Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC

  


TRẦN THỊ THẮM





KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng)





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130









HÀ NỘI – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC

  



TRẦN THỊ THẮM



KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng)



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130





Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Hòa Bình





HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa của đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 8
7. Hạn chế của luận văn 8
8. Cấu trúc luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
10
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận 10
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 13
1.3. Các khái niệm công cụ 27

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
CSSKSS CỦA PHỤ NỮ
30
2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ 32
2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về KHHGĐ và nạo hút thai 35
2.4. Kiến thức, thái độ, thực hành về làm mẹ an toàn 43
2.5. Kiến thức về quyền khách hàng 50
Chƣơng 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CSSKSS CỦA PHỤ NỮ
52
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học 52
3.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 56
3.3. Nhận thức về khám chữa bệnh BHYT 58
3.4. Nhận thức, phong tục tập quán 60
3.5. Điều kiện kinh tế xã hội 62
3.6. Khả năng cung cấp dịch vụ CSSKSS 63
3.7. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe 65

3.8. Những bất cập về chính sách và qui định trong CSSKSS 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
1. KẾT LUẬN 69
2. KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 76


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi, dân tộc và học vấn 31
Bảng 2.2. Tỷ lệ phụ nữ đã từng được nghe nói đến các chủ đề về CSSKSS 32

Bảng 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS 33
Bảng 2.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT 35
Bảng 2.5. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng một trong các BPTT 37
Bảng 2.6. Tỷ lệ phụ nữ biết thời điểm nên áp dụng BPTT sau đẻ 39
Bảng 2.7. Thái độ của phụ nữ về tư vấn BPTT cho vị thành niên chưa kết hôn 41
Bảng 2.8. Thái độ của phụ nữ với con/cháu gái tuổi vị thành niên chưa kết hôn mang thai 42
Bảng 2.9. Tỷ lệ phụ nữ biết về số lần cần khám thai trong một thai kỳ 44
Bảng 2.10. Nơi người phụ nữ đã sinh con trong lần sinh con gần đây nhất và dự kiến nơi sẽ sinh
con lần tới 47
Bảng 2.11. Nhận thức của phụ nữ về thời điểm cho con bú sau khi sinh 49
Bảng 2.12. Nhận thức của phụ nữ về thời gian nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 49
Bảng 2.13. Tỷ lệ phụ nữ biết về quyền của khách hàng 50
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tượng đang sử dụng BPTT hiện đại với một số yếu tố 53
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tượng biết cần khám thai ít nhất 3 lần với một số yếu tố 54
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tượng sinh con có nhân viên y tế đỡ trong lần sinh con gần
nhất với một số yếu tố 55
Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT và hiện đang sử dụng BPTT 56
Bảng 3.5. Nhận thức đúng về khám thai với tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 57
Bảng 3.6. Nhận thức đúng và thực hành tiêm vắc-xin phòng uốn ván trong lần mang thai đầu tiên
58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT 36

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ sử dụng BPTT của phụ nữ 38

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ quyết định sử dụng BPTT trong gia đình 40


Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phụ nữ nạo hút thai và nơi nạo hút thai lần gần nhất 43

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ phụ nữ có đi khám thai trong lần mang thai gần đây 44

Biểu đồ 2.6. Nơi khám thai của phụ nữ trong lần mang thai gần đây 45

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ phụ nữ biết về số mũi tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai đầu 46

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ phụ nữ tiêm vác-xin phòng uốn ván trong lần mang thai gần nhất 47

Biểu đồ 2.9. Người đỡ đẻ cho phụ nữ trong lần sinh con gần nhất 48





BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hoa An
TX.Cao Bang
Quang Uyen
Tra Linh
Ha Quang
Thach An
Trung Khanh
Ha Lang
Nguyen Binh
Thong Nong
Bao Lac
Can Yen

Luong Thong
Vi Quang
Hong Viet
Binh Long
Ngu Lao
Phuc Hoa
Doai Khon
Quoc Dan
Ngoc Dong
Cao Chuong
Luu Ngoc
Duc Long
Cong Trung
Thang Loi
Viet Chu
Vinh Quy
Co Ngan
Duc Long
Le Loi
Van Trinh
Le Chung
Vinh Phong
Ly Bon
Bao Lam


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe sinh sản là sự phát triển hài hòa của mỗi con người về thể lực,

tinh thần, là khả năng hoà hợp cộng đồng chứ không phải chỉ là không có bệnh
tật, ốm đau hoặc không tàn phế của bộ phận sinh dục mà còn là sự hoạt động hài
hoà của hệ thống đó nhằm mục đích sinh sản hay không sinh sản và thực hiện
được quyền sinh sản của mỗi con người [3].
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) là chăm sóc sức khoẻ cho tất cả
mọi người từ khi mới là bào thai cho đến khi già, sức khỏe sinh sản là phần
không thể thiếu để con người phát triển hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội
[3]. Đây là một trong các vấn đề ngày nay rất được quan tâm trên phạm vi toàn
thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong lĩnh vực sinh
sản và tình dục. Tại Việt Nam, từ những năm 80 và nhất là những năm đầu của
thế kỷ XX, Bộ Y tế đã chú trọng đến những hoạt động của chương trình này và
có kế hoạch xây dựng thành một chương trình quốc gia về CSSKSS giai đoạn
2001–2010 theo Quyết định số 136/2000/QĐ – TTg, ngày 28/11/2000. Đầu tư
cho chương trình CSSKSS là cách đầu tư tổng hợp lồng ghép nhiều hoạt động
của các chương trình quốc gia theo chiến lược nhằm thực hiện việc nâng cao và
giữ gìn sức khoẻ cho phụ nữ, nam giới trong thời kỳ sinh sản, cùng với việc đưa
ra các chỉ tiêu cụ thể để các cấp, các ngành làm căn cứ chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững trong
cung cấp dịch vụ CSSKSS [3].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhận thức, thái độ,
thực hành của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với hàng loạt các vấn đề xã hội có
liên quan. Tuy nhiên các nghiên cứu này được nhìn nhận dưới góc độ y học nhiều
hơn là xã hội học, và mới chỉ tập trung nghiên cứu ở vùng đồng bằng và thành
thị, chưa chú ý nhiều đến các khu vực nông thôn, dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

2
Quan tâm đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và những yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng CSSKSS cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu
vùng xa, dân tộc thiểu số là điều cần thiết.
Nội dung về CSSKSS khá phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn

này, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về kế
hoạch hoá gia đình, nạo hút thai và làm mẹ an toàn của phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Cao Bằng, là tỉnh miền núi phía
Bắc, với điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Vì những lý do trên, tác giả luận văn đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
có chồng trong độ tuổi sinh đẻ” (Qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng).
Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của cuộc
khảo sát “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của ngƣời sử dụng các
dịch vụ bảo hiểm y tế, CSSKSS, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây
truyền qua đƣờng tình dục tại Cao Bằng và Sơn La” thuộc dự án 3 năm “Cải
thiện các dịch vụ y tế tại tỉnh Cao Bằng và Sơn La” do Trung tâm Nghiên cứu
Dân số và Sức khỏe Nông thôn thực hiện năm 2007-2008, với sự hỗ trợ tài chính
của Tổ chức Deutsche Gesellschaft Technische Zusammenarbeit (GTZ) - Chính
phủ Đức. Tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia thiết kế bộ công cụ nghiên cứu,
điều tra thực địa tại Cao Bằng, tham gia xử lý số liệu, viết báo cáo và được phép
của Ban quản lý dự án cho sử dụng bộ số liệu điều tra để thực hiện luận văn.


3
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần vào việc vận dụng các lý thuyết xã hội học trong việc
phân tích, làm rõ thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành và các nhân tố tác
động đến vấn đề CSSSKS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một địa
bàn cụ thể.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần làm rõ thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Cao Bằng về CSSKSS và phân tích một số
yếu tố liên quan.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ về tầm quan trọng của việc CSSKSS đối
với người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ.
Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về
CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kế hoạch hoá gia đình,
nạo hút thai, làm mẹ an toàn của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về
CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ về tầm quan trọng của việc CSSKSS.

4
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kiến thức, thái độ và thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tại tỉnh Cao Bằng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện đối với phụ nữ có chồng trong độ tuổi từ 15
đến 49 tuổi.
Các đối tượng cung cấp thông tin khác bao gồm lãnh đạo y tế, lãnh đạo
Dân số-KHHGĐ, lãnh đạo truyền thông SKSS tại 3 tuyến tỉnh, huyện, xã.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ thông qua: kiến thức, thái độ, thực hành về nạo hút thai, KHHGĐ và
làm mẹ an toàn.

4.4. Phạm vi khảo sát
Không gian: Địa bàn tỉnh Cao Bằng thuộc miền núi Đông Bắc, Việt Nam.
Thời gian: Năm 2007-2008
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Hồi cứu tƣ liệu
Hồi cứu tư liệu nhằm mục đích phân tích, đánh giá đối với các nghiên cứu
liên quan đến chủ đề của luận văn.
5.2. Phân tích số liệu định lƣợng thứ cấp
Tác giả sử dụng kết quả đánh giá ban đầu dự án Cải thiện các dịch vụ y tế
tại tỉnh Cao Bằng và Sơn La thực hiện năm 2007-2008. Mục tiêu của cuộc đánh
giá này là nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành của người sử dụng các
dịch vụ bảo hiểm y tế, CSSKSS, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục tại Cao Bằng và Sơn La. Đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ
nữ, nam giới có chồng/vợ trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên nam nữ tuổi từ
15 đến 24 chưa lập gia đình, người cung cấp dịch vụ y tế. Tuy nhiên, tác giả luận

5
văn chỉ sử dụng nguồn số liệu về kiến thức, thái độ và thực hành về CSSKSS của
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ để thực hiện luận văn.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu được mô tả như sau:
Cỡ mẫu: cỡ mẫu cho đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc
sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tính theo công
thức sau:
n = Z
2
1-/2

pq
d
2


Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu
Z
1-/2
: Độ tin cậy 95% (Z
1-/2
= 1,96)
p: Tỷ lệ dân số mang đặc tính nghiên cứu (p=0,5)
q: = 1-p=0,5: Tỷ lệ đối tượng không mang đặc tính nghiên cứu
d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ của mẫu nghiên cứu và tỷ lệ
thực, trong nghiên cứu này chọn d=0,08
Từ công thức trên với các thông số tính được cỡ mẫu n = 150. Để tăng độ
tin cậy cho nghiên cứu, cỡ mẫu được nhân với 2. Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu
cho phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 300 đối tượng.
Chọn mẫu:
Chọn chủ đích tỉnh Cao Bằng có chương trình hỗ trợ về CSSKSS của
chính phủ Đức.
Chọn 50% số huyện của tỉnh bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, địa lý, nhóm dân tộc, chia các huyện ra 3 nhóm:
nhóm thứ nhất gồm các huyện vùng cao với đặc trưng kinh tế đặc biệt khó khăn,
hầu hết dân là người dân tộc thiểu số có phong tục lạc hậu; nhóm thứ hai gồm
các huyện địa lý vùng trung với đặc trưng kinh tế khó khăn, đa số dân là dân tộc
thiểu số nhưng phong tục tập quán đã được cải thiện một phần; nhóm thứ 3 gồm

6
các huyện vùng thấp, thị xã với đặc trưng kinh tế khá, các nhóm dân tộc thiểu số
có phong tục tập quán tiến bộ, xen kẽ sinh sống cùng người Kinh, Hoa. Tại mỗi
nhóm này bắt thăm ngẫu nhiên lấy 50% số huyện. Tỉnh Cao Bằng có 13 huyện,
thị, bốc thăm ngẫu nhiên lấy 7 huyện cho nghiên cứu.

Tại mỗi huyện được lựa chọn, chọn 30 xã theo phương pháp ngẫu nhiên
hệ thống.
+ Lập danh sách của tất cả các xã trong tỉnh theo thứ tự từng huyện, bao
gồm các cột: số thứ tự, tên xã, dân số cộng dồn.
+ Xác định khoảng cách k bằng cách: chia tổng dân số tích lũy của các
huyện được chọn trong tỉnh cho 30.
k =
Dân số cộng dồn
30
+ Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm
trong khoảng từ 1 đến k.
+ Xác định xã đầu tiên được chọn là xã mà dân số cộng dồn bằng hoặc lớn
hơn giá trị của số ngẫu nhiên vừa chọn.
+ Xã thứ 2 được chọn bằng cách: lấy số ngẫu nhiên cộng với khoảng cách
mẫu k, sau đó so với dân cộng dồn (xã thứ 2 là xã mà dân số cộng dồn của nó
bằng hoặc lớn hơn tổng số ngẫu nhiên cộng với k). Tiếp tục làm như vậy để chọn
tiếp các xã khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k…) cho đến khi
chọn đủ 30 xã.
Vị trí các xã chọn để nghiên cứu, được tính theo công thức sau:
n
i

= số ngẫu nhiên + (i – 1)k (trong đó i từ 1 – 30)
Chọn thôn để phỏng vấn: Tại mỗi xã được chọn, lập danh sách tất cả các
thôn. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy một thôn bất kỳ để tiến hành phỏng vấn. Việc
chọn thôn được tiến hành trước khi tiến hành phỏng vấn.
Chọn đối tượng nghiên cứu: Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên một thôn điều
tra 10 đối tượng phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi). Như
vậy, 30 xã có 300 đối tượng được chọn để phỏng vấn. Sử dụng danh sách hộ gia


7
đình hoặc hộ khẩu của từng thôn đã bốc thăm được để chọn ngẫu nhiên một hộ
gia đình bất kỳ làm địa điểm xuất phát đi tìm đối tượng điều tra. Cách chọn đầu
tiên như sau: sử dụng 2 số cuối của đồng tiền mang theo người để chọn số thứ tự
trong danh sách hộ của thôn cần điều tra. Từ hộ gia đình đầu tiên đó, điều tra
viên đến các gia đình khác theo phương pháp cổng liển cổng để xác định đối
tượng và tiến hành phỏng vấn, nếu tại thôn được chọn không đủ đối tượng thì
chọn tiếp sang thôn bên cạnh cho đến khi đủ số đối tượng thì dừng lại.
5.2. Nghiên cứu định tính
Tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các đối tượng bao gồm
nhóm đối tượng đích, lãnh đạo ngành y tế các tuyến tỉnh, huyện và xã. Các
nghiên cứu định tính không được thực hiện ở toàn bộ các nơi nằm trong mẫu
khảo sát định lượng mà tác giả luận văn thực hiện bổ sung ở một vài địa bàn nằm
trong diện khảo sát định lượng trong quá trình thực hiện luận văn, cụ thể như sau:
Tuyến tỉnh: chọn chủ định lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Chi cục Dân số-
KHHGĐ, lãnh đạo Trung tâm CSSKSS tỉnh. Tổng số cỡ mẫu phỏng vấn sâu tại
tuyến tỉnh là 3 cuộc.
Tuyến huyện: chọn ngẫu nhiên 3 huyện, trong đó chọn chủ định lãnh đạo
Trung tâm Dân số-KHHGĐ, lãnh đạo Phòng Y tế để phỏng vấn sâu. Tổng số cỡ
mẫu phỏng vấn sâu cho tuyến huyện là 6 cuộc.
Tuyến xã: tại 3 huyện được chọn ở trên, chọn ngẫu nhiên 1 xã/1 huyện để
phỏng vấn sâu lãnh đạo trạm y tế xã. Tổng số cỡ mẫu phỏng vấn sâu cho tuyến
xã là 3 cuộc.
Ngoài ra, tại mỗi xã được chọn ở trên, tác giả thực hiện thêm 1 cuộc thảo
luận nhóm đối tượng đích nhằm bổ sung một số nội dung chưa hoặc đề cập chưa
sâu trong bộ số liệu định lượng và góp phần lý giải cho những kết quả định lượng
chỉ ra. Tổng số cuộc thảo luận nhóm đối tượng đích cho tuyến xã là 3 cuộc.

8
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ tại Cao Bằng hiện nay như thế nào?
Những yếu tố về y tế, văn hóa và giáo dục tác động đến việc CSSKSS của
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại Cao Bằng hiện nay như thế nào?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Kiến thức, thái độ và thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tại Cao Bằng hiện nay còn hạn chế.
Một số các yếu tố về y tế, văn hóa và giáo dục có ảnh hưởng rõ rệt đến
vấn đề CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại Cao Bằng hiện
nay.
7. Hạn chế của luận văn
Ý tưởng nội dung nghiên cứu của luận văn là xuất phát từ một cuộc khảo
sát về kiến thức, thái độ và thực hành của người sử dụng các dịch vụ bảo hiểm y
tế, dịch vụ CSSKSS, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục tại Cao Bằng và Sơn La. Bộ phiếu điều tra được thiết kế chủ yếu phục
vụ cho cuộc kháo sát. Do đó, tác giả không chủ động được trong việc phân tích
kết quả, phải phụ thuộc nhiều vào bộ số liệu đã có. Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng
khai thác những thông tin định tính để khắc phục những hạn chế nói trên.

9
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm ba phần chính, mỗi phần bao gồm các chương, mục
sau:
Phần mở đầu: giới thiệu một số thông tin cơ bản của luận văn bao gồm lý
do chọn đề tài, ý nghĩa đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng,
khách thể và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
và giả thuyết nghiên cứu.
Phần nội dung chính: bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cách tiếp cận. Nội dung của chương nhằm làm

rõ những vấn đề về cơ sở lý luận bao gồm hệ thống khái niệm, vận dụng lý
thuyết phân tích, và tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ
nữ. Trong chương này, những vấn đề thuộc về thực trạng kiến thức, thái độ và
thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ được làm rõ
qua các bằng chứng thông tin định tính và định lượng.
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến CSSKSS của phụ nữ. Chương này
là những lý giải của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến CSSKSS của phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Phần kết luận: bao gồm hai mục chính: Kết luận nhằm đưa ra những kết
luận khái quát về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về CSSKSS và các
yếu tố ảnh hưởng đến việc CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ;
và mục Khuyến nghị nhằm đề xuất các khuyến nghị nâng cao nhận thức của
người phụ nữ về CSSKSS tại địa bàn nghiên cứu.
Phần tài liệu tham khảo và phụ lục.



10
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận
1.1.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ nhìn nhận thế giới tồn tại xung
quanh chúng ta là thế giới vật chất không ngừng vận động, phát triển mà còn

vạch ra những quy luật khách quan chi phối đến sự vận động và phát triển đó.
Như vậy, khi nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về CSSKSS của phụ nữ,
chúng ta không chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà cần nhận thức được
bản chất bên trong của vấn đề.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu cũng cần đặt vấn đề CSSKSS của nhóm xã
hội này trong một bối cảnh, thời điểm nhất định. Bởi lẽ, hoàn cảnh, điều kiện có
tác động chi phối đến hành động của con người, ví dụ khả năng kinh tế đã hạn
chế các cá nhân trong việc tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng với chi phí cao.
Hoặc, điều kiện về địa lý, khoảng cách cũng gây trở ngại cho người dân đến với
các cơ sở y tế thường được đặt ở các trung tâm.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
 Lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng là một lý thuyết xã hội quan trọng, phạm vi bao trùm
rộng, mang tính vĩ mô. Song ở đây, với phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi
chỉ sử dụng một phần nhỏ trong quan điểm về lý thuyết chức năng của Merton.
Merton cho rằng cấu trúc xã hội là tập hợp các quan hệ xã hội có tổ chức,
trong đó các thành viên của xã hội hay nhóm có mối liên quan đa dạng và ông

11
cho rằng phép phân tích chức năng cấu trúc tập trung vào các nhóm, các tổ chức
xã hội, các thể chế và các nền văn hóa. Bất kỳ một đối tượng nào có thể áp dụng
phép phân tích chức năng cấu trúc phải thể hiện một hạng mục đã chuẩn mực hóa
(nghĩa là, đã định khuôn mẫu và tính lặp lại nhiều lần).
Xét về vấn đề được đề cập đến trong luận văn, gia đình được xem xét với
tư cách một thiết chế xã hội và đảm bảo rất nhiều chức năng, phân thành các
chức năng sản xuất và các chức năng tái sản xuất. Nếu như đối với chức năng sản
xuất, người đàn ông trong gia đình giữ vai trò chủ đạo, thì người phụ nữ lại là
nhân vật chính đảm bảo chức năng tái sản xuất của gia đình. Thực hiện vấn đề
CSSKSS chính là họ đang đảm bảo chức năng tái sản xuất của gia đình.
Bên cạnh đó, quá trình tái sản xuất được xem như sự sắp đặt hài hòa

những vai trò có tính chất bù trừ của nam giới và phụ nữ. Điều này có liên quan
đến việc Merton xác định “các chức năng như là những hệ quả quan sát được,
được tạo ra cho sự thích nghi và điều chỉnh của một hệ thống xét đến”. Vậy thì
có thể thấy sự phân chia một cách tương đối việc đảm bảo chức năng trong gia
đình dẫn tới phần việc và trách nhiệm khá lớn của người phụ nữ trong việc thực
hiện chức năng tái sản xuất của gia đình, cụ thể ở đây chính là việc CSSKSS,
người phụ nữ phải đảm nhiệm vai trò chính yếu.
Trên cơ sở quan điểm cấu trúc chức năng của Merton, trong luận văn này
hướng tới việc đánh giá và phân tích tầm quan trọng của người phụ nữ trong việc
đảm bảo chức năng tái sản xuất của gia đình thông qua việc CSSKSS vốn được
xem như là một chuẩn mực trong xã hội.
 Lý thuyết vai trò xã hội
Vai trò xã hội được hiểu “là sự tập hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi
và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực
hiện của cá nhân có vị thế đó” [27].
Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các địa vị xã hội. Những đòi
hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau
thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một địa vị xã hội, nhưng

12
trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác
nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Nếu như trong xã hội truyền thống – xã hội có tính gia trưởng cao, phụ nữ
được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình, tuy nhiên mức độ quyền
hạn của người phụ nữ trong việc ra quyết định (trong đó có các quyết định liên
quan đến chăm sóc sức khỏe nói chung và CSSKSS nói riêng) rất hạn chế. Việc
CSSKSS đối với người phụ nữ là rất quan trọng, nhưng họ không có quyền trong
việc sinh con, áp dụng các BPTT , mà tất cả vấn đề này lại do quyết định từ
phía người chồng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị, chuẩn mực cũ
đã được điều chỉnh, thay đổi, từ đó dẫn đến những đòi hỏi đối với vai trò của

người phụ nữ cũng thay đổi và kéo theo địa vị của họ cũng đã có những biến
chuyển rất tích cực. Trong quá trình ra quyết định liên quan đến gia đình của
mình, tiếng nói của họ có trọng lượng hơn, có ảnh hưởng hơn đối với đời sống
gia đình. Cụ thể là họ có quyền hơn trong việc lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe,
sinh con hay áp dụng các BPTT Đây là một biến chuyển tích cực, bởi lẽ việc
CSSKSS luôn gắn liền với người phụ nữ.
Vận dụng lý thuyết về vai trò xã hội trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi
muốn nhấn mạnh sự biến đổi vai trò người phụ nữ trong việc CSSKSS trong giai
đoạn hiện nay trước những tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
 Lý thuyết hành động xã hội
Đây là một lý thuyết xã hội học được vận dụng khá phổ biến trong các
nghiên cứu liên quan đến các hành vi của con người/nhóm xã hội nhất định. Nói
đến hành động xã hội là nói đến động cơ, điều kiện và phương tiện để thực hiện
các mục đích đã định. Các nhà xã hội học là chủ thuyết hành động xã hội cho
rằng các hành vi, hoạt động của con người đều diễn ra trong một bối cảnh xã hội
nhất định. Đó là những hành vi có mục đích, có đối tưọng và chịu tác động bởi
các bối cảnh xã hội xung quanh.
Trong đề tài này, lý thuyết hành động xã hội giúp cho việc phân tích và lý
giải các hành vi CSSKSS của nhóm phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và các

13
yếu tố tác động đến như văn hoá, xã hội, giáo dục, không gian Bên cạnh đó, lý
thuyết này còn góp phần lý giải mối quan hệ giữa việc thực hành việc CSSKSS
với thái độ và kiến thức của nhóm đối tượng được đề cập trong nghiên cứu này.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc và
Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311
km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn
và Lạng Sơn [23].

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6724,6 km2, là cao nguyên đá vôi xen
lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 -
1.300m so với mặt nước biển. Mật độ dân số hiện nay là 79 người/km2 [23]. Cao
Bằng có 1 thị xã, 12 huyện và 199 xã/phường/thị trấn [24]. Giao thông vào mùa
mưa một số nơi không thể đi lại được bằng xe máy, mà phải đi bộ. Ở một số nơi
để đi từ trung tâm huyện xuống xã phải mất một ngày đường. Địa bàn rộng, giao
thông không thuận lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp và sử dụng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Theo số liệu thống kê năm 2008, Cao Bằng có dân số trung bình là 528,1
nghìn người. Trong đó có 11 dân tộc chính cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc
Tày - Nùng, tiếp đến là dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ và dân tộc Lô Lô… [23]. Cư
dân rộng khắp trên địa bàn tỉnh, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời
sống văn hóa truyền thống.
Năm 2008, Cao Bằng có tỷ lệ người nghèo là 16% tập trung ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2006 đạt 395
nghìn đồng/tháng, bằng 62,1% so với mức bình quân chung của cả nước [23].

14
1.2.2. Phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh sản
Đối với phụ nữ, quãng thời gian từ 15-49 tuổi là một thời kỳ đặc biệt vì ở
giai đoạn này người phụ nữ thực hiện chức năng quan trọng của mình đó là chức
năng sinh sản.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế thế giới về phụ nữ thế giới năm
2002, dân số thế giới là 6 tỷ, phụ nữ chiếm khoảng 50%, trong đó độ tuổi từ 15-
49 tuổi có chồng chiếm khoảng 16% dân số. Thực tế tỷ lệ này luôn tăng lên theo
thời gian, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo ước tính từ năm 2002 đến
2020, số phụ nữ 15-49 tuổi ở các nước kém phát triển sẽ tăng lên 24% [34]. Tại
Việt Nam, với dân số theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/1999 là
76.327.919, trong đó tỷ lệ phụ nữ chiếm 50,9%, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
15-49 tuổi chiếm 53,5% tổng số phụ nữ và bằng 19% dân số Việt Nam [21]. Như

vậy, tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Sức khỏe sinh sản là mối quan tâm của cả cuộc đời người phụ nữ bởi sự
liên quan và dễ đưa đến những nguy cơ rủi ro về sức khỏe từ tình dục và sinh
sản. Phần lớn gánh nặng sức khỏe của phụ nữ đều liên quan tới tình dục và sinh
sản, đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ này là 40% ở vùng
Châu Phi cận Sahara và hơn 20% ở các nước đang phát triển [29]. Những điều
kiện liên quan đến sức khỏe sinh sản chiếm một nửa trong số 10 nguyên nhân
hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Trong nhiều năm
qua, việc quan tâm đến sức khỏe người phụ nữ được đưa lên hàng đầu trong
nhiều diễn đàn quốc tế và quốc gia. Nhiều hội nghị của Liên Hiệp Quốc kêu gọi
bình đẳng và tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, nhiều chính phủ công nhận sự tiến
bộ cho phụ nữ là chìa khóa để đạt được các mục tiêu về sức khỏe và phát triển
của xã hội [35], bởi vì phụ nữ là nguồn trực tiếp tái sản xuất ra con người, nguồn
nhân lực cho tương lai của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới [31].
Nhưng hiện nay, chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
CSSKSS để người phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản một cách an toàn. Hàng
năm trên thế giới có khoảng gần 580.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến thai

15
sản. Ước tính cứ một phút qua đi lại có một bà mẹ chết do hậu quả hoặc những
biến chứng do thai nghén hoặc sinh đẻ. Trong số họ, phần lớn là những người
còn trẻ hoặc mới bắt đầu làm mẹ. Không những thế, cứ 1 bà mẹ tử vong do thai
sản thì có khoảng 100 bà mẹ khác bị đau yếu, mất sức lao động hoặc bị tật
nguyền, bị những tổn thương sinh lý do hậu quả của các biến chứng thai sản [1].
Tại Việt Nam, theo ước tính, mỗi năm vẫn có khoảng 1000 bà mẹ chết do
các nguyên nhân kể trên và như vậy mỗi ngày trên cả nước có tới 3 phụ nữ chết
có liên quan đến thai sản [2]. Những biến chứng của quá trình mang thai và sinh
con là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và thương tật cho phụ nữ ở độ tuổi
15-49 tại hầu hết các nước đang phát triển, chăm sóc tốt hơn trong khi sinh con
và cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới dịch vụ đó có khả năng làm giảm tử vong sản

phụ một cách đáng kể. Tình trạng sức khỏe sinh sản của người mẹ luôn có sự ảnh
hưởng tới con cái và sức khoẻ của chúng, do đó vai trò và trách nhiệm của phụ
nữ sẽ gó phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển con người có chất lượng cao
và bền vững [20]. Các chương trình sức khỏe sinh sản hữu hiệu cho người nghèo
phải được dựa trên cơ sở lắng nghe ý kiến của họ và thu hút họ tham gia vào qui
trình xây dựng và triển khai chương trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
phụ nữ bởi họ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chương trình dân số và
sức khỏe sinh sản [13].
Việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ nói chung và CSSKSS nói riêng là vấn đề mà
bất kỳ quốc gia nào cũng có sự quan tâm đặc biệt, nhờ đó tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ
em trên toàn thế giới đã có sự cải thiện rõ rệt.
Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
triển, việc thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của cả nam và nữ là điều kiện
cần thiết để đạt được mối quan hệ hài hòa giữa nam và nữ. Nam giới đóng vai trò
chủ chốt để mang lại sự bình đẳng giới, hầu như mọi mặt trong xã hội, đàn ông
thường có quyền lực vượt trội ở hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các
quyết định cá nhân về quy tụ gia đình đến các quyết định về chính sách và
chương trình ở các cấp chính phủ. Việc tăng cường công tác truyền thông giữa

16
nam và nữ về sức khoẻ sinh sản và tình dục và sự hiểu biết trách nhiệm chung là
rất cần thiết để nam giới và nữ giới trở nên bình đẳng cả trong xã hội cũng như
trong gia đình [5].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu vấn đề sức khỏe sinh sản trên thế giới
1.2.3.1. Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là công tác quan trọng đối với hầu hết
các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các nước nghèo và
lạc hậu. Thực hiện KHHGĐ mang lại cho phụ nữ rất nhiều lợi ích: làm giảm
nguy cơ gây tử vong cho mẹ, giảm số trường hợp có thai ngoài ý muốn và các
biến chứng liên quan đến thai sản. Từ đó làm giảm các trường hợp phá thai

không an toàn, vì vậy làm giảm các nguy cơ biến chứng của phá thai. Bên cạnh
đó KHHGĐ còn giúp cho phụ nữ có một sức khoẻ tình dục lành mạnh, an toàn.
Việc thực hiện KHHGĐ còn rất khác nhau theo từng vùng địa lý và mỗi
quốc gia. Theo điều tra Dân số học 1995 – 2000 tại Mêhicô có 67% số cặp vợ
chồng đang thực hiện KHHGĐ, ở Kênya là 39%, Pakixtan chỉ có 18% [50].
Tại Maldives, tỷ lệ sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng tuổi 15-20 là
30%. Ở Ugana, việc áp dụng các BPTT của phụ nữ mới kết hôn là 23%. Ở Ghi-
nê, 72% phụ nữ biết các BPTT trong đó BPTT hiện đại 71% nhưng chỉ có 8% sử
dụng, trong đó BPTT hiện đại là l5% [48]. Qua cuộc điều tra Nhân khẩu học và
Sức khoẻ ở Kazakhstan cho thấy 53% phụ nữ đang áp dụng một BPTT hiện đại,
trong đó vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất (42%) [39].
Ở Ấn Độ, 48% phụ nữ hiện đang có chồng sử dụng một BPTT bất kỳ,
trong đó đình sản nữ là phổ biến nhất (34%) [42].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn phụ nữ và nam giới đã có gia đình đều hiểu biết
về KHHGĐ, các BPTT phổ biến là thuốc viên tránh thai, đặt vòng và các BPTT
truyền thống. Có 64% phụ nữ có chồng hiện đang áp dụng các BPTT, đặt vòng
chiếm 21%, 8% phụ nữ và 11% nam giới có sử dụng bao cao su, 24% phụ nữ sử
dụng BPTT truyền thống [40].

17
Sự khác nhau trong công tác KHHGĐ ở mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: phong tục, tập quán, tôn giáo…, tại các nước Châu Phi cận
Sahara chỉ có 10% phụ nữ sử dụng BPTT, tại Bangladesh 63% phụ nữ chưa từng
sử dụng một BPTT hiện đại nào bởi nhiều lý do như e sợ tác dụng phụ của
BPTT, gia đình chồng muốn có thêm con [31],[47]. Nhưng nguyên nhân chính
của trở ngại sử dụng BPTT là sự thiếu hiểu biết về các BPTT và khả năng tiếp
cận dịch vụ CSSKSS hạn chế, trong khi khả năng tiếp cận BPTT có thể đóng góp
tới 40% kết quả giảm sinh toàn cầu [48].
1.2.3.2. Nạo hút thai
Phá thai là một nguyên nhân gây tử vong mẹ quan trọng do nạo hút thai

không an toàn nhất là ở các nước đang phát triển. Về bản chất, nạo hút thai
không phải là một BPTT mà là biện pháp tránh sinh đẻ một cách thụ động chủ
yếu xuất phát từ phía người phụ nữ khi có thai ngoài ý muốn.
Ngày nay, nạo hút thai đã trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia và
nhiều tổ chức quốc tế bởi chính những tai biến của nó ảnh hưởng tới sức khoẻ và
tính mạng của phụ nữ. Tổng giám đốc H.Nakajiama của Tổ chức Y tế thế giới đã
nói về những nguy hiểm của phụ nữ mang thai khi kết thúc thai nghén: Hàng
trăm phụ nữ có thai hôm qua vẫn còn sống và nhìn thấy ánh hoàng hôn nhưng
không bao giờ thấy ánh bình minh của ngày hôm sau. Một số bị chết trong
chuyển dạ do đẻ khó vì khung chậu hẹp và biến dạng. Một số bị chết ngay trên
bàn do phá thai không an toàn trong những nỗ lực để kết thúc thai nghén ngoài ý
muốn. Có người thì chết ngay tại các bệnh viện do không có máu để điều trị chảy
máu nặng. Hoặc không đủ điều kiện để xử lý những ca có biến chứng nặng
Do thiếu hiểu biết về mức độ trầm trọng của những mối nguy hiểm khi
phá thai nên tỷ lệ phụ nữ nạo hút thai còn rất cao trên thế giới và bản thân họ còn
chọn nơi tiến hành thủ thuật tuỳ tiện dẫn tới tình trạng tai biến do nạo phá thai
không an toàn vẫn chưa giảm. Trên thế giới có 46 triệu ca nạo hút thai năm 1995,
trong đó 26 triệu hợp pháp và 20 triệu không hợp pháp. Tỷ suất nạo hút thai
khoảng 35/1000 phụ nữ ở độ tuổi 15- 49 [48].

18
Ở Mỹ, mặc dù các BPTT được khuyến khích và sử dụng rất rộng rãi, các
chiến dịch truyền thông sâu rộng và việc tiếp cận các dịch vụ tránh thai rất thuận
lợi. Nhưng cũng là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất khoảng
40% số sinh.Tỷ suất chết mẹ do nạo hút thai hợp pháp ở Mỹ là 1,4/100.000
trường hợp nạo hút thai, còn đối với các nước đang phát triển là là 50–
100/100.000 [32].
Theo một tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ chết mẹ do nạo hút thai
không an toàn trên 1000 ca sinh sống trên thế giới còn khác nhau giữa các vùng
và các quốc gia: 83 ở Châu Phi, 48 tại Mỹ La-tinh, 47 ở Châu Á, 29 ở Châu Đại

Dương, 10 ở Nga, và 4 ở Châu Âu [48]. Khi người phụ nữ phá thai là họ phải đối
mặt với rất nhiều tai biến, trong đó có những tai biến có thể đe doạ đến tính mạng
và ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Hơn nữa theo ước tính của Tổ chức Y tế thế
giới, cứ một phụ nữ chết do nạo hút thai không an toàn thì có 30 người khác bị
các vấn đề lâu dài về sức khoẻ như vô sinh hay tổn thương cơ quan sinh sản [49].
Mặc dù vậy, các tai biến và biến chứng liên quan đến thai nghén vẫn có
thể phòng tránh được nếu như có sự quản lý và chăm sóc thai nghén đúng đắn,
được tiếp cận các dịch vụ nạo hút thai an toàn và giảm nhu cầu phá thai thông
qua các hoạt động của chương trình KHHGĐ [35].
1.2.3.3. Làm mẹ an toàn
Vấn đề làm mẹ an toàn đã được các nhà hoạch định chính sách và chuyên
môn quan tâm và đề xuất nhiều giải pháp từ thập kỷ trước, nhưng tỷ lệ tử vong
mẹ vẫn giảm chưa nhiều. Thuật ngữ Làm mẹ an toàn được ra đời vào năm 1987
tại Nairobi (Kenya) do tầm quan trọng về sức khoẻ của người mẹ bởi vì nó liên
quan đến tử vong và bệnh tật của người mẹ. Mục tiêu của làm mẹ an toàn là làm
giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sáng kiến làm mẹ an toàn
đã được hơn 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế chọn làm chương trình hành
động [15].

×