Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển du lịch Bình Dương trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VÕ THỊ ANH XUÂN










PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH DƢƠNG
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP











TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH













Hà Nội-2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VÕ THỊ ANH XUÂN










PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH DƢƠNG

TRONG XU THẾ HỘI NHẬP



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ




Hà Nội-2012


3



MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 8
5. Những đóng góp của luận văn 10
6. Cấu trúc luận văn 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch 11
1.1.2. Chức năng của du lịch 18
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch 20
1.1.4. Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập 30
1.2. Cơ sở thực tiễn 35
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam 35
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch ở vùng Đông Nam Bộ 38
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỒ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 40
2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng 40
2.1. 1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 40
2.1.2. Tài nguyên du lịch 41
2.1.3. Kết cấu hạ tầng 53
2.1.4. Cơ chế chính sách 55
2.1.5. Các nhân tố chính trị - xã hội khác 58
2.1.6. Đánh giá chung 60
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng 61
2.2.1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế 61
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch 61
2.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ 69
2.2.3.1. Các điểm du lịch 69
2.2.3.2. Các khu du lịch 70
2.2.3.3. Các tuyến du lịch 73
2.2.3.4. Các cụm du lịch 77

2.3. Đánh giá chung 78
2.3.1. Những thành tựu 78
2.3.2. Những hạn chế 79
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 80
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 80
3.1.1. Quan điểm phát triển 80
3.1.2. Mục tiêu phát triển 80
3.1.3. Các định hƣớng phát triển chủ yếu 81

4

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập
89
3.2.1. Thu hút các nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch 90
3.2.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, tạo sản phẩm đặc thù 90
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 90
3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 91
3.2.5. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc về
du lịch 93
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch 93
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch 94
3.2.8. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 97
3.2.9. Giải pháp về liên kết hội nhập trong vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên,
khu vực Đông Dƣơng… 97
3.2.10. Phát triển du lịch bền vững 98
3.3. Một số kiến nghị 98
Kết luận 101
Tài liệu tham khảo 103
























5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
APEC
ASEAN
ASEM
CSHT

CSVC-KT
ĐBSCL
GDP
KDL
PERC
MICE


QL
TCDL
TNDL
TP
TX
UNECO
UNWTO

UBND
WTO
XHCN
Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dƣơng
Free Trade Area - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Đồng bằng sông cửu Long
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Khu du lịch
Tổ chức Tƣ vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế
Hội họp-Khen thƣởng-Hội nghị/Hội thảo-Sự kiện/Hội chợ
(Meetings-Incentives-Congresses/Conventions-

Events/Exhibition)
Quốc lộ
Tổng cục du lịch
Tài nguyên du lịch
Thành phố
Thị xã

Tổ chức du lịch thế giới (United Nations World Tourism
Organization)
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
Xã hội chủ nghĩa






6

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dƣơng
2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bình Dƣơng
3. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 2001 – 2010 Trang 63

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2006 và năm 2010 Trang 63
Biểu đồ 2.3: Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2001 – 2010 Trang 66





DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1
Chỉ tiêu khách du lịch của cả nƣớc giai đoạn 1995 – 2010
Bảng 1.2
Thu nhập du lịch cả nƣớc giai đoạn 1995 - 2010
Bảng 1.3
Đóng góp du lịch vào GDP cả nƣớc giai đoạn 1995 – 2010
Bảng 1.4
Tổng số cơ sở lƣu trú tính đến năm 2010
Bảng 2.1
Một số di tích đƣợc xếp hạng quốc gia ở Bình Dƣơng đến năm 2010
Bảng 2.2
Khách du lịch đến Bình Dƣơng giai đoạn 2001 – 2010
Bảng 2.3
Cơ sở lƣu trú của Bình Dƣơng giai đoạn 2001 – 2010
Bảng 3.1
Dự báo khách du lịch đến Bình Dƣơng giai đoạn 2015- 2030
Bảng 3.2
Dự báo doanh thu du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 2015- 2030
Bảng 3.3
Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 2015 –
2030




7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và xu thế hội nhập đang ngày càng thâm nhập đến tất cả các nƣớc
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chính trong quá trình này, du lịch khẳng định vị trí của
mình nhƣ một ngành kinh tế tổng hợp, phù hợp với xu thế hội nhập. Du lịch không
những là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp một phần đáng kể vào
GDP của nhiều quốc gia, mà còn góp phần thiết lập mối quan hệ giao lƣu, hữu nghị
giữa các nƣớc, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Đƣợc coi là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng và lợi thế, là điểm
đến lí tƣởng với du khách quốc tế, Việt Nam đã tích cực hội nhập và mở cửa nền kinh
tế, trong đó có du lịch. Năm 2010 vừa qua, lần đầu tiên số khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam vƣợt qua ngƣỡng 5 triệu lƣợt, doanh thu cũng đạt con số kỉ lục: 96 nghìn tỉ
đồng.
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Bình Dƣơng là cửa ngõ phía Bắc của TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, trung tâm
du lịch lớn nhất cả nƣớc. Tỉnh cũng nằm gần vùng Tây Nguyên, nối liền với tỉnh Bình
Phƣớc và xa hơn là Campuchia qua quốc lộ 13.
Với vị trí thuận lợi, môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phát triển tƣơng đối đồng bộ… Bình Dƣơng có quy mô GDP và tốc độ tăng trƣởng
kinh tế cao, ở tốp đầu trong 63 tỉnh, TP về phát triển kinh tế.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ thì ngành du lịch
Bình Dƣơng cũng có đóng góp đáng kể nhờ có tài nguyên du lịch đa dạng với các địa
danh nổi tiếng cả nƣớc nhƣ vƣờn cây Lái Thiêu, nhà tù Phú Lợi, địa đạo Tây Nam Bến
Cát, chùa Bà Thiên Hậu, làng sơn mài Tƣơng Bình Hiệp, khu du lịch Lạc Cảnh Đại
Nam Văn Hiến… Tuy nhiên ngành du lịch của Bình Dƣơng vẫn chƣa khai thác hết thế

mạnh của mình nhƣ nhận định trong báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình
Dƣơng lần thứ IX nhiệm kỳ 2011 - 2015 “Ngành Dịch vụ - Du lịch có chuyển biến
nhanh nhƣng dịch vụ chất lƣợng cao còn ít, tỉ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế còn
rất thấp chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển và tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh”.
Là ngƣời con của Bình Dƣơng, đang công tác tại phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở
Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dƣơng, với mong muốn đóng góp cho sự phát

8

triển du lịch trên địa bàn, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương
trong xu thế hội nhập” với hy vọng góp một phần cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và hội nhập, đề tài
nhằm mục tiêu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch ở tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch có hiệu quả và bền vững trong xu thế hội
nhập.
* Nhiệm vụ:
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và xu thế hội
nhập để vận dụng nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
- Đánh giá những nhân tố chủ yếu phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế hội
nhập, giai đoạn 2001 – 2010.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên phục vụ cho việc phát triển
du lịch và kết quả hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập theo hai khía cạnh ngành và

lãnh thổ (các điểm, khu du lịch, tuyến; cụm du lịch…)
- Về phạm vi không gian: toàn bộ tỉnh Bình Dƣơng. Bên cạnh có sự so sánh, liên
hệ với các tỉnh, TP lân cận trong vùng Đông Nam Bộ.
- Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích chủ yếu trong giai
đoạn 2001 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
* Ở nƣớc ngoài
Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới
có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình du lịch, lịch sử, những nhân tố ảnh
hƣởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955)… đƣợc tiến
hành ở Đức từ năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự

9

nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các
điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của
trƣờng Đại học tổng hợp Matxcơva nhƣ E.D.Xmirnova, V.B.Nhefedova… đã nghiên
cứu các vùng cho mục đích nghỉ dƣỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà
địa lí Mỹ nhƣ Bôhart (1971), nhà địa lí Anh H. Robinson (1976)… cũng đã tiến hành
đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch.
Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu địa lí du lịch đã đƣợc
quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Nhà địa lí du lịch Bêlarut I.I Pirojnik
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch nhƣ là đối tƣợng cho
quy hoạch và quản lý. M. Buchovarôp (Bungari), N.X. Mironhenke (Anh)… đã xác
định đối tƣợng nghiên cứu của địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc
thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để
phát triển du lịch.
* Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam đƣợc đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến
nay các công trình nghiên cứu địa lí du lịch nhìn chung vẫn chƣa nhiều. Phần lớn tập

trung các vấn đề về tổ chức lãnh thổ không gian du lịch, cơ sở lí luận và phƣơng pháp
nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu nhƣ Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn
Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lƣơng, Trần Đức Thanh…
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã đƣợc thực hiện
nhƣ: đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ
sở lí luận phƣơng pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển
Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và
vùng, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu” – Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông
(1994); “Tổ chức lãnh thổ du lịch” – Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999); Địa lý du
lịch Việt Nam do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (2010)…
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà
nƣớc; một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các cuộc hội
thảo về du lịch của Việt Nam; một số luận văn, luận án; các đề tài quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của các địa phƣơng đƣợc hiện với sự tham gia của các nhà khoa học
địa lí trong và ngoài nƣớc. Tiêu biểu là một số luận văn thạc sĩ nhƣ Du lịch Gia Lai:

10

tiềm năng, thực trạng, giải pháp (2009) – Đại học sƣ phạm Hà Nội; Du lịch Đắc Lắk
tiềm năng, thực trạng, giải pháp (2009) – Đại học sƣ phạm Hà Nội
* Ở tỉnh Bình Dƣơng
Trên thực tế hiện nay, các công trình nghiên cứu về du lịch của Bình Dƣơng hầu
nhƣ chƣa có, chỉ dừng lại một số báo cáo tổng hợp phát triển du lịch của tỉnh nhƣ “Báo
cáo quy hoạch tổng phát triển ngành du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 1997 – 2020”
(1997) của Sở Thƣơng mại – Du lịch; “Báo cáo quy hoạch phát triển ngành du lịch
Bình Dƣơng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” (2011) của Sở Văn hóa -
Thể thao - Du lịch; Báo cáo tổng kết đề tài “Thiết kế quy hoạch khu du lịch vƣờn cây
ăn trái Lái Thiêu theo hƣớng phát triển bền vững” do GS. TSKH Lê Huy Bá là chủ
nhiệm (2010)
Đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập” là đề tài đầu

tiên nghiên cứu vấn đề này trên lãnh thổ của tỉnh nhƣ một công trình độc lập.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
* Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Nếu xem đối tƣợng nghiên cứu của du lịch là một thể thống nhất có sự phân bố
trên không gian lãnh thổ nhất định, trong đó có sự tác động qua lại với nhau và với các
thành phần kinh tế xã hội khác một cách chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ thì
cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố với môi trƣờng để từ đó đƣa ra
đƣợc quy luật phát triển. Quan điểm này đƣợc vận dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu
các nguồn lực ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập.
- Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ
tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng nhất. Đề tài xác định du lịch tỉnh Bình Dƣơng
là một bộ phận của hệ thống du lịch Vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Đồng thời, Bình Dƣơng là một lãnh thổ du lịch gồm nhiều thành phần
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy có những đặc điểm chức năng riêng song du
lịch Bình Dƣơng luôn có mối quan hệ mật thiết với các hệ thống khác cũng nhƣ phải
vận động theo quy luật của toàn hệ thống.
- Quan điểm phát triển bền vững

11

Du lịch là một nền kinh tế, trƣớc hết dựa vào tài nguyên du lịch. Từ việc kinh
doanh này đã dẫn đến sự tác động nhiều mặt tích cực lẫn tiêu cực đến môi trƣờng tự
nhiên cũng nhƣ môi trƣờng kinh tế xã hội nhân văn. Do đó, phát triển du lịch Bình
Dƣơng cần chú ý sự phát triển bền vững trên cả ba mặt: môi trƣờng kinh doanh và xã
hội, phải đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của thế hệ tiếp theo.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi một hiện tƣợng địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí du lịch nói riêng
đều tồn tại trong một thời gian nhất định, nghĩa là có quá trình phát sinh, phát triển và

suy vong. Sử dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh để tìm hiểu quá trình khai thác, thực
trạng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh; từ đó nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy
những thành quả, rút ra bài học kinh nghiệm và có kế hoạch phát triển trong tƣơng lai.
* Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp số liệu
Các nguồn tài liệu đƣợc khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trên cơ sở tổng hợp và
phân tích những tài liệu thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND tỉnh Bình Dƣơng, Thƣ viện tỉnh
Bình Dƣơng, Internet… tác giả đã có đƣợc một hệ thống tài liệu toàn diện và khái quát
về chủ đề nghiên cứu. Các tài liệu thống kê luôn đƣợc bổ sung, cập nhật và đƣợc tác giả
chọn lọc, tổng hợp, phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối tƣơng quan, ảnh hƣởng
lẫn nhau làm mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp điều tra thực địa
Thông qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các khu du lịch, điểm du lịch và
những nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú sẽ là những cơ sở cơ bản để nhìn
nhận và đánh giá đƣợc thực tế tình hình phát triển cũng nhƣ những tiềm năng của lĩnh
vực mà mình đang nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến
hành nhiều đợt thực hiện khảo sát các đối tƣợng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình
Dƣơng để kiểm tra, đánh giá xác thực và có tầm nhìn đầy đủ đối tƣợng nghiên cứu. Từ
đó, cho phép tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện đối
chiếu, bổ sung các thông tin cập nhật cần thiết, cũng nhƣ thẩm nhận đƣợc giá trị của
tiềm năng du lịch, hiểu đƣợc những khía cạnh khác nhau của thực tế, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ - GIS

12

Với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ của các đối tƣợng
địa lí du lịch, phƣơng pháp bản đồ cho thấy sự phân bố không gian của đối tƣợng. Có
thể nói, bản đồ là điểm khởi đầu và kết thúc của hoạt động nghiên cứu; cho phép khai

thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã đƣợc xây dựng và tiến hành thể hiện các kết quả
nghiên cứu lên bản đồ. Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng hệ thống các bản
đồ tài nguyên, bản đồ thực trạng và bản đồ định hƣớng du lịch tỉnh Bình Dƣơng. Và để
có đƣợc kết quả nhanh và chính xác, với sự hỗ trợ đắc lực của kĩ thuật máy tính, đề tài
đã sử dụng kĩ thuật GIS để xây dựng hệ thống bản đồ.
- Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp quan trọng đƣợc vận dụng thông qua
việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nhà nghiên cứu
trong vấn đề khai thác các giá trị văn hoá, tự nhiên và định hƣớng quy hoạch - tổ chức
lãnh thổ du lịch tỉnh nhà từ các cơ quan, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội…
5. Những đóng góp của luận văn
- Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và xu thế
hội nhập.
- Đánh giá đƣợc những thuận lợi và khó khăn về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng.
- Đƣa ra đƣợc bức tranh hoạt động kinh doanh, các sản phẩm du lịch và các hình
thức tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Bình Dƣơng.
- Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững tiềm năng du lịch trong
xu thế hội nhập.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong xu thế hội
nhập
Chƣơng 2 : Các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh
Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập


13

Chƣơng 3 : Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm
2020 tầm nhìn 2030

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG XU
THẾ HỘI NHẬP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
ngƣời. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu không thể
thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá – xã hội. Hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển
một cách mạnh mẽ. Du lịch đƣợc hiểu nhƣ một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hóa sâu sắc.
Thuật ngữ du lịch ngày nay đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên có
nhiều ý nghĩa khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Trong ngôn ngữ nhiều nƣớc
bắt nguồn từ tiếng Hy lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Thuật ngữ này đƣợc La tinh
hoá thành “tornus” sau đó thành “tour” trong tiếng Pháp nghĩa là đi vòng quanh, một
cuộc dạo chơi, còn “tuoriste” là ngƣời đi dạo chơi. Theo Robert Lanquar, thuật ngữ
“tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Ngƣời Trung
Quốc gọi tourism là du lãm với ý nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Trong tiếng
Việt, tourism đƣợc dịch qua tiếng Hán, “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là
từng trải và đƣợc hiểu là một cuộc chơi cho biết xứ ngƣời [20,tr.36]. Tuy nhiên, khái
niệm về du lịch đến nay vẫn còn tranh luận dƣới góc độ nghiên cứu khác nhau của mỗi
tổ chức, cá nhân thì có một cách hiểu khác nhau. Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức Lữ
hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) thì “Du
lịch đƣợc hiểu là hành động du khách đến nơi khác với địa phƣơng cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một

nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Theo giáo trình Thống kê du lịch của Nguyễn Cao Thƣờng và Tô Đăng Hải cho
rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và nhu cầu khác”

14

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma (Ý) vào ngày 21/8 –
5/9/1963, các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lƣu trú
của cá nhân hay tập thể bên ngoài nƣớc họ với mục đích hoà bình, Nơi họ đến lƣu trú
không phải là nơi làm việc của họ”
Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch ở các lĩnh vực
khác nhƣ địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu du lịch ở các lĩnh
vực khác nhau nhƣ địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu trong khái niệm
du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất
và tiên thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ ít nhất một đêm ngoài nơi cư trú với lý do
giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo”
Theo các chuyên gia biên soạn từ điển Bách khoa toàn thƣ của Việt Nam đã nêu
lên khái niệm du lịch với hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là một dạng nghỉ dƣỡng sức,
tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật…nghĩa thứ
hai, du lịch đƣợc xem là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó góp
phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc; tình hữu nghị với dân tộc mình (đối với nƣớc
ngoài). Về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể
đƣợc xem là hình thức xuất khẩu tại chỗ.
Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ
thƣờng có nhiều nghĩa khác nhau, đặc biệt là trong Tiếng Việt, nghĩa của từ ngữ rất

phong phú và đa dạng.
Nhƣ vậy, có thể thấy có rất nhiều khái niệm để chỉ hoạt động du lịch, các khái
niệm này có sự chuyển biến trong nhận thức về nội dung, bản chất của thuật ngữ du
lịch. Nhƣng nhìn chung thì du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt
mang ý nghĩa thông thƣờng là một hiện tƣợng xã hội chỉ việc đi lại của con ngƣời với
mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch đƣợc nhìn nhận nhƣ là hoạt động gắn
chặt với kết quả kinh tế - sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra.



Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du
lịch Việt Nam năm 2005, điều 4, chương I)

15



1.1.1.2. Khách du lịch
Khái niệm “Khách du lịch” hay “du khách”, xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào
cuối thế kỷ XVIII tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch là những ngƣời có đặc trƣng:
- Là ngƣời đi khỏi nơi cƣ trú của mình
- Không theo đuổi mục đích kinh tế
- Đi khỏi nơi cƣ trú từ 24 giờ trở lên
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy theo quan niệm của từng nƣớc
[17. tr. 45]
Điểm chung nhất đối với các nƣớc trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch
là: Khách du lịch là những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đến một

nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận
thù lao ở nơi đến; có thời gian lƣu lại nơi đến 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ
lƣu trú qua đêm) nhƣng không quá một năm. Khách du lịch là những ngƣời tạm thời ở
tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu nhƣ nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm
gia đình.




Khách du lịch đƣợc phân làm hai nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc tế và khách
du lịch nội địa.
* Khách du lịch quốc tế
Tại hội nghị Liên hợp quốc tế về du lịch đƣợc tổ chức tại Roma (Ý) năm 1963,
Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc đƣa ra khái niệm khách du lịch quốc tế: “Là
những người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý
do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước viếng thăm”
Khái niệm khách viếng thăm quốc tế bao gồm hai thành phần; khách du lịch
quốc tế (International tourist) – là ngƣời lƣu lại tạm thời ở nƣớc ngoài và sống ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ trong thời gian ít nhất 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một
Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật du
lịch Việt Nam năm 2005, điều 4, chương I)

16

tối trọ). Khách tham quan quốc tế (International excursionist) – là ngƣời lƣu trú tạm
thời ở nƣớc ngoài và sống ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ trong thời gian ít hơn
24 giờ (hoặc là không sử dụng một tối trọ nào)
* Khách du lịch nội địa
Định nghĩa khách du lịch nội địa sớm nhất đƣợc nêu ra năm 1957 và 1958, lúc

bấy giờ cuộc hội thảo do Tổng cục du lịch của chính phủ Canada cùng Hội liên hợp tổ
chức du lịch chính phủ quốc tế cùng triệu tập và hội nghị của nhóm chuyên gia thống
kê du lịch tổ chức ở Madrid quy định khách du lịch nội địa là: “Bất cứ ai ở một nước
(không xét quốc tịch) tới một nơi nào đó ngoài nơi cư trú ở trong nước người đó để
tiến hành du lịch không dưới 24 giờ hoặc không dưới một đêm, mà mục đích lữ hành
không phải là các hoạt động thăm viếng theo đuổi để có thù lao” [6. tr.14]. Tuy nhiên,
khái niệm khách du lịch nội địa đƣợc xác định không giống nhau ở các nƣớc khác
nhau về khoảng cách chuyến đi và thời gian lƣu trú







1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
* Khái niệm: Các khái niệm sản phẩm du lịch rất đa dạng cho nhiều cách tiếp
cận khác nhau nhƣng hầu hết có chung về những đặc điểm của sản phẩm du lịch. Sản
phẩm du lịch là một khái niệm rộng và tổng hợp, bao hàm rất nhiều các thành phần
hữu hình và vô hình các thành phần này kết hợp với nhau thành sản phẩm du lịch hoàn
chỉnh phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Sản phẩm du lịch mang tính
tổng hợp kết hợp các thành phần hữu hình cùng với nhiều loại hình dịch vụ du lịch và
các dịch vụ khác có liên quan.
Sản phẩm du lịch đƣợc xác định “là những thứ mà có thể cung cấp đến thị
trƣờng sự chú ý, có khả năng sinh lời hoặc tiêu thụ” – theo Ph.Kotler. Nó bao gồm các
đặc tính về vật lý, các dịch vụ các đặc điểm của sản phẩm, nơi chốn, sự tổ chức và ý
tƣởng sản phẩm.
“Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế,
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.Khách du

lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. (Luật du lịch Việt Nam 2005,
đều 34, chƣơng V)



17

Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các
thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó đƣợc thể hiện
cụ thể nhƣ thức ăn, đồ uống, các sản phẩm quà lƣu niệm…còn tính vô hình của nó
đƣợc thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác.
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
(Luật DL Việt Nam, điểm 10, điều 4)

* Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch
Trong lý thuyết của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) có đƣa ra hai nhóm chính
cấu thành bản chất của sản phẩm du lịch:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ:
+ Các điều kiện về khí hậu
+ Tính hấp dẫn, sự đa dạng của tài nguyên du lịch
+ Đa dạng về tài nguyên văn hóa lịch sử, khảo cổ
+ Khả năng tiếp cận với nguồn nƣớc dồi dào
+ Lòng hiếu khách của ngƣời dân tại các điểm đến
+ Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt với thị trƣờng mục tiên hoặc có hƣớng
tốt dễ dàng cho nhu cầu phát triển các sân bay, cảng biển cần thiết
- Nhóm thứ hai là nhóm các đặc điểm tự tạo:
+ Hệ thống giao thông tốt có khả năng tiếp cận dễ dàng với các vùng khác nhau

trong cả nƣớc, có sân bay tƣơng xứng
+ Tập hợp các khách sạn, khu du lịch và các tiện nghi lƣu trú khác, các nhà
hàng, quán bar các dịch vụ giải trí khác
+ Đa dạng hóa các tiện nghi thể thao, giải trí
+ Các tiện nghi vui chơi, mua sắm
+ Kinh tế địa phƣơng tại mỗi điểm đến vó thể cung ứng đƣợc các dịch vụ cần
thiết cho nhu cầu du lịch của du khách
+ CSHT phát triển du lịch có đủ năng lực và có khả năng phát triển thêm
+ Các dịch vụ công cộng đã phát triển tốt nhƣ các dịch vụ y tế, các vấn đề an
ninh, cứu hoả bƣu chính, ngân hàng….
+ Các hoạt động văn hóa và nghệ thuật đƣơng đại phát triển rộng rãi, sôi nổi
+ Dân số địa phƣơng đủ đáp ứng nhu cầu lao động du lịch gia tăng

18

Tất cả các đặc điểm trên tập hợp lại và hình thành sản phẩm du lịch. Nội dung,
cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới nhiều ngành nghề nhƣng xét
về mặt ý nghĩa các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra một hoặc vài loại yếu tố lớn
đó chính là; tài nguyên du lịch , cơ sở du lịch và các dịch vụ du lịch
* Các đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sản phẩm lao
động cụ thể biểu hiện dƣới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hình biểu hiện
bằng nhiều loại dịch vụ. Sản phẩm du lịch có những đặc tính sau đây:
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch đƣợc quyết định bởi tính
xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du lịch là
hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị,
giao lƣu dân gian và giao lƣu quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu của khách du lịch trong hoạt
động du lịch cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhƣ cầu đời sống vật chất cơ bản, vừa
bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần cao cấp hơn. Tính chất của hoạt động du lịch và
đặc điểm khách quan trong nhu cầu của du khách đòi hỏi sản phẩm du lịch phải có tính

tổng hợp tƣơng ứng trƣớc thị trƣờng du lịch.
- Tính không thể lƣu trữ: Là một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính
chất không thể dự trữ nhƣ sản phẩm vật chất nói chung có thể di chuyển khỏi nơi sản
xuất đến nơi khác để tiêu thụ. Sản phẩm vật chất đƣợc chuyển tới ngƣời tiêu dùng
bằng phƣơng tiện giao thông còn sản phẩm du lịch thông qua phƣơng tiện giao thông
để chở ngƣời tiêu thụ tới sản phẩm. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không
xảy ra việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng
tạm thời đối với thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm
- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ
Khác với sản phẩm nói chung việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách
tới đích du lịch làm tiền đề . Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản
phẩm du lịch mới xảy ra và cũng chỉ du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du
lịch mới bắt đầu. Hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên ngƣời sản xuất và
ngƣời tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Chính vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chổ.
- Tính dễ dao động:

19

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân
tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hƣởng tới toàn bộ quá trình trao đổi
sản phẩm du lịch, ảnh hƣởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch từ đó khiến
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động.
1.1.1.4 Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích
chuyến đi khác nhau mà hoạt động đó đƣợc phân loại thành các loại hình khác
nhau:[28. tr.12]
- Phân loại theo mục đích chuyến đi
+ Du lịch thuần túy bao gồm du lịch tham quan, du lịch giải trí; du lịch thể thao
không chuyên nghiệp; du lịch khám phá; du lịch nghỉ dƣỡng.

+ Du lịch kết hợp bao gồm: du lịch tôn giáo; du lịch học tập, nghiên cứu; du
lịch thể thao kết hợp với du lịch thể thao khác thuần túy; du lịch công vụ; du lịch chữa
bệnh; du lịch thăm thân, du lịch MICE…
- Phân loại theo tài nguyên du lịch: Du lịch văn hóa; du lịch sinh thái
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: du lịch nội địa, du lịch quốc tế
- Theo vị trí địa lý các cơ sở du lịch: du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch đô thị,
du lịch đồng quê…
- Theo việc sử dụng các phƣơng tiện giao thông: du lịch xe đạp, máy bay, ôtô,
tàu hỏa, tàu thủy…
- Theo thời gian của cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, dài ngày
- Theo lứa tuổi: du lịch thanh niên, thiếu niên, gia đình
- Theo hình thứ tổ chức: du lịch tổ chức, du lịch cá nhân.
1.1.1.5 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
- Điểm du lịch: Là nơi có tài nguyên đƣợc khai thác phục vụ tham quan du lịch.
- Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch đƣợc đầu tƣ phát triển để phục vụ
cho các hoạt động du lịch, khu du lịch có thể tầm cỡ quốc gia hoặc khu vực.
- Tuyến du lịch: Là lộ trình kết nối các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch
khác nhau. Các tuyến du lịch đƣợc xem là sản phẩm du lịch đặc biệt gắn bó và hình
thành trên cơ sở các đầu mối du khách nhƣ cửa khẩu quốc tế, hệ thống giao thông
đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, [15, tr.2] hệ thống đô thị và
các cơ sở lƣu trú cũng nhƣ giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour du

20

lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu tham quan của du khách quốc tế và trong nƣớc.
- Cụm du lịch: Là khu vực tập trung tài nguyên du lịch và hội tụ các điều kiện
cần thiết để có thể đầu tƣ phát triển thành một trọng tâm du lịch của khu vực làm đòn
bẩy cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực cũng nhƣ sự nghiệp phát triển du
lịch, vì vậy có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch.
- Trung tâm du lịch: Là hạt nhân và đầu mối điều hành hoạt động du lịch của

một khu vực hoặc một vùng nhất định. Trung tâm du lịch dịch vụ thƣờng gắn với các
trung tâm đô thị và các tuyến giao thông chính.
1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Thông qua hoạt động du lịch giúp địa phƣơng giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, thông qua hoạt động du
lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá
phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn
kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó
quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Từ đó
hoạt động du lịch góp phần trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cƣờng sức
sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật,
kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời.





1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Du lịch đƣợc xem là “ngành công nghiệp không khói”, sở dĩ đƣợc ví nhƣ vậy
bởi vì sức phát triển nhanh đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nƣớc thông qua các hình
thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lƣu niệm và thúc đẩy các
ngành khác phát triển nhƣ: vệ sinh, môi trƣờng, hệ thống giao thông… Hoạt động du
lịch còn giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Chức năng này của du lịch
còn thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con ngƣời nhƣ là lực lƣợng sản
xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ
Các công trình nghiên cứu sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ
nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh
đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa
giảm 20%

Địa lý du lịch Việt Nam (2010) – Nguyễn Minh Tuệ chủ biên




21

ngơi, du lịch một cách tích cực và đƣợc tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt
đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động và
mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là
dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao
động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại
thƣơng… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có
tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng thiên nhiên bao
quanh, bởi vì chính môi trƣờng này có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động
của con ngƣời.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng
nhất định đòi hỏi phải tối ƣu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc
này, đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện
sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực
du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du
lịch, nhƣng mặt khác lại phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của
các dòng khách du lịch và việc xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch. Nhƣ vậy, giữa du
lịch và bảo vệ môi trƣờng có mối liên quan mật thiết với nhau.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch đƣợc thể hiện ở vai trò to lớn của nó nhƣ một
nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các

dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con ngƣời sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và
xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, nhƣ “Du
lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn
là trách nhiệm của mỗi ngƣời” (1983)… “Du lịch – Liên kết các nền văn hóa” (năm
2011) kêu gọi hàng triệu ngƣời quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc
gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch
1.1.3.1 Vị trí địa lý

22

Vị trí địa lý bao gồm vị trí về mặt lãnh thổ và vị trí kinh tế - chính trị, khi phân
tích cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. Theo August
Losch, đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du
lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các
nguồn gửi khách du lịch ngắn.
Vị trí địa lí với tƣ cách là một trong những nguồn lực để phát triển du lịch. Điều
kiện về vị trí địa lí bao gồm:
- Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch;
- Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.
Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lí, cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, của
quốc gia và quốc tế [12.tr. 99]
1.1.3.2 Tài nguyên du lịch
* Khái niệm: Tài nguyên là tất cả những nguồn năng lƣợng, vật chất, thông tin,
tri thức đƣợc khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó là
những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do
bàn tay, khối óc của con ngƣời làm nên, những khả năng của loài ngƣời đƣợc sử
dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.
Nguyễn Minh Tuệ chủ biên - Địa lý du lịch Việt Nam (2010)

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá-lịch sử cùng các thành phần
của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả
năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần khác nhau nhƣ cảnh quan tự nhiên
hay cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho mục đích du lịch và thỏa mãn nhu cầu về
chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.




* Thuộc tính tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch cũng mang các thuộc tính chung của tài nguyên
- Là sản phẩm của tự nhiên
Luật du lịch 2005, Khoản 4, Điều 4. Mục 4.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá
trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, đô thị du lịch

23

- Đƣợc hình thành trong một quá trình phát triển có tính lịch sử
- Phục vụ cho nhu cầu của xã hội
- Và có đặc thù riêng là có thể đƣợc làm giàu bỡi các tác động kỹ thuật
- Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên,
điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo
dựng nên. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguên du lịch phụ thuộc vào:

- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn
tiềm ẩn (yếu tố chung)
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cần của khách du
lịch (yếu tố cầu)
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo ra các phƣơng tiện khai thác
các tiềm năng tài nguyên (năng lực khai thác)
Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử và có xu hƣớng ngày càng đƣợc mở
rộng. Sự mở rộng của tài nguyên du lịch thƣờng tùy thuộc rất nhiều vào yêu cầu phát
triển du lịch và vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sự đầu tƣ vào các sáng kiến và sở
thích của con ngƣời.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có những đặc điểm chính sau đây:
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc
và độc đáo có sứ hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch
- Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn
có những giá trị vô hình
- Tài nguyên du lịch thƣờng dễ bị khai thác
- Tài nguyên du lịch có tính mùa vụ hay nói cách khác là tài nguyên du lịch có
thời gian khai thác khác nhau
- Tài nguyên du lịch khai thác tại chổ để hình thành nên sản phẩm du lịch
- Tài nguyên du lịch có thể sử dụng đƣợc nhiều lần
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần
của chúng có sức hấp dẫn với du khách, đã đang và sẽ khai thác, cũng nhƣ bảo vệ
nhằm đáp ứng những nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hóa
- lịch sử đã có nhiều biến đổi ở mức độ nhất định dƣới ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội

24

và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Trong ngành du lịch, đối tƣợng

lao động là tài nguyên du lịch, còn dịch vụ du lịch đƣợc thể hiện nhƣ sản phẩm của
quá trình lao động.
Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tài nguyên du lịch cũng đƣợc chia
làm hai nhóm cơ bản, theo sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch
Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch













- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố sau:
+ Địa hình: Các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh có giá trị nhất đối với
hoạt động du lịch là các dạng địa hình núi, kaster, kiểu địa hình ven bờ các hồ chứa
nƣớc lớn … [29. tr.36]
+ Khí hậu: Tài nguyên khí hậu đƣợc xác định trƣớc hết là tổng hợp của các yếu
tố nhiệt độ, độ ẩm, không khí và một số yếu tố khác nhƣ lƣợng mƣa, ánh sáng mặt
trời, các hiện tƣơng thời tiết đặc biệt… Khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực
hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch thông qua các chỉ tiêu khí hậu
sinh học đối với con ngƣờị [30.tr.32]
Xét ở góc độ tổng quan thì khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Khí
hậu có tính chất quyết định đối với độ dài của thời vụ du lịch, đóng vai trò chính trong
việc hạn chế sự cân bằng của các cuộc hành trình du lịch. Mức độ ảnh hƣởng của nhân

tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình du lịch. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỰ NHIÊN
NHÂN VĂN
ĐỊA
HÌNH
KHÍ
HẬU
NGUỒN
NƢỚC
SINH
VẬT
DI
TÍCH
VĂN
HÓA,
LỊCH
SỬ
LỄ
HỘI
CÁC
YẾU
TỐ
DÂN
TỘC
HOC
NHÂN
VĂN
KHÁC
DI SẢN TỰ NHIÊN

DI SẢN VĂN HÓA
DI SẢN HỖN HỢP

25

hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng: mùa du lịch cả
năm, mùa đông, mùa hè.
+ Thủy văn: Tài nguyên nƣớc phục vụ mục đích du lịch khá đa dạng bao gồm cả
nƣớc trên mặt, nƣớc dƣới đất và các nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng. Giới hạn nhiệt
độ lớp nƣớc trên mặt thích hợp nhất cho hoạt động du lịch tối thiểu là 18 - 20
0
C. Các
đối tƣợng nƣớc chính đƣợc khai thác phục vụ du lịch tập trung trên mặt phải kể đến
các dải bờ biển, các vùng hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các suối, thác nƣớc tự nhiên, nƣớc
khoáng… [29.tr.38]
+ Sinh vật: Là dạng tài nguyên đặc biệt, có giá trị trong việc làm cho thiên nhiên
đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, tham
quan, nghiên cứu khoa học thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở tính
đa dạng sinh học, sự bảo tồn các nguồn gen quý giá đặc trƣng cho các vùng tự nhiên
khác nhau trên thế giớị [29.tr.38]
- Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm: di tích văn hóa
khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa - nghệ thuật, các loại danh lam thắng cảnh…
mang những dấu ấn đậm nét về giá trị tinh thần, tinh hoa trí tuệ, tài năng và giá trị văn
hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia qua các thời đại lịch sử.
+ Lễ hội và văn hóa dân gian: Là loại hình sinh hoạt văn hóa phản ánh sinh động
bản sắc dân tộc, một sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Sự hấp dẫn của các lễ hội
và văn hóa dân gian đối với du lịch là bởi nó tạo nên tấm thảm muôn màu mà mọi sự ở
đó đan quyện vào nhau: thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và phóng khoáng, truyền
thống và hiện đại, trí tuệ và tài năng…

+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Nghề và các làng nghề thủ công
truyền thống từ lâu đã trở thành đối tƣợng của hoạt động du lịch - nơi để ngƣời ta
hƣớng tới để khám phá, tìm hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
những giá trị vật chất và giá trị tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.
+ Các đối tượng văn hóa thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện: Những
đối tƣợng văn hóa nhƣ những trung tâm khoa học các trƣờng đại học, các thƣ viện lớn,
các bảo tàng, các trung tâm thƣờng xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, phim ảnh quốc
tế, triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế mang tính sự kiện… đều có

×