1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHĂN VĂN
***********
TRƢƠNG VĂN CƢỜNG
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Ở MỘT XÃ MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Sửu
Hà Nội - 2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Là tác giả của luận văn có tựa đề Các dự án phát triển
và đô thị hóa ở một xã miền núi phía Bắc Việt Nam: Nghiên
cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tôi
xin cam đoan đây là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm
túc của tôi trong khuôn khổ chương trình đào tạo thạc sỹ
chuyên ngành Dân tộc học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội Ngày 20 tháng 12 năm 2011
Ký tên
Trƣơng Văn Cƣờng
4
MC LC
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở KHU
VỰC MIỀN NÚI
7
1.1. Khái niệm và một số vấn đề về đô thị hóa
7
1.1.1. Khái niệm
7
1.1.2. Một số khuynh hướng đô thị hóa
10
1.2. Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
18
1.3. Phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
22
1.3.1. Chính sách phát triển của Nhà nước
22
1.3.2. Các chương trình và dự án phát triển
24
Tiểu kết
29
CHƢƠNG 2: TỔ NG QUAN VỀ XÃ NGHĨ A ĐÔ , HUYỆ N
BO YÊN, TỈNH LÀO CAI
32
2.1. Ngƣời Tày ở xã Nghĩa Đô, huyệ n Bả o Yên, tỉnh Lào Cai
32
2.1.1. Vài nét về người Tày ở Việ t Nam và ở khu vự c m iề n nú i
phía Bc
32
2.1.2. Người Tày ở huyện Bảo Yên và ở tỉnh Lào Cai
37
2.1.3. Người Tày ở xã Nghĩa Đô
42
2.1.4. Vài nét về truyề n thố ng văn hóa Tày ở x Nghĩa Đô
44
2.2. Vùng đất Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
45
2.2.1. Lịch sử vùng đất Nghĩa Đô
45
2.2.2. Điều kiện tự nhiên Nghĩa của x Nghĩa Đô
47
2.2.3. Một số nét chính về kinh tế - x hội x Nghĩa Đô
49
Tiểu kết
52
CHƢƠNG 3: CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Ở X NGHĨA
ĐÔ, HUYỆ N BẢ O YÊN, TỈNH LÀO CAI
54
5
3.1. Chƣơng trình 135
55
3.1.1. Chương trình 135I
55
3.1.1.1. Xây dựng hệ thống cầu
55
3.1.1.2. Nâng cấp các tuyến đường giao thông
60
3.1.1.3. Xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi
67
3.1.1.4. Phát triển sản xuất và đào tạo nghề
67
3.1.2. Chương trình 135II
68
3.1.3.Một số tồn tại hạn chế Chương trình 135
71
3.2. Chƣơng trình 134
73
3.3. Dự án 661 và Dự án 327
74
3.4. Một số dự án khác
75
Tiểu kết
76
CHƢƠNG 4: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở X NGHĨA
ĐÔ, HUYỆ N BẢ O YÊN, TỈNH LÀO CAI
78
4.1. Mục tiêu xây dựng và phát triển khu trung tâm
78
4.2. Quá trình xây dựng khu trung tâm xã Nghĩa Đô
80
4.2.1. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng
80
4.3. Sự hình thành một thị tứ ở khu vực miền núi vùng cao
86
4.3.1. Một trung tâm hành chính, văn hóa và giáo dục
86
4.3.2. Một trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ
87
4.3.3. Sự tập trung dân cư
91
4.3.4. Mộ t số tá c độ ng
102
Tiểu kết
103
Kế t luậ n
104
Tài liệu tham khảo
107
Phụ lục
114
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu
Kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã
thực hiện hàng loạt các chủ trương, chính sách nhằm phát triển khu vực nông
thôn nói chung, khu vực nông thôn miền núi phía Bắc nói riêng nhằm phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Các chính sách phát triển này liên quan đến
nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong luận
văn này, mục đích chính của tác giả là tìm hiểu các về việc thực hiện các dự
án phát triển và quá trình đô thị hóa ở một địa bàn cụ thể, đó là xã Nghĩa Đô,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong hơn một thập kỷ vừa qua. Thông qua
nghiên cứu trường hợp này, tôi hy vọng kết quả của luận văn góp phần nhỏ bé
vào việc làm rõ hơn về việc thực hiện các dự án phát triển và mối quan hệ
giữa phát triển với đô thị hóa ở khu vực nông thôn miền núi.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu đó, nghiên cứu này đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu
cụ thể.
Thứ nhất là về những đặc điểm cơ bản về xã Nghĩa Đô:
- Xã Nghĩa Đô được hình thành từ khi nào? Quá trình phát triển dân số
ở đây diễn ra như thế nào? Có bao nhiêu dân tộc cư trú ở địa bàn này, trong
đó dân tộc nào chiếm đa số, dân tộc nào là thiểu số?
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của các tộc người dựa là gì, dựa vào các
nguồn lực nào, trong đó trồng trọt, chăn nuôi, rừng có vị trí như thế nào?
- Hoạt động kinh tế tại xã Nghĩa Đô có khác hay giống với các xã xung
quanh như thế nào?
2
- Ngoài hoạt động nông nghiệp, người dân có đi làm các nơi khác
không? Nếu đi làm thuê thì chủ yếu đi những nơi đâu và làm những nghề gì là
chủ yếu?
Thứ hai, về các dự án phát triển:
- Sau khi đổi mới, các dự án phát triển được thực hiện và đẩy mạnh ở
Nghĩa Đô từ khi nào? do ai đưa vào? Quá trình triển khai các dự án này diễn
ra như thế nào? Vốn các dự án là bao nhiêu? Những ai được tham gia hoạch
định dự án? Ai không được tham gia hoạch định? Cuối cùng là người dân tiếp
nhận các dự án như thế nào? Hiệu quả các dự án ra sao?
- Các dự án này có tác động như thế nào đến Nghĩa Đô dưới các khía
cạnh khác nhau, chẳng hạn người dân được vay tiền, đầu tư làm ăn như thế
nào? Các dự án trồng keo, quế, chè, dê, nuôi trồng thủy sản, v.v. có giúp cho
các hộ gia đình nâng cao mức sống không?
Thứ ba là về quá trình đô thị hóa ở Nghĩa Đô:
- Ở Nghĩa Đô đã thực sự có một quá trình đô thị hóa chưa?
- Tính đô thị hóa được thể hiện qua những đặc điểm gì?
- Những nhân tố nào đã tác động tới quá trình hình thành đô thị ở đây?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là việc thực hiện các dự án phát
triển và sự hình thành tính đô thị, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa các
dự án phát triển và quá trình đô thị hóa ở một xã miền núi vùng cao trong hơn
10 năm qua, nơi là địa bàn sinh sống của 5 dân tộc: Tày, Hmông, Dao, Kinh
và Nùng. Trên cơ sở nghiên cứu một xã, luận văn này tập trung chủ yếu vào
trung tâm xã Nghĩa Đô, địa bàn nằm trong vùng quy hoạch thị tứ gồm có bản
Nà Đình, một phần bản Nà Khương và một số hộ bản Rịa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
3
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tôi đã tiến hành 03 chuyến nghiên cứu điền
dã dân tộc học tại xã Nghĩa Đô và khảo sát tài liệu thành văn ở huyện Bảo
Yên trong năm 2010. Để thu thập được các tài liệu dân tộc học trên thực địa,
tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu thông thường của nghiên
cứu Nhân học và Dân tộc học, như quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, thống
kê và khai thác các báo cáo, văn bản về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của
tỉnh, huyện, của xã, thôn (bản) được nghiên cứu. Trong thời gian ở Nghĩa Đô,
tôi tập trung quan sát và phỏng vấn những người dân và cán bộ thôn, xã biết
nhiều và liên quan đến hoặc trực tiếp tham gia vào các dự án phát triển và quá
trình đô thị hóa ở địa bàn này. Với sự thâm nhập và hiểu rõ hơn các dự án
phát triển ở địa bàn nghiên cứu, tôi cố gắng lắng nghe những gì người dân,
cán bộ nói và giải thích và tập trung quan sát cuộc sống và hoạt động sống ở
khu trung tâm xã, nơi đã và đang hình thành một „trung tâm đô thị‟ hay thị tứ
của khu vực này. Đồng thời, qua đó, tôi cố gắng đưa tiếng nói của những
người trong và ngoài cuộc để chứng minh một vấn đề có nhiều cách, những
quan điểm diễn giải khác nhau.
4.2. Cách tiếp cận
Một vấn đề quan trọng ở đây là cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Khi
các dự án phát triển đầu tư vào những vùng khó khăn, đã làm thay đổi các
cộng đồ ng tộ c ngườ i và địa bàn được thụ hưởng dự án. Đối với quá trình đô
thị hóa ở một xã vùng cao dưới tác động của các dự án phát triển, cách giúp
chúng ta phân tích và lý giải những biến đổi đó dưới góc độ không gian và
cấu trúc. Nói cách khác, trong luậ n văn này , tôi sử dụng cách tiếp cận không
gian kết hợp với cách tiếp cận cấu trúc để phân tích những nhân tố tác động
của các dự án phát triển đến quá trình đô thị hóa tại địa bàn nghiên cứu. Tiếp
cận không gian là một hướng nghiên cứu quan trọng để nhận diện quá trình
4
đô thị hóa ở Nghĩa Đô. Ở đây, tôi muốn chứng minh sự thay đổi không gian
sống ở khu trung tâm của xã Nghĩa Đô. Trong đó, sự thay đổi không sống,
hay hẹp hơn là không gian cư trú được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều chiều,
nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ cấu trúc, nếu chúng ta nhìn nhận quá trình đô thị hóa ở
đây dưới góc độ này thì trong cấu trúc ấy có nhiều yếu tố cấu thành để tạo nên
quá trình đô thị hóa. Nếu ta nhìn toàn bộ dân cư ở Nghĩa Đô như một cấu trúc
tổng thể, cấu trúc dân cư được phân bố theo cấu trúc tập trung, trong đó tập
trung chủ yếu từ các bản di chuyển về khu trung tâm. Đó là sự sắp xếp, phân
loại dân cư thành những bộ phận cấu trúc theo giới tính, lứa tuổi, thành phần xã
hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, dân thành thị, nông thôn,
khu vực sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ). Bên cạnh cấu trúc dân
cư, cấu trúc kinh tế của các hộ gia đình chuyển về khu trung tâm đã có nhiều
thay đổi, dần chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, tính phi nông
nghiệp tăng lên, hoạt động nông nghiệp giảm dần xuống. Bên cạnh sự biến
đổi về cấu trúc dân cư và cấu trúc kinh tế. Sự biến đổi cấu trúc văn hóa – xã
hội cũng biến đổi. Trong đó phân tích tính đa dạng về thành phân tộc người,
sự năng động của nhóm cư dân này đã thay đổi ra sao khi tiếp nhận những
điều kiện tốt hơn, lối sống khác, thông tin cập nhật từ người Kinh, nhất là
những giáo viên, tiểu thương đã và đang sinh sống ở trung tâm xã Nghĩa Đô.
5. Nguồn tài liệu
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng 3 nguồn tài liệu chính.
- Tài liệu nghiên cứu dưới dạng các báo cáo, bài và sách nghiên cứu đã
được công bố hoặc các luận văn, luận án.
- Tư liệu điền dã thu được trong quá trình điền dã ở Nghĩa Đô.
5
- Những tài liệu thành văn dưới dạng các bảng tổng kết, báo cáo, chỉ
thị, văn bản, v.v của các cơ quan chức năng cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương
và sổ nghi chép của các bí thư bản, trưởng bản.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 4 chương. Cụ thể, Chương 1 tổng quan tài liệu nghiên cứu về các dự án
phát triển và đô thị hóa. Chương 2 giới thiệu về địa bàn và cộng đồng được
nghiên cứu, về đặc điểm của người Tày ở Việt Nam và ở Nghĩa Đô, về quá
trình hình thành vùng đất Nghĩa Đô.
Chương 3 mô tả và phân tích về các dự án phát triển ở địa bàn nghiên
cứu. Chương này đi sâu vào tìm hiểu các chương trình, các dự án phát triển đã
được thực hiện ở Nghĩa Đô trong suốt những năm qua, trong đó các hạng mục
đầu tư như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, vay vốn làm ăn, v.v cùng
với đó là khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ và nhân dân. Sự đầu
tư này đã làm thay đổi căn bản hệ thống cơ sở hạ tầng và đời sống kinh tế
người dân nơi đây.
Chương 4 trình bày về quá trình đô thị hóa ở địa bàn nghiên cứu.
Chương này tập trung vào những tác động của các dự án phát triển điển sự
hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách quy hoạch của chính quyền
địa phương nơi đây là nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đây bắt đầu
diễn ra, dù còn ở mức ban đầu. Trung tâm xã Nghĩa Đô trở thành nơi thu hút
dân cư ở các bản trong xã và khắp nơi đến đây định cư và sinh sống. Sự tập
trung này dẫn đến quá trình hình thành một trung tâm thương mại và dịch vụ
ở đây ngày càng phát triển. Sự tập trung dân cư, hình thành khu thương mại
dịch vụ đã ít nhiều tác động đến sự biến đổi cầu trúc nhà cửa, lối sống của
người dân nơi đây, đặc biệt là sự biến đổi trong cấu trúc nhà truyền thống
người mất đi, thay thế vào đó là loại hình nhà mới, nguyên liệu mới.
6
Bản đồ 1: Khu vƣ̣ c miề n Bắ c
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở KHU VỰC MIỀN NÖI
1.1. Khái niệm và một số vấn đề về đô thị hóa
1.1.1. Khái niệm
Đô thị hóa: Đô thị hóa được xem là một quá trình tất yếu trong phát
triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Lịch sử loài người cho
đến nay đã chứng kiến ba cuộc cách mạng đô thị. Cuộc cách mạng đô thị lần
thứ nhất diễn ra từ 8.000 năm trước Công Nguyên, vào thời kỳ đồ đá mới,
khi lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cư kiểu đô thị. Đó là
thành phố Jericho, nằm ở phía bắc biển chất thuộc vùng đất Ixaren ngày nay
với dân số khoảng 600 người. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt đầu từ
giữa thế kỷ XVIII ở Châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ, là hệ quả tất yếu
của quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa từ thời kỳ này [35, tr. 16].
Ngày nay, các nhà khoa học đang nói tới cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba
đang diễn ra ở các nước thuộc thế giới thứ Ba. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ
ba dường như là sự lặp lại cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai, song với những
nét độc đáo bởi các điều kiện không gian và thời gian mới. Đặc điểm nổi bật
xuyên suốt ba cuộc cách mạng đô thị hóa này là: các dòng di cư mạnh mẽ từ
nông thôn vào đô thị, khiến cho tỷ lệ dân đô thị tăng nhanh, số lượng các đô
thị ngày càng nhiều, các đô thị lớn lên, phình to ra, đời sống dân cư mang
tính đô thị nhiều hơn nông thôn, đô thị đang xâm lấn, bành trướng nông thôn
[35, tr.16].
Ở một khía cạnh khác, nếu tiếp cận theo nhân khẩu học và địa kinh tế,
thì đô thị có thể được định nghĩa: quá trình đô thị hóa là sự di cư từ nông
thôn ra thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều số lượng dân cư sống
trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là đô thị [35, tr.17]. Tuy
8
nhiên, nếu chỉ tiếp cận theo góc độ nhân khẩu thì không giải thích hết được
toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như các ảnh hưởng của
nó tới sự phát triển của xã hội hiện tại. Cho nên, đô thị hóa như cần được
hiểu là một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử mang tính chất quy luật trên quy
mô toàn cầu. Khái quát hơn, đô thị hóa được xem là các quá trình tổ chức lại
môi trường cư trú của con người, ở đó bên cạnh dân số, địa lý môi trường
còn có mặt xã hội, một mặt rất quan trọng của vấn đề [35, tr.17]. Ở một góc
nhìn khác, đô thị hóa là cái không rộng lớn, trên đó diễn ra những biến đổi
to lớn và sâu rộng trong đời sống xã hội, đời sống của các cộng đồng nông
thôn và đô thị [35, tr.16]. Như vậy, đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố
dân cư trong xã hội, mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu trong khuôn mẫu
hành vi, ứng xử vốn là những đặc trưng của người dân đô thị, sự lan truyền
lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng nông thôn và trên
toàn xã hội nói chung [35, tr.17].
Do mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện lịch sử, điều
kiện địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội cũng những đặc trưng riêng, hay từ
những góc nhìn khác về quá trình đô thị, nên đô thị và các quá trình đô thị
hóa cũng có những nét khác nhau ở những thời gian và không gian khác
nhau. Ở Việt Nam, đô thị hóa đã và đang diễn ra với những quy mô, hình thức
và tốc độ khác nhau ở các địa bàn khác nhau. Hiện nay, có khá nhiều khái
niệm phản ánh bản chất và biểu hiện cũng như hệ quả cụ thể của đô thị hóa.
Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về quá trình đô thị ở Việt Nam
như là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất , bố trí dân
cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị . Tiền đề cơ bản của đô thị
hóa là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút nhiều nhân
lực từ nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô
thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm tăng sự phát triển giao thông với các
9
vùng nông nghiệp xung quanh và các đô thị khác ; phát triển văn hoá và sự
phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, tiểu thủ
công, trí thức, thương nhân,…Việc đô thị hóa nông thôn có ý nghĩa trực tiếp
nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nông dân, thúc đẩy
sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá và hiện
đại hoá.
Có rất nhiều cách nhìn nhận về đô thị hoá ở Việt Nam , mỗ i nhà nghiên
cứ u lạ i có mộ t quan điể m riêng khi họ khai thá c nhữ ng khí a cạ nh khá c nh au.
Ở đây, tôi muố n đề cậ p đế n nhậ n đị nh củ a GS . Phan Đạ i Doã n. Ông cho rằ ng
“Thị tứ là các tụ điểm kinh tế - xã hội, là một điểm tụ cư, có quy mô bao gồm
cả chợ và phố (hoặc cả bến), có mối liên kết với các trung tâm kinh tế - xã
hội xung quanh. Cấu trúc kinh tế của thị tứ mang tính đa ngành , trong đó
thương nghiệp có một vị trí quan trọng . Hoạt động buôn bán thương nghiệp
này không chỉ được biểu hiện ở chợ , mà còn ở những khu phố cố định hoặc
bến sông,…. đó trao đổi hàng hoá mang tính thị tr ường, các mặt hàng vừa
có nguồn gốc bản địa, vừa có nguồn gốc bên ngoài. Cấu trúc văn hoá xã hội
của thị tứ có những nét khác biệt có với các làng hoặc bản. Xét về nhiều mặt,
thị tứ là một tụ điểm kinh tế - xã hội nhỏ, vừa mang tính nông thôn, vừa
mang tính đô thị, chứa đựng những yếu tố kinh tế - xã hội cần thiết của đô
thị. Sự xuất hen và phát triển của thị tứ được xếp vào phạm trù của quá trình
đô thị hoá” [14, tr.87-113].
Như vậ y, chúng ta có thể coi đô thị hóa là một quá trình tập trung dân
cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối
với sự phát triển của xã hội, sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các
hoạt động phi nông nghiệp, sự phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ cùng
với sự hình thành những lối sống khác với lối sống nông thôn nông nghiệp.
Trong luận văn này, từ những góc nhìn khác nhau về đô thị hoá ở các địa bàn
10
khác nhau, tôi quan niệm đô thị hóa ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai cần được hiểu là một quá trình trong đó tính đô thị được hình thành và
phát triển dưới tác động của các dự án phát triển, chính sách quy hoạch của
Nhà nước và chính quyền địa phương dẫn đến sự phát triển của hệ thống cơ
sở hạ tầng, thu hút dân cư; xuất hiện trung tâm buôn bán – thương mại và
hình thành một trung tâm văn hóa – du lịch, giáo dục, y tế, làm biến đổi
không gian từ không phải đô thị đã bước đầu trở thành đô thị. Hiể u về đô thị
hóa theo cách này giúp tôi phân tích và lý giải về quá trình đô thị hóa ở Nghĩa
Đô dưới tác động của các dự án phát triển của Nhà nước ở khu vực này trong
những năm vừa qua. Đối lập với quá trình đô thị hoá này là một quá trình đô
thị hóa khác được khát sát ở làng Đồng Kỵ, nơi tính đô thị phát triển bởi
trước hết là do những động năng từ bên trong, nghĩa là sự vận động nội tại từ
bên trong cộng đồng làng. Bên cạ nh đó, chính sách và tác động từ bên ngoài
của Nhà nước đã í t nhiề u làm cho quá trình đô thị hóa ở làng Đồng Kỵ gia
tăng mạnh mẽ, chuyển làng thành phố, nông dân thành thị dân.
1.1.2. Một số khuynh hướng đô thị hóa
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nước
ta. Năm 1997, cả nước có 569 đô thị với dân số gần 15 triệu người, chiếm
trên 20% dân số cả nước. Trong đó, có 4 thành phố lớn trực thuộc Trung
ương, 73 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và 495 thị trấn được hình thành
gắn liền với các điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội hợp thành một
cấu trúc không gian tuyến - điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông
và từ Tây sang Đông, dọc theo lưu vực các dòng sông lớn [12, tr.16]. Số liệu
thống kê năm 2009 cho thấy, dân số thành thị nước ta có khoảng 25,5/86,1
triệu dân, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước.
11
Hiện nay, nghiên cứu về các vấn đề đô thị hóa đang được nhiều nhà
khoa học quan tâm, xem xét dưới các góc độ, khía cạnh và địa bàn khác
nhau. Đô thị hóa ở nước ta ngày nay là do kết quả tổng hợp của quá trình phát
triển, sự phân công lao động, hợp tác trong các nền kinh tế - xã hội theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa thúc đẩy cho nông thôn phát
triển thông qua việc tạo ra thị trường tiêu thụ lớn cho nông thôn, thu hút lao
động dư thừa trong nông thôn, cung cấp cho nông thôn các sản phẩm và dịch
vụ có giá trị cao.
Từ khi đổi mới, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng với hội
nhập quốc tế đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Trước đây, trong các giai
đoạn lịch sử thời kỳ trước đổi mới, các đô thị được hình thành và phát triển
chủ yếu nhờ vào chức năng hành chính
1
, hoặc giao thương và một phần do
thủ công nghiệp. Vì thế, các yếu tố đô, thành, xã, trấn, tứ, tức các yếu tố hành
chính, được thể hiện rõ trong các đô thị, thành thị, thị xã, thị trấn, thị tứ. Các
đô thị được hình thành xung quanh trung tâm hành chính. Cho nên, hiện nay
nhiều đô thị được hình thành dựa trên cơ sở đầu tiên là chức năng hành chính
rồi phát triển to và rộng ra xung quanh không gian đó.
Sự phát triển kinh tế đất nước từ khi đổi mới đã và đang làm hình thành
nhiều đô thị với nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, từ các thành phố lớn như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đến các thành phố
nhỏ hơn trực thuộc cấp tỉnh, các thị trấn trực thuộc cấp huyện và nhỏ nhất là
các thị tứ ở cấp độ địa phương (làng, xã) ở một số địa bàn trên cả nước. Từ
đó, chúng ta có thể thấy quá trình đô thị hóa, tính đô thị và đặc trưng của nó
không chỉ được biểu hiện ở cấp độ vĩ mô, tức là ở các thành phố hay trung
1
Đô thị Hội An hình thành không phải do chức năng Hành chính. Hay ở trên thế giới có đô thị
Yokoham ở Nhật Bản cũng là đô thị hình thành từ một làng chài, mà không phải từ chức năng hành
chính.
12
tâm đô thị lớn, mà còn diễn ra ở cấp độ vi mô (cấp địa phương) với những
biểu hiện về tính đô thị ở cấp độ nhỏ, ít đậm nét như các quá trình đô thị hóa
ở các trung tâm đô thị lớn. Có thể nói, các quá trình đô thị hóa đã và đang
diễn ra theo ba hướng chính dưới đây.
Thứ nhất, đô thị hóa theo các tuyến thương mại, dịch vụ, tuyến giao
thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đây là các tuyến thu hút
đầu tư để hình thành các khu công nghiệp và di chuyển hàng hóa, lao động
cũng như phát triển các thị tứ nhằm thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác
nhau (nhà trọ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ sinh hoạt…) tại các vùng nông
thôn ở đồng bằng và miền núi. Các tuyến giao thông đường bộ được xây dựng
ở Tây Nguyên, Tây Bắc và đường Hồ Chí Minh đã thúc đẩy sự hình thành các
thị tứ, thị trấn mới dọc theo các tuyến đường, tuyến quốc lộ.
Ở khu vực miền núi phía Bắc, đô thị hóa do tác động bởi hệ hệ thống
giao thông đường bộ và đường sắt hay sự phát triển của trung tâm hành chính
- chính trị đã tạo nên mạng lưới đô thị ở miền núi phía Bắc. Thật không khó
khi chúng ta thấy sự xuất hiện các đô thị vừa và nhỏ trên các tuyến quốc lộ và
tỉnh lộ ở khu vực này. Một đoạn quốc lộ 1 từ Hà Nội – Bắc Ninh (thị xã Từ
Sơn – thị trấn Lim và thành phố Bắc Ninh); Bắc Giang (thị trấn Vôi huyện
Lạng Giang – thành phố Bắc Giang); Lạng Sơn (thị trấn Hữu Lũng - thị trấn
Đồng Mỏ huyện Chi Lăng và đến thành phố Lạng Sơn).
Quốc lộ 2 Từ Hà Nội đến Vĩnh Phúc (thị xã Phúc Yên đến thị trấn
Hương Canh đến Vĩnh Yên); Phú Thọ (thành phố Việt Trì đến thị trấn Phong
Châu và thị trấ n Đoan Hùng ); Tuyên Quang (từ thị trấn Yên Sơn đến thành
phố Tuyên Quang đến thị trấn Tân Yên huyện Hàm Yên); Hà Giang (thị trấn
Việt Quang huyện Bắc Quang - thị trấn Vị Xuyên - thị xã Hà Giang).
13
Quốc lộ 3 Từ Hà Nội (thị trấn Đông Anh, thị trấn Sóc Sơn); Thái
Nguyên (thị trấn Ba Hàng - Phổ Yên, thị xã Sông Công - thành phố Thái
Nguyên - thị trấn Đu); Bắc Cạn (thị trấn Chợ Mới - thị xã Bắc Cạn - thị trấn
Phủ Thông, Bách Thông - thị trấn Ngân Sơn, huyện Ngân Sơn); Cao Bằng
(thị xã Cao Bằng - thị trấn Quảng Uyên và thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa).
Quốc lộ 6 từ Hà Nội - Hòa Bình (thị trấn Lương Sơn - thị trấn Kỳ Sơn
thành phố Hòa Bình - thị trấn Cao Phong - thị trấn Mường Khến huyện Tân
Lạc - thị trấn Mai Châu); Sơn La (thị trấn Mộc Châu - thị trấn Yên Châu – thị
trấn Hát Lót huyện Mai Sơn - thành phố Sơn La - thị trấn Thuận Châu); Điện
Biên (thị trấn Tuần Giáo và thị xã Mường Lay
2
).
Quốc lộ 70 Bắt đầu từ Đoan Hùng Phú Thọ đi qua Yên Bái (thành phố
Yên Bái) lên Lào Cai (Phố Ràng - thành phố Lào Cai và đi Bát Xát).
Quốc lộ 279 bắt đầu từ thành phố Hạ Long - thị trấn An Châu (Bắc
Giang) đi qua thị trấn Đồng Mỏ , thị trấn Văn Quan và thị trấn Bình Gia tỉnh
Lạng Sơn, sau đó đi qua thị trấn Chợ Rã tỉ nh Bắc Cạn, tiế p đó đi qua thị trấn
Na Hang củ a tỉ nh Tuyên Quang , rồ i đi đế n thị trấn Việt Quang và thị Trấn
Quang Bình thuộc tỉnh Hà Giang, tiếp tục đi qua thị trấn Phố Ràng và thị trấn
Khánh Yên tỉnh Lào Cai, rồi đi qua thị trấn Than Uyên Lai Châu, cuối cùng là
đi qua thị trấn Tuần giáo - thị trấn Mường Ảng - thành phố Điện Biên Phủ rồi
đi qua Lào. Ngoài ra, còn rất nhiều tuyến đường khác nhau cấp quốc lộ, tỉnh
lộ đã tạo nên những đô thị nhỏ như thị trấn, thị tứ, cụm dân cư ở khắp các
vùng miền núi nước ta, đó là những đô thị vệ tinh của những thành phố, thị
xã.
2
Thị xã Mường Lay hiện nay là một thị xã mới, đượ c xây dự ng lạ i hoà n toà n do toà n bộ thị xã phả i
di dờ i từ năm 2004 để phục vụ việc xây dựng thủy điện Sơn La.
14
Nghiên cứu của TS. Trần Hữu Sơn [53, tr.325] và nghiên cứu của Trần
Thùy Dương [19, tr.26] về tác động của tuyến đường sắt đã cung cấp một ví
dụ minh họa cho xu hướng đô thị hóa này. Các tác giả đã cho thấy vai trò của
đường sắt đối với việc hình thành các đô thị dọc theo các tuyến mà con đường
chạy qua. Trong đó, các tác giả phân tích tác động của đường sắt với việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, chuyển biến chức năng đô thị và quá trình di dân ở các
vùng đến đô thị. Trong nghiên cứu này, các tác giả nghiên cứu sự hình thành
đô thị ở vùng Tây Bắc dưới tác động của hệ thống đường sắt, đường bộ và hệ
thống sông cũng là nhân tố tạo nên đô thị.
Trên Tạp chí Dân tộc học, số 2 (2006) tác giả Mạc Đường cho rằng về
sự hình thành không gian đô thị ở khu vực miền núi nước ta chủ yếu được
hình thành trên các tuyến đường quốc lộ huyết mạnh của đất nước, hệ thống
đường giao thông đường bộ, mà trong bài viết này tác giả đã nêu lên hàng loạt
các đô thị ở các cấp độ khác nhau [22, tr.57,58].
Qua khảo sát của các tác giả Bùi Xuân Đính, Tạ Thị Tâm về vai trò của
người Việt đối với đô thị và đô thị hóa ở miền núi vùng Đông Bắc cho thấy
vai trò chủ yếu của người Việt với tỷ lệ vượt trội về tỷ lệ dân cư trong các đô
thị ở miền núi này. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích quá trình hình thành
những đô thị miền núi qua mỗi giai đoạn lịch sử có sự khác biệt nhất định.
Nếu như thời kỳ trung đại, vai trò trung tâm hành chính, quân sự trong việc
hình thành đô thị thì sang giai đoạn cận đại, sự hình thành đô thị là do kết quả
trực tiếp của việc phát triển công nghiệp gắn với việc mở rộng khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp. Sau ngày giải phóng, các đô thị hình thành vẫn dựa
trên yếu tố hành chính, tuy nhiên ở giai đoạn này, ảnh hưởng của việc phát
triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa và sự hình thành hệ thống
giao thông đã tạo nên một hệ thống đô thị dày hơn, trong đó chủ yếu là trung
tâm hành chính của các tỉnh, huyện và xã. Sự hình thành các đô thị vùng
15
Đông Bắc chủ yếu dựa vào chức năng hành chính, cùng với đó là kết quả của
quá trình phát triển công nghiệp hay quá trình phát triển thương nghiệp [21,
tr.10 - 17].
Một nghiên cứu khác của các tác giả Nguyễn Ngọc Nông, Đỗ Thị Lan,
Tạ Thị Thanh Hương năm 2007 về đô thị hóa, phát triển nông thôn và những
tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đã tập trung
vào vấn đề đô thị hóa đã tác động như thế nào đến đời sống của người dân
trên nhiều phương diện [38, tr.18-25]. Các tác giả Trương Mạnh Hùng và
Phan Thị Hương Quế phân tích về vấn đề đô thị hóa tác động đến đời sống
của người dân và môi trường như: mất đất, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nhà
cửa, thay đổi thu nhập và tác động đến môi trường ở thành phố Lào Cai.
Còn TS. Vi Văn An xem xét về đô thị hóa qua trường hợp nghiên cứu
thị trấn La Bảo, huyện Hưng Hóa, Quảng Trị. Trong đó, tác giả đã nhìn nhận
quá trình đô thị hóa diễn ra như một hệ quả tất yếu của việc xây dựng tuyến
đường hành lang kinh kế với con đường 9 (một phần của tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây dài hơn 300km từ Lào đến Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Nói
cách khác, nhân tố chính dẫn tới quá trình hình thành đô thị ở nơi đây chính là
sự hình thành và phát triển của tuyến đường 9 [1, tr.270-280].
Trong một nghiên cứu khác, Pichet Saiphan đã tìm hiểu về quá trình đô
thị hóa ở Điện Biên, nhấn mạnh đến một số ví dụ về vấn đề đô thị - nông
thôn. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng đô thị hóa ở Điện Biên phát
triển do những chính sách của Nhà nước được thực hiện ở khu vực này. Bắt
đầu từ chính sách xây dựng và phát triển nông trường đến các chính sách phát
triển kinh tế thị trường sau đổi mới. Tác giả kết luận, sự biến đổi sau đổi mới
là nguyên nhân chính dẫn tới quá trình đô thị hóa mạnh ở Điện Biên [40,
tr.312-326].
16
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương nghiên cứu về đô thị Hải Phòng đặc
biệt là lịch sử hình thành và phát triển của nó cho rằng đô thị Hải Phòng được
hình thành từ những điều kiện tự nhiên, những biến đổi trong kinh tế - xã hội
cũng như những tác động của chính quyền địa phương đã cho ra đời và lớn
mạnh của đô thị thương cảng này [42, tr.9-107]. Còn tác giả Tạ Thị Hoàng
Vân trong nghiên cứ, xem xét về sự hình thành đô thị Hội An trong lịch sử.
Trong nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh rằng đô thị Hội An được hình thành
do vị trí có hệ thống sông ngòi dày đặc và sự tác động của chính quyền địa
phương lúc đó đã đưa Hội An dần hình thành một đô thị thương cảng [49,
tr.12-171]. Còn ở Nhật Bản, tác giả Masaya Shiraishi cũng cho thấy một vài
nét lịch sử quả quá trình hình thành đô thị Yokoham. Trong công trình nghiên
cứu này, tác giả đã nghiên cứu về sự hình thành đô thị do ý muốn của chính
quyền Edo thông qua chính sách quy hoạch của họ. Yokohama được hình
thành ban đầu với khoảng 90 hộ dân vào năm 1859 đến nay thành phố có
khoảng 3 triệu dân. Đây là một thành thị cảng được chính quyền Edo xây
dựng bằng việc họ xây dựng bến tàu, nhà thuế quan, các khu nhà trọ dành cho
ngoài kiều thuê, xây dựng đường điện, đường sắt,… đã biến Yokoham trở
thành một thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản và là một trong 5 cảng thương
mại quốc tế lớn nhất Nhật Bản từ một làng chài với khoảng 90 hộ dân sinh
sống [55, tr.123-152].
Thứ hai là đô thị hóa theo các vòng tròn (hay vành đai) ly tâm tại các
thành phố lớn. Đây là quá trình đô thị hóa vùng ven đô các thành phố. Tác
nhân là sự phát triển của kết cấu hạ tầng đô thị cũng như lối sống từ trung tâm
tỏa ra bốn hướng ven đô, đặc biệt là sự phát triển của các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ. Việc hình thành các vành đai thể hiện xu hướng phát triển đô thị theo
những vòng tròn ly tâm song vẫn quy tâm về trung tâm thành phố.
17
Thành phố Hà Nội là trung tâm tỏa đi các đô thị hạt nhân thị xã Sơn
Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Sóc Sơn - Xuân Hòa - Phúc Yên.
Vùng Đông Bắc lấy thành phố Thái Nguyên làm trung tâm thì các đô thị
xung quang như thị xã Bắc Cạn - thị xã Cao Bằng - thị xã Lạng Sơn - thị xã Bắc
Giang - thị trấn Phổ Yên cùng với đó là hoàng loạt các đô thị nhỏ cấp huyện (thị
trấn) đặt tại trung tâm hành chính các huyện.
Vùng Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang thì có
thành phố Việt Trì làm trung tâm, các đô thị xung quanh như thị xã Lào Cai - thị
xã Yên Bái - thị xã Hà Giang - thị xã Tuyên Quang và các đô thị cấp huyện (thị
trấn).
Vùng Tây Bắc thị xã Hòa Bình là thành phố trung tâm vùng, hai đô thị
xung quanh là thị xã Điện Biên Phủ và thị xã Sơn La và các đô thị trung tâm cấp
huyện và khu vực.
Các nghiên cứu theo hướng này cho thấy các quá trình mở rộng của khu
đô thị sang vùng ven đô. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sửu cho thấy các
tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm chuyển đổi không gian
sống và các hoạt động sinh kế của người nông dân ở một làng ven đô Hà Nội.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu và phân tích quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa đã tác động đến sự biến đổi một làng ven đô về trên
nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó nổi bật là vấn đề mất đất dẫn đến người dân
chuyển đổi sinh kế từ người nông dân thuần túy sang làm các nghề khác như xe
ôm, đi buôn, mở cửa hàng buôn bán, [51, tr.1-17].
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Sửu với Chu Thu Hường cung cấp
một ví dụ khác về sự biến đổi không gian ở một làng ven đô ở tỉnh Bắc Ninh. Ở
nghiên cứu này, các tác giả cho thấy quá trình đô thị không chỉ là sự mở rộng
sang vùng ven đô dưới tác động của các chính sách Nhà nước từ bên ngoài mà
trước hết là từ bên trong nội tại cộng đồng. Những nguyên nhân đó dẫn tới quá
18
trình đô thị hóa ở nơi đây, từ đó dẫn tới sự biến đổi không gian cư trú, không
gian canh tác, không gian thiêng… của một làng ven đô [52, tr.307-323].
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Hương về làng Khương Hạ với quá
trình đô thị hoá (từ truyền thống đến hiện đại) nhấn mạnh đến quá trình đô thị
hóa ở một làng xưa kia trong suốt một thời gian dài về quá trình chuyển đổi từ
làng lên phố, phường [26, tr.7-116]. Nghiên cứu của Cao Thị Nhàn cũng cho
thấy quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm của các hộ gia
đình nông dân ở một làng ven đô, mà tác giả nhấn mạnh tới thực tế những người
dân bị mất đất cuối cùng trở nên bị thất nghiệp. Một số công trình khác nghiên
cứu về đô thị như Mạc Đường, 2002 Dân tộc học đô thị và vấn đề đô thị hóa.
Trần Ngọc - Trần Văn Chử (đồng chủ biên), về Đô thị hóa và chính sách phát
triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cũng nhấn mạnh
đến khuynh hướng đô thị hóa này.
Thứ ba là khuynh hướng đô thị hóa theo hướng hình thành các đô thị nhỏ
ở dưới hình thức các thị tứ hay các trung tâm buôn bán, công nghiệp và dịch vụ
các vùng nông thôn cách xa thành phố lớn dưới tác động của các chính sách của
Nhà nước hay trên cơ sở các nhu cầu nội tại của các cộng đồng địa phương. Tài
liệu nghiên cứu về khuynh hướng đô thị hóa này còn ít, vì thế nghiên cứu của tôi
có thể được coi là một đóng góp không chỉ về tài liệu dân tộc mà còn là một
điểm chấm làm rõ hơn những hiểu biết của chúng ta về quá trình đô thị hóa theo
hướng này ở khu vực miền núi các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.
2.2. Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam
của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông
Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Là khu vực có khí hậu đa
dạng, địa hình phức tạp nhất nước, với những dãy núi cao , sông dốc, các thung
lũng nhỏ. Dân số toà n vù ng là 11.095.200 ngườ i. Đây là địa bàn cư trú của 29
19
dân tộc, phân bố trên 15 tỉnh, trong đó có khoảng 7,5 triệu là người dân tộc thiểu
số. Những dân tộc có số lượng dân cư đông như Tày, Nùng và H‟mông chủ yếu
tập trung ở khu vực Đông Bắc, trong khi người Thái, Mường chủ yếu tập trung ở
khu vự c Tây Bắc. Cùng với đó, ở trung tâm các tỉnh, huyện là nơi tập trung chủ
yếu của người Kinh. Hiện nay khu vực trung du và miền núi phía Bắc có 15 tỉnh
thành, dân số 11095,2 nghìn người (năm 2009), đông nhất là tỉnh Bắc Giang có
1560,2 nghìn người, ít nhất là Bắc Cạn có 295,3 nghìn người. Với vị trí địa lí đặc
biệt, giáp với Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường
ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn , Lào Cai và
Móng Cái. Phần miền núi phía Bắc Việt Nam gần đến 4/5 diện tích là đồi núi ,
phần còn lại là các đồng bằng châu thổ và duyên hải do nhiều con sông bồi đắp
lên đượ c thể hiệ n trong nghiên cứu của Lê Bá Thảo đã giới thiệu cho chúng ta có
cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư của
các vùng miền trên cả nước [56, tr.532].
Bảng 1.1: Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn trên các vùng nước ta
Đơn vị tính: Người
Khu vực
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Trung du và miền núi phía Bắc
11.053.590
1.753.711
9.299.879
Đồng bằng sông Hồng
19.584.287
5.739.684
13.844.603
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
18.835.154
4.539.571
14.305.583
Tây Nguyên
5.115.135
1.444.835
3.670.300
Đông Nam Bộ
14.076.361
8.043.806
6.023.555
Đồng bằng sông Cửu Long
17.191.470
3.925.289
13.266.181
Tổng
85.846.997
25.436.896
60.410.101
20
Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Điều tra
Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr.3
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy sự chênh lệch lớn về sự phân bố giữa
nông thôn ở nước ta là 29,63% và thành thị 70,37% dân số. Trong đó tỷ lệ
giữa các vùng miền cũng có sự khác biệt. Nếu chỉ tính riêng dân thành thị, thì
khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân thành thị cao nhất (chiếm 31,62% dân
thành thị cả nước), thấp nhất là khu vực Tây Nguyên (chiếm 5,68% dân thành
thị cả nước), sau đó là khu vực miền núi phía Bắc (chiếm 6,89% dân thành
thị) và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 15,43% dân thành thị cả
nước).
Nếu tính theo nội bộ thì khu vực Đông Nam Bộ cũng vẫn là nơi có dân
thành thị cao nhất là 8.043.806/14.076.361 người (tức dân thành thị chiếm
57,14% dân trong vùng), thấp nhất là khu vực miền núi phía Bắc
1.753.711/11.053.590 người, (chiếm 15,87% dân số toàn vùng).
Xét về mặt dân số học tộc người, các dân tộc chiếm đa số như dân tộc
Tày sống chủ yếu ở Đông Bắc 1.626.392 người (năm 2009), dân tộc Nùng:
968.800 người; dân tộc Thái: 1.550.423 người chủ yếu ở Tây Bắc, dân tộc
H‟mông: 1.068.189 người ở gần như khắp nơi trên đỉnh núi cao , dân tộc
Mường: 1.268.963 người người sống ở khu vực Hòa Bình - Thanh Hóa - Phú
Thọ, các dân tộc khác chỉ có mỗi dân tộc vài vạn người, thậm chí vài nghìn
hoặc vài trăm người sinh sống ven biên giới Việt - Trung và biên giới Việt
Lào hoặc sống xen kẽ với các dân tộc khác. Các dân tộc có dân số tương đối
lớn đều sông xen kẽ với nhau từ độ cao 700m trở xuống [56, tr.360], còn trên
các vùng núi cao là địa bàn cư trú của dân tộc Dao có dân số 751.067 người;
từ trên 1000m là dân tộc H‟mông, người Xinh Mun: 23.278 người; Hà Nhì:
21
21.725 người; Kháng: 13.840; Phù Lá: 10.944 người; La Hủ: 9.651; La Ha:
8.177 người; Cống: 2.029 người và một số dân tộc ít người khác
3
.
Xét về thành phần cư dân ở khu vực này, nhóm Tày, Nùng, Thái,
Mường chủ yếu sinh sống ở những thung lũng mầu mỡ, vùng đất bằng phẳng,
thì người Dao, H‟mông, Kháng, La Ha, Xinh Mun, Phù Lá, La Hủ, Cống, Si
La,… lại chủ yếu sinh sống ở trên những sườn đồi, núi cao. Còn tại các trung
tâm tỉnh, huyện, các nông trường là sự hiện diện của phần lớn người Việt
(duy chỉ có thị xã Sơn La có một bộ phận lớn người Thái). Các cộng đồng dân
cư này trải qua một quá trình lịch sử lâu đời đã và đang sinh sống xen kẽ với
nhau. Chính vì thế, đây là khu vực đã được rất nhiều các nhà khoa học trên
các lĩnh vực đã tiến hành nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó
có thể thấy các vấn đề chủ yếu được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Xét về phương diệ n kinh tế , khu vực này là địa bàn cư trú của nhiều
cộng đồng dân tộc có trình độ phát triển kinh tế còn kém, nền kinh tế chủ yếu
dựa vào hoạt động nông nghiệp nương rẫy và ruộng nước, nền kinh tế chủ yếu
là tự cung, tự cấp và dựa vào khai thác tư nhiên, hầu như chưa biết nhiều đến
kinh tế thị trường (như các dân tộc Cống, La Hủ, Phù Lá, Kháng,…). Một số
dân tộc khác như người Tày, Thái, Nùng, Mường,… có nền kinh tế phát triển
hơn, song vẫn cò n khoả ng cá ch khá xa so với sự phát triển của người Kinh ở
khu vực đồng bằng. Bên cạnh đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thì đời
sống văn hóa - xã hội của các cư dân sinh sống trên địa bàn miền núi phía Bắc
còn nhiều luật tục lạc hậu, cổ hủ, không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội chung của đất nước.
3
Tác giả đã đến khu vực sinh sống người Xinh Mun ở huyện Điện Biên Đông, người Kháng ở xã
Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai, người Phù Lá ở huyện Sìn Hồ, người La Hủ và người Cống ở xã
Nậm Khao, huyện Mường Tè và người La Ha ở xã Ít Ong, huyện Mường La.