Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 10 trang )

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bảo Hường
Lớp: CH 17Q
BÀI KIỂM TRA
Môn: Kinh tế đầu tư
Đề bài: Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam. Anh
(chị) hãy trình bày các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này tại Việt
Nam.
Bài làm:
1. Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt
Nam là 9 - 10% năm và phấn đấu đến năm 2020 mức GDP bình quân đầu người
tăng lên gấp 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương mức 2 - 3 nghìn USD/người.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về thu hút và dùng vốn là
một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết với nền kinh tế Việt Nam.
Theo tính toán sơ bộ, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP như mục tiêu đề ra, Việt
Nam cần đầu tư khoảng lớn hơn 40 tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện
tại của Việt Nam thì con số này thực sự là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đến
khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vật tư.
1.1. Thực trạng về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam
Nhìn lại năm 1986, nền kinh tế Việt Nam với tỷ lệ đói nghèo lên đến 60%,
thuần túy nông nghiệp và thu hút đầu tư FDI gần như bằng không thì sau hơn 20
năm, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ, tăng trưởng kinh tế nhanh,
ngày càng đa dạng hóa lĩnh vực và nguồn lực, tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 20%.
Đặc biệt ngay sau khi gia nhập WTO, thu hút vốn FDI tại Việt Nam đạt số vốn
đăng ký FDI kỷ lục 64 tỷ USD năm 2008.Tính đến tháng 10/2009, cả nước có
10.805 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 174,7 tỷ USD.
Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Việt Nam là do Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO
với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường
1


dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử
quốc gia.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân
ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là
lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốn
đăng ký tại Việt Nam.
Đến nay, 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào Việt Nam, trong đó
Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với 2.010 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 21,28
tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2.283 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký
20,4 tỷ USD. Tiếp theo là nhà đầu tư Malaysia, Nhật Bản và Singapore.
Đầu tư nước ngoài đã có mặt 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP
HCM vẫn là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư nhất với 3.092 dự án còn hiệu lực, vốn
đăng ký 27,1 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng dự án và 15,5% tổng vốn đăng ký cả
nước. Trong hai năm 2008, 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu
vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là kinh doanh bất động sản, lĩnh
vực dịch vụ lưu trú, ăn uống. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, để các dự án FDI có
hiệu quả hơn, Việt Nam chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực
quan trọng, ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
nguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất
tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn... Theo thống kê, tính
chung quý I - 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ USD, giảm
1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh
nghiệp FDI đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ USD. Còn
nếu không kể dầu thô, trong bốn tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDI
xuất khẩu 4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ 2009, và nhập siêu khoảng 60
triệu USD...
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp do khả năng tiếp nhận của chúng ta
còn kém. Bên cạnh đó, cơ cấu FDI cũng không hợp lý. FDI vào công nghệ chế tạo
và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống
68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vào

công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp. Trong khi
đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khai
thác tài nguyên đất đai) tăng lên. Đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên
1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu
nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008. Đó là chưa kể đến hiệu
2
ứng sân golf làm một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) và
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia kinh tế, có hai nguyên
nhân quan trọng hạn chế đầu tư vào công nghiệp chế biến và công nghệ cao là do
chất lượng nguồn nhân lực thấp và công nghiệp hỗ trợ không phát triển. Cơ cấu
đầu tư như vậy không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhìn lại hai năm gia nhập WTO, vẫn còn những tồn tại cần phải giải quyết
trong môi trường đầu tư. Trước hết là về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao
thông còn yếu kém. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự
phát triển của kinh tế và dòng đầu tư của nước ngoài. Về môi trường pháp lý, hệ
thống toà án và thực thi luật pháp còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do các thủ tục
còn rườm rà và chi phí cao, thiếu tính minh bạch. Đặc biệt là các công ty luật, đa
số hoạt động kém hiệu quả và chi phí lớn đã làm giảm lòng tin đối với nhà đầu tư.
Một lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân lực, nhưng nguồn nhân lực có
trình độ quản lý và tay nghề cao còn rất thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực
lượng lao động là đã qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa cao,
chưa đồng đều và sử dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, dịch vụ hành chính, hệ thống
thuế, hải quan... cũng còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ.
1.2. Những khó khăn vướng mắc trong việc thu hút FDI
1.2.1. Những vướng mắc về mặt pháp luật
Vấn đề chuyển lỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Theo
qui định của Luật đầu tư nước ngoài, chỉ có các doanh nghiệp liên doanh mới
được chuỷen lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm có lãi tiếp theo thời gian
chuyển lỗ không quá 5 năm. Nhưng cũng theo luật này, chỉ có doanh nghiệp liên

doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều là pháp nhân Việt Nam
việc quy định chuyển lỗ như trên đã gây sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư
nước ngoài.
Về thuế doanh thu có hiện tượng thuế chồng lên thuế, luật thuế thu nhập
công ty thuế suất chủ yếu là 32% có hiệu lực từ ngay 1/1/99 trong khi theo luật
đầu tư nước ngoài có doanh nghiệp FDI trừ dầu khí và khai thác vàng bạc đá quí
được hưởng thuế suất 10%, 20%, 25% trong một thời gian nhất định hoặc suốt
thời gian thực hiện dự án. Như vậy tất cả doanh nghiệp FDI được cấp giấy phép
sẽ chịu thuế suất thu nhập công ty 32% thay cho thuế suất từ 10 - 20% và khi đó
3
cần bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất từ 5 - 10% để đảm bảo
sự công bằng nhất định cho các nhà đầu tư.
Thuế suất áp dụng theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao là quá cao so với các nước lân cận vì vậy các doanh nghiệp FDI đứng trước
nguy cơ khó mà duy trì đủ lượng nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý có trình
độ chuyên môn cần thiết để tham gia và điều hành hoạt động của doanh nghiệp và
càng không thu hút được những nười giỏi vào làm việc ở Việt Nam
1.2.2. Về cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém do phải bỏ nhiều chi phí cho các
công trình ngoài hàng rào, chi phí vận chuyển. Chính phủ chủ trương huy động
FDI dưới hình thức BOT, BTO và BT để cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng cho đến
nay chưa đem lại hiệu quả vì các nhà đầu tư đều đánh giá rằng các công trình kết
cấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều rủi ro.
1.2.3. Việc quy hoạch ruộng đất, quy hoạch ngành kinh tế -kỹ thuật trong
việc gọi vốn FDI còn nhiều yếu kém, chúng ta đã phê duyệt thành lập nhiều KCN
ở nhiều tỉnh thành nhưng đối với các khu đã đi vào hoạt động hoặc đang tiến hành
xây dựng cơ sở hạ tầng việc quy hoạch chi tiết rất chậm khiến các nhà đầu tư
nước ngoài rất bị động trong việc chọn địa điểm nhất, thậm chí gây tâm lý hoài
nghi . Nhiều dự án cần sử dụng diện tích đất lớn liên quan đến an ninh quốc
phòng nhưng phối hợp quy hoạch không đồng bộ, có dự án được cấp giấy phép và
chấp thuận cho thuê nhưng khi đi vào triển khai lại bị phản đối phải chuyển địa

điểm, phải giảm đáng kể diện tích dẫn đến dự án kém khả thi.
Việc quy hoạch gọi vốn FDI vào 1 số ngành quá yếu kém và các nhà đầu tư
nước ngoài cũng đã tin vaò những dự báo khả quan của ta, vì vậy, chúng ta phải
chịu trách nhiệm về tình trạng thừa công suấtcủa một số ngành như: Khách sạn,
nhà ở, thuê văn phòng.
1.2.4. Lực lượng lao động của chúng ta còn nhiều yếu kém. Chúng ta rất
hiếm công nhân lành nghề, hiện nay việc tuyển 1 công nhân lành nghề cao khó
khăn hơn việc tuyển 1 sinh viên tốt nghiệp đại học. Thêm vào nữa hệ thống các
trường đại học của ta chưa đảm bảo chất lượng về đào tạo ngoại ngữ, lẫn chuyên
môn, hầu hết lao động trực tiếp của các doanh nghiệp FDI đều tuyển chưa qua đào
tạo hoặc đào tạo chưa đầy đủ chưa đạt chất lượng, chính vì vậy chi phí cho dạy
nghề rất tốn kém. Lao động của ta được các chuyên gia đánh giá là chịu khó, cần
cù nhưng vì ít kinh nghiệm nghề nghiệp, không có tác phong công nghiệp cho nên
năng suất thấp.
4
1.2.5. Khó khăn về cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhà nước.
Theo luật đầu tư và các văn bản dưới luật, ngân hàng nhà nước chỉ cân đối
ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh các công trình kết cấu hạ tầng hoặc sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu
thiết yếu. Trong điều kiện nhà nước và doanh nghiệp đều thiếu ngoại tệ thì quy
định trên là phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên trong điều kiện 70% các
doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá tại thị trường Việt Nam và nguyên liệu chủ yếu
dựa vào nguồn nhập khẩu (linh kiện điện tử, ô tô...) việc không có 1 chính sách và
biện pháp giúp đỡ tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI cân đối
ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu (chưa nói đến nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc, lãi
vay nước ngoài...) sẽ không đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động bình
thường và cản trở việc tiếp tục huy động nguồn vốn FDI.
1.2.6. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực FDI còn quá rườm rà nhiêu khê.
Các nhà đầu tư nước ngoài kêu ca phàn nàn nhiều về việc xin giấy phép
đầu tư, thủ tục thuê đất, xin giấy phép xây dựng cũng như các thủ tục triển khai

thực hiện quá trình XDCB. Còn nhiều điều phải xét lại trong thủ tục kiểm tra
hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong nhiều trường hợp vào
kiểm tra gian lận thương mại các cơ quan hải quan đã giữ hàng nhập khẩu hoặc
xuất khẩu quá lâu gây ách tách cho hoạt động của doanh nghiệp FDI
1.2.7. Yếu kém trong lĩnh vực kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với
hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Trong lĩnh vực này phải nói rằng kiểm tra thì nhiều nhưng chất lượng
không đạt yêu cầu bởi lẽ cán bộ được cử đi kiểm tra chưa đủ trình độ phát hiện
những vi phạm của đơn vị, đặc biệt về lĩnh vực tài chính về giá xuất khẩu thành
phẩm.... Sự buông lỏng quản lý trong đó bao gồm công tác kiểm tra của các đơn
vị chủ quản bên Việt Nam trong các doanh nghiệp lao động với nước ngoài đã
dẫn đến tình trạng không phát hiện được những yếu kém trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chỉ đến khi doanh nghiệp bị lỗ, cơ quan quản lý mới biết.
2. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam
2.1 Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng và có
tốc độ tăng trưởng nhanh,đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội của nước ta, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm, công nghệ
5

×