Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC






LÊ THU HIỀN




QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ
VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH

(QUA PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2006)





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC








Hà Nội - 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC





LÊ THU HIỀN




QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ
VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH

(QUA PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2006)




LUẬN VĂNp THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hữu Minh





Hà Nội - 2011



2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC BIỂU 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Vài nét về vấn đề nghiên cứu 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 15
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15
4.1. Mục đích nghiên cứu 15

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 15
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 16
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu 16
5.2. Khách thể nghiên cứu 16
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
6.1. Phƣơng pháp luận 16
6.2. Phƣơng pháp phân tích cụ thể 17
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 19
7.1 Câu hỏi nghiên cứu 19
7.2 Giả thuyết nghiên cứu 19

3
8. Kết cấu luận văn 19
PHẦN 2. NỘI DUNG 20
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU QUAN HỆ GIỮA CHA
MẸ VÀ VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH 20
1.1. Các khái niệm công cụ 20
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 23
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CỦA VỊ THÀNH NIÊN TRONG
CUỘC SỐNG 27
2.1 Quan điểm về sự hi sinh của cha mẹ đối với VTN và sự vâng lời của
VTN đối với cha mẹ. 28
2.2 Sự ƣu tiên của cha mẹ đối với VTN là trai-gái trong một số lĩnh vực 34
2.3 Những lo lắng của cha mẹ đối với VTN 41
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VỀ HÔN NHÂN 50
3.1 Quan điểm về quyền quyết định trong hôn nhân 50
3.2 Quan điểm về sống chung/riêng sau hôn nhân 62
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 77




4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Giới tính VTN và phân bố theo vùng nông thôn/thành thị 18
Bảng 2: Quan niệm của cha mẹ và VTN về “cha mẹ hi sinh tất cả cho con cái” phân
theo mức sống gia đình (%) 30
Bảng 3: Quan niệm của VTN và cha mẹ về “con cháu luôn tuân theo sự chỉ bảo của
người lớn tuổi”, phân theo mức sống gia đình (%) 32
Bảng 4: Ý kiến VTN, cha mẹ về nhận định “con cháu luôn tuân theo sự chỉ bảo của
người lớn tuổi” theo khu vực (%) 33
Bảng 5: Ý kiến VTN đồng ý với các nhận định […] phân theo giới tính (%) 36
Bảng 6: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái theo giới tính cha mẹ (%) 43
Bảng 7: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái theo khu vực (%) 44
Bảng 8: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái, phân theo mức sống hộ gia đình (%) 45
Bảng 9: Quan điểm của cha mẹ về việc: con cái kết hôn nhất thiết phải có sự đồng ý
của cha mẹ phân theo trình độ học vấn của cha mẹ (%) 52
Bảng 10: Quan điểm của cha mẹ về việc: con cái kết hôn nhất thiết phải có sự đồng ý
của cha mẹ, phân theo khu vực (%) 53
Bảng 11: Quan điểm của VTN về việc: con cái kết hôn nhất thiết phải có sự đồng ý
của cha mẹ, phân theo giới tính VTN (%) 57
Bảng 12: Ý kiến của VTN về việc hôn nhân do ai quyết định (%) 59
Bảng 13: Ý kiến của VTN về hôn nhân do ai quyết định theo trình độ học vấn của cha
mẹ (%) 60
Bảng 14: Ý kiến của VTN về hôn nhân do ai quyết định, phân theo mức sống hộ gia
đình (%) 61
Bảng 15: Quan điểm của cha mẹ và VTN về việc sống chung/riêng sau khi con cái kết
hôn theo khu vực (%) 63

Bảng 16: Quan điểm sống chung/riêng của cha mẹ và VTN phân theo mức sống hộ gia
đình (%) 64
Bảng 17: Lý do nên sống chung theo quan điểm của cha mẹ và VTN (%) 65

5
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Học vấn của cha mẹ VTN (%) 18
Biểu 2: Ý kiến cha mẹ và VTN về nhận định “cha mẹ hi sinh tất cả cho con cái” (%) 29
Biểu 3: Ý kiến cha mẹ và VTN về nhận định “con cháu luôn tuân theo sự chỉ bảo của
người lớn tuổi” (%) 31
Biểu 4: VTN đồng ý với nhận định […] về con trai và con gái trong cùng một độ tuổi
ở gia đình trên một số lĩnh vực (%) 35
Biểu 5: VTN đồng ý với nhận định […] theo khu vực (%) 39
Biểu 6: VTN đồng ý với nhận định […] theo mức sống hộ gia đình (%) 40
Biểu 7: Lo lắng của cha mẹ đối với VTN (%) 42
Biểu 8: Quan điểm của cha mẹ và VTN về việc: con cái kết hôn nhất thiết phải có sự
đồng ý của cha mẹ, phân theo mức sống gia đình (%) 54
Biểu 9: Ý kiến của cha mẹ và VTN về quan điểm sống chung/riêng sau khi con cái kết
hôn (%) 62
Biểu 10: Quan điểm sống chung/riêng của cha mẹ theo trình độ học vấn (%) 64
Biểu 11: Quan điểm sống chung/riêng theo giới tính cha mẹ và VTN (%) 65
Biểu 12: Ý kiến của cha mẹ VTN về lý do nên sống riêng (%) 67


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VTN
Vị thành niên
TLN

Thảo luận nhóm
PVS
Phỏng vấn sâu
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông

Cao đẳng
ĐH
Đại học


7
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình với chức năng giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm của xã
hội. Môi trường giáo dục gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong quá
trình xã hội hóa cá nhân. Ở tuổi vị thành niên, lứa tuổi có nhiều thay đổi về thể
chất, tâm sinh lý, dễ chịu tác động của những biến đổi trong xã hội, vai trò của
gia đình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này, nếu
không nhận được sự quan tâm, giáo dục một cách đúng đắn từ phía gia đình,
các em sẽ rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có xu hướng thực hiện các hành vi
lệch chuẩn gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với bản thân vị thành niên, gia
đình và xã hội.
Trong khi đó, sự phát triển về kinh tế hiện nay cùng với xu thế giao lưu,
hội nhập quốc tế, văn hóa xã hội mang tính chất toàn cầu, ngoài những tác động
tích cự c còn có nh ững mặt hạn chế làm cho các mối quan hệ cũng như các tác
động giáo dục và ảnh hưởng của giáo dục gia đình có chiều hướng giảm sút. Cơ
chế thị trường và các tác động của xã hội hiện đại đang làm cho mối quan hệ

giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, thậm chí là xa cách. Các
bậc cha mẹ có thể có ít thời gian quan tâm tới con cái của họ hơn so với trước
đây. Mặt khác, mối quan hệ giữa cha mẹ với vị thành niên hiện nay không đơn
thuần là quan hệ một chiều theo cách mà chúng ta vẫn thường hiểu đó là con cái
vâng lời cha mẹ một cách tuyệt đối. Vị thành niên bây giờ có cách thể hiện
những chính kiến, quan điểm của mình theo cách của riêng các em. Như vậy,
nếu giữa cha mẹ và vị thành niên không hiểu và tìm được tiếng nói chung về
một số vấn đề trong cuộc sống, việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình
đối với vị thành niên sẽ trở nên khó khăn.
Với mong muốn làm rõ hơn một số khía cạnh trong mối quan hệ giữa cha
mẹ và vị thành niên trong gia đình từ điểm nhìn của cả hai bên, tác giả đã lựa

8
chọn đề tài “Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình” (qua phân
tích số liệu Điều tra gia đình Việt Nam 2006).
2. Vài nét về vấn đề nghiên cứu
Vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi cả về mặt tâm sinh lý lẫn xã
hội nói chung và bắt đầu hình thành những định hướng giá trị: cái tốt, cái xấu,
cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai; và các lý tưởng sống và thế giới quan của bản
thân. Do đó, quan hệ của cha mẹ và vị thành niên tốt đẹp là yếu tố rất quan
trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách của các em trong giai đoạn
này. Một vài nghiên cứu gần đây đã khẳng định vai trò của mối quan hệ cha
mẹ-con cái đối với việc củng cố các mối quan hệ trong gia đình cũng như hiệu
quả giáo dục gia đình. Theo đó, giáo dục sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao khi
giữa cha mẹ và con có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau (Nguyễn Thị Bích
Hồng, 2004). Bởi lẽ, mối quan hệ này có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong
đời sống của con như học tập, tâm lý hay thể chất Do đó, khi cha mẹ quan
tâm, chăm lo tích cực, đối xử công bằng với con sẽ giúp con học hành tiến bộ
hơn. Ngược lại, khi cha mẹ bất hòa, mâu thuẫn với nhau hoặc giữa cha mẹ và
con xung đột, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả lao động kém,

kết quả học tập của con giảm sút (Dương Thị Diệu Hoa và Ngô Thị Kim Dung,
2005).
Trong khi đó, một số tác giả khi nghiên cứu về mối quan hệ này trong gia
đình đã nhận định rằng: sự thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội nói chung khiến
phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay phải dành nhiều thời gian hơn cho những
hoạt động kinh tế bên ngoài gia đình và không dành sự quan tâm thích đáng đối
với con cái. Từ đó, con cái đầy đủ về vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm và
sự chia sẻ của cha mẹ dẫn tới mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con trong gia
đình hiện nay đang có chiều hướng giảm dần (Nguyễn Thanh Bình, 2001; Lưu
Song Hà, 2007; Đỗ Ngọc Khanh, 2010). Các nghiên cứu gần đây về mối quan

9
hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình chủ yếu tập trung khai thác một số khía
cạnh sau:
Thứ nhất là những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ này ở một số
lĩnh vực như đời sống tâm lý, tình cảm, hay quan hệ với bạn bè
Nghiên cứu của tác giả Phí Thị Hiếu (2007) cho thấy hiện nay ngày càng
có nhiều thiếu niên bị rối nhiễu tâm lý do căng thẳng trong quan hệ với cha mẹ
mang lại. Mức độ căng thẳng tập trung ở lĩnh vực học tập và quan hệ với bạn.
Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căng thẳng
trong quan hệ này là do sự khác biệt về đặc điểm tâm lý lứa tuổi giữa cha mẹ và
thiếu niên và sự khác biệt nhận thức giữa cha mẹ và thiếu niên về vị thế và mức
độ trưởng thành của các em trên từng lĩnh vực.
Khi có mâu thuẫn trong quan hệ với cha mẹ, VTN chủ yếu ứng phó bằng
hành động tích cực như tự nỗ lực giải tỏa bằng các hoạt động giải trí, rất ít VTN
chọn hành động một cách tiêu cực (Phí Thị Hiếu, 2007; Lưu Song Hà, 2004),
ứng xử bằng hành vi phi ngôn ngữ như vùng vằng, im lặng giận dỗi (Đỗ Hạnh
Nga, 2006).
Các nghiên cứu cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ xung
đột trong mối quan hệ này như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ hay

giới tính của VTN
Nghiên cứu của Đỗ Hạnh Nga (2006) về xung đột tâm lý giữa cha mẹ và
con ở tuổi VTN về nhu cầu độc lập đã chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố trình độ học
vấn và nghề nghiệp của cha mẹ trong quan hệ với con cái. Đó là, cha mẹ có
trình độ học vấn cao thường xung đột với con ở mức độ thấp, ngược lại, cha mẹ
có trình độ học vấn thấp thường xung đột với con ở mức độ trung bình và cao;
cha mẹ làm nghề buôn bán và lao động phổ thông thường xung đột với con ở
mức độ trung bình và cao, trong khi cha mẹ là cán bộ thường xung đột với con
ở mức độ thấp.

10
Yếu tố giới cũng chi phối phần nào tới vấn đề này: các em nam hay xung
đột với cha mẹ về lĩnh vực này hơn các em nữ (Đỗ Hạnh Nga, 2006). Ngoài ra,
trong đời sống tình cảm của con cái ví dụ như mối quan hệ với bạn bè, cho dù
con cái là người quyết định chính song cha mẹ vẫn tham gia nhất định vào việc
này và quyết định của cha mẹ thể hiện rõ hơn ở những gia đình ở thành thị, có
mức sống cao hơn và cha mẹ có học vấn cao hơn (Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch
và các cơ quan khác, 2008).
Thứ hai, các nghiên cứu gần đây khi đề cập tới khía cạnh giáo dục trong
mối quan hệ giữa cha mẹ và con đều có chung nhận định: các bậc cha mẹ hiện
nay cũng rất quan tâm đến việc học tập của con, coi việc đầu tư cho con học
hành là một trong những nguồn chi phí lớn nhất trong nguồn chi của một gia
đình (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007; Đặng Bích Thủy, 2008). Và hầu
hết các gia đình đều đã thực hiện đầu tư cho con học hành ở các mức độ khác
nhau. Riêng đối với VTN, các bậc cha mẹ hiện nay không chỉ đơn thuần quan
tâm đến giáo dục truyền thống đạo đức gia đình mà còn bắt đầu quan tâm giáo
dục giới tính, sức khoẻ sinh sản (Nguyễn Linh Khiếu, 2003; Nguyễn Hữu Minh
2006 và Ngô Thị Ngọc Anh, 2008; Hoàng Bá Thịnh, 2006). Tuy nhiên, vai trò
của cha mẹ trong lĩnh vực này chưa thực sự rõ ràng bởi lẽ các bậc cha mẹ cho
rằng nói chuyện về tình dục sẽ khuyến khích các em sớm có quan hệ tình dục và

sự thiếu kiến thức của cha mẹ về vấn đề này là một trong những rào cản hạn chế
mức độ và chiều sâu trong giao tiếp (Nguyễn Linh Khiếu, 2003; Trịnh Văn
Thắng, 2004).
Trình độ học vấn của cha mẹ và nơi cư trú là hai yếu tố ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa cha mẹ và con trong lĩnh vực này. Thông thường, các bậc cha mẹ
ở thành thị và có trình độ học vấn cao có sự quan tâm nhiều hơn tới con cái
(Nguyễn Hữu Minh và các tác giả khác, 2008). Do đó, con cái của họ cũng
được chăm sóc, giáo dục một cách tốt hơn và một trong số những hệ quả của
điều này là tính độc lập trong ứng xử của trẻ em tăng theo trình độ học vấn của
cha mẹ và ở thành phố cao hơn so với khu vực khác (Nguyễn Thị Hoa, 2008).

11
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2006) liên quan đến định hướng giá trị
về nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ ở Hà Nội cho biết: cha mẹ có
trình độ học vấn phổ thông, trung cấp hay cao đẳng có xu hướng thích con cái
làm công chức, viên chức hơn nhóm cha mẹ có trình độ đại học. Điều này được
lí giải là do có nhiều cơ hội tiếp cận với những thông tin kinh tế xã hội mà
những người có trình độ học vấn cao cũng thường nhận thức cởi mở, rộng hơn
những người có trình độ học vấn thấp trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho con,
đặc biệt là đối với nghề kinh doanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, yếu tố tuổi
của cha mẹ có ảnh hưởng tới việc định hướng nghề cho con, cụ thể: cha mẹ
nhóm tuổi từ 30 trở lên có xu hướng chọn nghề giảng dạy cho con nhiều hơn
nhóm người dưới độ tuổi 30. Đối với nghề kinh doanh thì có xu hướng ngược
lại, tỉ lệ số lượng người dưới 45 tuổi chọn nghề kinh doanh cho con cao gần gấp
2 lần so với số người trên 45 tuổi.
Việc cả cha và mẹ cùng tham gia vào việc giáo dục con cái là điều rất
quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất (Lê Thi, 2002). Tuy nhiên, có sự khác
biệt về vai trò của cha và mẹ trong lĩnh vực này. Ví dụ như đối với việc học tập
của con cái, người mẹ luôn có vai trò gần gũi, nhắc nhở và giúp đỡ con học bài
nhiều hơn so với người cha (Đặng Thị Hoa, 2008). Về cơ bản nếu là con trai thì

người thực hiện giáo dục chính là bố và nếu là con gái thì người thực hiện là
mẹ. Điều này xuất phát không chỉ từ bản thân phía cha mẹ mà còn từ chính nhu
cầu của con cái như con gái thường thích tâm sự với mẹ hơn hay con trai
thường thích tâm sự và gần gũi với bố hơn: “Người mẹ thường được các em
trao đổi nhiều hơn người bố hoặc các thành viên khác là vì người mẹ là người
hay hỏi chuyện và quan tâm tới việc học tập, quan hệ bạn bè và tâm tư tình cảm
của con cái. Mẹ không chỉ là người tâm lý, hiểu con cái mà còn là người trực
tiếp hoặc gián tiếp giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn. Đối với các em gái, người mẹ
đặc biệt thân thiết.” (Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch và các cơ quan khác,
2008: 137). Nhìn chung, cách nhìn nhận của các em về người mẹ có xu hướng

12
tích cực hơn bởi lẽ theo các em, người mẹ là người yêu thương và quan tâm đến
con nhiều hơn so với cha (Lưu Song Hà, 2006).
Phương pháp giáo dục VTN cũng được đề cập nhiều trong các nghiên cứu
về quan hệ giữa cha mẹ và con ở độ tuổi này. Nghiên cứu của khoa Tâm lý học
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về ảnh hưởng của gia đình đến
hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên năm 2000 cho thấy phương
pháp giáo dục của cha mẹ không dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi
VTN là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ em
trường giáo dưỡng số II Ninh Bình (Nguyễn Hồi Loan, 2000).
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một trong số những phương pháp giáo
dục tốt đối với trẻ VTN đó là cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi
theo (Nguyễn Hồi Loan, 2000; Đỗ Long, 2004). Và đối với con cái hiện nay,
phương pháp giáo dục truyền thống một chiều theo cách áp đặt cần phải được
thay đổi, các bậc cha mẹ phải chú trọng tới phương pháp giáo dục hai chiều:
con cái học tập, nghe lời cha mẹ, cha mẹ cũng lắng nghe ý kiến trình bày của
con cái, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của chúng (Lê Thi, 2002).
Thứ ba, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con ở tuổi VTN, các nghiên
cứu thường đề cập tới ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ và con. Thái độ, cách

ứng xử của cha mẹ đối với VTN trong đời sống hàng ngày có ảnh hưởng tới sự
phát triển của các em. Tác giả Đỗ Ngọc Khanh (2004) cho rằng: con cái có mức
độ tự đánh giá bản thân cao khi bố mẹ có cư xử ấm áp, quan tâm và kiểm soát.
Ngược lại chúng sẽ có mức độ tự đánh giá bản thân thấp khi cha mẹ ít quan
tâm, cư xử không ấm áp, ít kiểm soát và mức độ hà khắc cao. Từ phía VTN, bản
thân các em mong muốn cha mẹ có thay đổi trong quan hệ đối với mình, mong
các bậc cha mẹ quan tâm và đối xử với chúng bớt nghiêm khắc, cứng nhắc hơn
(Lưu Song Hà, 2007).
Một nghiên cứu khác của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội về tội
phạm ở lứa tuổi chưa thành niên tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2000 cho

13
thấy thái độ đối xử không phù hợp của cha mẹ cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Đối với nhóm chưa
thành niên bị cha mẹ quát mắng đánh đập, thường là bạo lực của cha mẹ dẫn
đến sự xuất hiện ở đứa trẻ những tình cảm bực dọc, tâm trạng căng thẳng dần
dần chuyển sang trạng thái thô bạo và chống lại uy quyền của cha mẹ. Còn đối
với nhóm chưa thành niên được cha mẹ chiều chuộng, sự chú ý quá mức của
cha mẹ nhằm hướng con cái đến lợi ích vật chất có thể làm sai lệch các nhu cầu
lợi ích giá trị của các em.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2007) đối với gần 200 hộ gia
đình ở nông thôn và thành phố Ninh Bình cũng cho kết quả tương tự như vậy về
ứng xử giữa cha mẹ đối với con: biểu hiện hành vi ứng xử của cha mẹ với con
cái chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như môi trường sống, độ tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn… Mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thức được
rằng nên có cách ứng xử khéo léo, tế nhị với con nhưng trên thực tế họ không
kiềm chế được bản thân và đối xử thô bạo với con. Đa số những trường hợp này
rơi vào nhóm các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp chủ yếu là
làm ruộng, buôn bán tự do.
Thứ tư, các nghiên cứu gần đây còn đề cập tới sự thay đổi theo xu hướng

dân chủ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là con ở độ tuổi
VTN.
Nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng, tác giả Nguyễn Đức Truyến (1997) nhấn mạnh rằng các quan
hệ trong gia đình có sự phân biệt theo trật tự cha mẹ, con cái song quyền lực
của cha mẹ không mang tính tuyệt đối như trong gia đình Nho giáo. Con cái
trong gia đình có quyền tự do tìm hiểu song cần phải có sự chấp thuận của cha
mẹ. Quan hệ cha mẹ, con cái về căn bản là nương tựa lẫn nhau nên con cái phải
biết ơn cha mẹ, tuy nhiên, không phục tùng tuyệt đối quyền uy của cha mẹ.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những so sánh về sự thay đổi của mối quan hệ

14
cha mẹ-con cái theo những nhóm hộ kinh tế khác nhau. Cụ thể: ở nhóm hộ kinh
doanh phi nông nghiệp, theo ông, kinh tế thị trường kích thích chủ nghĩa cá
nhân làm suy yếu các chuẩn mực gia đình, đặc biệt là quan hệ cha mẹ, con cái.
Bố mẹ thường thích ở riêng khi còn khả năng lao động; ở nhóm hộ thuần nông,
quan hệ cha mẹ, con cái còn được duy trì tốt hơn vì con cái vẫn phụ thuộc vào
cha mẹ về kinh tế nhưng người nuôi dưỡng cha mẹ về già không nhất thiết phải
là con trưởng; còn ở nhóm hộ kinh doanh hỗn hợp, quan hệ cha mẹ và con cái
cần có tính nghi lễ để duy trì tình cảm gia đình do có sự tách biệt về quan hệ
kinh tế, tính chất gia trưởng không còn phù hợp nhưng tính chất dân chủ trong
quan hệ gia đình vẫn còn đang được thể nghiệm.
Tác giả Lê Thi (2002) cho rằng cần phải xây dựng mối quan hệ dân chủ
giữa cha mẹ và con cái là bởi vì ngày nay, VTN ngoài học tập ở cha mẹ, các em
còn học tập ở nhiều kênh thông tin khác, độ tuổi này lại năng động, sáng tạo, dễ
tiếp thu cái mới, thậm chí hiểu biết trong một số lĩnh vực còn hơn cả cha mẹ.
Trong khi đó, tư tưởng của một số bậc cha mẹ vẫn là “trứng cứ đòi khôn hơn
vịt” nên dễ nảy sinh mâu thuẫn trong quan hệ cha mẹ và con cái. Chính vì vậy,
để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình thì mối
quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa cha mẹ và con cái là hết sức quan trọng. Đó là

sự lắng nghe ý kiến của nhau, thuyết phục lẫn nhau, không lấy quyền uy cha mẹ
áp đặt cho con cái, hay sự vô lễ, hỗn láo, ngang bướng của con cái.
Hơn nữa, để thiết lập được mối quan hệ thân mật và bình đẳng giữa cha
mẹ và con cái, cha mẹ cần có sự tôn trọng đối với VTN. Đây là một trong
những nguyên tắc để giải quyết xung đột giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi này.
Và khi cha mẹ thực sự tôn trọng suy nghĩ và hành động của con em mình, họ sẽ
phải cân nhắc lựa chọn giữa lợi ích của bản thân mình và con cái khi có sự khác
biệt (Nguyễn Phương Hoa, 2000).
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về quan hệ giữa cha mẹ và con
cái trong độ tuổi vị thành niên tương đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các

15
nhà nghiên cứu chưa đi sâu phân tích nhiều tới xu hướng dân chủ, bình đẳng
ngày càng rõ rệt trong mối quan hệ này. Do đó, luận văn sẽ tập trung vào phân
tích sự khác biệt giữa cha mẹ và VTN trên một số lĩnh vực để làm rõ chiều cạnh
dân chủ, bình đẳng trong mối quan hệ giữa hai thế hệ này trong gia đình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bằng cách phân tích các tác động của điều kiện kinh tế - xã hội làm biến
đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình xét từ khía cạnh dân chủ,
đề tài góp phần phát hiện những biểu hiện của sự thay đổi trong mối quan hệ
giữa cha mẹ và VTN.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong việc xây dựng mối quan hệ trong gia
đình hòa thuận, đảm bảo hiệu quả giáo dục của thiết chế gia đình trong bối cảnh
hiện tại.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia
đình liên quan đến quan niệm về giá trị VTN cũng như quyền quyết định của
VTN trong gia đình qua phân tích số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam năm

2006.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con ở
tuổi VTN ở các khía cạnh trên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan về chủ đề mối quan hệ
giữa cha mẹ và VTN.

16
- Phân tích số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam về các khía cạnh sau: quan
niệm của cha mẹ về giá trị của VTN trong cuộc sống, quan điểm của cha mẹ
và VTN về quyền quyết định trong hôn nhân và việc sống chung, sống riêng
sau hôn nhân.
- Xem xét các yếu tố nơi cư trú, mức sống hộ gia đình, trình độ học vấn,
giới tính của cha mẹ và giới tính của VTN ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ
giữa cha mẹ và VTN trong gia đình.
- Áp dụng lý thuyết về xã hội hóa, lý thuyết xung đột và tương tác biểu
trưng để lý giải quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình.
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình (qua phân tích số
liệu Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006).
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: cha mẹ trong những gia đình
có con cái ở độ tuổi từ 15-17 tuổi và vị thành niên trong những gia đình này ở
độ tuổi từ 15-17.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
6.1.1 Lý thuyết về quá trình xã hội hóa
6.1.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng
6.1.3 Lý thuyết xung đột


17
6.2. Phƣơng pháp phân tích cụ thể
Luận văn sử dụng một phần bộ số liệu định lượng và định tính của Điều
tra gia đình Việt Nam năm 2006 để phân tích quan hệ giữa cha mẹ và VTN
trong gia đình.
Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 được tiến hành dưới sự chỉ đạo của
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam (sau khi thay đổi về tổ chức do
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phụ trách), sự hỗ trợ của UNICEF và các cơ
quan tiến hành điều tra gồm Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và Giới với dung
lượng mẫu là 9.300 hộ gia đình trong đó có 2.364 hộ thành thị và 6.936 hộ nông
thôn đại diện chung cả nước, thành thị/nông thôn và 8 vùng.
Một trong số những nội dung nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thế hệ
trong gia đình của cuộc điều tra đó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái chưa
trưởng thành.
Tập trung về sự khác biệt giữa cha mẹ và VTN trên một số lĩnh vực để
làm rõ chiều cạnh dân chủ trong quan hệ cha mẹ và con cái, đề tài sử dụng một
số câu hỏi trong bảng hỏi phỏng vấn người đại diện gia đình từ 18-60 tuổi đối
với 2.603 hộ gia đình có VTN từ 15-17 tuổi và phần phỏng vấn đối với 2.452
VTN trong độ tuổi từ 15-17.
Mức sống của 2.603 hộ gia đình có VTN được chia thành 3 nhóm như
sau: nhóm 1: khá giả trở lên chiếm 12,6%; nhóm 2: trung bình chiếm 67,5%;
nhóm 3: nghèo và rất nghèo chiếm 19,5% và có 0,2% hộ chọn phương án không
biết/không trả lời.
Trong 2.603 hộ gia đình có VTN từ 15-17 tuổi, giới tính của cha mẹ VTN
tham gia trả lời bảng hỏi như sau: có 1.257 nam (chiếm 48.3% tổng số), trong
đó 18,7% ở thành thị và 81,3% ở nông thôn; 1.346 nữ (chiếm 51,7% tổng số),
trong đó 23,1% ở thành thị và 76,9% ở nông thôn.



18
Học vấn của cha mẹ VTN được chia thành 5 nhóm với tỉ lệ như sau:
Biểu 1: Học vấn của cha mẹ VTN (%)

VTN trong độ tuổi từ 15-17
Trong 2.603 hộ có VTN từ 15 đến 17 tuổi, có 2.452 VTN tham gia trả lời
bảng hỏi với cơ cấu nam, nữ như sau:
Bảng 1: Giới tính VTN và phân bố theo vùng nông thôn/thành thị

Tổng số
Nam
Nữ
Cả nước
2.452
1.247
1.205
Thành thị-Nông thôn



Thành thị
1.918
965
953
Nông thôn
534
282
252
Dữ liệu định tính được phân tích từ một số phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm với nội dung chủ yếu liên quan đến hôn nhân (tác động của gia đình, quan

niệm về giá trị hôn nhân của cha/mẹ và những quan niệm này ảnh hưởng như
thế nào đến vấn đề chọn bạn đời, hôn nhân của VTN…) VTN suy nghĩ về gia
đình, mối quan hệ với cha mẹ…

19
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
7.1 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu:
 Thứ nhất, mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN hiện nay biểu hiện theo
chiều hướng nào, phục tùng cha mẹ tuyệt đối hay dân chủ?
 Thứ hai, những yếu tố nào có quan hệ với xu hướng quan hệ trên?
7.2 Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra 2 giả thuyết
nghiên cứu như sau:
 Giả thuyết thứ nhất: Quan hệ giữa cha mẹ và VTN hiện nay biể u hiệ n
theo chiều hướng “dân chủ hóa” có nghĩa là giữa vị thành niên và cha mẹ không
chỉ tồn tại quan hệ một chiều cha mẹ ra lệnh, con cái phục tùng.
 Giả thuyết thứ hai: Trình độ học vấn của cha mẹ và hoàn cảnh kinh tế gia
đình là hai yếu tố tác động nhiều tới xu hướng “bình đẳng” hay “dân chủ hóa”
trong mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN. Cha mẹ có họ c vấ n cao thì mố i quan
hệ cha mẹ -VTN bình đẳ ng hơn; Gia đình có mứ c số ng cao hơn thì mố i quan hệ
cha mẹ -VTN bình đẳ ng hơn.
8. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Mở đầu
Giới thiệu khái quát nội dung của đề tài
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu quan hệ giữa cha mẹ và vị thành
niên trong gia đình.
Chương II: Quan niệm của cha mẹ về giá trị của VTN trong cuộc sống.

Chương III: Quan điểm về hôn nhân
Phần III: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

20
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU QUAN HỆ
GIỮA CHA MẸ VÀ VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm “Gia đình”
Là thiết chế cơ sở của xã hội, gia đình từ lâu đã thu hút được sự quan
tâm của các nhà tư tưởng, nhà nghiên cứu.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845), khi luận chứng cho những tiền
đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, K.Marx và F.Engels đã cho rằng:
“Hàng ngày, ngoài việc tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn
tạo ra những cái khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình” (K.Marx và F.Engels Toàn tập, tập 3: 40).
Theo từ điển Triết học Nhà xuất bản Tiến bộ Matscơva, gia đình là đơn vị
xã hội (nhóm xã hội nhỏ), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá
nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và
chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc
cùng chung sống và có kinh tế chung. Đặc trưng của sinh hoạt gia đình là quá
trình vật chất (sinh vật, kinh tế) và tinh thần (đạo đức, pháp lý, tâm lý).
Ở Việt Nam, quan niệm về gia đình cũng rất đa dạng và phong phú. Các
nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra những định nghĩa về gia đình khác nhau và
“sự khác nhau này không chỉ do quan điểm, cách nhìn nhận của người định
nghĩa mà còn do một thực tế là gia đình gắn chặt với những nhân tố văn hóa xã
hội nhất định” (Mai Huy Bích, 2003). Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ

huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

21
Trong luận văn này, khái niệm gia đình được hiểu là một nhóm người có
quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác
kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về:
sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm. Dưới dạng phổ
biến nhất hiện nay, gia đình gồm thành viên của hai giới nam và nữ có con đẻ
hoặc con nuôi.
1.1.2 Khái niệm “Vị thành niên”
Khái niệm vị thành niên là một trong những khái niệm thường đem lại
nhiều tranh luận cả về nội hàm lẫn ngôn từ trong tư duy khoa học. Tuỳ thuộc
vào cách tiếp cận, chức năng, nhiệm vụ của mỗi chuyên ngành mà VTN lại
được xem xét theo một cách thức riêng.
Theo một số tác giả nước ngoài, tuổi vị thành niên (adolescence) thường
chia thành hai giai đoạn: giai đoạn vị thành niên sớm (early adolescence) và giai
đoạn vị thành niên muộn (late adolescence) (Jerry J.Bigner, 1979; Jane
B.Brooks, 2003). Theo đó, giai đoạn vị thành niên sớm được nhận diện bởi sự
bắt đầu và hoàn thiện của tuổi dậy thì và kết thúc khi mà đứa trẻ bước vào năm
cuối trung học phổ thông ở khoảng độ tuổi 17. Giai đoạn vị thành niên muộn
bắt đầu từ thời điểm này và kéo dài cho tới sinh nhật 18 tuổi, lứa tuổi được coi
là trưởng thành về mặt luật pháp. (Jerry J.Bigner, 1979: 190).
Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, “vị” có nghĩa là “chưa”, “thành” là
“trưởng thành”, “niên” là “tuổi”. Khái niệm “vị thành niên” dùng để chỉ người
“chưa đến tuổi trưởng thành” (Nguyễn Lân, 2000: 2022) .
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “vị thành niên” là khái niệm dùng để chỉ
người chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân” (Nguyễn Như Ý
chủ biên, 1995:1814).
Do sự khác nhau giữa các nền văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm dân

số… của từng quốc gia và các vùng lãnh thổ, việc qui định độ tuổi VTN cũng

22
khác nhau. Tương tự như vậy đối với các tổ chức quốc tế, tùy thuộc vào mục
đích của từng tổ chức, qui định về độ tuổi VTN cũng không giống nhau. Ví dụ,
VTN, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) được xác định trong độ tuổi từ 10 đến
19 tuổi. Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi.
Ở nước ta, giới hạn độ tuổi VTN cũng có những qui định khác nhau theo
những góc độ khác nhau. Về mặt pháp lý, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em Việt Nam (2004), chương 1, điều 1 quy định: Trẻ em là công dân Việt Nam
dưới 16 tuổi. Điều 20 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1996) qui định: Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Như
vậy, quan niệm về độ tuổi của trẻ em và VTN theo pháp luật Việt Nam có sự
khác nhau. Trẻ em là người dưới 16 tuổi, còn người ở tuổi VTN là người dưới
18 tuổi.
Như vậy, việc xác định giới hạn về độ tuổi của VTN ở mỗi quốc gia, dân
tộc, của các tổ chức có sự khác nhau vì còn phụ thuộc vào thiết chế pháp luật,
văn hoá, giáo dục cũng như những mục đích khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tập trung nghiên cứu vị thành niên
có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi.
1.1.3 Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên
Ở đề tài này, quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình được phân tích
với hai nội dung bao gồm: Thứ nhất, quan niệm của cha mẹ về giá trị của VTN
trong cuộc sống thể hiện ở: sự hi sinh của cha mẹ với con cái và sự vâng lời của
con cái đối với cha mẹ, ưu tiên của cha mẹ với VTN nam và nữ trên một số lĩnh
vực như tình cảm, phân công công việc trong gia đình và đầu tư học hành, và lo
lắng của các bậc cha mẹ đối với VTN; Thứ hai, quan điểm của cha mẹ và VTN
về hôn nhân bao gồm quyền quyết định trong hôn nhân và việc sống chung,
riêng sau khi kết hôn.


23
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận của các lý
thuyết: lý thuyết xã hội hóa, thuyết tương tác biểu trưng, và thuyết xung đột.
Cách tiếp cận theo thuyết xã hội hóa
Theo cách tiếp cận của lý thuyết này, xã hội hoá là một quá trình diễn ra
không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời con người. Với những đặc trưng mang
tính sinh học của tuổi tác, mỗi giai đoạn của cuộc đời lại có những đặc điểm và
đòi hỏi riêng của quá trình xã hội hoá.
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn của quá trình xã hội hóa như phân
chia theo tiêu chí về lao động của G.Andreeva: giai đoạn trước lao động, giai
đoạn lao động và giai đoạn sau lao động (Nguyễn Quí Thanh, 2008).
Nếu phân chia theo các giai đoạn sinh học của cuộc đời, xã hội hoá được
chia ra làm ba giai đoạn như sau: Giai đoạn xã hội hoá ở trẻ em; giai đoạn xã
hội hoá ở tuổi thanh niên và giai đoạn xã hội hoá ở người cao tuổi (Đặng Cảnh
Khanh, 2006). Và theo cách phân chia này thì giai đoạn xã hội hoá ở tuổi thanh
niên là giai đoạn đặc biệt trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Ở giai đoạn này
vừa một mặt hội nhập vào xã hội, một mặt khác vừa đóng góp cho sự vận động
và phát triển của xã hội bằng cách sau khi thu nạp được những kiến thức và
kinh nghiệm sống của giai đoạn trước, tính tới thời điểm này, con người bắt đầu
có những sự lựa chọn tất yếu, tiếp thu hay gạt bỏ những giá trị nào nhằm gây
dựng các mối quan hệ, tích lũy kinh nghiệm, nhằm đối diện với những thách
thức trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, ở giai đoạn này, ngoài những yếu tố, tác nhân tham gia vào quá
trình xã hội hóa như môi trường bạn bè, trường học… gia đình vẫn giữ một vai
trò không nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình xã hội hóa giai đoạn
thanh niên - tuổi VTN, mà trong đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là yếu
tố hết sức quan trọng trong định hướng, giáo dục VTN tiếp thu những chuẩn


24
mực, giá trị tích cực tạo tiền đề thực hiện tốt quá trình xã hội hóa ở giai đoạn
này.
Cách tiếp cận theo thuyết tương tác biểu trưng
Cách tiếp cận này chủ yếu áp dụng vào nghiên cứu quá trình xã hội hóa trẻ
em. Theo cách tiếp cận này, con người ta phát triển quan niệm bản thân thông
qua cái nhìn, quan điểm của người khác về họ, thông qua sự tương tác với
những người đóng vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân (như cha mẹ, thầy
cô giáo, bạn cùng tuổi hay thậm chí các ca sĩ, ngôi sao điện ảnh, vận động viên
v.v…). Những người này tạo thành nhóm qui chiếu cho trẻ em. Các em ngưỡng
mộ họ và dùng họ làm mô hình hoặc điểm qui chiếu để chỉ dẫn hành vi của
mình, để phát triển ý thức bản thân và kiến giải bối cảnh xã hội. Thuyết tương
tác biểu trưng coi xã hội hóa là một quá trình theo đó trẻ em tham gia vào sự
hình thành bản sắc của mình. Gần đây đã xuất hiện quan điểm coi đứa trẻ là một
chủ thể hành động tích cực. Theo họ, đứa trẻ cũng tạo nên sự phát triển của bản
thân nó. Ví dụ, một bà mẹ chỉ có thể dạy con mình đọc nếu đứa trẻ hợp tác với
mẹ và tích cực tham gia. Quan điểm này lấy cảm hứng từ thuyết tương tác biểu
trưng. (Mai Huy Bích, 2003)
Áp dụng vào lí giải: phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN dựa trên
việc phân tích quan điểm của cha mẹ và VTN trên cùng một câu hỏi, hoặc
những câu hỏi liên quan tới suy nghĩ của VTN hay cha mẹ về những vấn đề có
xu hướng ảnh hưởng tới mối quan hệ này ở hiện tại và trong tương lai.
Trong giai đoạn xã hội hóa này, VTN tương tác với rất nhiều các mối quan
hệ khác ngoài gia đình, bố mẹ như các nhóm bạn bè, đồng đẳng…Vì vậy, VTN
không đơn thuần tiếp thu một cách thụ động những gì mà các em được giáo dục
mà còn chủ động hình thành nên những suy nghĩ, hành động theo những điều
mà các em cho là đúng đắn. Hay nói cách khác, bên cạnh việc tiếp thu và làm
theo những chuẩn mực được cha mẹ và người thân trong gia đình dạy dỗ, bản

×