Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.42 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá
nhân mà do cả một cộng đồng, một tập thể người. Tương ứng với mỗi thời
kì phát triển của loài người là một nền văn hóa tập trung riêng. Đồng thời
văn hóa tự đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày
nay văn hóa còn là một yếu tố cấu thành, thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi
một quốc gia và một dân tộc có những nét đặc trưng văn hóa riêng, do vậy
để hiểu biết, giao lưu, tìm hiểu và thưởng thức buộc con người phải có hoạt
động đi du lịch và thông qua du lịch cảm thấy gần gũi, thân thiết với nhau
hơn.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không
coi trọng sự phát triển của du lịch văn hóa bởi đây là một loại hình du lịch
có nhiều ưu điểm, không phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh
năm. Nguồn thu từ du lịch văn hóa là nguồn thu ổn định với mức tăng
trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung
quanh. Điều đó rất phù hợp với thời đại ngày nay. Quan trọng hơn, việc
khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là
một cách tốt nhất để bảo tồn và tôn tạo chúng
Ở Việt Nam, bắt đầu từ nền văn hóa trải dài theo thời gian, thông qua
năm tháng đã tích lũy được một kho tàng văn hóa lớn và nó ngày càng có
sức thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau.
Hơn bất cứ một ngành nào du lịch ngày càng có mối quan hệ mật thiết với
văn hóa. Văn hóa không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được gọi
là điểm tựa, là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Văn hóa du lịch đang
trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược trong chiến lược phát triển của
ngành du lịch thế giới. Trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu
1
rõ : “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất
nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái, môi trường xây dựng các
chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và


danh lam thắng cảnh.
Trong bối cảnh việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
khi thời đại đang có những chuyển biến phức tạp thì thiết nghĩ, việc phải
tạo dựng nên một "bản sắc văn hóa Việt Nam mới" là vấn đề rất quan
trọng. Đó là công việc phù hợp với logic của phát triển, phù hợp với sự vận
động nội tại của văn hóa dân tộc, phù hợp với những biến đổi trong quan hệ
dân tộc và quốc tế.
Hà Nội là cái nôi văn hóa của cả nước, nơi tập trung nhiều giá trị văn
hóa gồm cả vật chất lẫn tinh thần, có sức thu hút lôi cuốn ngày càng nhiều
khách du lịch. Vì thế yêu cầu phải có sự phát triển một cách hiểu quả các
tiềm năng, khuyến khích sự phát triển của du lịch văn hóa trong giai đoạn
mới là hết sức quan trọng.
Trong khuôn khổ đề án môn học này, em xin được trình bày hiểu biết
của mình về du lịch văn hóa và kiến nghị một số giải pháp để phát triển loại
hình này ở Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn,
đặc biệt là thầy Trần Đình Hòa – giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này.
2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Văn hóa – cội nguồn của sự phát triển loài người
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có
ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn
hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức
tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn
hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến
theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ

phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan
đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản
phẩm của người thông minh. Trong quá trình phát triển, tác động sinh học
hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để
định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con
người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng
tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động
vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm
bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình
thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp
thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ
3
khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã
hội mà các cá thể là thành viên.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng
chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế
hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh
thần.
1.2 Nội hàm của văn hóa
1.2.1 Văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hoá nhân loại, thể hiện đời sống
tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động
sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật
có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. VHVT
quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến

hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng
tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống
của con người. Trong văn hóa vật thể, người ta sử dụng nhiều kiểu phương
tiện: tài nguyên năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ
tầng sinh sống của con người, phương tiện giao thông, truyền thông, nhà
cửa, công trình xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí, các
phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế... Tóm lại, mọi loại
giá trị vật chất đều là kết quả lao động của con người.
Văn hóa vật thể là một nguồn tài nguyên lớn và quan trọng để phát triển
du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung.
4
1.2.2 Văn hóa phi vật thể
Văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hoá nói chung. Theo nghĩa
rộng, đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động
trí tuệ cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với
những nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. VHPVT tồn tại dưới
nhiều hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử... đã được hình
thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và
lí tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng, vv. Theo
nghĩa hẹp, VHPVT được coi là một phần của nền văn hóa, gắn với cuộc
sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lí tưởng, kiến thức.
Đó là một dạng tồn tại hay thể hiện của văn hóa không phải chủ yếu
dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại khách quan trong không gian và thời
gian, mà nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con
người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao
tiếp xã hội, trong hoạt động tư tưởng và văn hóa – nghệ thuật mà thể hiện ra,
khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó. Có thể kể ra đây những dạng
thức chính của văn hóa phi vật thể :
• ngữ văn truyền miệng, thần thoại cổ tích, truyền thuyết ca dao, thành
ngữ, tục ngữ, vè, ngụ ngôn…

• Các hình thức diễn xướng và trình diễn bao gồm các hình thức ca
múa, nhạc, sân khấu…
• Những hành vi ứng xử của con người, đó là ứng xử giữa cá nhân với
cá nhân, giữa cá nhân trong cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau.
• Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, lễ hội như Phật
giáo, Ki- tô giáo, Đạo giáo, thờ cúng tổ tiên, đạo Mẫu…
• Tri thức dân gian cũng là một lĩnh vực của văn hóa phi vật thể
5
1.3 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển Kinh tế xã hội nói chung
và du lịch nói riêng
1.3.1 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng
trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Bản sắc văn hóa không ra đời một cách ngẫu nhiên mà hình thành,
khẳng định và phát triển như sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế, địa lý, của
quá trình dựng nước và giữ nước, của quá trình sáng tạo những giá trị văn
hóa "nội sinh" kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa
"ngoại sinh". Bản sắc văn hóa vừa gắn với các giá trị cơ bản, cốt lõi của
một dân tộc, vừa biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày. Để có những giá trị
thiêng liêng tạo nên bản sắc văn hóa, dân tộc phải đổ mồ hôi và đổ cả máu
mới có được.
Xây dựng, bảo vệ bản sắc văn hóa là yêu cầu khách quan của mọi dân
tộc khi gia nhập vào cộng đồng văn hóa nhân loại. Song sự nghiệp đó phải
được kết hợp với tính tích cực năng động của nhân tố chủ quan để bảo đảm
cho bản sắc văn hóa luôn là bộ phận hữu cơ của sự phát triển. Khi một dân
tộc quay lưng với truyền thống văn hóa, đánh mất bản sắc văn hóa thì tâm
lý sùng ngoại sẽ hoành hành và khả năng bị nô dịch về kinh tế, chính trị là

khó tránh khỏi. Đánh mất bản sắc văn hóa là cắt đứt sợi dây thiêng liêng
liên kết với quá khứ, để lại hậu quả không thể lường hết. Trước những
thách thức của thời đại, bản sắc văn hóa dân tộc là động lực khơi dậy
nguồn sinh lực từ lòng tự tôn dân tộc và chính bản sắc văn hóa sẽ tạo ra
tính bản thể của sự phát triển dân tộc.
6
1.3.2 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của du lịch
Tiềm năng văn hóa là giá trị của toàn bộ những tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn. Đó là những cảnh quan tự nhiên ấp ủ một truyền thuyết, một
nỗi niềm, một bản lĩnh, một tư duy; là những di tích lịch sử, những lễ hội,
những làng nghề thủ công cổ truyền, những trò vui dân gian… những cách
thức ăn mặc, nói năng; những phong tục tập quán, tóm lại tất cả là những gì
đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của một địa phương, một khu vực.
Thông qua các giá trị vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các
công trình kiến trúc… và các giá trị phi vật thể như: nghệ thuật truyền
thống, phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách của con người, văn hóa có sức
thu hút con người tìm đến với nhau để khám phá, chiêm nghiệm. Sức thu
hút đó chính là cơ sở của ngành Du lịch, vì du lịch xét đến cùng là một hoạt
động của con người nhằm thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc
sắc, độc đáo ở một nơi khác bên ngoài nơi cư trú. Do đó, phát triển du lịch
phần lớn là khai thác tiềm năng văn hóa để đem lại hiệu quả kinh tế, cũng
có nghĩa là phát huy khả năng, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm
năng văn hóa
Trên thế giới ngày nay đang phát triển nhiều loại hình du lịch như du
lịch hoài cổ, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, … Nhưng du lịch theo
kiểu nào, nước nghèo hay nước công nghiệp phát triển, du lịch luôn bao giờ
cũng gắn liền với văn hóa, với bản sắc của mỗi quốc gia. Văn hóa luôn
tiềm ẩn, hóa thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch trước tiên là
hoạt động nhằm đi tìm các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại nhằm
thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng

du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng
văn hóa và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những
thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nhân loại, tạo điều kiện cần thiết cho sự
xích lại của các nền văn hóa khác nhau.Hoạt động du lịch càng hiện đại hóa
thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc.
7
1.4 Du lịch văn hóa
1.4.1 Khái quát về du lịch văn hóa
Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển ngành du
lịch của mình lại không coi trọng du lịch văn hóa. Nhưng không phải quốc
gia nào cũng có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Du lịch văn
hóa chỉ thực sự phát triển ở những nơi có nền văn minh cổ đại nổi tiếng, có
nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh đẹp làm say đắm lòng người.
Có thể hiểu du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn
hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn hóa với mục đích chính là nâng
cao hiểu biết cho cá nhân thông qua các chuyến đi đến vùng đất mới hay
tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống
và phong tục tập quán của địa phương, đất nước đến du lịch hoặc là kết hợp
với những mục đích khác nữa.
Du lịch là nhằm mục đích chuyển hóa các giá trị văn hóa cả về vật
chất lẫn tinh thần. Du lịch văn hóa vừa là phương tiện vừa là mục đích của
kinh doanh du lịch. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch,
các nhà quản lý kinh tế không những phải kiểm tra ngăn chặn những mặt
phi văn hóa bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là
phải tạo ra sức hấp dẫn từ bản sắc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn
và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc.
1.4.2 Các loại hình du lịch văn hóa
Tùy theo các tiêu thức khác nhau người ta có thể chia du lịch văn hóa
ra thành nhiều loại:

• Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa : Mục đích chuyến đi là khảo cứu,
nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Đối tượng chủ yếu là các
nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.
8
• Du lịch tham quan văn hóa : Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất.
Du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa
trong một chuyến đi. Đối tượng khách rất phong phú. Bên cạnh những
khách kết hợp tham quan với nghiên cứu còn có khách chỉ đi chiêm
ngưỡng, biết để thỏa mãn sự tò mò hay đi theo trào lưu. Do vậy trong một
chuyến du lịch khách thường đi đến nhiều điểm, vừa có điểm du lịch văn
hóa vừa có điểm du lịch núi, biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,… Họ là những
người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm, thích sự mới lạ và chủ yếu là những
người trẻ tuổi.
• Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hóa và các mục đích khác : Mục
đích chính của khách trong chuyến đi là công tác nghề nghiệp, tham dự hội
nghị, hội thảo, triển lãm… và có kết hợp với tham quan văn hóa. Đooid
tượng khách này đòi hỏi trình độ phục vụ có chất lượng cao với một quy
trình đồng bộ. Khả năng thanh toán cao nhưng họ rất ít có thời gian dành
cho du lịch.
Tuy nhiên cách phân loại du lịch văn hóa trên chỉ mang tính chất
tương đối. Đây là loại hình du lịch tiềm năng, ít chịu sự chi phối của yếu tố
thời vụ du lịch ( thời tiết, khí hậu ) nhưng nó phụ thuộc vào các đặc điểm
nhân khẩu học như : giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn
giáo, … của du khách.
1.4.3 Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
Để du lịch văn hóa phát triển thì nhất thiết phải có tài nguyên văn hóa,
đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hóa với những đặc điểm kì diệu,
thú vị, đa dạng độc đáo sẽ ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan
nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng mong
muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương,

mỗi đất nước.
9
Tài nguyên văn hóa bao gồm những tài nguyên có giá trị về vật chất
qua các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam, thắng cảnh, các công trình
kiến trúc… Ngoài ra nó còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hóa
phi vật chất, đó là các loại hình nghệ thuật, phong tuc tập quán, những nét
đặc sắc dân gian và chất liệu cho các lễ hội. Khác với nguồn tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên văn hóa không hề cạn kiệt nếu chúng ta biết duy trì tôn
tạo, bảo vệ và phát triển đừng để cho chúng bị suy thoái. Việc khai thác
hợp lý nguồn tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch đang đặt ra một yêu
cầu cấp thiết cho các nhà quản lý hiện nay.
Ngoài tài nguyên về văn hóa không thể không nhắc đến nền kinh tế và
và các chính sách phát triển của bộ máy nhà nước. Một đất nước có nền
kinh tế phát triển cao sẽ là điều kiện để phát triển du lịch nói chung và du
lịch văn hóa nói riêng. Người dân với mức sống cao cũng sẽ có nhu cầu đi
du lịch cao, đặc biệt là mong muốn hiểu biết nhiều hơn về văn hóa các
vùng miền. Bên cạnh đó các chính sách khuyến khích du lịch văn hóa của
nhà nước cũng rất quan trọng để phát triển du lịch văn hóa một cách hợp lý
và có hiệu quả.
10
CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI
2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.1 Tài nguyên văn hóa vật thể
Việt Nam là đất nước có truyền tống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường
kì của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống, là điểm tựa vững
chắc cho du lịch văn hóa. Đất nước với những chiến công hiển hách từ
chống giặc phương Bắc ( Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…),
những kì tích hào hùng qua cuộc kháng chiến chống Pháp ( 80 năm ),
chống Mỹ ( 21 năm ). Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con

sông, ngọn núi đều trở thành huyền thoại. Đặc biệt là Hà Nội ngàn xưa,
chiếc nôi hồng lịch sử, trái tim thiêng liêng của đất nước, của mảnh đất
Thăng Long.
• Hà Nội – đặc điểm về vị trí địa lý, địa thế
Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, nổi tiếng là trù phú với diện tích 920,5 km². Trong đó nội thành có
diện tích 40 km², ngoại thành là 880,5 km².
Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội sớm có một vai
trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ
nghìn năm nay Hà Nội đã được ông cha ta chọn là thủ đô. “ … Thành Đại
La nằm ở trung tâm của trời đất, có các hình thể như hổ phục rồng chầu
đúng các vị trí bốn phương Đông Tây Nam Bắc, trước mặt và sau lưng đều
có sự thuận tiện của sông núi. Đất rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng
sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu
thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh thắng, thật là đô hội
trọng yếu để bốn phương xum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm
kinh sư cho muôn đời…” ( Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn )
11
Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung
tâm du lịch hàng đầu của nước ta.
• Hà Nội – vị trí đầu mối giao thông quan trọng
Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi
Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống mạng lưới giao thông :
đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội tỏa đi các vùng miền của cả
nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới.
Trong vòng bán kính xấp xỉ 60 – 80 km, khách du lịch có thể đến Đền
Hùng, Tam Đảo, Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ Bắc Ninh, Côn Sơn
Kiếp Bạc ( Hải Dương ), Hoa Lư – Cúc Phương – Nhà thờ đá Ninh Bình…
Trong vòng bán kính xấp xỉ 100km khách có thể đến thăm quan cảng

Hải Phòng, hải đảo Cát Bà, Vịnh Hạ Long…
Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích
thuộc loại cao nhất cả nước ( 0,24 di tích/ 1km² ). Nhiều quận huyện có từ
20 – 50 di tích lịch sử , văn hóa, các danh thắng đã được xếp hạng.
• Một số di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội:
® Chùa Một Côt : Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc
của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Được dựng năm 1049 chùa có tên là
Diên Hựu, nghĩa là phúc ấm dài lâu. Sự độc đáo của kiến trúc chùa là toàn
bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. Ở đây, có sự kết hợp táo
bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và
những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ. Khối kiến trúc được phụ
bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn
thanh tịch.
® Chùa Kim Liên : Chùa Kim Liên ( bông sen Vàng ) nằm trên một
doi đất bằng phẳng trong lòng Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm –
Hà Nội. Bao quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Có lẽ do
12

×