Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 125 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Trần Thị Thùy Linh




Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ
sinh quyển Cát Bà .






Luận văn ThS. Du lịch

Nghd. : PGS. TS Phạm Trung Lương



















Mục lục
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục bảng, biểu 4
Danh mục hình 5
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 15
1.1. Quan điểm về du lịch sinh thái
1.1.1. Du lịch bền vững
1.1.2. Du lịch sinh thái
1.1.2.1.Khái niệm về DLST
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của DLST
1.1.2.3. Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức phát triển DLST
1.1.2.5.Nội dung phát triển DLST
1.1.2.5. Tài nguyên DLST
1.1.3 .Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn tự nhiên
1.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển DLST trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1.Trên thế giới :
1.2.1.1. Sự thành công của một dự án DLST ở quy mô nhỏ và
phát triển cộng đồng (quốc gia Tanzania)

1.2.1.2. Dự án khu Bảo tồn tự nhiên Annapurna, Nepal
1.4.2. Ví dụ về phát triển DLST không bền vững

1.4.2.1.Đảo Galaparos - Ecuado
1.4.2.2.Khu dự trữ tự nhiên Tangkoko Dua Saudara - Indonesia
1.4.3.Tại Việt Nam :
1.3. DLST ở các VQG và Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ):
1.3.1.Khái quát tiềm năng DLST ở các VQG:
1.3.2. Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ):
1.3.2.1. Khái niệm
1.3.2.2. Chức năng khu DTSQ
1.3.2.3. Cấu trúc và tổ chức một khu DTSQ
1.3.2.4. Công tác quản lý khu DTSQ
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI KHU DTSQ CÁT BÀ
2.1.Tổng quan về khu DTSQ Cát Bà
2.1.1.Đặc điểm chung
2.1.2. Phân khu Khu DTSQ Cát Bà
2.2. Đặc điểm tài nguyên DLST của khu DTSQ Cát Bà :
2.2.1. Các giá trị tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình:
2.2.1.2. Khí hậu, thủy văn :
2.2.1.3. Hệ thực vật
2.1.2.4. Hệ động vật
2.2.2. Một số giá trị tài nguyên DLST khác :
2.2.2. 1. Hóa thạch tê giác :
2.2.2.2. Hệ thống hang động trên đảo
2.2.2.3. Cảnh quan vịnh Lan Hạ
2.2.2.4 Di chỉ Cái Bèo
2.2.2.5. Lễ hội truyền thống
2.3. Thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại Cát Bà:

2.3.1. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch :
2.3.1.1. Cơ sở vật chất hiện có phục vụ du lịch:
2.3.1.2. Các dự án sẽ được triển khai tại Cát Bà trong thời gian tới
2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà
2.3.2.1.Về công tác giáo dục môi trường và đảm bảo an toàn cho khách
2.3.2.2. Về số lƣợng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch
2.3.2.3. Về thời gian lƣu trú trung bình của khách
2.3.2.4. Về các chương trình du lịch phục vụ khách
Chƣơng 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DTSQ CÁT

3.1. Định hƣớng phát triển chung của Cát Bà
3.1.1. Tuân thủ các mục tiêu và quan điểm phát triển DLST tại Việt Nam.
3.1.2. Theo định hướng phát triển kinh tế của huyện đảo Cát Hải
3.1.3. Các mục tiêu của khu DTSQ Cát Bà
3.2. Một số giải pháp phát triển DLST tại Khu DTSQ Cát Bà
3.2.1.Giải pháp về việc phân vùng không gian tổ chức hoạt động DLST
3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
3.2.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.
3.2.2.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch VQG
3.2.3. Giải pháp về công tác giáo dục môi trường
3.2.4. Giải pháp về phát triển sản phẩm
3.2.4.1. Các chương trình du lịch phục vụ khách
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ khác
3.2.5. Giải pháp về tiếp thị (marketing) du lịch sinh thái
3.2.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.7. Giải pháp về quản lý
3.2.8. Giải pháp về chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị :
3.3.1. Với nhà nước:
3.3.2. Với UBND Huyện đảo Cát Hải:

3.3.3. Với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng:
3.3.4. Đối với Sở Du lịch Hải Phòng:
3.3.5. Đối với Ban Quản lý VQG Cát Bà:

Tài liệu tham khảo 101
Phụ lục 105
Danh mục viết tắt


Du lịch sinh thái: DLST.
Vƣờn Quốc gia: VQG
Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu BTTN
Khu Dự trữ Sinh quyển: Khu DTSQ
Hệ sinh thái: HST
Ủy ban Nhân dân: UBND
Danh mục bảng biểu


Tên bảng
Trang
1. Biểu đồ 2.1 .Biến trình nhiệt ở một số trạm vùng Quảng Ninh -
Hải Phòng

2. Biểu đồ 2.2 .Biến trình mưa vùng Quảng Ninh - Hải Phòng

3. Bảng 2.1: Độ khoáng và tính chất chính của hệ thống suối ngầm
của Cát Bà và một số địa phương khác

4. Bảng 2.2: Sơ đồ Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà


5. Bảng 2.3: Tống số khách và doanh thu từ năm 2001-2006 của
Cát Bà

6. Bảng 2.4: Khách tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà 6 tháng đầu
năm 2007

7. Bảng 2.5: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại 1 số
Vườn Quốc gia














Danh mục hình


Tên hình
Trang
1. Hình 2.1. Rừng trên núi đá vôi tại Cát Bà.

2. Hình 2.2.Khách tham quan tại Rừng ngập nước trên núi


3. Hình 2.3. Rừng ngập mặn tại Cát Bà

4. Hình 2.4. Voọc đầu vàng tại Cát Bà

5. Hình 2.5 : Khỉ vàng trên đảo Cát Dứa

6. Hình 2.6: Tàu cao tốc Hoàng Long vận chuyển khách từ Đình Vũ
ra đảo Cát Hải

7. Hình 2.7: Hệ thống nhà hàng nổi tại Bến Bèo
8. Hình 2.8: Áo phông có hình voọc Cát Bà được bày bán tại Vườn
Quốc Gia Cát Bà

9. Hình 2.9: Trung tâm du khách tại VQG Cát Bà

10. Hình 2.10: Một số biển chỉ dẫn tại Vườn Quốc gia Cát Bà

11. Hình 2.11: Đá tai mèo tại Đảo Cát Dứa và mũi tên hướng dẫn lối
đi cho du khách.









LỜI MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu và đã trở thành một
trong những hoạt động kinh tế hàng đầu của thế giới. Du lịch sinh thái với bản
chất là rất nhạy cảm với các tác động và có trách nhiệm với môi trường, hiện
nay đang là xu thế phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một lĩnh vực được
quan tâm nghiên cứu.
Ở Việt nam, du lịch đang được phát triển rộng rãi và du lịch sinh thái
cũng được chú trọng nhất định. Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái tại Việt
Nam chưa nhận được sự quan tâm đầu tư thích đáng và vẫn đang trong quá
trình phát triển.
Trong số các tiềm năng hấp dẫn khách du lịch sinh thái của Việt Nam,
vai trò của các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng nổi
bật và thu hút nhiều khách du lịch. Số lượng các VQG và khu bảo tồn thiên
nhiên ngày càng tăng. Ngoài việc phục vụ công tác bảo tồn các giá trị tự
nhiên, nghiên cứu khoa học, các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên
cũng là địa điểm để mọi người tham quan, nâng cao nhận thức về môi trường.
VQG Cát Bà là một VQG còn giữ được tính chất nguyên sinh, đa dạng
sinh học cao, thiên nhiên phong phú, Cát Bà đã và đang là một nơi thu hút các
hoạt động tham quan, giải trí, học tập, nghiên cứu khoa học của du khách
trong nước và quốc tế.
Vài năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thăm Cát Bà đã tăng lên
đáng kể nhất là sau khi Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Vấn đề đặt ra cho hoạt động du lịch sinh thái ở đây là nên phát triển
theo hướng nào. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, hiện trạng
phát triển cùng với việc đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hoạt động du
lịch sinh thái hợp lý, song song với công tác bảo tồn và lợi ích của cộng đồng
địa phương là rất cần thiết.
Xuất phát từ các cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, từ thực tiễn và nhận

thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài:"Phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát bà" để thực hiện nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra một số giải pháp nhằm góp
phần phát triển du lịch sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và chỉ ra một
số ví dụ về phát triển du lịch sinh thái bền vững và không bền vững trên thế
giới và Việt Nam.
- Phân tích được thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Cát
Bà và chỉ ra các nguyên nhân của việc phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng.
- Đề xuất được một số các giải pháp về nhân lực, marketing, định
hướng quy hoạch v v và có các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm
phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tại Cát Bà trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận về du lịch sinh
thái, kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và
Việt Nam, tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà hiện nay cùng với hệ
thống các yếu tố liên quan tới phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà.
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch sinh thái tại Khu Dự
trữ sinh quyển Cát Bà, trong đó đặc biệt là VQG Cát Bà, hạt nhân của Khu
Dự trữ sinh quyển và các yếu tố liên quan. Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng
một số tư liệu và số liệu về hoạt động du lịch sinh thái tại một số địa phương
trong cả nước, các công trình nghiên cứu được đăng tải trong các tạp chí, các
hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch sinh thái
4.Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu:

Dựa trên quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm
sinh thái bền vững; luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời kết hợp sử dụng các phương
pháp cụ thể như; phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và
so sánh, phương pháp điều tra thực địa.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ
bản có liên quan tới du lịch sinh thái và những bài học kinh nghiệm từ thực tế
phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và Việt Nam.
Phân tích tình trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà hiện
nay cùng các yếu tố liên quan đồng thời đánh giá về tình hình phát triển du
lịch tại Cát Bà.
- Ý nghĩa thực tiễn: Với việc nghiên cứu tình hình phát triển du lịch
sinh thái tại Cát Bà, luận văn đã nêu ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp
khả thi nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà trong
thời gian sắp tới.
6.Kết cấu luận văn:
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài
phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1:
- Chương 2:
- Chương 3:


























CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Quan điểm về du lịch sinh thái
1.1.1. Du lịch bền vững
Theo quan điểm của Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Thế giới ( IUCN ) thì
“phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài
nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó
khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn, đan
xen nhau”.
Có quan điểm cho rằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi
trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách
du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy
trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng

cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992,
du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển
hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý
các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm
mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống của con người.
Theo Luật Du lịch, du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
về du lịch của tương lai
1.1.2. Du lịch sinh thái
1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái:
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về khái niệm du lịch sinh thái .
Du lịch sinh thái có thể được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên
- Du lịch dựa vào tự nhiên
- Du lịch môi trường
- Du lịch xanh
- Du lịch có trách nhiệm
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được
Hector Ceballos- Lascurain đưa ra năm 1987: Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt:
nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá
trị văn hóa được khám phá.
Định nghĩa của Nêpan : Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự
tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch

để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát
triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực
mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
Định nghĩa của Ôxtrâylia: Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên,
được quản lý bền vững về mặt sinh thái.
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch sinh thái là việc đi lại
có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương
Buckley đã tổng quát : Chỉ có du lịch dựa vào tư nhiên, được quản lý
bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch
sinh thái.
Khái niệm về du lịch sinh thái đã có những thay đổi trong cách nhìn
nhận, từ việc đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác động
tới môi trương sang cách nhìn nhận DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm
với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho
hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái
ở Vịêt Nam ” từ ngày 7-9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa lần đầu tiên về DLST ở
Việt Nam “ Du lịch sinh thái là lọai hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Theo định nghĩa này, vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động sinh
thái đã được khẳng định.
Theo Luật Du lịch, du lịch sinh thái là " hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững".
Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ
còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những
đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST cũng đã được Tổ chức Du

lịch Thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau [19]:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên
mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên
cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi
trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh
nghiệp có quy mô nhỏ tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ
hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành và/hoặc
quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự
nhiên và văn hoá-xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách :
Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể
quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa
phương.
Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái :
DLST là một loại hình du lịch, vì vậy DLST cũng bao gồm các đặc
trưng của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm :
- Tính đa ngành : Đối tượng được khai thác để phục vụ lọai hình du lịch
sinh thái như sự hấp dẫn của cảnh quan, các giá trị văn hóa lịch sử Sản
phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều sản phẩm các nganh kinh tế khác.
- Tính đa thành phần : Các đối tượng tham gia vào họat động du lịch
nói chung rất đa dạng. Khách du lịch, các nhà cung ứng du lịch, cộng đồng
địa phương
-Tính đa mục tiêu : Hoạt động du lịch nói chung mang lại nhiều lợi ích
đa dạng như đáp ứng nhu cầu tham quan của khách, mang lại lợi ích về bảo

tồn cảnh quan, nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư địa phương
- Tính liên vùng : Hoạt động du lịch không đơn thuần diễn ra ở một địa
phương, một quốc gia mà thường liên kết các điểm du lịch, các tuyến du lịch
liêng vùng, liên quốc gia.
- Tính mùa vụ : Tuỳ vào loại hình du lịch mà hoạt động du lịch sẽ có
tính mùa vụ rõ ràng hoặc không rõ ràng. Tính mùa vụ trong du lịch thể hiện ở
việc thời gian tập trong hoạt động du lịch với cường độ cao trong năm.
- Tính chi phí : Biểu hiện ở chỗ mục đích chuyến đi du lịch là hưởng
thụ các sản phẩm du lịch chứ không nhằm mục đích kiếm tiền.
- Tính xã hội hoá : Mọi thành phần trong xã hội có thể gián tiếp hoặc
trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính giáo dục cao về môi trường : DLST hướng con người tiếp cận
gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn có giá trị cao về đa
dạng sinh học và nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động DLST luôn lồng
ghép nội dung giáo dục về môi trường, bảo vệ môi trường cho du khách và
được coi là cầu nối nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc
bảo vệ môi trường.
-Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Từ vịêc giáo dục du khách về nội dung bảo vệ môi trường,
hoạt động DLST sẽ dần dần giúp du khách hình thành ý thức bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương : các khái niệm về du
lịch sinh thái hầu hết đều nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương. Cộng
đồng địa phương là chủ nhân các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho
du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST sẽ có
tác dụng trong việc giáo dục du khách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, đồng thời nâng cao nhận thức và thu nhâp cho cộng đồng.
Cochrane đã tổng kết các nguyên tắc của du lịch sinh thái [26]:
* Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên môi trường, khuyến khích
hoạt động bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác rưởi

* Phát triển ở mức độ hợp lý và lồng ghép với các ngành kinh tế khác
hoặc với các chiến lược sử dụng lãnh thổ.
* Tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương,
những người có quyền được làm chủ trong hoạch định phát triển.
*Các hoạt động xúc tiến thị trường cần chú trọng tới vấn đề môi
trường, hạn chế tác động của du lịch đến các giá trị văn hóa truyền thống và
sự phát triển xã hội địa phương.
*Có khả năng hấp dẫn số lượng du khách ngày càng tăng và thường
xuyên đáp ứng cho du khách những trải nghiệm du lịch lý thú.
* Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về
khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao.
Để đảm bảo cho việc thực hiện được các mục tiêu và đặc trưng của
DLST đã nêu, trong quá trình trong quá trình phát triển của mình, DLST phải
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản [19]:
* Giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên,
qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
Đây là một trong những nguyên tắc chính của DLST tạo sự khác biệt
cơ bản giữa DLST với các loại hình du lịch tự nhiên khác. Với những hiểu
biết mà du khách có được nhờ tham gia vào hoạt động DLST, thái độ cư xử
của du khách được thay đổi và sẽ thể hiện bằng những nỗ lực hành động tích
cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị của môi trường tự nhiên và
văn hoá bản địa ở khu vực mà du khách đặt chân đến.
* Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
tự nhiên.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bởi đó
là mục tiêu của hoạt động DLST và đảm bảo cho sự tồn tại của DLST.
* Góp phần bảo vệ và phát huy văn hoá bản địa.
Là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST bởi
các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các
giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái cụ thể. Sự thay đổi hoặc

xuống cấp tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương
dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và
sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực
tiếp đến hoạt động DLST.
* Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như
các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và
phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty thì
ngược lại DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình
đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa
phương.
Ngoài ra, DLST với sự tham gia của cộng đồng luôn hướng tới việc
huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động của
mình. Cộng đồng người dân địa phương có thể tham gia các hoạt động dịch
vụ DLST như làm vai trò hướng dẫn viên (guider), đảm nhiệm chỗ nghỉ cho
khách (homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm (food supply), về hàng
lưu niệm cho khách (souvenir supply) Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với
việc giảm sức ép của cộng động sống trong và ở vùng đệm các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên lên môi trường và đa dạng sinh học.
Thông qua việc tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng
địa phương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được
phát huy bởi người dân địa phương sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa
việc bảo tồn và cuộc sống của họ, và chính họ sẽ là những người chủ thực sự,
ngừơi bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra
hoạt động DLST.
1.1.2.3.Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức phát triển DLST:
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát
triển ở các khu bảo tồn tự nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các vườn quốc

gia (natural park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học
cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của
một số hình thức du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn (rural
tourism) hoặc các trang trại (farm tourism) điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch
sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách , người
hướng dẫn viên ngoài trình độ ngoại ngữ tốt cần phải có kiến thức về các đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng .
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi ở người điều hành sự tôn trọng
nguyên tắc, có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý các khu bảo tồn tự
nhiên và cộng đồng địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, tạo việc làm và cải thiện
cuộc sống cộng đồng địa phương.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tác động động tiêu cực của hoạt động du
lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái phải được
tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ''sức chứa''. Sức chứa du lịch
theo tổ chức du lịch thế giới được hiểu là "mức độ sử dụng của khách tham
quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách
và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên"
Khái niệm ''sức chứa'' được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học,
tâm lý học và xã hội [19].
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du
khách mà khu vực có thể tiếp nhận.
Về khía cạnh sinh học, sức chứa sinh thái/tự nhiên là lượng khách đến
vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động sinh
thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ sử dụng gây
ra.
Về khía cạnh tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà
nếu vượt quá du khách cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt

của các du khách khác hay nói một cách khác mức độ thoả mãn của du khách
bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá tải.
Về khía cạnh xã hội, sức chứa văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khác du lịch đến đời
sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
Do đó cần tổ chức để lượng khách chủ yếu tập trung chủ yếu trong khu
chức năng dịch vụ không gây tác động lớn đến nguồn tài nguyên và môi
trường, đa dạng sinh học ở lãnh thổ được tổ chức phát triển DLST.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: Để làm giảm
sức ép của cộng đồng địa phương lên khu bảo tồn cần khuyến khích họ tham
gia vào các hoạt động du lịch sinh thái. Lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái
phải được chia sẻ cho đa số dân cư. Ngoài ra, mục tiêu của DLST là sử dụng
nhiều nhất các nguồn lực địa phương, trong đó cộng đồng địa phương - người
hiểu rõ nhất về tài nguyên – đóng vai trò quan trọng. Do đó việc hoạch định
các dự án, quy hoạch cần được sự tham gia góp ý của cộng đồng.
1.1.2.5.Nội dung phát triển du lịch sinh thái :
Phát triển du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm
năng của DLST kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, về cơ sở vật chất kỹ
thuật và lao động du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh
và đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội.
Nội dung phát triển DLST cụ thể bao gồm [29]:
- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học : Yếu tố cơ bản cho
hoạt động của DLST chính là đa dạng sinh học. Hoạt động phát triển du lịch
sinh thái phải đi đôi với việc tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng
sinh học nhằm đảo bảo được nguồn tài nguyên sinh thái bền vững.
Nội dung của việc tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thể
hiện ở các góc độ : nghiên cứu đánh giá thực trạng đa dạng sinh học, duy trì
bảo vệ các nguồn gien, xây dựng các khu bảo tồn và tăng cường công tác bảo
vệ môi trường, hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương.
- Phát triển các tuyến, điểm DLST : Đây là một nội dung quan trọng

của hoạt động phát triển DLST. Đa dạng hóa các điểm du lịch, tuyến du lịch
sinh thái phục vụ khách đồng thời với việc đảm bảo phát triển bền vững.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái: Đa dạng hình thức tổ chức
các hoạt động DLST, các loại hình dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí cho khách
tại các điểm, tuyến du lịch sinh thái. Sự gia tăng về số lượng và chủng loại
sản phẩm DLST phản ánh về mức độ hấp dẫn của điểm đến cũng như khả
năng thu hút khách du lịch.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST: Đi đôi với việc đa dạng hóa
sản phẩm DLST là công tác đảm bảo và tăng cường chất lượng của sản phẩm
DLST nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Vấn đề nâng cao chất lượng của sản phẩm DLST cần có sự kết hợp của
nhiều thành phần tham gia vào hoạt động này như các doanh nghiệp, các nhà
quản lý, cộng đồng địa phương
- Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch:
Phát triển các tiện nghi vật chất và phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc
cung ứng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách như các cơ sở lưu trú,
các nhà hàng phục vụ ăn uống Việc phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ
thuật du lịch phải phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, quy mô và đặc trưng của
điểm DLST.
Phát triển cơ sở hạ tầng địa phương nơi có hoạt động du lịch sinh thái
sẽ giúp cho việc khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái được dễ dàng hơn,
khách du lịch sẽ tiếp cận dễ hơn với điểm, tuyến DLST và cộng đồng dân cư
địa phương sẽ được hưởng lợi từ hoạt động DLST.
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch : Số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực lao động quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do
đó, để phát triển hoạt động DLST cần nâng cao trình độ quản lý, kỹ nâng
nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức và hiểu biết về môi trường của nguồn nhân
lực du lịch. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên, những
người trực tiếp giao tiếp và cung cấp thông tin tới khách.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch sinh thái:

Cơ chế và chính sách của Nhà nước cần được hoàn thiện theo hướng tạo điều
kiện cho hoạt động du lịch sinh thái. Các chính sách cụ thể như chính sách về
thuế, tín dụng, đào tạo, ưu đãi đầu tư, v.v. cần được thống nhất và đồng bộ
hóa nhằm tạo môi trường tốt hơn cho sự phát triển của các hoạt động du lịch
sinh thái.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến du
lịch sinh thái : phát triển DLST phải gắn liền với việc tăng cường nghiên cứu,
xác định rõ thị trường mục tiêu. Việc quảng bá, xúc tiến phải đẩm bảo nội
dung đầy đủ các thông tin cần thiết; lựa chọn phương tiện, thời điểm thích
hợp đến từng phân đoạn thị trường nhằm giới thiệu các sản phẩm DLST cũng
như làm tăng nhu cầu du khách.
1.1.2.6. Tài nguyên du lịch sinh thái :
Khái niệm về tài nguyên du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch,
theo đó tài nguyên du lịch là " cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch"
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và
các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự
nhiên đó. Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều
được coi là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần tự nhiên và các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác để tạo ra sản
phẩm DLST, phục vụ cho hoạt động DLST mới được coi là tài nguyên
DLST.
Đặc điểm của tài nguyên DLST [19]:
- Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên
đặc sắc có sức hấp dẫn lớn: Các tài nguyên DLST chủ yếu được hình thành từ
tự nhiên do đó tài nguyên DLST rất đa dạng. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt,

nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc hữu quý
hiếm tất cả đều được coi là nhưng tài nguyên DLST đặc sắc, có sức hấp
dẫn lớn với khách du lịch.
- Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động : So với các
tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động của
con người. Sự thay đổi tính chất của bất kì thành phần cấu thành nào cũng dẫn
tới sự thay đổi thậm chí biến mất của cả hệ sinh thái và khiến cho tài nguyên
DLST bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau.
- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau : Tài nguyên
DLST có loại có thể khai thác quanh năm, cũng có loại chỉ được khai thác
vào một thời điểm nhất định trong năm. Điều này phụ thuộc vào quy luật diễn
biến tự nhiên cuả các hệ sinh thái. Như vậy để khai thác có hiệu quả tài
nguyên DLST, các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần nghiên cứu cụ thể và
nắm bắt được quy luật của các hệ sinh thái cũng như các tài nguyên DLST
khác.
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch: các tài nguyên DLST thường nằm xa
các khu dân cư vì đặc tính nhạy cảm với tác động của con người. Cũng giống
như các tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường được khai thác tại
chỗ để phục vụ nhu cầu của du khách. Do đó, để hoạt động DLST có hiệu

×