Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khả năng nâng hạng sao của các khách sạn 3 sao Galaxy, La Thành, Hòa Bình (Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 113 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============


TRỊNH HOÀNG ANH



KHẢ NĂNG NÂNG HẠNG SAO CỦA CÁC KHÁCH SẠN
3 SAO : GALAXY, LA THÀNH, HÒA BÌNH ( HÀ NỘI )

Chuyên ngành: Du lịch học
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ MẠNH HÀ



HÀ NỘI, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


============


TRỊNH HOÀNG ANH





KHẢ NĂNG NÂNG HẠNG SAO CỦA CÁC KHÁCH SẠN
3 SAO : GALAXY, LA THÀNH, HÒA BÌNH ( HÀ NỘI )





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC






HÀ NỘI, 2010
1

MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục hình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cầu của luận văn
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN
1.1. Cơ sở lý luận về khách sạn
1.1.1. Định nghĩa khách sạn
1.1.2. Phận loại khách sạn
1.2. Xu thế phát triển thị trường kinh doanh khách sạn Việt Nam
1.3. Chiến lược phát triển khách sạn
1.4. Tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn theo Tổng cục Du Lịch Việt
Nam
1.4.1. Tầm quan trọng của việc xếp hạng khách sạn
1.4.2. Các quy định về việc xếp hạng khách sạn
1.4.3. Yêu cầu chung của việc xếp hạng khách sạn
1.5. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 3 sao và 4 sao


1
4
5
6
6
7
7

8
8
8
9
10

10
10
10
11
12
13
13
13
14
14
15


2

Chương 2. THỰC TRẠNG KHÁCH SẠN GALAXY, LA THÀNH,
HÒA BÌNH ( HÀ NỘI )
2.1. Khách sạn Galaxy – Hà Nội
2.1.1. Thông tin chung.
2.1.2. Cơ sở vật chất.
2.1.3. Hệ thống quản lý nhân sự
2.1.4. Tình hình kinh doanh
2.1.5. Một số hoạt động khác
2.2. Khách sạn La Thành – Hà Nội

2.2.1. Thông tin chung.
2.2.2. Cơ sở vật chất
2.2.3. Hệ thống quản lý nhân sự
2.2.4. Tình hình kinh doanh
2.3. Khách sạn Hòa Bình – Hà Nội
2.3.1. Thông tin chung
2.3.2. Cơ sở vật chất.
2.3.3. Hệ thống quản lý nhân sự
2.3.4. Tình hình kinh doanh
2.3.5. Một số hoạt động khác
Ch-¬ng 3. XÉT KHẢ NĂNG NÂNG HẠNG SAO CỦA CÁC KHÁCH
SẠN 3 SAO : GALAXY, HÒA BÌNH, LA THÀNH
3.1. Định hướng nâng cấp hạng sao
3.1.1. Vị trí kiến trúc
3.1.2. Trang thiết bị tiện nghi
3.1.3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
3.1.4. Hệ thống quản lý nhân sự
3.2. Khả năng nâng cấp hạng sao
30

30
30
31
35
35
36
37
37
38
42

42
42
42
43
47
47
48
51

51
51
52
53
54
54
3

3.2.1. Khả năng nâng cấp hạng sao của khách sạn Galaxy - Hà Nội
3.2.2. Khả năng nâng cấp hạng sao của khách sạn La Thành - Hà Nội .
3.2.3. Khả năng nâng cấp hạng sao của khách sạn Hòa Bình - Hà Nội .
3.3. Thủ tục xin nâng hạng sao theo quy định của Tổng cục Du lịch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
55
56
57
60

61







4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 3 sao và 4 sao
Bảng 2.1. Trang thiết bị trong phòng thuộc khách sạn Galaxy
Bảng 2.2. Trang thiết bị trong phòng thuộc khách sạn La Thành
Bảng 2.3. Trang thiết bị trong phòng thuộc khách sạn Hòa Bình


16
32
40
45













5

DANH MỤC HÌNH

Ảnh 2.1. Khách sạn Galaxy 31
Ảnh 2.2. Phòng Deluxe khách sạn Galaxy 32
Ảnh 2.3. Nhà hàng Galaxy 33
Ảnh 2.4. Nhà hàng Roadside Café 34
Ảnh 2.5. Tiền sảnh khách sạn Galaxy 35
Ảnh 2.6. Khách sạn La Thành 38
Ảnh 2.7. Phòng Standard khách sạn La Thành 39
Ảnh 2.8. Phòng Superior khách sạn La Thành 40
Ảnh 2.9. Nhà hàng E1 khách sạn La Thành 41
Ảnh 2.10. Khách sạn Hòa Bình 43
Ảnh 2.11. Phòng Superior khách sạn Hòa Bình 44
Ảnh 2.12. Phòng Deluxe khách sạn Hòa Bình 44
Ảnh 2.13. Phòng Suite khách sạn Hòa Bình 45
Ảnh 2.14. Nhà hàng Le Splendide khách sạn Hòa Bình 46
Ảnh 3.1. Sân vườn khách sạn La Thành 56



6

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trong khoảng hai chục năm trở lại đây, với định hướng
phát triển mở rộng hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới đang dần
là một điểm đến nổi tiếng về cảnh đẹp, giá trị văn hóa, an toàn và thân
thiện của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với sự tăng trưởng
chung của nền kinh tế, hoạt động du lịch tại Việt Nam cũng tăng nhanh
với tốc độ tương đối nhanh cả về lượng khách du lịch nội địa cũng như
lượng khách du lịch quốc tế.
Song song với sự tăng trưởng của lượng khách du lịch đến Việt
Nam, các cở sở phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng và các loại hình
dịch vụ khách cũng tăng lên nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Đặc biệt, hệ thống các khách sạn tại Việt Nam trong
những năm vừa qua cũng đã có sự đầu tư, nâng cấp về mặt số lượng. Tuy
nhiên, đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam
do rất nhiều khách sạn mới xây dựng trong thời gian gần đây tập trung
vào các khách sạn nhỏ, các khách khoảng 2 đến 3 sao là chủ yếu. Vì vậy,
hệ thống các khách sạn cao cấp 4 và 5 sao trong những năm vừa qua tăng
trưởng khá chậm và rõ ràng chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và
dịch vụ cao cấp của rất nhiều khách hàng có khả năng chi trả cao đến
Việt Nam, đặc biệt trong những mùa cao điểm về du lịch.
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa và
kinh tế của cả nước, đồng thời cũng là một trung tâm du lịch lớn Việt
Nam. Hà Nội là điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế cũng như
nội địa hấp dẫn du khách bởi những cảnh quan đẹp và nhữn giá trị văn
7

hóa quý báu, lâu đời của dân tộc. Bên cạnh đó, với một thủ đô năng
động, sáng tạo đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, du
lịch, Hà Nội ngày càng hấp dẫn và trở thành điểm đến của rất nhiều du
khách và bạn bè quốc tế và đương nhiên, nhu cầu lưu trú dành cho tập

khách du lịch có khả năng chi trả cao ngày càng gia tăng.
Trong các nghiên cứu khoa học, cũng đã có nhiều đề tài tập trung
nghiên cứu vào việc tăng trưởng số lượng các khách sạn 4 và 5 sao tại
Hà Nội để đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách du lịch. Tuy
nhiên, đây cũng là một vấn đề khó không dễ giải quyết của du lịch vì
liên quan đến những khoản vốn đầu tư lớn và một cơ sở hạ tầng ở trình
độ cao. Tuy nhiên, việc tăng trưởng số lượng các khách sạn cao cấp 4 và
5 sao là nhu cầu cấp thiết của Hà Nội.
Chính vì vậy, đề tài khoa học “Khả năng nâng hạng sao của các
khách sạn 3 sao: Galaxy, La Thành, Hòa Binh ( Hà Nội ) ” là một đề tài
mang tính cấp thiết nhằm đánh giá thực trạng các khách sạn 3 sao và
nghiên cứu khả năng nâng cấp từ khách sạn 3 sao lên 4 sao của các khách
sạn 3 sao tại Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề tài
 Nghiên cứu khả năng nâng cấp dựa vào bảng xếp hạng khách
sạn 3 sao và 4 sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam của khách sạn La
Thành, Hòa Bình, Galaxy Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Xác định được xu thế của thị trường, chiến lược phát triển cũng
như nội lực của các khách sạn nghiên cứu.
 Tìm hiểu và so sánh thủ tục thẩm định hạng sao và nâng cấp
hạng 3 sao và 4 sao của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam.
8

 Tìm hiểu cơ cấu hoạt động của khách sạn La Thành, Hòa Binh,
Galaxy Hà Nội với tư cách là khách sạn 3 sao.
 Khả năng nâng hạng sao của các khách sạn 3 sao : La Thành,
Hòa Binh, Galaxy tại Hà Nội.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động của các khách sạn Galaxy, La Thành và

Hòa Bình.
- Các quy phạm pháp luận và quy định về xếp hạng sao khách san
tại Việt Nam.
- Khả năng nâng hạng sao của khách sạn Galaxy, La Thành và Hòa Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian:
Đề tài chọn 3 khách sạn điển hình trong hệ thống khách sạn 3 sao tại Hà
Nội : Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn – Hà Nội; khách sạn Hòa Binh,
27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội ; khách sạn Galaxy, 01 Phan Đình Phùng,
Hà Nội.
 Phạm vi thời gian:
Quá trình nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian từ 9/2007
đến 10/2009. Tuy nhiên, số liệu khảo sát được thu thập trong khoảng
thời gian từ 1/6/2009 đến 1/9/2009.
6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp
Việc thực hiện luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin, dữ
liệu từ các tài liệu nghiên cứu, các giáo trình, sách, tạp chí khoa học
trong nước và quốc tế để làm tư liệu nghiên cứu.
9

 Phương pháp chuyên gia:
Đề tài cũng đã áp dụng phương pháp chuyên gia trong quá trình
thực hiện. Đó là xin ý kiến chuyên gia trong quá trình xây dựng bảng số
so sánh và đánh giá tình hình khách sạn Việt Nam trong những thời gian
vừa qua và khả năng cung ứng nhu cầu khách du lịch cho những năm tới.
 Phương pháp Thực địa:
Để có thể đánh giá được thực trạng của các khách sạn nghiên cứu
thì đề tài có sử dụng phương pháp thực địa để khảo sát, đánh giá thực tế
3 khách sạn : Galaxy, La Thành và Hoà Bình.

7. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
 Chương 1. Giới thiệu chung về khách sạn
 Chương 2.Thực trạng khách sạn Galaxy, La Thanh, Hòa Binh
( Hà Nội ).
Chương 3. Xét Khả năng nâng hạng sao của các khách sạn3
sao : Galaxy, La Thành, Hòa Bình( Hà Nội ).
10

Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN
1.1. Cơ sở lý luận về khách sạn.
1.1.1. Định nghĩa khách sạn
Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú đặc thù, phổ biến và cao
cấp trong kinh doanh du lịch. Đây là cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách lưu trú trong thời gian nhất
định, đáp ứng yêu cầu về mặt lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và các
dịch vụ khác. Các khách sạn được phân theo hạng khác nhau tùy thuộc
vào cơ sở vật chất và dịch vụ. Chính vì vậy, đối tượng du khách đến
khách sạn cũng rất đa dạng, từ du khách có khả năng chi trả trung bình
đến du khách có khả năng thanh toán cao.
Ở Việt Nam,theo quy chế quản lý khách sạn: Khách sạn du lịch là cở
sỏ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách lưu
trú trong thời gian nhất định, đáp ứng yêu cầu về mặt lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.
Theo quy định về tiêu chuẩn xếp loại khách sạn TCVN 4391:2009:
Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở
lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết
phục vụ khách.
1.1.2. Phân loại khách sạn

- Khách sạn thành phố (city hotel)
Khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách
thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch.
-Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort)
Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn
hộ, băng-ga-lâu ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.
11

- Khách sạn nổi (floating hotel)
Khách sạn neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển.
- Khách sạn bên đường (motel)
Khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung
cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp
các dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
1.2. Xu thế phát triển thị trường kinh doanh khách sạn Việt Nam.
Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và quản lý bất động sản CB
Richard Eliss (CBRE Việt Nam), từ nay đến năm 2020, nhu cầu về phòng
khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung lại rất hạn chế.
Hiện lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ đạt khoảng gần
5.000 phòng và khách sạn tiêu chuẩn 1 - 2 sao gần 6.300 phòng. Trong khi
đó, theo khảo sát của CBRE, nhu cầu về phòng khách sạn 3 - 5 sao đến
năm 2020 sẽ vào khoảng 11.100 phòng và khách sạn 1 - 2 sao khoảng hơn
20.000 phòng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nhu cầu về phòng
khách sạn tăng nhanh chính là thị trường du lịch Việt Nam ngày càng có
những bước chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài ra còn phải kể đến một loạt các
nguyên nhân khác như sức hấp dẫn về đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà
đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập
WTO.

Tính đến hết quý 4/2006, hiệu suất sử dụng phòng đã đạt mức cao
với 84,28% với khách sạn 5 sao, xấp xỉ 90% với khách sạn 4 sao và xấp xỉ
80% với khách sạn 3 sao.
12

Các chuyên gia của CBRE dự báo trong khoảng 5 năm tới, nguồn
cung khách sạn sẽ tiếp tục thiếu hụt, nhất là hệ thống khách sạn cao cấp.
Đây cũng là một lý do có thể khiến giá thuê phòng khách sạn sẽ tăng hơn
trong một vài năm tới.
Trong khi đó, thời gian v ừa qua lượng khách sạn 3 sao được xây
dựng lên một cách ồ ạt trong khi lượng khách sạn 4 sao v ẫn đang rất thiếu
cho nhu cầu sử dụng phòng trong thời gian tới.
Như vậy xu thế thị trường trong 5 đến 10 năm tới, nhà đầu tư khách sạn
đang tập trung vào việc xây dựng hoặc nâng hạng lên khách sạn cao cấp.
1.3. Chiến lược phát triển khách sạn
Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài, những yếu tố nội tại,
những cơ hội và thách thức, mỗi khách sạn đều phải hoạch định cho mình
một chiến lược phát triển riêng để tạo ra được lợi nhuận tối ưu nhất và
hướng tới một chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược phát triển của
khách sạn thường được tập trung vào một số vấn đề như: phát triển cơ sở
vật chất, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, marketing quảng bá khách
sạn…
Đối với khách sạn Galaxy, Chiến lược phát triển được tập trung vào
phát triển chất lượng dịch vụ. Từ khi xây dựng, với vị trí thuận tiện nằm
trong phố cổ Hà Nội, Galaxy đã đặt ra cho mình thị trường mục tiêu chính
là khách du lịch quốc tế tại Hà Nội. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh
của khách sạn cũng tập trung mạnh vào việc phát triển chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó là chiến lược nâng cấp khách sạn sao cho phù hợp với xu thế
thị trường của hiện tại và trong tương lai.
Đối với khách sạn La Thành, là một khách sạn thuộc văn phòng

chính phủ thì nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầu. Tức là đối tượng
khách chủ yếu của La Thành là những đoàn cán bộ thuộc các cơ quan trong
13

và ngoài nước đến Hà Nội công tác. Nhưng nay, để có thể phát triển được
hơn nữa trong tương lai, trong chiến lược phát triển thị trường của mình, La
Thành có hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế. Như vậy trong chiến
lược phát triển trong tương lai, khách sạn La Thành cải thiện lại cơ sở vật
chất một cách đồng bồ để phù hợp và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách lưu trú.
Đối với khách sạn Hoà Bình, từ khi ra đời trong chiến lược phát triển
thị trường, khách sạn đã đặt ra mục tiêu hướng tới lượng khách hang có khả
năng chi trả cao. Nhưng do điều kiện chưa có nên hiện tại khách sạn vẫn
đang ở hạng 3 sao và khách hàng có khả năng chi trả vừa phải. Trong thời
gian tới, khách sạn Hoà Bình sẽ có dự án kết hợp với tập đoàn Accor ( một
trong các tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới ) để biến khách sạn
Hoà Bình thành khách sạn 4 sao với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp mang tiêu chuẩn quốc tế.
1.4. Tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn theo Tổng cục Du lịch Việt Nam
1.4.1. Tầm quan trọng của việc xếp hạng khách sạn
- Xếp hạng khách sạn là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi khách
hàng. Khi khách hàng lựa chọn hạng khách sạn nào thì khách hàng hoàn
toàn có thể biết được mình sẽ được cung cấp những dịch vụ gì và với chất
lượng ra sao.
- Xếp hạng khách sạn giúp khách sạn quảng cáo theo đúng hạng loại
của mình
- Kết quả xếp hạng là cơ sở cho khách sạn xây dựng hệ thống giá cả
trong kinh doanh.
- Xếp hạng khách sạn là cơ sở cho cấp quản lý, các ban ngành kiểm
tra giám sát các lại dịch vụ, giá cả của khách sạn.

14

- Xếp hạng khách sạn nhằm mục đích nâng cao trình độ quản lý và
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và là định hướng cho khách sạn có
kế hoạch để vươn tới.
1.4.2. Các quy định về việc xếp hạng khách sạn
22/6/1994, Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành quyết định trên dựa
trên nguyên tắc: không bỏ xa quốc tế và phải phù hợp với thực tế Việt Nam.
Hệ thống khách sạn Việt Nam chia làm hai loại: Loại tối thiểu và loại đạt
tiêu chuẩn
- Loại tối thiểu: là khách sạn có cơ sỏ vật chất trang thiết bị ở mức
độ trung bình, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về nghỉ ngơi và hoạt
động trong thời gian lưu trú.
- Loại đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao: có cơ sỏ vật chất trang thiết bị
chất lượng phục vụ từ trung bình đến cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng về ăn nghỉ, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng và phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế
Căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người
quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và vệ
sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3
sao, 4 sao, 5 sao.
1.4.3. Yêu cầu chung của việc xếp hạng khách sạn
Vị trí, kiến trúc
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an
toàn.
- Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực
dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện.
- Nội ngoại thất thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý.
- Công trình xây dựng chất lượng tốt, an toàn.


15

Trang thiết bị tiện nghi
- Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực, dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt
đông tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng.
- Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp
điện 24/24 h, có hệ thống điện dự phòng.
- Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có
hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt.
- Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt.
- Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền.
Dịch vụ và chất lượng phục vụ
Dịch vụ và chất lượng phục vụ theo quy định đối với từng hạng
tương ứng.
Người quản lý và nhân viên phục vụ
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp
với vị trí công việc và loại hạng khách sạn.
- Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ
một năm một lần (có giấy chứng nhận của y tế).
- Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo.
Bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn,
phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan
có thẩm quyền.
1.5. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 3 sao và 4 sao
16


Bảng 1.1. Bảng tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 3 sao và 4 sao
Tiêu chí
Hạng 3 sao
Hạng 4 sao
1 Vị trí, kiến trúc
1.1 Vị trí
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi
trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh,
an toàn.
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường
cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn.

- Nội ngoại thất thiết kế, bài trí,
trang trí hợp lý.
- Nội ngoại thất thiết kế, bài trí, trang
trí hợp lý.

- Công trình xây dựng chất lượng
tốt, an toàn.
- Công trình xây dựng chất lượng tốt,
an toàn.

Môi trường cảnh quan sạch đẹp
Môi trường cảnh quan sạch đẹp

Vị trí rất thuận lợi
Vị trí rất thuận lợi
1.2 Thiết kế kiến trúc

Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu

cầu kinh doanh, các khu vực dịch
vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện.
Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu
kinh doanh, các khu vực dịch vụ được
bố trí hợp lý, thuận tiện.

Có đường cho xe lăn của người
khuyết tật.
Có đường cho xe lăn của người khuyết
tật.

Thiết kế kiến trúc đẹp
Thiết kế kiến trúc đẹp

Có cửa ra vào riêng cho khách.
Có cửa ra vào riêng cho khách.


Vật liệu xây dựng tốt.


Ít nhất một buồng cho người khuyết tật
đi bằng xe lăn.
1.3 Quy mô buồng

50
80




1.4 Nơi để xe và giao thông nội bộ

- Có nơi để xe cho khách trong
hoặc gần khu vực khách sạn (áp
dụng đối với khách sạn thành phố).
- Có nơi để xe cho khách trong hoặc
gần khu vực khách sạn (áp dụng đối
với khách sạn thành phố).
17


Có nơi để xe cho khách trong khu
vực khách sạn đủ cho 20% số
buồng (áp dụng đối với khách sạn
thành phố)
Có nơi để xe cho khách trong khu vực
khách sạn đủ cho 20% số buồng (áp
dụng đối với khách sạn thành phố)

Nơi để xe, lối đi bộ và giao thông
nội bộ thuận tiện, an toàn.
Nơi để xe, lối đi bộ và giao thông nội
bộ thuận tiện, an toàn.


Có nơi để xe cho khách trong khu vực
khách sạn đủ cho 30% số buồng (áp
dụng đối với khách sạn thành phố).
1.5 Khu vực sảnh đón tiếp


Diện tích 35 m
2
.


- Diện tích 60 m
2
.

- Diện tích 10 m
2
(áp dụng đối với
khách sạn nổi)
- Diện tích 20 m
2
(áp dụng đối với
khách sạn nổi)

- Có phòng vệ sinh nam và nữ
riêng.
- Có phòng vệ sinh nam và nữ riêng
1.6 Không gian xanh

Cây xanh đặt ở các khu vực công
cộng
Cây xanh đặt ở các khu vực công cộng


- Có sân vườn, cây xanh
1.7 Diện tích buồng ngủ, phòng vệ sinh (không áp dụng đối với khách sạn nổi)


Buồng một giường đơn 14 m
2
.
Buồng một giường đơn 16 m
2


- Buồng một giường đôi hoặc hai
giường đơn 18m
2
.
- Buồng một giường đôi hoặc hai
giường đơn 20m
2
.

- Phòng vệ sinh 4 m
2
.
- Phòng vệ sinh 5 m
2
.


- Buồng đặc biệt 36 m
2
(không bao
gồm phòng vệ sinh và ban công
1.8 Nhà hàng, bar


- Một nhà hàng ăn Âu, Á chung.
Một nhà hàng Âu.

- Một quầy bar.
- Một nhà hàng Á.

- Số ghế bằng 80% số giường.
- Hai quầy bar.

- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng.
- Số ghế bằng 100% số giường.
18



- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng.
1.9 Khu vực bếp

Có bếp (Âu, Á chung) gần nhà
hàng.
Có bếp (Âu, Á chung) gần nhà hàng.

- Diện tích tương xứng với phòng
ăn.
- Diện tích tương xứng với phòng ăn.

- Thông gió tốt.
- Thông gió tốt.


- Ngăn chặn được động vật, côn
trùng gây hại.
- Ngăn chặn được động vật, côn trùng
gây hại.

- Tường phẳng, không thấm nước,
ốp gạch men cao 2 m.
- Tường phẳng, không thấm nước, ốp
gạch men cao 2 m.

- Trần bếp phẳng, nhẵn, không làm
trần giả.
- Trần bếp phẳng, nhẵn, không làm
trần giả.

- Sàn phẳng, lát vật liệu chống
trơn, dễ cọ rửa.
- Sàn phẳng, lát vật liệu chống trơn, dễ
cọ rửa.

Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt,
nguội được tách riêng.
Khu vực sơ chế và chế biến nhiệt,
nguội được tách riêng.

- Có phòng đệm, đảm bảo cách
âm, cách nhiệt, cách mùi giữa bếp
và phòng ăn.
- Có phòng đệm, đảm bảo cách âm,
cách nhiệt, cách mùi giữa bếp và

phòng ăn.

- Có lối chuyển rác tách biệt, đảm
bảo vệ sinh.
- Có lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo
vệ sinh.

- Lối thoát hiểm và thông gió tốt.
- Lối thoát hiểm và thông gió tốt.

- Có phòng vệ sinh cho nhân viên bếp.
- Có phòng vệ sinh cho nhân viên bếp.


- Bếp Âu.


- Bếp Á.


- Bếp bánh.


- Bếp nguội.


- Bếp cho nhân viên.


- Khu vực soạn chia thức ăn.

1.10 Kho
19


Có kho bảo quản nguyên vật liệu,
thực phẩm, thiết bị dự phòng
Có kho bảo quản nguyên vật liệu, thực
phẩm, thiết bị dự phòng


- Có các kho lạnh (theo loại thực
phẩm).
1.11 Phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp (áp dụng đối với khách sạn thành phố

Một phòng hội thảo
- Khu vực dành cho hội nghị, hội thảo
diện tích 200 m
2


- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng
- Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát
giữa giờ


Một phòng hội nghị 200 ghế có phòng
phiên dịch (cabin)


- Một phòng hội thảo



- Một phòng họp


- Cách âm tốt


- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng.
1.12 Khu vực dành cho cán bộ, nhân viên

Phòng làm việc của người quản lý
và các bộ phận chức năng.
Phòng làm việc của người quản lý và
các bộ phận chức năng.

- Phòng trực buồng.
- Phòng trực buồng.

- Phòng thay quần áo.
- Phòng thay quần áo.

- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng.
- Phòng vệ sinh nam và nữ riêng.


Phòng họp nội bộ.


- Phòng tắm.



- Phòng ăn.
2 Trang thiết bị, tiện nghi
2.1 Chất lượng trang thiết bị, bài trí, trang trí

Chất lượng tốt.
Chất lượng tốt.

- Bài trí hợp lý.
- Bài trí hợp lý.

- Màu sắc hài hòa.
- Màu sắc hài hòa.

- Hoạt động tốt.
- Hoạt động tốt.

- Đồng bộ.
- Đồng bộ.
20



Chất lượng cao.


- Trang trí nội thất đẹp (khuyến khích
tính dân tộc trong trang trí).
2.1 Trang thiết bị nội thất

2.1.1 Sảnh đón
tiếp và phòng vệ
sinh sảnh



Mục A.1 đến A.2 Phụ lục A
Mục A.1 đến A.2 Phụ lục A




Điện thoại công cộng.
Điện thoại công cộng.

- Internet.
- Internet.

Bàn ghế cho khách.
Bàn ghế cho khách.

- Bảng niêm yết tỷ giá ngoại tệ.
- Bảng niêm yết tỷ giá ngoại tệ.

- Xe đẩy cho người khuyết tật.
- Xe đẩy cho người khuyết tật.

- Phòng vệ sinh có giấy hoặc khăn
lau tay.
- Phòng vệ sinh có giấy hoặc khăn lau

tay.





Thiết bị phục vụ thanh toán thẻ tín
dụng.


Quầy bar sảnh.


- Quầy thông tin, quan hệ khách hàng.


- Quầy hỗ trợ đón tiếp.


(trực cửa, chuyển hành lý, văn thư, xe
đưa đón khách).
2.1.2 Buồng ngủ và phòng vệ sinh trong buồng ngủ

Theo A.3 đến A.4 Phụ lục A
Theo A.3 đến A.4 Phụ lục A

Giường đơn 1,2m x 2m
Giường đơn 1,2m x 2m

- Giường đôi 1,6m x 2m

- Giường đôi 1,6m x 2m

- Đệm dày 20 cm.
- Đệm dày 20 cm.

- Đèn đầu giường chỉnh được độ
sáng.
- Đèn đầu giường chỉnh được độ sáng.
21


- Lớp chắn sáng cho rèm cửa sổ.
- Lớp chắn sáng cho rèm cửa sổ.

- Bàn làm việc, gương soi và đèn
bàn.
- Bàn làm việc, gương soi và đèn bàn.

- Giấy hoặc hộp mút lau giầy.
- Giấy hoặc hộp mút lau giầy.

- Bàn chải quần áo.
- Bàn chải quần áo.

- Tranh ảnh nghệ thuật treo tường.
- Tranh ảnh nghệ thuật treo tường.

- Ấm đun nước siêu tốc
- Ấm đun nước siêu tốc


- Két an toàn cho 30% số buồng.
- Két an toàn cho 30% số buồng.

Thiết bị báo cháy.
Thiết bị báo cháy.

- Túi kim chỉ.
- Túi kim chỉ.

- Máy sấy tóc.
- Máy sấy tóc.

- Ổ cắm điện cho thiết bị cạo râu.
- Ổ cắm điện cho thiết bị cạo râu.

- Phòng vệ sinh:
- Phòng vệ sinh:

+ Tường ốp gạch men toàn bộ;
+ Tường ốp gạch men toàn bộ;

+ Đèn trần;
+ Đèn trần;

+ Bệ đặt chậu rửa mặt;
+ Bệ đặt chậu rửa mặt;

+ Khăn chùi chân;
+ Khăn chùi chân;


+ Mũ chụp tóc;
+ Mũ chụp tóc;

+ Sữa tắm;
+ Sữa tắm;

+ Bông tăm;
+ Bông tăm;

+ Khách sạn nghỉ dưỡng: 50% số
buồng có bồn tắm nằm có rèm che.
+ Khách sạn nghỉ dưỡng: 50% số
buồng có bồn tắm nằm có rèm che.


Bảng điều khiển thiết bị điện đặt ở tủ
đầu giường.


- Đường truyền internet tốc độ cao.


- Máy fax cho buồng đặc biệt.


- Tivi cho phòng khách.


- Gương soi cả người



- Bản đồ địa bàn sở tại, danh mục món
ăn phục vụ tại buồng ngủ đặt trong cặp
tài liệu.
22



- Két an toàn cho 80% số buồng.


- Tách uống trà, cà phê.


- Dụng cụ mở bia, rượu


- Hộp giấy ăn.


Bộ đồ ăn trái cây.


- Phòng vệ sinh:


+ Khăn lau tay;


+ Kem dưỡng da;



+ Vòi nước đi động cạnh bàn cầu;


+ Đèn trên bồn tắm;


+ Áo choàng sau tắm;


+ Phòng tắm đứng hoặc bồn tắm nằm
có rèm che;


+ Khuyến khích có điện thoại trong
phòng vệ sinh nối với buồng ngủ
2.1.3 Phòng họp, hội thảo, hội nghị

Bàn ghế, micro, đèn điện các loại,
máy chiếu, màn chiếu.
Bàn ghế, micro, đèn điện, máy chiếu,
màn hình.
(áp dụng đối với
khách sạn thành
phố)
- Trang thiết bị văn phòng phục vụ
hội thảo.
- Trang thiết bị văn phòng phục vụ hội
thảo.



- Trang thiết bị phục vụ hội nghị.


- Sơ đồ, biển chỉ dẫn và đèn báo thoát
hiểm.


- Điều hòa không khí.


- Hệ thống thông gió tốt.
2.1.4 Nhà hàng, bar, bếp

Theo A.5 Phụ lục A
Theo A.5 Phụ lục A




Trang thiết bị, dụng cụ chế biến
Trang thiết bị, dụng cụ chế biến món
23

món ăn, đồ uống.
ăn, đồ uống.

- Các loại tủ lạnh bảo quản thực
phẩm.

- Các loại tủ lạnh bảo quản thực phẩm.

Mặt bàn soạn chia, sơ chế, chế
biến món ăn làm bằng vật liệu
không thấm nước.
Mặt bàn soạn chia, sơ chế, chế biến
món ăn làm bằng vật liệu không thấm
nước.

- Chậu rửa cho sơ chế, chế biến
riêng.
- Chậu rửa cho sơ chế, chế biến riêng.

- Có chắn lọc rác, mỡ
- Có chắn lọc rác, mỡ

- Hệ thống hút mùi hoạt động tốt.
- Hệ thống hút mùi hoạt động tốt.

- Điều hoà không khí cho nhà
hàng, bar.
- Điều hoà không khí cho nhà hàng,
bar.


- Trang thiết bị phục vụ tiệc cao cấp.


- Trang thiết bị phục vụ ăn tự chọn.



- Trang thiết bị phục vụ ăn tại buồng
ngủ.


- Trang thiết bị phục vụ ăn uống của
nhân viên.


- Trang thiết bị, dụng cụ chế biến bánh
và đồ nguội.
2.1.5 Giặt là

- Bàn là, cầu là
- Bàn là, cầu là


Máy giặt, sấy
2.1.6 Thảm

Trải thảm buồng ngủ
Trải thảm buồng ngủ


Trải thảm hành lang, cầu thang, phòng
họp, hội thảo, hội nghị, nhà hàng (áp
dụng đối với khách sạn thành phố).
2.1.7 Thông gió, điều hoà không khí ở các khu vực
(không áp dụng
đối với nơi có



×