Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 148 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM THỊ TUYẾT NGA




NGHIÊN CỨU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HOÁ TIÊU BIỂU CỦA TỈNH HƯNG YÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG





Hà Nội, 2010


4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người dân
và du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Với
nhiều quốc gia du lịch là ngành tạo thu nhập chính cho nền kinh tế quốc dân, ở Việt
Nam Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương cho ngành du lịch trong những năm
tới tại nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX “ Phát triển du lịch thực sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên
cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử
đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ
phát triển du lịch của khu vực”.
Khi nghe danh “ Thứ Nhất Kinh Kỳ, Thứ Nhì Phố Hiến” nhiều và rất nhiều
người muốn tìm đến xem cái mảnh đất chỉ đứng sau thủ đô nổi tiếng với hàng ngàn
năm văn hiến nó ra sao, chỉ qua đó chứng tỏ Hưng Yên đã có một lợi thế để kéo
khách du lịch về với mình nhưng nhiệm vụ của toàn tỉnh nói chung và ngành du lịch
Hưng yên nói riêng là phải tạo cho khách có được một điểm đến có hồn, đủ sức để
làm hài lòng khách, giữ chân họ và thực sự cho họ thấy đây là nơi sứng đáng đứng
sau Kinh Kỳ Thăng Long Hà Nội. Là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc Bộ,
Trong lịch sử, Hưng Yên có vị trí quan trọng nằm trong vùng văn hóa xứ nam,
Hưng Yên không có tài nguyên du lịch về rừng, núi và biển nhưng lại giầu tài
nguyên về du lịch nhân văn. Thiên nhiên, lịch sử, những dòng sông trên mảnh đất
này đã tạo nên những cảnh quan sinh thái, những di tích lịch sử, văn hoá kiến trúc
có giá trị mà tiêu biểu nhất là quần thể di tích Phố Hiến, cụm di tích Đa Hoà -Dạ

Trạch, cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông với mức độ tập trung cao, đặc biệt với
nhiều danh nhân nổi tiếng qua các thời đại như Lê Hữu Trác, Chu Mạnh Trinh,
Đoàn thị Điểm, cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các tướng lĩnh nghĩa quân Bãi
Sậy cùng với các di tích lịch sử văn hoá khác. Hưng Yên còn có các làng nghề
truyền thống, thủ công mỹ nghệ, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian lễ hội.
Đây là những tài nguyên du lịch nhân văn có thế mạnh của Hưng Yên cần được
khai thác một cách có hiệu quả.

5
Hưng Yên với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú như vậy dù chưa
thực sự hấp dẫn nhưng cũng nhờ đó kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch
trong những năm qua đã từng bước đi lên tuy chưa thể gọi là phát triển vượt bậc, cơ
sở vật chất kỹ thuật đang từng bước được bổ xung và hoàn thiện, các chỉ tiêu cơ bản
về lượt khách đã đến Hưng Yên cơ bản là có tăng, nộp ngân sách nhà nước năm sau
cao hơn năm trước. Tuy nhiên việc phát triển du lịch tại các di tích lịch sử hoá tiêu
biểu còn rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, phát triển chủ yếu là tự
phát, manh múm và nhỏ lẻ.
Cho nên, nếu nhiệm vụ của ngành đặt ra là phải tiếp tục đưa du lịch Hưng Yên
phát triển, sớm khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng ngày càng cao
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước,
thì nhiệm vụ của các tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng cụ thể là các di tích lịch
sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh là vô cùng quan trọng. Thấy rõ được vai trò trên nên
việc nghiên cứu một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh để đề xuất kiến
nghị nhằm phục vụ phát triển du lịch thông qua đề tài “ Nghiên cứu các di tích lịch
sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên phục vụ phát triển du lịch” là yêu cầu cấp
thiết mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch
của tỉnh phát triển.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá giá trị của tài nguyên và sản phẩm du lịch văn hóa vật thể của tỉnh

Hưng Yên. Đánh giá thực trạng khai thác du lịch đối với các di sản văn hóa vật thể
của ngành du lịch tại Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch tại các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh.
- Góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vai trò của di sản văn hóa quá khứ
trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp hệ thống hoá các lý luận về du lịch và hoạt
động du lịch. Đây là tài liệu, là cơ sở tham khảo và vận dụng đối với các đề tài
nghiên cứu có liên quan.

6
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp làm tài
liệu tham khảo thiết thực và hữu ích cho các cơ quan về chuyên ngành du
lịch nói chung và văn hoá nói riêng, chính quyền địa phương tại các di tích
lịch sử văn hoá tiêu biểu của Hưng Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động du lịch của Hưng Yên nói chung
và thực trạng phát triển du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Hưng
Yên nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Toàn tỉnh Hưng Yên nói chung và các di tích lịch sử văn
hoá tiêu biểu của tỉnh nói riêng.
 Thời gian: Sử dụng tài liệu năm 1991 - nay, thời gian nghiên cứu từ
cuối năm 2009 - 2010
5. Phƣơng pháp và tiến trình nghiên cứu:
Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn chính thống như các báo cáo
phân tích, thống kê của các tổ chức cơ quan hoạt động trong lĩnh vực du lịch như:
Thư viện quốc gia, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục du lịch, Sở văn hoá
thể thao và du lịch Hưng Yên, Ban chỉ đạo về Du lich tỉnh Hưng Yên, Trung tâm

thông tin xúc tiến du lịch Hưng Yên, Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên. Tất cả các
thông tin này phục vụ cho việc phân tích và dẫn luận tại chương 1, chương 2 và
chương 3.
Phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thông tin từ các nguồn
thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều
tra và nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm
đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Một số công cụ hỗ trợ việc
phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm word và excel…Phương pháp này được
tiến hành từ tháng 3/2010- tháng 8/2010.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan được phân vào bốn nhóm chính:
- Những tài liệu về văn hóa, di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa: Những tài
liệu về du lịch và du lịch văn hóa: Cơ sở văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng),
Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần Ngọc Thêm), Văn Hoá và cư dân 3Đồng

7
Bằng Sông Hồng (Vũ Tự Lập), Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam (Nguyễn
văn Tân), Văn hoá dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá (Nguyễn Chí Thuật), Tài
nguyên và môi trường du lịch Việt Nam (Phạm Trung Lương), Việt Nam công tác
quản lý di sản văn hoá (Trương Quốc Bình), Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá(Trịnh
Thị Minh Đức)… Phát triển sản phẩm du lịch ở việt Nam (Dương văn Sáu), Di tích
lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam (Dương văn Sáu), Nhu cầu của du khách
trong quá trình du lịch (Đinh Thị Vân Chi), Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá,
(Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh)
- Những tài liệu về Hưng Yên và các vấn đề liên quan đến du lịch và du lịch
văn hóa: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Đinh Trung Kiên), Kinh tế Du lịch và Du
lịch học (Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình), Quản lý di sản văn hoá với phát triển
du lịch (Lê Hồng Lý), Phương pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch
(Nguyễn Thu Hạnh), Khai thác tiềm năng văn hoá để phát triển du lịch (Nguyễn
Duy Hy), Quy hoạch du lịch (Bùi Thị Hải Yến), Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi

Thị Hải Yến)…
- Những tài liệu về Hưng Yên và các vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên
và xã hội của Hưng Yên và những tài liệu liên quan đến du lịch Hưng Yên, đặc biệt
là du lịch văn hóa Hưng Yên: Văn bia Hưng Yên - Nguồn sử liệu quý (Đinh Khắc
Thuân), Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến- Hưng Yên (Lâm Hải Ngọc),
Di sản văn hoá truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (Lê Hồng Hạnh), Phố
Hiến lịch sử - văn hoá (Nguyễn Phúc Lai), Hưng Yên vùng phù sa văn hoá (Nguyễn
Phúc Lai), Các di tích văn miếu Bắc Ninh- Hải Dương – Hưng Yên (Dương Văn
Sáu), Hưng yên từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch (Nguyễn thị
Tình), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực du lịch đến 2020 (Sở văn hoá thể thao và du lịch Hưng Yên), Công tác
quản lý, khai thác di tích tỉnh Hưng Yên (Sở văn hoá thể thao và du lịch Hưng
Yên), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên thời
kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020 (Sở Thương mại – Du lịch Hưng Yên), Lễ
hội cổ truyền ở Hưng Yên - Sự biến đổi hiện nay (Hoàng Mạnh Thắng), Khai thác
tiềm năng di sản văn hoá Phố Hiến (Hoàng Mạnh Thắng)…

8
Luận văn đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của người đi trước, thấy được
những nội dung vấn đề chưa được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, và trên cơ sở đó, xác
định cho mình những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
7. Bố cục và nội dung chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung
chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc khai thác di sản văn hóa
phục vụ phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch tại các
DTLSVH tiêu biểu của Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch tại các DTLSVH tiêu biểu ở Hưng Yên.
















9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KHAI THÁC
DI SẢN VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Những vấn đề về văn hóa và DSVH
1.1.1. Văn hóa
Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loài
người. Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển
con người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quá
trình rất lâu dài. Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa học thì các nhà nghiên
cứu cũng có những quan niệm rất khác nhau về văn hoá. Do vậy, sự bùng nổ các
định nghĩa về văn hoá là tất yếu, khiến cho người ta chỉ có thể tập hợp theo nhóm
chứ không thể liệt kê đây đủ, chi tiết từng định nghĩa. Theo sự thống kê của nhà
nghiên cứu người Nga A.X Ca-rơ-min, đến nay con số định nghĩa văn hoá có thể

lên tới 500 định nghĩa và ông đã phân chia số định nghĩa ấy thành 14 nhóm. Còn
theo hai nhà nhân loại học Hoa Kỳ là A.Croeber và C.Kluckholn thì trong giới
nghiên cứu phương Tây có 6 nhóm định nghĩa về văn hoá. Sự phong phú của quan
niệm văn hóa giúp ta có cái nhìn đa chiều về nó.
Ở nước ta, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm "văn hiến". Từ đời Lý (1010)
người Việt đã tự hào nước mình là một "văn hiến chi bang". Đến đời Lê (thế kỷ
XV), Nguyễn Trãi đã viết "Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang" –
Duy nước Đại Việt ta thực sự là nước văn hiến. Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng
ý muốn chỉ một nền văn hóa cao trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú
trọng. Cũng trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Theo một số nhà nghiên cứu, từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ở đây, về
một khía cạnh nào đó, đồng nghĩa với từ "văn hoá". Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ
XX thì khái niệm văn hoá mới xuất hiện với tư cách là khái niệm khoa học.
Từ khi UNESCO phát động "Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá" (1988-
1997), nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã chú trọng nghiên cứu lý luận về văn

10
hoá. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề văn hoá. Tuy nhiên, do văn hoá
là hiện tượng vô cùng phức tạp, các nhà nghiên cứu lại nghiên cứu văn hoá từ
những phương diện, góc nhìn khác nhau, nên các quan niệm về văn hoá cũng khác
nhau. Vì vậy, để tránh lạc lối trong nghiên cứu về bản chất của văn hoá, trước hết,
chúng ta có thể phân thành hai loại quan niệm về văn hoá: theo nghĩa hẹp và theo
nghĩa rộng. Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác – xít, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã
làm sáng tỏ nhiều vấn đề về bản chất và vai trò của văn hoá. Hầu hết các nhà nghiên
cứu đều cho rằng, nói văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những
năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Đặc
trưng cơ bản nhất của văn hoá là tính sáng tạo và tính nhân văn, văn hoá đóng vai

trò là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xung quanh
vấn đề phạm vi thực tồn của văn hoá lại có những quan niệm khác nhau.
Quan niệm cho rằng, văn hoá là một loại quan hệ đặc thù riêng có của con
người. Đó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong ý thức con người với thế giới
hiện thực. Từ quan niệm này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc khẳng định:
Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay
một tộc người với thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô
hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ
mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân
hay tộc người khác. [22, tr.16]
Xem xét văn hoá trong mối quan hệ với con người, với nhu cầu và mục đích
sống của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó là văn hoá."
Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến "sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt" và "biểu hiện của nó", tức đã đề cập đến cả hoạt động

11
sống của con người và những thành tựu do hoạt động đó tạo ra. Nhưng dù là "hoạt
động" hay "thành tựu" thì đều phải đáp ứng "những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn" mới được gọi là văn hoá. Hơn nữa, khi nhìn nhận văn hoá theo nghĩa
rộng, Người đã xem văn hoá là thế giới giá trị, tức là tất cả những gì của con người,
do con người và vì con người.
Dựa trên quan niệm giá trị, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng: " Văn hoá là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội."

Tất nhiên, ở đây giá trị cần được hiểu không chỉ là một loại "thước đo" hoàn
toàn mang tính chủ quan. Giá trị được nhận thức là thuộc tính của sự vật có ích cho
con người khi quan hệ với con người. Giá trị được quyết định bởi cấu trúc, tính chất
và công năng của bản thân sự vật nhưng chỉ phát lộ trong quan hệ với con người.
Do đó, giá trị không hoàn toàn mang tính chủ quan mà có cả mặt khách quan và mặt
chủ quan. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên còn nhấn mạnh: "Tất nhiên, toàn bộ giá trị ở
đây là những sản phẩm có ích, thoả mãn nhu cầu nhân sinh, đáp ứng sự phát triển -
tiến bộ của xã hội. Bởi những sản phẩm do con người sáng tạo ra không những
không đáp ứng nhu cầu tiến bộ, mà còn phản tiến bộ, đó là sản phẩm phản văn hoá."
Như vậy, việc xem văn hoá là giá trị vật chất và tinh thần kết tinh năng lực bản chất
của con người khắc phục được quan niệm đối lập tuyệt đối giữa xã hội với tự nhiên
và quan niệm đồng nhất giữa văn hoá với xã hội. Đồng thời, nó bao hàm ý nghĩa
rằng, văn hoá không phải là cái tồn tại một cách cô lập với con người mà luôn trong
mối quan hệ hữu cơ với con người, do con người sáng tạo ra và đến lượt nó lại có
tác dụng hoàn thiện, hoàn mỹ con người – xã hội.
Như vậy, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, tức tất cả những gì phi tự nhiên là
văn hóa, thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị. Nhưng văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp
thì chỉ là giá trị mà thôi.
- Văn hóa vật thể
Một bộ phận của văn hoá nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người
dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu

12
trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ
cuộc sống con người. VHVT quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối
tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên
thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc
sống của con người. Trong VHVT, người ta sử dụng nhiều kiểu phương tiện: tài
nguyên năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống
của con người, phương tiện giao thông, truyền thông, nhà cửa, công trình xây dựng

phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí, các phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng,
mối quan hệ kinh tế Tóm lại, mọi loại giá trị vật chất đều là kết quả lao động của
con người.
- Văn hóa phi vật thể
Một bộ phận của văn hoá nói chung. Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ kinh
nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cùng những kết quả của
chúng, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên ý chí và
sáng tạo. VHPVT tồn tại dưới nhiều hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách
ứng xử đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể,
những giá trị và lí tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng, vv.
Theo nghĩa hẹp, VHPVT được coi là một phần của nền văn hóa, gắn với cuộc sống
tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lí tưởng, kiến thức.
1.1.2. Di sản văn hóa và các khái niệm liên quan
Di sản văn hóa gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua
thế hệ khác ở nước CHXHCNVN(Theo luật di sản)
+ DSVH vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học được lưu truyền lâu đời trong đời sống của các dân tộc, bao gồm các DTLSVH,
các công trình xây dựng kiến trúc, mỹ thuật, các danh nam thắng cảnh, các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được lưu truyền lâu đời trong đời sống của các dân tộc bằng trí nhớ, chữ viết, truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác; bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học văn truyền miệng, diễn

13
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân
tộc và những tri thức dân gian khác
- Di tích lịch sử văn hóa

Theo Hán Việt tự điển
- Di : Sót lại, rơi lại, để lại
- Tích: Tàn tích, dấu vết
Di tích: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ
Theo đại từ điển tiếng Việt : Di tích lịch sử văn hoá là tổng thể những công
trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hoá
được lưu lại.
Theo luật di sản văn hoá của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
quốc hội khoá X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29.09.2001
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học.
+ Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
1.2. Du lịch và du lịch văn hóa
1.2.1. Du lịch và các khái niệm có liên quan
Du lịch vốn là một từ Hán Việt trong đó du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa
là từng trải. Du lịch chính là sự trải nghiệm của con người sau mỗi chuyến đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũng được
hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét. Các khái niệm được đưa ra
theo hai góc độ chính là cầu – người đi du lịch và cung – kinh tế du lịch. Theo từ
điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,

14
di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét

ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ
đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu
nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo
nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
- Tài nguyên du lịch
Theo luật Du lịch Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người
và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.( Nguồn:Luật Du lịch).
- Loại hình du lịch
Du lịch sinh thái (hay các tên gọi khác như: du lịch khám phá, du lịch thám
hiểm, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch có trách nhiệm, du
lịch nhạy cảm…): Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch rất được
ưa chuộng trên thế giới. Thông qua loại hình du lịch này du khách có thể gần gũi
hơn với thiên nhiên và qua đó thể hiện trách nhiệm của mình với thiên nhiên.
Du lịch MICE: Đây là loại hình kết hợp du lịch và tổ chức hoặc dự hội thảo,
hội nghị.
Du lịch tham quan: tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng
cao hiểu biết về thế giới xung quanh.
Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bước ra khỏi công
việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần).
Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch
là phục hồi sức khỏe cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, với chế độ du


15
lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm được trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong
năm. Từ xa xưa người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh
của các vùng biển miền Nam. Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ càng lớn do sức ép của
công việc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội. Số người đi
nghỉ nhiều lần trong năm cũng tăng lên rõ rệt.
Du lịch thể thao: Tham gia các hoạt động thể thao là nhu cầu thường thấy ở
con người. Chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, thể
hiện mình …, được coi là một trong các mục đích du lịch. Đây là loại hình du lịch
xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt động thể thao của con người.
Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch phổ
biến hiện nay. Du lịch văn hóa rất đa dạng nhưng trong đó loại hình lễ hội có thể
nói là loại hình thu hút du khách hơn cả. Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hội
truyền thống, việc tổ chức, khai thác các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của
các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của
ngành du lịch.
Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo – du lịch tôn giáo:
Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch phổ biến. Đó là các chuyến đi
với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của
tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo được
hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ
nghi tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu về tôn giáo. Điểm đến của du
khách này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa… .
Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu – Du lịch
nghiên cứu: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp
học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Nhiều môn học, ngành
học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh
học, dân tộc học… Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây
dựng các chương trình du lịch đặc thù thích hợp với yêu cầu của từng ngành.
Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân – Du lịch thăm thân:

Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì
nó đáp nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân giữa các miền, các nước.

16
Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh – Du lịch kinh doanh:
Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là
thương gia. Tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh… là những mục tiêu chính
của họ trong chuyến đi.
- Khách du lịch
Đây là khái niệm có nhiều quan niệm đưa ra. Khách du lịch là đối tượng trực
tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của
các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lich.
Nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của con người đến nơi khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao.v.v… Đối với hoạt động du lịch, con người
với vai trò là một du khách có nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour
du lich. Điều này có nghĩa để trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các
điều kiện sau:
- Có thời gian rỗi
- Có khả năng thanh toán
- Có nhu cầu cần được thoã mãn.
Nhà kinh tế học người Ao, Lozep Stander định nghĩa: Khách du lịch là hành
khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những
nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Kripendort đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về du khách
như sau: là nhũng kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quen thói
bóc lột và vô cảm với môi trường.
Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận về
du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch là
công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian

ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công
nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài
thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng
biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác.

17
Theo luật Du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
1.2.2. Du lịch văn hóa và các khái niệm liên quan
Xưa nay có nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng có một định nghĩa là mọi thứ
tan biến nhưng còn lại là văn hóa. Các đời Pharaon của Ai Cập chết hết nhưng còn
lại nền văn hóa, ông Nguyễn Du, Nguyễn Trãi cũng không thể sống mãi nhưng vốn
văn hóa các ông để lại không thể phủ nhận được. Mất mát về văn hóa không lường
được, không đong đếm được. Mất văn hóa là việc mất khó sửa sai nhất, mất là mất
hẳn. Sự mất mát, nghèo nàn về văn hóa diễn ra ở các lĩnh vực Ấn tượng về văn
hóa bị lu mờ đó là một nỗi đau, cũng như chúng ta mất mùa văn học nghệ thuật.
Không hiểu tới giai đoạn nào văn hóa mới được phục hồi đúng vị trí của nó. Du lịch
có thể là một cách gìn giữ và tuyên truyền văn hóa không? Vì du lịch bao giờ cũng
là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau
bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình
thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc”
của mình. Hướng đi mới, theo tôi, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa
và cũng rất thời sự của văn hóa.
Như vậy, nói đến du lịch văn hóa thì trước hết phải có những di sản văn hóa
thì hoạt động du lịch mới tồn tại được. Vì vậy, các di sản văn hóa đóng một vai trò
hết sức quan trọng, bởi không có nó thì không tồn tại hoạt động du lịch văn hóa.
Hưng Yên không có những đền đài miếu mạo, những thành quách hay những công
trình kiến trúc với quy mô hoành tráng. Tuy nhiên, giá trị văn hóa của Hưng Yên
nằm ở sự đa dạng và phong phú của các di tích và đặc biệt là nội dung lịch sử,
truyền thuyết giai thoại gắn với các di tích ấy. Thêm nữa là những tín ngưỡng,

phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa xung quanh và liên quan đến những di tích
văn hóa đó. Tất cả, chúng tạo nên giá trị của các di tích và nâng cao vai trò của nó
trong đời sống và các hoạt động du lịch văn hóa. Từ đó, chúng ta hãy xem xét
những mặt nào của di sản văn hóa có thể khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa.
Thực tế cho thấy, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng có thể trở thành sản phẩm
du lịch. “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Luật Du lịch, Điều 4, khoản 10). Do đó

18
người làm du lịch phải biết xem phần nào của mỗi di sản văn hóa có thể trở thành
sản phẩm của du lịch văn hóa, có như vậy mới thỏa mãn nhu cầu của khách và phát
huy được giá trị văn hóa của di tích ấy
Tất nhiên trong cuộc chuyển động khó khăn, vật vã đó, có cái, có chỗ đã và
đang thành công, có chuyện, có nơi đang rối rắm, rất rối rắm, thậm chí cũng không
ít cái đổ vỡ, thất bại. Tất cả đều quí, và tôi nghĩ đưa người khách du lịch thật sự đến,
biết, hiểu được tất cả những cái ấy thì sẽ là thật sự trao cho họ một sản phẩm du lịch
rất quí, rất lạ và hiếm, rất đắt giá, cả sâu sắc nữa.
Với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật cùng với sự đa dạng về
nhu cầu, mục đích đi du lịch của con người, các hình thức du lịch đặc thù xuất hiện
ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Trong đó, du lịch văn hóa là một trong những
loại hình đã và đang phát triển trên toàn thế giới. Đây là loại hình du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nâng cao hiểu biết của du khách về các di tích
lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, các sự kiện văn hóa do
cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt với khách du lịch.
Theo nghĩa hẹp, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa
dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống.
Theo nghĩa rộng, du lịch văn hóa cần phải hiểu là khái niệm bao gồm tất cả
những hình thức (loại hình) du lịch có khai thác, sử dụng các giá trị văn hóa dân tộc
vào kinh doanh phục vụ du lịch trên cơ sở đặt ra các yêu cầu về tôn trọng và giữ

gìn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống ấy.
Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh: "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào
các giá trị văn hóa của một cộng đồng hoặc một nhóm dân tộc, một quốc gia hoặc một
khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của khách du lịch."
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Đính: "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa
trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu
trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên
du lịch nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa do cộng đồng tạo ra có
sức thu hút đặc biệt với du khách."

19
Như vậy, điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa là tài nguyên du
lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đại diện cho cộng
đồng, dân tộc, quốc gia. Loại hình này thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của du khách:
tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa. Quan trọng hơn là nó có tác dụng giáo
dục và nâng cao nhận thức của khách du lịch và hiện đang phát triển mạnh ở Việt
Nam, đất nước tiềm năng du lịch văn hóa rất phong phú.
- Các loại hình du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa được chia thành nhiều loại hình khác nhau. Việc phân loại
thành du lịch sinh thái hay du lịch văn hóa là dựa trên tiêu chí về tài nguyên du lịch.
Trong đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch hoạt động chủ yếu trong môi trường
nhân văn. Môi trường nhân văn ở đây chính là môi trường có chứa các tài nguyên
du lịch văn hóa như di tích lịch sử, lễ hội, tôn giáo, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật Dựa
trên cơ sở tài nguyên du lịch văn hóa, các loại hình du lịch văn hóa được hình thành.
+ Du lịch lễ hội
Lễ hội hiện đang là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có sức hấp
dẫn lớn đối với du khách. Tham gia vào lễ hội du khách có thể hòa mình vào các
cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Du khách
tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thường.
Có lẽ vì thế nên du khách đi vì mục đích này ít quan tâm đến sự thiếu thốn, thiếu

hụt trong dịch vụ hơn những du khách đi vì mục đích khác. Với tầm quan trọng đó,
việc khôi phục các lễ hội truyền thống, việc tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối
quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan
trọng của ngành du lịch.
Tuy nhiên, khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần phải lưu ý
các đặc điểm về thời gian, quy mô của lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội. Về thời gian,
các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Các
lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân. Có lễ hội được tiến hành trong khoảng 1 đến 2
tháng nhưng cũng có lễ hội diễn ra trong vài ngày. Về quy mô, các lễ hội diễn ra
trên địa bàn rộng và có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phương nhỏ. Điều này rõ
ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút du khách. Các lễ

20
hội thường tổ chức tại những di tích lịch sử - văn hóa. Điều này cho phép khai thác
tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội trong du lịch.
+ Du lịch tôn giáo
Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch khá phổ biến. Đó là các
chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn
giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo
được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các
lễ nghi tôn giáo của tín đồ (du lịch tôn giáo chủ động), hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn
giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng du khách này là chùa chiền, nhà
thờ, thánh địa.
+ Du lịch tham quan di tích, danh thắng
Là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu, các di tích văn hóa –
lịch sử của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Chúng được phân bố rộng rãi từ
Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ
nước của nhân dân với truyền thống văn hóa lâu đời và phong tục, tập quán riêng
của từng dân tộc.
Di tích, danh thắng là đối tượng tham quan phổ biến của du khách trong các

chuyến du lịch. Qua đó, du khách có thể mở rộng tầm mắt, nâng cao vốn hiểu biết
về văn hóa, lịch sử của dân tộc hay địa phương.
+ Du lịch khai thác nghệ thuật truyền thống
Đối tượng du lịch của loại hình này rất phong phú về thể loại và có giá trị
giải trí cao. Các loại hình nghệ thuật truyền thống bao gồm: hội họa, điêu khắc, sân
khấu, âm nhạc và múa, điệu nhảy, Các loại hình này khi được khai thác thành các
sản phẩm du lịch sẽ có giá trị văn hóa lịch sử lớn, hấp dẫn du khách. Qua đó, họ sẽ
khám phá được những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của mỗi dân tộc.
+ Du lịch làng nghề
Làng nghề là nơi chuyên sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống đặc
trưng cho các địa phương. Làng nghề chứa đựng nhiều giá trị văn hóa bản địa như
phương thức sản xuất, nghệ nhân, các di tích gắn với ông tổ nghề, Các làng nghề
có sức hút lớn đối với du khách đặc biệt là lứa tuổi trung niên. Đến làng nghề,
ngoài việc tham quan, du khách có thể trực tiếp tham gia vào các quy trình sản
xuất sản phẩm.

21
+ Du lịch tại các bảo tàng lịch sử - văn hóa
Cùng với các di tích lịch sử - văn hóa, các bảo tàng cũng là đối tượng khách
du lịch rất quan tâm. Thông qua mạng lưới bảo tàng du khách có thể tìm hiểu lịch
sử, những mặt nhất định của đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
- Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp tất cả các dịch vụ cần thiết dựa vào các
loại hình du lịch văn hóa với các giá trị văn hóa của cộng đồng người hoặc một
nhóm dân tộc, một quốc gia hoặc một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao
hiểu biết, nhận thức của khách du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch. Các loại hình du lịch văn hóa này khi được khai thác thành các
sản phẩm du lịch sẽ có giá trị văn hóa lịch sử lớn, hấp dẫn du khách. Qua đó, họ sẽ
khám phá được những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của mỗi dân tộc.
Từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy; tất cả các sản phẩm du

lịch đều là sản phẩm văn hoá nhưng không phải sản phẩm văn hoá nào cũng trở
thành sản phẩm du lịch. Xét về bản chất, tạo ra những sản phẩm du lịch chính là
nhiệm vụ của văn hoá du lịch. Ví dụ; một lễ hội truyền thống của một địa phương
nào đó dù đặc sắc và phong phú đến đâu nhưng chỉ tổ chức ra để phục vụ các nghi
lễ tôn giáo tín ngưỡng truyền thống hay các nhu cầu văn hoá của cư dân bản địa thì
đó chỉ là một sản phẩm văn hoá. Nhưng khi đưa khách du lịch tới tiếp cận, tham gia
(trực tiếp hay gián tiếp) các hoạt động của nó thì khi đó lễ hội đó lập tức trở thành
sản phẩm du lịch hay sản phẩm văn hoá du lịch.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách các sản phẩm du lịch đòi
hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Khi xây dựng các sản phẩm du lịch
phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: phải tính toán việc xây dựng những sản phẩm
gì, sản phẩm đó phải có tầm chiến lược lâu dài, xây dựng cái trước tạo tiền đề cho
cái sau, xây dựng cái trước không làm kìm hãm cái sau, xây cái sau phải kế thừa và
phát triển hơn cái trước, tạo các sản phẩm du lịch để góp phần định hướng thị hiếu
thẩm mỹ, tạo ra nhu cầu của khách chứ không chỉ chạy theo yêu cầu của khách.
Giá trị của sản phẩm du lịch được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du
lịch trên một địa bàn cụ thể; được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một
chuyến du lịch, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn

22
thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa
tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách; được thể hiện qua những ảnh
hưởng tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội của
một địa phương, đất nước. Không phải bao giờ giá cả và giá trị của một sản phẩm
du lịch cũng tương đồng. Vấn đề quan trọng nhất của kinh doanh du lịch chính là
tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù có tính hấp dẫn cao. Việc tạo ra
các sản phẩm du lịch mới trước hết là quá trình nắm bắt những giá trị vốn có, xếp
đặt và tạo dựng những giá trị mới trên nền tảng của tiềm năng và nguồn lực sẵn có
rồi từ đó tạo ra sự cân bằng giữa giá cả và giá trị mới được thiết lập. Sự cân bằng
được tái lập và lại mất đi trong tiến trình phát triển để tái lập sự cân bằng mới. Quá

trình phá vỡ sự cân bằng tạo lập cân bằng mới một cách liên tục giữa giá cả và giá trị
của các sản phẩm nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng tạo ra sự phát triển. [4,tr33]
- Khách du lịch văn hóa
Để trở thành một khách du lịch văn hóa, con người phải hội tụ các điều kiện sau:
- Có thời gian rỗi
- Có khả năng thanh toán
- Có nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa cần được thoã mãn.
1.2.3. Vấn đề khai thác giá trị của di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển
du lịch
1.2.3.1. Giá trị lịch sử - văn hoá của các di tích lịch sử văn hoá đối với
du lịch
- Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường: Nơi có di tích là những
nơi có môi trường tự nhiên và xã hội tốt do được lựa chọn cẩn thận vị trí trước khi
xây dựng để đạt được yêu cầu “địa linh - nhân kiệt”. Đây thường là những nơi có
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hoà, chưa hoặc ít chịu sự xâm thực, tác
động của con người. Hệ thống di tích của chúng ta thường nhỏ bé, tinh tế, hoà vào
với thiên nhiên, tô điểm cho thiên nhiên, “trở thành thiên nhiên thứ hai của con
người Việt Nam” [5,tr65]. “Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì chọn cảnh chùa mà
trụ trì, tránh những nơi nước độc non thiêng. Cảnh có bốn điều: một là nước, hai là
lửa, ba là lương thực, bốn là rau, đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không
nên gần mà cũng không nên xa nhân gian, vì gần thì ồn ào, mà xa thì không ai giúp

23
đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thần, nuôi tính, tâm linh sáng
suốt, trường dưỡng tránh thai để được chứng đạo, ấy là cứu cánh".Trong sách –
Tam tổ thực lục, Thiền sư Pháp Loa(1284- 1330)- Trúc Lâm đệ nhị tổ có viết.
Trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở khắp mọi nơi đã và đang tác động mạnh
mẽ đến môi trường sống của người dân và cũng tác động mạnh mẽ đến di tích lịch
sử văn hoá. Tuy vậy, trong khu vực các di tích vẫn là những nơi còn giữ được môi
trường sinh thái tự nhiên tốt, có nhiều cây xanh, hồ nước, tạo ra sự cân bằng sinh

thái. Cũng ở đây, chứa đựng các công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật
đẹp đẽ, luôn trầm mặc với thời gian và thế cuộc. Không gian, cảnh quan, môi
trường của các di tích cũng là nơi trong sạch, lành mạnh, thoáng đãng. Đây cũng
chính là nơi có môi trường xã hội tốt theo cả ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa biểu tượng, ít
tệ nạn xã hội, phát huy giá trị rất tự nhiên trong quá trình phát triển của đất nước.
- Giá trị lịch sử, huyền thoại: Thông qua hệ thống các công trình kiến trúc, các
tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, hệ thống di vật, cổ vật, bảo vật…đặc sắc với nhiều
chủng loại khác nhau mang những ý nghĩa hiện thực và biểu tượng khác, di tích lịch
sử văn hoá là nơi lưu giữ và phản ánh một phần lịch sử của địa phương, nơi chung
đúc, kết tinh các giá trị lịch sử, huyền thoại của mảnh đất và con người nơi nó sinh
ra và tồn tại. Với những thông tin có được từ các di tích và kho tàng di vật, cổ vật,
bảo vật chứa đựng trong đó nên người ta có thể coi mỗi một di tích như một trang
sử sống động được viết bằng đường nét, hình khối và hiện vật. Giáo sư Trần Văn
Giàu, Chủ tịch danh dự Hội sử học Việt Nam đã nói rằng: “Theo quy luật của thời
gian, quá khứ sẽ được chắt lọc và kết tinh thành những giá trị vĩnh cửu”. “Những
giá trị lịch sử hiện hữu đương thời sẽ được kiểm chứng, chắt lọc và trở thành huyền
thoại trong tương lai. Chúng sẽ được kết tinh trong hệ thống di tích lịch sử - văn hoá
và như vậy, những di tích lịch sử văn hoá như là kho tàng của cổ tích và huyền
thoại” [5,tr67]. Thông qua các hình tượng hiện hữu trong các di tích chúng ta thấy
cả hiện thực và huyền thoại đan xen vào trong nhau và đây cũng là nơi lưu giữ và
tôn vinh những giá trị đặc sắc về vật chất và tinh thần của ông cha ta đã hình thành
nên trong suốt tiến trình lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, những giá trị đó vừa
mang tính hiện hữu, vừa mang tính biểu tượng, chứa đựng những nội dung tư tưởng

24
mà con người gửi gắm. Như huyền thoại trả gươm Thần cho Rùa vàng Hồ Gươm
chính là phản ánh khát vọng hoà bình của dân tộc luôn thường trực trong đời sống
của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nên với mỗi di tích chúng ta đừng nên bóc
tách các yếu tố huyền thoại ra khỏi cái vỏ bọc hiện thực của nó. Nếu chúng ta bóc
mất cái thơ mộng huyền bí vốn là những thuộc tính của huyền thoại thì truyền

thuyết tồn tại trong các di tích chỉ còn là một hiện tượng lịch sử bị bịa đặt thuần tuý.
- Giá trị tâm linh, tinh thần: Các di tích lịch sử thuộc loại kiến trúc nghệ thuật
phục vụ tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh tinh
thần rất lớn. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của “tính thiêng”- một thuộc
tính vốn có, không thể thiếu được trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng,
tôn vinh của con người. Nó thoả mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận
lớn các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hy vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng
thời góp phần khơi dậy và củng cố “tính thiện” trong mỗi con người. “Đặc điểm của
các nghi thức, nghi lễ thờ cúng diễn ra ở các di tích bao giờ cũng mang “tính
thiêng” gồm 7 yếu tố sau: Thời gian thiêng, không gian thiêng, cử chỉ hành động
thiêng, ngôn ngữ văn tự thiêng, lễ vật thiêng, trang phục thiêng, con người
thiêng”[5,tr70]. Tất cả các nghi lễ - là những nghi thức, cách thức mà con người
dùng để dâng đồ cúng lên thần linh, nhằm “hữu thể hoá”, “hiện thực hoá” cái
“thiêng” vốn vô hình, từ đó tạo ra sự giao lưu và giao thoa: người - thần, đời -
đạo…, tạo ra sự cộng cảm, cộng mệnh trong đời sống văn hoá cộng đồng, đó là để
biểu thị thái độ thành kính, trân trọng, tôn vinh tới đối tượng mà người dân thờ
cúng, biểu lộ sự “xin xỏ đối với thần linh” của con người, biểu hiện mối quan hệ
giữa con người với vũ trụ, là cách ứng xử của con người với thiên nhiên, thần thánh
và xã hội thông qua hệ thống biểu tượng. Chính vì vậy phải xây dựng những nhân
vật trung gian để chuyển tải ước nguyện của chúng dân đến Thần, những nhân vật
trung gian đó là những thầy mo, thầy cúng, những chủ tế, mạnh bái, bồi tế, phó
tế…đã được lựa chọn trong các tầng lớp nhân dân. Di tích lịch sử - văn hoá chính là
cái “vỏ vật chất” chứa đựng nội hàm văn hoá, tín ngưỡng phong phú và sau đó nữa,
đấy là nơi trú ngụ bình yên cho tâm hồn con người, tiếp sức, tiếp lực, tiếp năng
lượng sống cho chúng ta bằng lòng tin đã được khắc khảm sâu sắc. “Con người của
thế kỷ nào đi chăng nữa vẫn là con người. Chúng ta cần tựa vào một chỗ dựa tâm

25
linh vững chắc để vịn lòng mình vào đó, điều chỉnh cuộc sống cho thanh thản”
[40,tr186]. Các di tích lịch sử chính là những nơi hội tụ hồn nước, dân gian sùng

kính được nhà nước ta công nhận là nơi cần được giữ gìn, tôn tạo. Chắc chắn nó sẽ
linh thiêng khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới và sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự
tồn tại của xã hội loài người.
- Giá trị nghệ thuật, văn hoá – xã hội: Di tích lịch sử - văn hoá là nơi kết tinh
các giá trị lịch sử, văn hoá xã hội được hình thành qua thời gian và công sức, tài
nghệ của biết bao thế hệ người Việt Nam đã sản sinh và nuôi dưỡng nó, là nơi lưu
giữ và truyền trao cho các thế hệ người Việt Nam những giá trị của kho tàng di sản
văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Với những giá trị riêng nổi bật của mình
di tích lịch sử văn hoá đã trở thành cơ sở, nền tảng tiền đề cho việc nghiên cứu, tìm
hiểu về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam để giới thiệu cho đồng bào cả
nước và bè bạn quốc tế.
Giá trị nghệ thuật văn hoá xã hội trong mỗi di tích thường thể hiện thông qua
sự tồn tại các công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và đa dạng
như hệ thống tượng tròn, các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ bằng nhiều chất liệu khác
nhau với nhiều phương pháp chế tác khác nhau. Những tác phẩm này cũng thể hiện
quan niệm, tiêu chí về giá trị thẩm mỹ của từng giai đoạn, từng tầng lớp dân cư của
các vùng miền khác nhau trên đất nước, mỗi công trình một di vật trong các di tích
đều chứa đựng công sức, trí tuệ và tài sản của cá nhân, cộng đồng. nó luôn mang
“hơi thở” của quá khứ, nhịp sống của thời đại, đồng thời là bức thông điệp, lời nhắn
gửi của quá khứ gửi hiện tại và tương lai…
- Giá trị kinh tế: “Lợi ích kinh tế - đó chính là nguyên tắc thứ ba trong việc
khai thác và bảo vệ di tích” [16,tr26]. Giá trị kinh tế đặc biệt được quan tâm khi
khai thác giá trị của các di tích lịch sử văn hoá để phát triển du lịch. Giá trị kinh tế ở
đây thực chất là giá trị tổng hợp và các giá trị tổng hợp chỉ biến thành giá trị kinh tế
khi biết đầu tư, khai thác phù hợp và có hiệu quả để phát triển du lịch. Trong quá
khứ lịch sử, những công trình di tích của ông cha ta được xây dựng nên chủ yếu chỉ
để đáp ứng các nhu cầu tâm linh tinh thần và các nhu cầu văn hoá xã hội khác của
các tầng lớp nhân dân chứ không phải với mục đích kinh tế. Trong giai đoạn hiện
nay nhu cầu của con người phát triển nhanh chóng và đa dạng trong đó có nhu cầu


26
du lịch. “Trải qua năm tháng lịch sử, chúng ta thật may mắn khi được ông cha ta để
lại cho một khối lượng lớn về di tích quý hiếm điển hình để làm “vốn”, “vốn” ở đây
không chỉ là “vốn” văn hoá mà còn là “vốn” phát triển kinh tế đặc biệt có một
không hai thông qua du lịch” [39,tr201]. Việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá
phục vụ phát triển du lịch là một công việc tất yếu và cần thiết. Đây chính là đặc
điểm cơ bản giữ vai trò chủ đạo của du lịch Việt Nam, ngành kinh tế trọng điểm, thế
mạnh của đất nước và dân tộc cần được khai thác đúng hướng với hiệu quả cao. Các
ngành, các cấp phải nắm vững phương châm này để từ đó có những biện pháp khai
thác, sử dụng có hiệu quả giá trị của các thành tố văn hoá Việt Nam để góp phần
khai thác các giá trị kinh tế của văn hoá hình thành, ổn định và liên tục phát triển
kinh tế văn hoá mà vẫn giữ gìn, bảo lưu được các giá trị văn hoá truyền thống, làm
cơ sở tiền đề, nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.3.2. Vai trò của di tích lịch sử văn hoá trong phát triển du lịch.
Di tích lịch sử văn hoá chính là tài nguyên du lịch nhân văn, là tài sản của
nhân dân do thiên nhiên trời đất ban tặng, đồng thời là sản phẩm sáng tạo, thành quả
lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao thế hệ người Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn của lịch sử, đồng thời nó cũng chịu sự tác
động của lịch sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực một cách liên tục trên nhiều
bình diện. Đồng thời là những biểu hiện và thể hiện của nền văn hoá và văn minh
dân tộc, là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động và phát triển
trong cơ tầng xã hội và giao thoa văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực
và trên thế giới. Đây là nơi lưu giữ và trưng bầy, phô diễn những hình ảnh về đất
nước và con người. Là nơi kết tinh các giá trị lịch sử - văn hoá – khoa học kỹ
thuật…làm cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước và
con người. Đây là những “bảo tàng sống”, “bảo tàng tại chỗ” mà hệ thống di vật, cổ
vật được đặt ngay trong môi trường sống, môi trường tồn tại của chúng. “Trong sự
phát triển du lịch của đất nước các di tích lịch sử văn hoá trở thành “điểm chốt” để
xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hoá, mở rộng các tour du lịch văn hoá đặc sắc

tới các vùng quê của đất nước, nối rộng và mở tầng hiểu biết cho nhân dân các địa

27
phương, đồng thời khai thác thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia” [5,tr75]. Đưa du khách tới thăm các di tích lịch sử văn
hoá, đối với một số đối tượng khách còn là dịp tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc
với các sự kiện, nhân vật lịch sử được lưu giữ tôn thờ tại các điểm di tích, bằng các
hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của mình tại các tuyến điểm di tích, du khách được
thoả mãn các nhu cầu tâm linh tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống
luật pháp nước CHXHCNVN quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng…”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà di
tích lịch sử văn hoá đem đến cho du lịch, giúp cho du lịch tăng thêm nguồn thu từ
du khách với rất nhiều các đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa
tuổi, chủng tộc, quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị - vị trí trong xã hội, ý thức hệ tư
tưởng, tâm lý tình cảm.v.v…
Di tích lịch sử văn hóa là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa. Du lịch
văn hóa là loại hình du lịch hoạt động chủ yếu trong môi trường nhân văn chính là
môi trường chứa các tài nguyên du lịch văn hóa trong đó có di tích lịch sử là một
yếu tố rất quan trọng. Các loại hình du lịch văn hóa như du lịch lễ hội, du lịch tôn
giáo, du lịch thăm quan di tích….hầu như đều khai thác dựa vào di tích lịch sử.
Di tích lịch sử là cơ sở tạo nên sản phẩm du lịch, là những biểu hiện và thể
hiện của nền văn hoá và văn minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả
của quá trình vận động phát triển và giao thoa văn hoá. Sản phẩm du lịch trước hết
là một sản phẩm văn hoá, mà các sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng
văn hoá cao, thoả mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một
chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau, sản phẩm trong các
chương trình này chính là việc khai thác các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
của địa phương vào hoạt động du lịch cụ thể như các di tích lịch sử văn hoá, các di
vật, hiện vật…, các loại hình nghệ thuật, các hoạt động lễ hội ở các di tích…vào
phục vụ du khách. Di tích lịch sử văn hoá các điểm để các công ty du lịch xây dựng

các chương trình “du lịch về nguồn”, đồng thời giúp cho du khách quốc tế hiểu về
truyền thống, lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của các địa phương
dân tộc. Phát triển loại hình du lịch gắn với các di tích lịch sử được gọi là “Du lịch

×