ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU THẢO
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH Ở HẠ LONG THEO CÁC TIÊU CHÍ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU THẢO
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH Ở HẠ LONG THEO CÁC TIÊU CHÍ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh
Hà Nội 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 6
7. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ
CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU ........ 10
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 10
1.1.1. Phát triển bền vững ................................................................................. 10
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững .................................................................... 12
1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ................................................... 14
1.2.1. Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý ............................. 14
1.2.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ........... 14
1.2.3. Duy trì tính đa dạng ................................................................................ 15
1.2.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội .......................... 15
1.2.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng ............................................. 15
1.2.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt
động du lịch ........................................................................................................ 16
1.2.7. Thƣờng xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phƣơng
và các đối tƣợng liên quan ................................................................................ 17
1.2.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trƣờng .... 18
1.2.9. Tăng cƣờng quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm......... 18
1.2.10. Thƣờng xuyên tiến hành công tác nghiên cứu .................................... 19
1.3. Những tiêu chí phát triển du lịch bền vững tồn cầu.............................. 20
1.3.1 Quản lý hiệu quả và bền vững ................................................................. 21
1.3.2 Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng
đồng địa phƣơng ................................................................................................ 29
1.3.3 Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động
tiêu cực ................................................................................................................ 34
1.3.4 Gia tăng lợi ích mơi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực ................. 36
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HẠ LONG THEO
CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU ........ 41
2.1. Tổng quan về du lịch Hạ Long .................................................................. 41
2.1.1 Tài nguyên du lịch Hạ Long .................................................................... 42
2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................... 42
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................... 44
2.1.2. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ................................. 45
2.1.2.1 Cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, giải trí ................................... 45
2.1.2.2. Doanh nghiệp vận tải du lịch .................................................. 46
2.1.2.3. Doanh nghiệp Lữ hành ........................................................... 48
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long ............................. 51
2.1.3.1. Lượng khách ............................................................................ 51
2.1.3.2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long .......... 53
2.2. Thực trạng hoạt động phát triển du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí
phát triển du lịch bền vững toàn cầu ............................................................... 56
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động du lịch tại Hạ Long .............. 56
2.2.1.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ................................... 56
2.2.1.1.1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh ............... 57
2.2.1.1.2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long .................................................... 59
2.2.1.2. Đối với các cơ sở lưu trú.......................................................... 68
2.2.1.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành .......................................... 72
2.2.1.4. Đối với các doanh nghiệp vận tải du lịch ............................... 74
2.2.2. Thực trạng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu
cực đến cộng đồng địa phƣơng ......................................................................... 77
2.2.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.......................................... 77
2.2.2.2. Đối với các công ty lữ hành và khách sạn .............................. 80
2.2.3. Thực trạng gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các
tác động tiêu cực ................................................................................................ 83
2.2.3.1. Đối với cơ quan quản lý........................................................... 83
2.2.3.2. Đối với công ty lữ hành, khách sạn ........................................ 86
2.2.4. Thực trạng gia tăng lợi ích môi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực
............................................................................................................................. 87
2.2.4.1. Đối với cơ quan quản lý, công ty lữ hành, khách sạn ........... 87
2.2.4.2. Đối với công ty lữ hành, khách sạn ........................................ 94
2.2.5. Đánh giá chung về hoạt động phát triển du lịch ở Hạ Long ............... 96
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 97
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HẠ LONG THEO
CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU ........ 99
3.1. Định hƣớng quản lý hiệu quả và bền vững .............................................. 99
3.1.1 Đối với cơ quan quản lý ........................................................................... 99
3.1.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ...................................... 101
3.2. Định hƣớng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu
cực đến cộng đồng địa phƣơng ....................................................................... 103
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 103
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ...................................... 105
3.3. Định hƣớng gia tăng lợi ích đối với các di sản và giảm nhẹ các tác động
tiêu cực .............................................................................................................. 108
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 108
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ...................................... 110
3.4. Định hƣớng gia tăng lợi ích mơi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực
........................................................................................................................... 111
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ....................................................... 111
3.4.2. Đối với các cơ sở lƣu trú, tàu thuyền ................................................... 113
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành ........................................................ 115
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 118
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 121
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CHLB
Cộng hòa liên bang
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IUCN
International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources
Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
JICA
The Japan International Cooperation Agency
Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNCED
United Nations Conference on Environment and
Development
Hội nghị liên hợp quốc tế về môi trường và phát triển
UNEP
United nations environment programme
Chương trình mơi trường liên hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc
WTTC
The world travel and tourism council
Hội đồng lữ hành du lịch thế giới
WTO
World tourism organization
Tổ chức du lịch thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch bền vững không chỉ là một hiện tượng hay một xu thế
của thời đại, mà đã trở thành mục tiêu đặt ra cho sự phát triển chung của các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này được thể hiện qua sự nỗ
lực xây dựng dự án Bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững chung trên tồn cầu.
Bơ ̣ tiêu chí mới này đư ợc xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã
được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới. Các tiêu chuẩn này được phát
triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các
quốc gia bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại
cộng đồng và môi trường địa phương, phát triển du lịch một cách bền vững.
Phát triển du lịch bền vững hướng tới việc giảm thiểu các chi phí và nâng
cao tối đa các lợi ích của du lịch cho mơi trường tự nhiên, cộng đồng địa phương
và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà
nó phụ thuộc vào.
Hoạt động phát triển du lịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đang đứng trước sự bắt buộc phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực
của mình, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn theo những tiêu chí
phát triển du lịch bền vững toàn cầu.
Vịnh Hạ Long là một trong những biểu tượng tiêu biểu về quá trình phát
triển và lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam. Vịnh Hạ Long với hai lần vinh
dự được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ
(năm 1994) và giá trị địa mạo địa chất (năm 2000), được Đảng và nhà nước xác
định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc. Trong những
năm qua, với kết quả đạt được, du lịch Hạ Long đang ngày càng thể hiện được vị
thế của mình trong trường du lịch trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch Hạ Long là một trong
những nguyên nhân dẫn đến suy thối mơi trường vùng Vịnh: Ơ nhiễm khí và
2
nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để
xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học, xung đột xã hội vào
mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, phần nào làm xói mịn bản sắc văn hố của
cộng đồng dân cư…Chính những yếu tố này sẽ quay lại tác động tiêu cực đến
việc phát triển du lịch ở Hạ Long.
Do vậy “Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo tiêu chí
phát triển du lịch bền vững tồn cầu” là một việc làm cấp bách và cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần định hướng phát triển du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long theo hướng bền vững phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền
vững trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu bộ tiêu chí phát triển du lịch bền
vững tồn cầu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long theo các
tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững, đưa ra các
định hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững theo các tiêu chí phát triển du
lịch bền vững toàn cầu ở Vịnh Hạ Long.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nội dung bộ tiêu chí phát triển du
lịch bền vững toàn cầu và hoạt động phát triển du lịch ở Hạ Long thời gian qua.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động của
ngành du lịch tại Hạ Long (Cơ quan quản lý, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn,
tàu thuyền...) từ năm 2005 đến nay theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững
toàn cầu.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thế giới về các hoạt
động phát triển du lịch bền vững. Thu thập các thông tin từ các cuộc họp, hội
nghị toàn cầu về vấn đề này. Tham khảo các cơng trình nghiên cứu, các bộ tiêu
chí về vấn đề phát triển du lịch bền vững toàn cầu. Tổng hợp những vấn đề liên
quan đến việc phát triển du lịch bền vững trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó,
có những cái nhìn tổng quan, những phân tích từ những cơ sở lý luận và thực tiễn
đó, làm tiền đề trong q trình nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp điền dã
Đây cũng là một phương pháp truyền thống và đặc trưng trong quá trình
nghiên cứu, nhằm tích lũy tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành phát triển của
điểm nghiên cứu. Tác giả đã có những chuyến khảo sát thực tế đến Hạ Long
trong q trình nghiên cứu. Các thơng tin thu thập được qua điều tra thực tế đã
giúp tác giả có những đánh giá và cái nhìn khách quan đối với sự phát triển của
hoạt động du lịch tại Hạ Long.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài có sử dụng những bảng hỏi để điều tra, phỏng vấn các đối tượng
liên quan đến hoạt động du lịch ở Hạ Long để có những thơng tin khách quan và
xác thực của vấn đề. Các bảng hỏi được xây dựng rõ ràng, minh bạch, nhằm tập
trung được những vấn đề chủ yếu liên quan đến suy nghĩ của du khách về hoạt
động du lịch ở Hạ Long. Từ những bảng hỏi, tác giả có thể tổng hợp, đánh giá
được nhu cầu, mục đích, thói quen du lịch và những kỳ vọng vào điểm đến du
lịch Hạ Long, là cơ sở để xây dựng những chương trình, loại hình du lịch hấp
dẫn tại Hạ Long, đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
4
* Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn cố gắng tham khảo ý kiến
của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, đồng thời cũng tham khảo quan điểm của các nhà điều hành du lịch chuyên
nghiệp trong lĩnh vực du lịch, để làm điểm tham chiếu trong suốt q trình
nghiên cứu đề tài.
Bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu thường xuyên thay đổi và
cập nhật, có sự ứng dụng linh hoạt đối với từng địa phương, từng quốc gia khác
nhau. Chính vì vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch
ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu, tác giả đã thu
thập những đánh giá, góp ý, xây dựng của các chuyên gia đã và đang nghiên cứu
về hoạt động du lịch ở Hạ Long. Tổng hợp những đánh giá đó làm cơ sở, căn cứ
cho những nghiên cứu trong đề tài.
* Phương pháp KAP
Phát triển du lịch bền vững cần rất nhiều sự đóng góp từ phía cộng đồng
tham gia du lịch và du khách đến với Vịnh Hạ Long. Để có những tổng hợp
mang tính chun sâu trong q trình nghiên cứu, tơi đã mạnh dạn sử dụng
phương pháp nghiên cứu dựa trên KAP: Knowledge (Kiến thức) – Attitude (Thái
độ) - Pratice (Hành vi), là một mơ hình nghiên cứu nhấn mạnh đến sự thay đổi
về kiến thức, thái độ và hành vi của con người về một vấn đề cụ thể nào đó trong
đời sống xã hội.
Phương pháp KAP cho chúng ta biết nhận thức của cộng đồng địa phương,
du khách về cảm nhận của họ và hành vi của họ về những vấn đề phát triển hoạt
động du lịch ở Hạ Long. Cho thấy được sự khác biệt từ nhận thức đến thái độ và
đến hành vị ứng xử của các đối tượng tham gia trong hoạt động du lịch ở Hạ
Long.
5
Nhờ phương pháp nghiên cứu dựa trên KAP đã tạo ra cho đề tài một bức
tranh chung và toàn cảnh về những chủ thể liên quan đến hoạt động phát triển du
lịch ở Hạ Long.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu
được đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích
những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. Trọng tâm của các
nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn tồn của
mơi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục
vụ phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf và
Jungk là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái
do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “Du lịch rắn” (hard tourism) để
chỉ kiểu du lịch ồ ạt và “Du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược du
lịch mới tôn trọng môi trường.
Từ đầu những năm 1990, đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền
vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát
triển lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất
hiện như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch
thay thế, du lịch mạo hiểm,… đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình
du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát
triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về Trái đất (The Earth Summit).
Tại hội nghị này 182 chính phủ đã thơng qua Chương trình nghị sự 21 (Agenda
21), một chương trình hành động tồn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền
vững cho nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các
vấn để liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động
6
nguy hại về kinh tế và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt
động mang tính bền vững hơn.
Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn
cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du lịch thế giới
(WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council)
đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng
một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch:
Hướng tới sự phát triển về mơi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan du lịch
quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch. Chương trình nghị sự 21
về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự
kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành
động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của
ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch
theo hướng bền vững.
Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững –
một liên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng
nhau phát triển bô ̣ tiêu chuẩn du lich bền vững . Trong vòng 15 tháng Hiệp hội
̣
này đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch
và phân tích 4.500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của
hơn 80.000 người bao gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ
quan chức năng của chính phủ và Liên hợp quốc.
Từ vấn đề phát triển du lịch bền vững đang được quan tâm trên toàn thế
giới, Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp
quốc (United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng
nhiệt đới, Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch
Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm cơng bố tiêu chí du lịch bền vững toàn
cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN . Bô ̣ tiêu chí mới này
7
đươ ̣c xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn
hiệu quả trên khắp thế giới. Các tiêu chuẩn này được phát triển để cung cấp một
khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, người tiêu
dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng
hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và mơi trường
địa phương.
Tại Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về du lịch mới được quan tâm nhiều từ thập
niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta. Các
cơng trình nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh
thái, Du lịch bền vững… với các tác giả như: PGS.TS Trần Đức Thanh, PGS. TS
Phạm Trung Lương, PGS.TS Nguyễn Đình Hịe..., đã tập trung nghiên cứu cả lý
luận và thực tiễn với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm
gần đây, các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội đã ngày
càng trở nên nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều
đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du lịch bền
vững. Các cuộc hội thảo như Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam do tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB
Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển
bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998)… du lịch bền vững đã được
nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập, thảo luận. Qua sơ lược lịch
sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững, có thể
khái quát thành những điểm sau:
Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và du lịch bền vững đã được nhiều nhà khoa
học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm về lý luận và thực
tiễn về vấn đề phát triển du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích cho
8
việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu tham gia tìm hiểu về loại
hình du lịch này.
Tại Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực đang được quan tâm, các
vấn đề về lý luận của du lịch bền vững đang tiếp tục được thảo luận để đi đến
thống nhất về nhận thức và quan điểm trong các nhà nghiên cứu và điều hành du
lịch. Từ đó, tiến hành đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển Việt Nam
nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng dựa trên quan điểm phát triển bền vững.
Tính đến thời điểm hiện nay (Tháng 11 năm 2012), chưa có cơng trình
nghiên cứu nào về vấn đề phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu
chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, nội dung
chính của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cở sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và các tiêu chí
phát triển du lịch bền vững toàn cầu
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát
triển du lịch bền vững tồn cầu
Chương 3. Định hướng phát triển du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát
triển du lịch bền vững tồn cầu.
9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ
CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU
1.1. Khái niệm
Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến
việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm
mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức...và nhìn chung là vì những lí
do khơng phải để kiếm sống.
Du lịch trong thế kỷ hiện tại là một hiện tượng đã và đang chi phối rất
mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn nhân loại và là ngành cơng nghiệp khơng khói lớn
nhất thế giới. Du lịch có sức ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến đời sống, xã
hội, kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia. Du lịch mang lại nguồn lợi to lớn,
đóng góp đáng kể GDP vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều sản phẩm xã hội
và thu hút số lượng lớn nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực này.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó
gắn liền với các yếu tố xung quanh như: điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa, xã
hội...Những điều kiện này là yếu tố cấu thành và quyết định đến sự phát triển của
du lịch. Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài
nguyên tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi biển, sông hồ...các tài nguyên nhân văn: lễ
hội truyền thống, làng nghề thủ công...Việc phát triển du lịch đã mang lại nhiều
tác động tích cực đến mơi trường xung quanh, nhưng cũng chính sự phát triển du
lịch một cách tràn lan này đang phá hủy dần những tài nguyên sống quanh nó.
Vậy làm sao để có thể vừa phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất, mang lại
nhiều lợi ích nhất mà vẫn có thể giữ gìn bảo tồn, khơng làm phương hại đến môi
trường sống xunh quanh... Điều này đặt ra chính là sự cần thiết và tất yếu ra đời
của vấn đề phát triển du lịch bền vững.
1.1.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương
10
lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa...
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Trên thế giới, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phát triển bền
vững, tuy nhiên tựu chung lại, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: Phát
triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về ba mặt: Kinh tế - xã hội - môi trường
để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ
hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên
để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của
các thế hệ trong tương lai. Như vậy, để phát triển bền vững thì phải cùng đồng
thời thực hiện ba mục tiêu: Phát triển có hiệu quả về kinh tế; Phát triển hài hịa
các mặt xã hội; Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững
chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau:
Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa
mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, cân đối tốc độ tăng
trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Phát triển bền vững xã hội là xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng
trưởng nhanh và ổn định đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó
giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ, toàn diện
cho mọi đối tượng xã hội.
Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường là các dạng tài nguyên
thiên nhiên tái tạo được phải sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm
khôi phục cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo được
phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Mơi trường tự nhiên (khơng khí, đất,
nước, cảnh quan..), môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi
trường sống, lao động và học tập của con người…) nhìn chung khơng bị các hoạt
động của con người làm ơ nhiễm, suy thối và tổn hại. Các nguồn phế thải từ
11
công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được
đảm bảo, con người được sống trong môi trường trong sạch…[12,tr.63,64]
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững có thể tạm hiểu là phát triển hoạt động du lịch
mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho mơi
trường tự nhiên, cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng
khơng ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” xuất hiện khoảng hơn 10 năm trở
lại đây trên cở sở cải thiện và nâng cấp khái niệm “du lịch mềm” (soft tourism).
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “phát triển du lịch bền vững” trên thế giới:
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO – The World Tourism Organisation)
định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du
lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người
trong khi vẫn duy trì được sự vẹn tồn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát
triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
[43,tr.57]
Năm 1996, Diễn đàn lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
lữ hành – du lịch (WTTC – The World Travel and Tourism Council) đưa ra khái
niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
mai sau” [44]. Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và các đơn vị kinh doanh du lịch
quản lý tất cả các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó để một mặt đáp
ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, trong khi vẫn duy trì được bản sắc
văn hóa, các q trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ thống sinh
thái đảm bảo sự sống.
12
Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải
được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu của
hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác,
sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, tránh hiện đại hóa hoặc làm biến dạng mơi trường, cảnh
quan di tích, xây dựng và giữ gìn mơi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội, đặc biệt là ở các đơ thị du lịch và các điểm
tham quan du lịch.
Tổng quan lại, phát triển du lịch bền vững là: việc đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai với các mục tiêu của phát triển du lịch
bền vững là:
Phát triển bền vững về kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế nên phát triển
du lịch bền vững cần phải bền vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí,
phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa đóng
góp của ngành du lịch thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển.
Phát triển bền vững về xã hội: thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
cộng đồng địa phương, cải thiện tính cơng bằng xã hội, đa dạng hóa, nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
Phát triển bền vững về môi trường: phải sử dụng, bảo vệ tài nguyên và
môi trường theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của
tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng
và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên.
13
1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai
một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém so với cái mà các thế hệ trước đã
được hưởng, ngăn ngừa trước những thay đổi mà có thể tránh được đối với
những tài ngun mơi trường khơng thể tái tạo, thay thế, tính vào chi phí các
hoạt động kinh tế, dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ
này không phải là “hàng hóa cho khơng”.
Các ngun tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn.
Chúng ta cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế
sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống.
Việc sử dụng tiết kiệm, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày
càng được nhìn nhận như là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang
tính tồn cầu và nó cũng khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. [12,tr.64]
1.2.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy
hoại môi trường trên toàn cầu chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du
lịch. Kiểu tiêu thụ quá mức này là một đặc trưng của các nước có nền công
nghiệp phát triển và đã lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là phong cách sống
phương Tây. Các dự án du lịch được triển khai mà khơng có các đánh giá tác
động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị về tác động môi trường của
các dự án đó đã dẫn tới sự tiêu dùng lãng phí, vơ trách nhiệm đối với các tài
ngun mơi trường. Chính điều này đã gây ra sự ô nhiễm môi trường, suy thối
tài ngun và xáo trộn về mặt văn hóa và xã hội.
Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và khơng kiểm sốt lượng chất thải
từ du lịch góp phần dẫn đến suy thối mơi trường mà hậu quả của nó là sự phát
triển khơng bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải ra ngồi mơi trường sẽ tránh được
14
những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại mơi trường và góp phần nâng
cao chất lượng du lịch. [12,tr.64]
1.2.3. Duy trì tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch. Đa dạng
cũng là sự sống còn khi tránh được việc quá phụ thuộc vào một hay một vài
nguồn lực sinh tồn. Phát triển bền vững cho chủ trương ủng hộ việc để lại cho
thế hệ mai sau sự đa dạng cả về tài ngun thiên nhiên và nhân văn khơng ít hơn
những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh
sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen, từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong
đó có sự đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hóa.
Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội
là yêu cầu rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh
tồn của ngành công nghiệp du lịch. [12,tr.65]
1.2.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, chính
vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng kinh tế. Du lịch
được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản mơi trường, bảo vệ
các lồi quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương.
Những nơi mà du lịch không kết hợp với các ngành khai thác thơng qua
quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra nhanh chóng và khó kiểm sốt
được nền kinh tế địa phương. Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ
hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động
môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. [12,tr.65]
1.2.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành
kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho
15
thấy trên một địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà
khơng có sự chia sẻ, phối hợp với các ngành khác và không quan tâm đến lợi ích
kinh tế chung cũng như quyền lợi của người dân địa phương thì tất yếu sẽ gây
khó khăn cho cuộc sống của người dân địa phương. Điều đó khơng chỉ ảnh
hưởng đến sự thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của ngành đó mà cịn đẩy
người dân địa phương vào thế phải tăng cường khai thác các tài ngun sẵn có
của mình để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên và sự phát triển kém ổn định, bền vững của địa phương. Do đó, du
lịch phải làm nền cho sự đa dạng hóa kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh
vực. Sự đầu tư có kế hoạch đúng đắn về hạ tầng cơ sở như đường xá, điện nước,
thơng tin liên lạc…có thể phục vụ cho sự phát triển tổng thể, thơng qua đó, thúc
đẩy sự phát triển nhanh của du lịch.
Du lịch cũng cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan
trọng và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư. Ngành du
lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và
chi phí về mặt mơi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh
được sự tổn hại về môi trường. [12,tr.65]
1.2.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các
hoạt động du lịch
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch.
Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, mơi trường, lối sống và truyền
thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một
điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa
phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ và sự tham gia của
cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du
lịch.
Hơn nữa, khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du
lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng
16
đồng sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài ngun và mơi
trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch. Sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông
qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình
để phục vụ khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho
thuê nhà ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ cơng mỹ nghệ làm đồ lưu
niệm.
Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch không chỉ qua
những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như bồi bàn,
dọn phịng mà nên có những công việc ở mức cao hơn và những công việc quản
lý có thu nhập cao thường do người nước ngồi làm thì người dân địa phương
cũng có thể đảm đương bởi họ cũng có kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về
địa phương mình để góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển du lịch của địa
phương mình.
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ khơng chỉ mang
lại lợi ích cho họ và mơi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch. [12,tr.65]
1.2.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa
phương và các đối tượng liên quan
Tham khảo ý kiến quần chúng là một q trình nhằm dung hịa giữa phát
triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác
động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Ý kiến
của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện
pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần
chúng địa phương. Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với
người dân địa phương và những thay đổi tiềm ẩn do sự thay đổi nhanh chóng của
ngành du lịch.
17
Tham khảo ý kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng
như người dân để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi
ích của cá nhân và quần chúng. [12,tr.65]
1.2.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo, khơng
những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch. Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan
trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào
nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm du lịch đối với du khách, chủ nhà và ngành
du lịch.
Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường sự
hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hóa và làm cho nhân viên du lịch và học
viên nắm được nhu cầu của khách và cả chủ nhà. Điều đó cũng góp phần loại bỏ
các thành kiến không tốt và tư tưởng bài ngoại. Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi
hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, điều này được áp
dụng đặc biệt đối với các cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên có kiến thức sâu
rộng có kiến thức sâu rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của
họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ. Đào tạo nhân viên người địa phương không
nên chỉ hạn chế trong những công việc đơn giản, có vị trí thấp và mức lương
thấp.
Việc đào tạo nhân viên, trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững
vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi
cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch. [12,tr.65]
1.2.9. Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất
cứ sản phẩm nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực
các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả các tác động của chúng đối với nhân viên
và môi trường. Điều đó nhằm nâng cao chất lượng mơi trường tự nhiên, nhân tạo
18
và mức sống có tính đến giá thành của các giá trị mơi trường có xét đến nhu cầu
của thế hệ hiện tại và tương lai. Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao
gồm việc xác định, đánh giá và ln rà sốt lại mặt cung của những nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nhân văn và cá nguồn lực khác cũng như khía cạnh cung –
cầu.
Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà
tiếp thị du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh. Nó mang tính độc nhất và người tiêu
dùng “nhắm mắt” mua sản phẩm vì người ta khơng thể khảo sát điểm tham quan
trước khi mua, do đó, người tiêu dùng đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại
nguồn. Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp
nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lịng tơn trọng văn hóa và môi trường địa
phương và làm tăng sự thỏa mãn toàn diện của du khách. [12,tr.65]
1.2.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Để ngành du lịch tồn tại và phát triển một cách bền vững, điều cốt yếu là
cần có sự dự đốn vấn đề và nắm trước các chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ
phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi
trường, kinh tế và xã hội. Những mơi trường này thường có ít số liệu do khó
khăn trong việc thu thập. Điều đó cho thấy nhu cầu cấp thiết cần thực hiện các
nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà
còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với
việc bảo tồn tài ngun thiên nhiên, mơi trường.
Việc nghiên cứu tồn diện địi hỏi phải có sự hợp tác giữa ngành du lịch
với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ
về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự
trung thực và cam kết về nghiệp vụ.
Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thơng qua việc sử dụng và
phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những
19