Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG THỊ NGA



Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời
kỳ đổi mới ở đô thị

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN AN LỊCH






HÀ NỘI - 2003
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

1



Một số quy ƣớc sử dụng trong luận văn

Trích dẫn tài liệu tham khảo: Các trích dẫn tài liệu tham khảo đƣợc khi
trong ngoặc vuông nhƣ sau: [ ]. Trong ngoặc vuông này, con số thứ nhất,
trƣớc dấu phảy là con số tài liệu đƣợc ghi theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trong phần tài


liệu tham khảo ở trang 112 của luận văn; trong trƣờng hợp cần thiết, có thể có
con số thứ hai, sau dấu phảy, là số trang trong tài liệu đó. Ví dụ: [5, tr.243] có
nghĩa là tài liệu số 5 trong phần tài liệu tham khảo, trang 243.
















LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

2


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
1
Một số quy ƣớc sử dụng trong luận văn

2
Mục lục
3
Danh mục các bảng, biểu.
5
PHẦN MỞ ĐẦU
8
1. Tính cấp thiết của đề tài
8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
12
5. Khung lý thuyết
14
6. Giả thuyết nghiên cứu
15
7. Kết cấu của luận văn
15
PHẦN NỘI DUNG
16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
16
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
16
1.2.Các hƣớng tiếp cận lý thuyết
20
1.3. Các khái niệm công cụ.

23
1.3.1. Khái niệm biến đổi
23
1.3.2. Khái niệm phụ nữ
24
1.3.3. Khái niệm giá trị và chuẩn mực xã hội
25
1.3.4. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
27
1.3.5. Khái niệm tội phạm
28
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

3
1.3.6. Khái niệm cơ cấu tội phạm
30
1.3.7. Khái niệm tình hình tội phạm
31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở ĐÔ THỊ
34
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm
trong thời kỳ đổi mới.
34
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
34
2.1.2. Khái quát đặc điểm tình hình tội phạm trong thời kỳ đổi mới
35
2.1.3. Vài nét về đặc điểm kinh tế-xã hội Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
41

2.2. Cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới từ 1986-2000 tại
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
47
2.2.1. Cơ cấu nữ tội phạm từ 1986 - 1990.
48
2.2.2. Cơ cấu nữ tội phạm từ 1991 –1995.
57
2.2.3. Cơ cấu nữ tội phạm từ 1996 - 2000.
65
2.2.4. Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm qua 15 năm đổi mới.
73
2.2.4.1. Số lƣợng
74
2.2.4.2. Loại hình
75
2.2.4.3. Thành phần
88
2.2.4.4. Tính chất
95
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN
TỚI SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM
98
3.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm
98
3.1.1. Sự biến đổi hệ thống giá trị
98
3.1.2. Sự sai lệch chuẩn mực xã hội
100
3.1.3. Sự khác biệt về giới
101

3.2. Các nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm.
103
3.2.1. Nguyên nhân kinh tế xã hội
103
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

4
3.2.2. Nguyên nhân chính trị xã hội
104
3.2. 3. Nguyên nhân văn hoá xã hội
105
PHẦN KẾT LUẬN
107
1. Kết luận
107
2. Giải pháp
109
2.1. Giải pháp pháp luật
109
2.2 Giải pháp giáo dục
110
2.3. Giải pháp chính sách xã hội
110
3. Khuyến nghị
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
PHỤ LỤC
115

















LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang
Bảng 1. Cơ cấu tội phạm trong thời kỳ 1983 - 1985, 1990 - 1993
37
Bảng 2. Số liệu các vụ phạm pháp hình sự từ 1990 - 1999.
38
Bảng 3. Số liệu các vụ án và số ngƣời phạm tội đƣợc điều tra, xử lý
39
Bảng 4. Cơ cấu tội phạm do phụ nữ gây ra từ 1987-1991
40

Bảng 5. Dân số Quận Hoàn Kiếm từ 1990 - 2000.
43
Bảng 6. Số lƣợng nam, nữ phạm tội giai đoạn 1986 - 1990.
48
Bảng 7. Các tội danh của nữ giai đoạn 1986 - 1990.
50
Bảng 8. Số con của nữ tội phạm giai đoạn 1986 - 1990.
53
Bảng 9. Mức án giai đoạn 1986 - 1990.
56
Bảng 10. Số lƣợng nam, nữ phạm tội giai đoạn 1991- 1995.
57
Bảng 11. Các tội danh của nữ giai đoạn 1991 - 1995
58
Bảng 12. Số con của nữ tội phạm giai đoạn 1991 - 1995
61
Bảng 13. Mức án giai đoạn 1991 - 1995.
64
Bảng 14. Số lƣợng nam, nữ tội phạm giai đoạn 1996 - 2000
65
Bảng 15. Các tội danh của nữ giai đoạn 1996 - 2000
66
Bảng 16. Số con của nữ phạm tội giai đoạn 1996 - 2000
69
Bảng 17. Mức án giai đoạn 1996 - 2000.
72
Bảng 18. Số lƣợng nam, nữ phạm tội qua các giai đoạn
74
Bảng 19. Một số tội danh chủ yếu của nữ từ 1986 - 2000
76

Bảng 20. Độ tuổi của nữ tội phạm từ 1986 - 2000
89
Bảng 21. Tình trạng hôn nhân của nữ tội phạm từ 1986 - 2000
90
Bảng 22. Số con của nữ tội phạm từ 1986 - 2000
91
Bảng 23. Trình độ học vấn của nữ tội phạm từ 1986 - 2000
92
Bảng 24. Nghề nghiệp của nữ tội phạm từ 1986 - 2000
94
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

6
Bảng 25. Mức án từ 1986 - 2000.
95
Biểu 1. Độ tuổi (1986 - 1990)
51
Biểu 2. Tình trạng hôn nhân (1986 - 1990)
52
Biểu 3. Trình độ học vấn (1986 - 1990)
54
Biểu 4. Nghề nghiệp (1986 - 1990)
55
Biểu 5. Độ tuổi (1991 - 1995)
59
Biểu 6. Tình trạng hôn nhân (1991 - 1995)
60
Biểu 7. Trình độ học vấn (1991 - 1995)
62
Biểu 8. Nghề nghiệp (1991 - 1995)

63
Biểu 9. Độ tuổi (1996 - 2000)
67
Biểu 10. Tình trạng hôn nhân (1996 - 2000)
68
Biểu 11. Trình độ học vấn (1996 - 2000)
70
Biểu 12. Nghề nghiệp (1996 - 2000)
71
Biểu 13. Số lƣợng nữ tội phạm từ 1986 - 2000.
75










PHẦN MỞ ĐẦU
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

7
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Dƣới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nƣớc
ta đang tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã
hội. Chiến lƣợc đổi mới không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác

động đến toàn bộ các lĩnh vực khác của xã hội cũng nhƣ đời sống mỗi con
ngƣời nói chung và ngƣời phụ nữ nói riêng.
Cơ chế mới tạo nhiều cơ hội cho ngƣời phụ nữ phát triển ngang bằng với
nam giới. Tuy nhiên nó cũng làm cho một bộ phận phụ nữ gặp khó khăn hơn
trong cả gia đình và ngoài xã hội. Họ không có việc làm hoặc không đủ việc
làm, thu nhập bình quân rất thấp, nhiều chị phải làm trong môi trƣờng độc hại
và bị phân biệt đối xử
Chúng ta đang đứng trƣớc một thực trạng đáng lo ngại. Đó là sự thay đổi
nhanh của hệ thống các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội. Điều đó đã kéo
theo hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh và phát triển nhƣ: vấn đề thất nghiệp,
tệ nạn xã hội và đặc biệt là vấn đề tội phạm
Theo thống kê của Bộ Công An từ năm 1986 - 1993 trên toàn quốc xảy
ra 791.448 vụ phạm tội (trung bình mỗi năm xảy ra 98.928 vụ phạm tội) trong
đó số ngƣời phạm tội là đối tƣợng lƣu manh chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ
27,91%, không có nghề nghiệp chiếm 32,54%. Đặc biệt là số ngƣời phạm tội
tăng đột biến từ 17,9% (1985) lên 32,54% (1986 - 1993), với các tội nghiêm
trọng nhƣ giết ngƣời, cƣớp của, cố ý gây thƣơng tích, bắt cóc trẻ em…
Trong bối cảnh đó, tình hình phụ nữ phạm tội cũng có chiều hƣớng tăng
nhanh. Nếu nhƣ giai đoạn 1980 - 1985 số phụ nữ bị đƣa ra xét xử chỉ chiếm 3 -
4% tổng số ngƣời bị đƣa ra xét xử, thì năm 1987 là 8,75%, năm 1989 là 12,3%,
năm 1990 là 18,8% và 3 tháng đầu năm 1991 là 20,7%
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

8
Ở đây phạm tội chủ yếu xảy ra là trộm cắp tài sản công dân chiếm
37,2%, sau đó đến lừa đảo chiếm 15,87% và tội giết ngƣời là 9,09%, tham ô
chiếm tỷ lệ 8,54% và các tội khác. [20, 22 - 24]
Ở các nhóm phụ nữ có nghề nghiệp khác nhau tỷ lệ phạm tội, hình thức
phạm tội cũng khác nhau. Đối với phụ nữ nông thôn tội mà họ hay phạm phải
là tội trộm cắp tài sản công dân chiếm 43,5%, sau đó đến lừa đảo (17%), giết

ngƣời (12,5% - chủ yếu do ghen tuông tình ái và mâu thuẫn gia đình). Đối với
phụ nữ công nhân tội mà họ hay phạm là lừa đảo (chiếm 9,6%), trộm cắp tài
sản công dân chỉ chiếm 6,4% và tội Trộm cắp tài sản XHCN chỉ có 5,1%. Đối
với phụ nữ tiểu thƣơng tội mà họ hay mắc phải là lừa đảo (chiếm 16,39). Nữ
sinh viên học sinh ít phạm tội nhƣng đã phạm tội thì chủ yếu là tham ô. Đặc
biệt ít phạm tội nhất là phụ nữ quân nhân và công an, nếu họ có phạm tội thì
phần lớn là tội giết ngƣời (chiếm 66,6%) trong số các tội mà họ gây ra. Tội
phạm phụ nữ cũng chủ yếu xảy ra ở các thành phố thị xã (chiếm 82%) và
miền núi (1,4%).
Nhìn chung, cơ cấu tội phạm xét theo giới tính trong những năm đổi
mới đã có sự thay đổi lớn. Cụ thể là hiện tƣợng phạm tội của phụ nữ ngày
càng gia tăng và càng có thêm những hình thức phạm tội mới nguy hiểm nhƣ
bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em, tổ chức mại dâm
Thực tiễn trên đây đã và đang đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của các cơ
quan chức năng, các tổ chức xã hội và còn đòi hỏi các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu, phân tích để đề ra những giải pháp hữu hiệu.
Bắt nguồn từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Sự biến đổi cơ cấu nữ
tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị" (nghiên cứu trường hợp nữ tội phạm tại
Quận Hoàn Kiếm Hà Nội) với hy vọng qua hƣớng tiếp cận Xã hội học có thể
nhận diện đƣợc một cách chính xác, đề xuất đƣợc một số giải pháp hợp lý để
góp phần làm hạn chế tình hình phụ nữ phạm tội hiện nay.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

9
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
* Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu nữ tội phạm nằm trong chƣơng trình nghiên cứu tội
phạm của nhiều ngành khoa học nhƣng chủ yếu vẫn là của Tội phạm học và
Xã hội học Tội phạm.
Tuy nhiên, tội phạm học nghiên cứu tội phạm chỉ chú ý đến những

nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tội phạm bằng những biện pháp can thiệp trực
tiếp dựa vào hệ thống luật pháp, việc nghiên cứu này giúp cho tội phạm học
thấy rõ hơn tội phạm và những điều kiện cụ thể.
Còn Xã hội học, nghiên cứu tội phạm ở tầm vĩ mô (hành vi, tiểu môi
trƣờng, môi trƣờng xã hội) để từ đó tìm hiểu thực trạng chung và cùng với tội
phạm học đƣa ra giải pháp. Cách tiếp cận này rất quan trọng nhƣng lại rất ít
ngƣời quan tâm nghiên cứu.
Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi đã vận dụng hệ thống các lý
thuyết, khái niệm của Xã hội học để nghiên cứu và thông qua đề tài tìm
hiểu quy luật biến đổi cơ cấu tội phạm nữ ở các đô thị nói chung và tại
Quận Hoàn Kiếm nói riêng.
Hy vọng rằng nó sẽ góp một phần nhỏ vào hệ thống tri thức chuyên
ngành Xã hội học: Xã hội học Tội phạm, Xã hội học Pháp luật.
* Ý nghĩa thực tiễn.
Tìm hiểu cơ cấu nữ tội phạm cho phép nêu những kiến nghị, giải pháp
thiết thực, dự báo xu hƣớng biến đổi cơ cấu nữ tội phạm ở các đô thị trong thời
kỳ đổi mới. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các nhà quản lý, các cơ quan chức
năng, các cấp các ngành tham gia bảo đảm an ninh trật tự xã hội
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

10
- Mô tả và phân tích thực trạng sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong
thời kỳ đổi mới tại Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm phòng chống
hiện tƣợng này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện tốt mục đích của đề tài, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nhận diện đƣợc thực trạng sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm

trong 15 năm đổi mới tại Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội (về số lƣợng, loại hình,
thành phần, tính chất).
Thứ hai: Phân tích để thấy rõ các yếu tố ảnh hƣởng tới sự biến đổi cơ cấu
tội phạm nói chung và tội phạm nữ nói riêng.
Thứ ba: Từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phòng
chống hiện tƣợng phạm tội của phụ nữ ở Hà Nội nói chung và ở Quận
Hoàn Kiếm nói riêng.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị. (Nghiên
cứu trƣờng hợp nữ tội phạm tại Quận Hoàn Kiếm – Hà nội)
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
Sự biến đổi về số lƣợng, loại hình, thành phần và tính chất của nữ tội
phạm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu
 Nhóm phụ nữ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đã bị xét xử tại
Toà án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

11
 Những ngƣời trực tiếp phạm vào các tội đã đƣợc quy định trong
Bộ luật Hình sự Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Xem xét số liệu tại toà án nhân dân Quận Hoàn Kiếm, chúng tôi giới hạn
trong phạm nghiên cứu sau:
 Phạm vi không gian: tại Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: từ 1986 - 2000.
Trong phạm vi này những kết luận đƣợc rút ra từ đề tài chỉ có thể mang

đặc trƣng của tình hình tội phạm của phụ nữ tại Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với
thời gian đã giới hạn.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1. Cơ sở phƣơng pháp luận.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò
là nền tảng, là cơ sở phƣơng pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn đƣợc quan tâm vận dụng
và tuân thủ một cách chặt chẽ. Vận dụng phƣơng pháp luận trong đề tài này
chúng tôi đặt trong tiến trình ảnh hƣởng của bối cảnh đất nƣớc chuyển từ nền
kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng đến những biến đổi trong
cơ cấu nữ tội phạm.
4.2. Các phƣơng pháp cụ thể.
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu:
Chúng tôi đã thu thập thông tin:
- Tài liệu viết: Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội, Uỷ ban Nhân dân Quận
Hoàn Kiếm, Thành Hội phụ nữ, Quận Hội phụ nữ, Báo An Ninh Thủ Đô, Báo
Công An Nhân dân.
- Tài liệu thống kê: Toà án Nhân dân, Phòng Thống kê lƣu trữ - UBND
Quận Hoàn Kiếm.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

12
- Gồm phỏng vấn sâu cùng các thông tin trên các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng.
4.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu.
Thu thập các thông tin theo đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
theo yêu cầu của đề tài. Nguồn tin bao gồm các bài báo, tạp chí chuyên ngành,
các công trình nghiên cứu Các thông tin thu thập, đƣợc kế thừa và sử dụng
một cách có chọn lọc, sáng tạo.
4.2.3. Phương pháp chọn mẫu.

- Cách chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên
- Dung lƣợng mẫu: tỉ lệ 25% (theo từng năm). Ví dụ: 100 ngƣời chọn 25
ngƣời, 60 ngƣời chọn 15 ngƣời sau đó xem xét và phân tích các hồ sơ vụ án.
Cụ thể từ năm 1986-1990: Chọn 67/269 bị can; Từ 1991-1995: Chọn
64/246 bị can; Từ 1996-2000: Chọn 98/394 bị can; Tổng số chọn 229/909 bị
can. Sau đó xử lý theo chƣơng trình phần mềm SPSS.
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Tiến hành phỏng vấn sâu nữ bị can (chủ yếu những ngƣời đã đƣợc tại
ngoại) và nhân viên pháp lý để kết hợp với tài liệu viết, đƣa ra giải pháp,
khuyến nghị.
Chúng tôi đã phỏng vấn sâu 15 cuộc. Nữ bị can: 10 cuộc; Cán bộ thuộc
các cơ quan chức năng (Công An, Toà án, Hội phụ nữ): 5 cuộc.
4.2.5. Phương pháp quan sát.
Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi chú ý tới thái độ, hành vi của
ngƣời đƣợc phỏng vấn để cân nhắc tính đúng đắn của thông tin đƣợc phục vụ
cho nghiên cứu.
4.2.6. Các phương pháp khác.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

13
Ngoài các phƣơng pháp trên tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp hỗ trợ
nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê hình sự, phƣơng pháp logic
toán học, các phƣơng pháp tâm lý…
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

14
5. KHUNG LÝ THUYẾT.



























Biến phụ thuộc: Cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới từ 1986 -
2000 tại Quận Hoàn Kiếm.
- Số lƣợng: Số lƣợng phụ nữ phạm tội qua các năm.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI
SỰ BIẾN ĐỔI
CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

NGUYÊN NHÂN
GIẢI PHÁP

Số lượng
1986-1990
1991-1995
1996-2000

Loại hình
Thành
phần

Tính chất
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

15
- Loại hình: Các tội danh chủ yếu.
- Thành phần: Các loại hình tội phạm theo đặc trƣng nhân khẩu xã hội.
- Tính chất: nghiêm trọng, ít nghiêm trọng.
+ Cơ cấu nữ tội phạm: Biến đổi qua 15 năm đổi mới.
Biến độc lập: Những đặc trƣng nhân khẩu xã hội: Độ tuổi, tình trạng hôn
nhân, học vấn, nghề nghiệp của nữ tội phạm. Hoạt động của các cơ quan pháp
luật và các tổ chức xã hội trong việc phòng chống hiện tƣợng này.
Biến can thiệp: Môi trƣờng địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá, hội nhập trong thời kỳ đổi mới.
- Quá trình phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội trong thời kỳ quá độ từ
nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
 Chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có ảnh
hƣởng lớn tới sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị.

 Sự biến đổi hệ thống giá trị, sự sai lệch chuẩn mực xã hội là
những yếu tố chủ yếu làm gia tăng các loại tội khác nhau cũng nhƣ gia tăng số
lƣợng phụ nữ phạm vào các tội này.
 Sự khác biệt về giới là một trong những yếu tố dẫn đến sự biến đổi cơ
cấu nữ tội phạm nói riêng và sự khác biệt cơ cấu tội phạm giữa nam và nữ nói chung.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị
Chƣơng 3: Một số yếu tố và các nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

16
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Trên thế giới.
Trên thế giới nhất là ở Mỹ và một số nƣớc Phƣơng Tây phát triển
những nghiên cứu về Xã hội học Tội phạm đặc biệt về tội phạm phụ nữ. Nó đã
và đang phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi nhƣ: Otto Pollack (ngƣời Mỹ),
Cerase Lomboroso (ngƣời Ý), Eliot Staler (ngƣời Anh)
Do hoàn cảnh của mỗi nƣớc, mỗi quốc gia nên sự phán xét, nhận xét vấn
đề tội phạm phụ nữ cũng có khác nhau. Lịch sử thế giới nói chung đã có nhiều
quan điểm về vấn đề này (chủ yếu là các quan điểm Tƣ sản).
* Các quan điểm mang xu hướng sinh học.
Quan điểm này chịu ảnh hƣởng của Lomboroso, Ferreso và Wulffer –
những đại diện cổ điển cho Chủ nghĩa xác định sự vật coi là đa xác định số
phận một con ngƣời trên cơ sở nét bẩm sinh hình thể và tính cách của phụ nữ
phạm tội. Quan điểm này cho rằng “Tâm lý của người phụ nữ phụ thuộc rất
nhiều vào thể chất”.

Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh vai trò trực tiếp của các yếu tố
bẩm sinh về thể lực phụ nữ trong phạm tội. Tức là các yếu tố cơ thể đã có
là nguyên nhân trƣớc hết của số lƣợng phạm tội nữ ít hơn và hầu nhƣ
không đáng kể ở một số dạng tội phạm
* Các quan điểm Xã hội học và Tâm lý học xã hội.
Một số tác giả khi nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng xã hội rộng và
thu nhỏ tác động lên tội phạm nữ làm nổi lên vai trò của nhiều loại yếu tố.
Cùng với sự phát triển của Khoa Nguyên nhân tội phạm, lối giải thích liên
quan đến sự phạm tội của phụ nữ giai đoạn đầu cũng mang tính chất xã hội
học.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

17
Ely Waker (1875) phản đối ý nghĩa các yếu tố di truyền và nhấn mạnh
sự thiếu khả năng để phạm tội, tính chất phạm tội vì hoạt động thông thƣờng,
tính chất đƣợc bảo vệ tƣơng đối của phụ nữ với những cám dỗ phạm tội.
Luke Ower Eike (1876) nhà tƣ liệu và phân tích lịch sử điều kiện tội
phạm ngƣời Anh thì công nhận tính chất đƣợc tạo ra bởi điều kiện xã hội của
tính chất phạm tội.
Adolf Quetelet (1935) thử tiếp cận theo toán học các định luật xã hội
chấp nhận quan điểm rằng chênh lệch tỉ lệ tội phạm giữa hai giới nảy sinh từ
những hoàn cảnh riêng biệt của thói quen và lối sống phụ nữ.
Còn trong tội phạm học – tội phạm phụ nữ, Otto Pollack (1950) khi xây
dựng lý thuyết của mình dựa vào xu thế xác định tính cách của các khuôn mẫu
xã hội – văn hoá có sẵn vào tầm quan trọng vai trò xã hội, hệ thống giá trị,
hình mẫu lý tƣởng các tội và yều cầu dự kiện.
Nhìn chung quan điểm này số đông tác giả coi tội phạm nữ nhƣ hậu quả
của các tính chất đặc trƣng cá nhân mà lực lƣợng kinh tế - xã hội chỉ tác động
bên ngoài dù chính là yếu tố xác định.
* Quan điểm Tâm lý học sâu và mang tính chất chiết trung.

Đây là phƣơng pháp và cách nhìn nhận của bộ ba tác giả John, Valire
Cowie, Eliot Staler điều tra phụ nữ ở tuổi phạm tội nặng đƣợc công bố qua
Viện Tội phạm học Cambirige. Các tác giả tiến hành điều tra tội phạm xã hội,
tâm lý bệnh thái nhân cách, thậm chí cả tính chất hiến pháp di truyền học nữa.
Những nhận định của họ liên quan đến ảnh hƣởng tác động tội phạm học và
môi trƣờng xã hội lớn nhỏ.
* Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tội phạm và tệ nạn xã hội không xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên.
Chúng xuất hiện ở trong môi trƣờng xã hội con ngƣời. Theo K.Marx và F.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

18
Englel thì những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội
là các yếu tố nhƣ thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng về xã hội Kế thừa và
phát huy những tƣ tƣởng trên, V.I. Lênin đã đề xuất những giải pháp cho việc
tăng cƣờng công tác giáo dục và nâng cao đời sống, văn hoá vật chất cho
nhân dân lao động, nhằm tạo điều kiện làm giảm bớt các hiện tƣợng tiêu
cực trong xã hội.
Theo quan điểm này điển hình là nhà nữ tội phạm ngƣời Nga-
Xerebrgakova. Bà xuất phát từ một nhận định của K.Marx và V.I.Lenin rằng
bản chất của con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, và điều này cũng
đúng với phong cách ứng xử của phụ nữ nhƣ với nam giới.
Các đặc trƣng về giới không hoàn toàn thuộc sinh học: là một ngƣời đàn
ông hay một ngƣời đàn bà cũng có nghĩa là hoàn thành các nhiệm vụ không
giống nhau trong những hệ thống xã hội khác nhau. Điều đó có nghĩa là trong
sự phạm tội, chúng ta cần tìm hiểu sự khác biệt theo giới trong sự phức tạp của
các yếu tố xã hội, xác định tính cách của nam và nữ.
Phụ nữ hiện nay cũng giống nhƣ đàn ông - điều này đúng với cả số tội
phạm là sản phẩm của lịch sử. Do vậy sự thay đổi phụ thuộc vào các biến đổi
xã hội. Thực tế là lý thuyết có liên quan về họ kể cả các quan điểm tội phạm học.

Tội phạm phụ nữ cũng nhƣ tội phạm nam giới hay tội phạm nói chung là
một hiện tƣợng xã hội, một vấn đề xã hội đƣợc hình thành và phát sinh trong
một khoảng thời gian và không gian nhất định. Hiện tƣợng hay vấn đề xã hội
đó do nhiều nhân tố kinh tế - xã hội cấu tạo nên. Vì vậy, khi nghiên cứu phải
xem xét một hệ thống nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành hiện tƣợng này
trong điều kiện xã hội cụ thể nhất định. [34]


1.1.2. Ở Việt Nam.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

19
Tội phạm phụ nữ là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
chính nhƣ: Tội phạm học, Xã hội học Tội phạm, Khoa học về phụ nữ…So với
Xã hội học Tội phạm và Khoa học về phụ nữ thì khoa học Tội phạm học đã có
lịch sử hình thành lâu nhất là hơn 50 năm phát triển. Cũng trong thời gian đó
ngành khoa học này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vĩ mô, vi mô về
nhiều loại tội phạm khác nhau.
Xã hội học là một ngành khoa học còn rất mới ở nƣớc ta. Từ khi Viện
Xã hội học đƣợc chính thức thành lập năm 1983 thì các chuyên ngành Xã hội
học cũng đƣợc ra đời theo nhƣ Xã hội học Gia đình, Xã hội học Nông thôn,
Xã hội học Văn hoá, Xã hội học Đô thị , nhƣng chỉ riêng có chuyên ngành
Xã hội học Tội phạm là chậm hơn cả. Cụ thể là hiện nay sau 20 năm thành lập
Viện, hệ thống lý thuyết Xã hội học tội phạm vẫn đang từng bƣớc đƣợc bổ
xung hoàn chỉnh. Vì vậy, nghiên cứu Xã hội học Tội phạm đến nay vẫn là
những bƣớc đi đầu tiên.
Cũng ở nƣớc ta nghiên cứu Phụ nữ học xuất hiện cách đây chƣa lâu.
Năm 1984 chƣơng trình nghiên cứu phụ nữ đƣợc xây dựng ở Uỷ ban Khoa học
Xã hội nay là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Sau gần 20
năm phát triển với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm nghiên cứu Khoa học

về phụ nữ và gia đình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phụ nữ ngày
càng tập trung vào những vấn đề cụ thể của ngƣời phụ nữ trong giai đoạn mới
nhƣ: Phụ nữ trong phát triển, vai trò của phụ nữ trong gia đình, vai trò của phụ nữ
trong quản lý doanh nghiệp, địa vị – vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn
Tuy nhiên kể cả Tội phạm học, Xã hội học Tội phạm hay Phụ nữ học thì
chƣa có khoa học nào tập trung nghiên cứu nhiều vào tội phạm phụ nữ trong
thời kỳ đổi mới một cách hệ thống.
Với một số ít bài báo về các vụ phạm tội cụ thể của phụ nữ trên các Báo
Tiền phong, Báo An ninh Thủ đô, Công an Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam Thì
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

20
gần đây nhất, những năm trong thập niên 90 một đề tài cấp nhà nƣớc KX04 -
14 đã tiến hành nghiên cứu quy mô về tình hình tội phạm nói chung. Trong đề
tài có một phần nhỏ đề cập đến vấn đề tội phạm phụ nữ. Nhƣng do tính chất vĩ
mô của đề tài, vấn đề phụ nữ phạm tội chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đề tài
cũng nhƣ trong cơ cấu tội phạm nói chung.
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn Tiến sĩ, Cao học và Cử nhân Xã
hội học đã tìm hiểu về tội phạm nhƣ: "Nguồn gốc xã hội về việc vi phạm pháp
luật ở người chưa thành niên hiện nay" của Hồ Diệu Thuý (Tiến sĩ Xã hội
học); "Tình trạng phạm tội của thanh thiếu niên hiện nay" của Trần Đức Châm
(Thạc sĩ Xã hội học); "Cơ cấu và loại hình tội phạm phụ nữ ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay" của Trần Thị Tân Hƣơng (Thạc sĩ Xã hội học); "Nguyên
nhân dẫn tới tình trạng trẻ em làm trái pháp luật" của Nguyễn Thị Hà (Cử
nhân Xã hội học); "Nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên" của
Nguyễn Hồng Ngọc (Cử nhân Xã hội học).v.v.
2.2. CÁC HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT.
2.2.1. Lý thuyết Xã hội học Tội phạm
Đối tƣợng của Xã hội học Tội phạm tập trung vào một số vấn đề cơ bản
sau:

- Chuẩn mực xã hội và sự sai lệch chuẩn mực xã hội.
- Nguồn gốc bản chất và các hình thức biểu hiện của tội phạm (từ góc
độ xã hội học – vĩ mô).
- Nguyên nhân, điều kiện, cơ cấu của tình hình tội phạm.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm từ góc độ xã hội.
Theo tiếp cận của lý thuyết Xã hội học tội phạm, luận văn tập trung tìm
hiểu hình thức biểu hiện của tội phạm nữ, nguyên nhân, cơ cấu của tình hình
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

21
tội phạm nữ đã có sự thay đổi nhƣ thế nào qua 15 năm đổi mới ở đô thị nói
chung và ở quận Hoàn Kiếm nói riêng. [4]
2.2.2. Lý thuyết Xã hội học về Giới
Xã hội học về Giới chuyên nghiên cứu các đặc điểm, tính chất và các
yếu tố làm nảy sinh, biến đổi và phát triển vị trí, vai trò của mối tƣơng quan
nam nữ trong đời sống xã hội.
Các nghiên cứu về phụ nữ và giới trong thập kỷ qua tập trung vào
những vấn đề xã hội gắn với ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
trong thời kỳ đổi mới.
Với tƣ cách là một chuyên ngành Xã hội học, Xã hội học về Giới có thể
giới thiệu đầy đủ hơn, hệ thống hơn những lý thuyết xã hội học cơ bản đƣợc
ứng dụng vào giải quyết vấn đề giới. [10]
Theo tiếp cận của lý thuyết Xã hội học về Giới, luận văn cũng tìm hiểu
sự khác biệt giữa nam và nữ trong cơ cấu tội phạm nói chung, nó đƣợc biến
đổi nhƣ thế nào trong thời kỳ đổi mới ở đô thị nƣớc ta.
2.2.3. Lý thuyết phi quy tắc của E. Dukheim.
Emile Durkheim (1858 - 1917) cho rằng trong xã hội con ngƣời luôn bị chế
ngự bởi những chuẩn mực giá trị nhất định. Quy tắc xã hội đóng vai trò quan trọng
trong việc điều tiết cuộc sống con ngƣời. Con ngƣời thông qua đó biết mình phải
làm gì, không cần làm gì và những gì đang mong đợi họ. Chính vì vậy kinh nghiệm

sống của mỗi ngƣời phù hợp ở mức độ nhất định với những mong đợi của quy tắc,
chuẩn mực xã hội. Sự liên hệ xã hội mà con ngƣời có đƣợc với nhau là do con
ngƣời chia sẻ các giá trị, thái độ niềm tin và các mô hình hành vi chung của xã hội.
Cá nhân ở mức đội ít hay nhiều, với tƣ cách là thành viên của nhóm và bản thân
nhóm cũng hình thành một thế giới trật tự hƣớng dẫn hành động của cá nhân, theo
các cách mà nó liên tục đƣa ra mối dây ràng buộc giữa các thành viên của nhóm.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

22
Trong thời kỳ khủng hoảng hay có những thay đổi cơ bản trong xã hội nhƣ
trong mối liên hệ với sự suy thoái của tính tích cực văn hoá, kinh nghiệm sống
không thể phù hợp với lý tƣởng thể hiện trong những giá trị chuẩn mực xã hội. Hậu
quả là con ngƣời trải qua trạng thái lẫn lỗn, không định hƣớng đƣợc. Khi mà những
giá trị văn hoá, chuẩn mực xã hội mà tạo lập mối liên hệ xã hội bị vắng bóng, bị
yếu đi hoặc mâu thuẫn với nhau sẽ dễ dàng đƣa con ngƣời đến hành vi sai lệch. Bởi
vì trong hoàn cảnh đó, con ngƣời sẽ mất sự định hƣớng giá trị và dễ rơi vào trạng
thái khủng hoảng, mất phƣơng hƣớng. [5]
2.2.4. Lý thuyết phi quy tắc của K. Merton.
Robert K. Merton (1910 - 2003) nhà xã hội học ngƣời Mỹ cho rằng
nguyên nhân của sự sai lệch là sự không phù hợp giữa mục đích văn hoá của
xã hội và những phƣơng tiện xã hội để đạt mục đích đó. Qua thuyết này,
Merton muốn giải thích hành vi lệch lạc nhƣ là kết quả của hoạt động trong
trạng thái "Phi quy tắc" không nguồn gốc đƣa đến việc mong đợi văn hoá
không tồn tại trong quan hệ xã hội. Merton nhận thấy trong hành vi lệch lạc
còn có một yếu tố nữa đó là cơ hội hợp pháp hay bất hợp pháp sẵn có để đƣa
tới hành vi. Vì vậy, trong hệ thống lý thuyết của mình Merton đã đặt vấn đề
nghiên cứu giữa văn hoá, cấu trúc và lệch chuẩn.
Theo Merton, văn hoá là phức hợp có tính tổ chức của các giá trị, chuẩn
mực và điều chỉnh hành vi mà nó phổ biến với các thành viên trong một xã hội
đã đƣợc định hình. Hay con ngƣời luôn bị trói buộc vào mâu thuẫn giữa việc

hoà hợp với những chuẩn mực đang tồn tại và sự sai lệch đối với những khuôn
mẫu giá trị cho trƣớc. [11, 278]
Cấu trúc xã hội là phức hợp có tính tổ chức các quan hệ xã hội, trong đó
các thành viên của xã hội hay nhóm là những chủ thể xã hội có những
chính kiến khác nhau. Họ có chính kiến khác nhau bởi lẽ họ đứng ở những
cƣơng vị khác nhau.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

23
Lệch chuẩn xuất hiện khi không có sự liên kết giữa các chuẩn mực các
tiêu chuẩn văn hoá và khả năng tổ chức của các thành viên trong nhóm về mặt
xã hội nhằm phù hợp với chúng. Bởi vì địa vị của họ trong một cơ cấu xã hội,
cho nên có một số ngƣời không thể tuân theo các giá trị chuẩn mực đƣợc.
Văn hoá cần một loại kiểu ứng xử nào đó mà cấu trúc xã hội ngăn cản
không cho nó xảy ra.
Merton tập trung nghiên cứu cấu trúc xã hội trong đó có cấu trúc văn
hoá. Ông cho rằng sự không liên kết giữa văn hoá và cấu trúc xã hội có những
ảnh hƣởng xấu tới tình trạng trong các tầng lớp, sự chênh lệch về thu nhập quá
lớn cũng là nguyên nhân dẫn tới lệch chuẩn. Tóm lại, hành vi lệch lạc theo
Merton, đó là hiện tƣợng ra đời từ sự vênh giữa cấu trúc xã hội và văn hoá.
Nguồn gốc của loại hành vi này nằm trong các nhóm xã hội nhiều hơn là trong
cá nhân. [11]
1.3. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ.
1.3. 1. Khái niệm Biến đổi.
Khái niệm “Biến đổi xã hội” là biểu hiện cụ thể hóa của khái niệm
“Biến đổi”. Biến đổi là một mặt đặc trƣng của tồn tại xã hội, đó là sự vận động
mà mặt đối lập của nó là sự tĩnh tại.
Xã hội loài ngƣời cũng giống nhƣ giới tự nhiên đều không ngừng biến
đổi. Vận động và biến đổi là phƣơng thức tồn tại của xã hội. Sự ổn định của xã
hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong

bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào cho dù có bảo thủ
đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đổi. Và, sự biến đổi đó trong xã hội
hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn.
LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàng Thị Nga

24
Biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu
của hệ thống xã hội. Biến đổi xã hội là một hiện tƣợng phổ biến nhƣng nó
không giống nhau giữa các xã hội.
- Hiểu theo nghĩa rộng: Biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với
một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trƣớc.
- Hiểu trong phạm vi hẹp hơn: Biến đổi xã hội đƣợc đề cập đến sự biến
đổi về cấu trúc của xã hội (hay tổ chức xã hội của xã hội đó).
Nhìn chung biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu
của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống
phân tầng xã hội thay đổi qua thời gian.[6, 278]
Tóm lại, biến đổi xã hội là thuật ngữ rộng nhất dùng để gọi bất kỳ quá
trình nào đƣợc đặc trƣng bởi sự kiện là thời điểm T1 có trạng thái X1, trong
khi ở thời điểm T2 n, có trạng thái X2 N.[9, 28]
1.3. 2. Khái niệm phụ nữ.
Phụ nữ là gì? Có thể hiểu phụ nữ là một phần của xã hội gồm nhiều
ngƣời về mặt sinh học thuộc giống cái, phân biệt với phần khác của xã hội là
nam giới thuộc giống đực.
Để hiểu phụ nữ là gì? Về mặt khoa học cần phân biệt khái niệm khoa
học tự nhiên (sinh vật học) về giống: cái và đực, với khái niệm khoa học xã hội
về giới: nữ và nam.
- Khái niệm giống: giống còn gọi là giới tính (sex) chỉ sự khác biệt giữa
nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng
tái sản xuất giống nòi và do các yếu tố tự nhiên quy định.
- Khái niệm giới (gender) chỉ mối quan hệ xã hội tƣơng quan giữa đơn

vị xã hội của nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ thể.

×