truyền thông NNNT nông dân (Báo

7
Nông nghiệp việt nam, báo Nông thôn ngày nay, tạp chí Xã hội
học…)
Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện 08 phỏng vấn
sâu, trong đó đại diện hộ nông dân là 06 và cán bộ lãnh đạo địa
phương là 02.
8. Giả thuyết nghiên cứu
 Hiện nay người nông dân đang rất cần các thông tin NNNT,
đặc biệt là các thông tin về kỹ thuật và mùa vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp cũng như các thông tin về chính sách và thị
trường.
 Kênh thông tin nông nghiệp nông thôn được người dân tiếp
cận nhiều nhất là các kênh truyền hình. Hình thức tiếp cận
thông tin NNNT qua đài phát thanh không còn phổ biến như
trước; báo mạng (internet) chưa thực sự phổ biến ở khu vực
nông thôn. Các kênh thông tin khác như hiệp hội, đoàn thể,
trung tâm khuyến nông, khuyến ngư…chưa phát huy hiệu quả
tối đa.
 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn phổ biến
của người nông dân vào giờ nghỉ ngơi (ngoài giờ lao động sản
xuất) buổi trưa và buổi tối.
 Người nông dân đánh giá chưa cao về hiệu quả của các kênh
truyền thông hiện nay, chưa đáp ứng được nhu cầu của đông
đảo người dân.
 Có nhiều nhân tố tác động đến nhu cầu tiếp cận thông tin
nông nghiệp nông thôn của nông dân như: Tuổi tác, học vấn,

giới tính…của người tiếp cận thông tin.



8
9. Khung lý thuyết


































Hiệu
quả
thông
tin
NNNT
Điều kiện kinh tế xã hội

Nhu
cầu sử
dụng
thông
tin
NNNT
của
nông
dân

Chính sách
của Đảng,
Nhà nước
về nông

nghiệp và
truyền
thông trong
thời kỳ đổi
mới

Đặc điểm
nhân khẩu:
- Tuổi
- Giới tính
- Trình độ
học vấn
- Thu nhập

Thời điểm tiếp
cận thông tin:
- Trước 05h00
- Từ 05h01 – 07h00
- Từ 07h01 – 11h00
- Từ 11h01 – 14h00
- Từ 14h01 – 17h00
- Từ 17h01 – 20h00
- Từ 20h01 – 22h00
- Sau 22h00
Kênh thông tin:
- Truyền hình
- Truyền thanh
- Báo in
- Báo mạng
- Hiệp hội, đoàn thể.

- Trung tâm KNKN
- Kênh khác (Hàng
xom, họp thôn…)

Loại thông tin:
- Thông tin thị
trường
- Thông tin kỹ thuật,
mùa vụ (phục vụ
sản xuất)
- Thông tin chính
sách

9
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Lý thuyết biến đổi xã hội
1.1.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
1.1.3 Lý thuyết phát triển bền vững
1.1.4 Hướng tiếp cận của thuyết chức năng về truyền
thông đại chúng
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1 Nông nghiệp
1.2.2 Nông thôn
1.1.3 Nông dân
1.1.4 Nhu cầu
1.1.5 Thông tin
1.1.6 Truyền thông

1.1.7 Kênh truyền thông
1.1.8 Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.4.1 Một số kinh nghiệm quốc tế về truyền thông NNNT
1.4.1.1 Trung Quốc: Truyền hình là công cụ thông tin, đào tạo,
giáo dục nông dân và phát triển nông thôn
1.4.1.2 Hoa Kỳ: Cơ sở dữ liệu NNNT là nền tảng
1.4.2. Một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông
thôn và truyền thông nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam
1.4.2.1 Tác phẩm “Truyền thông NNNT nông dân” (2009,
NXB Tri thức, TS Đặng Kim Sơn, Ths Phạm Hoàng Ngân…)


10
1.4.2.2 Tác phẩm “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp –
Những vấn đề đặt ra” (2008, NXB Đại Nam, GS Tương Lai, TS
Đặng Kim Sơn…).
1.4.2.3 “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và
phát triển” (2006, NXB Chính trị quốc gia, TS Đặng Kim Sơn).
1.4.2.4 Báo cá o khoa họ c “Nghiên c ứu cơ sở khoa học mạng
thông tin khoa học công nghệ (KHCN) khu vực ĐBSCL”.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NÔNG DÂN
2.1 Một số vấn đề chung về kênh truyền thông nông nghiệp
nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn một số
kênh truyền thông khá phổ biến trong đời sống của người dân
nông thôn, đó là: truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng,
trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, hiệp hội - đoàn thể, bạn bè

- hàng xóm để tìm hiểu.
2.1.1 Truyền hình
2.1.1.1 Truyền hình trung ương
2.1.1.2 Truyền hình địa phương
2.1.2 Phát thanh
2.1.2.1 Kênh phát thanh trung ương
2.1.2.2 Kênh phát thanh địa phương
2.1.3 Báo in
2.1.4 Báo mạng
2.1.5 Truyền thông qua Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư
2.1.6 Truyền thông qua Hiệp hội, đoàn thể
2.1.7 Các kênh thông tin khác
2.2. Thực trạng sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn
của nông dân hiện nay

11
Trong nghiên cứu này, để tìm hiểu về thực trạng sử dụng thông
tin NNNT của nông dân hiện nay, tác giả tìm hiểu trên 3 tiêu
chí: về nội dung thông tin, kênh thông tin và thời điểm tiếp cận.
2.2.1. Các loại thông tin, kênh thông tin nông nghiệp nông
thôn người nông dân tiếp cận hiện nay
2.2.1.1 Thông tin về thị trường
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu về thông tin thị
trường NNNT cụ thể ở các khía cạnh: giá nông sản, nơi bán
nông sản, đại lý thu mua, cơ sở chế biến…Tại Cần Thơ nói
riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, từ
nhiều năm nay, vấn đề trang bị thông tin thị trường cho người
nông dân đặc biệt được quan tâm.
Theo kết quả điều tra, thông tin thị trường là một trong
những loại thông tin thu hút được sự quan tâm rất lớn của người

nông dân. Trong đó, việc tiếp cận với loại thông tin này qua
kênh truyền hình (tivi) là phổ biến nhất với người nông dân. Có
tới 76,5% người trả lời thường xuyên tiếp cận với thông tin về
giá cả nông sản, nơi bán nông sản thông qua ti vi. Kết quả điều
tra cũng cho thấy nguồn tin về thị trường cũng được người
nông dân tiếp cận từ các hiệp hội, đoàn thể khá nhiều. Có tới
27% người trả lời cho biết họ thường xuyên tiếp cận các thông
tin về thị trường nông sản qua hiệp hội, đoàn thể ở địa phương.
Tiếp đến là các kênh truyền thông: báo mạng (23,5%), báo in
(14%)…
2.2.1.2 Thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp
Tương tự như với loại thông tin thị trường, người nông dân tiếp
cận với các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (thời tiết
nông vụ, dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất, vật tư nông nghiệp )
chủ yếu qua kênh truyền thông là truyền hình. Tỷ lệ nông dân

12
tiếp cận tin phục vụ sản xuất nông nghiệp qua ti vi là 82%, cao
gấp 4,97 lần so với tỷ lệ hộ nông dân tiếp cận loại thông tin này
qua báo in.
Sau ti vi, đài phát thanh và các hiệp hội, đoàn thể là đơn vị cung
cấp thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp được người nông
dân biết đến nhiều nhất. Đặc biệt, Hội nông dân xã là tổ chức
tiên phong trong việc trang bị kiến thức phục vụ sản xuất nông
nghiệp cho người nông dân.
2.2.1.3 Thông tin chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn
Thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn không
được nhiều hộ nông dân biết tới so với các thông tin về thị
trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong số 200 người tham gia trả lời phỏng vấn, chỉ có 82 người
biết đến các thông tin về chính sách nông nghiệp thông qua
kênh truyền hình, đạt tỷ lệ 41%. Trong khi đó, cùng qua kênh
truyền hình, tỷ lệ người biết đến thông tin về thị trường nông
sản là 76,5 % (cao gấp 1,87 lần so với những người biết đến
thông tin về chính sách nông nghiệp) và tỷ lệ người biết đến
thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp là 82% (cao gấp 2 lần
so với những nông dân được tiếp cận thông tin về chính sách
nông nghiệp qua ti vi).
So với thông tin thị trường và thông tin phục vụ sản
xuất nông nghiệp, thông tin chính sách trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn là loại thông tin duy nhất mà ở đây kênh
truyền hình không phải là kênh thông tin chiếm ưu thế tuyệt đối
so với các kênh thông tin khác trong việc truyền tải thông điệp
đến người nông dân.

13
2.2.2 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông
thôn của nông dân
2.2.2.1 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
truyền hình
Thời điểm xem ti vi để tiếp cận thông tin về nông
nghiệp, nông thôn phổ biến nhất của người nông dân là từ
17h01 đến 20h00. Đây là khoảng thời điểm nghỉ ngơi sau cả
ngày lao động sản xuất . Vào thời điểm này, người nông dân có
thể xem nhiều chương trình khác nhau như thời sự , bản tin
nông nghiệp, bản tin thời tiết nông vụ…Đặ c biệ t , chương trình
thờ i sự đượ c rấ t nhiề u ngườ i dân quan tâm , vì vậy khoảng thời
gian cậ n kề phá t só ng chương trì nh nà y cũ ng đượ c nhiề u ngườ i
dành để xem các chương trình truyền hình.

2.2.2.2 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
đài phát thanh
Theo ý kiến của nhiều nông dân, thời điểm họ thường
nghe đài để tìm hiểu các thông tin nông nghiệp nông thôn là
vào khoảng thời điểm nghỉ ngơi buổ i trưa hoặc đầu giờ sáng ,
khi bắt đầu một ngày mới.
2.2.2.3 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
báo in
Theo kết quả điều tra, thời điểm mà người nông dân
tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua báo in phổ biến nhất là vào
khung giờ buổi sáng, từ 07h01 – 11h00. Có 32,5% nông dân
trong mẫu khảo sát đọc báo vào khung thời điểm này để cập
nhật tin tức trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ này cao gấp 3,2
lần so với lượng người đọc báo in trong khung giờ từ 11h01 –
14h00 (chiếm 10%) để tiếp cận với các thông tin cùng nội dung
như trên.

14
2.2.2.2 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
báo mạng
Theo điều tra tại xã Vĩnh Trinh, thời điểm có đông
nông dân truy cập internet để tìm hiểu các thông tin về nông
nghiệp chủ yếu là vào lúc 07h01 – 11h00. Tỷ lệ này chiếm
12,5% người trả lời. Vào các khoảng thời điểm từ 17h01 –
20h00, từ 11h01 – 14h00 và từ 14h01 – 17h00 lần lượt là 5,5%,
3% và 2,5%.
2.2.2.5 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
trung tâm KNKN
Thời điểm để người nông dân tiếp cận với thông tin từ
các cán bộ của trung tâm khuyến ngư khuyến nông chủ yếu là

trong giờ hành chính, giờ lao động sản xuất buổi sáng hoặc
buổi chiều. Cụ thể, có 17% người trả lời cho biết họ có tiếp cận
được với các thông tin nông nghiệp từ trung tâm khuyến nông
khuyến ngư vào thời điểm từ 07h01 – 11h00. Tỷ lệ này ở khung
giờ lao động sản xuất buổi chiều (từ 14h01 – 17h00) thấp hơn
một chút, chỉ chiếm 12%.
2.2.2.6 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
hiệp hội, đoàn thể
Có 15% người trả lời cho biết họ thường được các cán bộ
của những hiệp hội, đoàn thể ở địa phương trò chuyện, trao đổi
các thông tin nông nghiệp nông thôn vào thời điểm từ 17h01 –
20h00. Trong khoảng thời điểm nghỉ ngơi buổi tối này, nhiều
hội viên Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh…thường tranh thủ thời điểm đến từng nhà hội viên, nói
chuyện về cách vay vốn, hướng làm ăn, về giống nuôi mới ở
địa phương.

15
2.2.2.7 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua
các kênh khác
27% người trả lời cho biết họ thường tiếp cận với thông
tin nông nghiệp qua các kênh như hàng xóm, láng giềng, bạn
bè, họp thôn…vào thời điểm từ 17h01 – 20h00. Như vậy, tương
tự như với kênh truyền hình và kênh thông tin từ hiệp hội, đoàn
thể, thời điểm từ 17h01 – 20h00 vẫn là giờ được nhiều người
nông dân quan tâm nhất để tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua
các hàng xóm, thương lái, bạn bè…
2.3. Đánh giá hiệu quả về nội dung thông tin và các kênh
thông tin nông nghiệp nông thôn qua ý kiến của nông dân
2.3.1 Hiệu quả về nội dung thông tin nông nghiệp nông

thôn
Đánh giá về hiệu quả của các loại thông tin nông
nghiệp nông thôn, đa phần người nông dân đánh giá rất cao vai
trò của các loại thông tin thị trường nông sản (giá cả, nơi bán
hàng hóa…) và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (dịch
bệnh, thời tiết, phương pháp kỹ thuật mới). Tuy nhiên, các loại
thông tin về chính sách nông nghiệp không được nhiều nông
dân thừa nhận vai trò.
2.3.1.1 Hiệu quả của thông tin thị trường nông sản
Theo đánh giá của đại đa số người nông dân, các loại
thông tin về thị trường nông sản như giá nông sản, nơi tiêu thụ
nông sản…mà họ thu nhận được qua các kênh thông tin như
tivi, đài, báo, hàng xóm…đóng vai trò quan trọng đối với họ
trong việc quyết định đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm nông
nghiệp.
Số liệu nghiên cứu cho biết, có tới 43,5% người trả lời
đánh giá rằng các loại thông tin thị trường nông nghiệp thực sự

16
“rất cần thiết” đối với họ. Với nhóm người đánh giá nhóm
thông tin này là “cần thiết”, tỷ lệ này chiếm 40,5%.
2.3.1.2 Hiệu quả của thông tin kỹ thuật, mùa vụ
Cũng như với các loại thông tin về thị trường nông sản,
những loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được
bà con nông dân đánh giá hiệu quả rất cao. Theo kết quả nghiên
cứu, có tới 61,5% đánh giá rằng những thông tin trên “rất cần
thiết” đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Tỷ lệ này
cao gấp 1,95 lần so với tỷ lệ người trả lời đánh giá các loại
thông tin này là “cần thiết” (31,5%).
2.3.1.3 Hiệu quả của thông tin chính sách nông nghiệp

Không như với các thông tin về thị trường nông nghiệp
và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, những loại thông tin
về chính sách không được người nông dân đánh giá cao về mức
độ hiệu quả. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 16% người trả lời
cho rằng những thông tin này là “rất cần thiết”. Như ở các phần
trên đã phân tích, đánh giá về hiệu quả của thông tin thị trường
nông sản, có 43,5% nông dân cho rằng loại thông tin này là “rất
cần thiết”. Tỷ lệ này ở nhóm thông tin phục vụ sản xuất nông
nghiệp thậm chí còn lên tới 61,5%.
2.3.2 Hiệu quả của các kênh truyền thông trong lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn
Trong số các loại kênh thông tin đại chúng phổ biến với
người nông dân, truyền hình vẫn là kênh được nhóm đối tượng
này đánh giá hiệu quả cao nhất. Ngược lại với truyền hình, các
loại báo in chưa phát huy được hiệu quả với người dân nông
thôn. Rất ít nông dân thừa nhận hiệu quả của kênh truyền thông
này đối với đời sống của họ.
2.3.2.1 Hiệu quả của thông tin qua truyền hình

17
Kênh truyền hình được người nông dân đánh giá rất cao trong
việc trang bị thông tin, kiến thức nông nghiệp cho người nông
dân. Có 61,5% ý kiến cho rằng truyền hình thực sự “rất cần
thiết” đối với việc trang bị kiến thức nông nghiệp, nông thôn
cho người nông dân.
2.3.2.2 Hiệu quả của thông tin qua đài phát thanh
Đài phát thanh không phải là kênh truyền thông được
người nông dân đánh giá cao về hiệu quả trang bị thông tin
nông nghiệp cho nhóm đối tượng này. Tính cập nhật thông tin,
độ chính xác cũng như cách truyền tải và thời lượng thông tin

nông nghiệp của kênh truyền thông này phần nào vẫn còn khá
hạn chế.
2.3.2.3 Hiệu quả của thông tin qua báo in
Mức độ phổ biến của báo in ở các khu vực nông thôn
nói chung, ở Cần Thơ nói riêng còn rất hạn chế. Do người nông
dân chưa được tiếp cận nhiều với kênh thông tin này và do bản
thân các báo chưa dành nhiều đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn nên người nông dân đánh giá không cao hiệu quả của
báo in đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho nhóm
đối tượng này.
2.3.2.4 Hiệu quả của thông tin qua báo mạng
Ở Vĩnh Trinh cũng như nhiều miền quê khác trong cả nước, báo
mạng vẫn là kênh truyền thông không phổ biến với người nông
dân. Nông dân Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, trình độ
chưa cao, kinh tế khó khăn nên việc tiếp cận các kho kiến
thức thông qua các phương tiện hiện đại, mới mẻ một cách bài
bản để phục vụ cho sản xuất của họ rất khó khăn. Một yếu tố
cũng không kém phần quan trọng khác là người dân phải được
quyền sở hữu máy tính. Giá cả máy tính hiện đang là một rào

18
cản của việc phổ cập công nghệ thông tin tại các vùng nông
thôn.
2.3.2.5 Hiệu quả của thông tin qua trung tâm KNKN
Phần lớn nông dân đều đánh giá rất cao hiệu quả của trung tâm
KNKN trong việc cung cấp các thông tin nông nghiệp cho
người nông dân, góp phần giúp họ điều chỉnh hành vi sản xuất,
hướng tới phát triển kinh tế tốt hơn.
2.3.2.6 Hiệu quả của thông tin qua hiệp hội, đoàn thể
Tương tự như với việc đánh giá hiệu quả của trung tâm KNKN,

người nông dân đánh giá rất cao hiệu quả của các hiệp hội,
đoàn thể khi cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho
nhóm đối tượng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 37,5%
người trả lời cho rằng kênh thông tin nông nghiệp từ hiệp hội,
đoàn thể thực sự “rất cần thiết” với họ. Đây là một con số khá
cao, khẳng định hiệu quả của các loại thông tin nông nghiệp do
hiệp hội, đoàn thể phổ biến tới nông dân.
2.3.2.7 Hiệu quả của thông tin qua các kênh thông tin
khác
Đánh giá về hiệu quả của những kênh thông tin như
hàng xóm, thương lái, bạn bè, họp thôn, ấp…, phần lớn người
trả lời cho rằng hiệu quả thông tin từ các kênh này ở mức độ
“bình thường”. Tỷ lệ này chiếm 31% số người tham gia trả lời
phỏng vấn.
Nhìn chung, khi đánh giá về hiệu quả của các kênh thông tin
NNNT, truyền hình, trung tâm KNKN và đài PTTH là những
kênh thông tin được người nông dân địa phương đánh giá cao.
Truyền hình có ưu thế về mặt hình ảnh, truyền đạt thông tin dễ
hiểu, cảm quan. Đài phát thanh là kênh tiếp cận truyền thống
của người dân, đặc biệt là người trung và cao tuổi. Còn trung

19
tâm KNKN với nguồn cán bộ hiểu biết sâu về kiến thức trong
thị trường nông sản, thông tin kỹ thuật và mùa vụ nông
nghiệp…Những kênh thông tin này đã và đang khẳng định vị
thế với người nông dân, trở thành người bạn thông tin đáng tin
cậy của nông dân trong chặng đường phát triển, sản xuất.
2.4. Mong muốn của ngƣời nông dân trong việc tiếp cận
thông tin nông nghiệp nông thôn
2.4.1 Mong muốn về nội dung thông tin nông nghiệp nông

thôn
Về mong muốn của nông dân đối với các loại thông tin NNNT,
bức tranh mong muốn thế loại thông tin này cũng không khác
nhiều lắm so với bức tranh thực trạng hiện nay. Người nông
dân vẫn mong trong thời gian tới được tiếp cận nhiều hơn với
thông tin thị trường nông sản và thông tin kỹ thuật, mùa vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Và thông tin chính sách nông
nghiệp nông thôn vẫn không được người nông dân mong muốn
tiếp cận.
2.4.2 Mong muốn về kênh thông tin NNNT
Về kênh thông tin, truyền hình vẫn là kênh thông tin mà
người dân có mong muốn tiếp cận nhiều nhất. Ngoài ra, người
nông dân cũng mong muốn được tiếp cận với các thông tin
NNNT qua các kênh như trung tâm khuyến nông, khuyến ngư
và qua các hiệp hội, đoàn thể. Đây là những tổ chức đã phát huy
được hiệu quả hoạt động tại địa phương, tạo được niềm tin yêu
cho nhân dân.
Trong khi đó, tỷ lệ người dân mong muốn được tiếp cận
với báo in và đài đều ở mức khá thấp. Do mức độ phổ cập của
báo mạng chưa cao, nên không có nhiều người trả lời chia sẻ
rằng họ mong muốn được tiếp cận các thông tin qua báo mạng.

×