20 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Sự quan tâm của cha mẹ đến vò thành niên
và quan hệ tình dục trước hôn nhân của
vò thành niên
Bùi Thò Tú Quyên (*); Trần Hữu Bích (*);
Lê Minh Thi (*); Nguyễn Thanh Nga (*)
Nghiên cứu sử dụng phiếu phỏng vấn đònh lượng cho 2.252 cha mẹ vò thành niên lứa tuổi 13 - 19 với
mục tiêu: 1) Mô tả sự quan tâm giữa cha mẹ với vò thành niên tại Chí Linh- Hải Dương; 2) Xác đònh
mối liên quan giữa sự quan tâm của cha mẹ với quan hệ tình dục trước hôn nhân của vò thành niên
(VTN). Các tác giả đã kết nối thông tin về sự quan tâm của cha mẹ với các thông tin về quan hệ tình
dục trước hôn nhân (QHTDTHN) của VTN có trong nghiên cứu tổng thể về sức khỏe VTN ở
CHILILAB. Các kỹ thuật phân tích mô tả, phân tích mối liên quan hai biến, phân tích nhân tố, hồi
qui đa biến đã được sử dụng. Kết quả cho thấy phần lớn cha mẹ ở CHILILAB có quan tâm đến VTN.
Kết quả: Tỷ lệ cha mẹ quan tâm đến VTN cao ở cả 4 khía cạnh. Sự quan tâm của cha mẹ, đặc biệt là
quan tâm đến bạn bè, tâm trạng và VTN đi đâu, làm gì chính là yếu tố bảo vệ VTN trước hành vi
QHTDTHN. Khuyến nghò: Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến đến VTN để giảm thiểu khả năng VTN
có QHTDTHN. Các nhà nghiên cứu và tổ chức xã hội nên có hoạt động nhằm tăng cường sự quan
tâm của cha mẹ với VTN.
Từ khóa: Vò thành niên, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sự quan tâm của cha mẹ, CHILILAB,
Việt Nam
Parental care and premarital sexual
intercourse among adolescents in Chililab
Bui Thi Tu Quyen (*); Tran Huu Bich (*); Le Minh Thi (*); Nguyen Thanh Nga (*)
A household survey was conducted with 2,252 parents of adolescents aged between 13-19 with the
following objectives: 1) To describe the parental care for their adolescents 2) To determine the
relationship between the parental care and premarital sexual intercourse among adolescents. Data
about parental care was linked with socio-economic data from DSS-CHILILAB. It also was linked
with premarital sexual intercourse data from the overall study of adolescents 2010 (AH1-round 2).
The factor analysis and multivariate logistics regression model were used for analyzing the data.
Results: The proportion of parents who care for their adolescents was high in all 4 aspects. Parent's
care, especially caring about adolescent's peers, emotion…was the protective factors for premarital
sexual intercourse. Recommendations: Parent needs to care for their adolescents in order to minimize
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 21
the rate of adolescent having premarital sexual intercourse. The researchers and civil society should
work to enhance the parental care for adolescents.
Key words: Adolescent, premarital sexual intercourse, Parental care, CHILILAB
Tác giả:
(*) - Ths. Bùi Thò Tú Quyên: Phó trưởng bộ môn Dòch tễ - Thống kê trường Đại học Y tế công cộng.
Email: Điện thoại: 04 62732013
- TS. Trần Hữu Bích: Hiệu phó phụ trách nghiên cứu khoa học trường Đại học Y tế công cộng.
Giám đốc cơ sở thực đòa CHILILAB - Đại học Y tế công cộng; Email:
Điện thoại: 04 62662390
- Ths. Lê Minh Thi: Giảng viên bộ môn Sức khỏe sinh sản- trường Đại học Y tế công cộng.
Email: Điện thoại: 04 62662330
- Ths. Nguyễn Thanh Nga: Giảng viên bộ môn Dân số - Trường Đại học Y tế công cộng.
Email: Điện thoại: 04 62662330
1. Đặt vấn đề
Với mỗi con người, gia đình chiếm một vò trí rất
quan trọng, gia đình và các mối quan hệ trong gia
đình ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách cũng như
cuộc sống của các cá nhân sau này. Vò thành niên
là một lứa tuổi đặc biệt có nhiều sự thay đổi về tâm
sinh lý, tuổi vò thành niên (VTN) là một giai đoạn
mà mỗi cá nhân đều muốn thử nghiệm và thể hiện
những thái độ, hành vi, vai trò mới. Giai đoạn này
đòi hỏi sự quan tâm của cha mẹ đến VTN cũng cần
có sự thay đổi, cha mẹ không những chỉ quan tâm
đến việc ăn ngủ, học hành của VTN mà còn cần
quan tâm đến tâm trạng hay bạn bè của VTN. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy cha mẹ đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống của VTN. Resnick và cộng sự
[8] đã chỉ ra rằng nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái tốt thì VTN sẽ ít có những hành vi nguy cơ
với sức khỏe cũng như ít có QHTD và mang thai ở
lứa tuổi VTN. Những VTN cảm thấy gần gũi, gắn
bó với cha mẹ và gia đình cũng thường trì hoãn việc
quan hệ tình dục lần đầu nhiều hơn những VTN
khác [8].
Nghiên cứu của Christine và cộng sự [4] tiến
hành trên 976 học sinh trung học phổ thông
Houston, Mỹ đo lường mối liên quan giữa sự gắn kết
với gia đình của VTN và hành vi tình dục. Trong sự
gắn kết tác giả cũng đề cập đến sự quan tâm như
"Cha mẹ thường không quan tâm đến những gì tôi
nói hoặc tôi làm"… Kết quả cho thấy có mối liên
quan giữa sự kết nối nói chung và sự quan tâm nói
riêng của cha mẹ với VTN và QHTDTHN của VTN.
Trong nghiên cứu dọc về các hành vi tình dục nguy
cơ trong nhóm VTN Canada và VTN Italia [5], các
tác giả đo lường sự quan tâm đến VTN/TN của cha
mẹ dựa trên câu hỏi với thang đo Likert. Kết quả
cho thấy cha mẹ có sự quan tâm và giám sát VTN
thì VTN cũng ít có hành vi tình dục nguy cơ hơn
những VTN khác.
CHILILAB được xây dựng thành điểm thực đòa
chính thức của trường Đại học Y tế Công cộng từ
năm 2001, CHILILAB được đặt trên đòa bàn huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Hiện tại ở CHILILAB,
trường Đại học Y tế Công cộng đã thành lập một hệ
thống giám sát dân số với những vòng thu thập số
liệu theo q/ năm để theo dõi sự biến động về dân
số cũng như một số thông tin về kinh tế, xã hội của
Chí Linh. Dựa trên nghiên cứu về sự gắn kết của cha
mẹ với VTN chúng tôi tiến hành phân tích này với
mục tiêu: 1) Mô tả sự quan tâm giữa cha mẹ với
VTN tại Chí Linh - Hải Dương; 2) Xác đònh mối liên
quan giữa sự quan tâm của cha mẹ với quan hệ tình
dục trước hôn nhân của VTN.
22 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang có phân
tích với đối tượng nghiên cứu là cha hoặc mẹ VTN
và VTN tuổi từ 13 - 19 tại CHILILAB. Số liệu được
thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người cha
hoặc người mẹ của VTN về sự quan tâm đến VTN.
Thông tin về hành vi QHTDTHN của VTN được thu
thập thông qua mẫu phiếu tự điền của VTN.
Tổng số cha mẹ VTN trong phân tích là 2.252
người được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn
dựa trên khung mẫu là danh sách VTN đã tham gia
nghiên cứu Yếu tố nguy cơ/ yếu tố bảo vệ VTN
năm 2009. Danh sách đối tượng phỏng vấn được
nhóm nghiên cứu lập sẵn trước khi tiến hành điều
tra thực đòa. Điều tra viên của CHILILAB tiến hành
phỏng vấn các đối tượng có trong danh sách.
Biến số nghiên cứu
Nhóm biến đặc điểm dân số học
Nhóm biến về đặc điểm dân số học của hộ gia
đình bao gồm tình trạng kinh tế hộ, các đặc điểm về
nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu được lấy
từ số liệu điều tra dân số học năm 2009 của
CHILILAB. Tình trạng kinh tế hộ gia đình được tính
toán gián tiếp dựa trên tài sản, vật dụng cố đònh của
hộ gia đình và được phân thành 5 nhóm với tỷ lệ
bằng nhau (Q1 đến Q5), trong đó phân loại Q1 là
nhóm Nghèo nhất, nhóm Q2 là nhóm cận nghèo; Q3
là nhóm kinh tế trung bình; Q4 là nhóm có kinh tế
khá giả và Q5 là nhóm giàu nhất.
Biến độc lập-Sự quan tâm của cha mẹ đến VTN
Sự quan tâm là việc cha mẹ biết, để ý đến các
hoạt động, tâm trạng của VTN. Trong nghiên cứu
này, sự quan tâm của cha mẹ được phân thành 4
nhóm dựa trên phân tích nhân tố:
- Quan tâm đến việc học và hoạt động ở trường
- Quan tâm đến bạn bè của VTN
- Quan tâm đến tâm trạng của VTN
- Quan tâm VTN đi đâu, làm gì
Các khía cạnh cụ thể của từng nhân tố về sự
quan tâm được chia thành hai giá trò: Có và Không.
Ví dụ: Cha mẹ có quan tâm đến việc học ở trường
của VTN và Cha mẹ không quan tâm đến việc học
ở trường của VTN. Sự phân đối tượng vào các nhóm
dựa trên sự tổng hợp của các câu hỏi đơn lẻ nằm
trong các khía cạnh được đánh giá. Cụ thể như sau:
- Các câu trả lời Không biết/ không trả lời (điểm
3 trong thang điểm Likert 5 mức độ) được bỏ ra
ngoài, không đưa vào tổng hợp.
- Các đối tượng được đánh giá là "Có quan tâm"
khi có
≥ 50% các câu trả lời có mức điểm 4 hoặc 5
(Đồng ý hoặc Rất đồng ý). Các trường hợp có <50%
các câu trả lời có mức điểm 4 hoặc 5 được đánh giá
là "Không quan tâm".
Sự phân nhóm này được dùng trong các phân
tích về mối liên quan giữa sự quan tâm và
QHTDTHN ở cả mô hình đơn biến và đa biến.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Đây là biến số được kết nối với số liệu của
Nghiên cứu tổng thể về sức khỏe Vò thành niên,
thanh niên ở CHILILAB vòng 2 - 2009, số liệu được
thu thập sau nghiên cứu về Sự kết nối của cha mẹ
với VTN/TN khoảng 7 tháng, là biến phụ thuộc
trong phân tích mối liên quan giữa sự quan tâm của
cha mẹ và QHTDTHN. Tất cả những VTN từ chối
trả lời hay bỏ trống phần trả lời về hành vi
QHTDTHN không được đưa vào phân tích.
Phân tích số liệu
Kỹ thuật phân tích nhân tố (exploratory factor
analysis) được dùng để nhóm các cấu phần (tiểu mục)
thành các khía cạnh về sự quan tâm của cha mẹ đến
VTN. Sử dụng phân tích thống kê mô tả và phân tích
hai biến (kiểm đònh Khi bình phương) để xem xét
mối liên quan giữa hai biến. Sử dụng kỹ thuật phân
tích hồi qui đa biến logistics để khống chế nhiễu các
biến nhiễu trong mối quan hệ giữa Sự quan tâm của
cha mẹ đến VTN và QHTDTHN của VTN. Tỷ số
chênh OR (odd ratio) được dùng để đo lường chiều
hướng và độ mạnh của các mối liên quan.
Cụ thể trong mối liên quan giữa sự quan tâm của
cha mẹ đến VTN và QHTDTHN chúng tôi phân
tích dưới hai cấp độ:
- Phân tích đơn biến: Biến phụ thuộc là
QHTDTHN, biến độc lập là các khía cạnh riêng rẽ
về sự quan tâm của cha mẹ đến VTN (4 khía cạnh).
- Phân tích đa biến: Biến phụ thuộc là
QHTDTHN; biến độc lập chính là các khía cạnh
của sự quan tâm, các biến độc lập khác có trong mô
hình với vai trò biến nhiễu là các biến về đặc điểm
dân số - kinh tế. Biến độc lập được đưa vào mô hình
dựa trên phân tích đơn biến và y văn. Phương pháp
được sử dụng là backward - sau khi chạy backward,
mô hình được lựa chọn là mô hình phù hợp nhất.
Với các biến được giữ lại từ mô hình được chạy
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 23
backward chúng tôi đã chạy lại với phương pháp
Enter để tối đa hóa số lượng đối tượng đưa vào
phân tích.
Sau khi kết nối với thông tin về QHTHTHN của
VTN, tỷ lệ VTN không trả lời câu hỏi về hành vi
QHTDTHN là 25%, trong các phân tích mối liên
quan (đơn biến và đa biến) chúng tôi đã loại các đối
tượng này ra khỏi các mô hình.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Trong tổng số 2.252 đối tượng phỏng vấn có
41,7% là cha của VTN và 58,3% là mẹ của VTN,
tuổi trung bình của các cha mẹ VTN tham gia
nghiên cứu là 44,2 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 32 tuổi
và người lớn tuổi nhất là 72 tuổi.
Bảng 1 cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu
đang sống cùng vợ - chồng (91,6%). Có 47,6% đối
tượng làm ruộng và 21,3% buôn bán hoặc làm dòch
vụ. Trình độ học vấn của các đối tượng tương đối
cao, đa số các đối tượng có trình độ học vấn từ trung
học cơ sở trở lên (94,4%) và có tới 46% đối tượng
có trình độ học vấn trên trung học phổ thông.
3.2. Sự quan tâm của cha mẹ đến vò thành niên
Bảng 2 trình bày 4 khía cạnh của sự quan tâm
được nhóm sau phân tích nhân tố. Liên quan đến
khía cạnh quan tâm đến việc học, kết quả cho thấy
phần lớn cha mẹ có sự quan tâm đến việc học hành
của VTN, hơn 80% cha mẹ biết chi tiết lòch học
(học chính thức và ngoại khóa). Khoảng 70% cha
mẹ biết thầy cô giáo của VTN, 69% có liên hệ với
nhà trường về việc học của VTN. Đối với khía cạnh
quan tâm đến bạn bè, …Với việc đồng ý và rất đồng
ý với các nội dung được đề cập là "có quan tâm" thì
bạn bè của con cũng được khoảng 87% số cha mẹ
được hỏi quan tâm, 75% cha mẹ biết gia đình những
người bạn thân của con mình. Đặc biệt cũng có đến
76% cha mẹ tự tin khẳng đònh sẽ biết được người
yêu của con nếu con có người yêu (Bảng 2).
Ở góc độ quan tâm đến tâm trạng, 80% cha mẹ
biết những điều con đang lo lắng, khoảng 86% cha
mẹ nhận biết được tâm trạng của con, cũng có đến
85% cha mẹ coi những vấn đề của VTN như chính
vấn đề của mình. Tỷ lệ cha mẹ quan tâm về những
nơi VTN đi đâu khi ra ngoài cũng như những việc
VTN làm trong thời gian rảnh cao, có đến gần 90%
số cha mẹ được hỏi quan tâm đến vấn đề này.
Những cha mẹ còn lại là "không quan tâm" khi có
câu trả lời "rất không đồng ý" hoặc "không đồng ý",
và một tỷ lệ nhỏ cha mẹ không trả lời (Bảng 2).
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
* Tình trạng hôn nhân khác: Chưa kết hôn, chung sống
như vợ chồng
** Nghề khác: Nghề thủ công, học sinh/sinh viên, nội trợ, thất
nghiệp, học nghề
Bảng 2. Sự quan tâm của cha mẹ với vò thành niên,
thanh niên*
* Sự xếp nhóm các tiểu mục dựa trên phân tích nhân tố
(Factor analysis)
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Sự quan tâm của cha mẹ đến VTN được tổng
hợp thành 4 nhân tố từ các câu hỏi đơn lẻ và được
phân thành 2 nhóm: có quan tâm, không quan tâm.
Kết quả trình bày trong biểu đồ 2 cho thấy có 78,4%
cha mẹ quan tâm đến việc học của VTN; 83,8% cha
mẹ quan tâm đến bạn bè của VTN. Tỷ lệ cha mẹ
quan tâm đến tâm trạng của VTN là 86,9% và có tới
83,4% cha mẹ quan tâm đến VTN đi đâu, làm gì,
còn lại là không quan tâm và không có ý kiến.
3.3. Mối liên quan giữa sự quan tâm của
cha mẹ đến vò thành niên và quan hệ tình
dục trước hôn nhân
Bảng 3.1 cho thấy có mối liên quan giữa sự
quan tâm của cha mẹ đến VTN ở cả 4 nhân tố với
tình trạng QHTDTHN của VTN (p<0,001), những
VTN không được cha mẹ quan tâm đến việc học,
quan tâm đến bạn bè, quan tâm đến tâm trạng, quan
tâm VTN đi đâu làm gì có khả năng QHTDTHN cao
gấp 4,1; 2,4; 3,2 và 3,1 lần so với những VTN có
được sự quan tâm của cha mẹ.
Bảng 3.2 cho thấy có mối liên quan giữa sự
quan tâm của cha mẹ đến tâm trạng của VTN (được
kiểm soát với các yếu tố nhiễu như nhóm tuổi, giới
tính, kinh tế hộ gia đình), sự quan tâm đến VTN đi
đâu làm gì với QHTDTHN (p<0,001). Những VTN
không có sự quan tâm của cha mẹ đến tâm trạng có
nguy cơ QHTDTHN cao gấp 2,6 lần những VTN có
sự quan tâm của cha mẹ đến tâm trạng. Tương tự
như vậy, những VTN cha mẹ không quan tâm xem
VTN đi đâu, làm gì cũng có khả năng có
QHTDTHN cao gấp 2,2 lần những VTN có sự quan
tâm của cha mẹ. Không thấy có mối liên quan giữa
sự quan tâm đến bạn bè của VTN với QHTDTHN
(p>0,05).
Dưới một góc độ khác, trong mô hình đa biến
khi xem xét tình trạng kinh tế hộ gia đình, giới tính
và nhóm tuổi của VTN như là các yếu tố liên quan
độc lập đến QHTDTHN. Bảng 3 cho thấy, VTN
nam có khả năng có QHTDTHN cao gấp 1,7 lần so
với VTN nữ (p<0,05); VTN từ 17 tuổi trở lên cũng
có khả năng có QHTDTHN cao gấp 3,7 lần so với
VTN dưới 17 tuổi (p<0,001).
4. Bàn luận
4.1 Sự quan tâm của cha mẹ với VTN
Phân tích nhân tố (Factor analyze) đã xếp sự
quan tâm của cha mẹ đến VTN thành 4 nhóm: Quan
tâm đến việc học, quan tâm đến bạn bè, quan tâm
đến tâm trạng, quan tâm VTN đi đâu làm gì. Có thể
thấy, nhìn chung cha mẹ có quan tâm đến VTN trên
cả 4 khía cạnh. Đây là một trong những đặc điểm
Biểu đồ 2. Phân bố sự quan tâm của cha mẹ với VTN
Bảng 3.1. Mối liên quan đơn biến giữa sự quan tâm
của cha mẹ VTN với việc có Quan hệ tình
dục trước hôn nhân của vò thành niên
Bảng 3.2. Mô hình đa biến phân tích mối liên quan
giữa một số yếu tố với quan hệ tình dục
trước hôn nhân của vò thành niên
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 25
gia đình Việt Nam, cha mẹ thường quan tâm đến
con cái đặc biệt sự quan tâm này ở nhiều gia đình
được thể hiện nhiều hơn khi con bước vào tuổi VTN
[3]. Tuổi VTN là một lứa tuổi đặc biệt, VTN có sự
thay đổi rất lớn về tâm sinh lý, từ trẻ con thành
người lớn, người trưởng thành. Khác với khi con còn
nhỏ, cha mẹ nhiều khi chỉ quan tâm nhiều đến việc
ăn uống, học hành của trẻ… thì khi trẻ lớn hơn, có
nhiều mối quan hệ hơn, sự giao tiếp xã hội cũng
nhiều hơn và độc lập hơn thì cha mẹ đã quan tâm
đến cả bạn bè của con cũng như con đi đâu, làm gì…
đây là một trong những điểm rất tốt để cha mẹ có
thể gần gũi hơn với con, giúp đỡ con khi gặp phải
những khó khăn xuất hiện trong cuộc sống khi tính
cách và tâm lý con chưa vững vàng.
Trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay
đều chỉ ra rằng các bậc làm cha, làm mẹ rất quan
tâm đến việc học hành của con cái [3]. Hầu hết cha
mẹ đều cho rằng nếu con cái học hành tử tế, học
giỏi thì tương lai sau này sẽ tốt đẹp, sẽ có công ăn
việc làm tốt và đòa vò xã hội đáng trân trọng. Với
VTN ở đòa bàn CHILILAB, có khoảng 85% cha mẹ
biết chi tiết về lòch học của con, ngoài ra 70% cha
mẹ còn biết những thày cô giáo dạy con mình và
liên hệ với nhà trường về việc học của con - điều
này có thể thấy với những VTN đang ở tuổi đi học,
cha mẹ rất quan tâm đến việc học của con.
Sự thay đổi về tâm sinh lý từ trẻ con sang người
lớn là một bước ngoặt quan trọng, VTN có nhu cầu
kết bạn, nhu cầu có những mối quan hệ xã hội cao
hơn dẫn đến việc VTN cũng đối mặt với những nguy
cơ tạo dựng hay gặp phải những mối quan hệ không
tốt ảnh hưởng đến tính cách, cuộc sống…của VTN.
Nghiên cứu ở CHILILAB cho thấy có khoảng 80%
cha mẹ biết những người bạn con mình hay chơi
cùng cũng như biết về gia đình bạn thân của con
mình. Thậm chí có đến 76% cha mẹ tin rằng mình
sẽ biết người yêu của con mình khi con có người
yêu. Có thể thấy với các khía cạnh trao đổi giữa cha
mẹ và VTN rất tốt cũng là một nền tảng để cha mẹ
tin tưởng vào việc con sẽ chia sẻ tâm sự khi có người
yêu. Ngoài ra việc thay đổi tâm sinh lý, thay đổi sự
nhìn nhận về cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng rất
lớn đến việc hình thành nhân cách của VTN. Nhận
thức được điều này, ngoài việc quan tâm đến việc
học hành của con, cha mẹ VTN cũng quan tâm đến
tâm trạng của VTN qua việc nhận biết được những
điều con đang lo lắng, nhận biết được tâm trạng của
con cũng như cha mẹ coi những vấn đề VTN gặp
phải cũng chính là những vấn đề của cha mẹ - đây
là một điều rất quan trọng vì nếu coi vấn đề của con
như chính vấn đề của mình thì cha mẹ sẽ cùng con,
giúp đỡ con đối mặt với những vấn đề đó.
Tổng hợp 4 khía cạnh của sự quan tâm, có 78%
cha mẹ được đánh giá là có quan tâm đến việc học
của VTN, 83% quan tâm đến bạn bè của VTN, 87%
quan tâm đến tâm trạng của con và 83% quan tâm
VTN đi đâu, làm gì. Còn lại là những người cha,
người mẹ không quan tâm đến VTN hoặc có quan
tâm nhưng mức độ quan tâm còn quá ít, chưa đủ. Có
thể nói với một đòa bàn như CHILILAB, sự quan
tâm của cha mẹ VTN như vậy là tương đối cao trong
bối cảnh có đến 95% cha mẹ có từ 02 con trở lên -
điều này đồng nghóa với việc cha mẹ phải san sẻ sự
quan tâm của mình cho những người con khác nhau,
ngoài ra các đặc điểm về kinh tế - xã hội của các hộ
gia đình trong mẫu nghiên cứu cũng chưa phải tốt
(nghề nghiệp của cha mẹ, kinh tế hộ gia đình) đặc
biệt ở vùng nông thôn - với việc cha mẹ làm ruộng
hay hộ gia đình không nghèo, gia đình nhiều
con….đây có thể là những yếu tố cản trở sự quan tâm
của cha mẹ đến VTN. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu
của tác giả Đặng Cảnh Khanh [2] dưới góc độ sự
quan tâm của cha mẹ đến VTN.
4.2 Sự quan tâm của cha mẹ đến vò thành
niên và QHTDTHN của VTN
Sự quan tâm của cha mẹ đến VTN chính là một
yếu tố bảo vệ VTN trước việc có QHTDTHN. Nhìn
chung cha mẹ quan tâm đến VTN thì VTN cũng ít
có khả năng có QHTDTHN hơn những VTN không
có sự quan tâm của cha mẹ. Kết quả nghiên cứu ở
CHILILAB cũng tương tự như nghiên cứu của một
số tác giả khác [6], [7], [8]. Có thể nói khi cha mẹ
quan tâm đến VTN thì sự gần gũi giữa cha mẹ và
VTN cũng được tăng lên - chính sự quan tâm và gần
gũi này giúp VTN trì hoãn QHTD và giảm nguy cơ
có những hành vi sức khỏe có hại khác. Ngoài sự
quan tâm của cha mẹ với VTN còn có rất nhiều yếu
tố khác liên quan đến QHTDTHN của VTN (giới
tính, nhóm tuổi…) chính vì vậy chúng tôi đã xây
dựng mô hình hồi qui đa biến logistics để xem xét
bản chất của mối liên quan với QHTDTHN trong
mẫu nghiên cứu. Trong mô hình này có hai nhân tố
của sự quan tâm (được đề cập trong khuôn khổ
nghiên cứu này) có liên quan đến QHTDTHN của
VTN đó là cha mẹ quan tâm đến tâm trạng của VTN
26 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
và quan tâm đến VTN đi đâu, làm gì. Một trong
những điểm yếu của nghiên cứu này có thể dẫn đến
kết quả nghiên cứu chưa phản ánh được đúng bản
chất của các mối liên quan đó là biến phụ thuộc
trong mô hình đa biến (QHTDTHN) có một tỷ lệ
tương đối lớn VTN không trả lời câu hỏi này (25%)
- sau khi bỏ ra những đối tượng không phù hợp
(không có thông tin để phân tích) chỉ còn lại 1632
đối tượng được phân tích trong mô hình. Ngoài ra
cũng cần nhắc đến những sai số thông tin do đối
tượng cung cấp thông tin khi đối tượng (VTN)
không cung cấp đúng sự thật (đã có QHTDTHN
nhưng trả lời là không hoặc từ chối trả lời), một sai
số luôn gặp trong các nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu tại CHILILAB cho thấy để
giảm thiểu khả năng có QHTDTHN, các bậc cha
mẹ cần quan tâm đến bạn bè, tâm trạng của VTN
và quan tâm đến việc VTN đi đâu, làm gì. Các tổ
chức xã hội (Hội phụ nữ…) nên có các chương trình
động viên sự quan tâm của cha mẹ đến VTN để giúp
VTN tránh hành vi QHTDTHN nói riêng cũng như
để giúp VTN có sự phát triển tốt về thể chất, tinh
thần và hành vi sức khỏe.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành nghiên cứu này nhóm nghiên
cứu xin chân thành cảm ơn:
- Văn phòng thực đòa Chililab- Trường Đại học
Y tế công cộng
- Dự án Ford- Trường Đại học Y tế công cộng:
Đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu
- Cơ sở thực đòa Chililab- Chí Linh, Hải Dương:
Các điều phối viên, giám sát viên, nhập liệu viên
và điều tra viên của Chililab.
- Toàn thể người cha, mẹ của VTN đã tham gia
nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế; Tổng cục thống kê (2003). "Điều tra Quốc gia về
Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam." Báo cáo kết quả
nghiên cứu.
2. Đặng Cảnh Khanh (1999). "Các nhân tố phi khoa học xã
hội học về sự phát triển." Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội.
3. Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em Việt Nam (2004). "Thực
trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện
nay." Hà Nội
Tiếng Anh
1. Christine M. Markham; Susan R. Tortolero et al (August
2003). "Family connectedness and Sexual Risk- Taking
Among Urban Youth Attending Alternative Hight Schools"
Perspectives on Sexual and Reproductive Health 35 (No 4).
2. Marie-Aude Boislar P, Jeff Kiesner and Thomas J.
Dishion (2009). "A longitudinal examination of risky sexual
behaviors among Canadian and Italian adolescents:
Considering individual, parental, and friend
characteristics." International Journal of Behavioral
Development 33 (3) (265 originally published online Feb
25, 2009): 265-276.
3. Mark D. Regnerus, L. B. L. (2006). "The Parent-Child
Relationship and Opportunities for Adolescents' First Sex"
Journal of Family issues 27 (2): 159-183.
4. Miller, B. C, Benson, B., Galbraith, K.A, (2001). "Family
relationship and Adolescent pregnancy risk: A research
synthesic" Developmental review 21: 1-38.
5. Resnick MD et al. (1997). "Protecting adolescents from
harm: findings from the National Longitudinal Study on
Adolescent Health" Journal of the American Medical
Association, 278(10): 823-832.