Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Trang phục trong sinh hoạt văn hóa quan họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.33 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- — J ■ ■ ■
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂ N
ĐINII THỊ THANH HUYEN
( LÀNG DIỀM - XÃ HÒA LONG - HUYỆN YÊN PHONG - TỈNH BẮC NINH)
Luận văn Thạc sỉ Khoa học Lịch sử
Chuyên ngành: Dãn tộc học
M ã số: 50310
Người hướng (làn Khoa học: PGS. TS Hoàng Lưưniỉ
ĐA HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI
TRUNG TÂM IHỎNS TIN THU VIỄN
V-L ?J (-rỉ1)
I là Noi - 2005
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình Iriển khai và thực hiện luận vãn “Trang pliục trong
sinh hoạt văn hoá Quan họ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu dáo và sự
quan tâm động viên, khích lệ của PGS.TS Hoàng Lương. Tỏi xin bay tó lòng
biết ơn chân thành tới sự quan tâm, chí dạy đó.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sác lới các Tháy, cỏ giáo tron2 Khoa Lịch
sử đã giúp tôi có nhũng kiến thức cơ ban để hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, trong quá trình điền dã đê thực hiện luận văn, lôi còn nhặn
được sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quá của nhiều cơ quan han imành và bà
con thuộc lỉnh Bác Ninh. Nhãn dây, tỏi xin tri ân và bày tỏ lòng biêt oil tơi:
-Sở Vãn lioá Thông tin tỉnh Bắc Ninh.
-Ông Lẽ Danh Khiêm, Trưởng ban nghiên cứu Quan họ, Truniỉ tăm
văn hoá tỉnh Bác Ninh.
-Gia đình nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Bàn, làng Diem.
-Ông Nguyễn Văn Thêu, Hiệu trưởng trường Trung học Vãn hoa nghệ
thuật tỉnh Bắc Ninh.
Cuối cùng, tôi xin cam ơn gia dinh và bạn bè, những người đã gan gũi
và giúp đỡ tói rất nhiều để tỏi có the hoàn thành được luận vãn nay.


Hà Nội, m>ày tliânạ Iiăm 2005
Tác giá luận vãn
Đinh Thị Thanh Huyèn
ỵ7W/>/«/ phụt trrWij sỉnlt hitạt tuiit héưi Qfiun fart - 'íũình r7hì Tĩluiiih ~3(,infill
MỤC LỤC
Mục lục ]
Mỏ' đầu 4
1 .Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu 5
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
5. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

8
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Bố cục của luận vãn 11
Chương 1: 12
Khái quát điều kiện tự nhiên và cư dân làng Diềm
12
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 12
1.1.1. VỊ ữí địa lý và điều kiện tự nhiên 12
1.1.2. Khái lược về lịch sử làng Diềm 16
1.1.3. Sinh hoạt kinh tế của cư dân làng Diềm

17
1.2. Đời sống văn hóa - xã hội cư dán làng Diềm
20
1.2.1. TTn ngưỡng 20
1.2.2. Lễ hội 22

1.2.3. Các loại hình hoạt động vãn hóa truyền thống của làng Diềm

23
1.3. Làng Diềm hôm nay 26
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2: 29
Lễ hội và sinh hoạt văn hóa Quan họ - môi trường tổn tài và phát triển của trang
phục Quan họ 29
2.1. Vài nét sơ lược về các lẽ hội làng Diềm

30
2.1.1. Lễ hội chùa Hung Sơn 31
2.1.2. Lễ hội đền Vua Bà 31
1
7t>ù Qlỉỷi, 12/2005
Qrantj phne h'tHtt; i'uth hrmf OÙH htuI Quan ho - 'í)ình \jhi 'ỹhuiih 'ZtiMjv"
2.1.3. Lẻ hội đền Cùng
32
2.1.4. Lễ hội đình Diềm 34
2.1.5. Lễ hội cầu đảo 34
2.2. Sinh hoạt vãn hoá Quan họ ở làng Diềm 36
2.2.1. Nguồn gốc Quan họ 36
2.2.2. Đặc điểm chung của lối chơi Quan họ làng Diềm

40
2.2.3. Một số tục lệ trong sinh hoạt văn hoá Quan họ trong các lễ hội
làng Diềm 46
2.2.4. Văn đề tạo nguồn Quan họ 50
Tiểu kết chương 2 52
Chương 3 53

Trang phục Quan h ọ 53
3.1. Quan niệm chung về trang phục 53
3.2. Nguồn gốc của trang phục Quan họ 54
3.3. Quá trình tạo ra trang phục
57
3.3.1. Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ ở Bắc Ninh 57
3.3.2. Quá trình dệt vải bằng sợi tơ tằm 59
3.3.3. Nhuộm và chuội vải 60
3.3.4. Các loại sản phẩm từ dệt tơ tầm
61
3.4. Các thành tỏ' của trang phục Quan họ
62
3.4.1. Về màu sắc của trang phục Quan họ

62
3.4.2. Trang phục nam Quan họ 64
3.4.3. Trang phục nữ Quan họ 67
3.4.4 Trang phục Quan họ hiện nay
79
Tiểu kết chương 3 81
Chương 4: 82
Giá trị văn hóa và việc bảo tồn trang phục Quan họ 82
4.1. Những giá tiị cơ bản của trang phục Quan họ ở Bắc Ninh
82
4.1.1. Trang phục Quan họ phản ánh môi trường sinh thái và đời sống kinh
tế xã hội của cộng đồng làng Diềm

83
2
7(,a Qlội, 12/2005

'Jramj phụe trtmtj tình limit Mill him Qfiian lit) - fj)!nh /hi C/hutth '3f>nụỉn
4.1.2. Trang phục Quan họ làng Diềm góp phần thể hiện quan điểm thám
mỹ dân gian 84
4.1.3. Trang phục Quan họ làng Diềm một sản phẩm của sinh hoạt văn
hóa Quan họ trong các lễ hội truyền thống của địa phương

86
4.2. Thực trạng ữang phục Quan họ hiện nay 88
4.3 Một sô' giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống Quan họ 91
4.3.1 Bảo tổn phát hụy văn hoá Quan họ- môi trườns sống của trang phục
Quan họ làng Diềm và Bắc Ninh 91
4.3.2. Một sô' kiến nghị, giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống Quan
họ 93
4.3.2.1 Giải pháp về một trung tám bảo tồn bảo tàng đối với Quan họ 97
4.3.2.2 Giải pháp về việc phát triển loại hình dịch vụ - du lịch văn hóa
Quan họ 98
Tiểu kết chương 4 100
Kết luận 101
Chú thích: 105
Tài liệu tham khảo 108
Phụ lục 114
Phụ lục l:Bản đồ 1
Phụ lục 2: Tư liệu chữ viết 6
Phụ lục 3: Hình vẽ 27
Phụ lục 4: ảnh chụp 41
3
ir.a Qựtl, 12/2005
ffh n c trftruj t in h Iu u ị Ị ỊUÌii htíti QfMun họ - rtììn U ~ h i 'jh a n h Jfiiit/vtt
mở ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Trang phục là một trong những thành tố vãn hoá vật chất đạc sắc của vãn
hoá tộc người. Do diều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể, từng vùng, từng nhóm địa
phương của tộc người thường có những nét đạc điểm riêng. Trang phục của liền
anh, liền chị các làng Quan họ Bắc Ninh là một trong những nét độc đáo đó.
Tục ngữ người Việt có cáu “Cói răng cái tóc là góc con người" hay
“Người đẹp vì lụa” chứng tỏ ông cha ta từ xưa đã chú V đến vấn đề trang phục và
V nghĩa của nó. Trang phục có ý nghĩa vừa làm đẹp cho con nguời, vừa thê hiện
bản lĩnh, bản sắc văn hóa của dán tộc. Cho nên, từ xa xưa con người luôn tìm tòi và
phát triển nhiều loại trang phục độc đáo, đồng thời cũng luôn đấu tranh bảo vệ những
đặc điểm riêng của trang phục dán tộc mình. Vì thế, “Trang phục chính là một trong
những sắc thái nổi bật nhất của văn hóa rộc người ”(84, 12).
Trang phục của 54 dân tộc ở Việt Nam là 54 bông hoa rực rỡ. trong đó bộ
trang phục của các liền anh liền chị xứ Kinh Bắc (người Việt) là một bông hoa
đẹp trong vườn hoa muôn màu đó của các dân tộc anh em. Hơn nữa, hiện nay,
Tỉnh uỷ Bắc Ninh và Bộ Văn hóa Thông tin đang đề nghị Uỷ ban UNESSCO
công nhận dân ca Quan họ là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của thê
giới thì việc nghiên cứu về trang phục Quan họ thiết nghĩ càng cần thiết hơn.
Việc nghiên cứu đó sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về những giá trị độc đáo của di
sản văn hóa quý giá trên của dán tộc ta. Qua đây cũng góp phần cung cấp thêm
những tư liệu, ý kiến khoa học để chính quyền địa phương và các cơ quan vãn hóa
có những biện pháp bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa đặc sắc
trên.
Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiên đó, chúng tôi đã chọn đề tài :
“Trang phục trong sinh hoạt văn hoá Quan họ” của làng Diềm (Viêm Xá)-xã
Hòa Long - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh làm luận vãn Thạc sĩ của mình.
4
7(>ù Qựù, 12/2005
^ĩrỉỉttíỊ Ịỉhuí- tra
it
If sinh hftạt oiitt ỉtmt Qt/a/t ho

-
'ỉ)ìtiỉt ~ĩtũ ~httnii ~j(-utfỉtt
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu.
Với đề tài luận vãn “Trang phục trong sinh hoạt vãn hoá Quan họ '
chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là bộ trang phục của các liền anh liền
chị Quan họ. Điều lý thú là bộ trang phục đó được sử dụng trong một không gian
và thời gian có ý nghĩa đặc biệt: các lễ hội có sinh hoạt hát (chơi) dán ca Quan
họ. Do vậy, trang phục Quan họ ở đây được đật trong mỏi trường lễ hội của địa
bàn nghiên cứu. Hay nói cách khác, các lễ hội mùa xuân, hội Quan họ tại địa
bàn nghiên cứu cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chọn cụ thể một làng Quan họ gốc-
làng Diềm (Viêm Xá) - xã Hòa Long - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh đê đặt
trọng tám nghiên cứu, sau đó mỏ' rộng so sánh sang các làng khác ở Bắc Ninh
như: Châm Khê, Lim, Y Na
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứ u .
Qua việc nghiên cứu trang phục Quan họ ở làng Diềm, bước đầu hệ thống
lại các nguồn tư liệu và công trình nghiên cún về trang phục Quan họ ở Bắc
Ninh, các tài liệu về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của dân ca Quan họ.
môi trường tồn tại khổng gian phát triển của trang phục Quan họ.
- Tim hiểu nguồn gốc, quá trình tồn tại và biến đổi theo thời gian của bộ
trang phục Quan họ.
- Những giá trị quý báu của bộ trang phục Quan họ nói riêng trong sinh
hoạt vãn hoá Quan họ nói chung ở Bắc Ninh.
- Tìm ra nhũng giải pháp tối ưu để bảo lưu, kế thừa phát huy nét đẹp văn
hoá Quan họ, trong đó có trang phục Quan họ.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN cứ u VẤN ĐỀ.
Trang phục là một vấn đề không mới trong công tác nghiên cứu dân tộc
học. 0 nhiều khía cạnh khác nhau, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu. các
học giả trong và ngoài nước quan tám nghiên cứu.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến vấn đề trang

phục trong nhiều tác phẩm. Trong Phép biện chứng của tụ nhiên, F.Anghen đã
nói đến nhu cầu về quần áo của con người trong quá trình di chuyển nơi ở đến
những vùng có khí hậu khác nhau. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,
của chê độ tư hữu và của nhà nước”. F.Anghen đã đề cập đến sự phán công lao
5
Itù Qự>!, 12/2005
~ĩrỉtu(Ị f t / m e tromj sình htuit {HÍ 11 htm Quan firi - Otn h \Jhi cThanh Jii/i/fn
động có tính tự nhiên giữa nam và nữ, đến vai trò của đổ sắt thúc đẩy nghề dệt
ngày càng phát triển (3,18).
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã quan tám nghiên cứu vế trang phục của các
dân tộc. Các tài liệu đó đã được công bố trong các nguồn thư tịch sau:
- Tài liệu thư tịch cổ ghi chép dưới các triều đình phone kiến, có đẽ cập
đến vấn đề nếp sống, phong tục tập quán của người Việt trong trang phục.
- Một số sách công bố kết quả nghiên cứu dưới góc độ dán tộc học, văn
hóa học trong đó có phần nói về trang phục.
- Các tài liệu dưới dạng các bài báo, các bài nghiên cứu đãng trên các báo
và tạp chí chuyên ngành như: Văn hóa, Vãn nghệ, Dân tộc học. Vãn hóa dán
gian, Vãn hóa nghệ thuật
- Các tài liệu nghiên cứu dưới dạng những báo cáo của các Hội thảo khoa
học. những khóa luận tốt nghiệp Đại học, luận vãn sau Đại học về trang phục.
Trong số đó, trước hết phải kể đến các nguồn tài liệu thư tịch cổ. Các công
trình của các học giả thời phong kiến ở nước ta như Dư địa chí của Nguyễn Trãi.
Kiên văn tiểu lục, Phủ bién tạp lục của Lê Quý Đôn. Lịch triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú, Khâm định Việt sử thông giám cưong mục của
Quốc sử quán triều Nguyễn đã đề cập đến nội dưng của trang phục dưới nhiều
góc độ khác nhau.
Cụ thể, trong Kiến văn tiêu lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã mô tả kỹ
thuật nhuộm vải của nhân dán ta như sau: “Tục nước Nam ta, lấy chày đập rồi
phoi khô để nhuộm may áo, gọi lả thanh cát y, có 3 thứ: màu lửa sáng, màu hoi
nhạt, màu hoa quỳ. Bất cứ quan, dân, sang hèn đều mặc như thé” (28, 80). Tác

giả (LQĐ) còn chú dẫn thêm tài liệu của sứ nhà Nguyên trong tập ‘Sứ Gmo
cháu thi tập” cửa Trần Cương Trung mô tả về cách ăn mặc của dán thường nước
Nam một cách khách quan: "Người trong nước đều mặc áo lụa thâm, áo hoa,
quán mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu
trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với
áo dàn ông, các sắc xanh, hồng, vàng, tía, tuyệt nhiên không có” (28, 81)
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng đề cập đến vấn
đề trang phục trong phần Lễ nghi chí, quyển XX với những ghi chép về quv định,
quy chế về mũ áo đế vương, quan lại và dân thường (18, 103)
6
7ổò Qlội, 12/2005
^ĩrtittt/ p h ạ c trom j i in h h tw t lUĨn htía Q u a n h ạ - ' f) ìnlỉ ^~ĩltì ~lt(ittỉi ~ỉl ttỊỊtn
Kế đến các học giả người Việt Nam và người Pháp thời Pháp thuộc cũng
quan tám nhiều đến trang phục ở các khía cạnh: phong tục, văn hóa tộc người, đó
là J.Cuisinier. M.Colani, ứng Hòe, Hoa Bằng, Biền Xa dưới dang các bài viết
trên các tạp chí và công trình cá nhân. Các học giả miền Nam thời Mỹ - Nguy,
tiêu biểu là Toan Ánh với cuốn Phong tục Việt Nam cũng đề cập đến nội dune
và nói về những thông tin của trang phục (87,3).
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, ÚI sách với ý nghĩa là công trình chuyên
khảo về trang phục cũng có và đề cập một phần về vấn đề trang phục cũng có.
Học giả Đào Duy Anh trong tác phẩm ‘"'Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” đã
khảo cứu về vấn đề trang phục và cách phục sức của người Việt cổ như sau: “Xét
những đổ đồng tìm được ở Đông Sơn người ta thấy có một hình người để tóc bối
ở sau gáy có bịt một cái khăn ngang hai mối buộc với nhau và xõa xuống lưng, ơ
mỏi lai có đeo một cái vanh lớn. Tuồng như có một cái dây lưng, ó' sau lưng có
một cái tua bỏ thõng xuống. Lại có một cái hình người khác, mỗi tai đeo một cái
vòng, phần thân dưới mang một cái váy như kiểu váy của người Mọi ngày nay, ở
phía trước váy có thêm một miéhg lá phủ. Tóc thì một nửa bối ngược ở đỉnh đàu,
một nửa tết thành bím bỏ xuống lưng, bối tóc có bịr một cái khâu. Xem hai hình

người ấy, chúng ta có thể phỏng đoán được phục sức của người Lạc Việt như thế
nào” (4, 62).
Từ những năm 1970 trở lại đây xuất hiện những công trình của các nhà
nghiên cứu về vãn hóa vật chất nói chung và y phục nói riêng của các dán tộc.
Một số các công trình đề cập đến trang phục khi giới thiệu các dán tộc như: Các
dân tộc ít người ỏ Việt Nam gồm 2 tập của Viện dân tộc (95-96). Bức tranh văn
hóa các dân tộc Việt Nam của GS Nguyễn Vãn Huy (38),Vổ/Ỉ hoá các dán tộc
thiểu số ở Việt Nam của Ngô Vãn Lệ - Nguyễn Vãn Tiệp (49) đã nói sâu hơn
về trang phục các dân tộc ở Việt Nam.
Đặc biệt, các công trình chuyên khảo về trang phục gần đây của các nhà
nghiên cún đã được công bô như: Tim hiểu trang phục Việt Nam của Đoàn Thị
Tinh (83), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam của Ngô Đức Thịnh
(84), Hoa Vãn Thái của Hoàng Lương (60) Ngoài ra còn có các cốns trình
7
1C,ù Qĩộl, 12/2005
Cfrunti pliitf trot!tị tình h n a t iuin htut Lilian hit - Cjhi €/ltanh
nghiên cứu chuyên khảo là các luận án Tiến sĩ như Trang phục có truyén của
người Dao ỏ Việt Nam của Nguyễn Anh Cường (21), Trang phục cổ truyền của
người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam của Lê Văn Bé (7), Trang phục cô truyén
của người Thái của Lê Ngọc Thắng
Trong các công trình nghiên cứu về Quan họ đã cóng bố tiêu biểu nhu
cuốn Nghệ nhân quan họ làng Viém Xá của tác giả Trần Chính (16. 97) có đề
cập đến tran2 phục của các nghệ nhân Quan họ trong một mục nhỏ, cuốn Một sô vấn
đề về vãn hóa Quan họ, có một bài của tác giả Lé Thị Chung viết về trang phục
Quan họ (44, 144)
Một số bài nghiên cứu khác như: “Nữ phục Kinh Bắc một vài nét lớn"
của GS Trần Từ đăng trẽn tạp chí Dân tộc học (92). hay bài “Sắc xuán trong
trang phục Quan họ" của Nhạc sĩ - họa sĩ Nguvễn Thuần đăng trên tạp chí
người Bấc Ninh (86).
Tất cả những công trình nghiên cứu về trang phục nói chung và chuyên

khảo kể trên thực sự là một nguồn tư liệu quý giá góp phần đặt nền móng cho
việc nghiên cứu trang phục chuyên khảo sau này. Nguồn tư liệu quý giá ấy cần
gìn giữ và phát triển bởi nó là cả bề dày công sức nghiên cứu của nhiều thế hệ
học giả. các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những giá trị của kho
tư liệu đó, bản luận văn của chúng tôi hy vọng rằng sẽ góp thêm vào một chút tư
liệu về trang phục Quan họ nói riêng.
5. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u.
5.1. Các nguồn tài liệu.
- Trướe hết là nguồn tài liệu chữ viết đã được công bố liên quan đến trang phục.
- Nguồn tài liệu thứ hai và là nguồn tài liệu chính quan trọng nhất chúng
tôi thu thập được trên địa bàn nghiên cứu: làng Diềm, làng Chấm Khẽ, làng Lim
ở Bắc Ninh thời gian qua.
- Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu thêm nguồn tư liệu hiện vật và ảnh có
liên quan đến đề tài tại các bảo tàng như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng
Dán tộc học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
8
7C>à Qlộì, 12/2005
'Uramj pliiỉi' trtitHỊ tinh hunt tuìn háu Qfian fart - 'Oittil C/hi ~imnh ’JfimjrH
Về Cơ SỞ lý luận, để hoàn thành luận văn chúng tôi vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác. chủ nghĩa Duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch
sử để xem xét đánh giá quá trình hình thành và phát triển cùa trang phục Quan họ.
Trang phục nói chung là một hiện tượng văn hóa của cộng đổng. Cũng
như các hiện tượng văn hóa khác, nó cũng phát sinh, phát triển và biến đổi theo
thời gian. Luận vãn nhìn nhận trang phục Quan họ với ý nghĩa như vậy, tức là
đật đối tượng nghiên cứu trong đời sống cộng đồng tộc người và sự vận hành của
nó trong không gian và thời gian.
Đồng thời luận văn cũng nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trên nền tảng
của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa và
chính sách dán tộc theo định hướng “Xá\ dựng và phát triển văn hóa Việt Nam rién

tiến đậm đà bản sác dân tộc". Đây là những cơ sở định hướng và tiếp cận của luân
vãn, đồng thời đề ra những biện pháp bảo tồn và phát triển vốn văn hóa đặc sắc của
làng Quan họ làng Diềm nói riêng và vùng văn hóa Quan họ Kinh Bắc nói chung.
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, liên ngành cho từng giai đoạn thu thập tư liệu trong các
Thư viện, Bảo tàng, nghiên cứu điền dã, hệ thống phán tích, so sánh đối chiếu
Trong đó, phương pháp điển dã Dân tộc học được sử dụng triệt để trong quá
trình nghiên cứu qua các hình thức: phỏng vận, quan sát, đo vẽ, chụp ảnh. phiếu
hỏi, ghi âm, quay phim, mô tả Đáy là nguồn tư liệu chính để xử lý và trình bày
luận vãn này.
- Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh cũng được thực hiện trên cơ sở
lấy một địa bàn cụ thể để nghiên cứu điểm sau đó mở rộng phạm vi nghiên cứu
ra các khu vực lán cận có liên quan. Từ đó tiến hành cấu trúc về bố cuc và trình
bày luận văn.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả nghiên cứu, chúng tôi gặp rất nhiều khó
khãn. Trước hết, vấn đề nghiên cứu về trang phục Quan họ từ trước nay chưa có
một sự nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc, toàn diện và liên tục. Các nhà nghiên cứu láu
năm về văn hóa Quan họ như Hồng Thao, Trần Linh Quý, Đặng Vãn Lung, và sau
này là Lẻ Danh Khiêm, Trần Chính là những tác giả đã có bề dày nghiên cứu
về văn hóa Quan họ nhiều năm nhưng họ chủ yếu đi sáu về phần ám nhạc, lời ca.
9
ir,u Qtội, 12/200-,
Ĩ7
nmy Ịihue Iromj iình /irựif niiti htU! Qiiuti hít - rtìinh
Ĩ77f/
~lutiih JtiM/jtn
các lề lối Quan họ Một số các cổng bố về ván đề này là những bài viết trên các tạp
chí. chưa đủ cứ liệu để có thẻ hình dung ra vấn đề trang phục Quan họ.
Khó khăn, trở ngại thứ hai xuất phát từ thực tế, lớp nghệ nhân Quan ho
được gọi là các anh Hai. chị Hai Quan họ vốn tham gia sinh hoạt Quan họ từ

những năm đầu thế kỷ XX (trước cách mạng tháng Tám) nav đã già và trí nho'
không còn minh mẫn như xưa. Qua cụ Nguyễn Vãn Thị 97 tuổi, cụ Ngô Thị Nhi
84 tuổi ở Diềm cho biết những bộ trang phục Quan họ ngày xưa của các thế hệ
trước và ngay cả của các cụ trước đây hiện nay đều không còn do điều kiện thời
tiết, chiến tranh loạn lạc.
Do đó, chúng tôi bắt tay vào công việc nghiên cứu về trang phục Quan họ
không có con đường nào khác ngoài cách tự mày mò khảo tả, tìm hiểu phục
dựng qua ký ức hồi tưởng của các nghệ nhân Quan họ, qua các kênh thông tin
của các nhà nghiên cứu đi trước, qua so sánh đối chiếu tư liệu sưu tầm và đặc
biệt qua bộ trang phục Quan họ hiện nay. Trải qua qúa trình cải biến và dòng
chảy của thời đại, bộ trang phục Quan họ đã có nhiều thay đổi, đó là một điéu
không thê phủ nhận. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, bộ trang phục đó vẫn
mang dáng dấp của bộ trang phục Quan họ ngày xưa.
Vậy nén quan niệm thế nào về bộ trang phục Quan họ. ơ đáy tên gọi của
nó cũng đã minh họa một phần cho bản chất của vấn đề đặt ra. Trang phục Quan
họ là trang phục của người hát Quan họ, tức những người trực tiếp tham gia sinh
hoạt văn hóa Quan họ, được sử dụng trong những ngày lễ hội và các dịp sinh
hoạt vãn hóa Quan họ. Do đó, trang phục thường nhật của người Quan họ khống
phải đối tượng nghiên cứu cụ thể. chi tiết của luận văn này.
6. ĐỎNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo về trang phục Quan họ đặt
trong bối cảnh của một nét sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của vùng đất có bề dày
văn hóa là Kinh Bắc xưa trong Bắc Ninh nay: là sinh hoạt dán ca Quan họ.
Từ việc nghiên cứu về trang phục Quan họ, luận văn góp phần giới thiệu
những nét đẹp của trang phục Quan họ nói riêng và văn hóa lâu đời của vùng Bắc
Ninh là sinh hoạt dán ca Quan họ nói chung. Từ đó góp phần cung cấp thêm mót
nguồn tư liệu cụ thể nữa vào kho tư liệu nghiên cứu về trang phục ở Việt Nam
nói chung.
10
7t>ù Qlội, 12/2005

'J ran tj fthue h'fim j j in k hfMff oàn htUt Quatt fin - rt ìin h ^7h i ~ h tiiih 7f a i / f w
Cuối cùng qua nghiên cứu trang phục Quan họ, đặt ra một số ván để về
việc bảo tồn những giá trị của bộ trang phục lễ hội này cũng nhu vấn đề bảo tồn.
phát huy nét đẹp trong sinh hoạt vãn hóa Quan họ.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.
Luận vãn được bố cục như sau: ngoài phần mở đầu (8 trang), phán kết
luận (3 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), phục lục (63 trang), nội dung chính
của luận văn gồm 4 chươne:
Chưone 1. Khái quát điểu kiện tự nhién và cư dán làng Diém
Chương 2: Lẻ hội và sinh hoạt văn hóa Quan họ - mỏi trường tón tai
và phát triển của trang phục Quan họ.
Chươne 3: Trang phục Quan họ.
Chươns 4 : Giá trị vãn hóa và việc bảo tồn trang phục Quan họ truyền
thống.
11
7t>ù QW, 12/200
5
*Jranự phne tvtmtị íinh hoạt tùm hóa
0
,
11(111
hít - rOinh 'Jhi ^Thunh '3{>ut)ỉn
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT ĐIỂU KIỆN Tự NHIÊN VÀ cư DÂN LÀNG DIÊM
1.1. ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN VÀ DÂN cư.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhién.
Làng Diềm (tên chữ là Viêm Xá) là một làng cổ của mảnh đất vãn hiến
nổi tiếng một thời, một trong những cái nôi vãn hóa của dân tộc, vùng đất Kinh
Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay. Để có cái nhìn tổng quát về địa ]ý hành chính
của làng phải đặt trong toàn bộ hệ thống phán cấp từ trên xuống.

Như chúng ta đã biết, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đổng bàng cháu
thổ Sông Hồng, với diều kiện khí hậu sông ngòi thuận lợi, ở vào vị trí khí hậu có
tính đa dạng của chế độ hoan lưu gió mùa nhiệt đới phức hợp. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23,50"c, cao nhất là 38,4tìc , thấp nhất là 4,80°c. Lượng mưa
tập trung từ tháng 6 đến tháng <s hàng năm. Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng
4 đến tháng 9. Toàn bộ vùng đất Bắc Ninh nhận được bức xạ mặt trời, do đó cây
lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tốt (9. 16)
Yên Phong là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh,. Tọa
độ địa lý của Yên Phong nằm trong kìĩoảng vĩ độ 21°8 ’45s đến 21" 14 '30s độ vĩ
Bắc và trong khoảng từ 105°54 '30s đến ]06"04 'Ỉ5s độ Kinh Đông (72, 11)
Làng Diềm thuộc tổng Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, Kinh
Bắc xưa. Trong Lịch triều hiến chương loại chí phần Dư địa chí - chuyên về
khảo cứu địa lý và lịch sử hành chính của các vùng trên đất nuớc Việt Nam, Phan
Huy Chú biên chép về Kinh Bắc như sau:
“Kinh Bắc phía Nam giáp trấn Sơn Nam, trấn Hái Dương, phía Bắc giáp

trấn Thái Nguyên, phía Tây nền với Sơn Tây, phía Đông tiếp giáp Lạng Sơn -
Kinh Bắc có núi cao chót vót, nhiêu sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta.
Mảnh đất tốt tụ về đây, nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, rinh hoa họp
vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Vì là khí hồn trong ở phương Bắc nén
khác với mọi nơi (17,12).
12
7f>à Qlội, 12/2005
~ĩt (t!UỊ p h ạ c 11'OHIỊ sinh ỈỊítat oùn h í‘íi Q ( » w hi' - *Oìitíi ~ĩỉìi ~7luuili JfiuụỈM
Sách Đại Nam nhất thông chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng viết:
Huyện Yên Phong thuộc Phủ Từ Sơn ở phía Bắc lệch về phía Đỏng phủ cách 15
dặm Đông Tây cách nhau 29 dặm. Nam Bắc cách nhau 24 dặm (97. 58)
Học giả Nguyên Văn Huyên cũng có những nghiên cứu, ghi chép về địa lý
vùng đất Bắc Ninh như sau: “Địa danh Bắc Ninh ngày nay là rỉnh Bắc Ninh của
xứ Bắc Kỳ, có một diện tích 1.100 km2, ở phần giữa tỉnh có con sóng đào Thiên

Đức (nay là sóng Đuống) cháy qua từ Tây sang Đông, phía Táy và Tây Nam có
con sông Nhị Hà, rức sóng Hổng bao bọc, mặt Bắc có sống Cáu và mặt Đỏng có
sóng Thái Bình” (39. 337)
Thực tế. Bắc Ninh là vùng đất trung tám cháu thổ Bắc Bộ, giữa lưu vực
sông Hồng và sông Thái Bình “Đây là vùng đất màu mỡ, giàu nguồn nước, tiện
lọi cho con người cư trú làm ăn, nhất là canh tác nông nghiệp” (21.10). Từ xưa,
xứ Bắc đã là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ bộ. nhất là hệ
thống giao thông đường thuỷ sông Hồng, sóng Cầu, sông Đuống, sông Dâu.
sống Lục Đầu, sông Thái Bình tạo cho xứ Bắc trở thành trung tám giao
thương, tiếp xúc kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước trong khu vực Đóng
Nam Á. với Trung Quốc, Ân Độ và các nước trong vùng Trung Á.
Với vị trí và cảnh quan phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
cư dán làm ăn, phát triển kinh tế văn hóa, tạo nên vị thế đặc biệt của Kinh Bắc -
Bắc Ninh trong lịch sử dán tộc và lịch sử văn hóa Việt Nam.
Và Diềm là một làng quê cổ của vùng đất Kinh Bắc giàu đẹp.
Làng Diềm nằm ở phía Đông Bấc huyện Yên Phong: phía Đống Bắc giáp
làng Hữu Chấp, phía Tây Nam giáp làng Xuân Đồng (còn gọi là làng Đồng Mật)
và làng Quả Cảm (còn gọi là làng Xuân Quả), phía Tây Bắc và Đổng Bắc là con
sông Ngũ Huyện Khé chảy vòng như dải lụa rồi nhập vào với sông Cầu soi bóns
núi Kim Sơn đầu làng tạo thành một thế đất vừa sơn thuỷ hữu tình, vừa êm đềm
trù mật.
Về mặt tự nhiên: làng Diềm (Viêm Xá) xưa là một vùng đồng bằng chiêm
trũng chỉ canh tác nông nghiệp được vụ chiêm, còn vào hè - thu nước ngập trắng
băng. Đó chính là điều kiện tự nhiên khách quan để xưa làng có hình thức sinh
hoạt dân ca rất độc đáo: hát ghẹo dưới thuyền.
13
7r>ỉi Qựù, 12/2005
^Trỉint/ p li ne trn nụ i if th it fia t m m hó it Q iia it far) - f)ìn ỉì ~ ỉìí \Jha nh 'dtiuụỉn
Về mặt giao thông: làng Diềm cách thị xã Bắc Ninh khoảng 3km theo
đường bộ, nhưng đoạn đường đó thật quanh co khó đi. Sự bất thuận về giao

thông này đồng thời lại là diều kiện đế làng Diềm còn lum giữ được ở dạng cổ
kính các di sản văn hóa cổ truyền, kể cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vát thể.
Điểm đạc biệt về địa lý cảnh quan của làng Diềm là tiếp giáp và tiếp cận
với những dòng sông thiên cổ, những dòng sóng gắn với nhiều huyẻn tích về
những mối tình thơ mộng.
Phía Bắc làng Diềm là dòng sông Cầu (còn gọi là sông Nguyêt Đức), con
sông ngãn cách một bên là làng Diềm và một bén là làng Thổ Hà - Bắc Giang
cũng là một làng Quan họ.
Sông Cấu, một dòng sông của những sự rích anh hùng, của những nương
dâu bát ngát, của những lời hẹn ước nguyện thề (71, 15). Sông Cầu chảy qua địa
phận Yên Phong từ Ngã Ba Xà thuộc Xã Tam Giang đến Đẩu Hàn thuộc xã Hòa
Long dài 21km. Trên hành trình chảy qua Yên Phong, sông Cầu nhận được nước
của hai chi lưu: chi lưu sông Cà Lồ ở xã Tam Giang, chi lun sông Ngũ Huyện
Khê ở thôn Quả Cảm xã Hòa Long.
Vào thời Lý, sông Cầu có tên là sông Như Nguyệt11'. Năm 981 Lé Hoàn
đắp thành Bình Lỗ phá tan quân Tống xâm lược. Năm 1077 Lý Thường Kiệt xây
dựng phòng tuyến Như Nguyệt, đại phá 30 vạn quán Tó'ng(2) lần thứ 2. Cả hai
người đều lấy sông Như Nguyệt làm “chiến hào" thiên nhiên để chống giặc Tống
và đều đại thắng. Năm Thiệu Bảo thứ 7 triều Trần, đạo quán của Thoát Hoan
sang xâm lược bị thua rút về đóng ở Ái Lãnh Kinh trên sóng Như Nguyệt bị
quân Trần mai phục tiêu diệt, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát về
nước. Từ đó bọn xám lược phong kiến Trung Quốc nghe đến tên sông Như
Nguyệt là hồn xiêu phách lạc.
Thế kỷ XV, dưới thời nhà Lê, sông Cầu có tên là sông Nguyệt Đức. được
liệt vào hàng sông lớn quốc gia, nên chép vào điển thờ.
Tên sông Cầu có từ đầu thế kỷ XX khi thực dán Pháp xây 3 cây cầu lớn
trên sông: cầu Đáp Cầu trên quốc lộ 1 thuộc địa phận Thị Cầu - thị xã Bắc Ninh,
cầu Đa Phúc trên quốc lộ 3 thuộc huyện Sóc Sơn - Hà Nội, cầu Gia Bẩy thuộc thị
xã Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Ca dao về dòng sông này còn lưu giữ đến
ngày nay:

14
7(,a Qựù, 12/2005
rut I (Ị Ịihụe trỉỉntỊ t inh hoot I)/Ìti Ị Ị (UI Qfian họ - oittỉi ~ĩỉn' ~ỈỊuni h 'SCiiiịịỉii
“ Sông Cầu nước chảy Iff thơ
Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi."
Phía Tây Nam làng Diềm là sông cổ Ngựa. Sông cổ Ngựa đổ ra sông Cẩu
rồi thông sang sông Ngũ Huyện Khê. Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ
hai của Yén Phong sau sông Cầu, còn có tên là Suối Thiếp, sông Tập chảy từ Tây
sang Đông, bao bọc phía Nam huyện là ranh giới giữa Yên Phong với huyện Từ
Sơn. Cách đáy 2000 năm, vào thời An Dương Vương xây thành ốc ỏ' Kinh đó cổ
Loa. sông Ngũ Huyện Khê có tên là sông Hoàng Giang, là một chi lưu của sông
Hồng chảy vào Sông Cầu. về sau, do sự bồi lắng của sông Hồng, cửa thượng
nguồn Ngũ Huyện Khê bị vùi 'lấp tạo nên một hồ lớn gọi là Ao Cả vực đê ở
huyện Đống Anh ngày nay. Sông Ngũ Huyện Khê vì thế mà trở thành con sông
tiêu nội địa cho 5 huyện Yên Lãng. Đông Anh, Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du.
(42, 25). Sông cổ Ngựa cùng sông Ngũ Huyện Khê là nơi đầy ắp những huyền
tích về mối duyên tình thắm thiết nhưng đấy bi kịch éo le giữa bà Chúa Sành
(Chúa Quả Cảm) với vua cổ Loa .
Có lẽ chất trữ tình của các con sông thiên cổ đã là một trong những điều
kiện để sản sinh ra sinh hoạt vãn hóa Quan họ thắm động lòng người, sáu sắc
tình cảm, tình yêu lứa đôi.
Đặc điểm nữa về mật địa hình của làng Diềm là giữa một vùng đổng bằng
chiêm trũng mênh mang sông nước, làng Diềm lại có một quả núi sótí3,nhô lén,
dân làng gọi là núi thấp, tên chữ là Kim Lĩnh (hay Kim Sơn). Đáy là quả núi cuối
cùng của dãy núi Quả Cảm - dãy núi của nhũng truyền thuyết đậm tính chất
phong thuỷ. Giữa một vùng đồng bằng thẳng cánh có bay, lại đột khởi một vài
quả núi sót, nhất định ở đó có con người đến quần cư từ sớm. Như chúng ta đã
biết tổ tiên của người Việt, những người Việt cổ buổi đầu lịch sử khi chưa có đắp
đê, điều kiện tự nhiên còn khó khăn thì cách hiệu quả nhất để tồn tại là tụ cư trẽn
những dãy đồi núi ven sông. Qua quá trình quần tụ, dần dần con người mới tiến

xuống chinh phục vùng đồng bằng châu thổ thấp. Điếm tụ cư ban đầu ấy đương
nhiên sẽ có lưu lại ít nhất là dấu ấn các hoạt động của con người, trong đó không
loại trừ hoạt động văn hóa tinh thần.
Tóm lại, có thể nói làng Diềm là nơi
“Sơn thuỷ hữu tình” và đó cũng là
một trong những điều kiện tiên quyết để nơi đây đã hình thành và phát triển cũng
15
7C>à Qlộì, 12/2005
’Jrnmj plỉụe trong tinh hoạt Ịlủit lưitt Qiitin ho - fffinh c7/i/ /hanh 7ì()iitjỉn
như bảo lưu phong phú đa dạng các hoạt động văn hóa. bao gồm cả văn hóa vật
thể và phi vật thể.
1.1.2. Khái lược về lịch sử làng Điềm.
Làng Diềm có tên chữ là Viêm Xá, nay thuộc xã Hòa Lone, huyện Yên
Phong, tinh Bắc Ninh. Từ xa xưa, làng còn có tên là Viêm Ap. ấp Viêm Trang.
Có thê đấy là dấu ấn ghi lại mộl thời nơi đây mới khai đất, lập làng trên chồn
hoang sơn. Đây là một làng Việt cổ. Các dấu tích khảo cổ học và di tích lịch sử
cho hay nơi đáy là điểm tụ cư hàng ngàn nãm của người Việt cổ thuộc nền văn
hóa Đông Sơn. Các di vật khảo cổ như: nơi cư trú, mộ táng, đồ đồng, đồ gốm tìm
thấy tại núi Quả Cảm là những minh chứng cho tính cổ kính của làng Diềm.
Truyền thuyết tiêu biểu nhất của làng Diềm là truyện vế đức Vua Bà Thuỷ
tổ Quan họ, cũng là minh chứng rõ nét cho tính cổ xưa của lịch sử làng Diềm. Bà
là công chúa, con gái Vua Hùng (thứ 16) đã tới đây khai phá rừng cây nước, lau
sậy um tùm, dạy dân làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm Truyền thuyết này đã trở
thành ký ức dân gian và là một cơ sở đê định niên đại cho lịch sử của làng Diềm,
nghĩa là với thời Vua Hùng làng Diềm có lịch sử ra đời cách ngày nay gần 3.000
năm. Ngoài ra chữ “Viêm" trong tên làng (Viêm Trang. Viêm Ap. Viêm Xá)
khiến chúng ta liên tưởng đến chữ “Viêm" trong “Viêm Đ ế” <4) ở trong truyền
thuyết về nguồn gốc người Việt. Những tên địa danh các khu cánh đồng như:
đồng Rừng, đồng Mật Gương, cổng Đầm, cổng Đò là dấu ấn còn lại của một
vùng đất làng quê được lập nén từ một chốn rừng cây, đầm nước xa xưa.

Truyền thuyết về Đức thánh Tam Giang được thờ ở đình làng Diềm cũng
đê’ lại chứng tích cho thấy đáy là một vùng đất cổ. Đức Thánh Tam Giang có tén
gọi là Trương Hống, Trương Hác có công giúp dán trong vùng đánh đuổi giặc
Lương xãm lược. Khi đóng quán ở làng Diềm, một đêm hai người nằm nghi ở
chùa, bỗng có một người con gái đi vào tự xưng là người giữ ngôi chùa ấy.
Người con gái nói rằng: nếu nhị vị muốn diệt trừ giặc Lương thì chỉ có cách là
kéo quân về vùng đầm Dạ Trạch mà dùng mai phục kế. Dứt lời thì biến mất.
Trương Hống, Trương Hác giật mình tỉnh dậy nhận ra đó là một giấc chiêm bao.
Hai người cho rằng đó là do lòng trời nên mới sai thần báo mộng, liền lập tức
kéo quân về Dạ Trạch. Sau đó, quả nhiên giặc Lương bị đánh tan tành phải rút
chạy về nước.
16
7ũù Qlỉù, 12/2005
'Jrunt! Ịthụe fi'imij tinh limit lùm háu Cjimii họ - rt)hth 'T/ll! 'Jliiiiih TfCimjin
Thánh Tam Giang thực chất là thần thoại về một vị thần nước, ra đời từ tín
ngưỡng tôn thờ thần nước cùa cư dán Lạc Việt trồng lúa nước. Trong quá trình
lưu truyền, thần thoại này đã được lịch sử hóa. khiến cho các nhân vật trong
truyện gắn với nhiều thời đại. Hùng Vương đánh Thục Phán, Triệu Quang Phục
đánh giặc Lương. Lê Đại Hành rồi Lý Thường Kiệt đánh Tống trên sông Như
Nguyệt. Bản thân việc làng Diềm thờ Thánh Tam Giang - Thán nước, đã chứng
tỏ tính cổ kính, lịch sử lâu đời của làng qué này.
Thời Lý (1010 - 1225) tỉnh Bắc Ninh nói chung bao gồm cả đất đai phũ
Phú Lương. Thời nhà Trán (1225 - 1400). vùng Bắc Ninh này tươne ứng với đất
các lộ Bắc Giang lộ và Như Nguyệt Giang lộ (39. 339)
Theo sách “Dư địa chí' của Nguyễn Trãi, thời đầu thế kỷ XV, xứ Kinh
Bắc được chia làm 4 phủ và 21 huyện (39. 345). Trong đó, huyện Yên Phong là 1
trong 6 huyện của phủ Từ Sơn.
Phủ Từ Sơn thời Lé là đất châu Vũ Ninh phủ Bắc Giang thời thuộc Minh.
Thời Lê đổi làm phủ Từ Sơn. Theo danh sách các huyện ở sách Thién Nai?i du
hạ tập thì phủ Từ Sơn thời Lê chỉ có 5 huyện, không có huyện Thanh Thuỷ. Thời

Nguyễn vẫn gọi là Từ Sơn.
Huyện Yên Phong, theo Phương đình địa chí là tên huyện thời Minh,
thuộc cháu Vũ Ninh phủ Bắc Giang. Khoảng đời Lê Hồng Thuận (1509 - 1516)
đổi làm Yên Phủ. Khoảng Lê Quang Thiệu (1516 - 1526) lại đổi làm Yên Phong.
Hiện nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (98, 590 - 591)
Làng Diềm (Viêm Xá) thuộc tổng Châm Khê huyện Yên Phong. Sau Cách
mạng tháng Tám đến nay làng thuộc xã Hòa Long - huyện Yên Phong.
Như vậy, gạt bỏ đi nhũng yếu tố huyền tích của các truyền thuyết liên
quan đến các nhân vật lịch sử, cùng với các ghi chép có hệ thống của các tài liệu
thư tịch phong kiến sau này có thể hình dung làng Diềm (Viêm Xá) là một làng
quẽ có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với những giá trị của một nền vãn
hóa lâu đời đi lên.
1.1.3. Sinh hoạt kinh tê của cư dân làng Diềm.
Xuất phát từ điểu kiện tự nhién là vùng đổng bầng chiêm trũng nên nghề
chính của cư dân làng Diềm là canh tác nông nghiệp lúa nước.
ĐẠ I HỌ C QU Ố C G IA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIÊN
17
7C>i, Qỉội, í2/2005
//" í:
'rĩrun if p it n r frrunj sin h hunt lù in h á u Of/an h o - i)in It ~ĩlù 'Tfltmili Jfiiii/rn
Nghề trồng lúa ở làng Diém xuất hiện từ rất sớm và gán liền với truyền
thuyết về đức Vua Bà. Truyện lưu truyền rằng, bà là Công chúa con Vua Hùng
sau khi được trời giáng xuống Ap Viêm Trang cùng bảy người khác họ. đã lặp ra
làng xóm giữa vùng cây nước um tùm, rậm rạp. rồi bà cho khai phá đất hoang,
dạy dán cách làm ruộng, cấy lúa. Thưc chất, ngoài ý nghĩa là “Thuỷ tồ" Quan họ
như truyền thuyết lưu truyền, cụng không loại trừ khả năng chữ “Thuỷ tổ" ở đáy
còn có nghĩa sâu xa là người khai sinh ra làng Diềm, ra nghề nông làng Diềm.
Truyện còn có tình tiết: Bà sáng tác ra các bài ca và dạy dán hát. Bấy giờ do mới
lập làng, mà “<iứ/7” chủ yếu là các thanh nam, thanh nữ tới tuán cập kê. Bởi vậy

những bài ca thiên về tình yêu của “Trai thanh tân sánh với gái mỹ miều”. Tiếng
ca ấy sau gọi là Quan họ và do vậy người ta suy tôn bà làm Thuỷ tổ Quan họ.
Bên cạnh nghề trồng lúa nước, cư dân làng Diềm còn phát triển nghé tróng
dâu nuôi tằm. Tương truyền, nghề này cũng ra đời từ sớm do Vua Bà khai phá
ruộng bãi dạy dán cách trồng dâu nuôi tầm và sau đó còn cả ươm tơ, dệt lụa.
Người làng Diềm còn lưu truyền những cáu ca dao về nghề này như sau:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có vé Viêm Xá với anh thì vé
Viêm Xá có lịch, có nê
Có nghề trồng mía, có nghề cửi canh
- Chẳng tham ruộng cá ao liền
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ
Ai vê Viêm Xá thì vé

Có đến Giếng Ngọc, có nghé cửi canh.
- Dù ai buôn đâu, bán đâu
Không bằng canh cửi gốc dâu làng Diềm
Hình tượng trong truyền thuyết về người con gái xinh đẹp. có giọne hát
hay, chuyên hái dâu ở bãi sông Cầu, lấy Vua Thuỷ Tể rồi sau làm Thuỷ tổ Quan
họ chính là được ra đời từ công việc vốn là của người phụ nữ làng Diềm này.
-Nghề trồng mía, kéo mật.
Song hành với nghề trồng dâu nuôi tằm ở làng Diềm chính là nghề trồng
mía kéo mật: “Ai về Viêm Xá thì về,
Có nghề trồng mía, có nghé tằm tơ”.
18
7(,n Qlội, 12/2005
'7rí//íí/ phục trotUỊ tinh bruit w in háu Quan hn - Oilt/í ~/z/ '~ĩhttníì ~ỈỈIÌfft n
Giống “mía í/ữ tre” làng Diềm cùng với tài khéo léo của bàn tay lao động
cần cù 'của con người vùng này đã làm ra nhiều sản phẩm nổi tiếng, ví dụ như
"’chù đỗ đ ãr là một món ãn ngon. Vì vậy, mới có câu tục ngữ “Mía da tre, chè

dỗ đãi
Mật làng Diềm vừa ngọt vừa thơm và nổi tiếng khắp vùng với cáu nói
truyền nhau: “Mậr Diềm, Chiêm Chấp”. Nghĩa là mật mía làng Diềm có thế sánh
ngang với thóc Chiêm làng Hữu Chấp - một thứ thóc ngon, tương truyền là đê
đem tiến Vua khi xưa.
- Nghê làm đồ mộc và kéo gỗ.
Nghề thủ công đóng đồ gia dụng gỗ ở làng Diềm đã có thời được sánh
ngang với nghề mộc ở làng Chọi(5). Tuy nhiên nghề này đã bị mai một.
Ngoài nghề đóng đồ mộc, người Diềm xưa còn thành lập nhiều nhóm
người đi kéo gỗ thuê ở các bến sông. Nghề này do. nam giới đảm nhiệm. Nghề
kéo gỗ này tuy có nặng nhọc nhưng lại là cơ sở để ra đời các câu ca. cáu hò. Ổ
những làng Quan họ như Tam Sơn, Lũng Giang, Hoài Thị, Khúc Toại. Hữu Chấp
hiện còn lưu giữ những giai thoại về nguồn gốc Quan họ gắn liền với việc kéo
gỗ. Ví dụ: giai thoại kết chạ làng Khúc Toại -Hữu Chấp như sau:
Thời Vua Lê - Chúa Trịnh, người làng Khúc Toại mua gỗ về để đóng đồ.
Bè gỏ ngược theo dòng sông Cầu. tới địa phận làng Hữu Chấp thì nước chảy xiết
không sao kéo nổi. Người Hữu Chấp ra kéo giúp, đổi bên vừa kéo vừa hát với
nhau. Vào các dịp hội xuân, người ta sắp xếp cho trai gái hai làng hát đối với
nhau sau gọi là Quan họ.
Làng Diềm cũng lưu truyền những giai thoại tương tự về việc kéo gỗ và ca
hát với người nơi khác. Thực tế, từ những bài ca trong lao động, sản xuất với
mục đích làm tăng thêm sức mạnh, súc khỏe, láu dần trở thành lối hát giao
duyên nam nữ có lề lối, đó chính là tiền thán của sinh hoạt văn hóa Quan họ sau
này của cư dán làng Diềm nói riêng và nhiều làng Quan họ khác trong khu vực
nói chung.
-Tiểu thưong nghiệp.
Hoạt động kinh tế của làng Diềm, nhất là các nghề phụ thuộc tiểu thủ
công nghiệp, tất yếu sẽ dẫn tới sự phát triển (dù là rất hạn chế, chừng mực) của
kinh tế hàng hóa. Trên nền móng ấy, hoạt động kinh tế tiểu thương nghiệp nơi
19

7t,ù Qrựtì, 12/2005
tjraittj phụt- tratnj tinh hoof ruin hóa Quail tut - ftììnli Tĩhi UCimjeu
đây sớm được hình thành. Trung tâm giao lưu hàng hóa của làng Diềm chính là
ngôi chợ có tên gọi là chợ Đình do chợ họp ở trước cửa đình làng. Đây là nơi
giao lưu hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nội bộ làng mang tính
chất tự cung tự cấp làng xã. Chợ Đình xưa họp từ sáng sớm đến nửa buối. Tuy
không hình thành "chợphiên", nhưng vào những ngà}' chẵn (2, 4. 6. 8, 10) thì
đông hơn cả. Ngoài những ngày bình thường, chợ Đình Diềm còn có những
phiên đặc biệt. Vào dịp tết Nguvên đán, chợ họp cả vào các ngày lẻ. với những mặt
hàng phục vụ tết như bánh kẹo. pháo, cáu đối tết, đồ vàng mã Ngàv 4 tháng
Giêng, chợ bán nhiều guốc mộc, ngà)' 6 tháng Giêng, chợ bán nhiều gà con
Khi các nghề phụ gia tăng, hàng hóa dư thừa,, vượt khỏi khả nãng cung -
cầu của làng xã, nhu cầu tất yếu là phải giao lưu buôn bán sản phẩm, hàng hóa
với các địa phương khác. Do đó, cư dân mang hàng hóa sang các chợ lán cận
trong vùng như chợ Ván, chợ Dốc Đặng, chợ Trục, chợ Thổ Hà
Sự phát triển của tiểu thương nghiệp, sự giao lưu hàng hóa đồng thời cũng
là điều kiện cho giao lưu văn hóa. Người làng Diềm sớm có thuận lợi trong việc
tiếp thu các loại hình văn hóa từ các vùng khác qua quá trình tiếp xúc, gặp gỡ,
trao đổi, lao động, buôn bán Đáy cũng là nguyên nhấn giải thích tại sao các
"Bọn Quan họ” của làng Diềm lại kết bạn với các “Bọn Quan họ” ở những làng
rất xa như Hoài Thị, Hoài Trung, Đống Cao
Với bề dày truyền thống lịch sử, kinh tế xã hội của mình, làng Diềm có
một nền móng, một cơ sở thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các loại hình
văn hóa một cách phong phú và đa dạng trong đó có sinh hoạt Quan họ.
1.2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CƯ DÂN LÀNG DIỀM.
Xuất phát từ bề dày lịch sử phát triển kinh tế. xã hội như đã trình bày,
đời sống văn hóa tinh thần của GỘng đồng cư dân làng Diềm vô cùng phong phú.
đậm nét thể hiện ở nhiều lĩnh vực: văn hóa tín ngưỡng, vãn hóa lễ hội, văn học
dân gian, sân khấu truyền thống. Chúng tôi xin đề cập lần lượt.
1.2.1. Tín ngưỡng.

Hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng là những sinh hoạt chung trong
đời sống tám linh, tinh thần của con người gắn liền và song song với sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng là các hoạt động lẻ hội. Hai hoạt động này cùng tồn tại song
hành, cái này là nguyên nhân, là điều kiện của cái kia, bổ trợ cho nhau để cùng
20
7(><ì Qựù, 12/2005
p h ụ c front/ tin h htUft If ă n h iui Q iim i fir) - r-i)inlt Cfhi 'Jh u n h J(niỊ)*n
tồn tại và phát triển. Đặc điểm này biểu hiện rất rõ ở làng Diềm. Vãn hóa Quan
họ là một loại hình sinh hoạt vãn hóa tinh thần độc đáo nhất của làng Diềm có
quan hệ tương tác hai chiều với cả văn hóa tín ngưỡng và văn hóa
lễ hội. Tín
ngưỡng và lễ hội là mỏi trường, là điều kiện để văn hóa Quan họ tồn tại, phát
triển. Ngược lại, văn hóa Quan họ với tư cách là một bộ phận cấu thành của các
hoạt động tín ngưỡng, lễ hội, đã làm cho các hoạt động này ỏ làng Diềm mang
màu sắc riêng: tín ngưỡng và lễ hội vừa được nâng cao hơn về tính cộng đồng, lại
vừa thêm tôn nghiêm, sôi động và trữ tình. Chúng tôi sẽ phán tích và trình bày kỹ
hơn về sinh hoạt văn hóa Quan họ làng Diềm trong nội dung chương sau.
Điểm nổi bật, có thẻ xem là đặc trưng của hoạt động tín ngưỡng ỏ làng
Diềm chính là tín ngưỡng thờ nữ thần (thờ mẫu). Việc thờ nữ thần ở làng Diềm
là tín ngưỡng có ý nghĩa đạc biệt quan trọng, chi phối toàn diện mọi hoạt động
tín ngưỡng và cả lễ hội của làng này.
Thực tế, hầu hết các nơi linh thiêng của làng Diềm như đình, chùa, đền
đều có thờ hoặc phối thờ nữ thần. Chùa Hưng Sơn thờ Phật nhưng nguyên thủy là
thờ Vua Bà, đình Diềm thờ Thánh Tam Giang và Vua Bà, đền Cùng thờ công
chúa Ngọc Dung, Thuỷ Tiên, đền Vua Bà thờ nữ thần là Thuý tổ Quan họ. Lý
giải về sự độc đáo này có lẽ phải xem xét từ góc độ lịch sử về vị thần Thành
hoàng làng. Từ rất xa xưa. vị thần Thành hoàng làng được người dân tôn kính và
thờ phụng là một nữ thần; đó là đức Vua Bà - người đã có công giúp dân lập
làng, dạy người dán cách thức làm ăn, lao động, sản xuất, ca hát Sau này.
đình mới phối thờ các vị thần khác. Mặt khác, lý giải về việc thờ nữ thần phổ

biến ở làng Diêm còn do dấu ấn của lịch sử phát triển xã hội nói chung.Làng
Diềm vốn là một trong những làng Việt cổ, trong buổi đầu lập làng, định hình
cuộc sống sơ khai, vai trò kinh tế của người phụ nữ đóng vai trò rất lớn. Do đó,
việc người dân tôn quý và thờ phụng nữ thần (đức Vua Bà) thành thần Thành
hoàng làng là điều dễ hiểu.
Bén cạnh việc thờ nữ thần, trong tâm thức người dân làng Diềm còn thờ
Phật, đặc biệt việc tôn thờ đức thánh Tam Giang làm Thành hoàng làng, về sự
tích thánh Tam Giang xin trình bày cụ thể, chi tiết trong phần phụ lục. Nói một
cách vắn tắt, đáy là hai vị nam thần có tên dân gian là Trương Hống và Trương
Hác' là những người có công giúp đỡ nhân dân địa phương trong vùng đánh giặc
Lương giữ yên làng quê, được lịch sử hóa thành nhân thần.
21
11,„ Qự>i, 12/2005
Cjrumj fthuc irony tilth hitat mìn httii Qftait ho - rtìình 7/hi cjhtmh 'dtnujrn
Tóm lại. trong văn hóa tín ngưỡng của người dân làng Diếm vừa thò nữ
thần là thần tự nhiên, thần nước: lại vừa thò nam thần - là nhân thán làm Thành
hoàng. Đây là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa thần và người, giữa trời và đất.
giữa âm và dương, giữa xây dựng và bảo vệ gìn giữ làng qué đế tạo ra các lễ tục
cầu mưa và tạo ra cho quê hương một loại hình sinh hoạt vãn hóa giao duyên
nam nữ độc đáo - vãn hóa Quan họ.
1.2.2. Lễ hội.
Trong lịch sử dán tộc Việt Nam, lễ hội là một hoạt động mang tính phổ
biến và ra đời từ rất sớm. Hầu khắp các tộc người, các vùng làng quê Việt Nam
đều có những lễ hội chung và riêng của mình và hoạt động đó gắn liền với quá
trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dán tộc (58, 1). Sinh hoạt lễ
hội phản ánh khá tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời
sống tám linh, tín ngưỡng tôn giáo của mỗi cộng đồng, mỗi dán tộc, mỗi vùng
miền Trong quá trình tồn tại và phát triển, sinh hoạt lễ hội trở thành một nhu
cầu không thể thiếu của con người và cộng đồng xã hội. Qua thời gian hun đúc
dần dần hoạt động này đã trở thành một hoạt động mang tính vãn hóa trong đời

sống tinh thần nói chung của xã hội.
Ra đời, tồn tại và phát triển trong bối cảnh chung của lễ hội Việt Nam. các lễ
hội của làng Diềm vừa mang những đặc điểm chung của các lễ hội dán tộc nói chung
vừa có những yếu tố riêng của một làng quê Việt cổ giàu truyền thống văn hóa.
Điểm chung của lễ hội làng Diềm cũng mang ý nghĩa ghi công tưởng nhớ
những danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công với quê hương đất nước,
tôn vinh vẻ đẹp quê hương, làng xóm, vun xới sự gắn bó, đoàn kết cộng đồng.
Cũng giống như các lễ hội truyền thống ở các miền quê khác trên đất nước
Việt Nam, các ngày lễ hội làng Diềm cũng là ngày vui chung sum họp. gặp mặt của
người đi xa tụ họp về, của người bản địa long trọng thanh kính tất cả đều hướng về
cái chung của sự cố kết cộng đồng là ý nghĩa trung tâm của từng lễ hội cụ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh nét chung, các lễ hội làng Diềm còn mang sắc thái
riêng độc đáo. Đó là sự phong phú của các lễ hội và đặc biệt hơn nữa là trong các
lễ hội của làng đều diễn ra hoạt động sinh hoạt văn hóa Quan họ - một sinh hoạt
văn hóa tiêu biểu nhất của vùng quê giầu truyền thống này. Cụ thể, theo thứ tư
thời gian, làng Diềm trong một nãm có 4 lễ hội chính sau:
©. Hội chùa Hưng Sơn diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng.
22
7(>à Qloi, 12/2005
yjrantj phụt- trout/ sinh hnạt mìn htui Quan hr) r&hik Í7 hi <7hanh Jfmụỉu
©. Hội đền vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ. tổ chức vào hai ngày 6 - 7 tháng 2
âm lịch.
©. Hội đền Cùng (còn gọi là hội Tát Giếng), tổ chức vào tiết thanh minh mồng 3
tháng 3 âm lịch.
Hội đình Diềm tổ chức vào hai ngày 6 - 7 tháng 8 ám lịch.
Ngoài ra, không định kỳ hàng năm, nhưng những khi hạn hán láu ngày,
người làng Diềm lại tổ chức lễ hội cầu đảo. còn gọi là lễ hội cầu mưa (hay cấu
mùa). Các lẽ hội này sẽ được đề cập cụ thể trong chương hai.
Nhìn chung, các lễ hội truyền thống làng Diềm ở một khía cạnh nhất định
là sự tống hòa giữa mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của lòng người với các anh

hùng, danh nhân được tôn thờ tại làng. Lễ hội Diềm vừa là dịp, vừa là nơi hội tụ
sum vầy của bao thế hệ con người làng Diềm và du khách trong niềm vui chung
của một vùng quê ngày càng khởi sắc.
1.2.3. Các loại hình hoạt động văn hóa truyền thống của làng Diềm.
Bên cạnh sinh hoạt vãn hóa Quan họ, sân khấu truyền thống của làng Diềm
còn được phong phú thêm bởi sự góp mặt của các loại hình diễn xướng dân gian khác
tuy mức độ không đặc sắc như Quan họ, nhưng nó vẫn tồn tại như: hát chèo, hát
tuồng, hát ghẹo Đây là những sinh hoạt thuộc về đời sống văn nghệ dân gian của
quần chúng nhân dân địa phương, được diễn ra vào các dịp lễ hội của làng.
- Đời sống văn học dán gian.
Với đặc điểm là một làng Việt cổ, nơi con người đã quấn cư sinh tụ ở đây
rất sớm xung quanh các núi sót và dọc theo các dòng sông thiên nhiên cổ nén
phản ánh đời sổng sinh hoạt hàng ngày thông qua vãn học dân gian là một đãc
điểm nổi bật của con người làng Diềm từ xa xưa. Trong quá trình lịch sử. con
người nơi đáy luôn sáng tạo nên những câu chuyện dán gian, những thần thoai,
những cáu ca dao tục ngữ để phản ánh cuộc sống đấu tranh chống thiên nhiên
khắc nghiệt, cũng như ghi lại trong ký ức lịch sử cuộc sống phong phú của mình.
Vì vậy, nguồn văn học truyện kể dân gian, thần thoại ca dao tục ngữ ở làng Diềm
rất phong phú và đa dạng kể về các vị thần được tôn thờ ở làng và làng có liên
quan; vế sự tích các địa danh, giải thích nguồn gốc tên sông, tên đất, cánh đổng
Mỗi nhân vật, mỗi địa danh đều gắn với một câu chuvện dân gian lý thú.
Trong đó, truyện thần thoại(6) nổi bật với các truyện về đức thánh Tam Giang, về
hai vị thần ở Giếng Ngọc; về Vua Bà.
23
lùù o ụ i, 12/2005

×