Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hoàng thị thu lan
Phát triển du lịch văn hóa
tại các làng cổ bắc bộ
(Nghiên cứu làng cổ Đ-ờng Lâm, làng cổ Bát Tràng)
Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)
luận văn thạc sĩ du lịch
ng-ời h-ớng dẫn khoa học: ts. Trần thúy anh
Hà Nội, 2013
LI CAM OAN
Tụi xin cam oan ti nghiờn cu (Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ
Bắc bộ (Nghiên cứu làng cổ Đ-ờng Lâm, làng cổ Bát Tràng) l mt cụng trỡnh nghiờn
cu c lp ca cỏ nhõn tụi. Mi ti liu tham kho, trớch dn khoa hc u cú ni dung
chớnh xỏc. Cỏc kt lun khoa hc cha c cụng b bt k cụng trỡnh nghiờn cu no
khỏc.
Tỏc gi lun vn
Hong Th Thu Lan
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích chọn đề tài 7
3. Nhiệm vụ của đề tài 7
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
6. Đối tƣợng nghiên cứu 13
7. Cấu trúc của luận văn 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 14
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 14
1.1.1. Khái niệm du lịch 14
1.1.2. Du lịch văn hóa 15
1.1.3. Văn hóa du lịch. 16
1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch văn hóa 17
1.1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch văn hóa. 18
1.2. Làng cổ Bắc Bộ 20
1.2.1. Khái quát về làng cổ Bắc Bộ 20
1.2.2. Các loại hình làng cổ Bắc Bộ 21
1.2.3. Tiêu chí đánh giá làng cổ. 25
1.2.4. Giá trị vật thể của làng cổ Bắc Bộ 26
1.2.5. Giá trị phi vật thể của làng cổ Bắc Bộ 30
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ ở một số địa
phƣơng khác 32
1.3.1. Làng Đông Hòa Hiệp- Tỉnh Tiền Giang 32
1.3.2. Làng cổ Phước Tích- Tỉnh Thừa Thiên Huế 32
Tiểu kết chƣơng 1 34
2
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ BẮC BỘ NGHIÊN CỨU TẠI LÀNG
ĐƢỜNG LÂM VÀ LÀNG BÁT TRÀNG 35
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bắc Bộ, làng cổ
Đƣờng Lâm và làng cổ Bát Tràng 35
2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Đường Lâm 35
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bát Tràng 44
2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại các làng cổ Đƣờng Lâm và làng
Bát Tràng 49
2.2.1. Lượng khách du lịch 49
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển du lịch 53
2.2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực 56
2.2.4.Thu nhập từ hoạt động du lịch. 57
2.2.5.Thực trạng về môi trường 59
2.2.6. Thực trạng về công tác quản lý. 60
2.2.7. Sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài 63
2.3. Hƣớng dẫn du lịch 64
2.3.1. Đến làng cổ Bát Tràng 64
2.3.2. Đến làng cổ Đường Lâm. 65
2.4. Một số chƣơng trình tour du lịch tham quan làng cổ Đƣờng Lâm
và làng cổ Bát Tràng 66
2.4.1. Chương trình du lịch tại làng cổ Đường Lâm 66
2.4.2. Chương trình du lịch tại làng gốm Bát Tràng 69
2.5 Một số sản phẩm du lịch đặc trƣng của làng cổ Đƣờng Lâm và làng
cổ Bát Tràng 72
2.5.1 Sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm 72
2.5.2 Sản phẩm du lịch tại làng cổ Bát Tràng 73
2.6. So sánh thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm và
làng cổ Bát Tràng. 74
2.6.1. Giống nhau. 74
2.6.2. Khác nhau 75
Tiểu kết chƣơng 2 75
3
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG
CỔ BẮC BỘ 78
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch văn hóa tại
các làng cổ Bắc Bộ 78
3.1.1. Thuận lợi 78
3.1.2. Khó khăn 78
3.2. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ 82
3.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch 82
3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 83
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 84
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch 84
3.3. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Đƣờng Lâm 86
3.3.1. Bảo tồn các nhà cổ 86
3.3.2. Phát triển du lịch văn hóa dựa trên lợi ích của người dân 88
3.3.3. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực 89
3.3.4. Quảng bá hình ảnh du lịch làng cổ Đường Lâm 90
3.4. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bát Tràng 91
3.4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 91
3.4.2. Giải pháp về quản lý và quy hoạch phát triển du lịch 93
3.4.3. Phối hợp liên kết giữa các công ty du lịch 93
3.4.4. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch 94
3.4.5. Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh của du lịch Bát Tràng 94
3.4.6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 95
Tiểu kết chƣơng 3 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDT Ban quản lý di tích
DLVH Du lịch văn hóa
ĐH Đại học
HDV Hướng dẫn viên
ICOMOS Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích
KHXH Khoa học xã hội
LHQ Liên Hợp Quốc
NXB Nhà xuất bản
UBND Ủy ban nhân dân
UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới
TTDL Trung tâm Du lịch
VHTT Văn hóa Thể thao
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục bảng
Bảng 2.1 : Lịch lễ hội ở làng cổ Đường Lâm( theo âm lịch) 42
Bảng 2.2: Thống kê số lượng nhà nghỉ tại thị xã Sơn Tây 54
Bảng 2.3: Thống kê một số chỉ tiêu tổng hợp của Đường Lâm 57
Bảng 2.4: Đánh giá tổng hợp chỉ tiêu phát triển bền vững ở
làng cổ Đường Lâm 60
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến làng cổ Đường Lâm, 2006-2012 51
Biểu đồ 2.2: Lượng khách du lịch đến làng nghề Bát Tràng, 2006-2012 52
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Làng cổ Bắc Bộ bao đời nay là nơi cư trú, lao động, sản xuất và sinh
hoạt của cư dân Việt, là lãnh thổ khép kín được bao bọc bởi lũy tre làng. Do
vậy giữa các làng dường như rất ít có mối quan hệ với nhau về mặt tín
ngưỡng văn hóa. Người xưa từng nói: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh
làng nào làng ấy thờ”. Vì thế mà mỗi làng đều có những nét văn hóa phi vật
thể khác nhau như: Thành Hoàng làng, lệ làng, hội hè đình đám vào riêng một
ngày không làng nào giống làng nào. Sự gắn bó giữa con người và con người
trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên
những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng mà còn là sự gắn bó
các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Văn hóa làng chính là
các phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo tổng hợp thành hệ thống các giá
trị tinh thần đi vào ký ức người Việt trở nên gần gũi và thân quen
Trước kia, làng là một tập hợp người sống dựa trên nhiều nguyên lý
khác nhau nên là một tập hợp gồm nhiều tổ chức: theo lĩnh vực cư trú có tổ
chức là xóm và ngõ; theo quan hệ huyết thống là tổ chức tộc họ và gia đình;
theo lớp tuổi của nam giới là tổ chức giáp; theo nghề nghiệp và sở thích là các
tổ chức phường và hội; theo hệ thống hành chính là các tổ chức xã và thôn.
Dù nhỏ, làng vẫn là một cộng đồng dân cư đa chức năng, lo đi phu, đi lính,
đóng thuế cho triều đình trung ương. Còn các việc khác( tranh chấp nội bộ,
tang ma, cưới xin- lệ nộp cheo, lễ hội…) thì có tính tự trị, không cần kiện cáo
thưa bẩm trước cửa quan [3, tr. 145]. Ngày nay, làng vẫn là một tổ chức tập
hợp trong đó có nhiều tổ chức khác nhau, tuy không hoàn toàn đồng tâm
nhưng vẫn gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã và đều đặn dưới sự quản
lý của tổ chức làng xã.
Thực tế cho thấy, các làng cổ Bắc Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch văn hóa. Từ giá trị vật chất đến giá trị tinh thần, từ các công trình
7
kiến trúc đến văn hóa tâm linh, từ cảnh quan làng xóm đến sinh hoạt cuộc
sống thường ngày đều là những tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho hoạt
động du lịch. Với sự đa dạng phong phú về tiềm năng để phát triển du lịch
văn hóa, các làng cổ Bắc Bộ đang ngày càng thu hút du khách đến tham quan
du lịch cùng nhiều loại hình: du lịch làng quê, du lịch nông thôn, du lịch trải
nghiệm, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội… Điều này không
những tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân địa phương mà còn giới thiệu
hình ảnh của các làng cổ Bắc Bộ đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hiện nay đời sống dân cư tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn còn
chưa cao, nhận thức về môi trường xã hội vẫn còn hạn chế nên việc khai thác
các giá trị văn hóa sẵn có tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn chưa được quan tâm
đúng mực. Bên cạnh đó nhiều làng cổ Bắc Bộ khai thác giá trị văn hóa cho
hoạt động du lịch nhưng không chú trọng đến gìn giữ và bảo tồn các giá trị
này đã làm cho những giá trị văn hóa tại đây ngày càng bị mai một đi.
Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn đề tài ”Phát triển du lịch văn hóa tại các
làng cổ Bắc Bộ” qua khảo sát hai làng cổ cụ thể là Đường Lâm và Bát Tràng
làm luận văn cao học của mình nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại
các làng cổ Bắc Bộ nói chung cũng như đối với làng cổ Đường Lâm và làng
cổ Bát Tràng nói riêng.
2. Mục đích chọn đề tài
Đề tài khoa học này giới thiệu các giá trị vật chất và giá trị tinh thần
của các làng cổ Bắc Bộ cũng như các tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra các
giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch tại các làng cổ Bát Tràng và làng cổ
Đường Lâm.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Giới thiệu tổng quan các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận liên quan
đến du lịch văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và cộng đồng dân cư địa
8
phương, các khái niệm liên quan đến làng cổ Bắc Bộ. Những bài học từ kinh
nghiệm trong việc phát triển du lịch văn hóa tại một số nước Châu Á và địa
phương khác trong nước.
- Phân tích, nghiên cứu các tiềm năng để phát triển du lịch tại các làng
cổ Bắc Bộ và làng cổ Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm.
- Nghiên cứu, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa tại một số
làng cổ Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm.
- Đưa ra các giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ
Bắc Bộ, làng cổ Đường Lâm và làng cổ Bát Tràng.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học, luận văn nghiên cứu liên
quan đến phát triển du lịch văn hóa tại nhiều vùng và địa phương ở các mức
độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau:
Luyện Hồng Anh( 2012), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội.
Vũ Thị Thúy( 2010), Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng
ở Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội;
Trần Thành Công( 2012), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội;
Nguyễn Quang Dũng ( 2012), Phát triển du lịch làng quê vùng đồng
bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và
nhân văn Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Thủy( 2012), Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch
văn hóa tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân
văn Hà Nội.
9
Lê Thị Hải Lý( 2013), Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn
hóa- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học
Xã hội và nhân văn Hà Nội.
Trần Thị Kim Oanh( 2013) Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Ninh Bình,
Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội;
Lê Trung Thu( 2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc
Ninh, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dựa vào những tiềm năng sẵn
có, những tài nguyên của từng vùng, từng địa phương được các tác giả khai
thác và giới thiệu tới khách du lịch. Những tiềm năng, tài nguyên này có thể
là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần khác nhau đều nhằm mục đích phục vụ
cho hoạt động du lịch. Các tác giả đã đi sâu vào khai thác những tài nguyên tự
nhiên như tài nguyên địa hình, khí hậu, sinh vật, cảnh quan để thấy được
những giá trị nổi bật của từng vùng, địa phương, từ đó tìm ra những khác biệt
độc đáo để có thể phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Bên cạnh những
tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cũng được tìm tòi và nêu ra để thấy
được những giá trị phi vật thể quý giá cần phải được khai thác và bảo tồn.
Ngoài ra, các đề tài trên còn phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại vùng và
địa phương như: hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch, công tác quản lý của chính quyền, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch,
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, tác động của môi trường đến hoạt động
du lịch đến vùng, địa phương được nghiên cứu…Từ những tiềm năng và hiện
trạng hoạt động du lịch, các tác giả xác định giải pháp phù hợp cho từng vùng
và từng địa phương cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch nói
chung cũng như du lịch văn hóa nói riêng. Những giải pháp này có thể là giải
pháp trước mắt cần được ưu tiên hoặc cũng có thể là giải pháp lâu dài tiến
hành trong nhiều năm về sau. Dù là giải pháp trước mắt hay lâu dài thì những
10
giải pháp này đều có những ưu điểm góp phần trong việc đẩy mạnh hoạt động
du lịch văn hóa tại khu vực đó nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến tham
quan và khám phá.
Mặc dù đề tài phát triển du lịch văn hóa tại các địa phương, các vùng
hay các ngành nghề truyền thống có khá nhiều nhưng hiện nay chưa có một
đề tài nào nghiên cứu về phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại các làng cổ
tại Bắc Bộ. Có thể nói khi nhắc tới làng cổ Bắc Bộ chúng ta sẽ cảm nhận
được sự thanh bình, yên lành và trong mát. Chỉ khi được đắm mình vào không
gian ấy, chúng ta dường như được trở về với tuổi thơ, về nơi chôn nhau cắt
rốn của mình. Hình ảnh làng cổ Bắc Bộ bao đời nay như cây đa, bến nước,
sân đình…đã ăn sâu vào tâm trí của bao người nhất là những người con xa
quê. Theo GS. TS. Phạm Đình Việt nhận diện một ngôi làng được coi là làng
cổ khi có các yêu tố sau: Thứ nhất căn cứ những yếu tố vật chất còn tồn tại
một cách rõ rệt. Đó là: cấu trúc không gian cảnh quan, các công trình kiến
trúc. Thứ hai các yếu tố phi vật thể như: lối sống( tập tục), tín ngưỡng, lễ hội.
- Cấu trúc không gian của làng thể hiện ở hệ thống đường xá của làng.
Vấn đề này theo các nhà nghiên cứu thì nổi bật là hệ thống đường xương cá.
Trong làng có một số đường chính và tư đây có các đường nhánh chia vào
các cụm nhà( các nhánh này thường là nhánh cụt). Lũy tre bao quanh làng
cũng là một dạng tạo nên cấu trúc đặc trưng của làng Bắc Bộ; những cụm
nhà nằm ngoài lũy tre thường gọi là trại hoặc ấp đây là nơi cư trú của người
được làng cho ra ở hoặc cấp thêm đất. Trong làng còn gặp những ao nhỏ kề
với nhà ở, đây là dấu tích còn lại khi người dân lấy đất để đắp nền nhà đồng
thời tạo ra một mặt nước nhỏ để nuôi cá và trữ nước tưới vườn- nét đặc trưng
của lối sống tự cung cấp ngày xưa.
- Cảnh quan của làng được thể hiện ở lũy tre hàng rào giếng nước, cây
đa cây gạo bến nước, cổng làng. Những yếu tố này tạo nên hình ảnh chung
11
của một làng quê Bắc Bộ nhưng nó cũng rất riêng cho từng làng vì những chi
tiết của nó.
- Các công trình kiến trúc của làng là cổng làng đình làng, nhà thờ họ
nhà ở ngoài ra một số làng còn có các công trình tín ngưỡng như nhà thờ
chùa miếu.
Những yếu tố này càng rõ nét thì giá trị của làng về phương diện quy
hoạch và kiến trúc sẽ cao.
Các yếu tố phi vật thể đến nay đã có nhiều thay đổi, nhiều hủ tục bị bãi
bỏ để cuộc sống phù hợp với sự phát triển. Nhưng những hoạt động mang
tính cộng đồng nặng về biểu hiện của văn hóa lịch sử cần được duy trì như
hội làng, thờ những người anh hùng các vị có công với nước với dân. Bên
cạnh đó tình làng nghĩa xóm- lối sống này là nét đẹp của người nông dân nên
cần lưu giữ vì nó sẽ tạo nên nhịp sống của nông thôn. [ 53]
Với những nét đẹp và giá trị truyền thống vô cùng quý báu đó, những
người dân tại các làng quê Bắc Bộ vẫn đang hàng ngày gìn giữ và bảo tồn để
con cháu về luôn thấy tự hào và trân trọng. Thực tế hiện nay cho thấy, du
khách trong nước đặc biệt là du khách nước ngoài đang có xu hướng thích đi
du lịch và tìm hiểu những vùng đất vẫn giữ được nét cổ truyền độc đáo đó.
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn đang còn mang
tính tự phát do các cá nhân hay hộ gia đình đơn lẻ tự kinh doanh du lịch như
phục vụ ăn uống tại chỗ cho du khách khi có nhu cầu hay cải tạo một vài vị trí
trong gia đình để làm nơi lưu trú cho khách du lịch hay chỉ đơn giản là buôn
bán một vài sản phẩm vùng quê cho du khách. Vì vậy, tác giả chọn và nghiên
cứu đề tài” Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ( nghiên cứu làng
cổ Đường Lâm, làng cổ Bát Tràng) để mong muốn giới thiệu những giá trị vật
chất, giá trị tinh thần đẹp đẽ cần được khai thác và bảo tồn tại các làng cổ Bắc
12
Bộ . Ngoài ra, đề tài cũng như đưa ra một số giải pháp mang tính chất kịp thời
để hoạt động du lịch tại các làng cổ ngày càng có hiệu quả.
Trong rất nhiều làng cổ Bắc Bộ, tác giả chọn nghiên cứu làng cổ
Đường Lâm và làng cổ Bát Tràng vì đó có thể coi là hai trong số những ngôi
làng cổ nhất ở Bắc Bộ. Làng cổ Đường Lâm tiêu biểu cho nền văn hóa cổ xưa
khi làng vẫn còn giữ được hình ảnh của làng quê Việt cổ. Hình ảnh những
ngôi nhà, ngôi chùa, mái đình đến những kiến trúc độc đáo hay những phong
tục tập quán vẫn luôn được người dân làng Đường Lâm hàng ngày gìn giữ và
phát huy những giá trị tốt đẹp. Còn khi nói đến làng Bát Tràng chắc không ai
là không biết tới đó là một làng nghề truyền thống cổ xưa vẫn còn được tồn
tại đến ngày nay. Những sản phẩm gốm nơi đây tuy có nhiều cải tiến và thay
đổi nhưng cách làm gốm, quy trình chọn đất, nặn, vẽ, nung gốm thì vẫn còn
giữ đến ngày nay.
Bên cạnh những thuận lợi mà tự nhiên và con người nơi đây có được,
những khó khăn, những hạn chế cũng được đề tài đề cập đến để chúng ta có
cái nhìn toàn diện trong việc phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ.
Điều này không những thu hút khách du lịch đến với các làng cổ Bắc Bộ ngày
càng nhiều hơn mà còn tạo ra những lợi ích trước mắt và lâu dài cho chính
cộng đồng dân cư nơi đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu về hoạt động du lịch văn hóa nên tác giả
đã sử dụng một số phương pháp nguyên cứu sau nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của đề tài:
- Phương pháp liên ngành: Đây là sự kết hợp của nhiều ngành học,
nhiều môn học khác nhau trong nghiên cứu khoa học như xã hội học, lịch sử,
văn hóa, địa lý… để giải quyết một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả
nhất những vấn đề liên quan đến đề tài.
13
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài có sử dụng những phân tích
số liệu thu thập được trong chương 2 để đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch
của hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng rồi tổng hợp lại nhằm xây dựng các
giải pháp cho phát triển du lịch văn hóa.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Từ các cuộc khảo sát, tiếp xúc nói
chuyện với các cá nhân đoàn thể của làng cổ, tác giả đã đưa ra và thu thập về
các phiếu điều tra khảo sát để có được những đánh giá khái quát về hiện trạng
du lịch và ý kiến những người trong cuộc cũng như của khách du lịch đến
tham quan tại hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu chung về không gian các làng cổ Bắc Bộ
cũng như tại hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng phục vụ cho phát triển du
lịch văn hóa.
- Về thời gian: Những giá trị vật chất và giá trị tinh thần tại hai làng cổ
Đường Lâm và Bát Tràng từ xưa đến nay phục vụ cho phát triển hoạt động du
lịch văn hóa. Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2005 đến năm 2013.
- Về nội dung: Giới thiệu, nghiên cứu các giá trị vật chất, tinh thần,
phân tích thực trạng cũng như đề ra các giải pháp cho phát triển du lịch văn
hóa tại các làng cổ Bắc Bộ nói chung và nghiên cứu cụ thể tại làng cổ Bát
Tràng và làng cổ Đường Lâm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần
Phụ lục, luận văn có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến đề tài
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại làng
cổ Bắc Bộ nghiên cứu tại làng Đường Lâm và làng Bát Tràng
Chương 3: Giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ.
14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau. Trước đây
chúng ta vẫn định nghĩa“du” có nghĩa gốc là lá cờ hoặc tua cờ để trang trí, sau
thêm bộ Thủy là hàm ý chuyển động như nước chảy, như chân đi lại và tạm
dịch là chơi, đi chơi, rong chơi. Chữ” lịch” có nghĩa là trải nghiệm, trải qua.
Vậy “du lịch” nhìn chung là đi chơi và trải nghiệm.
Theo Luật Du lịch, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới( World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên hiệp quốc: du lịch gồm tất cả các hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du
hành với mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động
trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma- Italia ngày 21/8/1963, các chuyên
gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Năm 1985, I.I Pirogionic đưa ra khái niệm “ du lịch là một dạng hoạt
động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu
15
lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Như vậy, du lịch là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau
nhưng nhìn chung đều mang lại cho con người sự nghỉ ngơi và hưởng thụ
ngoài những việc làm thường xuyên hàng ngày của mình.
1.1.2. Du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống [29, tr.12]
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ
hội truyền thống của dân tộc kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức
hút đối với khách du lịch bản địa của như khách quốc tế. Với những khách du
lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa
thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Tổ chức Du lịch Thế giới( UNWTO) định nghĩa du lịch văn hóa bao
gồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật
biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du
lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương.
Theo quan niệm của Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích( ICOMOS)
thì du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc
duy tu, bảo tồn, tôn tạo. Loại hình này trên thực tế đã chứng minh cho những
nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích
văn hóa- kinh tế- xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động du lịch văn hóa thường được tổ chức dựa trên
những đặc điểm vùng miền: Du lịch Điện Biên( Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết
16
hợp sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ); con đường Di sản
miền Trung( Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được
UNESCO công nhận)… là những hoạt động của du lịch văn hóa thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, du lịch văn hóa còn là đi tham
quan thắng cảnh tự nhiên kết hợp tham quan di tích- di sản văn hóa. Ví dụ:
Du lịch Lào Cai ngoài đến SaPa du khách vẫn kết hợp khám phá văn hóa
nhiều dân tộc như H’Mông, Dao Đỏ, Thái…, mua thổ cẩm, thăm cửa khẩu Hà
Khẩu; đến Quảng Ninh du khách sẽ tham quan hang Đầu Gỗ, núi Bài Thơ,
tìm hiểu về sự hình thành Vịnh Hạ Long.
Tóm lại, du lịch văn hóa chính là một loại hình của du lịch và được dựa
trên việc khai thác các tài nguyên nhân văn để phục vụ cho hoạt động du lịch.
1.1.3. Văn hóa du lịch.
Văn hóa du lịch được coi là hệ thống những ứng xử trong hoạt động
khai thác và kinh doanh du lịch dựa trên các nguyên tắc giao tiếp, ứng xử
trong hoạt động du lịch. Đó chính là văn hóa do du khách và người làm công
tác du lịch tích lũy được trong hoạt động du lịch. Tính văn hóa của du lịch
được thể hiện ở quá trình thưởng thức du lịch. Ý thức của khách du lịch đối
với nhu cầu du lịch thể hiện rõ trình độ văn hóa nhất định và nhu cầu xã hội
về nhiều mặt của mọi người. Những quan niệm về giá trị, hình thức tư duy,
tính thẩm mỹ, tính cách, tình cảm… sẽ được bộc lộ trong hoạt động du lịch và
nó phản ánh tâm lý dân tộc. Ngoài ra nó còn được thể hiện qua hành vi du lịch
biết hướng tới cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp.
Tính văn hóa trong du lịch còn được thể hiện qua các giá trị mà tài
nguyên du lịch có thể cung cấp cho du khách, những giá trị về thẩm mỹ vệ
sinh, môi trường về khả năng nâng cao thể chất và tri thức cho du khách. Ví
dụ một tài nguyên du lịch là một di tích lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ ở đây
là phải trân trọng tính xác thực, việc trùng tu, tôn tạo làm biến dạng di tích,
làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu của nó, vi phạm tính nguyên gốc lịch sử
17
của di tích đó có thể được coi là một hành vi không văn hóa. Điều đó không
thu hút được khách du lịch đồng thời còn làm tổn hại đến hình ảnh của điểm
du lịch, hình ảnh chung về nền văn hóa của quốc gia.
Văn hóa du lịch và một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa
của toàn bộ hoạt động du lịch. Tất cả các sản phẩm du lịch cũng như hoạt
động trong quá trình tạo dựng đều hướng tới nét đặc trưng riêng mang bản sắc
văn hóa dân tộc, điều đó sẽ giúp hình thành nên một văn hóa du lịch đặc trưng
cho đất nước.
1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch văn hóa
Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn luôn giữ vai trò quan trọng
trong việc đón tiếp khách du lịch. Đó là lòng hiếu khách của người làm du
lịch và cư dân địa phương, các phong tục tập quán , di sản văn hóa, kiến trúc
địa phương, lễ hội, ẩm thực, chợ địa phương…
Quỹ thời gian nhàn rỗi của dân cư: Hiện nay quỹ thời gian nhàn rỗi của
dân cư và người lao động đang có xu hướng tăng lên bởi Nhà nước ở hầu hết
các nước đều thừa nhận quyền được nghỉ phép năm đối với người lao động.
Người dân cũng có xu hướng sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi tạo điều kiện
đi du lịch nhiều hơn.
Yếu tố kinh tế- xã hội: Khi thu nhập cá nhân ngày càng tăng lên sẽ cho
phép người dân đi du lịch ngày càng nhiều hơn và con người luôn mong
muốn tìm hiểu cái hay, cái tốt bên ngoài xã hội.
Yếu tố dân số: Nơi định cư, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, hoàn
cảnh gia đình, số lượng con cái… chi phối đáng kể việc quyết định các kỳ
nghỉ và lựa chọn loại hình du lịch.
Yếu tố sở thích: Mỗi một lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn… lại có
những sở thích du lịch khác nhau: thanh niên thích du lịch mạo hiểm, khám
phá; người trung niên thích du lịch kết hợp công việc; người già thích du lịch
18
nghỉ dưỡng, chăm sóc đặc biệt; càng trình độ học vấn cao thì nhu cầu du lịch
càng rõ.
Cơ sở hạ tầng du lịch: gồm những công trình xây lắp ngầm như hệ
thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, cáp điện…, những công
trình xây lắp nổi trên mặt đất như đường cao tốc sân bay, đường bộ, đường xe
lửa… Các khu nghỉ mát và khách sạn là yếu tố cũng quan trọng trong cơ sở
hạ tầng du lịch. Chúng cần phải được quy hoạch và xây dựng sao cho hài hòa
với cảnh quan tự nhiên, với kiến trúc địa phương.
Các loại hình vận chuyển du khách: máy bay, tàu, thuyền, ô tô, tàu hỏa
và những phương tiện khác.
Tổ chức, xúc tiến du lịch nơi nhận khách: Phát triển du lịch văn hóa,
Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt như thu nhập của ngành
du lịch và nguồn thuế thu được từ du lịch mà còn quan tâm đến sự phát triển
du lịch dài hạn như tiến hành công tác quy hoạch du lịch, lập quỹ phát triển
du lịch, tham gia đào tạo nghề nghiệp du lịch, bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng du lịch; kiểm soát hoạt động du lịch trong mối quan hệ với tài nguyên
du lịch và bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch văn hóa.
1.1.5.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ về sự tham gia của cộng
đồng dân cư trong phát triển du lịch [ 29, tr.15]
Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ
hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa
địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo
sự hấp dẫn du lịch.
Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi
phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ
19
công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1.1.5.2. Quan hệ giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch văn hóa.
Du lịch là hoạt động luôn có sự tác động qua lại giữa khách du lịch,
người làm du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy những tác động tích cực từ hoạt động du lịch mang lại cho cộng
đồng dân cư. Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư tại nơi du lịch được nâng
cao đó là cơ hội tốt để người dân trau dồi, bổ sung kiến thức cần thiết như
ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa…Chính những hoạt động du lịch đã làm nảy
sinh quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa, nghệ thuật khác nhau mà du
khách là cầu nối trung chuyển. Các nhà cung ứng phục vụ cho hoạt động kinh
doanh du lịch đã đầu tư, góp phần cho việc phục hồi, duy trì các di tích, lễ
hội, sản phẩm làng nghề tại các điểm du lịch. Hoạt động du lịch cũng làm
giảm bớt nạn thất nghiệp, tăng cơ hội tìm việc làm, nâng cao mức sống cho
người dân. Những nhu cầu về hàng hóa tăng nhanh tạo sự phát triển mạnh mẽ
cho các ngành kinh tế có liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến.
Bản chất của các hoạt động du lịch là sự giao lưu, tiếp xúc giữa các cá
thể, các cộng đồng có cùng thế giới quan, quan niệm sống, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo… không đồng nhất. Vì thế, theo thời gian, thái độ
của cộng đồng dân cư địa phương đối với du khách thay đổi theo hướng tiêu
cực. Giai đoạn đầu, du khách xuất hiện sẽ được dân địa phương tiếp đón rất
nồng nhiệt, hứng khởi nhưng theo thời gian, khách đông, quan hệ giữa du
khách và người dân sẽ giảm dần. Về sau, dân địa phương tỏ ra khó chịu đối
với du khách vì có nhiều du khách có những cử chỉ khác lạ, lố bịch xâm hại
đến thuần phong mỹ tục của cộng đồng dân cư địa phương. Tồi tệ hơn khi
xuất hiện tư tưởng và hành động từ chối đối với du khách.
Khi xuất hiện những yếu tố tiêu cực sẽ dẫn đến phản ứng tâm lý của
dân địa phương đối với du khách. Nhóm chấp nhận lối sống của khách thì
người dân vẫn giữ nguyên lối sống của mình, không khó chịu trước lối sống
20
của du khách. Nhóm những người có thái độ dè dặt thì luôn giữ khoảng cách
nhất định đối với du khách. Nhóm những người có thái độ né tránh thì một
mặt vẫn phụ thuộc vào lợi ích kinh tế từ du lịch mang lại nhưng không chấp
nhận lối sống của du khách. Ngoài ra còn có nhóm người có thái độ cực đoan
nhất là thái độ chống đối, đó là những người tham gia quan hệ với du khách
song lại dùng thủ đoạn lừa gạt nhằm làm hại du khách.
Mối quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du
lịch còn gặp những mặt hạn chế. Từ quá trình giao tiếp giữa người tiêu dùng
du lịch và cộng đồng dân cư tại nơi làm du lịch là môi trường để các ảnh
hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng. Nạn nghiện hút,
mại dâm, trộm cướp gia tăng đáng kể. Du khách có những hành vi, cử chỉ
xâm hại đến thuần phong mỹ tục của người bản xứ, thay đổi lối sống, cách
nghĩ của thanh niên bản địa. Vì lợi ích kinh tế, nhiều hoạt động văn hóa
truyền thống được trình diễn thiếu chuyên nghiệp, thiếu tự nhiên. Xây dựng
kết cấu hạ tầng làm cho cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên bị xuống
cấp, ô nhiễm trầm trọng. Hoạt động du lịch làm suy thoái tài nguyên du lịch
tự nhiên như tài nguyên nước, tài nguyên không khí, đất, sinh học. Hoạt động
du lịch cũng gây ra lạm phát cục bộ.
1.2. Làng cổ Bắc Bộ
1.2.1. Khái quát về làng cổ Bắc Bộ
Làng là đơn vị xã hội, là cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của
xã hội Việt. Tiến trình lịch sử đã làm cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội
trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông theo cách nói của PGS. Nguyễn
Từ Chi đó là một “xã hội tiểu nông tư hữu”. Do đó, quan hệ giai cấp ở đây
chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế
tư cấp tự túc. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng
quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản của làng như
đình làng, chùa làng… mà còn là sự gắn bó các quan hệ tâm linh, về chuẩn
21
mực, đạo đức xã hội… Chính những đặc điểm ấy, những quan hệ ấy của làng cổ
Bắc Bộ đã góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.
Theo Bùi Xuân Đính,” làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người
nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ( về
cheo cưới, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả
thổ ngữ” ( tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình
lịch sử”[ 14, tr. 97]. Làng chính là đơn vị xã hội cơ sở và bền vững ở Việt
Nam, là không gian sống của con người Việt Nam. Tổ chức làng Việt Nam
nói chung và làng cổ Bắc Bộ nói riêng mang đậm tinh thần cộng đồng và tự
trị. Do tính cộng đồng đã dẫn con người đến chỗ đồng nhất và sống dân chủ,
bình đẳng với nhau. Tính cộng đồng, dân chủ và bình đẳng cao nhất trong
làng xã được thể hiện ở ngày hội làng. Nó là sự tổng hòa của tất cả những
quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của những con người sống chung
với nhau trên một địa vực cư trú. Đó cũng chính là sức mạnh của con người
Việt nam. Tinh thần tự trị càng làm tăng thêm tính năng động và sự tương
thân, tương ái, tương trợ giữa các thành viên trong một làng xã. Tuy nhiên,
tinh thần cộng đồng làng xã cũng đã dẫn đến tư tưởng bình quân, cào bằng
theo lối” hòa cả làng”, thủ tiêu ý thức cá nhân, cá tính, cá vị, cá thể, chủ
trương” an phận thủ thường”, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, thiếu trách nhiệm cá
nhân, đố kỵ, ghen ghét. Tính tự trị cũng lại dẫn đến tư tưởng cục bộ, địa
phương chủ nghĩa, thái độ” đóng cửa dạy nhau”, không công bằng, mất dân
chủ, nặng cảm tính, xuề xòa; đồng thời còn mở đường cho tính độc đoán,
dung túng thói cường hào ác bá, tệ nạn ngôi thứ, đầu óc gia trưởng
Trong công cuộc xây dựng làng xã văn hóa hiện nay, chúng ta có thể khai
thác được những mặt mạnh của làng xã cổ truyền như tinh thần cộng đồng, tự
quản, tự chủ, năng động; khai thác cơ chế tổ chức của xóm ngõ, tộc họ, phường
hội trong các hoạt động kinh tế, an ninh, vệ sinh, văn hóa, giáo dục
1.2.2. Các loại hình làng cổ Bắc Bộ
22
Các loại hình làng Việt gồm có làng thuần nông do chủ yếu làng Việt ở
đồng bằng châu thổ sông Hồng đều là làng thuần làm nông nghiệp trồng lúa
nước. Ngoài ra có một số làng nghề như làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội)
làm nón, làng Vân Chàng (Nam Trực - Nam Định) làm nghề rèn, làng Bát
Tràng (Hưng Yên) làm gốm sứ, làng Vạn Phúc (Hà Nội) làm nghề dệt
lụa….và một số làng buôn như làng Phù Lưu (Từ Sơn - Bắc Ninh)….là những
làng chuyên làm một nghề, cha truyền con nối hết đời này qua đời khác.
1.2.2.1. Làng thuần nông
Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành từ nhiều ô trũng lớn nhỏ với thế
đất, thế nước và chế độ thổ dưỡng khác nhau nên đòi hỏi cư dân các làng phải
có thế ứng xử thích hợp, linh hoạt. Dưới rốn trũng của đồng bằng là những
làng đồng chiêm chỉ có thể cày cấy được sau mùa mưa khi nước đã rút hết
khỏi đồng trũng. Ở đây có những ngôi làng nép dưới chân các dải đồi hoặc
các triền đất thấp, cư dân sống dựa chủ yếu vào một vụ mầu, diện tích cấy lúa
hạn hẹp. Ngoài ra còn có các làng ven sông với các bãi bồi rộng lớn, thuận lợi
cho việc trồng các loại rau mầu như ngô, khoai, đậu, đỗ… Tuy nhiên, cư dân
sống trong các làng cổ Bắc Bộ phải đối mặt với một khó khăn lớn đó là lũ lụt
và mưa bão. Sông Hồng mang đến một lượng phù sa dồi dào hàng năm nhưng
lại gây ra những trận lụt lớn làm ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của
người dân. Do đó hệ thống đê điều đã được xây dựng để chống lại lụt lội.
Chính vì điều này nên khi nói về vùng đồng bằng Bắc Bộ người ta cho rằng
nền nông nghiệp lúa nước cùng với hệ thống đê điều là những đặc trưng
không thể thiếu của vùng đồng bằng này.
Khi nhắc đến làng thuần nông ở đồng bằng Bắc Bộ thường gợi cho
chúng ta nhớ đến hình ảnh của cây đa, giếng nước, sân đình, đồng lúa phì
nhiêu, dòng sông bao bọc quanh làng gắn liền với thời thơ ấu. Người xưa có
câu:” Nhất cận thị, nhị cận giang” để nói về lợi thế của những nơi chốn gần
với các khu đô thị và cận kề với các dòng sông thuận lợi cho việc làm ăn buôn
23
bán, giao thông đi lại. Đối với những cư dân đồng bằng Bắc Bộ quanh năm
đầu tắt mặt tối, luôn phải chịu cảnh:” Cấy cắn răng, gặt há mồm” mà vẫn
không đủ ăn thì việc làm thêm kinh tế phụ và chạy chợ là lẽ đương nhiên. Ban
ngày làm việc đồng áng, tối tranh thủ xếp hàng để 1-2 giờ sáng đem đi bán.
Những sản vật quen thuộc của làng quê như quả bí, mớ rau, con cá, nải chuối,
ngô, khoai giờ được người nông dân đem ra chợ bán. Ngoại trừ một số người
buôn bán chuyên nghiệp, có lều quán ở chợ hoặc chuyên đưa hàng ra thành
phố bán, còn lại đa số người nông dân chạy chợ trong cái cảnh” đòn gánh ve
chai, lấy công làm lãi” mỗi lúc nông nhàn.
Trong những năm gần đây, rất nhiều du khách đặc biệt du khách nước
ngoài ưa chuộng loại hình du lịch về các vùng nông thôn Bắc Bộ để được
sống và làm việc cùng nông dân. Du khách rất thích thú khi được gặt lúa,
trồng khoai, tát nước, giã gạo…hay làm những công việc rất đỗi bình thường
và thân quen với họ. Đây cũng là một yếu tố cần được khai thác và xây dựng
những tour du lịch đến các làng thuần nông ở Bắc Bộ.
1.2.2.2. Làng nghề
Theo tiêu chí của Bộ NN&PT NT, Việt Nam hiện có 11 nghề thủ công
chính: nhóm ngành nghề gốm sứ thủy tinh, nghề cói, nghề sơn mài, nghề mây
tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, nghề gỗ, nghề chạm khắc đá, nghề giấy thủ
công, nghề tranh in khuôn gỗ, nghề kim khí đúc đồng, chạm bạc… Trong đó
làng nghề mây tre đan là 713( 35,24%), làng có nghề dệt là 432(
21,41%),làng sản xuất đồ gỗ là 342( 16,95%), làng thêu ren là 341( 16,90%)
còn 189 làng thuộc các ngành nghề khác. Đây thực sự là những con số minh
chứng cho vị trí của làng nghề đối với nền kinh tế Việt Nam. Nước ta có hơn
2000 làng nghề trong đó miền Bắc có 1594 làng nghề chiếm 79% làng nghề
của cả nước với những sản phẩm nổi tiếng: lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ
đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng…