Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 124 trang )


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THỊ THU THỦY




CÁC GIẢI PHÁP LÀM TĂNG LƯỢNG KHÁCH
DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ



HÀ NỘI, 2013




3
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GỬI KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA ẤN ĐỘ 5
1.1. Một số đặc điểm về đất nước và con người Ấn Độ 5
1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 5
1.1.2.Dân cư, tôn giáo 9
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị 10
1.1.4. Một số nét văn hóa và phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày của
người Ấn Độ 14
1.2. Tổng quan về thị trường du lịch quốc tế gửi khách của Ấn Độ 19
1.2.1. Các yếu tố tác động đến người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài 19
1.2.2. Lượng khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài 20
1.2.3. Một số đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Ấn Độ 21
Tiểu kết chương 1: 27
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ
ĐẾN VIỆT NAM 28
2.1. Thực trạng đáp ứng yêu cầu du lịch của khách Ấn Độ 28
2.1.1. Khái quát chung về tình hình khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam 28
2.1.2. Đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ khi đi du lịch tại Việt Nam 31
2.1.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu du lịch của KDL Ấn Độ tại Việt Nam 41
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của ngành Du lịch Việt Nam 51

2.2.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến của các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch 51
2.2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam 55
2.2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến trực tiếp của ngành Du lịch Việt Nam tới thị
trường KDL Ấn Độ 60


4
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Ấn Độ 66
2.3.1. Thuận lợi 66
2.3.2. Khó khăn 67
Tiểu kết chương 2: 74
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG LƯỢNG KHÁCH
DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM 75
3.1. Xu hướng đi du lịch Việt Nam của khách Ấn Độ 75
3.2. Giải pháp của các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch 75
3.2.1. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 76
3.2.2. Các giải pháp về xúc tiến du lịch 78
3.2.3.Các giải pháp về cơ chế chính sách thu hút khách Ấn Độ, hỗ trợ doanh,
nghiệp, thúc đẩy kinh doanh du lịch 84
3.2.4.Các giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch 83
3.2.5.Giải pháp về môi trường du lịch 85
3.2.6.Các giải pháp khác 86
3.3. Giải pháp của các doanh nghiệp du lịch 89
3.3.1. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 89
3.3.2. Các giải pháp về Marketing du lịch 91
3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch 95
3.3.4. Các giải pháp khác 96
Tiểu kết chương 3: 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104



5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HDV Hướng dẫn viên
IITM India International Travel Mart
Hội chợ Du lịch Quốc tế Ấn Độ
ITOPC Indian Tour Operators Promotion Council
Hội đồng Xúc tiến Điều hành du lịch Ấn Độ
JATA Japan Association of travel Agents
Hiệp hội các hãng lữ hành Nhật
KDL Khách du lịch
MITT Moscow International Travel and Tourism Exhibition
Triển lãm du lịch và lữ hành quốc tế Mát-xcơ-va
PATA Pacific Asia Travel Association
Hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương
SATTE South Asia Leading B2B Travel & Tourism Event
Sự kiện các nhà kinh doanh Du lịch và Lữ hành Nam Á
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTF-OTM Travel Tourism Fair – Outbound travel Mart
Hội chợ Du lịch Lữ hành và gửi khách
UNWTO UN World Tourism Organisation
Tổ chức du lịch thế giới liên hiệp quốc
WEF World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
WTM World Travel Mart
Hội chợ lữ hành thế giới

WTTC World Travel and Tourism Council
Hội đồng Du lịch và lữ hành Thế giới


6
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1. 1. Bản đồ vị trí địa lý của Ấn Độ 5
Bản đồ 1. 2. Bản đồ Tôn giáo ở Ấn Độ 9


7
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2. 1. Số liệu khách Ấn Độ du lịch quốc tế và khách Quốc tế đến Việt Nam
(ước tính) từ năm 2005 đến 2011 29
Bảng 2. 2. Số liệu kết quả khảo sát qua phiếu thăm dò 795 khách du lịch Ấn Độ tại
Việt Nam. 108
Bảng 2. 3. Kết quả khảo sát về giá tour trọn gói của khách Ấn Độ đến Việt Nam 111




















8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Số lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam 28
Biểu đồ 2. 2: So sánh lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam với lượng khách Ấn
Độ đi du lịch quốc tế và lượng khách Quốc tế đến Việt Nam 30
Biểu đồ 2. 3: Mục đích chuyến đi của khách Ấn Độ đến Việt Nam năm 201131
Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu theo nhóm tuổi của KDL Ấn Độ tại Việt Nam (%) 32
Biểu đồ 2. 5: Cơ cấu du khách Ấn Độ đi du lịch tại Việt Nam 33
Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu hình thức đi du lịch của du khách Ấn Độ (%) 35
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu du khách Ấn Độ theo thời gian của hành trình 36
Biểu đồ 2. 8: Cơ cấu du khách Ấn Độ theo số lần đến Việt Nam (%) 36
Biểu đồ 2. 9: Cơ cấu điểm đến của KDL Ấn Độ tại Việt Nam 37
Biểu đồ 2. 10: Cơ cấu KDL Ấn Độ kết nối tour với các nước 38
Biểu đồ 2. 11: Cơ cấu kênh thông tin KDL Ấn Độ tham khảo 38
Biểu đồ 2. 12: Cơ cấu sử dụng dịch vụ lưu trú của KDL Ấn Độ tại Việt Nam 39
Biểu đồ 2. 13: Đánh giá của khách Ấn Độ về phong cảnh tự nhiên, con người,
khí hậu, môi trường và dịch vụ bổ sung của Việt Nam (%) 45
Biểu đồ 2. 14: Đánh giá về dịch vụ khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao
thông, lái xe và tổ chức tour (%) 46
Biểu đồ 2. 15: Đánh giá về HDV Việt Nam của khách DL Ấn Độ 47
Biểu đồ 2. 16: Điều yêu thích của khách Ấn Độ về Việt Nam (%) 48

Biểu đồ 2. 17: Biểu đồ địa điểm khách Ấn Độ yêu thích nhất tại Việt Nam 49
Biểu đồ 2. 18: Ý định quay lại du lịch Việt Nam của khách Ấn Độ 50


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số lớn thứ 2 trên thế giới.
Đây cũng là quốc gia có lượng khách đi du lịch nước ngoài hàng năm tăng
cao trong những năm gần đây, đạt gần hai chục triệu lượt người mỗi năm. Sự
phát triển của nền kinh tế, kèm theo đó là quỹ thời gian nhàn rỗi của dân cư
tăng góp phần làm lượng khách du lịch Ấn Độ tăng trưởng nhanh trong
những năm gần đây, nhất là đi du lịch ra nước ngoài (outbound). Mục đích
chính của người Ấn Độ khi đi du lịch nước ngoài là để trải nghiệm những
nền văn hóa khác biệt và thưởng thức thăm quan những nơi nổi tiếng trên
thế giới, đồng thời mua sắm cũng là sở thích của người Ấn Độ, đặc biệt là
những sản phẩm có tính nghệ thuật và sản phẩm trang sức, đá quý.
Việt Nam là quốc gia còn tương đối xa lạ với hầu hết khách du lịch Ấn
Độ. Tuy nhiên, sự an toàn và hấp dẫn về tài nguyên du lịch của Việt Nam là
yếu tố quan trọng trong việc thu hút du khách Ấn Độ tới Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ đã có bề dày lịch sử của mối quan hệ hữu
nghị tốt đẹp, cũng là một ưu thế trong việc thu hút thị trường khách đầy tiềm
năng này. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay lượng khách Ấn Độ tới Việt Nam
còn khá ít ỏi, mới chỉ dừng lại ở con số vài chục nghìn lượt mỗi năm, chưa
tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.
Nhằm thu hút và khai thác thị trường du khách Ấn Độ một cách có hiệu
quả và tương xứng với tiềm năng, vị thế của du lịch Việt Nam, đạt được mục
tiêu như trong Dự thảo của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đã đề ra
(đến năm 2020, tầm nhìn 2030), Ấn Độ sẽ là một trong những thị trường

khách du lịch trọng điểm của Việt Nam, qua việc khảo sát thực tế, nghiên cứu

2
thực trạng của thị trường du khách Ấn Độ đến Việt Nam trong khoảng thời
gian từ đầu những năm 2005 đến nửa đầu năm 2012, tác giả mạnh dạn chọn
đề tài: “Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ tới Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. Hy vọng đề tài sẽ là một
đóng góp nhỏ bé cho ngành du lịch của Việt Nam nói chung, và với các công
ty và doanh nghiệp du lịch đang và sẽ kinh doanh trong mảng thị trường du
khách Ấn Độ nói riêng.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổ chức Du lịch Thế giới và một số tổ chức khác như Hiệp hội Du
lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới (WTTC) hàng năm đều có các số liệu về tình hình du lịch trên
thế giới, trong đó có một số nghiên cứu liên quan đến thị trường gửi
khách của một số nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Bỉ, Úc, Nhật Bản,
Trung Hoa và Ấn Độ
Một số các nước đã hoặc đang hấp dẫn du khách Ấn Độ như Úc, Mỹ,
Malaysia, Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc cũng đã có một số nghiên cứu cụ
thể về thị trường khách du lịch Ấn Độ.
Hiện nay, ở Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường khách du lịch Ấn
Độ hầu hết mới chỉ dừng lại ở thống kê lượng khách đến Việt Nam như
của Tổng cục Thống kê Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên
cứu toàn diện và cụ thể về thị trường khách Ấn Độ. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp ở nhiều phương diện khác nhau
(không chỉ riêng Marketing) nhằm thu hút thị trường khách du lịch Ấn
Độ đến Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với ngành du
lịch Việt Nam, với các công ty, doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí đang và sẽ phục vụ khách du lịch Ấn Độ trên địa
bàn Việt Nam.


3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Ấn Độ đến
Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm bắt được những đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ đến
Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2005 đến đầu năm 2012.
- Đánh giá thực trạng thu hút thị trường khách du lịch Ấn Độ của du lịch
Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2005 đến hết năm 2011.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm thu
hút thị trường khách du lịch Ấn Độ tới Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ khi đi du lịch tại
Việt Nam.
- Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ của du lịch Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian và thời gian: Tác giả chỉ nghiên cứu các giải pháp nhằm
thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam giai đoạn từ đầu năm 2005 đến hết
năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích tư liệu: Đề tài đã
kế thừa, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu dựa trên các nguồn thông tin
thứ cấp như số liệu, thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học, các chuyên gia có liên quan đến nội dung của đề tài, các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch, các ấn phẩm chuyên ngành tại Việt Nam và Ấn Độ,
Internet Đề tài cũng tổng hợp, phân tích dựa trên các nguồn thông tin sơ cấp


4
do chính tác giả nghiên cứu, thu thập được dựa trên các phương pháp nghiên
cứu đặc thù (phương pháp quan sát, phương pháp điều tra xã hội học, phương
pháp phỏng vấn khách du lịch, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ).
- Phương pháp xử lý thông tin: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê để
xử lý thông tin, đưa ra các nhận xét đánh giá và kết luận.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm của thị trường gửi khách du lịch quốc tế của Ấn Độ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam.

5
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GỬI KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA ẤN ĐỘ
1.1. Một số đặc điểm về đất nước và con người Ấn Độ
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Bản đồ 1. 1. Bản đồ vị trí địa lý của Ấn Độ

6
Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên
Mảng Ấn Độ, phần phía bắc Mảng Ấn-Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía
bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía
bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên
giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm
toàn bộcao nguyên Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Ghat Tây
và Ghat Đông.

Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng,
Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada vàKrishna. Ấn Độ có ba
quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và
Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông
Hằng ở Tây Bengal.
Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những
dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và
cao nguyên. Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ nằm trên
mảng kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc. Ấn Độ có bờ biển dài
7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn
Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông và
Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện
tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%.
Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605
km), Myanma (1.463 km), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km),
Nepal(1690 km) và Pakistan (2.912 km). Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598
m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2 m. Các sông dài nhất là sông
Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ Chilka.

7
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền
Trung và Đông Ấn Độ. Về phía Tây của quốc gia này là sa mạc Thar, một
hoang mạc hỗn hợp đá và cát. Biên giới phía Đông và Đông Bắc của quốc gia
này là dãy Himalayas. Đỉnh cao nhất ở Ấn Độ là lãnh thổ tranh chấp với
Pakistan; theo tuyên bố của Ấn Độ, đỉnh cao nhất (nằm ở khu vực Kashmir là
K2, với độ cao 8.611 m. Đỉnh cao nhất ở trong lãnh thổ không tranh chấp của
Ấn Độ là Kangchenjunga, với độ cao 8.598 m. Khí hậu Ấn Độ đa dạng từ khí
hậu xích đạo ở cực Nam đến Alpine ở khu vực đỉnh Himalayas.
Ấn Độ giáp Pakistan và Afghanistan về phía Tây Bắc. Chính quyền Ấn
Độ xem toàn bộ bang Jammu và Kashmir là một phần của Ấn Độ. Bang này

giáp một phần của Afghanistan. Trung Quốc, Bhutan và Nepal ở phía Bắc,
Myanma về phía Đông và Bangladesh về phía Đông của Tây Bengal. Sri
Lanka được tách biệt khỏi Ấn Độ bằng một eo biển hẹp được tạo ra bởi Eo
biển Palk và Vịnh Mannar. Về mặt hành chính, Ấn Độ được chia thành 28
bang, và 7 lãnh thổ liên bang được chính quyền liên bang quản lý. Các đơn vị
hành chính này được phân chia chủ yếu theo biên giới dân tộc và ngôn ngữ
hơn lý do địa lý.
Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía
bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài.
Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar. Núi
Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự
nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa
Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió
mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ
tháng 6 tới tháng 9.
Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, miền Nam có khí hậu cận
xích đạo. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 15-27 độC, tháng 7: 28-30độC (trong

8
vài năm trở lại đây nhiệt độ có những lúc lên đến trên 40độC). Lượng mưa
trung bình hàng năm: 60-100mm (ở miền Tây); 300-400mm (ở khu vực
Dekan); 1.200mm (ở cao nguyên Xilông).
Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có
đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động
thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và
có nhiều loài chỉ có mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ
Bengal, 10000 voi châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm
bậc nhất thế giới.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của Ấn Độ là quặng sắt,
bauxite, quặng đồng. Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất lớn của sắt trên

thế giới. Quặng sắt được tìm thấy trên khắp Ấn Độ, contributers chủ yếu là
các bang Bihar và Orissa. Một phần tư khai thác tất cả được thực hiện ở phần
phía nam của Orissa. Vàng, bạc và kim cương tạo nên một phần nhỏ của
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác sẵn ở Ấn Độ. Các loại đá quý được tìm
thấy ở Rajasthan.
Phần lớn của năng lượng ở Ấn Độ được tạo ra từ than đá. Người ta ước
tính rằng Ấn Độ có khoảng 120 tỷ tấn than dự trữ, đủ để kéo dài khoảng 120
năm. Dự trữ khổng lồ chứa dầu đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển
Maharashtra và Gujarat.
Năng lượng điện được tạo ra bởi thủy điện, than đá, và năng lượng hạt
nhân. Một nửa số năng lượng thủy điện được tạo ra bởi hồ chứa lên Snowfield
cao ở dãy Himalaya. Đập nước khổng lồ cũng đã được xây dựng qua nhiều
con sông lớn để sản xuất điện và nước tưới. Tại các làng xung quanh Ấn Độ,
người ta sử dụng gỗ hoặc bánh phân bò khô làm nhiên liệu để nấu ăn và sưởi
ấm nước. Nhu cầu về củi và dân số ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến các
khu rừng hiện có. Theo ước tính, mỗi năm 3,7 triệu hecta rừng bị chặt phá để
cung cấp giấy, bột giấy gỗ và củi.

9
1.1.2. Dân cư, tôn giáo
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới. Hầu hết 70% dân số sống
tại các vùng nông thôn. Vùng thành thị đông dân nhất là Mumbai, Kolkata,
Delhi, Chennai và Bangalore.
Dưới đây là những con số đáng lưu ý về dân cư Ấn Độ:
Dân số của Ấn Độ 2012: 1.220.200.000 (1.22 tỷ)
Tổng số Nam giới ở Ấn Độ: 628.800.000 (628.800.000)
Tổng số Nữ giới ở Ấn Độ: 591.400.000 (591.400.000)
Tỷ số giới tính: 940 phụ nữ trên 1.000 nam giới
Cơ cấu tuổi: Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 29,7%; từ 15 tuổi đến 64 tuổi
chiếm 64,9%; từ 65 tuổi trở lên chiếm 5,5% dân số Ấn Độ.

Độ tuổi trung vị là: 24,66, và tỷ lệ tăng dân số là 22,32 trẻ trên 1.000.
Hiện nay, có khoảng 51 trẻ sinh ra tại Ấn Độ trong một phút.
Tuổi thọ: Trung bình chung là 67,14 năm, trong đó nam giới là 66,08
năm và nữ giới là 68,33 năm.

Bản đồ 1. 2. Bản đồ Tôn giáo ở Ấn Độ

10
Về tôn giáo, dù 80,5% dân số theo Ấn Độ giáo, Ấn Độ cũng là đất
nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ ba thế giới (13,4%). Các nhóm tôn
giáo khác gồm Ki-tô giáo (2,3%), đạo Sikh(1,84%), Phật giáo (0,76%), Đạo
Jain (0,40%), còn lại là Do Thái giáo, Zoroastrial và tôn giáo thiểu số khác.
Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652. Đa
số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính: Ấn-Aryan
(được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravida (được 24% sử dụng); 2% còn lại
dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến. Tiếng Hindi và tiếng Anh được
dùng làm ngôn ngữ chính thức của chính phủ, và trong giáo dục cao học. 21
ngôn ngữ khác cũng được coi là chính thức.
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị
Kinh tế
Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua
ngang giá, với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 3.63 nghìn tỷ. Nếu tính theotỷ giá
hối đoái với USD, nó là nền kinh tế lớn thứ mười hai thế giới với GDP tính
theo đôla Mỹ đạt 775 tỷ (2005). Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai
thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8.1% ở cuối quý đầu tiên năm 2005–
2006. Tuy nhiên, dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người
đứng ở mức $3.400 và được xếp vào hạng nước đang phát triển.
Trong đa phần lịch sử độc lập của mình Ấn Độ luôn có khuynh hướng
tiếp cận chủ nghĩa xã hội, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư
nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đầu thập kỷ

1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh
tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu
tư. Tư nhân hoá các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa

11
một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong
những cuộc tranh luận chính trị.
Ấn Độ có một lực lượng lao động 496.4 triệu người trong số đó nông
nghiệp chiếm 60%, công nghiệp 17%, và dịch vụ 23%. Nông nghiệp Ấn Độ
sản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, cốt tông, sợi đay, trà, mía, khoai tây; gia
súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt
may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu
khí và cơ khí
Gần đây, Ấn Độ cũng đã lợi dụng được số lượng đông đảo dân số có
trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành một vị trí quan trọng
về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer
service) và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước
xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần
mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Đối tác thương mại quan trọng nhất của
Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Các Tiểu
Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Thể chế chính trị
Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nó là một nước dân chủ liên
bang gồm 28 bang và 7 vùng lãnh thổ. Trong khi các bang có quyền tự trị và
quyền quản lý của riêng mình, các luật quốc gia có quyền lực cao hơn các luật
pháp bang. Ấn Độ có ba nhánh chính phủ: Lập pháp,Hành pháp và Tư pháp ở
mức độ bang và quốc gia. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người bảo vệ
hiến pháp và Tư lệnh tối cao của Các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống
và Phó tổng thống được bầu gián tiếp bởi một đoàn bầu cử với nhiệm kỳ năm
năm. Nghị viện Ấn Độtheo chế độ lưỡng viện, với hạ viện được bầu cử phổ

thông và trực tiếp, gọi là Lok Sabha (Nghị viện nhân dân), được bầu với

12
nhiệm kỳ 5 năm, và thượng nghị viện, Rajya Sabha (Hội đồng quốc gia),
được bầu xen kẽ với nhiệm kỳ 6 năm bởi một hội đồng gồm các thành viên
lập pháp quốc gia.
Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ và là người có quyền hành pháp lớn
nhất. Thủ tướng được bầu ra bởi các nhà lập pháp của đảng chính trị hay liên
minh đa số trong nghị viện, và có nhiệm kỳ năm năm. Hiến pháp không quy
định rõ chức danh Phó thủ tướng, nhưng chức danh này trên thực tế vẫn tồn
tại. Tất cả các công dân Ấn Độ trên 18 tuổi đều đủ tư cách bỏ phiếu. Thủ
tướng lãnh đạo Hội đồng bộ trưởng. Bất kỳ bộ trưởng nào đều phải là thành
viên của hạ hoặc nghị viện. Trong hệ thống nghị viện Ấn Độ, hành pháp phải
phụ thuộc vào lập pháp.
Ngành tư pháp độc lập của Ấn Độ gồm Tòa án tối cao, do Tổng chưởng
lý lãnh đạo. Tòa án tối cao vừa có quyền tài phán nguyên gốc bản đối với mọi
tranh chấp giữa nhà nước và trung ương vừa có quyền tài phán phúc thẩm đối
với các Tòa án cấp cao Ấn Độ. Có 18 Tòa án cấp cao sơ thẩm, mỗi tòa có
quyền tài phán đối với một bang hay một nhóm bang nhỏ. Mỗi bang có một
hệ thống tòa án cấp thấp hơn. Sự xung đột giữa lập pháp và tư pháp được giao
cho Tổng thống giải quyết.
Phần đa trong lịch sử độc lập của mình, chính phủ Ấn Độ thuộc Đảng
Quốc Đại Ấn Độ. Đảng này luôn chiếm đa số trong nghị viện chỉ trừ hai giai
đoạn ngắn trong thập kỷ 1970 và cuối 1980. Thời kỳ này đã bị ngắt quãng ở
khoảng giữa 1977 đến 1980, khi liên minh của Đảng Janata chiến thắng trong
cuộc bầu cử nhờ sự bất mãn của cử tri với "Tình trạng khẩn cấp" do Thủ
tướng lúc ấy là Indira Gandhi ban bố. Janata Dal chiến thắng trong cuộc bầu
cử năm 1989, nhưng chính phủ của họ chỉ cầm quyền được trong hai năm. Từ
1996 đến 1998, đã có một giai đoạn thay đổi chính trị liên tục với chính phủ


13
ban đầu thuộc cánh hữu theo đường lối quốc gia của Đảng Bharatiya Janata
tiếp sau là chính phủ của Mặt trận quốc gia thiên tả. Năm 1998, BJP thành lập
Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) với các đảng nhỏ địa phương, và trở
thành chính phủ liên minh không thuộc Quốc đại đầu tiên tồn tại đủ một
nhiệm kỳ năm năm. Trong cuộc bầu cử năm 2004 Đảng Quốc Đại đã chiếm
đa số ghế để thành lập một chính phủ lãnh đạo Liên minh hiệp nhất tiến bộ, và
được các đảng cánh tả phản đối BJP ủng hộ.
Từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các
quốc gia. Nước này giữ vai trò lãnh đạo trong việc ủng hộ các cựu thuộc
địa Châu Âu tại Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên
1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là
một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết.
SauChiến tranh Trung-Ấn và Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, các
mối quan hệ của Ấn Độ với Liên bang Xô viết ấm lên cùng với những sút
giảm trong quan hệ với Hoa Kỳ và điều này kéo dài tới hết Chiến tranh
Lạnh. Ấn Độ luôn từ chối ký kết CTBT và NPT để giữ chủ quyền đối với
chương trình vũ khí hạt nhân của họ dù có những chỉ trích và trừng phạt
quân sự từ phía các cường quốc. Những cuộc thương lượng gần đây của
chính phủ Ấn Độ đã tăng cường các quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Pakistan. Trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ có quan hệ thân thiết với
các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi, đặc biệt với
Brasil và Mexico. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đóng vai trò có
tầm ảnh hưởng lớn tại ASEAN, SAARC và WTO, và họ là phía đã mang
lại bước ngoặt quan trọng cho Thỏa thuận tự do thương mại Nam Á. Ấn Độ
từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân
đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ
hòa bình của Liên hiệp quốc tại bốn châu lục.

14

1.1.4. Một số nét văn hóa và phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày
của người Ấn Độ
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ
luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử
trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả
những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá,
ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa
qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công
trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là
kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.
1.1.4.1. Giao tiếp của người Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, với 28
tiểu bang phân định chủ yếu trên cơ sở ngôn ngữ, trong đó có 22 ngôn ngữ
chính và hơn 1500 tiếng địa phương. Khác với các nước khác, không có ngôn
ngữ chung gọi là ngôn ngữ Ấn Độ. Ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là
Tiếng Hin-đu, mặc dù một số bang miền Nam từ chối nó như là ngôn ngữ
chính thức chính. Tiếng Hin-đi chiếm 41%, Bengali chiếm 8,1%, Telugu
chiếm 7,2%, Marathi chiếm 7%, Tamil chiếm 5,9%, Urdu chiếm 5%, Gujarati
chiếm 4,5%, Kannada chiếm 3,7%, Malayalam chiếm 3,2%, Oriya chiếm
3,2%, Punjabi chiếm 2,8%, Assamese chiếm 1,3%, Maithili chiếm 1,2 %,
khác chiếm 5,9%. Chính vì vậy, tiếng Anh đã trở thành phương tiện chính của
giao tiếp trên khắp đất nước, đặc biệt là giữa những người nói Tiếng Hin-đu
và những thứ tiếng khác, mặc dù nó được sử dụng trong nhiều cách biến thể
độc đáo. Một số phiên bản tiếng Anh được sử dụng thậm chí có thể làm cho
một khách nước ngoài mới giao tiếp sẽ khó hiểu!
Trong các cửa hàng địa phương và các điểm nóng du lịch các nhà cung
cấp, tài xế taxi, và trung gian nói một phiên bản không đúng ngữ pháp tiếng
Anh - thường là một bản dịch từ cho từ theo tiếng mẹ đẻ của họ với âm giọng

15

thay đổi tùy theo tiếng mẹ đẻ của họ. Ngược lại, các tiếng Anh được sử dụng
trong các tài liệu chính thức là rất lịch sự, trang trí công phu. Vậy nên có
những người Ấn Độ giáo dục tốt, nói tốt, thông thạo tiếng Anh quốc tế.
Người Ấn Độ đều rất tò mò, nên bạn đừng ngạc nhiên nếu một người
hoàn toàn xa lạ ném một đống câu hỏi rất riêng tư về bạn. Đồng thời họ cũng
dễ dàng chia sẽ những chuyện riêng tư của họ, ngay cả về gia đình thông gia.
Phong cách Ấn Độ rất khác nhau với những người phương Tây hay
các nước khác. Bạn sẽ bối rối khi hỏi gì họ cũng sẽ lắc đầu, nhưng khi giao
tiếp nhiều bạn nhận ra rằng khi họ lắc đầu theo kiểu hai tai nghiêng vào vai
thì có nghĩa là họ đồng ý, còn khi họ lắc đầu theo kiểu hai cằm đưa sang 2
bên vai thì có nghĩa là không đồng ý.
Có những cử chỉ độc đáo của Ấn Độ phản ánh nền văn hóa tôn kính của
họ. Một cách hiện sự tôn trọng với người cao tuổi bằng cách cúi xuống và
chạm vào đôi chân của họ. Một cách thông thường để chào đón mọi người,
đặc biệt là phụ nữ, là bằng cách gấp lòng bàn tay của bạn lại với nhau và nói
"Namaste” nhẹ nhàng. Không có nghĩa là bắt tay không được sử dụng,
thực tế thông thường vẫn diễn ra trong chào hỏi giữa những người đàn ông,
hay phụ nữ trong giới chuyên nghiệp hiện đại.
Một nét văn hóa quan trọng là tay phải có giá trị ở Ấn Độ hơn so với
tay bên trái, nên khi đưa cho ai cái gì thì đưa tay phải sẽ tốt hơn, còn nếu bạn
đưa tay trái thì có nghĩa là không tốt đặc biệt với tiền bạc hay giấy tờ quan
trọng. Hầu hết người Ấn Độ ăn thức ăn với các ngón tay của bàn tay phải của
họ. Trong một số hộ gia đình truyền thống hoặc tại các đám cưới, chắc chắn
rằng bạn chỉ sử dụng tay phải của bạn và không bao giờ trái của bạn.
Ở Ấn Độ mối quan hệ gia đình có giá trị cao, họ thường xuyên sống và
giao tiếp với người thân, gần hay xa xôi. Vì vậy, không thể ngạc nhiên nếu

16
bạn sớm tìm thấy chính mình được mời tham dự lễ cưới của gia đình bạn bè
của bạn - người bạn có thể thậm chí không biết cá nhân. Nhưng cho dù bạn

nhận được một lời mời đám cưới hay không, bạn chắc chắn sẽ được mời đến
nhà của bạn bè và cả những người quen biết. Đổi lại, họ cũng sẽ mong đợi để
được mời đến nhà của bạn. Một công ước quan trọng là khi đến thăm các nhà
khác là cởi giày của bạn trước khi vào nhà.
Người Ấn Độ nói chung là rất thân thiện. Họ cũng cực kỳ hiếu khách.
1.1.4.2. Âm nhạc và văn học Ấn Độ
Âm nhạc Ấn Độ được thể hiện ở rất nhiều hình thức. Hai hình thức
chính của âm nhạc cổ điển là Carnatic từ Nam Ấn, và Hindustani từ Bắc
Ấn. Các hình thức phổ thông của âm nhạc cũng rất phổ biến, nổi tiếng nhất
là âm nhạc Filmi. Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về âm
nhạc dân gian từ mỗi nơi trên đất nước. Có nhiều hình thức nhảy múa cổ
điển hiện diện, gồmBharatanatyam, Kathakali, Kathak và Manipuri. Chúng
thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh
thần. Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và
sau này mới ở hình thức ghi chép. Đa số chúng là các tác phẩm linh thiêng
như (kinh) Vedas và các sử thi Mahabharata và Ramayana. Văn học
Sangam từ Tamil Nadu thể hiện một trong những truyền thống lâu đời nhất
Ấn Độ. Đã có nhiều nhà văn Ấn Độ hiện đại nổi tiếng, cả với các tác phẩm
bằng tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Nhà văn Ấn Độ duy nhất đoạt giải Nobel
văn học là nhà văn dùng tiếng Bengal Rabindranath Tagore. Ấn Độ cũng là
nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất
chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ,
thường được gọi là "Bollywood". Cũng có một số lượng lớn tác phẩm điện
ảnh sử dụng tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil, tiếng Telugu và
tiếng Bengal.

17
1.1.4.3. Tôn giáo và lễ hội
Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không
thể thiếu trong đời sống xã hội. Giáo dục được coi trọng bởi mọi thành viên ở

mọi giai cấp. Các giá trị gia đình truyền thống Ấn Độ đã phát triển để đạt
tới một hệ thống gia đình hạt nhân, bởi vì những hạn chế về kinh tế xã hội
của hệ thống gia đình liên kết truyền thống cũ. Tôn giáo ở Ấn Độ là một
vấn đề công cộng, với nhiều hoạt động đã trở thành phô trương tráng lệ và
cùng với nó là sự sút giảm các giá trị tinh thần.
Ấn Độ cũng được biết tới là một đất nước của các lễ hội. Vì là quốc gia
đa tôn giáo, Ấn Độ có các lễ hội rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành
phần xã hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất gồm các lễ
hội Hindu tại Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo
tại Eid.
Một số lễ hội được tổ chức ở đa phần đất nước; tuy nhiên, chúng được
gọi theo những cái tên khác nhau tùy theo vùng hay có thể được tổ chức dưới
hình thức khác biệt. Mọi lễ hội đều được chào mừng theo một kiểu duy nhất.
Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia. Những ngày lễ khác, từ chín đến mười
hai, gắn liền với các lễ hội, ngày lễ tôn giáo và ngày sinh các lãnh đạo được
quy định theo từng bang.
1.1.4.4. Ẩm thực Ấn Độ
Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến
khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này.
Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. Thực
phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ. Các món ăn phong phú và
đa hương vị của Ấn Độ luôn làm thỏa mãn vị giác của những người dễ ăn
uống. Trái ngược với nhận thức chung của người nước ngoài, các món ăn Ấn
Độ không phải là một mà bao gồm một số món ăn khác nhau trong khu vực.

18
Chúng có thể được phân loại rộng rãi vào phía bắc Ấn Độ (Punjabi, Gujarati,
Kashmiri, Mughlai, Bengali đến một vài tên) và phía nam Ấn Độ (truyền
thống Tamilian, Chettinad, Udupi, Andhra, Kerala là những ví dụ), họ có
những hương vị khác biệt và kỹ thuật nấu ăn của từng vùng, sử dụng pha trộn

độc đáo của nhiều loại gia vị. Gạo, lúa mì, và một số loại đậu tạo thành thức
ăn chủ lực của người Ấn Độ. Đây được bổ sung với các loại rau và thịt nấu
chín, thường là ngâm trong hương liệu.
Cách tốt nhất để nếm thử các món ăn Ấn Độ là ở một nhà người Ấn
Độ. Thức ăn ở nhà hàng đôi khi khác với ở nhà, tuy nhiên cả hai đều có
hương vị và chất lượng ngon. Nhiều gia đình Ấn Độ có bàn ăn. Tuy nhiên,
một số gia đình vẫn ăn theo cách truyền thống của Ấn Độ ngồi trên sàn nhà
với đôi chân gấp lại trong một tư thế kiết già. Đôi khi thức ăn được phục vụ
trên lá chuối, đặc biệt là trong các lễ hội tôn giáo hoặc tại các đám cưới. Mặc
dù ăn bằng thìa là khá phổ biến ngày này, ăn uống với những ngón tay vẫn là
chế độ ưu tiên. Nếu bạn là người mới đến Ấn Độ và không thoải mái ăn uống
với hai bàn tay của bạn, yêu cầu một cái thìa là được. Nhưng nếu bạn quyết
định ăn với ngón tay của bạn, luôn luôn sử dụng tay phải của bạn ngay cả khi
bạn là người thuận tay trái. Sử dụng tay trái để ăn được coi là điểm gở và
thiếu vệ sinh. Có một số quy tắc ăn uống nhà khác cần lưu ý là: 1. Chờ đợi để
được phục vụ và không tự giúp mình; 2. Không lấy thức ăn từ đĩa riêng của
bạn đưa cho ai.
Ăn ở nhà hàng Ấn Độ, họ cung cấp đồ ăn không chỉ từ các vùng khác
nhau trong nước mà còn từ khắp nơi trên thế giới như bánh mì kẹp thịt,
fajitas, và mì. Nhưng ngay cả những món ăn nước ngoài thường bị Ấn Độ hóa
với gia vị địa phương. Đạo Hindu chiếm phần lớn ở Ấn Độ, xem xét con bò là
thiêng liêng nên không ăn thịt bò. Do đó thịt bò không phổ biến rộng rãi.
Ngoài ra, một số lượng lớn người Ấn Độ ăn chay, vì vậy nhà hàng luôn luôn

×