Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________



Thẩm Quốc Chính


GOLFING VỚI VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
TẠI HAI SÂN GOLF ĐỒNG MÔ VÀ CHÍ LINH


Chuyên ngành: Du lịch học
Mã số:


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH XUÂN DŨNG





Hà Nội, 2007

Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

i




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
i
Mục lục
ii
Danh mục các chữ viết tắt
vii
Danh mục các bảng
viii
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….
01
1.
Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….
01
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………….
03
3.
Mục đích nghiên cứu của đề tài……………………………………….
03
4.
Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………
04
5.
Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………

04
6.
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
05
7.
Đóng góp của luận văn………………………………………………
06
8.
Bố cục của luận văn…………………………………………………
07
9.
Lời cám ơn…………………………………………………………….
07

CHƢƠNG 1. GOLFING VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG DU LỊCH

1.1.
Những vấn đề cơ bản về golfing……………………………………
09
1.1.1.
Lịch sử hình thành golfing…………………………………………
09
1.1.2.
Đặc điểm của golfing…………………………………………………
11
1.1.2.1.
Golfing – một hoạt động thể thao mang tính sinh thái………………….
11
1.1.2.2.
Golfing – một phương tiện của ngoại giao, hội nhập quốc tế và kinh

doanh.
12
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

ii

1.1.2.3.
Golfing – một hoạt động thể thao có chi phí cao………………………
13
1.1.2.4.
Golfing – môn thể thao mang phong cách tinh tế………………………
14
1.2.
Golfing ở một số quốc gia trong khu vực…………………………
15
1.2.1.
Golfing ở Trung Quốc………………………………………………
15
1.2.2.
Golfing ở Nhật Bản…………………………………………………
16
1.2.3.
Golfing ở Hàn Quốc………………………………………………….
17
1.2.4.
Golfing ở Thái Lan…………………………………………………
18
1.2.5.
Golfing ở Malaysia…………………………………………………
19

1.2.6.
Golfing ở Singapore………………………………………………….
20

1.3.

Vai trò của golfing đối với du lịch… ……………………………

21
1.3.1.
Vai trò của golfing nói chung………………………………………
21
1.3.1.1.
Đối với kinh tế………………………………………………………………
21
1.3.1.2.
Đối với xã hội………………………………………………………………
22
1.3.1.3.
Đối với môi trường sinh thái………………………………………………
23
1.3.2.
Vai trò của golfing đối với du lịch…………………………………
23

CHƢƠNG 2. GOLFING TRONG VIỆC THU HÖT KHÁCH DU LỊCH Ở
SÂN GOLF ĐỒNG MÔ VÀ SÂN GOLF CHÍ LINH

2.1
Golfing ở Việt Nam…………………………………………………

26
2.1.1.
Sự hình thành và phát triển golfing ở Việt Nam…………………….
26
2.1.1.1.
Lịch sử hình thành phát triển……………………………………………….
26
2.1.1.2.
Hệ thống các sân golf ở Việt Nam…………………………………………
28
2.1.1.3.
Một số giải thi đấu golf ở Việt Nam từ 2004 cho đến nay………………
36
2.1.2.
Đặc điểm của golfing ở Việt Nam……………………………………
37
2.1.2.1.
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam………………………………………….
37
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

iii

2.1.2.2.
Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực có golfing phát triển
38
2.1.2.3.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao và ổn định………………
39
2.1.2.4.

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia có
golfing phát triển cao………………………………………………………

40
2.1.2.5.
Việt Nam-điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài…………………….
41
2.1.2.6.
Vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng lên cao…………………
45
2.1.2.7.
Chính sách phát triển du lịch thuận lợi của Việt Nam………………….
47

2.2.

Quá trình hình thành và hoạt động của sân golf Đồng Mô và sân
golf Chí Linh…………………………………………………………


49
2.2.1.
Sự ra đời và hoạt động của sân golf Đồng Mô………………………
49
2.2.1.1.
Giới thiệu khái quát………………………………………………………….
49
2.2.1.2.
Đặc điểm của sân golf Đồng Mô…………………………………………
50

2.2.1.3.
Cơ sở vật chất kỹ thuật sân golf Đồng Mô………………………………
53
2.2.1.4.
Bộ máy điều hành quản lý và tổ chức hoạt động………………………
54
2.2.1.5.
Thực trạng hoạt động kinh doanh golfing tại sân golf Đồng
Mô……….
55
2.2.2.
Sự ra đời và hoạt động của sân golf Chí Linh………………………
58
2.2.2.1.
Giới thiệu khái quát………………………………………………………….
58
2.2.2.2
Đặc điểm của sân golf Chí Linh……………………………………………
59
2.2.2.3.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của sân golf Chí Linh…………………………
62
2.2.2.4.
Bộ máy điều hành quản lý và tổ chức hoạt động………………………
64
2.2.2.5.
Thực trạng hoạt động kinh doanh golfing tại sân golf Chí
Linh.……….
65


2.3.

Đánh giá chung………………………………………………………

70
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

iv

2.3.1.
Đánh giá về golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh………
70
2.3.2.
Đánh giá sự phát triển của golfing ở Việt Nam……………………
75

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GOLFING ĐỂ THU
HÖT KHÁCH DU LỊCH

3.1.
Định hƣớng phát triển golfing tại Việt Nam……………………….
80
3.1.1.
Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam………………………
80
3.1.1.1.
Mục tiêu và quan điểm phát triển chủ đạo……………………………….
80
3.1.1.2.
Một số định hướng phát triển của du lịch Việt Nam…………………….

82
3.1.2.
Định hướng phát triển của golfing tại Việt Nam……………………
87
3.1.2.1.
Xây dựng quy hoạch cho hệ thống các sân golf tại Việt Nam………….
87
3.1.2.2.
Tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống các sân golf đang hoạt động.
89
3.1.2.3.
Có kế hoạch phát triển thêm các sân golf mới…………………………
91
3.1.2.4.
Phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực có các sân golf…
92
3.1.2.5.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của sân
golf……………………………
96
3.1.2.6.
Bảo vệ và cải tạo môi trường của sân golf………………………………
99
3.1.2.7.
Phát triển golfing theo hướng chuyên nghiệp…………………………….
102
3.1.2.8.
Phát triển golfing gắn với hoạt động lữ hành…………………………….
104


3.2.

Một số giải pháp phát triển golfing ở sân golf Đồng Mô và sân
golf Chí Linh ………………….……………………………………


105
3.2.1.
Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật………………………
105
3.2.2.
Nâng cao chất lượng dịch vụ……………………………… …………….
108
3.2.3.
Đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung……… ……………………………….
109
3.2.4.
Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành…………………
110
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

v

3.2.5.
Liên kết với các cơ quan, tổ chức………………… ……………………
111
3.2.6.
Liên kết với các sân golf trong khu vực….………………………………
111
3.2.7.

Thường xuyên đăng cai tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp ………………………………………………….

112
3.2.8.
Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá…………….…………………
113

3.3.

Một số giải pháp phát triển golfing ở Việt Nam……….…………

114
3.3.1.
Liên kết và tham gia vào các hiệp hội golf quốc gia và quốc tế…
114
3.3.2.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước
ngoài…
115
3.3.3.
Tiếp tục có các chính sách thuận lợi cho hoạt động du lịch vào Việt Nam
115
3.3.4.
Tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế…
116
3.3.5.
Tích cực đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn…………………
116
3.3.6.

Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá………………………………
117
3.3.7.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho golfing Việt Nam….…….
118
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN…… …………………………
122
PHỤ LỤC…………………………………………………….…………………
127












Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- APEC (Asia Pacific Economic Coperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -

Thái Bình Dương
- ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
- ASEANTA (ASEAN Travel Association): Hiệp hội Du lịch ASEAN
- ASEM (Asia Europe Economic Meeting): Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Á - Âu
- FDI (Foreign Direct Investment): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
- MICE (Meeting-Incentive-Conference-Event): Hội họp – Khuyến thưởng – Hội
thảo – Sự kiện
- PATA (Pacific Asia Travel Association): Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương
- PNTR (Permanent Normal Trade Rule): Quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn
- TAT (Tourism Authority of Thailand): Tổng cục Du lịch Thái Lan
- TTXVN: Thông Tấn Xã Việt Nam
- UNESCO (United Nations Education Science and Culture Organisation): Tổ chức
Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc
- UNWTO (United Nations World Tourism Organisation): Tổ chức Du lịch Thế giới
- USPGA (United States Professional Golf Association): Hiệp hội golf nhà nghề
Hoa Kỳ
- USD (United States Dollar): Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ
- VNAT (Vietnam National Administration of Tourism): Tổng cục Du lịch Việt
Nam
- WTO (World Trade Organisation): Tổ chức Thương mại Thế giới

Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1.
Hệ thống các sân golf đang hoạt động ở Việt Nam……………
28
Bảng 2.2.
Các dự án sân golf mới tại Việt
Nam……………………………
32
Bảng 2.3.
Chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-
2006…
40
Bảng 2.4.

Các thị trường khách chính của du lịch quốc tế đến Việt Nam
(2000-2006)…………………… ……………………

41
Bảng 2.5.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ các
thị trường gửi khách du lịch golf chủ yếu của Việt Nam năm
2006 so với năm 1999…………………………………………


42
Bảng 2.6.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-
2006.
43

Bảng 2.7.
Mười nền kinh tế có FDI chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2001-
2005.
44
Bảng 2.8.
Những dự án FDI lớn chuẩn bị đầu tư vào Việt
Nam…………
45
Bảng 2.9.
Lượng khách chơi golf tại sân golf Đồng Mô giai đoạn 2001-2006
57
Bảng 2.10.
Doanh thu ước tính của sân golf Đồng Mô giai đoạn (2001-
2006)
59
Bảng 2.11.
Số lượng khách chơi golf tại sân golf Chí Linh giai đoạn 2004-
2006
68
Bảng 2.12.
Doanh thu ước tính của sân golf Chí Linh giai đoạn (2004-
2006)
69
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

viii

Bảng 2.13.
Số lượng các khu công nghiệp trong các địa phương thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2006………………………….


74
Hộp 2.1.
Một số giải thi đấu golf không chuyên nghiệp tại Việt Nam
37
Sơ đồ 2.1.
Mô hình cơ cấu tổ chức của sân golf Đồng Mô

Sơ đồ 2.2.
Mô hình cơ cấu tổ chức của sân golf Chí Linh



























Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch - ngành công nghiệp “không khói”, ngành xuất khẩu tại chỗ, ngày
nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều
quốc gia và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế
thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hoạt động du
lịch ngày càng có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên phạm
vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, nhận thấy vai trò to lớn của du lịch đối với nền kinh tế – xã
hội của đất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng và Nhà nước cũng đã xác
định “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” [11]. Là
một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch phong phú với chính sách ngoại giao,
kinh tế rộng mở, linh hoạt, đa phương hoá, đa dạng hoá, hơn nữa lại đã trở thành
một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được
hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Hợp chủng quốc
Hoa kỳ [01], Việt Nam có nhiều thuận lợi để trở thành một quốc gia có ngành du
lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Trong 10 năm qua lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trung
bình thêm hơn 20% mỗi năm, năm 1996 đón tiếp 1,6 triệu lượt khách quốc tế và

2006 là 3,6 triệu lượt, thu nhập xã hội từ du lịch tăng trung bình thêm khoảng
40% một năm, năm 1996 doanh thu đạt khoảng trên 600 triệu USD và năm 2006
là khoảng 3,2 tỷ USD [42]. So với các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Malaysia, Singapore…có số lượng khách quốc tế đến trên 10 triệu lượt khách
quốc tế năm và doanh thu từ du lịch lên tới hàng chục tỷ USD [35] thì du lịch
Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

2
Nguyên nhân cơ bản về sự hạn chế này là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đất
nước còn yếu kém, sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn nghèo nàn, đơn điệu, tính
đa dạng chưa cao, ít có sự lựa chọn cho khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, mục
tiêu của ngành du lịch Việt Nam được xác định còn thiên về số lượng khách chưa
chú ý tới chất lượng của nguồn khách. Có thể thấy rõ điều này qua sự so sánh
sau: năm 2004 Newzealand đón 2,4 triệu khách du lịch quốc tế, thu nhập 4,8 tỷ
USD trong khi cùng năm đó Việt Nam đón 2,97 triệu khách quốc tế nhưng chỉ
đạt thu nhập khoảng 1,8 - 2 tỷ USD; năm 2005 Ấn Độ đón 3,5 triệu khách quốc
tế đạt thu nhập 5,8 tỷ USD, Việt Nam năm 2005 đón gần 3,47 triệu khách quốc tế
mà thu nhập chỉ khoảng 2,2 tỷ USD [23]. Chất lượng nguồn khách du lịch đang
là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Để thu hút được nhóm khách có khả năng chi trả cao cần phải có các sản phẩm
du lịch cao cấp.
Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng
quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng
và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán với giá cao, mang lại hiệu
quả kinh tế lớn. Việc thiếu các sản phẩm du lịch cao cấp cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng hạn chế hiệu quả kinh doanh của du lịch Việt Nam.
Golfing được coi là một sản phẩm du lịch mới ở Việt Nam nằm trong loại
hình du lịch thể thao – giải trí, một công cụ thu hút khách du lịch có khả năng chi
trả cao. Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Du lịch Việt

Nam tiến hành vào năm 2004 thì thời gian lưu lại bình quân của một lượt khách
du lịch quốc tế đi bằng đường hàng không và theo tour là 7,7 ngày và chi tiêu
bình quân của một lượt khách quốc tế đó đạt 672,7 USD (87,4 USD/ngày); nếu
khách quốc tế tự sắp xếp chuyến đi là 18,2 ngày và chi tiêu bình quân một lượt là
1.341,3 USD (73,8 USD/ngày) [41]. Như vậy nếu tính bình quân cả hai nhóm
khách du lịch quốc tế trên thì chi tiêu cho một ngày của một khách du lịch quốc
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

3
tế đến Việt Nam năm 2004 là 80,6 USD. Trong khi đó chi tiêu cho một ngày chơi
golf của khách du lịch golf đã là khoảng 100 USD/người chưa kể đến chi phí lưu trú,
ăn uống buổi tối, vui chơi – giải trí, các dịch vụ thể thao đi kèm, thưởng thức văn hoá
- nghệ thuật, mua sắm đồ lưu niệm …[53]. Hơn nữa, golfing là một hoạt động hướng
con người tới các yếu tố của thiên nhiên và vì thế nó cũng phù hợp với xu thế du lịch
sinh thái của nhiều khách du lịch hiện nay trên thế giới [34].
Tuy có những đặc điểm có lợi cho việc phát triển du lịch như vậy nhưng cho
đến nay golfing vẫn được xem là một lĩnh vực còn mới, chưa được nghiên cứu một
cách có hệ thống ở Việt Nam, cho nên tác giả đã chọn đề tài “Golfing với việc thu
hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh” làm luận văn thạc sỹ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hiện nay các tài liệu về golfing cả ở trong nước cũng như trên thế giới không
nhiều và chủ yếu chỉ đề cập đến nó dưới góc độ là một môn thể thao đơn thuần hay
chỉ là một sở thích. Vì vậy các tài liệu đó đa phần thuộc dạng sách, tạp chí chỉ dẫn hay
cẩm nang (guide book, magazine, hand book) nhằm giới thiệu lịch sử, sự phát triển
của golfing, hướng dẫn các kỹ năng cụ thể, các dụng cụ chơi, giới thiệu các sân golf
hiện có cũng như các giải thi đấu.
Việc nghiên cứu xem xét golfing dưới góc độ là một sản phẩm du lịch, hơn thế
- một sản phẩm du lịch cao cấp thuộc loại hình du lịch thể thao – giải trí chưa sâu sắc,
không có tính liên kết với các sản phẩm du lịch khác. Từ đó dẫn tới việc tổ chức khai

thác golfing như một sản phẩm du lịch còn chưa linh hoạt và đa dạng không đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách và hệ quả là hoạt động kinh
doanh chưa đạt hiệu quả cao.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

4
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá hiện trạng golfing tại hai sân
golf Đồng Mô và Chí Linh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó
trên cả hai phương diện cung và cầu, dưới góc độ như là một sản phẩm du lịch
cao cấp của loại hình du lịch thể thao – giải trí. Trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp trong việc tổ chức, khai thác hoạt động này một cách hợp lý, tạo được hiệu
quả cao nhất trong kinh doanh du lịch tại hai sân golf này nói riêng cũng như đưa
ra một số định hướng và giải pháp cho việc phát triển golfing ở Việt Nam.

4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về golfing bao gồm khái niệm, lịch sử
hình thành và phát triển ở Việt Nam và trên thế giới cũng như đặc điểm của nó.
Phân tích vai trò, ý nghĩa của golfing đối với hoạt động kinh doanh du lịch
ở một số quốc gia và Việt Nam và từ đó có những so sánh, đánh giá.
Xác định tiềm năng của golfing ở Việt Nam.
Nghiên cứu đánh giá các điều kịên nhân tố ảnh hưởng đến golfing tại hai
sân golf Đồng Mô và Chí Linh từ đó chỉ ra những tồn tại cần giải quyết.
Đề xuất một số giải pháp, cách thức tổ chức khai thác golfing tại hai sân
golf Đồng Mô và Chí Linh. Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển
golfing ở Việt Nam.


5. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Khách thể nghiên cứu : Golfing
* Đối tượng nghiên cứu : Golfing với tư cách là một sản phẩm du lịch cao
cấp thuộc loại hình du lịch thể thao – giải trí trong việc thu hút khách du
lịch
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

5
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Luận văn nghiên cứu về golfing và những điều kiện,
yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động này trong việc thu hút khách
du lịch.
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu golfing ở hai sân golf
Đồng Mô và Chí Linh cũng như các nhân tố có ảnh hưởng tới
hoạt động này ở khu vực Bắc Bộ.
- Thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập và thực trạng được xem xét
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ cơ chế hoạt động bên trong
của hệ thống trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố (khách du lịch
golf, tài nguyên du lịch golf, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch golf …), cũng như
hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó tới môi trường xung quanh (nền
kinh tế-xã hội, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội, những tiến bộ khoa học kỹ
thuật…)
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp này giúp luận văn thu thập được những số liệu thực tế đáng
tin cậy về lượng khách, cơ cấu khách, về những nhu cầu, sở thích và những dịch
vụ mà khách quan tâm … cũng như có được các thông tin khách quan, chính xác

về cung golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh.
Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều
nguồn khác nhau có liên quan hoặc tác động tới golfing, sau đó xử lý để có được
lượng thông tin nhanh, phong phú, đa dạng và bao quát đầy đủ về mọi mặt tự
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

6
nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và lấy đó làm cơ sở để
đưa ra những đánh giá và kết luận cần thiết.
Phương pháp điều tra xã hội học
Do nguồn khách du lịch golf gồm nhiều đối tượng có đặc điểm khác nhau
về nơi cư trú, nghề nghiệp, lứa tuổi …do đó sở thích du lịch của họ cũng khác
nhau. Để nắm bắt được những nhu cầu sở thích đó, hoạt động phỏng vấn trực tiếp
qua phiếu điều tra được thực hiện. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã
tiến hành gửi 160 phiếu điều tra tới những khách du lịch golf tại hai sân golf
Đồng Mô và Chí Linh thông qua văn phòng của hai sân này. Kết quả thu về được
152 phiếu hợp lệ để tiến hành xử lý.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này giúp luận văn có được các thông tin một cách chính xác,
mang tính hệ thống cũng như các nhận định về quy luật phát triển của golfing từ
những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tác giả đã tiến hành phỏng
vấn các cán bộ, nhân viên của Văn phòng Câu lạc bộ golf Hà Nội, Văn phòng
Tạp chí golf Việt Nam, Văn phòng các sân golf Đồng Mô và Chí Linh. Kết quả
của việc lấy ý kiến chuyên gia này sẽ giúp luận văn đưa ra các định hướng phát
triển của golfing.

7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản liên quan đến golfing và các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động này. Từ đó, luận văn đã tổng

hợp được những kiến thức khái quát về golfing, đồng thời phân tích vai trò của
các điều kiện và nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động này ở Việt
Nam.
Trên cơ sở so sánh, đánh giá golfing của một số quốc gia trong khu vực với
hoạt động này ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

7
trạng golfing ở Việt Nam và tiềm năng phát triển hoạt động này gắn với du lịch
dựa trên việc hệ thống hoá được nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất, kỹ thuật
phục vụ cho golfing ở Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố phát sinh nhu cầu về golfing của khách
du lịch, khả năng, điều kiện cung ứng sản phẩm của hai sân golf Đồng Mô và Chí
Linh, khả năng kết hợp giữa golfing với các sản phẩm du lịch khác, cơ cấu nguồn
khách và nhu cầu, sở thích của khách từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp
tổ chức, khai thác hoạt động này một cách hiệu quả ở hai sân golf này cũng như
đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển golfing trên quy mô
quốc gia.

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Golfing và vai trò của nó trong du lịch
Chương 2: Golfing trong việc thu hút khách du lịch ở sân golf Đồng Mô
và sân golf Chí Linh
Chương 3: Một số giải pháp phát triển golfing để thu hút khách du lịch

9. LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ khoa học du lịch với đề tài:
“Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí

Linh”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, tư vấn của nhiều cá nhân và tổ
chức. Tác giả trước hết xin gửi lời cám ơn trân trọng tới Thầy giáo – TS. Trịnh
Xuân Dũng; cùng với các Thầy giáo, Cô giáo của khoa Du lịch học Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những chỉ bảo, định hướng nghiên cứu
đúng đắn cho đề tài luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

8
anh, chị là cán bộ nhân viên của Văn phòng Tạp chí golf Việt Nam và Văn phòng
hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đã tạo điều kiện cung cấp các thông tin, tư liệu
có giá trị về golfing tại hai sân golf này cũng như các thông tin khác về golfing
giúp cho tác giả có thể hoàn thành được luận văn của mình.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp đã có
những tư vấn, giúp đỡ quý giá đối với luận văn. Tác giả cũng bày tỏ sự biết ơn
đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác
giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Với tinh thần hết sức cầu thị và mong muốn được tiếp tục nghiên cứu khoa
học sâu hơn nữa, tác giả thực sự mong đợi những ý kiến đóng góp từ các Thầy,
Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè và những người quan tâm cho luận văn để tác giả
có thể có những công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh hơn trong các lần
tiếp theo.

Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn!



Hà Nội, tháng 08/2007
Tác giả



Thẩm Quốc Chính




Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

9


CHƢƠNG 1
GOLFING VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG DU LỊCH

1.1. Những vấn đề cơ bản về golfing
1.1.1. Lịch sử hình thành golfing
Mặc dù golfing hiện nay được nhiều người trên thế giới tham gia, đặc biệt
ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhưng môn thể thao này có nguồn gốc
từ đâu vẫn còn là điều bí ẩn. Chưa ai có thể đưa ra bằng chứng xác đáng về
nguồn gốc của golf cũng như ai là người vung lên cú phát bóng (swing) đầu tiên.
Theo như định nghĩa trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford thì “Golf là một
môn chơi đã xuất hiện từ khá lâu, trong đó một quả bóng cứng nhỏ đƣợc
đánh đi bằng nhiều cây gậy vào một loạt những lỗ hình trụ nhỏ dƣới đất
đƣợc đặt cách nhau thông thƣờng khoảng 100 yard (1 yard tƣơng đƣơng 0,9
m) hoặc nhiều hơn với số cú đánh ít nhất có thể” [54].
Golf có một lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều nước trên thế giới nhận
là quê hương của thú chơi này. Một số người tin rằng golf khởi nguồn từ nước
Anh dựa trên những mảng tranh kính cửa sổ nhà thờ mô tả nhiều người đang
vung gậy. Một số khác lại phát hiện những minh họa cho thấy các phụ nữ Nhật
Bản đang chơi một trò chơi trong nhà với gậy giống như gậy golf ngày nay. Italia
và Pháp cũng là những nước cho rằng xuất sứ của golf từ nước họ. Nhưng đa số

bằng chứng lại liên quan đến Hà Lan và Scotland. Nhà nghiên cứu lịch sử người
Hà Lan Van Hengel chứng minh rằng golf có xuất sứ ở nước này với tên gọi khởi
thuỷ là Kolf [56]. Môn chơi từng diễn ra trên sân 4 lỗ, cách nhau khoảng 1000m.
Bằng chứng là có một bức tranh cổ Hà Lan mô tả trò chơi này trên băng tại thành
phố và cả vùng nông thôn.
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

10
Giải thích tại sao golf lại phổ biến ở Scotland, Van Hengel [56] cho rằng
chính những thuỷ thủ Hà Lan trên những chiếc tàu buôn đã mang theo những cây
gậy golf tới Leith vào khoảng thế kỷ thứ XIV và phổ biến trò chơi này ở
Scotland. Giả thiết này được nhiều người ủng hộ vì có bằng chứng cho thấy
những quả bóng golf đầu tiên làm bằng da và nhồi lông đã được xuất từ Hà Lan
sang Scotland vào thế kỷ XVI.
Tuy nhiên tranh luận vẫn không phân thắng bại vì 3 thế kỷ sau khi người
Anh đánh bóng vào lỗ, người Hà Lan vẫn còn đánh bóng vào các mục tiêu nổi.
Nhiều người thiên về giả thiết cho rằng golf bắt nguồn từ Scotland trên dải đất
gần bờ Nam Firth of Forth từ Leith đến Dunbar, nhưng các bằng chứng cho giả
thiết này không rõ ràng. Năm 1452, có tài liệu cho thấy một quả bóng golf được
bán ở Scotland với giá 10 shiling [28]. Bằng chứng là sắc lệnh ngày 6/3/1457
dưới triều vua James II và nhắc lại năm 1491 cấm các công dân Scotland chơi
bóng đá và chơi golf với lý do ảnh hưởng đến việc luyện tập quân sự chống lại sự
xâm lăng của Anh. Điều này chứng tỏ golf đã là môn thể thao được nhiều người
tham gia rộng rãi ở Scotland. Mười năm sau, lệnh cấm bị bãi bỏ, vua David I đã
ra sắc lệnh thiết lập một mẫu sử dụng đất cho phép phát triển môn golf lần đầu
tiên tại St. Andrews. Năm 1552 Tổng giám mục Hamilton đã xác nhận quyền của
tất cả mọi người được sử dụng những vùng đất ven biển để chơi golf. Từ đó, golf
được truyền sang Anh và Pháp, đặc biệt phổ biến trong các đám cưới và tiệc của
các gia đình hoàng gia.
Một giả thuyết khác do Water Simpson đưa ra năm 1886 [28]. Ông cho

rằng một người chăn cừu khi trông coi đàn gia súc gặm cỏ đã tình cờ lấy gậy hất
các hòn sỏi lên phía trước để giải trí. Một viên sỏi rơi vào hang thỏ, thích thú anh
ta lại tiếp tục chơi và nhiều người chăn cừu khác đã bắt chước. Dù đúng hay
không, câu chuyện này cũng có vài khía cạnh đáng tin cậy. Bởi ai cũng có một
thích thú tự nhiên khi dùng gậy vụt một quả bóng hay một hòn đá. Cái gậy của
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

11
người chăn cừu đã biến thành gậy golf và quả bóng bằng lông đã được thay thế
cho hòn sỏi và quả bóng bằng gỗ. Có lẽ golf đã phát triển từ đó.
Giữa thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVI, golf đã nhanh chóng phát triển ra
khắp Scotland, trở thành môn thể thao quốc gia gần như cùng thời với bóng đá.
Người ta cho rằng chính người Scotland đã hoàn thiện môn chơi này trước khi
phần còn lại của thế giới biết đến nó và vì thế vài thế kỷ sau, môn chơi này đã có
nhiều thay đổi, đặc biệt về số lượng người chơi, luật chơi và độ dài của sân. Năm
1850, golf được phục hồi và trở thành môn thể thao giải trí số một tại Scotland, từ
đó nó được phổ biến rộng rãi ở Anh và Châu Âu cũng như sang nhiều nước khác
trên thế giới [28].
Hiện nay có rất nhiều các giải thi đấu golf khác nhau được tổ chức ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Các giải thi đấu này được chia thành hai hệ thống là hệ thống
các giải thi đấu chuyên nghiệp mà trong đó tiêu biểu nhất là bốn giải đấu danh giá:
The Open (Anh), The US Open (Hoa Kỳ), The Masters (Hoa Kỳ), The USPGA
(Hoa Kỳ) và hệ thống các giải thi đấu không chuyên có thể được tổ chức bởi một
câu lạc bộ golf nào đó nhằm mục đích giao lưu, giải trí, kết hợp kinh doanh hay do
một doanh nghiệp tổ chức nhằm quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. Sự
khác biệt của giải đấu golf chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp là phần thưởng
của giải đấu golf không chuyên nghiệp không được phép vượt quá 500 bảng Anh
[25].
Hiện nay khu vực có số lượng người chơi golf nhiều nhất là Bắc Mỹ chiếm
58% tổng số người chơi golf trên thế giới, thứ hai là châu Á chiếm 24%, châu Âu

đứng thứ ba với 12% trong đó một nửa là từ Anh và Ai Len, tiếp theo lần lượt là các
khu vực châu Đại Dương, Nam Mỹ và Nam Phi với các tỷ lệ tương ứng là 3%, 2%
và 1% [68].
Khu vực Bắc Mỹ cũng là nơi có số lượng sân golf nhiều nhất thế giới chiếm
59% tổng số sân golf thế giới. Mặc dù có số lượng người chơi golf thứ ba thế giới
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

12
nhưng châu Âu lại có số lượng sân golf nhiều thứ hai trên thế giới chiếm 19%. Số
lượng sân golf ở châu Á chiếm 12%, còn lại 10% số sân golf thế giới phân bố ở các
châu và khu vực còn lại [60].
1.1.2. Đặc điểm của golfing
1.1.2.1. Golfing – một hoạt động thể thao mang tính sinh thái
Khác với đa số các môn thể thao khác, golfing diễn ra trong một không
gian rộng ngoài trời có sự tiếp xúc lớn với các yếu tố thiên nhiên như đồi núi,
rừng cây xanh, cỏ, hồ nước, không khí thoáng đãng trong lành, ánh sáng nhiều và
đặc biệt là sự tĩnh lặng không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của các khu đô thị. Một
sân golf tiêu chuẩn gồm 18 lỗ được xây dựng trên một diện tích rộng với địa hình
đa dạng và đẹp có diện tích tối thiểu là 100 hecta thường gần những nơi có cảnh
quan đẹp như các bãi biển, ven sông hay các vùng đồi núi.
Mặt khác đất làm sân golf là đất khô cằn không trồng trọt được, thường là
đất đồi, đất trung du, đất bạc màu bởi cỏ của sân golf là loại cỏ đặc biệt nó chỉ
mọc được khi dưới nó là một lớp cát dày 30cm [44]. Nhưng khi các vùng đất bạc
màu được cải tạo làm sân golf thì lại trở thành một địa điểm hấp dẫn, đẹp về cảnh
quan, trong lành về môi trường.
Chiều dài một sân golf tiêu chuẩn 18 lỗ lên đến 6 km, sau mỗi cú đánh
người chơi phải đi bộ hàng trăm mét giữa một môi trường trong lành, thoáng
đãng, phong cảnh hữu tình. Điều này giúp làm thư giãn tinh thần cũng như tăng
cường sức khỏe thể chất cho người chơi. Chính vì đặc điểm này mà golf được coi
là sự kết của các yếu tố Green (màu xanh của cây), Oxygen (không khí trong

lành), Landscape (phong cảnh đẹp), Friendship (tình hữu nghị) [19].
1.1.2.2. Golfing – một phương tiện của ngoại giao, hội nhập quốc tế và kinh doanh
Trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, golf là một môn thể thao lý
tưởng đóng vai trò cầu nối hiệu quả cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Đặc biệt
trong hoạt động ngoại giao ở một số khu vực như ASEAN, Bắc Mỹ… golfing
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

13
được coi là một phương tiện giải quyết công việc, nó là một phần không thể thiếu
trong chương trình các cuộc họp từ hội nghị chuyên viên cao cấp đến hội nghị Bộ
trưởng, hội nghị cấp cao đều có buổi chơi golf. Golfing thực sự được coi là một
yêu cầu của công tác ngoại giao [49].
Golf không đơn giản chỉ là một thú chơi thuần tuý, nó còn được coi là một
công cụ xúc tiến kinh doanh rất hiệu quả. Giới doanh nhân coi sân chơi này là cơ
hội tốt để giao lưu và tìm kiếm đối tác làm ăn. Nếu “yếu tố quan hệ” vẫn được
coi là quan trọng hàng đầu trong kinh doanh thì golfing chính là một công cụ đặc
biệt cho việc phát triển yếu tố đặc biệt đó vì vậy khi đạt được mục tiêu kinh
doanh với đối tác trên sân golf người ta nói rằng đã dành thắng lợi ở “lỗ golf thứ
19” [48].
Không giống với các môn thể thao khác như: bóng đá, tennis…mục tiêu
luôn đánh bại đối thủ, nhưng với golfing không có đối thủ mà là chiến thắng
chính mình. Mục tiêu là chinh phục một quả bóng và lỗ golf hoặc chính sân golf.
Do đặc điểm này mà những người chơi golf gần gũi nhau hơn vì tất cả cùng
hướng vào một mục tiêu chung. Không khí trong lành và thoải mái trên sân golf
làm tâm hồn ai cũng phấn chấn, vui vẻ vì thế mọi việc đều trở nên dễ giải quyết
và các hợp đồng có giá trị lớn nhỏ khác nhau đã được ký kết tại đây.
Hơn nữa không môn thể thao nào lại có cơ hội được dành 4 đến 5 tiếng
đồng hồ vừa chơi vừa trao đổi với đối tác trong bầu không khí cởi mở, thân mật
và không gian thơ mộng như trên sân golf.
Thông qua cách chơi golf còn có thể đoán biết được tính cách và độ tin cậy

của đối tác trong kinh doanh một cách tinh tế.
Theo một công trình nghiên cứu, 50% các giao dịch kinh doanh là trên sân
golf, 99% trong tổng số 500 chủ tịch tập đoàn giàu có nhất tại Hoa Kỳ coi golfing
là một công cụ kinh doanh có hiệu quả [48]. Ở đâu có thương mại phát triển ở đó
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

14
có golfing, có lẽ vì thế mà golfing phát triển rất mạnh tại các cường quốc thương
mại.
1.1.2.3. Golfing – một hoạt động thể thao có chi phí cao
Đặc thù của golfing là yêu cầu rất cao về điều kiện vật chất như xây dựng
sân golf rất cầu kỳ, các cơ sở hạ tầng phục vụ gồm có khu nhà nghỉ ngơi, giải trí,
ăn uống, khu hướng dẫn chơi và cho thuê dụng cụ… đều có chất lượng rất cao,
đúng tiêu chuẩn cho nên vốn đầu tư cho mỗi sân lên đến hàng chục triệu USD
[20]. Mặt khác để duy tu bảo dưỡng cho một sân golf tiêu chuẩn như vậy thì số
tiền bỏ ra cũng không nhỏ.
Câu lạc bộ chơi golf ra đời là tập hợp những người được coi là “đã khá
thành đạt”. Với những người mới tập chơi golf, thời gian tập cũng tối thiểu là 3
tháng và phải trả 150 USD tiền phí cho 13 bài học. Mặt khác còn phải trả 400
USD cho tiền thuê sân bãi để tập, 10 USD để thuê 3 cây gậy, đến những bài học
cao hơn phải trả tiền cho việc thuê 6 cây gậy… và tiền cứ tăng lên cho tới khi
thành thạo. Người chơi còn phải tốn thêm khoảng 30 USD tiền ăn, nước uống,
tiền thưởng cho người đi theo phục vụ nhặt bóng (caddie). Như vậy tính tổng chi
phí chỉ cho việc tập đánh golf cũng đã lên tới hàng ngàn USD [16].
Để trở thành hội viên của một câu lạc bộ golf cần phải có thẻ hội viên
(Membership Card). Ở Nhật Bản để có được thẻ hội viên người chơi phải chịu
chi phí lên đến vài trăm ngàn USD thậm chí lên đến hàng triệu USD, còn ở Việt
Nam để có được thẻ này ở các sân golf cũng phải trả từ 20.000 USD trở lên, chưa
kể một khoản lệ phí dành cho việc bảo trì sân khoảng 300 – 800 USD/năm.
Người không có thẻ hội viên, mỗi lần chơi phải trả khoảng hơn 100 USD/người

chơi cho vòng chơi 18 lỗ kéo dài khoảng 4-5 tiếng đồng hồ. Hơn nữa để chơi
golf, người chơi còn phải có các dụng cụ chơi bao gồm một bộ gậy 14 chiếc,
bóng, găng tay, cọc đặt bóng (tee), giầy, túi đựng gậy golf. Một bộ dụng cụ chơi
golf như vậy có giá trung bình hơn 2.000 USD [08].
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

15
Do chi phí cao như vậy nên golfing được coi là môn chơi của tầng lớp
thượng lưu, những người thành đạt trong kinh doanh. Việc sở hữu một tấm thẻ
hội viên câu lạc bộ golf có giá trị chuyển nhượng hàng chục ngàn đô la Mỹ là
biểu hiện của đẳng cấp xã hội mới, là điều kiện để mỗi người tạo thêm cho mình
cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng thăng tiến trong xã hội.
1.1.2.4. Golfing – môn thể thao mang phong cách tinh tế
Ngay từ thời xa xưa trong lịch sử golf đã được coi là một môn thể thao
mang tính “quý tộc”, thường được chơi phổ biến trong đám cưới, tiệc của các gia
đình hoàng gia. Đặc tính của golfing chính là sự thư thái, thanh lịch và tao nhã.
Trong golfing sự thắng thua giữa những người chơi không phải là điều quan
trọng nhất mà phong cách nhân văn, cao thượng, quý phái, bản lĩnh cũng như sự
tôn trọng và quan tâm tới mọi người chung quanh của người chơi mới là yếu tố
cốt lõi của môn chơi này. Golf là môn thể thao không có sự đối kháng, môn chơi
mà mọi người đều chiến thắng, chiến thắng chính mình. Luật chơi được tuyệt đối
tôn trọng, sự trung thực luôn là niềm vinh dự và sự hài lòng của mọi người khi
đến với môn chơi. Người chơi tự giám sát chính mình, không có trọng tài đi cùng
và tự giác thông báo kết quả chơi cho Ban tổ chức.
Chính vì vậy khác với nhiều môn thể thao, golfing đòi hỏi nghiêm ngặt
mỗi người chơi phải có một hiểu biết cần thiết về luật chơi, cách thức ứng xử,
cách ăn mặc khi ra sân bởi đây là môn chơi liên quan đến nhiều người, chỉ có
kiến thức, hiểu biết và thái độ đúng đắn trên sân mới mang lại cho mỗi người
chơi sự hài lòng và thoải mái thực sự. Những người chơi golf thường là những
người có địa vị cao, có uy tín, trình độ học vấn và được tôn trọng trong xã hội, ví

dụ như các chính khách, các nhà ngoại giao, các quan chức cao cấp…
1.2 . Golfing ở một số quốc gia trong khu vực
1.2.1. Golfing ở Trung Quốc
Golfing với việc thu hút khách du lịch Thẩm Quốc Chính

16
Sự phát triển của golfing ở Trung Quốc mới diễn ra trong khoảng hơn hai
thập kỷ qua bắt đầu từ năm 1984 khi mà sân golf đầu tiên được xây dựng. Tuy
nhiên theo Hiệp hội golf Trung Quốc thì trong khoảng thời gian 10 năm trở lại
đây là một giai đoạn bùng nổ thực sự của hoạt động này. Nếu như năm 1995 cả
Trung Quốc mới có 10 sân golf đạt tiêu chuẩn và khoảng 1000 người chơi golf
thì hiện nay số lượng sân golf tại đây là hơn 340 sân với hơn 1 triệu người chơi
và khoảng 102 câu lạc bộ golf trên khắp đất nước [60]. Chính vì vậy Trung Quốc
đã trở thành quốc gia có golfing phát triển nhanh ở vị trí thứ năm trên toàn thế
giới và vị trí thứ hai ở Châu Á. Vị trí này hoàn toàn có thể thay đổi khi Trung
Quốc đã có 1000 dự án xây dựng thêm các sân golf mới trong vòng một thập kỷ
nữa. Doanh thu từ du lịch golf của Trung Quốc năm 1999 là 576,44 triệu USD và
đến năm 2006 là 5,4 tỷ USD [60], bằng khoảng 15,9% tổng doanh thu từ du lịch
quốc tế đến Trung Quốc năm 2006 (doanh thu du lịch quốc tế vào Trung Quốc
năm 2006 là 33,9 tỷ USD) [67]. Khách du lịch golf tại Trung Quốc chủ yếu là
người nước ngoài và đến từ các quốc gia có vốn đầu tư lớn vào Trung Quốc như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu …
Các sân golf ở Trung Quốc thường được xây dựng ở các thành phố lớn như
Bắc Kinh, Thượng Hải… và đặc biệt tập trung nhiều tại các tỉnh ven biển Đông-
Nam của đất nước nơi có các điều kiện thuận lợi về khí hậu cũng như địa hình
cho golfing phát triển. Điển hình nhất là Câu lạc bộ golf Mission Hills đã được
công nhận là câu lạc bộ golf lớn nhất thế giới với 180 lỗ golf và được ghi danh
trong cuốn sách các kỷ lục thế giới Guinness (Guinness World Records). Câu lạc
bộ golf Mission Hills có vị trí tại tỉnh Quảng Đông, bao gồm 10 sân golf được
thiết kế, xây dựng hết sức độc đáo với những vẻ đẹp khác nhau bởi các kiến trúc

sư sân golf hàng đầu và các tay golf chuyên nghiệp trên thế giới. Sân golf này
được coi là khu du lịch có thứ hạng 4A (tiêu chuẩn cao nhất cho chất lượng khu
du lịch) ở Trung Quốc và trong cuộc bình chọn mang tên “100 sân golf tốt nhất

×