Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

HÀNH VI CHĂM sóc sức KHỎE SINH sản của NGƯỜI PHỤ nữ dân tộc RAGLAY tại xã KHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 63 trang )

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY TẠI XÃ KHÁNH NAM, HUYỆN
KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
A. DẪN NHẬP..............................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................Error! Bookmark not defined.
4. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:.......................Error! Bookmark not defined.
5. Bố cục của đề tài:.....................................................Error! Bookmark not defined.
B. NỘI DUNG...............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........Error!
Bookmark not defined.
1.1

Cơ sở lý luận..........................................................Error! Bookmark not defined.

1.1.1

Tổng quan nghiên cứu:.....................................Error! Bookmark not defined.

1.1.2

Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu..Error! Bookmark not defined.

1.1.3

Những khái niệm liên quan:.............................Error! Bookmark not defined.

1.2



Phương pháp nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined.

1.2.1

Phương pháp luận.............................................Error! Bookmark not defined.

1.2.2

Phương pháp thu thập thông tin......................Error! Bookmark not defined.

1.3

Giả thuyết nghiên cứu..........................................Error! Bookmark not defined.

1.4

Sơ đồ khung phân tích..........................................Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY.......Error! Bookmark not
defined.
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:.................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:.......................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Một số đặc điểm về điều kiện sống và xã hội của người dân tộc Raglay tại
địa bàn điều tra:..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
dân tộc Ralay:.................................................................Error! Bookmark not defined.



2.2.1 Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay
..........................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Thái độ của người phụ nữ Raglay đối việc chăm sóc sức khỏe sinh sản Error!
Bookmark not defined.
2.2.3 Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay Error!
Bookmark not defined.
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh:...........................Error! Bookmark not defined.
Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh.....................................Error! Bookmark not defined.
Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh.........................................Error! Bookmark not defined.
2.1 Những yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
phụ nữ Raglay.................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Hệ thống y tế và hoạt động y tế.............................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Kinh tế gia đình......................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Các phong tục tập quán..........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Chính sách..............................................................Error! Bookmark not defined.
C. KẾT LUẬN.................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận:......................................................................Error! Bookmark not defined.
2. Một vài suy nghĩ:........................................................Error! Bookmark not defined.


A.

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài:
Sức khỏe là điều quí giá và vơ cùng cần thiết để con người có thể sống

hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Mặt khác, sức khỏe là một nguồn lực
để phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, chính sách của nhà nước cần phải nâng

cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực
lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp
với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu trong chính
sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đang được ngành y tế
rất quan tâm trên phạm vi toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển.
Những năm qua, cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) ở nước ta đã đạt
nhiều kết quả quan trọng

. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác này vẫn cịn

nhiều thách thức địi hỏi cần phải có những nhóm giải pháp đồng bộ và sự tham
gia tích cực của các cấp, các ngành liên quan.
Tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện, nhưng tai biến sản
khoa và tử vong mẹ vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền: Giảm
tỷ suất tử vong trẻ em.Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi: Số liệu của Bộ Y tế cho
thấy tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42‰ năm 2001 xuống
27,5‰ năm 2005 và 25,0‰ năm 2009. So với mức 58,0‰ vào năm 1990, tỷ
suất của năm 2009 đã giảm hơn một nửa. Từ 2001-2010 giảm tỷ suất tử vong
trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 36‰ năm 2005 và 32‰ năm 2010. Tỷ suất tử vong
trẻ dưới 1 tuổi (IMR): giảm từ 44,4‰ năm 1990 xuống còn 15 ‰ năm
2009. Mặc dù tỷ suất tử vong trẻ em đều giảm theo thời gian nhưng tốc độ giảm
của các vùng trong cả nước là khác nhau. Tỷ suất tử vong trẻ ở vùng núi, vùng
khó khăn hoặc trong các gia đình nghèo cao gấp 2-3 lần so với trẻ em vùng
đồng bằng hoặc trong các gia đình có thu nhập cao hơn. Theo nguồn số liệu của


Bộ Y tế và Tổng cục thống kê, mức chênh lệch tỷ lệ tử vong giữa các vùng kinh
tế trong cả nước không được thu hẹp một cách rõ ràng. So với tồn quốc, Tây
Bắc và Tây Ngun có tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi luôn cao hơn mức trung

bình và có tốc độ giảm chậm hơn. Chênh lệch giữa vùng Tây Bắc và Đông Nam
Bộ giảm ba lần năm 2005 (33,9‰ so với 10,6‰) xuống khoảng 2,5 lần vào
năm 2008 (21‰ so với 8‰). Cá biệt, một số tỉnh có tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1
tuổi rất cao, theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ trong giai đoạn 20012008, Kon Tum là tỉnh có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi cao nhất cả nước
(2001: 81,98‰; 2008: 48‰); tiếp đó là Gia Lai (tương ứng là 70,5‰ và 28‰)
và Sơn La (2008: 33‰). Các tỉnh này có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi cao gấp
5-6 lần Hà Nội và Hồ Chí Minh và cao hơn 2-3 lần trung bình của cả nước. Khả
năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và
sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Tình trạng sinh đẻ tại nhà, khơng có cán bộ được đào tạo cịn khá phổ biến ở
một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh
sau đẻ còn thấp. Tỷ số tử vong mẹ. Tỷ số tử vong mẹ giảm từ 233/100.000 trẻ
đẻ sống năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ đẻ sống (2005). Tỷ lệ phụ nữ khám
thai và tỷ lệ ca sinh có sự trợ giúp của cán bộ y tế được đào tạo. Năm 2008, tỷ
lệ phụ nữ khám thai từ 3 lần trở lên là 86,7% trong đó một số khu vực có tỷ lệ
này rất cao như Đồng bằng sông Hồng (khoảng 98%). Điều này phản ánh chất
lượng chăm sóc bà mẹ trước sinh trong suốt thời kỳ thai nghén đã được cải
thiện trong thời gian qua. Tỷ lệ đẻ có cán bộ y tế đỡ được duy trì ở mức cao là
một trong những nguyên nhân giúp giảm tỷ suất tử vong mẹ. Tỷ lệ trung bình
cả nước đạt mức 95%, trong đó hai vùng đạt100% là Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sơng Cửu Long.
Qua các cuộc nghiên cứu nêu trên thì liệu rằng vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người dân tộc thiểu số đã được quan tâm đúng mức hay
chưa? Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Raglay ở Khánh Vĩnh hiện
nay như thế nào? Liệu rằng họ đã được tiếp cận những chính sách đó?


Để trả lời những câu hỏi trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Kiến thức, thái độ
và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay tại xã
Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.”

1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1

Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ kiến thức, thái độ và hành vi chăm

sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ Raglay, đồng thời phân tích các yếu tố tác
động đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Từ đó, đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.2

Mục tiêu cụ thể:

 Tìm hiểu điều kiện khách quan như chính sách, cơ sở vật chất, hệ thống y
tế và phong tục tập quán tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
 Tìm hiểu điều kiện chủ quan như hồn cảnh sống của gia đình, kiến thức
và quan niệm và thái độ tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
 Tìm hiểu về hành vi của người phụ nữ dân tộc Raglay về vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản


Từ đó, có thể dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những

khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản
của người phụ nữ dân tộc Raglay tại địa bàn nghiên cứu.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là kiến thức, thái độ và hành vi chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa.


Khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu là người dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hịa.
3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:


Ý nghĩa khoa học:

Qua đề tài nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người phụ nữ Raglay, tác giả mong muốn được đóng góp một số kiến


thức vào hệ thống nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ, dân tộc
thiểu số nói chung và người dân tộc Raglay nói riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài cung cấp thơng tin về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ Raglay; những khó khăn mà người phụ nữ trong vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản; kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ về vấn đề chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ dân tộc thiểu số
như thế nào. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ. Đồng thời, giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng về vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra những chính
sách hiệu quả giúp cho sức khỏe của người dân được tốt hơn.
4. Bố cục của đề tài:

Đề tài gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
dân tộc Raglay.
Ngồi ra, đề tài cịn có phần mục lục, dẫn nhập, kết luận, khuyến nghị, tài liệu
tham khảo và phụ lục.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1

Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu:
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, được tiến hành rất sớm trên thế giới, chủ
yếu ở các quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu. Ở Việt Nam, do chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo cho nên các
vấn đề về sinh sản ít được đề cập. Hiện nay, nước ta có rất nhiều nghiên cứu liên quan
về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ và qua đó các nghiên cứu này đã có những
đóng góp đáng kể giúp các nhà quản lý hoạch định những chính sách tốt hơn, đóng
góp thiết thực trong việc chăm sóc sức khỏe cho từng đối tượng cụ thể như người
nghèo ở khu vực nông thôn, các dân tộc thiểu số… những đối tượng ít có khả năng
tiếp cận với các dịch vụ xã hội đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.


Sức khỏe sinh sản là một lĩnh vực trong nghiên cứu về sức khỏe tại Việt Nam. Chủ đề
này, được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vì nó ảnh hưởng đối với mỗi
cá nhân, cộng đồng và tồn xã hội. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đã có
nhiều nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Vì sức khỏe
sinh sản là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội nên nhiều tác giả đã sử dụng phương
pháp định lượng kết hợp định tính để có thể làm rõ hơn về vấn đề sức khỏe gồm có các

nghiên cứu sau:“Bước đầu xác định một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức
khỏe của người Dao” của ba tác giả Đàm Khải Hồn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn
Hương Nga; “Đời sống và sức khỏe sinh sản cư dân vạn đị” của tác giả Hồng Bá
Thịnh; “Sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa” của tác giả Đồn
Kim Thắng; “Tìm hiểu thái độ về sinh sản của người dân vùng châu thổ sông Hồng”
của tác giả Trương Xuân Trường.
Mặc dù vậy, vẫn có một số người theo phương pháp định lượng. Trong phương pháp
này, tác giả đã sử dụng các kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học của Viện Xã hội
học,… Với nghiên cứu “Tình hình sức khỏe, dinh dưỡng và kế hoạch hóa gia đình của
phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một số vùng nông thôn hiện nay” của tác giả Đoàn Kim Thắng và
nghiên cứu “Về ứng xử của gia đình nơng thơn trong phịng và chữa bệnh qua các khảo
sát xã hội học gần đây” của tác giả Trịnh Hịa Bình. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử
dụng phương pháp định tính bằng cơng cụ thu thập thơng tin bằng phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm đề khai thác thông tin thể hiện quan niệm cũng như tâm tư nguyện
vọng của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản như: “Sức khỏe và kế hoạch hóa
gia đình tại các khu vực dân tộc thiểu số” của tác giả Phạm Bích San, “Sức khỏe sinh
sản của đồng bào Hmông_tỉnh Hà Giang” của tiến sĩ nhân chủng học y tế Nguyễn Trần
Lâm và nghiên cứu “Sinh đẻ của Cộng đồng Dân tộc Thiểu số tại Bình Định”. Qua các
phương pháp nghiên cứu, tác giả kết hợp phương pháp định lượng và định tính để có
thể phân tích rõ hơn vấn đề này.
Về mặt nội dung trong các cuộc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
nổi lên ba nội dung cơ bản: thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản, các yếu tố tác động
đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và nghiên cứu các vấn đề chăm sóc sức
khỏe của một dân tộc cụ thể.
Những nghiên cứu có liên quan đến thực trạng chăm sóc sức khỏe của người
phụ nữ. Nổi bật với nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Về phương pháp, bài viết


dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự tham gia của người dân tại 6 xã thuộc 2
huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Vang (Thừa Thiên Huế), là địa bàn triển khai dự

án “Nâng cao hiểu biết về cư dân vạn đò”. Kết quả nghiên cứu đã phân tích tình trạng
sức khỏe sinh sản đáng lo ngại của nhóm cư dân đặc thù này. Tác giả cũng chỉ ra
những hạn chế về chất lượng nhân lực y tế cũng như cơ sở y tế và đề xuất phải có
những thay đổi khơng chỉ trên phương diện vật chất mà còn cả về mặt nhận thức.
Những giải pháp này đưa ra là nhằm mục đích đưa ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cơ bản đến với nhóm dân cư vạn đò một cách hiệu quả hơn.
Cùng quan điểm với tác giả Hồng Bá Thịnh, thì nghiên cứu của tác giả Đồn Kim
Thắng, có hai nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực trạng sức khỏe. Với nghiên cứu
dựa vào điều tra xã hội học về sức khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình tại một số
vùng nơng thơn, cho thấy tình hình sức khỏe của phụ nữ tuổi sinh đẻ là điều đáng quan
tâm. Tình trạng thiếu dinh dưỡng mãn tính khá cao ở các điểm điều tra, khẩu phần ăn
còn thiếu đạm và mỡ động vật, tính mất cân đối của khẩu phần thể hiện rõ rệt. Còn
nghiên cứu thứ hai của tác giả dựa vào nguồn số liệu điều tra từ các cuộc Điều tra
Nhân khẩu học và sức khỏe các năm 1997-2002 và nghiên cứu về hành vi chăm sóc
sức khỏe sinh sản của các nhóm dân tộc thiểu số do Viện Xã Hội Học thực hiện trong
những năm gần đây, bài viết phân tích về mức sinh, các hoạt động chăm sóc sức khỏe
bà mẹ, trẻ em và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình… nhằm
phục vụ cho việc xác lập những biện pháp can thiệp và xây dựng những hình thức dịch
vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là tăng cường
các hình thức tiếp cận trực tiếp và thúc đẩy chiến lược truyền thơng để nâng cao kiến
thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với người dân, nhất là phụ nữ sinh
sống vùng sâu vùng xa. Công tác CSSK đối với đồng bào ở vùng sâu vùng xa vẫn
đang gặp nhiều khó khăn, thứ nhất, thu nhập của người dân cịn thấp nên họ khó có
khả năng thanh tốn các chi phí về chăm sóc y tế, thứ hai, là hệ thống y tế ở địa
phương kém phát triển, cụ thể như thiếu tiến bộ, có chun mơng nghiệp vụ, điều kiện
cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhà cửa xuống cấp, thiếu phương tiện kỹ thuật, thiếu
thuốc… thứ ba là những khó khăn thuộc về tự nhiên như địa hình phức tạp, khí hậu
khắc nghiệp. Do vậy, hoạt động cán bộ y tế của cộng đồng trong công tác CSSK cho
người dân ở các vùng này giữ một vai trò hết sức quan trọng. Cùng nội dung nghiên
cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản thì tác giả Phạm Bích San lại đặc biệt



nghiên cứu về khía cạnh truyền thơng về chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình
cũng được lưu tâm tới, chú ý đến khung cảnh của các nền văn hóa đặc thù trong các
dân tộc thiểu số. Truyền thơng đại chúng đang gặp phải một số khó khăn trở ngại nên
chưa thể phát huy hiệu quả tiềm năng to lớn của nó, những khó khăn thường gặp là:
thiếu hụt lớn những tài liệu, ấn phẩm truyền thông. Mức độ hạn chế về tiếng phổ thơng
và trình độ văn hóa rất thấp… Đối với những vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, truyền
thông đại chúng chưa đem lại hiệu quả mong muốn thì hình thức trực tiếp cận trực tiếp
lại càng đóng vai trị thiết thực hơn. Qua đó, cho ta thấy được một bức tranh toàn diện
về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Những nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Trong nội dung trên thì tác giả nhận thấy nổi bật
lên với nghiên cứu của ba tác giả Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đình Học, Nguyễn Hương
Nga.
Qua nghiên cứu 283 hộ người Dao ở tỉnh Bắc Cạn, tác giả xác định được một số
phong tục tập quán về nơi ở: Nhà ở thường là nhà đất, nền đất, nhà thấp, thiếu ánh
sáng, bếp đất đặt trong nhà làm cho khơng khí thường bị ô nhiễm. Tập quán vệ sinh:
dùng nước suối, không sử dụng hố xí và phóng uế bừa bãi. Tập quán ít chú ý đến vệ
sinh cá nhân, nhà cửa, ngoại cảnh. Tập quán thả rong và để chuồng trại gia súc gần
nhà. Tập quán sinh đẻ, nuôi con sinh đẻ có kế hoạch. Tập quán đẻ tại nhà, người nhà
tự đỡ đẻ. Tập quán không cho bú ngay, ăn thêm sớm và cai sữa sớm, tập quán lấy
chồng sớm, đẻ dày, đẻ nhiều. Còn nghiên cứu của tác giả Trương Xuân Trường thì
trong phạm vi bài viết này lại đi vào ba khía cạnh cơ bản của vấn đề thái độ sinh sản là
nhu cầu về con, giá trị của những đứa con và một số vấn đề về CSSK bà mẹ, trẻ em.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong thời
kỳ đổi mới. Tư liệu nghiên cứu là các kết quả khảo sát xã hội học trong thập kỷ 90 (từ
năm 1990 đến 2000). Tìm hiểu thái độ của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng
về sinh sản điều nổi bậc nhất là tâm lý khao khát có đứa con trai để nối dõi tơng
đường và một có giá trị có tính chất bền vững lâu bền. Kể cả trong giai đoạn trước mắt

và sau này, vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Điều đó hồn tồn tùy thuộc vào khả năng
tổng thể của mơ hình văn hóa truyền thống. Tác giả cho rằng qua 15 năm đổi mới đã
diễn ra một số biến đổi quan trọng về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng nông


thơn châu thổ sơng Hồng… nhưng những biến đổi đó chưa đến mức làm thay đổi mơ
hình văn hóa truyền thống.
Khác với hai nghiên cứu trên thì nghiên cứu của tác giả Trịnh Hịa Bình lại cho rằng
có nhiều yếu tố và điều kiện tác động đến cách ứng xử thực tế trong việc thực hiện vai
trị chăm sóc sức khỏe của gia đình ở những mức độ khác nhau từ những điều kiện chủ
quan của hộ gia đình đến các điều kiện xã hội trên địa bàn. Nhưng đang lưu ý nhất có
lẽ là trình độ “văn hóa y tế” nói chung cịn thấp, từ đó chưa thấy nhận thấy thái độ coi
trọng đúng mực trong cách ứng xử chữa trị ốm đau. Các nghiên cứu trên, tác giả đã
nêu lên những yếu tố tác động trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
một dân tộc cụ thể. Có thể nói trong những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe của một
dân tộc cụ thể thì nổi bật với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Lâm và nghiên cứu
của Qũy dự án của Liên Hợp Quốc_2008. Cả hai nghiên cứu điều sử dụng phương
pháp định tính lần lượt tại hai tỉnh là Hà Giang và Bình Định. Trong đề tài này, tác giả
mô tả về chất lượng bao gồm cả tính sẵn sàng của chăm sóc SKSS qua quan sát 36
CSYT nhà nước tại tỉnh, huyện và xã của tỉnh Hà Giang, quan sát và phỏng vấn 95
CBYT ở các tuyến, mô tả về hiểu biết, thái độ, hành vi và việc tiếp cận với các dịch vụ
CSSKSS của 204 phụ nữ 15-49 tuổi đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, 209 nam giới
có vợ 15-49 tuổi đang ni con dưới 24 tháng tuổi và 204 vị thành niên 15-19 tuổi
chưa lập gia đình thuộc 30 xã được chọn làm địa bàn điều tra. Tác giả tập trung nghiên
cứu nền văn hóa của người dân tộc Hmơng, huệ lụy của thay đổi xã hội đối với sinh kế
và sức khỏe sinh sản của người Hmông, những rào cản và sử dụng các dịch vụ sức
khỏe sinh sản, đáp ứng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện các
chính sách sức khỏe sinh sản ở Hà Giang. Qua đề tài này, ta có thể hiểu sâu hơn về các
vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản qua cách phân tích của tác giả. Trong báo cáo

này tác giả tập trung phân tích biện pháp thực hành về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản đối với người dân tộc thiểu số và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Nhận thức và sử dụng các
dịch vụ sức khỏe sinh sản là một số phụ nữ chưa bao giờ áp dụng các biện pháp tránh
thai là do kiến thức hạn chế về vấn đề này, bị chồng đánh đập hoặc gia đình chồng
mắng nhiếc, phong tục người Hmông không cho phép họ làm như vậy, sợ xảy ra tác
dụng phụ và vô sinh và khơng có thời gian đến các cơ sở y tế. Một số phụ nữ lưỡng lự


không áp dụng các biện pháp tránh thai là do sợ bị chồng, gia đình chồng, bố mẹ biết,
và khơng muốn cho người khác biết mình là những người hay sử dụng các biện pháp
tránh thai. Đặt vòng là biện pháp tránh thai áp dụng nhiều nhất ở Mèo Vạc. Tuy nhiên ,
các tác dụng phụ là nguyên nhân quan trọng trong việc ngừng đặt vòng. Một số phụ nữ
quyết định không dùng biện pháp này bởi họ sợ mang vật lạ nào trong cơ thể. Đa số
phụ nữ Hmông không đi khám thai trước sinh, hoặc chỉ đi nếu lần mang thai hoặc sinh
con đầu tiên gặp khó khăn. Đó là do thiếu kiến thức về tầm quan trọng của khám thai
trước khi sinh, thói quen trì hỗn sử dụng dịch vụ y tế, khoảng cách và điều kiện đi lại
đến trạm y tế xã, cảm thấy xấu hỗ hoặc khó khăn khi tiếp xúc nói chuyện với cán bộ y
tế. Sinh con tại nhà rất phổ biến và mang nặng nhiều tập tục nghi lễ. Quan điểm chung
cho rằng việc sinh đẻ là dễ dàng và rằng người phụ nữ có thể tự xoay xở được trong
trường hợp đẻ trên nương hay trong rừng. Phụ nữ Hmơng thích đẻ tại nhà, có người
thân xung quanh để giúp đỡ về tinh thần. Bà đỡ dân gian đóng vai trị quan trọng trong
việc sinh nở tuy nhiên họ lại thiếu đào tạo và thiết bị cần thiết. Chỉ trong trường hợp
đẻ khó người ta mới cần đến sự trợ giúp của các dịch vụ y tế cơng. Qua đó, đưa ra các
khuyến nghị trong việc thực hiện các chính sách để sức khỏe của mọi người được tốt
hơn. Khác với đề tài nghiên cứu tại Hà Giang thì trong đề tài nghiên cứu của Qũy dự
án Liên hợp quốc (UNFPA)_Năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 9,
năm 2008, tập trung tới phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh sản từ 15-49 tại xã
An Dũng, huyện An Lão (dân tộc H’rê), xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Thạnh (dân tộc
Bana) và xã Canh Hiệp huyện Vân Canh (dân tộc Chăm).Tác giả mô tả về chất lượng

bao gồm cả tính sẵn sàng của chăm sóc SKSS qua quan sát 36 CSYT nhà nước tại
tỉnh, huyện và xã của tỉnh Bình Định; quan sát và phỏng vấn 95 CBYT ở các tuyến.
mô tả về hiểu biết, thái độ, hành vi và việc tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS của 210
phụ nữ 15-49 tuổi đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, 210 nam giới có vợ 15-49 tuổi
đang ni con dưới 24 tháng tuổi và 210 VTN 15-19 tuổi chưa lập gia đình thuộc 30
xã được chọn làm địa bàn điều tra. Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình cung cấp
dịch vụ sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc ít người tại 3 huyện miền núi tại tỉnh
Bình Định, các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong đó, các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản điển
hình về yếu tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ. Có những địa bàn, từ
thơn đi tới trạm y tế xã phải mất 4 tiếng đi bộ-cách duy nhất. Tại cả 3 huyện miền núi


đều có điểm chung này, cụ thể, các xã ở càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ
sở y tế, đặc biệt là dịch vụ sinh tại trạm y tế càng thấp, bởi khi sản phụ chuyển dạ,
trong nhiều trường hợp, gia đình khơng vận chuyển tới trạm y tế xã do điều kiện
đường xá đi lại khó khăn. Ngược lại, tại các xã đồng bằng, việc di chuyển trở nên dễ
dàng hơn, tỷ lệ người dân tới trạm sử dụng dịch vụ cao hơn rõ rệt.
Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các tộc người thiểu số
vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi các đề tài mà tác giả đã đọc được, chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đi sâu vào tình hiểu kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho dân tộc Raglay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người phụ nữ. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Kiến thức, thái độ và hành vi
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc Raglay tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa” là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người dân tộc Raglay.
1.1.2 Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu
Trong đề tài này, em đã sử dụng hai lý thuyết là lý thuyết lựa chọn lý thuyết lối sống
và thuyết lựa chọn hợp lý.
Lý thuyết lối sống:

Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm quan hệ kinh tê,
xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các quan hệ xã hội khác, đặc trưng sinh
học của họ là những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Lối sống
được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan
Điều kiện khách quan:
Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu,
điều kiện sinh thái.
Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen,
phong tục tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn mặc, cách ở, cách sinh hoạt…
Điều kiện chủ quan:
Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với
môi trường xung quanh trực tiếp.
Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh hoạt, văn
hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các khối cơ bản thì


khơng thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện nhau.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết lối sống để lý giải được những điều kiện
chủ quan và điều kiện khách quan đã tác động đến nhận thức và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người dân tộc Raglay. Về điều kiện khách quan về về điều kiện sinh
thái, người dân Raglay sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại khó khăn
nên khơng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; kinh tế người dân
Ralay đa số là hộ nghèo nên ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản... Về điều kiện chủ quan, người dân địa phương đa số là nông nghiệp truyền
thống ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
dân tộc Raglay. Người dân thường có tính ù lì nên đã bỏ qua nhiều cơ hội tiếp xúc với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt.
Thuyết lựa chọn hợp lý :
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội

học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số
nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, ln tìm đến sự hài long, sự thoả
mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai
trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết
định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa
chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George
Homans, Peter Blau, James Coleman
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người ln hành động một
cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý
nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để
quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay
cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực.
Phạm vi của mục đích đây khơng chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà
cịn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa
chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là


tích của xác suất thành cơng của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành
động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa
chọn hợp lý là quá trình tối ưu hố.
Đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý nhằm xem xét
những hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân tộc Raglai như thế nào? Và
những yếu tố nào đã tác động đến việc người dân lựa chọn việc thực hiện những hành
vi đó, nó bao gồm những yếu tố về nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, môi
trường sống, yếu tố truyền thống … Phải chăng sự tác động bởi những yếu tố này đã
dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe
sinh sản.

Trong đề tài này, tác giả vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý để có thể chứng
minh sự lựa chọn lý của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Người phụ
nữ có những lựa chọn khác nhau trước các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Như
người phụ nữ Raglay có thể nhận thức được việc khám thai là quan trọng và cần thiết
để bảo vệ sức khỏe, nhưng vì kinh tế gia đình nghèo cần phải làm việc để có cái ăn,
người phụ nữ sẽ lựa chọn làm việc làm việc thay vì việc đi khám thai. Và Người phụ
nữ cũng có cân nhắc về lợi ích và thiệt hại khi lựa chọn hành vi cho chính sức khỏe
của bản thân mình.
1.1.3 Những khái niệm liên quan:
Kiến thức:
Là những hiểu biết có được qua q trình tìm tòi, học hỏi cũng như trải nghiệm thực
tế của mỗi cá nhân. Kiến thức phụ thuộc vào thời gian tiếp nhận và năng lực thẩm thấu
tri thức của mỗi người. Ở đây, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản chính là những
hiểu biết của người dân tộc Raglay về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản để tự bảo vệ
cho bản thân và cộng đồng.[3]
Thái độ:
Là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với
người khác, đối với các sự kiện, quan điểm với bản thân, là giai đoạn trung gian giữa
giai đoạn tìm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào đó trong thực
tế. Trong đề tài này, thái độ được xem xét dưới góc độ hành vi ứng xử trước vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân tộc Raglay. Người dân nơi đây có thể là thờ
ơ trước những thơng tin tun truyền, hay tích cực muốn tìm hiểu thêm về vấn đề


chăm sóc sức khỏe sinh sản để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ
sức khỏe. Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ được tốt hơn nếu người dân có thái độ
tích cực trước những thông tin tuyên truyền cũng như tiếp nhận những thơng tin đó và
thực hiện. Góp phần nâng cao sức khỏe sinh sản của người dân Raglay. (Theo từ điển
bách khoa Việt Nam)
Hành vi:

Theo G.Mead đưa ra những bản chất của hành vi: “chúng ta có thể giải thích hành vi
con người bằng hành vi có tổ chức của nhóm xã hội. Hành vi xã hội không thể hiểu
được nếu xây dựng nó từ các tác nhận và các phản ứng. Nó cần được phân tích như
một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận của chỉnh thể được phân thích hoặc có thể
được phân tích một cách độc lập”.
Hành vi là những suy nghĩ của con người dẫn đến cách xử sự của họ trong một hoàn
cảnh cụ thể. Từ hành vi, con người mới tiến đến những hành động cụ thể. Hành vi về
SKSS là những suy nghĩ nhằm thực hiện những công việc liên quan đến SKSS . Hành
vi của người dân tộc được hiểu đó là hành vi có tính thống nhất giữa những yếu tố chủ
quan và khách quan. Trong bối cảnh cuộc sống, công việc tạo cho các bạn có những
hành vi chăm sóc sức khỏe của mình phù hợp với cuộc sống thực tại của họ, phù hợp
với vốn kiến thức mà họ có.
Khái niệm về bất bình đẳng xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là sự khơng bình đẳng, sự khơng bằng nhau về các cơ hội hoặc
lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã
hội.
Sức khỏe :
Là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần và xã hội của
một cơ thể. Khỏe mạnh không chỉ giới hạn ở tình trạng khơng có bệnh tật mà cịn là tài
nguyên để chúng ta phục vụ cuộc sống hàng ngày. Sức khỏe không phải là sự lựa chọn
cá nhân mà là vấn đề của sinh học.
Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bệnh tật là sự kết hợp tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã
hội. Sức khỏe là mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
Dân tộc thiểu số:


Là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học
giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng
để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý
nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát

triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi
quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng
thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái
niệm “dân tộc thiểu số” cũng khơng có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số
giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được
quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia
khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại
được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số
của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung
Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc
thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số”
cũng như nội hàm của chúng hiện nay cịn có những vấn đề chưa thống nhất và nó
cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan
niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc.
Sức khỏe sinh sản:
Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (Hội
nghị Cairo năm 1994) thì “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ
liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và q trình của nó.Trong đề tài này,
tác giả tập trung chính vào vấn đề làm mẹ an tồn, bao gồm việc chăm sóc khi mang
thai, khi đẻ và sau khi đẻ, cả mẹ và con đều an toàn. Bên cạnh đó, nêu lên những yếu
tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay.
[8]
1.2

Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp luận



Trong đề tài này, tác giả sử dụng bộ dữ liệu của đề tài: “Tìm hiểu lối sống
người dân tộc Raglay tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của
chuyến thực tập cuối kỳ K11_tháng 5/2012. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng
để phân tích về nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đồng thời,
tác giả cũng sử dụng phương pháp định tính để phân tích sâu hơn mà phương pháp
định lượng không thực hiện được, về hành vi và những yếu tố tác động đến vấn đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ Raglay.
1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong đề tày này, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
Phương pháp định lượng
Thu thập thông tin định lượng:
Thông tin định lượng lấy từ bộ dữ liệu của đề tài: “Tìm hiểu lối sống người dân
tộc Raglay tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến thực
tập cuối kỳ K11_tháng 5/2012.
Mẫu khảo sát: đặc điểm là người dân tộc Raglay và đang sinh sống tại hai thơn Hịn
Dù và Axay. Tổng số phiếu điều tra định lượng là 182 phiếu.
Kết quả khảo sát xã Khánh Nam gồm 182 hộ, những hộ được lựa chọn để thực hiện
công cụ này được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ gia đình của xã tại 2 ấp Axay
và Hòn Dù, được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi đã được
chuẩn bị, gồm 17 trang.
Công cụ thu thập thông tin bằng bảng hỏi, thơng tin có tính đại diện cho tổng thể.
Đây là phương pháp thu thập thông tin để nói lên nhận thức và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay. Đây là một trong những phương pháp
thu thập thông tin chính dựa vào bảng câu hỏi với những thơng tin của hộ gia đình (về
trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhà ở, thu nhập…)
Thu thập thơng tin sẵn có:
Những tư liệu thơng qua sách báo, tập chí, internet, những số liệu thống kê và những
đề tài đã thực hiện trước đó.
Các tài liệu thu thập được trong chuyến đi thực tập cuối kỳ tại xã Khánh Nam, huyện

Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa.
Phương pháp định tính:
Thu thập thơng tin định tính: bằng công cụ phỏng vấn sâu và quan sát


Thơng tin định tính lấy từ bộ dữ liệu: “Tìm hiểu lối sống người dân tộc Raglay
tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến thực tập cuối kỳ
K11_tháng 5/2012. Đối tượng thu thập thông tin là người dân và cán bộ tại 2 xã Hòn
Dù và Axay. Dung lượng mẫu gồm 25 cuộc phỏng vấn sâu phân theo các tiêu chí.
Làm rõ hơn nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân mà không
thể thu thập thông tin bằng định lượng.
 Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin định tính thơng qua cơng cụ
phỏng vấn sâu với những câu hỏi mà thu thập thông tin định lượng không thu thập
được để làm rõ nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
Raglay. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tác giả khóa luận khai thác thơng tin sâu sắc
hơn để có thể hiểu rõ được vấn đề mà phương pháp định lượng chưa làm được.
Mẫu: phỏng vấn sâu là 8 cuộc. Trong đó, 2 cuộc phỏng vấn cán bộ thôn, 1 cuộc cán bộ
y tế xã, 2 cuộc đơn thân, 1 cuộc gia đình đông con, 1 cuộc hộ nghèo và 1 cuộc hộ
nghèo trên địa bàn 2 thơn Hịn Dù và Axay, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh
Khánh Hòa.
 Phương pháp quan sát: kết hợp với phương pháp quan sát với mục đích tìm hiểu
đời sống người dân, những sinh hoạt hằng ngày cùng trạm y tế xã của địa phương.
 Phương pháp xử lý thông tin:
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS, cho ra những số liệu
thống kê mơ tả và so sánh. Nhằm tìm ra sự chênh lệch trong nhận thức cũng như hành
vi của người phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Xử lý thơng tin sẵn có: dữ liệu thống kê về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ dân tộc Raglay, xã Khánh Nam được phân tích và đưa ra những nhận
định.
Thơng tinh định tính như phương pháp phỏng vấn sâu sẽ gỡ băng và tổ hợp thông tin

để đưa ra những dẫn chứng đi sâu vào vấn đề cần phân tích.
Kết hợp, sau đó tổng hợp các phương pháp thu thập thông tin viết báo cáo nói lên nhận
thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc Raglay.
1.3

Giả thuyết nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
 Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thấp do trình độ học
vấn của người Raglay chưa cao


 Người dân tộc Raglay ít hoặc khơng có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Về điều kiện khách quan do kinh tế
của người dân. Người dân có kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên là vùng sâu, vùng
xa do ở miền núi hay do người dân có ý thức ù lì khơng muốn tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nên ít hoặc khơng có điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
 Truyền thống sinh tại nhà và do bà mụ đỡ đẻ của người dân tộc Raglay hiện
nay khơng cịn nữa mà người dân nơi đây đã sinh tại các cơ sở y tế và do các
cán bộ y tế đỡ đẻ do công tác tuyên truyền tốt.

1.4

Sơ đồ khung phân tích

ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN:
ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN:
KHOẢNG CÁCH ĐỊA LÝ
HỆ THỐNG Y TẾ VÀ

KINH TẾ
HOẠT
ĐỘNG Y TẾ

ĐIỀU
KIỆNCHỦ
CHỦ
QUAN:
ĐIỀU KIỆN
QUAN:

HỆ THỐNG
Y TẾ VÀ
KINH
TẾ
HOẠT ĐỘNG Y TẾ
PHONG TỤC TẬP QUÁN
PHONG TỤC TẬP QN
CHÍNH SÁCH
CHÍNH SÁCH

HỒN
HỒN CẢNH
CẢNH SỐNG
SỐNG CỦA
CỦA
GIA
ĐÌNH
GIA ĐÌNH
KIẾN

KIẾN THỨC
THỨC VÀ
VÀ QUAN
QUAN
NIỆM
NIỆM
THÁI
THÁI ĐỘ
ĐỘ

HÀNHVI
VICHĂM
CHĂM SÓC
HÀNH
SÓC
SỨC
SẢN
SỨCKHỎE
KHỎE SINH
SINH SẢN

CHĂM
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
CHĂM
SÓC
KHỎE
SINH
SẢN

SINH
SẢN
TRƯỚC
KHI
TRƯỚCSINH
KHI SINH

CHĂM
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
CHĂM
SÓC
KHỎE
SINH
SẢN
SINH
SẢN
TRONG
KHI
TRONGSINH
KHI SINH

CHĂM
CHĂM
SÓC
SÓC
SỨCSỨC
KHỎE
KHỎESAU

SAU
KHI
KHI SINHSINH


CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAY
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Theo báo cáo tổng kết các Chương trình, Chính sách dân tộc giai đoạn
2006_2010 huyện Khánh Vĩnh.
Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, Bắc giáp huyện Ninh
Hồ và tỉnh Đắk Lắk, Đơng giáp Diên Khánh, Nam giáp Khánh Sơn, Tây giáp Đắk
Lắk và Lâm Đồng, Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của tồn
huyện 1.165km2, trong đó đất lam nghiệp chiếm 72%, đất sản xuất nơng nghiệp chiếm
9,5% và các diện tích đất khác chiếm 18,3%. Do địa hình tự nhiên có nhiều núi đồi và
sơng suối có độ dốc lớn nên việc khai thác tiềm năng đất đai chủ yếu là phục vụ sản
xuất lâm nghiệp, trồng rừng, riêng đối với sản xuất nông nghiệp cịn gặp nhiều khó
khăn, chủ yếu khai thác các diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có độ cao dưới 15 độ
dốc. Dân số tồn huyện có 33.991 người. Nhờ thực hiện chính sách định canh định cư
nên dân các xã hiện nay phân bố tập trung thành các khu, điểm dân cư lớn và tương
đối tập trung ven các trục đường giao thông, gần nguồn nước, thuận lợi cho việc phục
vụ các yêu cầu về điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và sản xuất.
Nguồn nhân lực lao động trên địa bàn huyện dồi dào, chiếm 52,3% tỉ lệ dân số
nhưng do mặt bằng dân trí và điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế nên chủ yếu là lao
động trong lĩnh vực sản xuất nơng-lâm nghiệp, lao động có trình đọ chun mơn kỹ




×