Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng (Tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN MẠNH CƯỜNG


NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
DU LỊCH CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC KHOÁNG
(Tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ)



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tào thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH TY




Hà Nội, 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1


1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Nội dung, bố cục của đề tài 4
Chương 1: DU LỊCH CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC KHOÁNG 5
1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch chữa bệnh 5
1.1.1. Quan niệm về du lịch chữa bệnh 5
1.1.2. Hình thức, đặc điểm của du lịch chữa bệnh 6
1.1.2.1. Các hình thức du lịch chữa bệnh 6
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch chữa bệnh 8
1.1.3. Nguồn lực để phát triển du lịch chữa bệnh 10
1.1.4. Du lịch chữa bệnh trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.1.4.1. Xu hướng phát triển du lịch chữa bệnh trên thế giới 14
1.1.4.2. Du lịch chữa bệnh ở một số quốc gia trên thế giới. 16
1.1.4.3. Du lịch chữa bệnh ở Việt Nam 19
1.2. Du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng 22
1.2.1. Khái quát về nước khoáng có tác dụng chữa bệnh 22
1.2.1.1. Nước khoáng và bùn khoáng 22
1.2.1.2. Các nhóm nước khoáng có tác dụng chữa bệnh. 25
1.2.2. Vài nét về Du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng ở Việt Nam 30
Chương 2: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC KHOÁNG 33
2.1. Vài nét về khu vực trung du và duyên hải Bắc Bộ 33
2.2. Điều điện phát triển du lịch chữa bệnh tại một số điểm suối khoáng ở
trung du và duyên hải Bắc Bộ. 35
2.2.1. Suối nước khoáng nóng Tiên Lãng (Hải Phòng) 35
2.2.1.1. Vài nét về suối nước khoáng nóng Tiên Lãng 35



2.2.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật 38
2.2.1.3. Nguồn nhân lực 40
2.2.2. Suối nước khoáng Thanh Thủy (Phú Thọ) 42
2.2.2.1. Vài nét về suối nước khoáng Thanh Thủy 42
2.2.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật 43
2.2.2.3. Nguồn nhân lực 46
2.3. Thực trạng phát triển du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng tại một số
điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ. 48
2.3.1. Sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch chữa bệnh 48
2.3.2. Một số chương trình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng 52
2.3.2.1. Chương trình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng (tại điểm
suối khoáng) 52
2.3.2.2. Chương trình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng kết hợp
với hoạt động du lịch khác 55
2.3.3. Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch chữa bệnh
bằng nước khoáng 58
2.3.4. Nguồn khách 59
2.3.5. Doanh thu 63
2.4. Đánh giá chung 67
2.4.1. Thuận lợi 67
2.4.2. Hạn chế 69
2.4.3. Nguyên nhân 71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC KHOÁNG 76
3.1. Căn cứ đề xuất 76
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 76
3.1.2. Sự phát triển của loại hình du lịch chữa bệnh 79
3.1.3. Nhu cầu chữa bệnh bằng nước khoáng của khách du lịch 81
3.2. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước

khoáng (tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ) 82
3.2.1. Tổ chức mô hình phát triển loại hình du lịch chữa bệnh hiệu quả 82


3.2.2. Nâng cao hệ thống hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
du lịch chữa bệnh ở điểm suối khoáng 83
3.2.3. Về sản phẩm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng 85
3.2.4. Thiết kế, xây dựng chương trình du lịch chữa bệnh ở điểm suối
khoáng 87
3.2.5. Về công tác xúc tiến, quảng bá 89
3.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 90
3.2.7. Bảo vệ tài nguyên du lịch 91
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, nhiều chỉ tiêu phản ánh
chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện đáng kể, tuy nhiên theo đó
cũng là những hệ quả không thể tránh khỏi như: ô nhiễm môi trường, những
căn bệnh mới do cuộc sống hiện đại mang đến. Cuộc sống phát triển với tốc
độ nhanh khiến cho sức ép từ nhiều mặt đến với con người ngày càng nhiều,
và nhu cầu giải toả những căng thẳng, mệt mỏi đang trở thành một nhu cầu
phổ biến. Đi du lịch là một trong những cách thức hữu hiệu nhất có thể giúp
con người thoả mãn được nhu cầu đó. Du khách đi du lịch không phải chỉ để
mở rộng hiểu biết, giao lưu văn hoá… mà còn để phục hồi sức khoẻ, chữa
bệnh, mang lại sự thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây chính là điều
kiện để nhiều loại hình du lịch mới ra đời, trong đó loại hình du lịch sức khoẻ,
du lịch chữa bệnh đang thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo các nhà hoạch định chính sách du lịch, tiềm năng phát triển của
du lịch chữa bệnh ở châu Á là rất lớn. Thêm vào đó, người bệnh còn có cảm
giác được chăm sóc tận tình, thân thiện, khiến chuyến đi chữa bệnh trở nên
hấp dẫn cho nhiều du khách. Ước tính, năm 2007, du lịch chữa bệnh đã mang
lại cho các nước châu Á 1,6 tỉ USD. Bên cạnh nguồn thu trực tiếp từ các dịch
vụ khám chữa bệnh, du lịch chữa bệnh còn được coi là một hình thức quảng
cáo và kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách và làm tăng đáng kể thu
nhập cho ngành kinh tế mũi nhọn mới ở nhiều nước.
Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
chữa bệnh. Theo đài BBC của Anh, ở Việt Nam khái niệm du lịch chữa bệnh
tuy còn mới, nhưng đã thu hút không ít khách nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề
khai thác còn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế, thậm chí hiện nay vẫn
còn thật khó có thể xác định hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn phát triển nào
2

nếu nói về loại hình du lịch chữa bệnh và cũng không thể đưa ra được mô
hình phát triển hiệu quả nhằm hạn chế lãng phí và đảm bảo thành công.
Với những lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện để phát
triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng” (Tại một số điểm suối
khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ) để đi sâu tìm hiểu điều kiện phục vụ
phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng, cũng như các biện
pháp để thúc đẩy khai thác loại hình này ở một số địa phương thuộc trung du
và duyên hải Bắc Bộ ở nước ta.
Nghiên cứu tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc
Bộ vì tại hai điểm này có điều kiện về hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đi
lại thuận tiện, gần với các điểm di tích lịch sử và thu hút khách du lịch nước
ngoài đến thăm quan và nghỉ dưỡng ( đặc biệt là khách Hàn Quốc).
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, Du lịch chữa bệnh đã có những dấu hiệu phát triển từ rất
sớm. Đã có một số cuốn sách viết về loại hình này như: “ Du lịch sức khoẻ:

Lý luận và thực tiễn - Nghiên cứu ví dụ Hàn Quốc và Nhật Bản” của tác giả
Kan Su Gyong (2003). Cuốn sách đã nêu được quá trình hình thành loại hình
du lịch sức khoẻ, chủ thể của du lịch sức khoẻ và đưa ra hai ví dụ cụ thể là
Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn
đề này nhưng chỉ đưa ra những thông tin sơ lược về loại hình du lịch sức khoẻ
hoặc về một số quốc gia, điểm du lịch chữa bệnh, chưa có tính khái quát và
tổng hợp cao. Việc tham khảo các đề tài này là rất có ích nhưng khi áp dụng
cho thực tế vào điều kiện của Việt Nam thì còn nhiều khó khăn.
Tại Việt Nam, cuốn sách đầu tiên viết về loại hình du lịch này là “Du
lịch sức khoẻ” của Giáo sư Phan Văn Duyệt (Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
năm 1999). Tác giả đã chỉ ra được những tiềm năng cơ bản trong việc phát
triển loại hình du lịch chữa bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, lại chưa đề cập đến
3

thực trạng cũng như các biện pháp để thúc đẩy hoạt động khai khác loại hình
này. Sau Giáo sư Phan Văn Duyệt, chưa có cuốn sách chuyên khảo nào viết
về đề tài này. Trên báo và tạp chí cũng có một số bài viết như “ Du lịch sức
khoẻ” của Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5/2008). Tác
giả đã tóm lược một số thông tin cơ bản như sự hình thành loại hình du lịch
sức khoẻ trên thế giới, sản phẩm và chủ thể của du lịch sức khoẻ và thực
trạng, xu hướng phát triển du lịch chữa bệnh tại Việt Nam. Song, tất cả thông
tin này chưa thật đi sâu vào chi tiết.
Tháng 5/2008, nhóm tác giả của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có
nghiên cứu và báo cáo đề tài khoa học cấp bộ về “ Thực trạng và giải pháp
đẩy mạnh loại hình chữa bệnh tại Việt Nam” ( Do TS.Nguyễn Mạnh Ty – Chủ
nhiệm đề tài) nhưng chưa thật đi sâu vào chi tiết cho từng vùng, miền như ở (
trung du & duyên hải Bắc Bộ) và chưa phân tích sâu đối với từng loại hình,
cụ thể là riêng cho nước khoáng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng, chỉ ra những khó khăn, hạn chế…

để từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý trong việc thúc đẩy khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng về nước khoáng phục vụ cho loại hình du lịch
chữa bệnh ở một số địa phương thuộc trung du và duyên hải Bắc Bộ.
- Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông
qua các loại hình du lịch chữa bệnh.
- Qua việc nghiên cứu vấn đề này, tôi hy vọng sẽ góp phần đưa ra một
số thông tin cơ bản và tổng hợp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về du
lịch chữa bệnh ở nước ta nói chung, có thể góp phần quảng bá về một loại
hình du lịch mới giàu tiềm năng này của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
4

Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề sau:
- Nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh: đặc điểm, quy trình khai
thác, các nhân tố tác động…
- Tìm hiểu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng
nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ.
- Phân tích đánh giá thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác loại hình du lịch chữa bệnh này ở Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Một số điểm suối khoáng phục vụ tham quan du lịch
chữa bệnh, nghỉ dưỡng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ
- Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng 5 năm trở lại đây và nghiên
cứu định hướng phát triển trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin (qua sách vở, các phương tiện thông
tin, phỏng vấn)
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, xử lý thông tin, đưa ra ý

tưởng, giải pháp
6. Nội dung, bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch chữa
bệnh bằng nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải
Bắc Bộ
Chương 3: Một số giải pháp phát triển loại hình Du lịch chữa bệnh
bằng nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc
Bộ.
5

Chương 1: DU LỊCH CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC KHOÁNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch chữa bệnh
1.1.1. Quan niệm về du lịch chữa bệnh
Du lịch được hiểu "Là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Trên thế giới, hoạt động di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến
những nơi khác với mục đích chữa bệnh đã được hình thành phổ biến trong
giới thượng lưu từ thời cổ đại. Theo các kết quả nghiên cứu, hoạt động trên
còn hình thành trước hoạt động du lịch, bằng những hình thức sử dụng các
nguồn suối nước nóng, các loại cây thuốc mục đích giải tiêu những mệt
nhọc cho các chiến binh từ thời cổ xưa đã được thỏa mãn. Loại hình du lịch
chữa bệnh được cho là đã bắt đầu và trở thành phổ biến trên cơ sở các hình
thức tắm các suối nước nóng, từ sự hình thành lên loại hình thành phố suối
nước nóng (Spa city) hoặc sau này trở thành những khu nghỉ dưỡng gắn với
chữa bệnh ở nhiều nước trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật
Bản…
Khi giá trị cuộc sống đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây, cùng

với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng trong ngành y tế, sức
khoẻ cộng đồng được chăm sóc tốt hơn. Tỷ lệ người cao tuổi ở nhiều nước
đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những nước tiên tiến trên thế giới
như: Nhật Bản, Đức, Pháp Vấn đề sức khoẻ ngày càng được quan tâm dưới
nhiều hình thức, trong đó có hoạt động du lịch gắn với vấn đề sức khoẻ, chữa
bệnh, từ đó trở thành động lực để loại hình du lịch chữa bệnh được ra đời.
Du lịch chữa bệnh hoặc có liên quan đến hoạt động chữa bệnh hoặc sức
khoẻ nên có nhiều tên gọi khác nhau như “Spa tourism”, hoặc “Health care
6

Tourism” hoặc “Health Tourism”; trong đó thuật ngữ“Health Tourism” được
sử dụng bởi nhiều học giả và trong các văn bản của Tổ chức Du lịch Thế giới.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Du lịch chữa bệnh” được sử dụng khá phổ
biến, được hiểu như một hoạt động du lịch có mục đích chủ yếu là hồi phục
hoặc gia tăng sức khoẻ cho khách du lịch trên cơ sở kết hợp với các hoạt động
tham quan khác, thường có trong các chương trình du lịch được xây dựng.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra quan niệm về du lịch
sức khoẻ trên quan điểm của các nhà cung cấp các dịch vụ du lịch, cụ thể:
“Du lịch sức khoẻ là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn nước khoáng nóng, điều kiện khí
hậu…để xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật liên quan đến sức khoẻ, phục vụ
cho nhu cầu hồi phục hoặc tăng cường sức khoẻ của khách du lịch”.
Cũng theo quan điểm của các nhà làm du lịch, có nghiên cứu cho rằng,
du lịch sức khoẻ là việc các khu du lịch hoặc các cơ sở vật chất du lịch như
các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng (resort) chủ động phát triển các dịch vụ
hoặc bổ sung các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ phục vụ
cho nhu cầu tăng cường, hồi phục sức khoẻ và chủ động khai thác các dịch vụ
này để thu hút khách.
1.1.2. Hình thức, đặc điểm của du lịch chữa bệnh
1.1.2.1. Các hình thức du lịch chữa bệnh

Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, hiện nay có khá nhiều loại hình
du lịch liên quan đến sức khỏe được tổ chức. Tuy nhiên, dựa vào mục đích đi
du lịch sức khỏe của du khách, có thể phân loại thành 5 hình thức cơ bản:
Thứ nhất, du lịch chữa bệnh phục vụ mục đích trị bệnh
Với hình thức du lịch chữa bệnh này, mục đích chữa bệnh mang tính
bao trùm, khách du lịch thực hiện chuyến đi với động cơ điều trị bệnh mà
đang có. Trong chuyến đi này, du khách được bắt mạch, kê ®¬n vµ mua
7

thuốc nh- trong hỡnh thc chữa bệnh truyền thống các
n-ớc ph-ơng Đông. Hỡnh thc du lch cha bnh ny cú sử dụng
các ph-ơng tiện kỹ thuật y tế hiện đại, cú s ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ trong điều trị để tổ
chức các hoạt động trong các ch-ơng trình du lịch và
bán để phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Th hai, du lch cha bnh phc v mc ớch ngh dng, phũng bnh,
hi phc sc khe.
Hỡnh thc du lch cha bnh ny thng c t chc nhng khu
nghỉ d-ỡng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện
khí hậu trong lành. Tại đây, các hoạt động chủ yếu
khách du lịch l nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động ít
phải sử dụng thể lực, với mục đích giải ta những mệt
nhọc, cân bằng trạng thái sức khoẻ, hoặc để phòng
nga một trạng thái bệnh lý nào đó.
Th ba, du lch cha bnh phc v mc ớch lm p, phũng nga hoc
t b nhng thúi quen xu cú hi cho sc khe.
Hỡnh thc du lch cha bnh c t chc nhng a im cú s
trang b cơ sở vật chất kỹ thuật y , với các chuyên
gia t- vấn sức khoẻ để giúp khách du lịch có điều
kiện đ-ợc t- vấn, đ-ợc hng dn thc hin những bài tập

để phũng nga nhng bnh lý hoc loại bỏ những thói quen cú
hi cho sc khe nh- nghiện thuốc lá, nghiện r-ợu, giảm
béo phì, hoặc thực hiện những phẫu thuật nhỏ để cải
thiện ngoại hình (phu thut thm m).
Th t, du lch cha bnh phc v mc ớch x stress, chm súc sc p.
8

Đây là hình thức du lịch chữa bệnh mà khách du lịch luôn cảm thấy
thoải mái nhất về mặt tâm lí. Các hoạt động của khách du lịch lựa chọn hình
thức du lịch này diễn ra gần như các hoạt động du lịch bình thường khác,
song có thêm các hoạt động như: đi spa để chăm sóc da mặt, chăm sóc cơ thể,
thư giãn đầu óc, sauna và massage (xông hơi và xoa bóp cơ thể), jacuzzi (thư
giãn trong bồn tắm sục), tẩm quất giác hơi, bấm huyệt. Hình thức du lịch chữa
bệnh này rất tốt cho sức khỏe của khách du lịch sau một hành trình tham gia
các hoạt động du lịch, thường được thực hiện như một nội dung trong lịch
trình của chuyến du lịch. Ví dụ như khách đi du lịch ở Sapa thường sử dụng
dịch vụ tắm thuốc lá của người Dao Đỏ, khách đến Nha Trang sau khi đi tham
quan Tháp Bà Ponarga thường đến tắm bùn ở suối khoáng Tháp Bà Qua tìm
hiểu trên thực tế thấy rằng, các công ty du lịch ở Hà Nội (South Pacific,
Hướng Dương Travel, Hanatour,…) khi đón khách du lịch Hàn Quốc, Đài
Loan đến Việt Nam, đều thiết kế một điểm đến là trung tâm chăm sóc sức
khỏe có dịch vụ massage chân (foot massage) hoặc saunna massage (xông hơi
và massage cơ thể) phục vụ khách.
Thứ năm, du lịch chữa bệnh phục vụ mục đích tăng cường sức khỏe.
Đây là hình thức du lịch chữa bệnh thường được tổ chức gắn với việc
tìm hiểu thiên nhiên thông qua một số hoạt động thể dục thể thao, dã ngoại.
Đây là điều kiện giúp khách du lịch rèn luyện sức khỏe của mình qua việc
thực hiện các ho¹t ®éng trong hình thức du lÞch nµy.
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch chữa bệnh
Bản chất của du lịch chữa bệnh là có sự kết hợp tác dụng chữa bệnh

của môi trường thiên nhiên với các biện pháp điều trị thích hợp, và khách đi
du lịch chữa bệnh xuất phát từ động cơ chủ yếu là để chữa bệnh hoặc tăng
cường sức khỏe. Qua việc tìm hiểu các hình thức du lịch chữa bệnh đã và
9

ang c khai thỏc phc v khỏch du lch hin nay, cú th thy mt s c
im c bn ca loi hỡnh du lch cha bnh nh sau :
V i tng khỏch i du lch cha bnh.
Da trờn s xỏc nh cỏc loi hỡnh du lch cha bnh, cú th thy phõn
loi khỏch du lch cha bnh thnh 5 nhúm:
Nhóm đối t-ợng khỏch i du lch cha bnh thứ nhất, là
những ng-ời đang mang những bệnh lý nhất đinh, không
phân biệt giới tính và la tuổi. Nhóm đối t-ợng này
chủ yếu sẽ tham gia cỏc hot ng c trng ca du lch cha bnh, vi
ng c i du lch chủ yếu là chữa trị v cải thiện trạng
thái bệnh lý.
Nhóm đối t-ợng khỏch i du lch cha bnh thứ hai, là
nhóm đối t-ợng do chịu nhiều sức ép của cuộc sống,
của công việc và có trạng thái sức khoẻ không tốt,
cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh d-ỡng và giải tiêu
những mệt mỏi. Nhóm đối t-ợng này chủ yếu trong
tui lao động v cũng không phân biệt giới tính.
Nhóm đối t-ợng khỏch i du lch cha bnh thứ ba, là
nhóm đối t-ợng có nhu cầu tăng c-ờng sức khoẻ, thử
thách sức mình. Nhóm đối t-ợng này có độ tuổi còn
trẻ, chủ yếu là nam giới và i du lch cha bnh kt hp vi
mc ớch tỡm hiu, tham gia các hoạt động thể thao, du lịch
mạo hiểm leo núi, lặn biển, l-ớt ván.
Nhóm đối t-ợng khỏch i du lch cha bnh thứ t-, là
nhóm đối t-ợng có mục đích cải thiện tình trạng sức

khoẻ hay hình thức ngoại hình nh- các hoạt động chăm
sóc sức khoẻ, làm đẹp, thẩm mỹ và tập trung chủ yếu
10

là các phụ nữ trẻ. Nhóm đối t-ợng ny i du lch cha bnh
vi mc ớch x stress v chm súc sc p.
Nhóm đối t-ợng khỏch i du lch cha bnh thứ năm, là
nhóm đối t-ợng ng-ời cao tuổi đã nghỉ hu. ối t-ợng
khỏch du lch này thông th-ờng tham gia các hoạt động du
lch cha bnh với mục đích kiểm tra sức khoẻ, th- giãn
nghỉ ngơi và phòng bệnh.
c im v thi gian lu trỳ:
Khỏch i du lch cha bnh thng cú thi gian lu trỳ tng i di,
vì việc điều trị, chữa bệnh đòi hỏi phải có một
khoảng thời gian nhất định mới có hiệu quả. Do vậy,
mi ch-ơng trình du lịch chữa bệnh đ-ợc thiết kế cho
du khách có thể là vài ngày, một tuần, nửa tháng
hoặc thậm chí lâu hơn (th-ờng là đối với khách n-ớc
ngoài), khách trong n-ớc có thể có thời gian l-u trú
ngắn hơn tuỳ theo yêu cầu của du khách.
c im v a im du lch:
Cỏc chng trỡnh du lch cha bnh thng c t chc xung quanh
cỏc khu du lch cha bnh, cỏc bnh vin, cỏc sui khoỏng núng, bói tm bựn,
bói bin, nhng ni cú khớ hu tt cho sc kho. Nu l chng trỡnh di
ngy, i tham quan nhiu a im thỡ cú bỏc s i kốm.
V chi phớ ca khỏch du lch:
Loi hỡnh du lch cha bnh thng ũi hi du khỏch phi cú kh nng
chi tr cao bi ngoi chi phớ cho cỏc dch v du lch, h s phi chi tr mt
khon ln cho vn iu tr v cha bnh. Do cỏc chng trỡnh du lch cha
bnh thng cú thi gian kộo di, v khỏch du lch thng cú yờu cu cao

11

trong việc được chăm sóc về mọi mặt, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ nên chi
phí để sử dụng trong mỗi chuyến đi là tương đối lớn.
1.1.3. Nguồn lực để phát triển du lịch chữa bệnh
Trong kinh doanh du lịch, để có thể đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt
động du lịch diễn ra, cần có sự tham gia của bốn nhóm đối tượng chính:
khách du lịch, các đơn vị cung ứng du lịch, người dân và chính quyền sở tại
nơi diễn ra hoạt động du lịch. Đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa
bệnh cũng cần đến các yếu tố cơ bản:
Trước hết, phải kể đến vai trò chủ thể của hoạt động du lịch là khách du lịch.
Động lực để khách đi du lịch chữa bệnh có thể xuất phát từ yếu tố điều
kiện y tế thuận lợi, hay tính độc đáo của những biện pháp giúp duy trì và phục
hồi sức khỏe tại điểm đến du lịch. Thông qua việc xác định động cơ đi du lịch
của con người ngày nay, có thể thấy động cơ đi du lịch chữa bệnh của khách
du lịch cũng không nằm ngoài các nhóm động cơ cơ bản, bao gồm:
- Động cơ về thể chất: Khách đi du lịch chữa bệnh nhằm giảm bớt tình
trạng căng thẳng, phục hồi sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất như:
nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động thể thao, tắm suối khoáng, giải trí thư
giãn… Ngoài ra, có thể do những khuyến nghị bệnh nhân phải đi điều dưỡng,
kiểm tra y tế, hay cần có các hoạt động điều trị sức khỏe của bác sĩ đưa ra mà
tạo thành động cơ để khách đi du lịch chữa bệnh.
- Động cơ tìm hiểu: Khách đi du lịch chữa bệnh không chỉ xuất phát từ
nhu cầu vì sức khỏe mà còn mong muốn được khám phá, tìm hiểu những điều
mới lạ ở nơi họ đến. Đây cũng chính là một trong những động cơ đặc trưng
nhất trong hoạt động của các khách du lịch nói chung. Thông qua các hoạt
động như: tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức và được thư giãn với các tài
nguyên du lịch ở điểm đến du lịch mà du khách có được những trải nghiệm
thú vị về văn hóa, phong tục tập quán, về những điều thú vị sau mỗi chuyến
12


đi. Các hoạt động đó không chỉ góp phần làm gia tăng vốn sống, kiến thức,
kinh nghiệm của khách du lịch, mà còn góp phần làm phong phú đời sống
tinh thần, tạo nên động lực tích cực để họ tham gia vào các hoạt động của
cuộc sống.
- Động cơ giao lưu: Cùng tham gia các hoạt động du lịch là cơ hội giúp
các du khách được trò chuyện, giao lưu, chia sẻ với nhau. Đối với loại hình du
lịch chữa bệnh, động cơ giao lưu mang đến cho khách du lịch có được những
động lực tích cực như: xóa bỏ những mặc cảm về thể chất, chia sẻ những kinh
nghiệm về việc trị bệnh, tạo nên sự cởi mở về tinh thần đối với khách du lịch.
- Động cơ muốn được tự thể hiện bản thân: Cuộc sống càng được nâng
cao về chất lượng cũng kéo theo nhu cầu của con người ngày càng được nâng
cao. Khi trong xã hội có một bộ phận người mong muốn được thể hiện bản
thân mình, được xã hội chú ý, thừa nhận và kính trọng, thì du lịch là một
trong những cách thức hữu hiệu để giúp họ có thể được tự thể hiện. Đây là
nhóm khách du lịch có khả năng chi trả cao, tiêu dùng rộng rãi, họ thường
chọn các điểm đến có mức thanh toán cao như: đi nghỉ dưỡng ở Châu Âu, đi
du lịch chữa bệnh ở Mỹ, Pháp, Nhật, hoặc thường lựa chọn các điểm đến du
lịch có các dịch vụ được cung cấp hoàn hảo phục vụ khách du lịch.
Yếu tố thứ hai trong hệ thống nguồn lực để phát triển du lịch chữa
bệnh, đó là các đơn vị cung ứng du lịch, bao gồm: đơn vị kinh doanh dịch vụ
vận chuyển, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, đơn vị kinh doanh lữ
hành
Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển là nhân tố giúp để thỏa mãn
nhu cầu vận chuyển của khách du lịch. Đối tượng để đáp ứng nhu cầu cơ bản
này trong nhu cầu du lịch nói chung của khách du lịch chính là hệ thống các
loại hình phương tiện vận chuyển như: máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,
thuyền, xe máy, xe đạp, xích lô
13


Hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống là nhóm nhân tố thứ hai
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi, đó là nhu
cầu lưu trú, ăn uống. Những đối tượng giúp thỏa mãn nhu cầu này của khách
du lịch bao gồm: hệ thống cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ du
lịch, ), các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, nơi phục vụ
đồ uống, giải khát…). Yêu cầu cơ bản đối với nhóm đối tượng cung cấp dịch
vụ này là phải đạt yêu cầu về vệ sinh, chất lượng phục vụ theo tiêu chuẩn,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Trong việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, bên cạnh việc đáp
ứng tốt nhu cầu thiết yếu mà khách du lịch nào cũng cần được thỏa mãn tối
đa, thì cần phải có hệ thông cơ sở cung cấp các dịch vụ đặc trưng của du lịch
chữa bệnh, đó là các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe của khách du lịch (đặc biệt
là khách đi du lịch chữa bệnh) như: Bệnh viện (hay khách sạn bệnh viện),
trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng tắm hơi, massage tại các
khách sạn (khu nghỉ dưỡng), cơ sở vật lý trị liệu… Các cơ sở này được xây
dựng ở những địa điểm thuận tiện về giao thông, gần khu vực dân cư, hoặc ở
những nơi có điều kiện tự nhiên hữu ích với sức khỏe con người, có chức
năng hỗ trợ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân địa phương và
khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút sự di chuyển của khách đến
với điểm du lịch chữa bệnh, qua đó đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và
chữa bệnh của khách du lịch. Các cơ sở chữa bệnh trên chịu sự quản lý của
Nhà nước hoặc tư nhân (được giám sát và quản lý hợp pháp), được đánh giá
và xếp loại theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ hiện đại về các trang thiết bị
kèm theo. Ở những địa điểm du lịch đồng thời có tài nguyên đặc biệt hữu ích
với sức khỏe của con người (nước khoáng, khí hậu trong lành ) thì các cơ sở
điều trị bệnh, dưỡng bệnh có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị kinh doanh
dịch vụ để thu hút khách du lịch.
14

Các đơn vị kinh doanh lữ hành đóng vai trò không thể thiếu trong vai

trò là trung gian kết nối khách du lịch với các đơn vị cung ứng hàng hoá và
dịch vụ phục vụ chuyến đi của du khách. Thông qua quá trình giao dịch và
cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh mà công ty lữ hành tổ
chức chương trình du lịch trọn gói hay từng phần dựa theo thoả thuận đạt
được với khách du lịch. Vai trò của các đơn vị kinh doanh lữ hành có ý nghĩa
quan trọng, giúp liên kết các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặc
biệt tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch đạt được những hiệu quả tối đa
trong chuyến đi du lịch chữa bệnh.
Trong hoạt động du lịch hiện nay, các công ty bảo hiểm đóng vai trò là
thành phần cung cấp các dịch vụ bổ sung hỗ trợ khách du lịch trong suốt
chuyến đi. Đối với du lịch chữa bệnh, các công ty bảo hiểm ngày đem lại
những dịch vụ hỗ trợ đối với rủi ro của con người, đặc biệt về tính mạng và
bệnh tật phải cần đến chi phí phẫu thuật và điều trị lớn. Khi đó, xu thế chung
là các công ty bảo hiểm, tài chính liên kết chặt chẽ với cơ sở y tế, các nhà tổ
chức chương trình du lịch để thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho khách
du lịch tham gia các chuyến đi với mục đích chăm sóc sức khoẻ, điều trị
bệnh tại điểm du lịch chữa bệnh được lựa chọn.
Yếu tố thứ ba trong vai trò là một trong những nguồn lực để phát triển
du lịch nói chung và du lịch chữa bệnh nói riêng, đó là người dân và chính
quyền sở tại nơi diễn ra hoạt động du lịch. Đây là những nhân tố thuộc về
điểm đến du lịch, là nơi có điều kiện tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn được
khai thác phục vụ khách du lịch.
Người dân ở nơi diễn ra hoạt động du lịch là các cư dân đã có thời gian
sinh sống lâu dài, họ là chủ, hay là những người rất am hiểu về phong tục tập
quán, văn hóa, lối sống ở điểm du lịch. Họ có thể tham gia vào hoạt động du
lịch như: cung cấp dịch vụ, hàng hóa phục vụ khách du lịch, là đối tượng
15

tham gia trực tiếp phục vụ khách du lịch, hoặc cũng có thể không tham gia
vào hoạt động du lịch nào của địa phương.

Chính quyền nơi diễn ra hoạt động du lịch là bộ máy đại diện Nhà nước
quản lí toàn bộ các hoạt động của người dân sở tại, hoạt động của các đơn vị
đóng trên địa bàn, tham gia hỗ trợ hoạt động khách du lịch, bảo đảm an ninh
trật tự của địa phương.
Các nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và du lịch chữa bệnh nói
riêng có thể khác nhau về đặc điểm, song để đảm bảo cho hoạt động du lịch
được diễn ra thì không thể thiếu vai trò tham gia của bất kì nhân tố nào. Mỗi
nhân tố đều có chức năng, vị trí riêng song đều đảm bảo sự kết nối thống nhất
trong toàn bộ chu trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm du lịch của các đơn vị
cung ứng và khách du lịch.
1.1.4. Du lịch chữa bệnh trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Xu hướng phát triển du lịch chữa bệnh trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều khu nghỉ dưỡng được xây
dựng ở những nơi có sự ưu đãi của tự nhiên về điều kiện lí tưởng để chăm sóc
sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, xu hướng đi du lịch gắn với mục đích
phục hồi, tăng cường sức khỏe của khách du lịch cũng trở nên phổ biến hơn.
Cùng với sự phát triển của cuộc sống, nhằm tái tạo hữu hiệu “sức sản xuất
cho xã hội”, nên một số tổ chức xã hội cũng quan tâm hơn đến các hoạt động
như xây dựng các khu nghỉ dưỡng có những quy định cho các hoạt động cung
cấp các dịch vụ liên quan đến phục hồi và tăng cường sức khoẻ.
Các hình thức du lịch sức khoẻ cũng có những biến chuyển mới như: sử
dụng các trang thiết bị hiện đại, kết hợp các phương pháp chữa trị bệnh truyền
thống của Đông y với các phương pháp chữa bệnh hiện đại có sự tiến bộ khoa
học kỹ thuật của Tây y.
Hiện nay, du lịch sức khoẻ trở thành một ngành công nghiệp mới với
tên gọi“Medical Tourism Industry”. Những thành tựu to lớn về khoa học kỹ
16

thuật, kinh tế… đã nâng chất lượng sống của con người cao lên, kèm theo đó
là nhu cầu được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ. Mới đầu, loại hình du lịch sức

khỏe được chú trọng ở những nước có nền kinh tế phát triển, rồi mở rộng hơn
về phạm vi địa lí cũng như hoạt động, khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và
các yếu tố y học độc đáo, có tác dụng tích cực cho sức khoẻ, tâm lý của con
người. Một số nước trên thế giới còn xây dựng được “thương hiệu” riêng
như: Cuba chuyên về phẫu thuật mắt, Ba Lan chuyên về thụ thai trong ống
nghiệm, đảo Mauritius chuyên về ghép tóc, Nam Phi chuyên về ghép tim,
Israel chuyên về bệnh hiếm muộn, Hungary chuyên về phẫu thuật chỉnh hình,
Costa Rica chuyên về hút mỡ bụng
Du lịch chữa bệnh đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới.
Nhiều quốc gia đã có chủ trương phát triển loại hình du lịch này để thu hút
khách du lịch bên cạnh các loại hình du lịch khác như: Hàn Quốc, Ấn Độ,
Singapore, Thái Lan Loại hình du lịch chữa bệnh đang dần khẳng định vị trí
của mình trong ngành du lịch và ngày càng phát triển theo hướng quy mô hơn
và hiện đại hơn.
1.1.4.2. Du lịch chữa bệnh ở một số quốc gia trên thế giới.
 Thái Lan
Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Thái
Lan. Để thành công trong việc thu hút khách du lịch, ngành du lịch Thái Lan
đã chú trọng phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó, du lịch chữa
bệnh là một trong những thế mạnh.
Nằm ở vị trí trung tâm giữa các nước có nền kinh tế đang phát triển của
Châu Á, Thái Lan có điều kiện trở thành trung tâm chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ cũng như nghiên cứu và phát triển y học của khu vực. Thái Lan nổi tiếng
trong khu vực cũng như trên thế giới về chữa các căn bệnh truyền nhiễm và
bệnh nhiệt đới, phẫu thuật tim và chăm sóc hậu phẫu, các bệnh liên quan đến
17

xương, răng, đục thuỷ tinh thể, các phương pháp phẫu thuật làm đẹp, chỉnh
hình. Hàng năm, các bệnh viện của Thái Lan đã tiếp nhận khoảng 400.000 du
khách - bệnh nhân đến từ nước ngoài, tạo ra doanh thu hàng chục tỷ Bath.

Bên cạnh đó, đất nước này còn được coi là trung tâm Spa của châu Á với
doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ.
Thái Lan có hai bệnh viện chuyên phục vụ khách du lịch chữa bệnh đến
từ nước ngoài: Bệnh viện Bangkok và bệnh viện quốc tế Bumrungrad. Đây là
hai trung tâm y tế lớn nhất, hiện đại nhất của Thái Lan với phần lớn bác sĩ (là
người Thái) được đào tạo hoặc tu nghiệp ở nước ngoài có tay nghề cao, được
quản lý theo kiểu Mỹ, thiết bị tối tân, chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt (01 y tá
chăm sóc 04 bệnh nhân). Chi phí chữa bệnh ở Thái Lan cao hơn Ấn Độ
khoảng 20% nhưng rẻ hơn Singapore từ 30% đến 50%.
Bí quyết thành công để trở thành một trong những cường quốc về du
lịch chữa bệnh của Thái Lan: nhanh chóng, hiệu quả, “vui lòng khách đến,
vừa lòng khách đi”, chăm sóc bệnh nhân phương Tây theo tiêu chuẩn phương
Tây. Dịch vụ y tế hết sức đa dạng: từ khám bệnh tổng quát, đến tiểu phẫu và
đại phẫu. Khách được đảm bảo không phải xếp hàng chờ đợi, thời gian chờ
một cuộc đại phẫu không quá hai tuần. Trên nền tảng một ngành công nghiệp
du lịch rất chuyên nghiệp, du khách chữa bệnh có rất nhiều lựa chọn bởi
không chỉ được cung cấp những dịch vụ tốt, mà khách du lịch còn có thể lựa
chọn nhiều điểm đến nghỉ dưỡng du lịch hấp dẫn trong hoặc sau thời gian
điều trị bệnh ở Thái Lan.
 Ấn Độ
So với Thái Lan, ngành du lịch Ấn Độ không có được một nền tảng
vững chắc. Ấn Độ có nhiều danh lam, thắng cảnh, cũng có nhiều khách sạn,
nhà hàng cao cấp nhưng giá cả quá đắt, trong khi những khách sạn hạng trung
lại thiếu trầm trọng, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng cơ sở rất kém. Tuy
18

nhiên, đây là lại là nơi có chi phí chữa bệnh thấp nhất so với các quốc gia đối
thủ về du lịch chữa bệnh. Với tay nghề bác sĩ và chất lượng thiết bị không hề
thua kém ai, Ấn Độ cũng là nơi được nhiều du khách chọn để tham quan
thắng cảnh kết hợp với chữa bệnh.

Ấn Độ thu hút rất đông du khách cần đại phẫu, trong khi số khách
khám tổng quát và cần tiểu phẫu rất ít. Lý do là chi phí đại phẫu ở Ấn Độ có
giá rất mềm, chỉ bằng 1/5, đặc biệt trong lĩnh vực trồng răng và chuẩn đoán
bệnh qua hình ảnh chỉ bằng 1/10 chi phí ở nước Mỹ. Ấn Độ có nhiều cơ sở y
tế chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ đào tạo tại các nước tiên tiến như Anh, Mỹ,
song những chuyên khoa nổi tiếng là phẫu thuật tim và thay khớp.
Mặc dù có chi phí cạnh tranh, không thua kém về tay nghề và chất
lượng chữa bệnh, nhất là những cuộc đại phẫu, nhưng Ấn Độ vẫn còn thua
kém Thái Lan, Singapore về dịch vụ hậu phẫu và các dịch vụ sau chữa bệnh
nói chung. Bởi vậy trong mắt người phương Tây, Thái Lan vẫn là sự lựa chọn
được ưa thích nhất.
Bên cạnh đó, lượng khách đến Ấn Độ phụ thuộc phần lớn vào các công
ty lữ hành và đặc biệt vào mạng Internet, trong khi hầu hết các chuyên gia về
du lịch chữa bệnh đều khuyên du khách khi quyết định đến nước nào để du
lịch và chữa bệnh và nên cẩn trọng với những quảng cáo trên mạng hay của
những công ty lữ hành không tên tuổi. Do đó, các trung tâm y tế Ấn Độ
không thể thu hút nhiều du khách bằng Thái Lan hay Singapore.
 Singapore
Không chỉ là một nước sạch sẽ, trật tự và có kỹ thuật cao, Singapore
còn có hệ thống y tế vào loại tốt nhất trên thế giới hiện nay với đội ngũ
chuyên gia giỏi, trang thiết bị hiện đại, tiến tiến. Chi phí chữa bệnh ở
Singapore chỉ bằng một nửa của Mỹ, song vẫn đắt hơn Thái Lan và Ấn Độ.
Để cạnh tranh hữu hiệu với hai đối thủ trong khu vực Châu Á là Thái Lan và
19

Ấn Độ, chính phủ Singapore đã chủ trương mở rộng lĩnh vực công nghệ sinh
học như nghiên cứu tế bào mầm, nhờ vậy mà nước này có những liệu pháp
chữa trị rất mới, nhất là chữa bệnh ung thư. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp
dịch vụ y tế Singapore phải tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài, thu hút
bệnh nhân quốc tế đến chữa bệnh nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm, đồng thời

giúp đội ngũ giáo sư, bác sĩ nước này liên tục trau dồi, nâng cao trình độ
chuyên môn. Từ tháng 10 năm 2003, Cục Du lịch Singapore đưa ra sang kiến
liên ngành thành lập cơ quan “Singapore - Medicine”. Mục đích hoạt động
của cơ quan này là thu hút du khách quốc tế đến chữa bệnh tại Singapore
nhằm phát triển nước này thành trung tâm chữa bệnh hàng đầu tại châu Á.
Hiện nay, Singapore cung cấp những dịch vụ y tế tốt nhất trong những
lĩnh vực cấy ghép bộ phận, tim, sản, phẫu thuật chỉnh hình, ung thư, tiết niệu,
giải phẫu thần kinh, mắt. Những tập đoàn y tế lớn cung cấp dịch vụ chữa bệnh
cho bệnh nhân nước ngoài điển hình là: Raffles Medical Group, National
Healthcare Group và SingHealth. Trong đó, 34% khách hàng của Raffles
Medical Group là du khách quốc tế đến từ Indonesia, Malaysia, Australia,
Anh và Mỹ. Bệnh viện Đại học quốc gia (National University Hospital) có
trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ hoàn hảo như một khách sạn 5 sao thường
đón 10% bệnh nhân quốc tế.
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Ấn Độ, nhưng
Singapore không đặt ra mục tiêu giảm chi phí chữa bệnh với khách nước
ngoài, mà là duy trì chất lượng, uy tín dịch vụ thông qua việc nâng cao trình
độ chuyên môn của các y bác sĩ, áp dụng công nghệ y học tiên tiến và cải
thiện môi trường y tế lành mạnh. Nhằm kết hợp du lịch với chữa bệnh, Cục
Du lịch Singapore chủ trương kết hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế và
các công ty lữ hành để khai thác sản phẩm du lịch trọn gói chăm sóc sức
khoẻ, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến những dịch vụ chăm sóc sức
20

khoẻ, chữa bệnh tuyệt hảo hiện có tại Singapore trên thị trường khu vực và
quốc tế.
1.1.4.3. Du lịch chữa bệnh ở Việt Nam
Có thể nói Việt Nam có nhiều điều kiện nhiều thuận lợi để phát triển
loại hình du lịch chữa bệnh với nhiều địa điểm vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là
nơi nghỉ dưỡng lí tưởng như Sapa, Đà Lạt, Bãi Cháy, Cửa Lò, Nha Trang…

nhiều mỏ bùn khoáng, suối khoáng vừa được sử dụng làm nước uống, nước
giải khát, vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, chữa bệnh của con người như
Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang), Kim Bôi (Hòa Bình),
Thanh Thủy (Phú Thọ) Hiện nay, ở nước ta có 3.920 loài thực vật được coi
là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ, chiếm 16% số cây
thuốc đã được biết đến trên thế giới. Tính đến năm 2007, Việt Nam đã được
UNESCO công nhận có 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới và 30 vườn quốc
gia.
Về khả năng chuyên môn và nhân tố con người, Việt Nam có nền y học
dân tộc lâu đời, bài bản, uy tín với đội ngũ bác sĩ Đông y có trình độ cao và
tận tâm. Hiện nay cả nước có hơn 40 bệnh viện y học cổ truyền, nhiều khoa y
học cổ truyền trong các bệnh viên đa khoa, khoảng 5.000 người hành nghề y
học cổ truyền, gần 4.000 cơ sở chuẩn trị Đông y. Nhiều bài thuốc cổ truyền,
phương pháp trị liệu bằng bắt mạch, bấm huyệt, châm cứu…của chúng ta đã
nổi tiếng thế giới, có chi phí rất thấp so với các nước khác trong khu vực. Đây
cũng là những yếu tố thu hút đối với đối tượng khách du lịch chữa bệnh tại
Việt Nam.
Y học hiện đại ở Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể trong
nhiều năm gần đây cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, tuy nhiên
để đáp ứng nhu cầu y tế của nhân dân và huy động hệ thống y tế quốc gia
tham gia chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho du khách nước ngoài trong giai
21

đoạn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Xét về khả năng chuyên môn, đội ngũ
thầy thuốc ở Việt Nam hội tụ được những yếu tố và khả năng tham gia được
nhiều loại hình dịch vụ chữa bệnh có yêu cầu cao như: thay tạng và xương
khớp, phẫu thuật thẩm mỹ Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố nhân lực, loại
hình du lịch chữa bệnh còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác về hạ tầng cơ sở, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, cơ chế hoạt động…
Gần đây, không ít du khách nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện các

tour du lịch chữa bệnh, đặc biệt ở các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh. Với các dịch vụ chữa bệnh ở Việt Nam, du khách có thể tiết
kiệm từ 50% - 80% chi phí so với tại Châu Âu. Một thống kê đối với hơn 30
trường hợp can thiệp mạch vành từ năm 2004 tới nay tại Bệnh viện Việt -
Pháp (Hà Nội), có 50% bệnh nhân đến từ các quốc gia: Nga, Mỹ, Ukraina,
Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Libya… Cảm nhận chung của
họ là được chữa trị tận tình, chu đáo, rất an tâm khi đi du lịch lâu dài ở Việt
Nam. Các bệnh nhân này còn đánh giá chất lượng dịch vụ ở Việt Nam không
thua kém so với nhiều bệnh viện ở nước ngoài. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội,
chi phí cho một tour giải phẫu mí mắt khoảng 400 USD - 500 USD. Trong khi
đó, chi phí một tour đến Mỹ cho trường hợp tương tự có thể lên đến 2.000
USD - 3.500 USD. Tại Viện Thẩm mỹ Việt - Mỹ (TP. Hồ Chí Minh), chi phí
phẫu thuật mũi, làm mắt cũng chỉ mất từ 200 - 400USD, bao gồm cả dịch vụ
chăm sóc trong bảy ngày hậu phẫu. Trong khi đó, chi phí các dịch vụ của y
học cổ truyền khá thấp. Song, vấn đề lớn nhất đối với các dịch vụ chữa bệnh ở
Việt Nam lại nằm ở khả năng quảng bá và sự chưa sẵn sàng của các hệ thống
y tế chất lượng cao.
Khách du lịch chữa bệnh ở trong và ngoài nước ta hiện nay chủ yếu sử
dụng dịch vụ chữa bệnh bằng y học dân tộc, tập trung chủ yếu Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn khách ở độ tuổi trung niên và cao niên, có

×