Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR
ƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ LÊ





ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
(1968-1990)







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ











HÀ N
ỘI – 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LÊ



ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
(1968-1990)



Chuyên ngành: Dân t
ộc học
Mã s
ố: 60 22 70





LU
ẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ





NG
ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH








HÀ N
ỘI – 2010
MỤC LỤC

DẪN LUẬN

6
1. Cơ sở khoa học của đề tài…………………………………………


6
2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………. 10

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu…………………

15
4. Cấu trúc luận văn……………………………………………………

18
Chương 1. MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TẬP QUÁN DU CANH DU CƯ
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ…………………………………


20
1.1. Một số đặc điểm miền núi phía Bắc Việt Nam …………….

20
1.2. Tập quán du canh du cư của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía
Bắc………………………………………………………………….


25
1.3. Thực trạng du canh du cư và bước đầu thực hiện định canh định cư ở
miền núi phía Bắc trước 1968……………………………………………


32

Tiểu kết chương 1…………………………………………………………


37
Chương 2. CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI
LIỆU LƯU TRỮ……………………………………………………

38
2.1. Quan điểm của các nhà làm chính sách về nền kinh tế nương rẫy du
canh…………………………………………………………………………

38
2.2. Định canh định cư như một chiến lược phát triển miền núi


44
2.3. Nghị quyết 38/CP và nội dung cuộc vận động ĐCĐC

47
2.4. Tổ chức bộ máy thực hiện định canh định cư


54
Tiểu kết chương 2…………………………………………………………
58

Chương 3. THỰC HÀNH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ Ở MIỀN NÚI PHÍA
BẮC (1968-1990) …………………………………………………

60
3.1. Định canh định cư từ lí thuyết đến thực hành ………………………

60

3.2. Làng định cư tập trung như một mô hình chủ đạo của chiến lược định

65
3.3.Mô hình kinh tế lúa nước và phương thức sản xuất mới


71
3.4.Dịch vụ xã hội ở vùng ĐCĐC


79

3.5. Kết quả định canh định cư và một số vấn đề tồn tại



83
3.6. Ba thế mạnh của miền núi và vấn đề lương thực của người dân
ĐCĐC……………………………………………………………………….

103
Tiểu kết chương 3……………………………………………………………

108
KẾT LUẬN………………………………………………………………

109













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CNXH Chủ nghĩa xã hội
-
ĐCĐC Định canh định cư
-
ĐCDC Định canh du cư
- DCDC Du canh du c
ư
- H
ĐBT Hội đồng Bộ trưởng
- H
ĐND Hội đồng Nhân dân
- HTH H
ợp tác hóa
- HTX H
ợp tác xã
- KTM Kinh t
ế mới
- KT-XH Kinh t
ế – Xã hội

- NQ Ngh
ị quyết
- Nxb Nhà xu
ất bản
- PTNT Phát tri
ển nông thôn
- UBHC
Ủy ban Hành chính
- UBND
Ủy ban Nhân dân

Cách ghi chú kí hiệu văn bản lưu trữ được trích dẫn:
Cách ghi chú tài liệu văn bản lưu trữ được trích dẫn theo thứ tự : Phông, Số hồ sơ,
Số hiệu, Trang số.
Ví dụ: PTT.1796.1: 5 (Phông Phủ Thủ Tướng, số hồ sơ: 1796. Số hiệu 1, trang số 5)





DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP
BẢNG Trang

Bảng 1.1. Diện tích các bậc độ cao ở miền Bắc Việt Nam 22

Bảng 1.2. Dân số các dân tộc ở miền núi phía Bắc 23-24

Bảng 1.3. Số người DCDC tại các tỉnh miền núi phía Bắc trước 1968 33



Bảng 1.4. Dân số và địa bàn thuộc diện vận động ĐCĐC năm 1968 tại
17 tỉnh phía Bắc
35-36


Bảng 3.1. Các giai đoạn thực hiện chính sách ĐCĐC ở Việt Nam 63-64

Bảng 3.2: Công trình thủy lợi của Nhà nước đã hoàn thành và đưa vào
sử dụng
74-75

Bảng 3.3. Phát triển chăn nuôi gia súc ở miền núi phía Bắc từ 1976 –
1990
78

Bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh đi học so với dân số của dân tộc mình (%) 80

Bảng 3.5: Tình hình diễn biến số học sinh của sáu tỉnh biên giới qua
một số năm học
80

Bảng 3.6: Kết quả thực hiện ĐCĐC đến 1990 vùng cao phía Bắc 85-86

Bảng 3.7: Số người ĐCĐC qua các năm 1965 – 1983 88

Bảng 3.8: Kết quả công tác chỉ đạo thực hiện phương án ĐCĐC từ
1968 đến 1971
89

Bảng 3.9: Tình trạng số người còn Du canh du cư và Định canh du cư

theo thành phần dân tộc năm 1971
90

Bảng 3.10: Sự phát triển của nương rẫy ở Tây Bắc trong thời gian 30
năm (1960-1989)
92

Bảng 3.11: Số lượng người Kinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc qua
ba cuộc điều tra dân số

99

Bảng 3.12: Tỉ lệ diện tích rừng theo vùng tính đến năm 1990

102

Bảng 3.13: Tình hình sử dụng trợ cấp lương thực của Nghệ An (1968 – 106

1976)
HỘP

Hộp 1.1. Thực trạng đời sống người dân DCDC và mong muốn thực
hiện ĐCĐC qua báo cáo của lãnh đạo địa phương
33-34

Hộp 2.1. Tình trạng DCDC ở đồng bào Dao trước khi thực hiện ĐCĐC

40

Hộp 2.2. Sự yếu kém của Ban chỉ đạo ĐCĐC 58


Hộp 3.1. Tiếng nói của người dân không muốn xuống núi 66

Hộp 3.2. Tiếng nói của người dân không muốn xuống núi 2 66-67

Hộp 3.3. Quá trình chuyển đồng bào xuống thấp 68

Hộp 3.4. Những khó khăn khi người dân xuống núi thực hiện ĐCĐC 69

Hộp 3.5. Khó khăn của đồng bào miền núi khi làm ruông nước 72

Hộp 3.6. Việc xây dựng HTX ở các vùng thực hiện ĐCĐC 94

Hộp 3.7: Những lo lắng của người dân trước việc thực hiện phát huy
ba thế mạnh miền núi, xem nhẹ lương thực.
103-104

Hộp 3.8. Việc khó khăn trong giải quyết lương thực ở miền núi Nghệ
An
105-106












\

DẪN LUẬN
1. Cơ sở khoa học của đề tài
Định canh định cư là một chương trình của Nhà nước Việt Nam hướng tới
các cộng đồng cư dân còn thực hành nông nghiệp nương rẫy du canh ở miền núi.
Các tài liệu khoa học cho thấy cho đến gần đây ở Việt Nam vẫn còn tới 50 trên tổng
số 54 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi thực hành nông nghiệp nương
rẫy, trong đó tỉ lệ người tham gia loại hình trồng trọt này ở mỗi nhóm tương đối
khác nhau, chẳng hạn ở người Tày là 7% cư dân, 16% người Nùng, 45% người
Thái và gần như 100% dân số của các dân tộc thiểu số còn lại với những mức độ
khác nhau (Đỗ Đình Sâm, 1994). Nhìn chung, số người tham gia loại hình nông
nghiệp nương rẫy thường thay đổi theo từng giai đoạn trong lịch sử nhưng tổng số
người được xem là đối tượng của công cuộc định canh định cư ở miền núi Việt
Nam dao động trong khoảng trên dưới 3 triệu người (Đỗ Đình Sâm, 1994; Nguyễn
Văn Chính, 2005), và có mặt trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta với
những đặc thù riêng.
1


Chương trình Định canh Định cư (từ đây viết tắt là ĐCĐC) được xem là một
trong những chủ trương lớn và sớm nhất trong công cuộc sắp xếp và quản lí đất
nước của các quốc gia có những nhóm người thường xuyên di chuyển bởi nhiều lí
do ẩn chứa trong đó (Scott, James C, 2000). Nhà nước Việt Nam cũng không nằm
ngoại lệ. Tùy theo những hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà Việt Nam đặt mối quan
tâm và mục tiêu nhất định cho vấn đề này. Trong bốn thập kỉ qua, ĐCĐC luôn được
xem là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển ở
vùng núi của Chính phủ Việt Nam, bởi nó được kì vọng sẽ giúp Nhà nước thực hiện
các mục tiêu quốc gia như ổn định sản xuất và đời sốngcủa đồng bào dân tộc còn

du canh du cư; bảo vệ môi trường sinh thái miền núi; cũng như đảm bảo an ninh
quốc phòng. Nghị quyết 38/CP (12/3/1968) của Hội đồng Chính phủ được xem như

1
Xem Đỗ Đình Sâm, 1994
một mốc chính thức bắt đầu cho chương trình đi vào hoạt động rầm rộ với qui mô
rộng lớn ở miền Bắc Việt Nam, và từ sau năm 1975 mở rộng trên phạm vi toàn
quốc, với trọng trách to lớn là thực hiện thành công những kế hoạch phát triển đất
nước của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời đại mới.

Vấn đề ĐCĐC trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, đã thu hút được
sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhìn lại các
nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam, ta thấy có hai khuynh hướng tương đối nổi
bật. Nhóm thứ nhất chủ yếu tập trung quan sát và mô tả nền kinh tế nương rẫy như
một hệ thống canh tác của các cư dân miền núi và tìm hiểu những đặc điểm văn hóa
– xã hội của các cư dân gắn với hệ thống canh tác này. Có thể nói hầu hết các mô tả
về nền kinh tế du canh, các tập quán, kinh nghiệm sản xuất và nghi lễ liên quan đều
do các nhà dân tộc học thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu điền dã. Nhóm
thứ hai có khuynh hướng nhấn mạnh vào những quan tâm đến chính sách phát triển,
chủ yếu là đề xuất chính sách và xây dựng mô hình để hạn chế kinh tế du canh và
phát triển mô hình định canh định cư. Các nghiên cứu thuộc về nhóm này chủ yếu
do các nhà hoạch định chính sách, kinh tế môi trường và nông nghiệp thực hiện.
Điều đáng lưu tâm là hai khuynh hướng nghiên cứu này ít khi thừa hưởng thành quả
nghiên cứu của nhau, hay nói cách khác, họ ít khi làm việc cùng nhau để xây dựng
một chính sách có tính tổng thể. Có lẽ đây cũng là lý do tại sao những kiến thức về
kinh tế nương rẫy du canh lại được hiểu khác nhau bởi các nhóm nghiên cứu khác
nhau, và do đó, các chính sách được đề xuất thường phiến diện. Hầu hết các nghiên
cứu này đều đã từng sử dụng hoặc trích dẫn các nguồn tài liệu văn kiện, chính sách
hay báo cáo làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên cho đến nay chưa có
một phân tích nào tập trung vào nguồn tài liệu lưu trữ vô cùng phong phú để hiểu

được quá trình ĐCĐC đã diễn ra thế nào trên một phạm vi không gian và thời gian
rộng lớn hơn. Vì vậy, trong luận văn này tôi mong đợi sẽ lần giở lại các nguồn tài
liệu lưu trữ liên quan tới ĐCĐC ở Việt Nam trong mấy thập kỷ qua để cố gắng tiếp
cận một nguồn tài liệu còn chưa được khai thác với hy vọng mang lại một vài nhận
thức mới về ĐCĐC. Các tài liệu này bao gồm cả văn kiện chính sách của các cơ
quan nhà nước các cấp liên quan đến việc chỉ đạo chiến lược ĐCĐC, báo cáo của
các bộ, ngành và các cấp chính quyền về việc thực hiện và những vấn đề nảy sinh
trong quá trình ĐCĐC ở các địa phương.

Bằng việc tiếp cận chương trình ĐCĐC từ nguồn tài liệu lưu trữ, nghiên cứu
này về có những khác biệt nhất định so với các nghiên cứu đã có về chủ đề ĐCĐC
chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát và thu thập thông tin từ thực địa. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đặt vấn đề tiếp cận nguồn tài liệu văn bản hiện đang được
lưu trữ tại Cục Lưu trữ Nhà nước về ĐCĐC trên cơ sở tham khảo, đối chiếu và so
sánh với các tài liệu mô tả dân tộc học và mô hình ĐCĐC của các nhà làm chính
sách. Cách tiếp cận này có những lợi thế và cũng đặt ra những thách thức phải được
vượt qua. Trước hết về mặt thuận lợi, các nguồn tài liệu hiện có vô cùng phong phú.
Nó cho phép nhìn lại ĐCĐC trong một quá trình ở tầm vỹ mô, từ quá trình xây
dựng, hoàn thiện chính sách, mô hình định canh định cư, đến quá trình thực hiện và
những vấn đề phát sinh trong khi thực hiện ĐCĐC ở các cấp địa phương. Thứ hai,
đây là một nguồn tài liệu chưa được khai thác một cách hệ thống. Mặt khác, nguồn
tài liệu lưu trữ từ trước tới nay rất ít khi được giới nghiên cứu nhân học khai thác.
Một số văn bản lẻ tẻ từ các nguồn khác nhau thường được trích dẫn trong một số
nghiên cứu nhưng chưa có một nghiên cứu nào xử lý nguồn tài liệu lưu trữ về
ĐCĐC như một đối tượng thu thập và phân tích thông tin để hiểu về ĐCĐC ở quy
mô không gian và thời gian tương đối rộng lớn trong vài thập kỷ. Hơn nữa, các mô
tả dân tộc học đã có về chủ đề này thường chỉ tập trung vào một địa phương, một
cộng đồng dân cư hay một nhóm tộc người nhất định. Nguồn tài liệu lưu trữ cho
phép nhìn công tác ĐCĐC trên một không gian rộng lớn và một khoảng thời gian
đủ để đạt được hiểu biết có tính hệ thống và tổng thể hơn, mặc dù rằng lưu trữ

không phải bao giờ cũng lưu đủ báo cáo hàng năm của tất cả các tỉnh và các năm.

Tuy nhiên, tiếp cận nhân học từ các nguồn tài liệu lưu trữ cũng đặt ra những
thách thức. Trước hết, hệ thống báo cáo và lưu trữ tài liệu về ĐCĐC của Việt Nam
không đầy đủ. Như chúng ta biết, thời kì công tác ĐCĐC được phát động chính là
lúc đất nước đang đối mặt với các cuộc chiến tranh. Do đó có những thông tin được
báo cáo và được đưa vào hệ thống lưu trữ nhưng cũng có nhiều thông tin không
được đưa vào lưu trữ hoặc đã thất lạc. Bên cạnh những báo cáo ở các địa phương,
các ban ngành có thể bị mất mát, nhiều tài liệu cũng không được lưu trữ đầy đủ do
hệ thống quản lí và thực hành thay đổi thường xuyên. Điều này khiến cho nguồn tài
liệu này không phải là hoàn toàn có tính hệ thống. Hơn nữa, cần phải nhận thấy
rằng độ tin cậy của các báo cáo này cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen đề cao thành
tích của các cơ quan ban ngành hoặc chưa có đủ điều kiện điều tra khảo sát theo
một phương pháp khoa học nên các báo cáo này còn nặng về cảm tính, ước lượng,
gây khó khăn cho giám định và phân tích định lượng. Tuy vậy, đây vẫn là nguồn tài
liệu duy nhất còn lại phản ánh tương đối đẩy đủ và có tính thời sự nhất về một thời
kì lịch sử đã qua của chương trình ĐCĐC. Vì vậy, chúng tôi tin rằng tài liệu lưu trữ
là một nguồn tài liệu có thể bổ sung cho các nghiên cứu thực địa tiến hành trên quy
mô địa phương hay nhóm tộc người để đạt được hiểu biết toàn diện hơn về quá trình
định canh định cư ở miền núi Bắc Việt nam.

Có thể nói rằng tài liệu lưu trữ là một nguồn tài liệu gốc quan trọng. Hầu
hết các báo cáo đều phản ánh thực tiễn ngay đang xảy ra ở các cấp thực hiện ĐCĐC
từ các cơ quan chính phủ đến các địa phương và được lưu trữ thu thập và đưa vào
hệ thống lưu giữ. Tài liệu này giúp chúng ta hiểu được những gì đã diễn ra trong
quá khứ, những thảo luận, tranh luận, thay đổi và chỉ đạo về định canh định cư,
nhưng cũng bao gồm cả các phản hồi ở tầm địa phương trong quá trình thực hiện.
Mặc dù mức độ tin cậy không phải là tuyệt đối nhưng đó là nguồn tài liệu sống
động và phong phú, có tính lịch sử, giúp tái hiện lại được một thời kì đã qua. Những
tài liệu này cho thấy những gì đã xảy ra và cái cách mà các bên tham gia vào

chương trình lúc đó nhìn nhận vấn đề như thế nào.

Trọng tâm của nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
1) Cơ sở lí luận của Chính sách Định canh Định cư ở miền núi Việt Nam là
gì? Nó được xây dựng và phát triển trên cơ sở lí luận nào và tại sao các nhà làm
chính sách phát triển của Việt Nam lại xem chính sách Định canh Định cư là một
chương trình cấp thiết và quan trọng đối với phát triển ở miền núi?
2) Nội dung chủ yếu của chính sách Định canh Định cư bao gồm những vấn
đề gì? Bản chất của Định canh Định cư là gì: Đó là một chương trình phát triển
miền núi, cải tạo xã hội có tính nhân văn của nhà nước hay còn có những ngụ ý thực
tiễn khác như các nhà khoa học nước ngoài thường phân tích?
3) Chương trình ĐCĐC được thực hành như thế nào? Những vấn đề gì đặt ra
trong quá trình thực hiện và phản hồi của người dân và các cấp chính quyền về
chính sách này như thế nào? Các mô hình ĐCĐC được vận dụng ở các địa phương
như thế nào và mức độ thành công của các mô hình này được các địa phương báo
cáo như thế nào? Quá trình thực hiện ĐCĐC trong thời kỳ kinh tế tập thể đã để lại
những bài học gì cho công tác xây dựng chính sách phát triển miền núi hiện nay?
2. Lịch sử nghiên cứu
ĐCĐC từ những thập kỉ 60 của thế kỉ 20 đã được xem là một trong những
vấn đề cấp bách của Chính phủ Việt Nam trong chương trình phát triển miền núi.
Đã có rất nhiều các bài báo, báo cáo, đầu sách và các hội nghị được tiến hành bàn
luận về vấn đề này trong suốt vài thập kỉ qua. Trong những năm 60 đến 90 của thế
kỉ 20, hầu hết các nghiên cứu đều có xu hướng nhận xét rằng nông nghiệp nương
rẫy là một loại hình nông nghiệp nguyên thủy và sự tồn tại của loại hình nông
nghiệp này là điều không thể chấp nhận được bởi những tác động tiêu cực của nó
lên đời sống người dân và cả môi trường tự nhiên. Đặng Nghiêm Vạn là một trong
những nhà dân tộc học có những nghiên cứu tương đối sớm về vấn đề này. Trong
một bài viết năm 1975, ông cho rằng:
“…nhiều tác giả đã ca ngợi hình thức canh tác nương rẫy là hình thức thích
hợp với một số cư dân nhất định trong điều kiện trình độ kinh tế thấp kém và có thể

tồn tại mà không phá hoại sự cân bằng đời sống của rừng, tức là không dẫn đến
việc hủy diệt môi trường sống. Thực ra, đối với các cư dân điển hình cho hình thái
canh tác nương rẫy này, do có nhiều kinh nghiệm nên có thể trụ lâu ở một nơi. Song
họ không thể từ đời này qua đời khác ở yên một chỗ vì dân số tăng và vì qua nhiều
lần quay vòng rừng không tránh khỏi dần suy thoái và cuối cùng cũng trở thành
mảnh đất không thể trồng trọt được” (1975: 11-12)

Những phân tích của Đặng Nghiêm Vạn đã được chấp nhận một cách rộng
rãi và thậm chí nó có ảnh hưởng sâu sắc trong giới học giả lúc bấy giờ. Các nghiên
cứu tiếp theo của các học giả khác về vấn đề này cũng có cái nhìn nhất quán với
những quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn. Có thể nhận thấy các nghiên cứu này hầu
hết là những mô tả dân tộc học về nông nghiệp nương rẫy ở những khía cạnh hay
tộc người cụ thể (Nguyễn Công Minh (1982); Cư Hoà Vần (1988), Nguyễn Anh
Ngọc, 1989a, 1989b), hay nhìn nhận vấn đề ĐCĐC dưới góc độ dân số dân số học
(Lê Duy Đại, 1989)…Các nghiên cứu này hầu hết nhấn mạnh sự cần thiết phải thay
đổi lối sống của các tộc người còn DCDC và sự đúng đắn của chính sách ĐCĐC
của chính phủ. Quan điểm này được xuyên suốt trong các bài tham luận của cuộc
hội thảo về ĐCĐC năm 1984 và thường xuyên được nhấn mạnh trong các bài phát
biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam (Nguyễn Văn Linh, Đồng Sĩ Nguyên, Đàm
Quang Trung, 1990). Có thể nói trong số các nhà dân tộc học Việt Nam, Nguyễn
Anh Ngọc đã dành công sức đáng kể để mô tả về loại hình kinh tế du canh du cư
của các tộc người miền núi phía Bắc, đặc biệt là người Hmong. Trong khi đó, Bùi
Minh Đạo đã có một công trình nghiên cứu sâu về tập quán canh tác trồng trọt
nương rẫy của các cư dân vùng Trường Sơn – Tây nguyên. Các nghiên cứu này đã
mang lại cái nhìn cận cảnh đối với hoạt động nông nghiệp, loại hình trồng trọt
nương rẫy du canh của các tộc người ở Việt Nam.

Đối lập với cách nhìn của các học giả Việt Nam, các nhà nghiên cứu
phương Tây có xu hướng phủ định nỗ lực của Nhà nước trong phát triển miền núi
thông qua chương trình ĐCĐC. Tiếp cận từ quan điểm nhân học chính trị để phân

tích quan hệ nhà nước và tộc người, các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng những
chính sách phát triển miền núi như ĐCĐC thực chất chỉ là một phương cách để
Chính phủ Việt Nam đồng hoác các dân tộc thiểu số Nhà nhân học Charles Keyes
nhận định rằng các tộc người thiểu số “đã buộc phải tuân theo các chính sách tương
tự nhau nhằm thủ tiêu các đặc tính dân tộc và cách sống riêng của họ”; và “các
chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hướng tới các nhóm dân tộc
thiểu số đã như là tác nhân đồng hóa, cũng giống như ở các quốc gia Đông Nam Á
khác” (Charles Keyes, 2000). Oscar Salemink (2000) và Mc Elwee P., (2004) cũng
có những quan điểm tương tự khi viết về công tác ĐCĐC ở Việt Nam.

Tuy nhiên trong một cuộc thảo luận với một học giả khác nghiên cứu về
ĐCĐC ở Thái Lan (Stan B – H Tan and Andrew Walker, 2008), Stan Tan có một
cái nhìn “công bằng” hơn, về những thành công và thất bại của chương trình
ĐCĐC. Ông cho rằng người vùng cao có nhiều cách phản ứng lại chương trình
ĐCĐC. Có những làng định cư thất bại bởi người dân rút vào rừng sâu hơn, một vài
người rời bỏ làng định cư ngay sau đó không lâu. Nhưng điều quan trọng để nhận ra
rằng cả ở chế độ cộng hòa đệ nhất và của Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam,
chương trình ĐCĐC không hoàn toàn thất bại, một vài làng đã thành công trong
việc tiếp thu những chương trình mới, một vài làng đã sản xuất nhiều gạo hơn trước,
một vài làng tăng thu nhập bằng việc trồng những cây hoa màu. Tan quan tâm tới
mối quan hệ giữa những người vùng cao, những người mới đến định canh và nhà
nước. Tan và Walker nhìn vùng núi cao như một nơi diễn ra những xung đột của
những sự khác nhau, nhưng cũng là “vùng trung gian” (middle ground) mà ở đó,
những sự khác nhau đồng qui trong những tổ chức xã hội mới. Nói cách khác, đó là
nơi diễn ra sự thương lượng và thỏa hiệp, thông qua đó, Nhà nước được hình thành
trong quá trình liên tục của nó. Cả văn hóa và nhà nước đều không phải là những
thực thể có tính bất động mà chúng luôn trong quá trình hình thành không ngừng,
được sửa đổi và điều đình liên tục. Tan nhận thấy rằng trong thời kì Cộng hòa đệ
nhất ở miền Nam, đã có những nỗ lực trong việc tìm hiểu về phong tục tập quán của
địa phương khi làm chính sách, sửa đổi chính sách. Và khi địa phương có những

chống đối, Nhà nước không đánh trả gay gắt mà thay vào đó là tìm cách điều chỉnh
cho phù hợp hơn với địa phương. Đó không phải là quá trình đồng hóa của người
Kinh mà đó là quá trình tương tác giữa các tộc người và các bên tương tác đều có sự
biến đổi cho phù hợp.

Gần đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đông – Tây (từ trường
Đại học Hawai và Trung tâm nghiên cứu môi trường (Trường Đại học quốc gia Hà
Nội) cũng đã dành quan tâm đặc biệt tới nông nghiệp nương rẫy ở miền núi phía
Bắc Việt Nam với nỗ lực tìm ra giải pháp cho nền nông nghiệp phát đốt truyền
thống. Các nghiên cứu này tập trung vào việc thích ứng của các tộc người khác
nhau ở rừng núi và vùng cao (Terry Rambo, 1995; Trần Đức Viên, 2003, 2006;
Tran Duc Vien & Collaborators, 2007…). Nhóm tác giả cho rằng chủ trương chính
sách ĐCĐC và phát triển kinh tế xã hội miền núi chỉ được thực thi dưới cái nhìn của
những người miền xuôi mà không chú ý tới và không hiểu đúng về đồng bào vùng
cao. Các chính sách thường được áp dụng chung cho các nhóm người mà không
tính đến đặc trưng vùng dân tộc và kiến thức địa phương. Trong điều kiện có tính đa
dạng cao ở miền núi, không thể có một kế hoạch chung để áp dụng thành công. Và
nhóm nghiên cứu đưa ra gợi ý về giải pháp là kết hợp nông nghiệp nương rẫy truyền
thống với việc đưa các kĩ thuật mới về nông nghiệp trên đất dốc và lúa nước có thể
tạo ra một mô hình có triển vọng cho việc phát triển bền vững miền núi.

Ngoài ra, gần đây cũng có rất nhiều các nghiên cứu tập trung phân tích
DCDC và ĐCĐC trong những tộc người cụ thể. Đỗ Đình Sâm (1994), trong Báo
cáo quốc gia về Nông nghiệp nương rẫy, tiến hành nghiên cứu thực địa tại một số
tỉnh hi vọng rằng nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà làm chính sách những hiểu
biết sâu hơn về nông nghiệp nương rẫy, đặc biệt là về các loại hình của nó, ít nhất là
phân biệt được loại hình mở và quay vòng. Ông cho rằng chúng ta không nên đổ lỗi
hoàn toàn cho canh tác nương rẫy là thủ phạm của việc mất rừng hay suy thoái đất
mà cũng phải công nhận một điều rằng chúng ta có thể học từ canh tác nương rẫy
quay vòng nhiều cách để sử dụng đất bền vững. Để giải quyết vấn đề, chúng ta

không thể loại bỏ một cách hoàn toàn và vội vã loại hình nông nghiệp này mà phải
có từng bước thay thế hay phát huy tùy hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.
Nguyễn Văn Chính là một tác giả dành nhiều quan tâm tới các vấn đề của ĐCĐC,
đặc biệt là việc xem xét quá trình chính sách và thực hành nhằm phần nào tìm ra và
lí giải những khoảng cách của hai quá trình này ở cộng đồng người cụ thể là nhóm
Khmu (2005). Tác giả cũng nhấn mạnh tới việc các nhà chính sách thường có cái
nhìn của người ngoài cuộc mà áp đặt lên những tộc người được thi hành chính sách
mà lẽ ra họ phải được lên tiếng những gì là cần thiết cho họ và các chính sách nên
bắt đầu từ đây. Công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên do thạc sĩ Nguyễn Thúy Hà (2006) chủ nhiệm đề án: Phân tích
nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng DCDC của cộng đồng người H’Mông ở
miền núi phía Bắc, các biện pháp giải quyết và ổn định đời sống”. được tài trợ bởi
chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan. Nghiên cứu tiến hành ở Cộng đồng
người H’Mông ở Chợ Đồn dưới tác động của một số chương trình dự án ĐCĐC như
Chương trình 327, 135. Nghiên cứu chỉ ra những tác động của DCDC đối với tộc
người: Rừng bị tàn phá và nghèo kiệt, Gây ra các sự cố môi trường như sa mạc hóa,
xói mòn, lụt lội…; các vấn đề về kinh tế, sức khỏe, xã hội, tỷ lệ thất học và tuổi thọ
trung bình của nhóm DCDC (thấp nhất trong cả nước),…tóm lại hậu quả của
DCDC là rất nghiêm trọng (Nguyễn Thúy Hà, 2006: 65-67). Các nghiên cứu khác
của Lê Thị Sâm (2005), Nguyễn Văn Toàn (2006) cũng tập trung nghiên cứu một
tộc người (Hmông, Khơ Mú) dưới tác động của các chính sách ĐCĐC và làm nổi rõ
lên vấn đề là những chương trình này dường như đưa tới sự tác động tiêu cực tới
văn hóa tộc người hơn là những thay đổi mới mẻ về thực trạng kinh tế cho họ.

Có thể thấy, đã có rất nhiều các nghiên cứu với nhiều hình thức và cách tiếp
cận khác nhau đối với vấn đề ĐCĐC. Điều đó chứng tỏ sức hút cũng như sự phức
tạp của vấn đề. Tuy nhiên như trên đã đề cập, hầu như chưa có nghiên cứu nào tập
trung vào nguồn tài liệu lưu trữ để nhìn vấn đề một cách tổng quan. Một học giả
nước ngoài là Stan B – H Tan đã sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ để nghiên cứu về
công cuộc ĐCĐC ở Tây Nguyên từ 1955 - 1961 : “Dust Beneath the Mist: State and

Frontier Formation in the Central Highlands of Vietnam, the 1955-61 period” (tạm
dịch: Bụi dưới sương: Nhà nước và sự hình thành biên giới ở Tây Nguyên Việt
Nam, giai đoạn 1955 – 1961”). Đây là một nghiên cứu tiếp cận vấn đề từ nguồn tài
liệu lưu trữ và nguồn tài liệu chính của luận văn tiến sĩ này được tác giả khai thác
tại trung tâm lưu trữ quốc gia I và chủ yếu là các văn bản của Nhà nước Cộng hòa
Việt Nam đối với vùng Tây Nguyên. Còn công cuộc ĐCĐC ở miền núi phía Bắc
Việt Nam với nguồn tài liệu khá phong phú từ 1968 - 1990 thì chưa được nghiên
cứu nào khai thác và sử dụng.
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào công tác ĐCĐC của Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1990, tức là cho đến khi chính
sách ĐCĐC chuyển sang một mô hình mới gắn với các dự án phát triển. ĐCĐC đã
luôn và vẫn đang là một vấn đề nóng của phát triển miền núi. Công tác này đã được
Chính phủ quan tâm ngay từ sau khi miền Bắc giải phóng (1954) và chính thức trở
thành một chương trình quốc gia từ 1968 với Nghị quyết 38/CP của HĐCP. Về cơ
bản, các chính sách ĐCĐC của Nhà nước Việt Nam sau 1954 đều nhấn mạnh
ĐCĐC đi liền với xây dựng lối sống mới và nâng cao mức sống của người dân. Tuy
nhiên, về phương thức tiến hành ĐCĐC thì có sự khác biệt khá rõ từ năm 1990.
Trong những năm 1960 và 1980, chương trình định canh định cư tập trung vào việc
vận động người dân gia nhập hợp tác xã nông nghiệp và làm ăn tập thể hoặc vào
làm trong các lâm nông trường của nhà nước. Từ năm 1990 trở đi, sau khi chế độ
kinh tế tập thể bị thay thế bởi kinh tế định hướng thị trường, các chương trình định
canh định cư vẫn được tiếp tục và dựa vào các dự án đầu tư, kết hợp Định canh định
cư với các chương trình khác như trồng rừng (NQ 327/TTg/1992), phân bố lại dân
cư (NQ số 393/TTg/1992), phát triển kinh tế thị trường ở miền núi (NQ số
20/CP/1998), xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã vùng sâu (CT 135/TTg/1998, và các
chương trình xoá đói giảm nghèo (NQ số 133/CP/1998). Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của nguồn tài liệu được tiếp cận và yêu cầu giới hạn của luận văn, trong nghiên
cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào giai đoạn định canh định cư dưới bối cảnh của
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1968-1990).


Có thể thấy ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công (1954),
miền Bắc bước ngay vào công cuộc xây dựng XHCN với các kế hoạch phát triển,
trong đó có chương trình ĐCĐC cho các nhóm người dân tộc thiểu số còn DCDC.
Miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chương trình ĐCĐC cũng
được tiến hành ở đây dưới chính quyền Ngô Đình Diệm với các hình thức và tính
chất khác (Xem Stan B – H Tan, 2000). Để có tính nhất quán, nghiên cứu này chỉ
tập trung bàn luận vấn đề này trong phạm vi miền núi phía Bắc Việt Nam – công
cuộc ĐCĐC ở các nhóm dân tộc còn thực hành DCDC của Nhà nước Việt Nam.

Về đặc điểm kinh tế xã hội, đây có thể được gọi là thời kì HTX trên toàn
miền Bắc nói chung và miền núi nói riêng và trải qua các giai đoạn của nền sản xuất
tập thể (tổ đổi công, HTX bậc thấp, HTX bậc cao). Đây cũng là thời kì chứng kiến
những thăng trầm của nền nông nghiệp với những cải cách trong mô hình quản lí.
Hầu hết đều công nhận rằng, sự ra đời của các chính sách cải cách như Khoán 100
(1981), Khoán 10 (1988) đã góp phần vực dậy nền nông nghiệp khủng hoảng của
miền Bắc và có vẻ có kết quả khả quan cho những người dân miền xuôi, nhưng mặt
khác nó lại là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự bạc màu nhanh chóng của đất
trồng và suy thoái rừng ở một vài nơi ở vùng núi (Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh
Quang, Mai Văn Thành, 2005: 21).

Rõ ràng, trong giai đoạn này người dân miền núi phía Bắc vốn đã có đời
sống khó khăn do sinh sống trên các địa bàn có điều kiện tự nhiên không mấy thuận
lợi, lại dường như không được hưởng mấy lợi ích từ những thành tựu đổi mới của
đất nước, và hơn thế nữa lại phải khoác lên mình những trọng trách lớn lao của
Đảng và Chính phủ giao cho, là thay đổi lối sống để trở thành con người mới, xây
dựng CNXH. Những tài liệu lưu trữ chắc chắn phản ánh không chỉ chính sách và
quá trình thực hiện chính sách mà cả bối cảnh kinh tế - xã hội của quá trình lịch sử
này.


Như vậy, về mặt thời gian, mặc dù tập trung vào quãng thời gian 3 thập kỷ
ĐCĐC ở miền núi phía Bắc Việt Nam nhưng chúng tôi cũng, trong chừng mực có
thể, mở rộng quan tâm đến thời kỳ trước và sau đó để có cái nhìn so sánh. Về không
gian, giới hạn của nghiên cứu tập trung vào các tỉnh miền núi thuộc khu vực phía
Bắc Việt Nam mà các tài liệu lưu trữ hiện có tại Cục Lưu trữ nhà nước, Trung tâm
Lưu trữ III Hà Nội và các văn phòng của Ban ĐCĐC, Ban ĐCĐC & Kinh tế mới
Bộ lao động, và cơ quan phụ trách hiện nay là Cục Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp.

Về mặt đối tượng và phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tập trung thu thập
và phân tích các văn kiện khác nhau, trong đó bao gồm các văn bản chính sách, các
thảo luận của các nhà làm chính sách ở các Cục, vụ, Viện của chính phủ và các báo
cáo của các Bộ, các Ban ngành và đặc biệt là của các địa phương từ cấp xã, huyện
và tỉnh về tình hình thực hiện ĐCĐC. Tất cả các báo cáo liên quan lưu trữ tại các
Phông Phủ Thủ tướng, Các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Bộ Y tế đều được thu
thập, xử lý và phân tích. Tuy nhiên, các nguồn tài liệu này được tham khảo, đối
chiếu và so sánh với các tài liệu nghiên cứu và mô tả dân tộc học đã có về loại hình
nông nghiệp nương rẫy du canh và quá trình thực hiện ĐCĐC.


Trong khi nguồn tài liệu văn bản khai thác từ Cục Lưu trữ và các cơ quan
chính phủ hiện đang lưu giữ các tài liệu về ĐCĐC được xem là nguồn tài liệu chủ
yếu để tiếp cận vấn đề, các mô tả dân tộc học và các báo cáo khảo sát thực địa ở tầm
địa phương có ý nghĩa quan trọng như một nguồn tham khảo không thể bỏ qua để
giúp đạt được cái nhìn toàn diện và sống động hơn.

Các nguồn tài liệu này được xử lý ở cả khía cạnh định tính và định lượng.
Các báo cáo về tình hình thực hiện ĐCĐC của các địa phương, dù không thực sự hệ
thống theo niên đại, đã giúp cung cấp những số liệu tương đối khái quát để đạt được
một cái nhìn có tính phổ quát về định canh định cư ở các tỉnh miền núi phía Bắc
trong 3 thập kỷ (1960-1990). Tuy nhiên, các báo cáo này cũng cho phép tiếp cận từ

góc nhìn định tính. Hầu hết các báo cáo đều mang lại những thông tin từ địa
phương, từ những phản hồi của các cấp thực hiện chính sách đến quan điểm và phản
ứng của người dân trong quá trình thực hiện. Những câu chuyện và dẫn chứng có
được từ các báo cáo này là nguồn tài liệu quan trọng để hiểu được vấn đề sâu hơn là
những con số mà nó mang lại.

4. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần kết luận và dẫn luận, luận văn trình bày những phát hiện nghiên cứu
trong ba chương:

Chương 1: Miền núi phía Bắc và tập quán du canh du cư của các dân tộc thiểu
số.
Chương này không phải là một mô tả dân tộc học về kinh tế du canh hay ĐCĐC mà
chủ yếu trình bầy đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực được nghiên cứu và vấn đề
đặt ra từ quan điểm của các nhà làm chính sách. Các đặc điểm về tự nhiên, dân cư
của miền núi phía Bắc sẽ được giới thiệu một cách tổng quát trong chương này với
tư cách là môi sinh của các nhóm người dân tộc thiểu số thực hành nền nông nghiệp
nương rẫy. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm tập quán DCDC của các
nhóm người nơi đây để thấy mức độ đa dạng của DCDC, những chủ trương phát
triển của nhà nước và yêu cầu phải có một chiến lược ĐCĐC ở miền núi.

Chương 2: Chính sách Định canh định cư qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968 –
1990)
Trong chương hai, những quan điểm lý luận và khoa học về chính sách ĐCĐC của
Đảng và Nhà nước như được thể hiện qua nguồn tài liệu lưu trữ sẽ được phân tích.
Chương này bám sát vào các thông tin thu được từ nguồn lài liệu lưu trữ hơn là các
thông tin thu thập từ thực địa. ,

Chương 3: Thực hành Định canh định cư ở các tỉnh miền núi phía Bắc (1968-

1990)
Trên cơ sở phân tích chủ trương chính sách ĐCĐC ở chương hai, Chương này tập
trung vào trình bày các nguồn thông tin về quá trình ĐCĐC ở miền núi phía Bắc
Việt Nam. Chương này tập trung vào phân tích các mô hình định canh định cư như
lập làng tập trung, làm thủy lợi, trồng lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp và
phát triển văn hóa giáo dục ở các khu vực ĐCĐC cũng như những phản hồi của
người dân trong quá trình thực hiện chính sách này.

CHƯƠNG 1
MI
ỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TẬP QUÁN DU CANH DU CƯ CỦA CÁC
DÂN T
ỘC THIỂU SỐ


“Miền núi phía Bắc nước ta có một vai trò quan trọng toàn diện đối với cả nước về
kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và giao lưu quốc tế. Bản thân nó còn đang
chứa đựng những tiềm năng, thế mạnh kinh tế cần được khai thác và phát huy đầy
đủ, hợp lí, có hiệu quả, tương xứng với vai trò, vị trí của nó”
1



1.1. Một số đặc điểm miền núi phía Bắc Việt Nam

Khái niệm “miền núi phía Bắc” được dùng trong luận văn này chủ yếu để chỉ
một vùng địa lý hơn là một vùng kinh tế theo lãnh thổ như được xác định trong các
văn kiện về chiến lược phát triển kinh tế theo lãnh thổ của nhà nước (Đặng Văn
Phan, 2004)
2

, Miền núi phía Bắc theo quan niệm như một vùng địa lý gồm các tỉnh:
Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên
Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sơn La và Quảng Ninh. Theo Phạm Văn
Vang (1995) thì so với bất cứ vùng nào trong cả nước, đây là vùng có địa hình cao,
dốc, chia cắt phức tạp. Vùng lãnh thổ trải rộng với diện tích tập trung lớn nhất:
93.500km2, chiếm 29% diện tích cả nước.
Chương trình ĐCĐC từ lúc bắt đầu chính thức ra đời được xác định áp dụng
cho miền núi phía Bắc, hay còn gọi là vùng cao. Vùng cao được xác định là bao
gồm vùng cao, vùng giữa và vùng biên giới, chiếm khoảng ¾ diện tích miền núi với
gần 55 vạn người thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau (PPT.1482.11: 1). Vào

1
Trích l i m u Báo cáo t ng k t H i ngh khoa h c xã h i l n th I v kinh t - xã h i các t nh mi n núi
phía B
c t i Hoàng Liên S n (11-1982). ( ào V n T p, 1987: 13)
2
Theo ng V n Phan (2004, T nghiên c u vùng kinh t tr ng i m phía Nam, xu t m t s ý ki n v t ch c lãnh
th
- i t ng nghiên c u c a a lý kinh t - xã h i. Ngu n: ) thì k
hái ni m “vùng kinh
t
” l n u tiên c i h i ng 3 ra trong k ho ch 5 n m l n th nh t (1961 – 65) và sau ó c
hoàn thi
n d n t sau 1975. Theo mô hình này, t n c c chia thành 7 vùng kinh t , bao g m: 1) Vùng
ng b ng sông H ng; 2) Vùng Trung du và mi n núi phía B c; 3) Vùng B c Trung b (Thanh-Ngh -T nh-
Bình-Tr
-Thiên); 4) Vùng Duyên h i mi n Trung; 5) Vùng Tây Nguyên; 6) Vùng ông Nam B ; 7) Vùng
ng b ng sông C u Long.
đầu những năm 60 của thế kỉ 20, công tác này được xác định cho 17 tỉnh miền núi
và có miền núi ở phía Bắc (xem Bảng 1.2).


Bản đồ 1. Bản đồ hành chính Miền Bắc Việt Nam

Nguồn:
truy cập ngày 11-11-2010



Miền núi phía Bắc phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía bắc và đông bắc giáp
các tỉnh phía nam Trung Quốc, phía tây giáp với Thượng Lào và phía nam giáp với
các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Địa hình miền núi phía Bắc phức tạp với đặc điểm
địa hình của cả miền núi và trung du. Địa hình ở đây núi cao rừng sâu trùng điệp,
dốc đèo khe suối hiểm trở, đi lại rất khó khăn (BYT.2426.1: 1). Đất đai canh tác có
độ dốc cao (xem Bảng 1.1) nên canh tác trên đất dốc hay canh tác nương rẫy là hình
thức sản xuất chủ yếu của các nhóm dân tộc thiểu số nơi đây. Khí hậu miền núi phía
Bắc thất thường với sự phân hóa theo mùa và độ cao đòi hỏi một nông lịch thật hợp
lí thì mới có thể thích ứng được với môi trường. Trên thực tế đồng bào các dân tộc
đã đúc kết được lịch gieo trồng tương đối chuẩn xác và khoa học. Chẳng hạn như
thời điểm đốt nương được đồng bào chọn không phải là tháng có nhiệt độ cao nhất
mà lại là tháng có độ ẩm thấp nhất (tháng 3 dương lịch: độ ẩm 73%) và vừa trải qua
thời kì có lượng mưa ít nhất (các tháng 10, 11, 12, 1, 2). Đốt xong đất nguội là vào
mùa mưa để gieo hạt, cây sẽ nảy mầm và sinh trưởng. Trong khi đó ở vùng Tây
Nguyên đồng bào Ba Na đốt rẫy vào tháng 4 vì mùa mưa ở đây đến muộn hơn (xem
thêm Hoàng Hữu Bình, 1998).

Bảng 1.1. Diện tích các bậc độ cao ở miền Bắc Việt Nam

Bậc độ cao
(m)



Tổng diện tích
miền Bắc Việt
Nam (km2)

0-200

200-500

500-1000

1000-2000
158.750 km2

100%
9.345

37,38
38.825

24,46
24.060

13,27
1.079

0,68

Nguồn: (Hoàng Hữu Bình, 1998: 9)


Năm 1963 dân số miền núi phía Bắc được xác định là chiếm khoảng 1/5
dân số của toàn miền Bắc (BYT.2426.1: 1). Đây là nơi cư trú của rất nhiều các
nhóm dân tộc thiểu số, 31/54 dân tộc của của nước với số lượng lớn sinh sống phân
tán các vùng núi cao thuộc khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc, miền Tây Nghệ An và một
số tỉnh khác như Phú Thọ, Quảng Ninh (xem Bảng 1.2). Vào đầu những năm đầu
thập kỉ 90 của thế kỉ 20 thì miền núi phía Bắc được xác định có hơn 4,2 triệu người
thuộc dân tộc thiểu số trong số 6,2 triệu người cư trú ở đây (gần 60%) (Viện dân tộc
học, 1993: 20).

Bảng 1.2. Dân số các dân tộc ở miền núi phía Bắc

Số
TT
(1)
Dân tộc
(2)
Dân số (người)
(3)
So v i chính dân
t c ó trong c
n c (%)
(4)
Tổng số 6.856.302 10,65
1 Việt 2.760.827 4,94
2 Tày 1.109.462 93,20
3 Thái 631.137 60,65
4 Nùng 600.305 85,10
5 Hmông 554.815 95,83
6 Mường 466.399 50,99
7 Dao 450.051 94,96

8 Sán Chay 90.754 79,60
9 Sán Dìu 51.418 54,33
10 Giáy 37.554 98,92
11 Hoa 26.972 2,99
12 Khơ Mú 22.961 53,58
13 Hà Nhì 12.387 99,18
14 Xinh Mun 10.856 99,68
15 Lào 8.843 91,98
16 La Chí 7.816 99,40
17 La Hù 6.273 97,65
18 Phù Lá 5.279 99,24
19 Lự 3.669 99,59
20 Pà Thẻn 3.655 94,32
21 Kháng 3.566 90,95
22 Lô Lô 3.110 99,25

×