Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 139 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐOÀN MẠNH LINH



VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN
VỊNH HẠ LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Chuyên ngành: Du lịch
(chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. Nguyễn Phạm Hùng







Hà Nội-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐOÀN MẠNH LINH



VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN
VỊNH HẠ LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Chuyên ngành: Du lịch
(chương trình đào tạo thí điểm)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. Nguyễn Phạm Hùng







Hà Nội-2013

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Kết cấu của luận văn 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về vận chuyển khách du lịch 9
1.1.1. Khái niệm có liên quan 9
1.1.2. Dịch vụ và dịch vụ du lịch 10

1.1.3. Vận chuyển khách du lịch 13
1.1.4. Đặc điểm của VCKDL trên vịnh Hạ Long 15
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch. 16
1.2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương và bài học kinh
nghiệm đối với VCKDL trên vịnh Hạ Long 29
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vận chuyển khách du lịch
trên vịnh Hạ Long 33
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH
DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 36
2.1. Giới thiệu chung về du lịch trên vịnh Hạ Long 36
2.1.1. Tài nguyên du lịch 36
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của du lịch trên vịnh Hạ Long. 38
2.1.3. Một số loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long 39
2.2. Hiện trạng hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long 40
2.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch
trên vịnh Hạ Long 40

2
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về VCKDL trên vịnh Hạ Long 43
2.2.3. Hệ thống doanh nghiệp 53
2.2.4. Nhân lực 55
2.2.5. Tuyến hành trình, không gian du lịch trên vịnh Hạ Long 58
2.2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 60
2.2.7. Khách du lịch 68
2.2.8. Các yếu tố khách quan, chủ quan khác có ảnh hưởng đến VCKDL
trên vịnh Hạ Long 70
2.3. Đánh giá, nhận xét chung 71
2.3.1. Kết quả đạt được 71

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 73
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 79
Tiểu kết chương 2. 83
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 84
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 84
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu chung 84
3.1.2. Quan điểm phát triển dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên vịnh
Hạ Long 86
3.2. Đề xuất các giải pháp 88
3.2.1. Căn cứ đề xuất 88
3.2.2. Đề xuất các giải pháp cụ thể 88
3.3. Một số kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các Bộ
chuyên ngành. 113
3.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 113
3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải 116
Tiểu kết chương 3. 118
KẾT LUẬN 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT




CSHT
CSHTDL

Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng du lịch
ISO
International Organization for Standardization
NĐ/TU
Nghị định/Tỉnh ủy
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TB/TU
Thông báo/Tỉnh ủy
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
United nations Educational, Scientific and
Cultural Organization
VN
Việt Nam
VCKDL
Vận chuyển khách du lịch



4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp về khách tham quan vịnh Hạ Long 41
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu thống kê chủ yếu về du lịch Quảng Ninh 42
Bảng 2.3: Lao động phân theo trình độ chuyên môn năm 2010 57
Bảng 2.4: Bảng về số liệu điều tra về trang bị trên tàu du lịch 65


5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, hình ảnh
du lịch Việt Nam đã được các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp thực
hiện mạnh mẽ và đã đem lại kết quả khả quan. Trong đó hình ảnh Vịnh Hạ Long
được đưa ra làm đại diện như là hình ảnh chung của cảnh quan đất nước Việt
Nam. Đặc biệt, chiến dịch bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên
nhiên của thế giới đã chuyển tải hình ảnh của Hạ Long đến các tầng lớp nhân dân
và du khách trên khắp thế giới. Hiệu quả của công tác tuyên truyền đã có tác động
lớn đến với lượng khách du lịch đến với Việt Nam và Hạ Long, Quảng Ninh.
Theo số liệu thông kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2012 đạt 6,8 triệu lượt khách quốc tế và hangc
chục triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong số đó, năm 2012 Quảng Ninh đã
đón được 7,5 triệu lượt khách, khách quốc tế đạt 2,49 triệu lượt. Đối với khách
du lịch đến vịnh Hạ Long đạt 2,57 triệu lượt với 132.000 lượt chuyến tàu du
lịch xuất bến, tăng 11% so với 2011. Với số liệu trên, đã khẳng định vịnh Hạ Long,
dịch vụ du lịch trên vịnh, dịch vụ vận chuyển trên vịnh Hạ Long rất quang trọng
đối với hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng.
Hiện nay có hơn 500 tàu du lịch, trong đó có 160 tàu du lịch có cơ sở lưu
trú, với 20.350 ghế ngồi và 1.640 phòng ngủ, với vốn đầu tư lên đến hàng nghìn
tỷ đồng.[36] Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và du khách
thì dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du
lịch nói riêng còn có điểm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong
đó công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác quản lý an toàn, quản lý về
môi trường còn có điểm phải xem xét thêm, đặc biệt vừa qua đã xẩy ra một số
vụ việc làm thiệt hại đến tính mạng của du khách. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải
làm như thế nào để có thể khai thác hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long một


6
cách hiệu quả và có tính bền vững hơn, đảm bảo vừa phát huy được giá trị của
vịnh Hạ Long, vừa bảo vệ được các giá trị của di sản, hay nói một cách khác
khai thác đi đôi với bảo tồn.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, đồng thời đảm
bảo được các yêu cầu về an toàn, môi trường, hài hòa giữa khai thác và bảo tồn,
nâng cao chất lượng dịch vụ, lợi ích quốc gia, hiệu quả của doanh nghiệp ,
việc nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, đề xuất để đưa dịch vụ du lịch này khai
thác có hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc là rất cần thiết.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đối với hoạt động
kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long là rất cần thiết. Từ đó
đề xuất các giải pháp, các phương thức quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng của các dịch vụ, và mục đích cuối cùng là đề thu hút được ngày
càng nhiều khách đến và quay trở lại với Vịnh Hạ Long.
Những lý do trên là động lực để tác giả chọn đề tài: “Vận chuyển khách
du lịch trên Vịnh Hạ Long – Thực trạng và giải pháp”. Luận văn này là bước
nghiên cứu tìm hiểu ban đầu, có tính chất cơ bản, làm nền tảng cho các nghiên
cứu sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo tìm hiểu của tác giả, về lĩnh vực này, trong những năm gần đây,
gần như chưa có người nghiên cứu sâu và tổng thể về quản lý hoạt động vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long. Ngoài một số người có nghiên cứu cụ
thể như chất lượng dịch vụ, tuyến du lịch trên vịnh và một số tham luận khoa
học chung về lĩnh vực vận chuyển khách du lịch nói chung. Đối với việc đánh
giá thực trạng của hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long chưa
được nghiên cứu đầy đủ và chi tiết.
Với tầm quan trong của vịnh Hạ Long, theo tìm hiểu của tác giả trong
thời gian qua đã có nhiều bài tham luận trong các hội thảo, các chương trình
nghiên cứu về vịnh Hạ Long về du lịch Quảng Ninh, nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu chuyên sâu về vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, một


7
trong những vấn đề mấu chốt của một dây truyền sản xuất, kinh doanh du lịch,
dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long. Cùng với đó, trong thời gian gần đây, hoạt
động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long đã liên tiếp để
xẩy ra các vấn đề về an toàn, về chất lượng phục vụ và đã gây ra những hậu quả
rất lớn làm chết nhiều người. Qua những vụ việc này hình ảnh của Hạ Long đã
bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Vận dụng cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực tế hoạt động vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long để từ đó đưa ra các bài học và các giải
pháp để hoàn thiện hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ các vấn đề về lý luận đối với hoạt động vận chuyển khách du
lịch trên vịnh Hạ Long để từ đó đưa ra một số vấn đề, yếu tố có ảnh hưởng đến
hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển khách du
lịch trên vịnh Hạ Long và việc nghiên cứu thực trạng hoạt động vận chuyển
khách du lịch trên vịnh; cơ sở vật chất, nhân lực làm việc trên các phương tiện,
và đội ngũ lao động có liên quan, các tuyến du lịch trên vịnh Hạ Long, vấn đề
về môi trường, an toàn, an ninh trật tự. Từ thực tế của hoạt động vận chuyển
khách du lịch trên vịnh Hạ Long đưa ra các giải pháp về tổ chức quản lý hoạt
động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, các giải pháp về tiêu chuẩn
an toàn kỹ thuật, ngăn ngừa ô nhiễm, giải pháp về cơ sở hạ tầng, về an ninh trật
tự, về nguồn nhân lực….
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào thực trạng của hoạt
động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long bằng phương tiện thủy nội

địa – tàu du lịch và các yếu tố có liên quan.

8
Đứng trên góc độ của tác giả là người đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này để có những đánh giá và các
giải pháp phù hợp cho hoạt động của dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên
vịnh Hạ Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về hoạt động VCKDL trên vịnh Hạ
Long dưới góc độp cơ quan quản lý nhà nước.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động VCKDL trên
vịnh Hạ Long trong thời gian từ 2006 – 2012.
- Không gian nghiên cứu: toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long (khu vực được
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và một số điểm lân cận có liên quan).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Các
phương pháp thu thập dữ liệu, xin ý kiến chuyên gia, phân tích và xử lý số liệu…
Phương pháp điều tra được xử dụng chủ yếu là: phương pháp phân tích
số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thu thập tài
liệu sơ cấp và thứ cấp, các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau;
phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp thực địa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Phụ lục, luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vận chuyển khách du lịch và vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long.
Chương 2: Thực trạng hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh
Hạ Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động dịch vụ vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long.



9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG

1.1. Một số vấn đề lý luận về vận chuyển khách du lịch
1.1.1. Khái niệm có liên quan
Theo Điều 4 của Luật du lịch năm 2005, khái niệm về “Du lịch” và một số
khái niệm có liên quan đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch được hiểu như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
“ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
“ Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm
các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch
theo chương trình du lịch”.
Theo Điều 57 của Luật Du lịch năm 2005, quy định về kinh doanh vận
chuyển khách du lịch:
“Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại
các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. [32]
Theo Quyết định số 716/2011/QĐ – UBND ngày 15/3/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh, quy định:
“ Tàu du lịch: Là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nọi địa,

đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ để phục vụ khách du lịch
trên vịnh Hạ Long. Tàu du lịch bao gồm:

10
- Tàu vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long (được gọi tắt là tàu
tham quan).
- Tàu vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên vịnh Hạ Long (được
gọi tắt là tàu lưu trú).[59]
Có thể nói, với quan điểm trên thì du lịch, dịch vụ du lịch và dịch vụ vận
chuyển khách du lịch là một khái niệm rất rộng liên quan đến cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, tổ chức và cá nhân kinh
doanh du lịch, chính quyền địa phương và dân cư sở tại có tài nguyên du lịch,
khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài.
1.1.2. Dịch vụ và dịch vụ du lịch
* Dịch vụ
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những
sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm
nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu.
Về khái niệm dịch vụ, đã có nhiều quan điểm khác nhau giải thích khái
niệm này, tuy nhiên về cơ bản các khái niệm đều có sự tương quan tương đối
với nhau. Theo lý luận Marketing, dịch vụ được coi như một sản phẩm nhưng
vô hình. Dịch vụ có thể được tiến hành mà không cần gắn liền với sản phẩm vật
chất, và nó mang các đặc điểm như: vô hình, không thể lưu kho, sản xuất và tiêu
dùng đồng thời.[9]
Hay nói cách khác, dịch vụ là một chuỗi các hoạt động được mua bởi người
có yêu cầu về dịch vụ đó, vì một lý do nào đó, mà họ không thể tự làm được. Nó
không thể hiện bằng vật chất nhưng có giá trị về kinh tế. [9, Tr193-194]
Theo Philip Kotler trong “Marketing du lịch” thì lại cho rằng “dịch vụ là
mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là

vô hình và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện có thể có

11
và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó”.
[22,Tr31]
Theo ISO 9004:1991 E, dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động
tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của
người cung cấp để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. [9, Tr 194]
Từ những khái niệm trên có thể kết luận dịch vụ là:
- Việc cung cấp các hoạt động
- Nhằm phục vụ cho một yêu cầu nào đó của khách hàng
- Mang tính vô hình và có sự phát tương tác chặt chẽ với khách hàng.
* Dịch vụ du lịch.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh, đời sống của con người
ngày càng được cải thiện, đồng thời với đó là nhu cầu ăn, chơi, du lịch phát
sinh. Từ thực tế đó dịch vụ du lịch cũng ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người.
Du lịch cũng là một ngành dịch vụ, nên nó mang đầy đủ các tính chất
của một ngành dịch vụ thông thường khác. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch còn
có những đặc trưng riêng của ngành. Khái niệm "Dịch vụ du lịch" được chỉ
rõ tại Điều 4 của Luật du lịch Việt Nam năm 2005 như sau: "Dịch vụ du lịch
là việc cung cấp những dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch". [32, tr 21]
Ngoài ra, quan điểm của một số nhà nghiên cứu kinh tế du lịch của Việt
Nam cho rằng dịch vụ du lịch "là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác
giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt
động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng du lịch" [9, Tr 194]
 Đặc trưng của dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch có những đặc điểm và đặc trưng riêng so với các ngành
dịch vụ khác như sau:

12
Tính vô hình: Cũng giống như các ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ du
lịch là vô hình. Các sản phẩm dịch vụ du lịch như chương trình du lịch, thuê
phòng khách sạn… là những dịch vụ không thể cầm, nắm hay hiểu rõ được chất
lượng, cũng như định giá được nó trước khi sử dụng. Đồng thời, những dịch vụ
này cũng không thể lưu kho được như các sản phẩm vật chất khác.
Tính đồng thời: Sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ không được hình thành nếu
không được tiêu dùng. Sự tham gia của người tiêu dùng đóng vai trò tiên quyết
tới sự hình thành nên sản phẩm dịch vụ du lịch.
Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách
rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia.
Chuyển quyền sử dụng không chuyển quyền sở hữu: Khách du lịch có
thể ngủ tại khách sạn, sử dụng các tiện nghi trong khách sạn đó nhưng không có
quyền sở hữu đối với chúng. Cũng như vậy, đối với tất cả các dịch vụ du lịch
khác, du khách chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu.
Tính thời vụ: Đây là một đặc trưng rất riêng của du lịch, các dịch vụ du
lịch theo đó cũng có tính thời vụ sâu sắc. Các hoạt động du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: Thời tiết, thiên tai… hay điều kiện xã hội
như: dịch bệnh, tình hình an ninh chính trị, tôn giáo… Điều này sẽ dẫn tới mất
cân đối cung cầu, lực lượng cầu quá đông cũng không đủ dẫn tới dịch vụ kém chất
lượng, lúc lượng cầu giảm đột ngột gây lãng phí cơ sở vật chất. Để khắc phục tình
trạng này đòi hỏi sự can thiệp của cấp quản lý, nhằm điều hòa và tìm giải pháp cân
đối cung cầu, tránh tình trạng mất cân đối như trên. [9, Tr 121 - 122]
Tính cá nhân hóa: Khách du lịch khi sử dụng dịch vụ luôn mong muốn
được phục vụ trước tiên, và được quan tâm một cách nhiệt tình để tới những yêu
cầu cá nhân của họ. Do vậy, dịch vụ du lịch đòi hỏi phải có sự quan tâm tới từng
yêu cầu nhỏ của mỗi khách hàng. Đây thực sự là một đặc trưng riêng của dịch

vụ du lịch. [9, Tr 195 - 199]

13
* Các loại dịch vụ du lịch
Trong một hoạt động du lịch có rất nhiều dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên
chúng thường được chia làm 2 loại chủ yếu.
Các dịch vụ cơ bản bao gồm: Lữ hành, vận chuyển, lưu trú, dịch vụ ăn
uống. Các dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành sản phẩm
dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, đây là những dịch vụ cố định trong một sản phẩm du
lịch, khó có khả năng thay thế và mở rộng, vì vậy lợi nhuận thu được từ những
dịch vụ này cũng không có nhiều khả năng tăng.
Các dịch vụ bổ sung: Vui chơi giải trí, mua sắm, kinh doanh đồ lưu
niệm, giặt là, tư vấn thông tin… Những dịch vụ này tuy không đóng vai trò
trọng yếu nhưng chúng cũng góp phần nâng cao hay làm giảm sự thỏa mãn của
khách hàng. Ở các nước có nền du lịch phát triển, họ có thể giảm tối thiểu chi
phí cho các dịch vụ cơ bản, để thu được lợi nhuận họ đã tập trung và các dịch vụ
không cơ bản này. Điển hình cho việc áp dụng cách thức này như Thái Lan.
1.1.3. Vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển khách du lịch là một trong những ngành, nghề trong lĩnh vực
du lịch, đây là một loại hình dịch vụ du lịch. Vận chuyển khách du lịch là việc
cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương
trình du lịch.
Các hình thức vận chuyển khách
Hiện nay, nền kinh tế thế giới và khoa học công nghệ trên thế giới đang
phát triển mạnh, cùng với sự phát triển đó nhu cầu du lịch cũng có tốc độ tăng
nhanh chóng. Với nhu cầu đó, các hình thức vận chuyển cũng đã đa dạng và
phong phú, trong đó có các hình thức cơ bản như vận chuyển hàng không,
đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt. Tương ứng với các hình thức
này sẽ có các loại phương tiện phù hợp cho từng loại địa hình, từng hành trình,
khoảng cách Cụ thể:

Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không
Ở hình thức này sử dụng phương tiện là máy bay và các phương tiện
khác có tính năng tương tự. Mục đích của loại hình là vận chuyển khách từ các

14
vùng, điểm có khoảng cách xa hoặc sử dụng các phương tiện có tính năng phù
hợp dùng để ngắm cảnh từ trên cao.
Hiện nay, do nhu cầu du lịch ngày càng tăng, mặt khác điều kiện về thời
gian không có nhiều, nên máy bay là một trong những phương tiện đang được
sử dụng phổ biến để phục vụ vận chuyển khách từ các điểm có khoảng cách xa
nhau. Loại hình này sẽ giúp cho khách tiết kiệm được thời gian di chuyển trong
khoảng các giữa các điểm xa nhau. Mặt khác, theo các số liệu thông kê, việc di
chuyển bằng loại hình này có mức độ an toàn cao nhất.
Ngoài sử dụng phương tiện máy bay, hình thức vận chuyển bằng đường
hàng không còn sử dụng phương tiện như kinh khí cầu. Loại hình này thường
được sử dụng dùng để du khách di chuyển và ngắm cảnh từ trên không. Hiện
nay, loại hình này đang có xu hướng phát triển mạnh ở một số nước phát triển.
Hình thức vận chuyển bằng đường bộ
Vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ làm một hình thức phổ biến và
được dùng để di chuyển khách trong những phạm vi, khoảng cách của các điểm
tham quan phù hợp hoặc trong hành trình có nhiều điểm tham quan hoặc các
điểm tham quan, cảnh quan nằm dọc theo hành trình.
Hình thức này thông thường sử dụng các phương tiện như xe ô tô, xe thô
sơ và các phương tiện có tính chất tương tự. Mỗi một loại phương tiện được
thực hiện và sử dụng cho một đối tượng, loại hình, tính chất của từng sản phẩm
du lịch.
Hình thức vận chuyển bằng đường sông, đường biển
Đối với đường biển: Hình thức này được sử dụng cho việc vận chuyển
khách du lịch di chuyển trên biển, hành trình của nó là nối các cảng biển, các
điểm du lịch trên vùng biển. Hình thức này sử dụng phương tiện là tàu biển và

thường có thời gian di chuyển dài ngày.
Một xu hướng du lịch mới đang được nhiều du khách sành điệu lựa chọn
là du lịch bằng tàu biển bởi tính độc đáo, mới lạ và nhiều trải nghiệm thú vị.
Loại hình du lịch này đang hứa hẹn phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian tới

15
với nhiều hải trình mới được cho ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Tham gia vào hành trình du lịch tàu biển, du khách không những được thỏa sức
khám phá đại dương bao la mà còn được sử dụng nhiều tiện ích cao cấp nhất.
Với loại hình này thường được du khách có tuổi, có thời gian và có khả năng chi
trả cao.
Đối với đường sông (đường thủy nội địa): Hình thức này sử dụng phương
tiện thủy nội địa để vận chuyển du khách và thông thường để phục vụ cho các du
khách thưởng ngoạn các điểm du lịch, cảnh quan ở trên sông, ven biển.
Hình thức vận chuyển bằng đường sắt
Cũng như đối với các hình thức đã nêu trên, đường sắt là một loại hình vận
chuyển khách du lịch, ở đây phương tiện được sử dụng là tàu hỏa chạy trên
đường ray cố định. Loại hình này thông thường được áp dụng cho các đối tượng
di chuyển xa, hành trình dài ngày. Nó có những tính chất của đường không và
đường bộ. Loại hình đường sắt được hình thành theo hệ thống, tuyến cố định và
không đưa được khách đến tận “cửa” các điểm du lịch, nên trong một điều kiện
cụ thể nào đó, đường sắt còn có điểm chưa phù hợp cho chương trình du lịch trải
rộng, không tập trung.
Đối với vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long hiện nay chủ yếu sử
dụng hình thức vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa để chở khách tham
quan vịnh Hạ Long. Phương tiện thủy nội địa ở đây được sử dụng là tàu du lịch
có động cơ và phương tiện thủy nội địa khác không có động cơ ( thuyền chèo
tay). Ngoài ra, trên vịnh Hạ Long còn sử dụng phương tiện khác như máy bay
trực thăng, nhưng số này không nhiều.
Trong luận văn này, tác giả tập trung và nghiên cứu đối với hình thức vận

chuyển bằng tàu du lịch.
1.1.4. Đặc điểm của VCKDL trên vịnh Hạ Long
Vận chuyển khách du lịch có đủ các đặc điểm của một loại hình dịch vụ
như: Tính vô hình, tính không thể tách rời, tính đồng thời, tính chuyển quyền sử
dụng không chuyển quyền sở hữu, tính thời vụ, tính cá nhân hóa.

16
Đối với vận chuyển khách du lịch bằng tàu thủy nội địa trên vịnh Hạ
Long cũng đáp ứng đầy đủ của một loại hình dịch vụ vận chuyển khách du lịch
nói chung và một phương tiện thủy nói riêng. Nhưng ở đây, tàu vận chuyển
khách du lịch ngoài chức năng chính là phương tiện vận chuyển khách ở đây nó
có thêm vai trò của một cở dịch vụ ngoài vận chuyển như ở đây là một khách
sạn, nhà hàng di chuyển, một sơ sở vui chơi giải trí di chuyển. Chính vì vậy, tàu
vận chuyển khách du lịch có và hội tụ đủ các yếu tố, đặc điểm của một loại hình
như vận chuyển khách du lịch và kết hợp với cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng và
một cơ sở vui chơi giải trí.
Mặt khác ở đây các công năng, tính chất được thống nhất và quan hệ chặt
chẽ với nhau vì vậy các đặc điểm của nó cũng được thống nhất và có quan hệ
chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
Vận chuyển hành khách có thể được hiểu: là hoạt động kinh tế có mục
đích của con người nhằm thay đổi vị trí của con người từ vị trí này đến vị trí
khác. Trong du lịch nói chung có một số hoạt động cơ bản như: ăn, nghỉ, đi lại
và các dịch vụ phụ trợ. Các hoạt động trên, hoạt động vận chuyển khách du lịch
có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động du lịch.
Trong vận chuyển có một số vấn đề cơ bản có liên quan với nhau để tạo
nên sản phẩm vận chuyển như: Công tác quản lý nhà nước; cơ sở hạ tầng, cở sở
vật chất kỹ thuật; nhân lực, tuyến hành trình; các vấn đề về an toàn, an ninh,
môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội Cụ thể các vấn đề này như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ở phần vĩ mô được tập trung ở một số
vấn đề như: công tác quản lý nhà nước, sự ổn định của nền kinh tế - chính trị -
xã hội, các yếu tổ về văn hóa và điều kiện tự nhiên.
Về tác động của quản lý nhà nước: Sự tác tác động của các cơ quan quản
lý nhà nước thông qua việc kiểm tra, giám sát các quy định được quy định cụ
thể ở các bộ luật, luật và các văn bản pháp quy khác. Với tác động này, nó là

17
tiền đề và làm ảnh hưởng trực tiếp việc “sinh tồn” của dịch vụ. Hay nói một
cách khác, dưới sự tác động của cơ quan nhà nước dịch vụ có thể tồn tại, phát
triển hay bị loại bỏ ra khỏi xã hội.
Sự ổn định của kinh tế, chính trị, xã hội: Cùng với việc ảnh hưởng của
việc quản lý nhà nước, sư tác động của nền kinh tế, chính trị xã hội là một nhân
tố quan trọng góp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh
nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch. Khi tình trạng của nền kinh tế có biến động
sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các yếu tố về dịch vụ.
Mặt khác, khi kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ là điều kiện để giữ chất lượng
dịch vụ ổn định. Đây là những yếu tố rất quan trọng trong việc giữ và nâng cao
chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch.
Các yếu tố văn hóa, xã hội, tự nhiên như: tôn giáo, phong tục tập quán, an
ninh trật tự, thiên tai… cũng ảnh hưởng đến quá trình cung ứng các dịch vụ du
lịch. Một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, điển hình sẽ thu hút được sự quan
tâm của khách du lịch nhiều hơn là một nước có nền văn hóa phụ thuộc, tình
trạng an ninh kém.
* Các yếu tố vĩ mô
Công tác quản lý nhà nước
Nhà nước điều chỉnh các quan hệ trong xã hội bằng pháp luật và việc đó
được thể hiện qua công tác quản lý nhà nước. Việc này thể hiện qua hình thức
quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước và công cụ thực hiện bằng các
biện pháp quản lý và pháp luật quản lý.

Về nguyên tắc, công tác quản lý nhà nước là việc đưa ra các nguyên tắc,
quy định để quản lý. Cùng với việc này là công tác kiểm tra giám sát việc thực
hiện các quy định đã được đưa ra; đánh giá việc thực hiện các quy định và điểu
chỉnh các quy định đã đưa ra.
Đối với việc quản lý nhà nước đối với vận chuyển khách du lịch được thể
hiện qua nhiều văn bản, trong đó có văn bản - Luật Du lịch Việt Nam 2006, tại
Điều 57, 58, 59, 60 quy định chung về kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

18
Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004,
Luật hàng không 2006 và các luật khác đã có những quy định, điều kiện cho
phương tiện vận chuyển khách nói chung. Cùng với các luật trên, Chính phủ và
các cơ quan chức năng ban hành các văn bản quy định chi tiết cũng như giao
trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan thực hiện theo các quy định.
Vào thời điểm hiện nay, trong các quy định của nhà nước đối với việc
vận chuyển khách du lịch đã đưa ra các điều kiện và quy định đối với loại
hình này như:
- Quy định về chủ thể kinh doanh; các khái niệm về kinh doanh vận
chuyển khách du lịch;
- Điều kiện để tham gia kinh doanh, trong đó nêu các điều kiện về vật
chất cụ thể, điều kiện về con người tham gia kinh doanh;
- Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngoài các quy định của Luật, việc kinh doanh vận chuyển khách du lịch
được cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương có các hoạch định,
chính sách để khuyến khích pháp triển hoặc hạn chế phát triển, nâng cao chất
lượng, các biện pháp bảo đảm an toàn.
Với các tác động của cơ quan nhà nước qua công tác kiểm tra, giám sát,
định hướng phát triển sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của dịch vụ này. Việc quản
lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước thông qua các luật sẽ tạo một môi trường kinh
doanh tốt nhất, đồng thời tạo cho sự ổn định của nền kinh tế, phát triển hài hòa

giữa các lĩnh vực. Hoặc nói cách khác, nhà nước dùng luật, chính sách để điều
chỉnh các lĩnh vực kinh tế.
Công tác quản lý nhà nước trên vịnh Hạ Long về vận chuyển khách du
lịch có nhiều cơ quan tham gia và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền và vùng
lãnh thổ và được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ sở pháp lý để
quản lý là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trung ương như các
luật, nghị định, thông tư, các bộ tiêu chuẩn, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

19
Cũng như quản lý các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế xã hội
của đất nước, quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch
trên vịnh Hạ Long cũng theo các nguyên tắc cơ bản là quản lý theo các chuyên
ngành của ngành dọc và quản lý theo vùng lãnh thổ.
Đối với quản lý vùng lãnh thổ: Vịnh Hạ Long nằm trên vùng lãnh thổ của
thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, ở đây các địa phương đều có trách
nhiệm quản lý theo chức năng nhiệm vụ được phân công và thực hiện theo quy
định, nguyên tắc của luật định. Ngoài ra, với đặc thù trên vịnh Hạ Long còn có
Ban quản lý vịnh, là cơ quan quản lý nhà nước di sản theo quy định của Luật Di
sản. Ban quản lý vịnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức
năng giúp tỉnh quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long
mà trọng tâm là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công
nhận. Về chuyên môn, Ban quản lý Vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Đồng thời
Ban quản lý vịnh có một phần chức năng của quản lý vùng lãnh thổ như các địa
phương.
Đối với quản lý ngành: Việc kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên
vịnh chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chuyên ngành – các Sở quản lý chuyên
ngành như Sở Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Tài
nguyên - Môi trường… Môi sở có nhiệm vụ chức năng riêng theo luật định và
được tập trung vào một số việc kiểm tra, giám sát, định hướng…

Trong công tác quản lý nhà nước, các vấn đề về an toàn, an ninh, môi
trường và hiệu quả kinh tế xã hội là một vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Các yếu tố nêu trên đều có liên quan chặt
chẽ với nhau và tác động lẫn nhau.
Xét từ các góc nhìn khác nhau, giữa công tác quản lý nhà nước và sự
phát triển có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát
triển và có thể kìm hãm và tự phá bỏ lẫn nhau. Sự quan hệ này là sự quan hệ hai
chiều và luôn đồng hành và điều chỉnh lẫn nhau.

20
Nhìn nhận một cách cụ thể hơn, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động vận chuyển khách du lịch nói chung, vận chuyển khách trên vịnh Hạ Long
nói riêng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nó. Ở đây nhà nước dùng
các biện pháp và quy định cụ thể để điều tiết, điều chỉnh hoạt động này để đảm
bảo cho sự phát triển của dịch vụ này phù hợp với tổng thể chung, đảm bảo nó
không phá bỏ cái khác và cái khác không phá bỏ nó. Cụ thể đối với hoạt động
vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, công tác quản lý nhà nước sẽ điều
chỉnh các vấn đề có liên quan để đảm bản an toàn cho du khách trong vận
chuyển cần phải thực hiện tốt, đồng bộ, hợp lý các yếu tố trên một cách đồng bộ và
chặt chẽ. Cùng với vấn đề này sẽ là sự điều chỉnh chung để dịch vụ vận chuyển
khách phù hợp với từng vấn đề có liên quan cũng như tổng hợp các vấn đề.
Tóm lại: Trong vận chuyển khách du lịch có liên quan đến nhiều vấn đề,
trong đó các vấn đề về công tác quản lý nhà nước; cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất
kỹ thuật; nhân lực, tuyến hành trình; các vấn đề về an toàn, an ninh, môi trường
và hiệu quả kinh tế xã hội là những vấn đề cơ bản. Các vấn đề này có liên quan
mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu thiếu hoặc một trong các
vấn đề trên không đảm bảo, không đồng bộ thì hoạt động vận chuyển khách du
lịch sẽ bị ảnh hưởng.
Cơ sở hạ tầng
Theo quy định của Luật Du lịch, nhà nước có trách nhiệm xây dựng kết

cấu hạ tầng, cho hoạt động du lịch nói chung, trong đó có việc xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho hoạt động vận chuyển khách du lịch. Trong vận chuyển
khách du lịch, kết cấu hạ tầng được thể hiện ở một số lĩnh vực cụ thể như nhà
ga, bến cảng, hệ thống giao thông, sân bay, thiết bị công nghệ Để có được
dịch vụ vận chuyển khách du lịch, điều tất yếu phải có các kết cấu hạ tầng phục
vụ cho hoạt động này.
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát
triển du lịch. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định,
điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức
hấp dẫn đối với du lịch nhưng không thể khai thác khi không có giao thông vận

21
tải. Ngoài giao thông vận tải, thông tin liên lạc là bộ phận quan trọng của hạ
tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Ngoài ra, các công trình hạ tầng khác như
điện, nước…là các yếu tố có liên quan đến việc vận chuyển khách du lịch. Cở
sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra sản phẩm du lịch và đáp ứng các nhu cầu du lịch. Nếu coi tiềm năng, tài
nguyên du lịch là điều kiện cần cho sự phát triển du lịch, thì cở sở vật chất là
điều kiện đủ cho sự phát triển du lịch.
Cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng ở đây là hệ thống đường bộ, đường sắt,
nhà ga, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc…. không chỉ riêng ngành du lịch
sử dụng, nhưng đây là nguồn lực quan trọng tạo sức hấp dẫn đối với du khách
và thuận lợi cho sự phát triển du lịch tại điểm đến. Các bến cảng cho tàu du lịch,
các tuyến đường vào các khu du lịch, các phương tiện vận tải du lịch, các thiết
bị vui chơi giải trí, hệ thống các công viên…, cùng với hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư quy hoạch và xây dựng có số lượng cũng
như chất lượng tốt, phù hợp theo hướng bền vững là những nguồn tài nguyên
quan trọng góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn.
Các yếu tố này phải đủ và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu nhất định thì
việc việc vận chuyển khách du lịch mới được thực hiện. Đảm bảo cho khách di

chuyển từ nơi này đến nơi khác. Mặt khác hạ tầng có chất lượng ở mức khác
nhau thì việc vận chuyển khách cũng sẽ có chất lượng khác nhau. Muốn có chất
lượng vận chuyển tốt, thì tất yếu phải có kết cấu hạ tầng tốt. Muốn phát triển
hoạt động vận chuyển khách du lịch thì trước tiên phải phát triển kết cấu hạ
tầng.
Về cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát
triển du lịch. Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố
quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi
nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng
có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu
thiếu yếu tố giao thông vận tải. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng

22
kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất
với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch. Trong cở sở hạ tầng, thông tin liên lạc là
một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần
để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động
du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ
cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển
các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu
giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm hệ thống cầu đường,
hệ thống bến xe ôtô khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển được
xây dựng không chỉ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, khu vực, hay đất nước mà còn phải có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch
phát triển du lịch. Đương nhiên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã bao
hàm quy hoạch phát triển các ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân (trong đó
có du lịch).
Trong điều kiện khó khăn của nước ta, hệ thống cầu đường (bao gồm cả
cầu và đường sắt) mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây

dựng, nâng cấp cải tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được việc phục vụ tốt nhu cầu
đi lại của nhân dân. Đặc biệt là đối với vận chuyển du khách quốc tế thì hoàn
toàn chưa phù hợp. Chưa nói đến các yếu tố khác gây mất trật tự an toàn giao
thông, thì đây là một hạn chế trong việc thu hút khách sử dụng các tuor du lịch
đường bộ.
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch
nói chung và phát triển đối với vận chuyển khách du lịch nói riêng, trong đó có
vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long. Ở đây có hai nhóm, nhóm cơ sở
hạ tầng phục vụ và cơ sở vật chất phục vụ - tàu du lịch. Trong luận văn này, tác
giả tập trung nghiên cứu vào hai nhóm cơ bản đó là Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật – tàu du lịch

23
Hiện nay, vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long là loại hình vận
chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa. Cơ sở hạ tầng đối với dịch
vụ này là cảng bến, luồng tuyến giao thông, điểm neo đậu, một số công trình
phụ trợ, hệ thống hạ tầng tại điểm tham quan, hệ thống thông tin liên lạc và các
vật chất khác có tính chất của cơ sở hạ tầng.
Đối với việc vận chuyển khách du lịch Hạ Long bằng tàu du lịch, cơ sở
hạ tầng có ảnh hưởng lớn và quyết định đến hoạt động này. Đặc biệt về hạ tầng
đối với lĩnh vực giao thông vận tải như cảng, bến tại điểm tham quan, cảng bến
trong bờ, luồng tầu, hệ thống cơ sở vật chất như phao tiêu biển báo trên luồng,
hệ thống nhà ga…. , phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu để phục vụ khách.
Đặc thù của vận chuyển khách bằng phương tiện thủy, ngoài yếu tố về phương
tiện, yếu tố về hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của phương tiện và
khách và chất lượng dịch vụ phục vụ. Yếu tố về cơ sở hạ tầng có liên quan trực
tiếp đến các yếu tố quản lý nhà nước như: các quy định, tiêu chuẩn của ngành
giao thông có phù hợp với quy định và tiêu chuẩn của ngành du lịch không.
Trong thực tế lĩnh vực này giữa tiêu chuẩn của hai ngành có những điểm chưa
thống nhất và phù hợp. Ngoài ra, các yếu tố khác có liên quan hữu cơ với yếu tố

hạ tầng.
Trên vịnh Hạ Long có một số cơ sở vật chất:
- Hệ thống cảng, bến: có 3 cảng, 1 bến trong bờ; các điểm tham quan đều
có cơ sở hạ tầng về cảng bến. Hệ thống cảng bến gồm cầu bến, nhà chờ, và các
cơ sở hạ tầng dịch vụ khác. Hệ thống này có quy chuẩn tiêu chuẩn riêng của
ngành Giao thông vận tải và tiêu chuẩn riêng của tỉnh Quảng Ninh.
- Hệ thống luồng và phao tiêu biển báo đảm bảo hàng hải: Hệ thống này
được lắp đặt dọc từ các cảng bến đến các điểm tham quan chính, quy chuẩn và
tiêu chuẩn được ngành Giao thông vận tải quy định chung.
- Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành giao thông vận tải, đối vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long còn có các hệ thống cơ sở vật chất khác
có chức năng thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách tại các điểm tham quan như hệ

×