ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƢƠNG THỊ THU HƢƠNG
KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA LOẠI HÌNH
DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN HƢNG
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƢƠNG THỊ THU HƢƠNG
KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA LOẠI HÌNH
DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN HƢNG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Du lịch
(chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
Hà Nội - 2013
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài: 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của đề tài 7
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ CÁC
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN
HƢNG( THỊ XÃ QUẢNG YÊN) TỈNH QUẢNG NINH 8
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về du lịch văn hoá 8
1.1.1. Du lịch văn hoá 8
1.1.2.Tiềm năng du lịch văn hoá 8
1.1.3.Tài nguyên du lịch văn hoá 9
1.1.4.Khách du lịch 9
1.1.5.Điểm du lịch 9
1.1.6. Tổ chức quản lý du lịch văn hoá 10
1.1.7. Sản phẩm du lịch văn hoá 12
1.1.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hoá 12
1.1.9.Bảo tồn di sản văn hoá 13
1.2.Điều kiện phát triển du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng (thị xã
Quảng Yên) tỉnh Quảng Ninh 13
1.2.1.Điều kiện bên trong 13
1.2.2. Điều kiện bên ngoài 19
Tiểu kết chƣơng 1 21
2
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN
HƢNG(THỊ XÃ QUẢNG YÊN) TỈNH QUẢNG NINH 22
2.1. Tài nguyên du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng(thị xã Quảng
Yên) tỉnh Quảng Ninh 22
2.1.1.Tài nguyên du lịch văn hoá vật thể 22
2.1.2.Tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể 32
2.2. Hoạt động du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng(thị xã Quảng
Yên) tỉnh Quảng Ninh 47
2.2.1. Khách du lịch 47
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hoá 49
2.2.3. Sản phẩm du lịch văn hoá 51
2.2.4.Nguồn nhân lực du lịch 51
2.2.5. Tổ chức quản lý về du lịch văn hoá 52
2.2.6. Việc tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 52
2.2.7. Đánh giá hoạt động du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng(thị xã
Quảng Yên) 53
Tiểu kết chƣơng 2 55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ HUYỆN
YÊN HƢNG(THỊ XÃ QUẢNG YÊN) TỈNH QUẢNG NINH 56
3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp 56
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch thị xã Quảng Yên 56
3.1.2. Căn cứ thực tiễn 59
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện Yên
Hƣng (thị xã Quảng Yên) 60
3.2.1. Khách du lịch 60
3.2.2.Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 61
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm du lịch 64
3
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch 68
3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch 69
3.2.6. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 70
Tiểu kết chƣơng 3 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía
tây tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây
nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp huyện
Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với
cửa khẩu Móng Cái và Trình Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài
132,8 km.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, đồng thời là một trong bốn
trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm
năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt
Nam (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh). Ngoài vịnh Hạ Long đã được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá
trị địa chất địa mạo. Quảng Ninh cũng còn có tiềm năng về du lịch văn hoá
nổi bật với: Các di tích lịch sử văn hóa: cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử,
văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những
di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, đình Trà
Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái
Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đây là những điểm thu hút khách
thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào
những dịp lễ hội.
Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn
được chế biến từ các loài hải sản, các đặc sản của địa phương rất phong phú
và đa dạng.
Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trong đó có: 4 thành phố,
1 thị xã và 9 huyện gồm: thành phố Hạ Long; thành phố Móng Cái; thành
5
phố Cẩm Phả; thành phố Uông Bí; thị xã Quảng Yên( huyện Yên Hưng
trước đây); huyện Đông Triều; huyện Tiên Yên; huyện Bình Liêu; huyện
Ba Chẽ; huyện đảo Cô Tô, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà; huyện Hoành
Bồ; huyện Vân Đồn.
Quảng Yên là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25 tháng 11
năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở huyện Yên Hưng
của tỉnh Quảng Ninh.
Thị xã Quảng Yên là thị xã đồng bằng ven biển ở phía Tây Nam tỉnh
Quảng Ninh, là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triên lâu đời với
nhiều nét văn hoá đặc sắc.
Thị xã Quảng Yên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá.
Tài nguyên du lịch văn hoá của Quảng Yên phong phú và đa dạng. Hiện
Quảng Yên có 237 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 33 di tích đã được
công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, trong đó đặc biệt là di tích
lịch sử Bạch Đằng. Cùng với những di tích lịch sử văn hóa đó, tại Quảng
Yên cũng có nhiều lễ hội khá nổi tiếng như lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên
Công, lễ hội Xuống Đồng…nhiều phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng được lưu giữ cùng
với nhiều món ăn, hải sản độc đáo.
Ngoài ra, Quảng Yên cũng có những thuận lợi để đẩy mạnh phát
triển du lịch nhờ vị trí gần các điểm du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ như
Hạ Long, Tuần Châu, Yên Tử, khu vực Cát Bà - Hải Phòng.
Tuy nhiên, đến nay du lịch Quảng Yên vẫn chưa thực sự phát triển
tương xứng với tiềm năng phong phú trên. Các khu điểm du lịch còn chưa
được hình thành rõ nét, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn chưa đáp ứng
được nhu cầu, nhiều hoạt động du lịch đang diễn ra vẫn ở mức độ tự phát
chưa có định hướng rõ ràng.
6
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Khai thác tiềm năng của loại
hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chuyên nghành Du lịch học của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Luận văn“ khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh tập trung và 2 mục đích chính sau:
- Đánh giá trực trạng khai thác du lịch văn hoá ở thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh.
- Góp phần phát triển du lịch văn hoá ở thị xã Quảng Yên.
- Góp phần bảo tồn di sản văn hoá trong du lịch.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Những di tích lịch sử, các lễ hội văn hoá truyền thống, ẩm thực độc
đáo của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Sự gần gũi của địa thế Quảng
Yên với các điểm du lịch nổi tiếng khác như Hạ Long, Tuần Châu, Cát Bà…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các hoạt động khai thác du lịch văn hoá tại thị
xã Quảng Yên.
Các số liệu, tài liệu thu thập từ năm 2008 đến nay và những định
hướng, giải pháp trong thời gian tới.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: sử dụng các nguồn tài liệu là sách,
báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về văn hoá, mạng internet, các báo
cáo, quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2020.
- Phương pháp thực địa: trực tiếp thu thập thông tin, quan sát… tại
địa bàn thị xã Quảng Yên .
7
- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở những thông tin về lý luận cũng
như thực tiễn đã thu thập được, tập hợp để rút ra những ý chính, khai quát
vấn đề.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng
cũng như khác biệt giữa các nhân tố nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá giá trị các tài nguyên du lịch văn hoá của thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
- Thông qua khảo sát thực tế hoạt động du lịch ở thị xã Quảng Yên
để đánh giá được những điểm mạnh và yếu của hoạt động du lịch văn hoá
của thị xã Quảng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ra, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về du lịch văn hoá và các điều kiện phát
triển du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng (thị xã Quảng Yên) tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 2: Thực trạng du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng (thị xã
Quảng Yên) tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện Yên
Hưng (thị xã Quảng Yên) tỉnh Quảng Ninh.
8
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN HƢNG (THỊ XÃ
QUẢNG YÊN) TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về du lịch văn hoá
1.1.1. Du lịch văn hoá
Theo luật du lịch: “ du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống.” [30,tr11]
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch có những nét đặc trưng riêng dựa
trên các tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể. Đây là loại hình du lịch
mà du khách nhằm mục đích tham quan các di tích lịch sử và các di sản văn
hoá…vì thế luôn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo của
nó.
1.1.2.Tiềm năng du lịch văn hoá
Tiềm năng du lịch là những tài nguyên du lịch còn tiềm ẩn chưa
được khai thác vào hoạt động du lịch. Đó là điều kiện để phát triển các loại
hình du lịch với không gian và thời gian khác nhau.
Theo PGS Nguyễn Minh Tuệ: Tiềm năng du lịch là tổng thể tự nhiên
và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và
phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ
của họ. Những tiềm năng này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián
tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Vậy tiềm năng du lịch văn hoá là những tài nguyên du lịch văn hoá
nhưng còn tiềm ẩn , chưa được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch.
9
1.1.3.Tài nguyên du lịch văn hoá
Tài nguyên du lịch văn hoá là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch
văn hoá. Tài nguyên du lịch văn hoá là tất cả những gì do xã hội cộng đồng
tạo ra có sức hấp dẫn du khách được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Nó
được phân làm hai loại là tài nguyên du lịch văn hoá vật thể và tài nguyên
du lịch phi vật thể.
Tài nguyên du lịch vật thể như: Những công trình kiến trúc, mỹ
thuật, điêu khắc, trang phục, nhà ở, bảo tàng…có giá trị văn hoá.
Tài nguyên du lịch phi vật thể như: Ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, văn học nghệ thuật, âm nhạc, vũ đạo,
làng nghề….
1.1.4.Khách du lịch
Theo luật du lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học,làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến”[30,tr.9]
Khách du lịch được chia làm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.5.Điểm du lịch
Theo PGS-TS Trần Đức Thanh: “theo nghĩa chung nhất, điểm du
lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch hướng đến và lưu trú, điểm
du lịch có thể là những chỗ không có dân cư. Đó là nghĩa rộng của điểm du
lịch. Tuy nhiên trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay
10
một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có
những thay đổỉ nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên” [20,
tr.112].
Các điểm du lịch văn hóa được phân làm 4 nhóm chính: điểm du lịch
thiên nhiên, điểm du lịch văn hoá, điểm du lịch đô thị, điểm đầu mối giao
thông.
Điểm du lịch văn hoá gồm những điểm du lịch phát triển các thể loại
du lịch văn hoá: trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ
thuật, trung tâm tôn giáo…
Vậy việc xác định vị trí của điểm du lịch văn hoá là chọn một địa
phương mà ở đó có những điều kiện tài nguyên làm cho hoạt động kinh
doanh du lịch văn hoá phát triển mạnh mẽ.
1.1.6. Tổ chức quản lý du lịch văn hoá
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị
du lịch.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du
lịch ở trong nước và nước ngoài.
11
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về du lịch.
Đối với chính quyền địa phương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản
lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa
phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh
môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch
- Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
- Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh
doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có
giấy phép.
- Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm
quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong
giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.
- Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá
cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du
lịch do lỗi của mình gây ra.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn
hoặc nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.
12
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu
theo quy định của pháp luật.
1.1.7. Sản phẩm du lịch văn hoá
Các tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên được các sản phẩm du lịch
thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc. Nó tạo ra những sản phẩm du lịch
mang nét đặc trưng Việt, thể hiện sự khác biệt của du lịch Việt Nam về ăn,
ở, mặc, đi lại và tiêu dùng.
Các sản phẩm du lịch văn hoá là: Du lịch phong tục, du lịch lễ hội,
du lịch tín ngưỡng, du lịch tâm linh, du lịch chữa bệnh, du lịch tham quan
di tích lịch sử…
1.1.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hoá
Cở sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối
với quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện để thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện rất rõ trong hoạt động kinh
doanh của ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ
thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch
nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du
khách trong các chuyến hành trình của họ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật
của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân tham gia vào khai thác du
lịch( đường sá, điện nước, bưu chính viễn thông….) và cả những cơ sở vật
chất kỹ thuật do ngành du lịch tạo ra để khai thác du lịch ( nhà hàng, khách
sạn, khu vui chơi giải trí….)
13
1.1.9.Bảo tồn di sản văn hoá
Trong hoạt đồng kinh doanh du lịch văn hoá, việc khai thác luôn
phải đi đôi với việc bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá để phục vụ phát
triển du lịch một cách bền vững.
Bảo tồn di sản văn hoá bao gồm nhiều các hoạt động như: sưu tầm,
thăm dò, khai quật khảo cổ, bảo quản di tích lịch sử danh lam thắng cảnh,
di vật cổ vật bảo vật quốc gia, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh.
Việc bảo tồn di sản văn hoá nhằm phát hiện, khôi phục, tu bổ lại
phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bị hư hại, làm thay đổi những yếu tố
nguyên gốc của các di sản văn hoá.
1.2.Điều kiện phát triển du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng (thị xã
Quảng Yên) tỉnh Quảng Ninh
1.2.1.Điều kiện bên trong
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thị xã Quảng Yên tỉnh
Quảng Ninh.
Quảng Yên là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời. Cách đây
khoảng 3000 đến 3500 năm khu Hoàng Tân của thị xã Quảng Yên đã có
người Viêt cổ sinh sống. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở đây rất nhiều
công cụ sản xuất sinh hoạt bằng đá như: rìu, búa, đục chày nghiền của nền
văn hoá Hạ Long thời kỳ đá mới. Tiếp đó là các bình đồng, thạp đồng,
vòng tay đồng, mũi tên đồng, rìu đồng…của nền văn minh Đông Sơn.
Lịch sử hình thành Quảng Yên gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của tỉnh Quảng Ninh vì một thời gian dài thị trấn Quảng Yên đã
từng là trung tâm chính trị của một vùng đất rộng lớn từ Móng Cái đến
Uông Bí và sông Bạch Đằng.
14
Theo Đại Việt sử ký toàn thư bản khắc năm Chính Hoà 18(1697): đời
Đinh Lê Quảng Yên thuộc trấn Triều Dương.
+ Năm Thuận Thiên thứ 14(1023) đời Lý Thái Tổ: đổi trấn Triều
Dương thành châu Vĩnh An.
+ Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 11(1242) đời Trần Thái Tông gọi
Châu Vĩnh An là lộ Hải Đông.
+Năm 1428 đựơc gọi là Yên Bang( An Bang). Từ năm Gia Thái đời
vua Lê Thế Tông(1573-1577) vì kiêng huý tên vua Lê Anh Tông mới đổi
An Bang thành Yên Quảng. Quảng Yên lúc bấy giờ thuộc Yên Quảng.
+ Từ năm 1802 đến 1822 nơi đây là trấn lỵ của trấn Yên Quảng rộng
lớn từ Móng Cái đến sông Bạch Đằng.
+ Từ năm1831 đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên. Huyện Yên
Hưng được thành lập , đây là nơi tập trung bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
+ Ngày 20-7-1945 quân cách mạng đã giải phóng toàn huyện Yên Hưng
. +Tháng 2 năm 1947 thực dân Pháp tái chiếm Yên Hưng. Và đến
ngày 22-4-1955 Yên Hưng đã được giải phóng hoàn toàn.
+ Tuy được hình thành và phát triển từ lâu đời nhưng hầu hết các cư
dân ở Yên Hưng có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ đến đây quai đê,
lấn biển và lập thành nhiều làng xã như: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông,
Trung Bản, Lưu Khê, Vị Dương, Hoàng Tân, Yên Lập… Các xã mới được
hình thành như Sông Khoai, Hà An.
+Đến ngày 25 tháng 11 năm 2011, thị xã Quảng Yên được thành lập
trên cơ sở huyện Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh.
1.2.1.2.Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Yên là thị xã ven biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh
trong khoảng 20
o
45’06” đến 21
o
02’09” vĩ độ Bắc và 106
o
45’30” đến
106
o
0’59” kinh độ Đông. Về phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện
15
Hoành Bồ, phía Đông giáp Thành phố Hạ Long, phía Nam giáp đảo Cát
Hải và cửa Nam Triệu, phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (Thành phố Hải
Phòng).
Quảng Yên nằm ở cửa ngõ phía Nam đi vào Quảng Ninh và kề thành
phố Hạ Long và trên nhiều tuyến giao thông quan trọng. Về đường bộ có
các trục đường quốc lộ 18, 10; về đường sắt gần tuyến đường Hà nội – Hạ
Long; về đường thủy nằm trên tuyến đường ven biển Bắc Bộ nối Hải
Phòng – Quảng Ninh với các tỉnh ven biển trong nước và quốc tế. Do có vị
trí như vậy nên mặc dù Quảng Yên nằm ở vị trí tương đối tách biệt nhưng
vẫn có nhiều lợi thế trong lưu thông thương mại, liên kết không gian kinh
tế với thành phố Hạ Long và các tỉnh trong nước, quốc tế.
1.2.1.3.Điều kiện tự nhiên
a.Địa hình
Với tổng diện tích tự nhiên là 31.343,99 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 19.798, 09 ha, phi nông nghiệp là 10.670,64 ha và đất chưa sử dụng
là 875,26 ha, địa hình lãnh thổ Quảng Yên tương đối đa dạng. Hệ thống các
sông lạch trong thị xã đã chia cắt lãnh thổ của Quảng Yên thành các đảo nhỏ.
Đóng góp lớn nhất vào việc phân cắt địa hình trong địa bàn thị xã phải kể
đến sông Chanh - một nhánh lớn của sông Bạch Đằng. Sông này chia Quảng
Yên thành hai khu vực địa hình rất rõ rệt là khu vực Hà Bắc và Hà Nam.
Khu vực Hà Bắc ở về phía tả ngạn sông Chanh với địa hình chủ yếu
là đồi núi thấp và nghiêng dần về phía biển. Khu vực này chiếm khoảng
62% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.
Khu vực Hà Nam ở phía hữu ngạn sông Chanh thực chất là vùng bãi
bồi mới được khai phá từ khoảng thế kỷ 15 bằng việc quai đê lấn biển, mở
rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển.
16
b.Khí hậu
Quảng Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng ven
biển nóng, ẩm và mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình năm trên địa bàn huyện
là 23
o
C. Trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tổng lượng mưa trung bình năm đạt
khoảng hơn 2000mm. Mùa mưa ở đây kéo dài từ khoảng tháng V đến hết
tháng X. Độ ẩm không khí trung bình năm trên địa bàn đạt khoảng hơn 82%.
Nhìn chung Quảng Yên có khí hậu hải dương ôn hòa, thuận lợi cho
sức khỏe của con người nên khá thích hợp cho sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và phát triển du lịch.
c.Tài nguyên nước và biển
Sông Bạch Đằng – ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng với Quảng
Ninh chảy qua địa phận Thị xã Quảng Yên rồi đổ ra biển. Cùng với các
nhánh của mình là sông Chanh, sông Khoai, … sông Bạch Đằng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các bãi bồi ven sông màu mỡ,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của thị xã. Không những thế, khu vực
này còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích trong lịch sử giữ nước vẻ vang của
quân và dân ta.
Một trong những lợi thế của thị xã để phát triển kinh tế nói chung và
phát triển du lịch nói riêng là có chung hồ Yên Lập với huyện Hoành Bồ và
thành phố Hạ Long. Với mặt nước rộng và lại nằm trên vùng đồi núi thấp
phía Bắc của thị xã nên ngoài lợi ích cung cấp nước tưới tiêu cho phát triển
nông nghiệp trên một diện tích rộng lớn đất nông nghiệp, hồ Yên Lập còn
có cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc hình thành các dịch vụ du lịch, đặc
biệt là vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.
Quảng Yên có bờ biển dài hơn 30km có nhiều cửa sông và bãi triều,
với nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú. Bờ biển có độ mở ra vịnh lớn và
thông thoáng, luồng lạch sâu và ít bị bồi tích đáp ứng được nhu cầu vào, ra
17
của các tàu có trọng tải lớn, thuận lợi để xây dựng cảng biển phục vụ phát
triển du lịch.
d.Sinh vật
Quảng Yên có sự phong phú và đa dạng về sinh vật do ảnh hưởng
của sự phong phú đa dạng của địa hình. Với chiều dài hơn 30km đường bờ
biển và diện tích bãi bồi rộng lớn, nguồn thủy hải sản của Quảng Yên vô
cùng phong phú về chủng loại cả thủy hải sản tự nhiên lẫn các loài được
nuôi trồng. Trong số đó, có nhiều loài thủy hải sản quý, có giá trị kinh tế
cao như tôm he, tôm rảo, cá đối, cá song, rau câu, sò huyết, hầu… Đây
chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển
du lịch nói riêng. Trên tổng diện tích tự nhiên Quảng Yên hiện nay có
khoảng 5.200ha rừng, trong đó có hơn 3.300ha rừng tự nhiên và gần 1.900
ha rừng trồng. Trong hơn 3000ha rừng tự nhiên của thị xã, ngoài một diện
tích lớn rừng nhiệt đới trên vùng đồi núi thấp thì vùng bãi lầy ven cửa sông,
ven các đảo còn có một diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn với thành
phần chủ yếu là sú, vẹt và đước. Mặc dù các loại rừng này có thành phần
loài không phong phú, rừng ngập mặn không điển hình nên ít có ý nghĩa
đối với hoạt động du lịch nhưng cũng góp phần tạo nên cảnh quan đẹp với
môi trường sinh thái trong lành cho cuộc sống của nhân dân trong vùng nói
chung và cho khách du lịch nói riêng.
Đối với hoạt động du lịch hiện nay, các khu rừng trồng ít có giá trị
hơn nhiều so với rừng tự nhiên. Song đối với Quảng Yên, các khu rừng
trồng hiện nay lại có giá trị đối với du lịch do diện tích rừng trồng ở đây
chủ yếu là rừng thông. Các khu rừng thông này ngoài giá trị kinh tế còn tạo
nên cảnh quan đẹp, làm tăng giá trị của vùng đồi núi thấp của Quảng Yên
nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
18
Bên cạnh đó, các loài cây ăn quả đang ngày càng được trồng rộng rãi
trên địa bàn thị xã với nhiều loại quả có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hoa quả tươi của nhân dân trong vùng và nhất là của khách du lịch
như vải thiều, nhãn, na, chanh, chuối, dứa…
1.2.1.4. Điều kiện xã hội
Những năm gần đây, do sản xuất hàng hóa tăng nhanh, thu nhập của
nhiều hộ nông dân được cải thiện, thêm vào đó một số công trình giao
thông và văn hóa du lịch được xây dựng, nâng cấp đã có tác động mạnh
đến việc trao đổi hàng hóa thương mại và lưu thông vận chuyển trong nội
bộ thị xã và giữa thị xã với bên ngoài. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh
thương mại đã tăng lên đáng kể so với trước, giá trị sản xuất của khu vực
dịch vụ thương mại tăng bình quân 7,5% .
a.Dân số và nguồn nhân lực
Dân số và nguồn lực dồi dào và khá trẻ, tốc độ tăng trưởng dân số tự
nhiên khá nhanh, giai đoạn năm 2000 – 2006 là 1,1%/ năm. Tính đến năm
2008 dân số Quảng Yên là: 137.364 người, số người trong độ tuổi lao động
ớ Quảng Yên là trên 78.603 người. Năm 2010 tổng dân số Quảng Yên là
147.098 người,trong đó số người trong độ tuổi lao động là 83.846 người.
Dự báo đến năm 2020 dân số Quảng Yên sẽ là 188.298 người, trong đó số
người trong độ tuổi lao động là 112.979 người.
Người dân thị xã Quảng Yên có truyền thống cần cù, có kỹ năng lao
động với nhiều ngành nghề truyền thống như: vận tải, đan lát, đóng thuyền
và khai thác chế biến thuỷ sản… nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp công nghiệp hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực,
nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh tế và công nhân kỹ
19
thuật, bảo đảm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
của thị xã trong tương lai.
b.Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường bộ trong thị xã có tổng chiều dài là 267 km với hơn
300 cầu cống, bao gồm:
-Hệ thống đường quốc lộ: có chiều dài 23km, trong đó có quốc lộ 18
từ Đông Mai đến Yên Lập dài 8,5 km và quốc lộ 10 từ Biều Nghi đến phà
Rừng dài 14km.
- Hệ thống đường xã: gồm có 5 tuyến với tổng chiều dài 35,6 km.
Trong đó có 32,1 km đường đã được đổ nhựa đường và xi măng.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn khá tốt, 100% số xã đã có
đường giao thông tới trung tâm xã.
- Hệ thống bến bãi: toàn thị xã có 1 bến xe liên thị xã là bến xe
Quảng Yên và có bến xe nội thị xã là bến xe Liên Vị.
- Thị xã Quảng Yên có 3 mặt tiếp giáp với sông biển nên có 80,5 km
đường thuỷ trong đó có 1 bến phà, 1 bến tàu vận chuyển khách, 2 bến đò, 7
bến neo đậu tàu thuyền.
Những năm qua, mạng lưới giao thông đường bộ đã được chú ý đầu
tư nâng cấp. Một số công trình nâng cấp hệ thống giao thông đã được hoàn
thành như tuyến cầu Chanh- Phong Cốc- Liên vị.
1.2.2. Điều kiện bên ngoài
Quảng Yên là một địa bàn phát triển quan trọng của tỉnh Quảng Ninh
và là cầu nối của trục kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh, trong chiến lược
phát triển của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng
Yên được xác định là trung tâm du lịch của vùng du lịch trọng điểm Yên
Tử -Bạch Đằng- Hạ Long.
20
Ngoài ra, do lợi thế về mặt vị trí tương quan với thành phố Hải
Phòng và thành phố Hạ Long cũng như vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên
thế giới, nằm kề với các quốc lộ 18 và quốc lộ 10 vừa được nâng cấp rất
thuận lợi cho giao thông vận chuyển khách đường bộ. Cùng với vị trí tiếp
giáp với Vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà(sẽ xây dựng các tuyến đường bộ và
đường thuỷ nối trực tiếp nhằm giúp ngắn khoảng cách giữa thành phố Hạ
Long và đảo Cát Bà). Vì thế các tài nguyên du lịch của Quảng Yên hoàn
toàn có thể được khai thác như những điểm dừng hấp dẫn trong các tour du
lịch của cả tỉnh Quảng Ninh cũng như các tour liên tỉnh Hải Phòng –
Quảng Ninh.
Cùng với các yếu tố như việc Quảng Yên là cầu nối các khu vực lân
cận như Tuần Châu, Yên Tử, Cát Bà được đầu tư phát triển thành những
trọng điểm du lịch là những yếu tố rất thuận lợi để thúc đẩy du lịch Quảng
Yên phát triển.
21
Tiểu kết chƣơng 1
Quảng Ninh là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch Miền Bắc
Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đạt
được những thành tựu đáng kể, đóng góp tỉ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu kinh t ế của Tỉnh và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của du lịch
nước nhà. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng doanh
thu du lịch năm 2012 tỉnh Quảng Ninh đạt trên 4341 tỷ đồng, tăng 22% so
với năm 2011. Trong đó khách thăm di tích lịch sử văn hoá đạt 2.575.000
lượt tăng 7%.
Được đánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Quảng Yên còn sở hữu khá
nhiều di tích, danh thắng và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Chính những
điều này, đã tạo nên những nét đặc trưng riêng có của Quảng Yên. Đây
cũng chính là tiềm năng để có thể khai thác phát triển loại hình du lịch văn
hoá ở Quảng Yên.
22
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN YÊN
HƢNG (THỊ XÃ QUẢNG YÊN) TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tài nguyên du lịch văn hoá ở huyện Yên Hƣng (thị xã Quảng Yên)
2.1.1.Tài nguyên du lịch văn hoá vật thể
2.1.1.1. Các di tích lịch sử
* Bãi cọc Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng là con sông gianh giới về phía tây nam giữa Quảng
Ninh và Hải Phòng. Đây là con sông không dài( chỉ khoảng 32 km) nhưng
là con sông sâu và rộng nhất Quảng Ninh. Sông Bạch Đằng là con đường
thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung
Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy,
sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.
Sông Bạch Đằng mở đầu trang sử chói lọi của mình bằng chiến
thắng vang dội của Ngô Quyền vào năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân
xâm lược Nam Hán. Tiếp đó là Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981:
Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược. Đến năm 1288: Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên ( trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3.
Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước của phường Yên Giang
giáp đê sông Chanh thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh. Bãi cọc này được sử dụng trong trận chiến chống quân Nguyên Mông
vào năm 1288. Bãi cọc bao gồm hàng trăm cọc bằng những thân cây gỗ lim
cắm sâu dưới bùn, dài từ 3 đến 5m và cách nhau khoảng 1m.
Bãi cọc Bạch Đằng tồn tại cùng thời gian là chứng tích lịch sử chống
giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của
anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ 13.
23
Bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện vào năm 1953 khi nhân dân trong
vùng đào đất đắp đê. Hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng
đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15 độ, cắm theo hình chữ chi
(Z). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị
gãy. Độ dài trung bình của chúng từ 2m đến 2,8m; có cái dài tới 3,2m.
Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8m đến 1m. Đầu phía trên của cọc nằm
dưới mặt đất khoảng 0,5m đến trên 1,5m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè
bảo vệ với diện tích 220m
2
trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát
hiện, sâu dưới bùn hơn 2m, nhô cao từ 0,2 đến 2m.
Vào thế kỷ 13, sau hai lần xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại
(1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên Mông quyết tâm xâm lược Việt Nam
một lần nữa. Với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương
do Trương Văn Hổ chỉ huy, tiến vào Thăng Long bằng đường bộ và đường
thuỷ. Trước sức mạnh đó vua quan nhà Trần đã thực hiện kế hoạch rút lui
chiến lược, xây dựng chiến tranh du kích để tiêu hao sinh lực địch. Sau một
thời gian bị tiêu hao sinh lực, mệt mỏi vì không quen khí hậu, hơn nữa
đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị quân của Trần Khánh Dư
đánh chìm ngay khi vào đến Vân Đồn Cửa Lục, buộc quân địch phải rút
lui. Biết trước được âm mưu đó, Trần Quốc Tuấn đã dựa vào chiến thuật
cắm cọc gỗ xuống lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, tạo
thành phòng tuyến chặn đường rút lui của giặc lợi dụng hai dải đá ngầm ở
ghềnh Cốc và ghềnh Sông Chanh tạo thành phòng tuyến chặn đường rút lui
của giặc.
Ngày 9 tháng 4 năm 1288 khi đạo binh của Ô Mã Nhi đến cửa sông
Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn đã cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, khi nước
triều rút, các cánh quân mai phục từ các nhánh sông lao ra quyết chiến làm
cho quân địch không kịp trở tay, cùng với chiến thuật hoả công, chỉ trong