Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 194 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN HOÀI NHÂN





KHAI THÁC NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA CHĂM NHẰM
PHỤC VỤ CHO DU LỊCH Ở AN GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH











Hà Nội, 2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN HOÀI NHÂN




KHAI THÁC NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA CHĂM NHẰM
PHỤC VỤ CHO DU LỊCH Ở AN GIANG




Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU THẾ VIỆT






Hà Nội, 2013

3
MỤC LỤC








Trang
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài
7
2.
Mục đích nghiên cứu đề tài
8
3.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
9

4.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
9
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
11
6.
Đóng góp của đề tài
12
7.
Bố cục của luận văn
13
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU
LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA
CHĂM AN GIANG

14

1.1.
Những vấn đề lý luận về văn hóa và du lịch văn hóa
14


1.1.1.
Văn hóa, văn hóa dân tộc
14


1.1.2.
Du lịch và du lịch văn hóa

18


1.1.3.
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa
25


1.1.4.
Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch
29


1.1.5.
Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
30


1.1.6.
Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch văn
hóa

31

1.2.
Những lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa
32


1.2.1.

Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

32


1.2.2.
Vấn đề thị trƣờng và khách du lịch văn hóa
33
4


1.2.3.
Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
34


1.2.4.
Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa
34


1.2.5.
Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa
35


1.2.6.
Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
36



1.2.7.
Du lịch văn hóa và điểm đến du lịch
37


1.2.8.
Du lịch văn hóa và vấn đề xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù của địa phƣơng

37

1.3.
Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du
lịch văn hóa

38


1.3.1.
Bài học kinh nghiệm trong nƣớc
39


1.3.2.
Những bài học kinh nghiệm của nƣớc ngoài

Tiểu kết chƣơng 1

41

44

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG

45

2.1.
Giới thiệu khái quát về tỉnh An Giang và văn hóa của
ngƣời Chăm An Giang

45


2.1.1.
Đặc điểm tự nhiên
45


2.1.2.
Đặc điểm lịch sử, xã hội
47


2.1.3.
Ngƣời Chăm ở Việt Nam và ngƣời Chăm ở tỉnh
An Giang

49



2.1.4.
Những giá trị văn hóa Chăm tiêu biểu ở An Giang

52


2.1.4.1.
Văn hóa vật thể
53


2.1.4.2.
Văn hóa phi vật thể
61
2.2.
Tìm hiểu thực trạng khai thác văn hóa Chăm trong du
lịch

70

2.2.1.
Số lƣợng khách du lịch
71

2.2.2.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoạt động du lịch

5
văn hóa Chăm

75

2.2.3.
Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm
80

2.2.4.
Thị trƣờng và khách du lịch văn hóa Chăm An
Giang

101

2.2.5.
Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm An Giang

105

2.2.6.
Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Chăm An
Giang

106

2.2.7.
2.2.8.
Tổ chức quản lý du lịch văn hóa Chăm
Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch
108

110




Tiểu kết chƣơng 2.
116
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA CHĂM Ở AN GIANG

118

3.1.
Những căn cứ đề xuất giải pháp
118


3.1.1.
Căn cứ luận
118


3.1.2.
Chủ trƣơng chính sách của tỉnh An Giang
118


3.1.3.
Chiến lƣợc phát triển du lịch An Giang
121



3.1.4.
Thực tiễn du lịch An Giang
122

3.2.
Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Chăm
tỉnh An Giang

123


3.2.1.
Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất của du lịch
văn hóa Chăm An Giang.

123


3.2.2.
Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An
Giang

125


3.2.3.
Giải pháp về thị trƣờng và khách du lịch văn hóa
Chăm An Giang

129

6


3.2.4.
Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm An
Giang



131


3.2.5.
Giải pháp về tăng cƣờng, quảng bá xúc tiến du lịch
văn hóa Chăm An Giang

134


3.2.6.
Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du
lịch An Giang

137


3.2.7.
Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Chăm An Giang


143



Tiểu kết chƣơng 3
149




Kết luận
150
Tài liệu tham khảo
155
Phụ lục
163












7



DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT:

ĐBSCL = Đồng bằng sông cửu long
NĐ-CP = Nghị định- chính phủ
NQ/TW = Nghị quyết/ trung ƣơng
Nxb = Nhà xuất bản
QĐ-TT-CP = Quyết định – Thủ tƣớng – Chính phủ
TP = Thành phố
TX = Thị xã
TDTT = Thể dục thể thao
TTLT-BVHTTDL-BNV = Thông tƣ liên tịch – Bộ văn hóa Thể thao du lịch – Bộ nội vụ
TTXTDL = Trung tâm xúc tiến du lịch
VHTT = Văn hóa thể thao
VHTT&DL = Văn hóa thể thao và du lịch
UNESCO = Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
UBND = Ủy ban Nhân dân









8


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
1.
Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến An Giang giai
đoạn 2002 – 2012

72
2.
Bảng 2.2. Bảng thu nhập du lịch tỉnh An giang, giai
đoạn 2002-2012

74
3.
Bảng 2.3. Lao động trong ngành du lịch An Giang giai
đoạn 2008 – 2012

106

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
1.
Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch Quốc tế đến Việt
Nam giai đoạn 1995 – 2011

102

















9


MỞ ĐẦU
1. Lý do mục đích chọn đề tài
Trong nền văn hóa đặc sắc, rực rỡ của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang, những nét
truyền thống là một thiết chế văn hóa vô cùng quan trọng và nổi bật. Thiết chế này đƣợc
xem nhƣ sự hội tụ, kết tinh và thăng hoa của nhiều giá trị bản sắc văn hóa, thể hiện đầy
đủ, tổng hợp và thể hiện nhiều nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng,
nghệ thuật… của cộng đồng ngƣời Chăm địa phƣơng. Đồng thời, đây cũng chính là
những sinh hoạt văn hóa mang tính mở, sống động và tập trung nhất của cộng đồng này.
Với những giá trị và đặc điểm nhƣ vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa ở Việt Nam, mà trực tiếp là ở tỉnh An Giang
trong nhiều năm qua, các lễ hội truyền thống của ngƣời Chăm nơi đây đã trở thành một
trong những yếu tố thu hút sự quan tâm đầu tiên của du khách và các đơn vị kinh doanh
du lịch khi đến với vùng đất này cũng nhƣ đến với nền văn hóa Chăm. Điều đó một mặt
tạo nên những nét mới trong hoạt động du lịch, đƣa hoạt động du lịch văn hóa Chăm trở
thành một đặc trƣng rất quan trọng và mang tính tiêu biểu của địa phƣơng. Nhƣng mặt
khác, quan trọng hơn, hoạt động du lịch cũng có những thúc đẩy và tác động trở lại đối
với văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm và đây là một vấn đề rất quan trọng cần sớm

đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ. Có nhƣ vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn
hóa Chăm nói trên mới có hiệu quả và đúng hƣớng. Ở nƣớc ta, ngành du lịch luôn đƣợc
Nhà nƣớc quan tâm và văn hóa dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch cũng đã đƣợc các
nhà chuyên môn khai thác. Các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Ở Việt Nam hiện nay du lịch
văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển du lịch. Xu thế đó
đƣợc thể hiện trong Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII : “ Phát triển du lịch tƣơng
xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nƣớc theo hƣớng du lịch văn hóa, sinh thái môi
trƣờng xây dựng các chƣơng trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử
10
và khu danh lam thắng cảnh”[30, tr.194] .Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, Đảng và
nhà nƣớc ngay từ đầu đã xác định "Phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng
trong đƣờng lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc…" (chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khoá VII, ngày
10/1994) và "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn …" ( Văn
kiện Đại hội Đảng IX và X).
An Giang là một vùng đất với sự sáng tạo của con ngƣời đã tự giữ lại trong lòng
mình những tài sản vô cùng quý giá. Những giá trị văn hóa ấy đã tạo cho An Giang có
một vẻ đẹp riêng, một phong cách riêng. Ở An Giang cũng có những tiềm năng để phát
triển du lịch, đặc biệt là văn hóa dân tộc Chăm - một dân tộc có bề dày văn hóa lâu đời
sống rải rác ở các tỉnh Miền Trung cho đến tận Miền Tây Nam Bộ nƣớc ta.
Chính điểm đặc biệt của An Giang với những di sản văn hóa Chăm cùng với phong
cảnh thiên nhiên hữu tình, tình cảm con ngƣời nồng hậu chất phát đã tạo ra sức hấp dẫn
du lịch đặc biệt. Bản sắc văn hóa độc đáo đƣợc phản ánh trong các thánh đƣờng uy nghi
cổ kính trong sắc cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những trƣờng ca (Ariya) bia ký, trong các lễ
hội truyền thống dân gian, trong những làng điệu dân ca đằm thắm chứa chan và vũ điệu
Chăm rừng rực bốc lửa đắm say quyến rũ lòng ngƣời, hay trong cả đời sống dân dã bình
dị của một làng nghề truyền thống của dân tộc. An Giang chính là điểm dừng chân hấp
dẫn, gợi mở đối với du khách. Do vậy, các giá trị văn hóa Chăm An Giang cần đƣợc xem
xét một cách đầy đủ và khai thác một cách tốt hơn để phục vụ cho du lịch. Xuất phát từ

yêu cầu trên, cùng với thực tế cho đến hiện nay đây vẫn là một vấn đề còn đang bỏ ngỏ
và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức mặc dù tiềm năng du lịch văn hóa còn rất lớn.
Từ những suy nghĩ và đánh giá trên, là một ngƣời làm công tác văn hóa nhìn nhận
du lịch ở góc nhìn văn hóa, tác giả luận văn mạnh dạn chọn đề tài “Khai thác những giá
trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An giang” làm luận văn tốt nghiệp
Cao học du lịch. Mong muốn của tác giả là cần quan tâm hơn nữa trong việc phát triển du
lịch văn hóa ở An Giang và phản ánh đƣợc tính cấp thiết của việc bảo tồn, phát huy
những giá trị của văn hóa Chăm gắn với việc phát triển du lịch ở An Giang hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
11
Mục đích chung
Mục đích của luận văn là tập hợp và hệ thống hóa tƣ liệu một cách khái quát về
văn hóa Chăm An Giang. Phân tích và chỉ ra những yếu tố mà văn hóa Chăm góp phần
vào thúc đẩy và phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch của tỉnh An
Giang hiện nay.
Mục đích cụ thể
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những lý luận cơ bản về văn hóa, du lịch, về mối quan hệ văn hóa và
du lịch.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch
tại tỉnh An Giang hiện nay.
- Phân tích, đánh giá những mặc tích cực cũng nhƣ những tác động tiêu cực, hạn
chế mà hoạt động du lịch mang lại hoặc gây ra cho những giá trị văn hóa Chăm, từ đó
đƣa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn cho việc bảo tồn và
phát huy những giá trị của văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch theo hƣớng bền vững
tại tỉnh An Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng
Đề tài hƣớng tới việc tìm hiểu các đặc trƣng, tính chất, giá trị của văn hóa vật thể
và phi vật thể của dân tộc Chăm ở An Giang đối với ngành du lịch; thông qua các hoạt

động tham quan, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những giá trị của văn hóa nhằm phục vụ cho phát triển du lịch ở An
Giang. Nhƣng đề tài giới hạn vào việc xem xét, đánh giá về chất lƣợng của hoạt động du
lịch văn hóa Chăm tại An Giang.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay văn hóa Chăm luôn là đối tƣợng nghiên cứu hấp dẫn của các nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm đa
phần tập trung đi sâu vào các công trình lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc,
12
múa và một số nghi lễ tôn giáo… nhƣng việc kết hợp bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm
trong khai thác và hoạt động du lịch tại An Giang chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu một
cách toàn diện.
Các công trình nghiên cứu về lễ hội dân tộc Chăm đƣợc ghi chép rải rác ở nhiều
nguồn tƣ liệu. Từ thƣ tịch cổ của Trung Quốc, Việt Nam nhƣ Hán thư, Lương thư, Cựu
đường thư, Nam Sử, Thuỷ kinh chú, Phủ biên tạp lục…đến những nhà thám hiểm nhƣ
Marco Polo, Linh mục Odiric de Pordenone ( Chuyến đi công du châu Á từ năm 1318-
1330) cũng có ghi chép về một số lễ hội Chăm. Các nhà nghiên cứu Việt Nam nhƣ Phan
Xuân Biên (Văn hóa Chăm, 1991), Ngô Văn Doanh (Văn hóa Chăm, 1994; Khi viết về
văn hóa Chăm, các tác giả đều đề cập đến lễ hội song đó chỉ là những ghi chép chung,
chƣa phải công trình chuyên khảo về lễ hội.
Về các tháp Chăm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm có các tác phẩm :
Truyền thuyết về các tháp Chăm ( Bố Xuân Hổ, 1995), Tháp Chăm sự thật và huyền
thoại ( Ngô Văn Doanh, 1994)…, các tác giả đã ghi chép lại lịch sử ra đời và hiện trạng
của một số di tích tháp Chăm, phù điêu, bia ký cổ của ngƣời Chăm.
Về tôn giáo tín ngƣỡng ngƣời Chăm, mảng đề tài này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
tâm đắc. Bản dịch của Đào Trọng Luỹ từ nghiên cứu của Aymonier M.E (1891)- Người
Chàm và những tín ngưỡng của họ, Mah Mod (1975) với bài Bước đầu tìm hiểu về tôn
giáo tín ngưỡng của người Chăm, Tôn giáo của người Chăm Việt Nam của tác giả Phan
Văn Dốp (1992), Tất cả các nghiên cứu đều đƣợc ghi chép tỉ mỉ đời sống hiện thực của

dân tộc Chăm gắn chặt với tôn giáo, tín ngƣỡng của họ.
Về âm nhạc và múa Chăm có các tác phẩm : Nghệ thuật biểu diễn truyền thống
Chăm của Tô Ngọc Canh, Lê Đông Hải (1995), Vai trò âm nhạc trong lễ hội dân gian
Chăm An Giang ( 1999), Ý nghĩa dân gian hai điệu múa Chăm : múa quạt Pi diền ( múa
con công) và múa Juak apui ( múa đạp lửa) – Bố Xuân Hổ (2003), Nghiên cứu của Nghệ
sỹ nhân dân Đặng Hùng (1993) - Duy trì và phát triển nghệ thuật múa truyền thống một
số dân tộc Miền Nam Việt Nam có đề cập đến múa dân gian Chăm.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên là nguồn tƣ liệu quý giá, những
nét chấm phá, gợi mở một cách nhìn khái quát về văn hóa Chăm. Nhƣ vậy, có thể thấy
13
rằng, trong các giá trị văn hóa: Tôn giáo, tín ngƣỡng, lễ hội, văn học, nghệ thuật, kiến trúc
của ngƣời Chăm nói chung và của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang nói riêng, trong những
năm qua, đã đƣợc quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể các giá trị văn hóa của cộng đồng ngƣời
Chăm ở tỉnh An Giang khai thác trong hoạt động du lịch thì vẫn là vấn đề còn đang bỏ
ngõ và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Luận văn “Khai thác những giá trị của văn hóa
Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An giang ” tác giả luận không đi sâu vào vấn đề lý
luận của văn hóa Chăm mà chỉ kế thừa những thành tựu khoa học của những nhà nghiên
cứu đi trƣớc để quan sát từng loại hình trong văn hóa Chăm, thu thập những tƣ liệu trong
thực tế, từ đó định hƣớng việc khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm
trong hoạt động du lịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận
Vận dụng những hiểu biết về văn hóa, du lịch và phát triển bền vững bên cạnh
những kiến thức về văn hóa dân tôc, tộc ngƣời và phát triển dân tộc, để nghiên cứu trình
bày đề tài.
Đề tài luận văn nhìn nhận đối tƣợng nghiên cứu là các giá trị văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể trong tổng thể các giá trị văn hóa Chăm tại tỉnh An Giang.
Phương pháp cụ thể
Vận dụng những kiến thức đƣợc trang bị, tiếp thu qua quá trình học tập, qua tìm

hiểu thực tế tại địa phƣơng, đồng thời dựa vào nguồn tài liệu kinh điển, các văn kiện Đại
hội Đảng, Nhà nƣớc, các Chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết chuyên ngành và các
công trình nghiên cứu có liên quan để thực hiện luận văn qua các phƣơng pháp chính:
- Phương pháp thu thập tài liệu (văn bản học): tìm tài liệu từ tạp chí, sách báo thƣ
viện, các nguồn tài liệu từ các ban ngành của tỉnh : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm, Ban quản lý di tích, Tạp chí dân tộc học và một số
tài liệu nghiên cứu của đồng nghiệp có liên quan về văn hóa Chăm và hoạt động du lịch
An Giang.
14
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phƣơng pháp quan trọng luôn sử
dụng, nhằm phân tích tổng hợp tài liệu, thông tin có liên quan nhằm tìm ra tính chất đặc
thù, đặc trƣng của địa bàn nghiên cứu, khái quát hóa, mô hình hóa các yếu tố nghiên cứu
trên quan điểm phát triển bền vững.
- Phương pháp miêu thuật: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và thuật lại
những gì quan sát đƣợc hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tƣợng,
trạng thái tâm lý con ngƣời một cách chi tiết trong quá trình nghiên cứu đã chứng kiến và
trải nghiệm tại địa phƣơng.
- Phương pháp thử nghiệm: Luận văn có sử dụng phƣơng pháp thử nghiệm xây
dựng các sản phẩm du lịch, chƣơng trình du lịch văn hóa Chăm trong việc tổ chức hoạt
động du lịch từ đó đề xuất giải pháp áp dụng vào thực tế nhằm kiểm chứng hiệu quả đạt
đƣợc của vấn đề đƣợc đƣa ra có tính khả thi hay không.
- Phương pháp xã hội học: Thống kê, điều tra, so sánh, hỏi ý kiến những nhà
nghiên cứu, những trí thức Chăm, cùng với sự quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu.
- Riêng phương pháp khảo sát thực địa, điều tra bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo
sát trên mẫu có chủ định. Chọn mẫu có chủ định là cách lựa chọn dựa trên cảm quan của
tác giả. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo rằng nó bao hàm đƣợc tất cả các trƣờng hợp. Tác
giả tiến hành khảo sát trên 100 phiếu, trong đó: ngƣời dân địa phƣơng là 45, khách du
lịch là 55 ngƣời.
- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu chuyên ngành du lịch học để khai thác và làm rõ nội dung về tổ chức du lịch, tƣ vấn,

hỗ trợ tổ chức, hƣớng dẫn các chƣơng trình du lịch tới du khách tham quan.
Bên cạnh các phƣơng pháp nêu trên tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khoa
học khác nhằm hỗ trợ thực hiện đề tài một cách hiệu quả nhất.
6. Đóng góp của đề tài
- Phân tích, đánh giá những giá trị của văn hóa Chăm – nguồn lực cho phát triển du
lịch tại tỉnh An Giang.
15
- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm làm căn cứ cho việc
hoạch định các chủ trƣơng, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa Chăm đối với sự phát triển
du lịch tại tỉnh An Giang hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn đƣợc trình bày theo bố cục gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du
lịch văn hóa Chăm An Giang.
Chƣơng 2. Thực trạng khai thác văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang.
Chƣơng 3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở An Giang


















16
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC
NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM AN GIANG
1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa và du lịch
1.1.1. Văn hóa, văn hóa dân tộc
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Từ xa xƣa, hai chữ “văn hóa” đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài ngƣời, đặc biệt
ở những quốc gia đƣợc coi là cái nôi của văn minh nhân loại.
Ở phƣơng Đông, từ “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ Trung Quốc.
Ngay từ trƣớc Công nguyên, ở đời Tây Hán, trong bài “ Chi Vũ” sách “Thuyết Uyển”,
Lƣu Hƣơng đã viết : “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trƣớc dùng văn đức rồi sau mới dùng
vũ lực”. Phàm dùng vũ lực với ngƣời bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi đƣợc
thì sau đó sẽ “trừng phạt”. Nhƣ vậy văn hóa đƣợc dùng để đối lập với vũ lực.
Ở phƣơng Tây, trong nền văn minh cổ đại Hy Lạp, từ văn hóa (cultus) có nghĩa là
trồng trọt. Từ nghĩa trồng trọt dần dần biến thành gieo trồng trí tuệ, tinh thần. Nhƣ vậy,
trong quan niệm của ngƣời cổ đại, dù phƣơng Đông hay phƣơng Tây, văn hóa đã mang ý
nghĩa giáo hóa con ngƣời.
Nhƣ vậy, nói văn hóa là nói tới con ngƣời, nói tới việc phát huy những năng lực,
bản chất của con ngƣời, nhằm hoàn thiện con ngƣời, hoàn thiện xã hội . Do đó, khái niệm
văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản. Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là
khát vọng vƣơn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Có thể coi là 3 trụ cột vĩnh hằng của sự
phát triển văn hóa nhân loại. Chừng nào, cái chân, cái thiện, cái mỹ bị lãng quên, chừng

đó văn hóa sẽ xuống dốc.
Cũng nhƣ mọi sinh thể khác trong vũ trụ, con ngƣời cũng là bộ phận của giới tự
nhiên, chịu sự quy định chặt chẽ của giới tự nhiên. Nhƣng khác với những sinh vật khác,
con ngƣời còn có một “ khoảng trời riêng”, một phần tự nhiên thứ hai do con ngƣời tạo ra
bằng lao động và tri thức của mình. Phần tự nhiên đó chính là văn hóa. Nếu giới tự nhiên
17
là cái nôi đầu tiên nuôi sống con ngƣời, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời
sống tinh thần của con ngƣời đƣợc hình thành, đƣợc nuôi dƣỡng và phát triển. Con ngƣời
không thể tồn tại nếu tách rời giới tự nhiên, cũng nhƣ con ngƣời không thể trở thành con
ngƣời nếu tách rời môi trƣờng văn hóa.
Vì văn hóa là phát huy những năng lực bản chất của con ngƣời, là sự thể hiện đầy
đủ nhất chất ngƣời, nên văn hóa có mặt ở bất cứ họat động nào của con ngƣời, dù đó là
hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội hay cách cƣ xử, giao tiếp…cho đến
cả những suy tƣ thầm kín nhất. Các khái niệm nhƣ nhân cách văn hóa, văn hóa lao động,
văn hóa chính trị,…đang ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ xã hội. Tuy
nhiên, điều đó không loại trừ sự tồn tại những lĩnh vực riêng của văn hóa, nghĩa là những
hoạt động không thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội. Những lĩnh vực riêng của
văn hóa mà ngƣời ta nói ở đây cũng không phải chỉ là những hoạt động đang thuộc sự
quản lý hành chính của nhà nƣớc thông qua ngành văn hóa. Hoạt động của ngành văn hóa
là hoạt động sản xuất ra các giá trị tinh thần nhằm giáo dục con ngƣời có khát vọng
hƣớng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và khả năng sáng tạo ra chân, thiện, mỹ trong đời
sống. Với ý nghĩa đó, văn hóa bao gồm hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học nghệ
thuật, đạo đức, lối sống v.v.
Trong bản thảo NHẬT KÝ TRONG TÙ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh
tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"


. [51, Tập 3, tr.431].
Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do con
ngƣời sáng tạo ra, trong đó có văn hóa vật thể (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
ăn, mặc, ở…); có văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật). Chữ “giá trị” đƣợc ẩn dƣới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích
của cuộc sống…nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con
18
ngƣời phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm
nhằm phục vụ cho con ngƣời, có nghĩa là chứa đựng những giá trị. Nhƣ vậy, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đƣa ra một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng.
Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại
Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đƣa ra khái niệm:
"Đối với một số ngƣời, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh
vực tƣ duy và sáng tạo; đối với những ngƣời khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến
tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”

[87, tr.19 - 22]
“ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân và các
cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc
thù riêng của mỗi dân tộc”.[66, tr.14]
Đây là khái niệm đƣợc đƣa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân biệt văn hóa
dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, văn hóa dân tộc này
văn minh, văn hóa dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn về
việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Quan điểm này càng đƣợc khẳng định tại
tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêxicô để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO. Hội nghị
này có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7
đến 6/8 năm 1982, ngƣời ta đã đƣa ra trên 200 định nghĩa, nhìn nhận văn hóa với một ý

nghĩa rộng rãi hơn, coi văn hóa nhƣ một phức thể, tổng thể các đặc trƣng, diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa lên một cộng đồng gia đình, làng xóm,
vùng miền, quốc gia, xã hội Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa nhƣ sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền
cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngƣỡng”.

[101,
tr.24]
19
Khái niệm trên vừa nói đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vừa nói đến hệ
giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hóa của một xã hội hay một
nhóm ngƣời trong xã hội”. Nhƣ vậy, khái niệm trên cũng là khái niệm văn hóa theo nghĩa
rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc
văn hóa riêng biệt. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con
ngƣời, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, hay trong quan hệ giao
tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên.
Theo PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã đƣa ra một
định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình.” [75, tr. 13]
Từ những định nghĩa đã nêu, xét thấy văn hóa có phạm vi nội hàm rất rộng, nó chỉ
toàn bộ những hoạt động, sáng tạo của con ngƣời về vật chất, tinh thần và ứng xử. Đó là
những hoạt động và sáng tạo có ích cho đời sống của con ngƣời, cho xã hội loài ngƣời và
cho thế giới xung quanh. Theo phân loại của UNESCO, văn hóa có các thành tố:
- Văn hóa vật thể: chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm do con ngƣời
sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất
định.
Các thể loại văn hóa vật thể: di vật, cổ vật, kiến trúc cổ (chùa, đình, lăng mộ, nhà

truyền thống, cung điện…).
- Văn hóa phi vật thể: là những sáng tạo của con ngƣời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt xã hội của con ngƣời nhƣ: tôn giáo, triết học, nghệ thuật…
Các lĩnh vực: tín ngƣỡng tôn giáo, lễ hội (gồm phần lễ và phần hội), dân ca – nghệ
thuật biểu diễn…
1.1.1.2. Văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc đƣợc hiểu và trình bày dƣới các quan niệm khác nhau:
Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa dân tộc với văn hóa của dân tộc đó,
trình bày lịch sử văn hóa dân tộc chỉ nhƣ là lịch sử văn minh của riêng một dân tộc.
20
Quan niệm thứ hai: văn hóa dân tộc là toàn bộ văn hóa của một đất nƣớc, cƣ trú
trên mảnh đất quốc gia, chỉ có văn hóa từng tộc ngƣời, không có văn hóa dân tộc/quốc
gia.
Quan niệm thứ ba: văn hóa dân tộc là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là
nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc ngƣời. Khái niệm
dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với
nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan
niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa dân
tộc.
Vì vậy, nội dung về văn hóa dân tộc sẽ đƣợc trình bày theo quan niệm thứ ba.
1.1.2. Du lịch và du lịch văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện
đại hóa đất nƣớc và nó cũng trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội. Về lợi ích kinh
tế, du lịch đã trở thành một sự bùng nổ, một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nƣớc trên
thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Vậy nghĩa từ của du lịch đƣợc hiểu nhƣ thế
nào trong quá trình đẩy mạnh tổ chức hoạt động này trong xã hội.
Hầu hết các nhà nghiên cứu và các nhà du lịch học đều trả lời du lịch có từ thời
tiền sơ –sử, thời cổ đại, trung đại cận đại: Đi tìm kiếm ăn, đi chơi, đi thăm bạn bè, đi
công chuyện, đi ngắm cảnh lạ, ngắm sông núi, non nƣớc, biển cả, hoặc đi xem hội

Về nguồn gốc chữ nghĩa, từ du lịch là một từ gốc Hán. Theo „„hán tự tố nguyên”,
thì du lịch có ý nghĩa là đi chơi và trải nghiệm đời sống „„du = đi chơi; lịch = trải
nghiệm”. Nhƣ vậy, từ nghĩa gốc từ du lịch đã nói lên mục đích của du lịch không chỉ đi
chơi mà còn để học hỏi và trải nghiệm. Ngƣời Trung Quốc gọi tourism là du lãm với ý
nghĩa là đi chơi để nhận thức. Câu nói tục ngữ dân gian của Việt Nam nhƣ cũng đã đề
cập đến vấn đề này từ xƣa : „„Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng mang ý nghĩa
về du lịch. Vậy mục đích của du lịch là để trải nghiệm, để khám phá, để tìm hiểm văn
hóa, tìm biết đến cái mới hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó của du lịch ngƣời làm công tác du
21
lịch cần phải đƣợc đào tạo, cần có vốn hiểu biết về văn hóa, đặc biệt là những hiểu biết về
văn hóa liên quan đến du lịch nhƣ những di tích lịch sử, những phong tục tập quán,
những lễ hội, tín ngƣỡng dân gian, kể cả văn hóa ẩm thực, văn hóa địa phƣơng dân cƣ nơi
có những điểm tham quan du lịch.
Du lịch là một khái niệm rộng mang tính trừu tƣợng, đƣợc khái quát theo nhiều
cách hiểu khác nhau của mỗi ngƣời. Do đó, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về thuật ngữ này.
Theo các chuyên gia tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma - Italia (21/8
– 05/9/1963) thì khái niệm du lịch đƣợc hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tƣợng
và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Còn đối với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì “Du lịch đƣợc hiểu là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ với mục đích hòa bình.
Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”
Ở Việt Nam, dù ngành du lịch chỉ mới phát triển trong khoảng một thế kỷ nay, nhƣng
cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau đƣợc đƣa ra.
Du lịch “ là (kinh tế) 1, một dạng nghỉ dƣỡng sức tham quan tích cực của con
ngƣời ở ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật…2, Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu

quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc; đối với ngƣời nƣớc ngoài đem
lại tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại
hiệu quả rất lớn; du lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ
tại chỗ ”…[80, tr.684].
22
Du lịch “ là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tƣợng bắt nguồn từ cuộc hành trình
và lƣu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc
thƣờng xuyên của họ. Theo định nghĩa của Hunziker và Kraff ”. [68, tr. 7]
Sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi nhằm mục đích
phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ trình độ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc
không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các
cơ quan chuyên nghiệp cung ứng.
“ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của các nhân hay tập
thể ngoài nơi cƣ trú với mục đích phục hòi sức khỏe, nâng cao trình độ nhận thức tại chỗ
về thế giới xung quanh ”.[68, tr.14].
Du lịch nhìn chung là “ Đi chơi và Trải nghiệm”. Con ngƣời biết đi từ thời tiền sử,
khi đã đứng đƣợc trên hai chân. Lúc đầu đi là để kiếm cái ăn, sau là đi công chuyện, đi
chơi hoặc kết hợp cả hai [6, tr.20].
Tuy nhiên, quan trọng và phổ biến nhất là định nghĩa về du lịch đƣợc dùng làm căn
cứ pháp lý trong Luật Du lịch Việt Nam, đƣợc ban hành năm 2005. Theo đó, “ Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định ” [ 83, chƣơng I, điều 4]
Bên cạnh định nghĩa du lịch, trong hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này còn có
nhiều khái niệm quan trọng khác. Đó là:
Khách du lịch/du khách (Tourist): “là khách thăm viếng, lƣu trú tại một quốc gia hoặc
một vùng khác với nơi ở thƣờng xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích
nhƣ: nghỉ dƣỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.” [71,

tr. 24]
Khách tham quan (Excursionist): “ là loại du khách thăm viếng lƣu lại ở một nơi nào
đó dƣới 24 giờ và không lƣu trú qua đêm.” [71, tr. 24]
23
Khách du lịch quốc tế (International tourist): là những ngƣời lƣu trú ít nhất là một
đêm nhƣng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thƣờng trú với nhiều mục
đích khác nhau ngoài hoạt động để đƣợc trả lƣơng ở nơi đến.
Trong trƣờng hợp cụ thể của Việt Nam, Luật Du lịch năm 2005 xác định “ Khách du
lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch;
công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch.” [83,
chƣơng V, điều 34, khoản 3].
Khách du lịch nội địa/khách trong nước (Domestic tourist): là ngƣời đang sống
trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cƣ trú
thƣờng xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một
năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để đƣợc trả lƣơng ở nơi đến.
Trong trƣờng hợp cụ thể của Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2005, “ Khách du lịch
nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam.” [83, chƣơng V, điều 34, khoản 2].
Cộng đồng chủ (Host community): “ là cộng đồng địa phƣơng nơi mà du lịch có
những tác động lớn nhất, cả tích cực lẫn tiêu cực. Du khách không những mang đến thu
nhập, công ăn việc làm, tƣơng tác văn hóa mà còn có cả những quan ngại về môi trƣờng.”
[26, tr. 04]
Tài nguyên du lịch: “là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn
nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch.” [71, tr. 27]
Sản phẩm du lịch: “là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài
nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.” [71, tr.
44- 45]
Từ định nghĩa trên, có thể khái quát về sản phẩm du lịch nhƣ sau:

Sản phẩm du lịch = Hàng hóa và dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
24
Phát triển du lịch bền vững
Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Rio de Janeiro
(Brazil) năm 1992, WTO (Tổ chức du lịch thế giới) đã lần đầu tiên đƣa ra khái niệm “du lịch
bền vững” nhƣ sau:
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt dộng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn
tạo các nguồn tài nguyên cho cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi đó vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng
sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con
ngƣời”. [87, tr. 27]
Đối với Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền
vững nói riêng, cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và đƣa vào áp dụng trong những năm gần
đây trên cơ sở tiếp thu các thành quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên thế giới, có đối
chiếu với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta. Trong đó, khái niệm về phát triển du lịch
bền vững luôn gắn với khái niệm chung về phát triển bền vững và một quan điểm nhìn chung
đang đƣợc nhiều ngƣời tán thành là:
“ Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và
nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích
kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai;
cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng ”.
[36, tr. 40]
1.1.2.2. Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa “ là loại hình du lịch mà du khách muốn đƣợc thẩm nhận bề dày văn
hóa của một nƣớc, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán
còn hiện diện.” [71, tr. 30]
25

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại chƣơng I, Điều 4, Khoản 20 có ghi “ Du lịch
văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [83, tr. 11].
Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh,
du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa đƣợc xem là loại sản phẩm
đặc thù của các nƣớc đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn
hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả
những phong tục tín ngƣỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi
trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong
tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phƣơng - nơi lƣu giữ nhiều lễ
hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nƣớc phát triển thƣờng
lựa chọn những lễ hội của các nƣớc để tổ chức những chuyến du lịch nƣớc ngoài. Bởi
thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải
thiện cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng.
Ngày nay, hầu nhƣ ngƣời ta đã khá quen thuộc với khái niệm văn hóa đƣợc tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, đã xuất hiện nhiều cụm từ ghép với từ văn hóa ví
nhƣ: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp… mang ý nghĩa nội
hàm yếu tố văn hóa trong lĩnh vực đó. Hay những cụm từ chỉ về một loại hình văn hóa
nhƣ: văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực… Cũng có khi các cụm từ đƣợc chỉ cho cả một
ngành nghề nhƣ: kinh tề văn hóa, du lịch văn hóa…
Du lịch văn hoá đôi khi đƣợc xem nhƣ một ngành trong ngành kinh tế văn hóa, tức
ngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa. Tuy nhiên, bản thân nó là một loại hình du
lịch nằm trong ngành du lịch, đƣợc gọi là ngành công nghiệp không khói, thực chất là
ngành kinh doanh.
Rõ ràng về mặt khái niệm thì hai cụm từ “du lịch văn hóa” và “văn hóa du lịch”
mang ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn nhau. Tuy nhiên, đôi lúc ngƣời ta vẫn sử dụng một
cách lẫn lộn, nhầm lẫn với một ý nghĩa duy nhất là một “loại hình du lịch” mà hiện nay
đang đƣợc hết sức quan tâm.

×