Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 111 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LÊ MAI ANH





PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ, LÀO CAI









LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH











Hà Nội - 2009



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LÊ MAI ANH





PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ, LÀO CAI


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Văn Hùng





Hà Nội - 2009


3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 9
MỞ ĐẦU 10

1. Lý do chọn đề tài 10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Kết cấu của luận văn 13
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Phát triển du lịch tại miền núi 14
1.1.1. Điều kiện phát triển du lịch tại miền núi 14
1.1.2. Các loại hình du lịch tại miền núi 15
1.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên 15
1.2.1. Một số khái niệm 15
1.2.2. Các thành phần của môi trường tự nhiên 17
1.2.3. Các quy định về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch vùng miền núi . 19
1.3. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên 22
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên tại điểm du lịch
miền núi 25
1.4.1. Liên quan đến quản lý nhà nước 25
1.4.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch 26
1.4.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương 27
1.4.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch 27




4
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI SA PA VÀ BẮC HÀ
2.1. Tiềm năng du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà 29
2.1.1. Tiềm năng du lịch ở Sa Pa 29

2.1.2. Tiềm năng du lịch ở Bắc Hà 30
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà 30
2.2.1. Các loại hình du lịch chính tại hai điểm 30
2.2.2. Điểm, tuyến điểm chính của Sa Pa và Bắc Hà 33
2.2.3. Số liệu thống kê về hoạt động du lịch ở 2 điểm 34
2.3. Tác động của du lịch đến môi trường ở Sa Pa và Bắc Hà 40
2.3.1. Kiến trúc cảnh quan 41
2.3.2. Môi trường nước 43
2.3.3. Xử lý chất thải rắn 45
2.3.4. Rừng và đa dạng sinh học 47
2.3.5. Môi trường không khí 49
2.4. Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên ở Sa Pa và Bắc Hà 51
2.4.1. Vấn đề triển khai, thể chế hóa các quy định của Nhà nước về BVMT tại
Sa Pa và Bắc Hà 51
2.4.2. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân và
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch về bảo vệ môi trường 55
2.4.3. Hoạt động BVMT của người dân ở các điểm du lịch Sa Pa và Bắc Hà 60
2.4.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm BVMT tại hai điểm du
lịch 62
2.4.5. Phòng ngừa hạn chế những sự cố môi trường và tác động gây ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch 65
2.4.6. Hoạt động quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường tại các điểm du lịch
ca địa phương 67
2.4.7. Hoạt động xử lý môi trường tại các điểm du lịch 67


5
2.5. Một số nhận xét về phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên
tại Sa Pa và Bắc Hà 70
2.5.1. Những kết quả tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại hai điểm du lịch

70
2.5.2. Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch
71
2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường
tại điểm du lịch 74
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH
BẮC HÀ VÀ SA PA
3.1. Định hướng phát triển du lịch tại Bắc Hà và Sa Pa trong thời gian tới 76
3.2. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại điểm du lịch Sapa và Bắc
Hà 77
3.2.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch tại địa phương 77
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch tại điểm 80
3.2.3. Tăng cường đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực 85
3.2.4. Cải thiện hệ thống, quy trình xử lý chất thải 86
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường 87
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và đánh giá 89
3.2.7. Huy động sự tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch 89
3.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong du lịch và bảo vệ môi trường 89
3.3. Một số khuyến nghị 91
3.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường
92


6
3.3.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch 93
3.3.3. Khuyến nghị với cộng đồng địa phương, khách du lịch 93

KẾT LUẬN 94
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


























7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT























BVMT
Bảo vệ môi trường
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
HDV
Hướng dẫn viên

TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN - MT
Tài nguyên - Môi trường
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban Nhân dân
VH - TT - DL
Văn hóa - Thể Thao và Du lịch
VQG
Vườn quốc gia
VSMT
Vệ sinh môi trường


8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1. Biểu tổng hợp số ngày tour trên các tuyến du lịch làng bản trên địa
bàn huyện Sa Pa năm 2006 – 2007 32
Bảng 2.2. Biểu tổng hợp kết quả hoạt động du lịch của Sa Pa năm 2006 – 2008
38
Bảng 2.3. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về môi trường
nước tại điểm du lịch 44
Bảng 2.4. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về rác thải
không đúng nơi quy định tại điểm du lịch 46
Bảng 2.5. Cách thức xử lý rác thải tại điểm du lịch 47

Bảng 2.6. Kết quả đo kiểm phân tích các khí độc trên địa bàn huyện Sa Pa và
Bắc Hà 49
Bảng 2.7. Kết quả đo tiếng ồn trên địa bàn huyện Sa Pa và Bắc Hà 50
Bảng 2.8. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về hoạt động
BVMT tại điểm du lịch 54
Bảng 2.9. Đánh giá của người dân địa phương về hoạt động tuyên truyền, giáo
dục BVMT tại điểm du lịch 58
Bảng 2.10. Đánh giá về tham gia hoạt động BVMT của người dân địa phương
61
Bảng 2.11. Đánh giá của người dân địa phương tại Sa Pa và Bắc Hà về việc
chính quyền địa phương khen thưởng, xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi
trường 64
Bảng 2.12. Đánh giá của người dân địa phương tại Sa Pa và Bắc Hà về
hoạtđộng xử lý môi trường tại điểm du lịch 69
Bảng 3.13. Kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông cộng đồng 82





9
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang
Hình 1.1. Một số hoạt động du lịch cụ thể ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên ở
miền núi 23
Hình 1.2. Tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần của môi
trường tự nhiên 24
Hình 2.3. Cơ sở lưu trú tại Sa Pa năm 2008 36
Hình 2.4. Lượt khách tới Sa Pa giai đoạn 2001 – 2008 38

Hình 2.5. Sơ đồ lượt khách tới Bắc Hà giai đoạn 2006 – 2008 40
Hình 2.6. Khách sạn Linh Trang, công trình tiêu biểu cần được tháo dỡ một
phần theo qui chế đô thị Sa Pa từ năm 2004 nhưng hiện nay chưa được thực
hiện 42
Hình 2.7. Khách sạn Sao Mai – Bắc Hà 43
Hình 2.8. Nước thải trực tiếp từ nhà vệ sinh xuống sông (xã Bản Hồ - Sa Pa) . 44
Hình 2.9. Nước thải từ cơ sở ăn uống trực tiếp ra đường 44
Hình 2.10. Thùng rác đặt cạnh nơi buôn bán đồ ăn 45
Hình 2.11. Thịt thú rừng trong thực đơn của nhà hàng 48
Hình 2.12. Biển nhắc nhở BVMT trên núi Hàm Rồng – Sa Pa 55












10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên là tài nguyên của hoạt động du lịch, có mối quan hệ qua
lại với hoạt động du lịch. Ở nhiều vùng miền núi, nơi môi trường tự nhiên còn
nguyên sơ, trong lành đang là điểm thu hút du khách; phát triển du lịch được coi
như một phương thức để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong
mối quan hệ với du lịch, môi trường thường là yếu tố chịu nhiều tác động tiêu cực

mà du lịch mang lại. Nhiều thành phần của môi trưòng tự nhiên có khả năng khôi
phục nhưng đa số các yếu tố không thể tự phục hồi hoặc phục hồi chậm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường ở các
tỉnh miền núi chưa cao: điều kiện kinh tế thấp, nhận thức về bảo vệ môi trường chưa
được quan tâm, chú trọng…Mặt khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
hạn chế này là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường chưa có
nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường; các hoạt động nghiên
cứu, đánh giá các thành phần môi trường còn rất hạn chế.
Sa Pa và Bắc Hà là hai điểm du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng,
hấp dẫn và có nhiều điểm tương đồng về điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Lào
Cai. Nếu Sa Pa đã trở thành điểm đến thu hút khách từ từ nhiều năm nay thì Bắc Hà
hiện nay được coi như một điểm đến mới của tỉnh Lào Cai đang được tập trung khai
thác, đầu tư phát triển du lịch.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý ở Sa Pa đã thực
hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường nhưng chưa đáp ứng và khắc phục được
những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên ở
Sa Pa hiện nay đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ ở một số điểm mặc dù hoạt động du
lịch thực sự phát triển chưa lâu. Trong khi đó, là một điểm du lịch mới được chú
trọng phát triển du lịch nên các hoạt động bảo vệ môi trường ở Bắc Hà hầu như
chưa được quan tâm. Theo quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2020, Sa
Pa và Bắc Hà được xác định là hai điểm du lịch trọng tâm của tỉnh. Điều này cũng
đồng nghĩa với sự suy thoái của môi trường tự nhiên nếu các hoạt động bảo vệ môi


11
trường không được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi
trường tự nhiên ở Sa Pa và Bắc Hà”. Tại Việt Nam, đã có một số công trình
nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở miền núi cũng như ở Sa Pa. Trong luận
văn này, ngoài các số liệu, kết quả từ báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về

du lịch và môi trường ở địa phương, tác giả đã thực hiện phương pháp phỏng vấn
nhanh có sự tham gia của người dân. Trên cơ sở phân tích hiện trạng một số yếu tố
môi trường có tác động chính tới hoạt động du lịch và các hoạt động bảo vệ môi
trường của Sa Pa và Bắc Hà, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị. Từ đó,
luận văn góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên trong
quá trình phát triển du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
bảo vệ môi trường tự nhiên trong sự phát triển của hoạt động du lịch ở Sa Pa và Bắc
Hà, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững của hai điểm du lịch này.
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Nghiên cứu hiện trạng một số thành phần môi trường tự nhiên dưới tác động của
hoạt động du lịch và một số hoạt động bảo vệ môi trường của các thành phần tham
gia hoạt động du lịch tại Sa Pa và Bắc Hà.
 Chỉ ra các yếu kém và nguyên nhân của hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực du lịch ở Sa Pa và Bắc Hà.
 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ
môi trường ở Sa Pa và Bắc Hà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo vệ môi trường tại một số
điểm du lịch của Sa Pa và Bắc Hà.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luận
văn xác định phạm vi nghiên cứu:


12
o Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: mô tả hiện trạng một số thành phần tự nhiên
có thể quan trắc được và có số liệu thống kê, nghiên cứu của các cơ quan chuyên
môn; tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu ở các điểm du lịch Sa
Pa và Bắc Hà.

o Phạm vi về không gian: tác giả lựa chọn nghiên cứu Sa Pa là điểm du lịch đã
phát triển và đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường và Bắc Hà, điểm
du lịch mới phát triển và có những nét tương đồng về môi trường tự nhiên với
Sa Pa.
 Ở Sa Pa: Trung tâm thị trấn Sa Pa, Bản Hồ, Bản Cát Cát, Khu du lịch
Cầu Mây
 Ở Bắc Hà: Trung tâm thị trấn Bắc Hà, Bản Phố, Bản Liền, Nậm Khánh
o Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được sử
dụng chủ yếu được thống kê vào thời điểm 31/12/2008 trở về trước.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, sơ cấp
Thu thập các số liệu, tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương
về quy định của hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; các bài học
kinh nghiệm của thế giới đối với hoạt động này.
Thu thập các số liệu sơ cấp tại các điểm điều tra, phục vụ cho tìm hiểu, nhận
định các hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch tiến hành điều tra.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ các tài liệu, kết hợp với kết quả
của điều tra, khảo sát, quan trắc thực tế tại hai điểm du lịch Sa Pa và Bắc Hà, tiến
hành phân tích tổng hợp để có những nhận định cơ bản về hiện trạng môi trường tự
nhiên ở đây, cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ đó chỉ ra sự chênh lệch
hoặc những điểm giống nhau, khác nhau về mức độ ô nhiễm; mức độ thực hiện và
hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trường…ở hai điểm.




13
 Phương pháp điều tra xã hội học
Để có những thông tin phản ánh thực trạng môi trường và hiệu quả hoạt động

môi trường mang tính khách quan, luận văn đã tổ chức thực hiện lấy thông tin sử
dụng bảng hỏi với người dân; phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý của chính quyền
địa phương và các doanh nghiệp.
 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của người dân địa
phương về các vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên như chất lượng môi trường
tự nhiên trong các khu du lịch, tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên, nhận
thức của người dân về vai trò của môi trường với du lịch và đời sống sinh hoạt của
người dân. Hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục,
đào tạo nâng cao nhận thức, hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng
được tác giả và người dân địa phương tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách
quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Một số vấn đề về phát triển du lịch miền núi và bảo vệ môi trường
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch và hoạt động bảo vệ môi trường tại
Sa Pa và Bắc Hà
Chương 3. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường tại các điểm du lịch Bắc Hà và Sa Pa








14
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Phát triển du lịch tại miền núi
Những năm gần đây, xu thế phát triển du lịch trên thế giới nói chung, ở nước ta
nói riêng đã hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về thiên nhiên và văn
hóa. Khách du lịch thường chọn những nơi có cảnh quan thiên nhiên phong phú,
hoang sơ; môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, dễ chịu; tìm hiểu đời sống, cảm
thụ văn hóa và tham gia sinh hoạt cùng cộng đồng dân cư bản địa. Chính vì thế,
những chương trình du lịch đến những nơi mang đậm bản sắc thiên nhiên và văn hóa
vùng, miền được khách du lịch trong nước và quốc tế ưa chuộng.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch tại miền núi
Trong lĩnh vực du lịch, môi trường tự nhiên được xem là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Môi trường
tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có yếu tố hấp dẫn đặc biệt, tạo nên
động cơ du lịch, hình thành các loại hình du lịch đặc thù và nhiều sản phẩm du lịch.
Khí hậu: ở Việt Nam, nhiều vùng có tiểu khí hậu mát mẻ, không khí trong
lành như Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Đà Lạt…phù hợp với loại hình du lịch
nghĩ dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt thích hợp vào mùa hè.
Địa hình: nhiều khu vực miền núi có địa hình đa dạng, độc đáo, đặc trưng với
cảnh quan hấp dẫn. Sự tương phản giữa các yếu tố nước, rừng, núi…tạo nên những cảnh
quan vừa quen thuộc, vừa độc đáo, khác lạ của mỗi vùng. Ở vùng núi phía Bắc Việt Nam,
những thửa ruộng bậc thang đặc trưng nằm xen kẽ những ngọn núi, những thác nước,
những con suối tạo nên phong cảnh vừa hùng vĩ, vừa gần gũi, du khách như được hòa
mình vào thiên nhiên, vào cuộc sống của người dân địa phương…
Địa hình nước ta với ¾ diện tích là đồi núi đã tạo ra các cảnh quan tự nhiên rất
đa dạng và đẹp mắt. Tính chất đồi núi của địa hình Việt Nam phần nào gây trở ngại
cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại là lợi thế để phát triển du lịch.


15

Rừng và đa dạng sinh học: Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự
đa dạng về thành phần loài cao nhất. Đây đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài
động, thực vật hoang dã và sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học.
Hoạt động du lịch ở miền núi diễn ra tại những vùng sinh thái nhạy cảm, khó
khăn và dễ làm tổn thương đến hệ sinh thái. Đa phần cảnh quan miền núi là bất ổn
định, dễ bị biến đổi, nhạy cảm cao với các biến động, khả năng phục hồi thấp hoặc
khó trở lại cân bằng sau khi bị tàn phá.
1.1.2. Các loại hình du lịch tại miền núi
Có nhiều yếu tố để xác định hoặc hình thành loại hình du lịch. Phân loại theo
môi trường tài nguyên, hoạt động du lịch được chia làm hai nhóm lớn là du lịch văn
hóa và du lịch thiên nhiên. Du lịch văn hóa hình thành dựa trên sức hấp dẫn từ các
yếu tố văn hóa như: lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, trang phục, lối sống, ẩm
thực, trang phục. Loại hình du lịch tự nhiên được dựa trên việc thỏa mãn nhu cầu về
với thiên nhiên. Dựa theo cách phân loại loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi,
có những loại hình thuần túy du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể
thao, lễ hội) và loại hình kết hợp du lịch trong chuyến đi với các mục địch khác
(kinh doanh). Theo cách phân loại này, tại các điểm du lịch tại miền núi, có một số
loại hình du lịch phổ biến sau: du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái, du lịch đi bộ, ngắm cảnh, leo núi và mạo hiểm, du lịch lễ hội. Ngoài các loại
hình du lịch thuần túy, vùng miền núi cũng phổ biến những loại hình du lịch kết hợp
như: kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo, kinh doanh, nghiên cứu,
thể thao.
Việc khai thác loại hình du lịch miền núi ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, đơn điệu và
chưa đa dạng. Các hoạt động du lịch phần lớn do các công ty lữ hành tổ chức với
mục đích thu hút nhiều du lịch nhưng chưa chú trọng tới tác động của du lịch tới
môi trường. Sự khai thác này dù ít hay nhiều, ở loại hình nào cũng đều có những tác
động nhất định đến môi trường, ở các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào loại hình du lịch.
1.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên
1.2.1. Một số khái niệm



16
Luật Bảo vệ Môi trường (2005) đã đưa ra khái niệm môi trường, theo đó: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật”(Điều 3). Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của các
thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên.
Xuất phát từ khái niệm trên, trong Luật Bảo vệ môi trường (2005), thành phần
môi trường được xác định là những yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác. Đối với hoạt động du lịch, các môi trường thành phần của môi trường du lịch
thường được xem xét bao gồm: môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường sinh thái, sự cố môi trường…
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Hoạt động du lịch
khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại,
góp phần thay đổi các đặc tính của môi trường. Môi trường tự nhiên là một trong
những tài nguyên du lịch quyết định tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt
động du lịch. Bảo vệ môi trường tự nhiên cũng là bảo vệ, đảm bảo cho hoạt động du
lịch phát triển theo hướng bền vững.
Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005) được chỉ ra là những
hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trường tự nhiên trong lành; phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu tới môi trường; phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường.
Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm Quyết định số
01/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã giải thích: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ không
gian lãnh thổ, đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, các hệ động, thực vật, các công
trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch”. Do
đó, “Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn
tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm

môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [3, tr.2]. Nói cách


17
khác, theo quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trường Quy chế BVMT trong lĩnh vực
du lịch, bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch là bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục
các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần môi trường tự nhiên.
1.2.2. Các thành phần của môi trường tự nhiên
Dựa theo mối liên hệ và tầm quan trọng đối với hoạt động du lịch, các thành
phần của môi trường tự nhiên ở miền núi được xét tới gồm: môi trường địa chất, môi
trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh thái (rừng, đa dạng sinh học),
sự cố môi trường, môi trường cảnh quan…
Môi trường địa chất là một tập hợp các thành tố địa chất của môi trường tự
nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo, quá trình
phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi trường hoặc chi phối môi trường.
Đối với hoạt động du lịch, môi trường địa chất được biểu thị qua các chỉ số cụ
thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số địa chất công trình cho việc
xây dựng các quần thể du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch, cấp thoát nước, sử
dụng bồn nước (hồ, sông, biển); mức độ, khả năng xảy ra các chấn động địa chất,
hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch; các chỉ số về đặc
điểm địa hình…
Môi trường nước là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự nhiên,
những biến động của môi trường nước thường dẫn đến những biến động về chất
lượng sống. Các yếu tố môi trường nước phân bố khá rộng, từ nước lục địa trong đó
có nước mặt (ao, hồ, sông suối), nước dưới đất (tầng nông và tầng sâu), đến nước
đại dương, nước biển. Trong hoạt động du lịch, nước được đánh giá ở nhiều góc độ
liên quan đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi
giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.
Môi trường không khí là bộ phận của môi trường tự nhiên tồn tại dưới dạng
thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến việc

hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch…Các
yếu tố của môi trường không khí có vai trò khá lớn trong việc xem xét định hướng
quy hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. Đánh


18
giá chất lượng môi trường không khí cho hoạt động du lịch nghiên cứu mức độ ô
nhiễm của không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết, khí hậu đối với
việc tổ chức hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe.
Môi trường sinh học được xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trường tự
nhiên. Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển sự sống trên trái đất, điều
hòa nguồn nước, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực phẩm cho xã
hội. Do đó, môi trường sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết lập và bảo vệ
cân bằng sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trường sinh học về lượng
và chất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch.
Đa dạng sinh học là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch, đặc biệt
trong xu hướng phát triển du lịch tìm kiếm cái mới, muốn gần hơn với tự nhiên.
Chính vì vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là một bài toán khó đối với chính quyền địa
phương, các đơn vị, tổ chức quản lý để lựa chọn khai thác hợp lý đa dạng sinh học
trong hoạt động du lịch.
Các tai biến, sự cố môi trường:
 Tai biến môi trường là những biến đổi bất thường của thiên nhiên được xem là
kết quả của quá trình hoạt động tự nhiên hoặc hậu quả gián tiếp của tác động của
con người lên tự nhiên như dông, bão, lũ quét, nước dâng do bão và gió mùa, trượt
đá, lở đất, núi lửa phun, mưa axit, xói lở biển…
 Sự cố môi trường là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như cháy rừng, rò rỉ hóa chất, tràn
dầu trên sông hay biển, nhiễm độc môi sinh do sự cố cơ sở sản xuất hóa chất, sự cố
trong lò phản ứng hạt nhân…

Cảnh quan môi trường: có thể hiểu cảnh quan môi trường là sự kết hợp của
các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi
trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất
định về mặt thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức,
thư giãn và để khám phá.


19
Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, cảnh quan môi
trường mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi trường
liên quan. Tuy nhiên, cảnh quan môi trường có tính độc lập tương đối. Đó là chất
lượng của cảnh quan môi trường không được đánh giá theo chất lượng của các thành
phần môi trường cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và căn cứ vào những
yếu tố hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa
khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tính độc lập của yếu tố cảnh quan môi
trường còn thể hiện ở chỗ có những hành vi, mặc dù không làm tác động đáng kể
đến những thành phần như đất, nước, không khí song lại làm ảnh hưởng đáng kể
đến cảnh quan môi trường (như viết, vẽ bậy hay xây công trình chắn mất tầm
nhìn ). Tác động từ những biến đổi của cảnh quan môi trường lên hoạt động du lịch
thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ cảnh
quan môi trường cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác
bảo vệ môi trường du lịch.
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên và môi trường văn
hóa – xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, khi phân tích đánh giá hiện trạng môi trường
du lịch, môi trường tự nhiên (môi trường du lịch tự nhiên) thường được quan tâm
hơn. Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam hiện nay cũng mới đề cập tới khía cạnh
môi trường tự nhiên. Những nội dung liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội, môi
trường nhân văn thường được đánh giá ở mức độ định tính do không thể đo lường và
lượng hóa được
1.2.3. Các quy định về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch vùng miền núi

Các quy định về BVMT trong lĩnh vực du lịch tại các điểm du lịch vùng miền
núi được thể hiện chủ yếu tại các văn bản pháp quy sau:
 Luật BVMT(2005) được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8, gồm
XV chương, 136 điều, quy định về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch tại miền núi. Đây là
văn bản pháp quy quan trọng nhất đối với hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên,
trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm du lịch, tại bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam.


20
 Luật Du lịch (2005) được Quốc hội Khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 10,
gồm XI chương, với 88 điều. BVMT được đề cập trong nhiều nội dung của Luật,
trong đó, điều 9 quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến BVMT du lịch. Luật Du
lịch đã xác định môi trường bao gồm “môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” (khoản 21 điều 4). Đây có thể coi là
căn cứ quan trọng để thúc đẩy các nỗ lực về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Điều 9 Luật Du lịch đặt ra yêu cầu đối với công tác bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch, đó là “môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được
bảo vệ tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an
ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh”.
Về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình “ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi
trường du lịch”. Theo quy định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành
những quy định để bảo vệ môi trường du lịch ở khía cạnh tự nhiên, ngăn ngừa và
khắc phục các hiện tượng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi
trường trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ cảnh quan nơi diễn ra hoạt động du lịch; Bộ
Công an có những quy định nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch;
Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) quy định về việc
giữ gìn nếp sống văn minh trong ứng xử đối với khách du lịch, bảo vệ các thuần
phong mỹ tục…Tuy nhiên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên

quan để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với UBND các cấp, khoản 3 điều 9 Luật Du lịch quy định “UBND cần có
biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế
của địa phương”. Theo đó, UBND từ cấp tỉnh, huyện, xã đều có trách nhiệm đề xuất
và tổ chức triển khai các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn của mình.
Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khoản 4 điều 9 quy định các
tổ chức, cá nhân này “có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động
của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong


21
cơ sở kinh doanh của mình”. Với quy định này, Luật Du lịch đã đề cao vai trò của
các chủ thể kinh doanh trong bảo vệ môi trường du lịch. Các chủ thể này phải có
trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi cơ sở kinh
doanh của mình (thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh), đồng thời chịu trách
nhiệm về những hậu quả đối với môi trường mà hoạt động kinh doanh du lịch gây ra.
Khoản 5 điều 9 Luật Du lịch quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của
khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác:“bảo vệ
và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân
tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con
người và du lịch Việt Nam”. Điều này cũng có nghĩa là môi trường du lịch chịu tác
động bởi hành vi của rất nhiều chủ thể, kể cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực
du lịch và các chủ thể không trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy, môi
trường du lịch chỉ có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu khi tất cả các chủ thể liên
quan đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này quy định các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt,
mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

 Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường gìn giữ trật tự trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm thăm quan du
lịch. Theo Chỉ thị, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng trước hết là
trách nhiệm của Chính quyền địa phương nơi có điểm thăm quan du lịch. BVMT
cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành chức năng có liên quan để đảm bảo tổ chức
thực hiện các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho các hoạt
động du lịch; thực hiện các hoạt động kiểm tra hoạt động du lịch nhằm tránh tác
động xấu tới môi trường tự nhiên; xử phạt các hoạt động gây ô nhiễm tới môi trường
tự nhiên; khắc phục các tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường tự nhiên…
 Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm Quyết định số
01/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


22
Quy chế gồm VI chương với 23 điều, được ban hành nhằm bảo vệ môi trường du
lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến
hành các hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững.
Đây được coi là quy chế về BVMT có tính chuyên ngành đầu tiên, trong đó,
trách nhiệm, nhiệm vụ BVMT được quy định chi tiết từ quá trình lập dự án, thiết kế,
xây dựng; cải tạo, nâng cấp các khu, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch
tới trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức và của cơ quan nhà nước.
Vấn đề BVMT trong hoạt động phát triển du lịch trên phạm vi cả nước, bao
gồm cả các điểm du lịch, khu du lịch vùng dân tộc và miền núi được cụ thể hóa, gắn
với nội dung về đánh giá môi trường chiến lược. Theo đó, những tác động chủ yếu
từ du lịch đến môi trường tự nhiên đã được chỉ ra và đó cũng là căn cứ để đưa ra giải
pháp phù hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động
BVMT tự nhiên.
1.3. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
Toàn bộ các sự việc, hiện tượng, hoạt động trong hoạt động du lịch và những
hoạt động liên quan đến dự án du lịch là những nguồn tác động đến môi trường tự

nhiên. Chúng bao gồm 4 nhóm yếu tố sau:
 Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong dự án
phát triển du lịch:
+ Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, công viên giải trí,
nhà hàng…);
+ Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du lịch cụ thể
(thể thao núi, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học chuyên đề, sinh thái, mạo hiểm…)
 Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
+ Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và
năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…);
+ Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân;
+ Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế, bảo hiểm…)


23
 Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển:
+ Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi…)
+ Thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng, xây lắp…
+ Các hoạt động du lịch sau xây dựng: thể thao, thăm quan Vườn Quốc gia, khu
bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động quản lý, chương trình hoạt
động khác…
 Các tác động đầu ra:
+ Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch;
+ Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước sông hồ);
+ Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải, hoạt động tham
quan…làm ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, môi trường nước, đất và
các hệ sinh thái



Xả thải từ các cơ sở lưu trú xuống các sông, suối
Xây dựng và hoạt động

Cạn kiệt nguồn nước từ suối
của các cơ sở lưu trú

Mất hệ thực vật tại khu vực xây dựng cơ sở lưu trú


Xói mòn đất tại khu vực xây dựng
Đường giao thông và

Ảnh hưởng tới sự di chuyển của động vật
điểm đỗ xe

Tích tụ chất thải ở các dòng suối


Ảnh hưởng tới hệ sinh thái nhạy cảm


Tăng lượng rác thải không đúng nơi quy định


Đốt lửa trại làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng


Gây ô nhiễm hệ sinh thái
Trekking, Cắm trại,


Cháy rừng
leo núi

Săn bắn động vật hoang dã


Ảnh hưởng tới thảm thực vật


Thay đổi thói quen và tập quán sinh sống của động vật
Hình 1.1. Một số hoạt động du lịch cụ thể ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên ở
miền núi [28, tr.xiii]


24
Hình 1.2. Tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần của môi trường tự nhiên


































Hoạt động du lịch
- Tăng áp lực về
chất , nước thải sinh
hoạt
- Khách du lịch sử
dụng nhiều nước
sạch và tỉ lệ chất thải
theo đầu người cao
- Giải phóng mặt
bằng và san đất để
xây dựng cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du
lịch
- Quá trình xây
dựng, hoạt động của
các cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch
tăng các vật liệu phế
thải, nước thải
- Khí thải từ các loại
máy xây dựng cơ sở
hạ tầng và cơ sở kỹ
thuật phục vụ du lịch
- Khí thải từ tăng số
lượng xe cộ và
phương tiện giải trí
phục vụ du khách
- Khí thải từ quá
trình đốt các nguyên
liệu năng lượng rắn
- Khí thải từ các
phương tiện vui chơi
giải trí
- Hoạt động của du
khách gây ô nhiễm
tiếng ồn tại các điểm
du lịch
- Thay đổi mục đích sử
dụng đất để xây dựng
khạch sạn và các công

trình dịch vụ du lịch,
ảnh hưởng đến cảnh
quan thiên nhiên và các
cơ cấu sử dụng đất
- Rác thải không được
thu gom và xử lý
- Lượng du khách vượt
quá khả năng tải của
điểm
- Xây dựng, làm mới,
mở rộng các đường mòn
dày đặc
- Du khách tăng dẫn tới
các vùng đa dạng sinh
học dễ bị tổn thương
(săn bắn, tiếng ồn…)
- Xây dựng đường giao
thông, khu cắm trại,
đường mòn…ảnh hưởng
đến chu trình sống của
động vật hoang dã
- Rác thải, nước thải
nếu không được xử lý
đúng quy cách sẽ gây
ảnh hưởng trực tiếp đến
các hệ sinh thái
- Hoạt động như giẫm
lên cỏ, khắc lên cây…
làm nhiều thực vật bị mất
dần

- Công trình kiến trúc
không phù hợp với
cảnh quan và kiến trúc
truyền thống (Sử dụng
các vật liệu ốp lát
không phù hợp…)
- Bố trí các công trình
dịch vụ kém khoa học
- Xây dựng, san ủi
mặt bằng tạo cảnh
quan kém
- Sử dụng quá nhiều
phương tiện quảng
cáo; dây, cột điện tràn
lan
- Ít chú trọng tới bảo
dưỡng các công trình.

Tác động tới môi
trường nước
Tác động tới môi
trường không khí
không khí
Tác động tới môi
trường đất
Tác động tới môi
trường sinh học
sinh học
Tác động tới môi
trường cảnh quan

cảnh quan


25
Những điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi như: khí hậu dễ chịu, phù hợp
với phát triển du lịch; thủy văn có chế độ an toàn, địa hình đa dạng, ngoạn mục;
động thực vật phong phú; không khí trong lành ở miền núi là những điều kiện để
đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch. Tuy nhiên, các thành phần của môi trường tự
nhiên có những thành phần có khả năng tự phục hồi, nhưng cũng có những thành
phần thời gian phục hồi lâu hoặc có thể bị mất vĩnh viễn. Vì vậy, các thành phần tự
nhiên khi bị suy thoái, sẽ tác động ngược trở lại hoạt động du lịch, gây cản trở đến
hoạt động du lịch (lũ quét, sạt lở đất, cảnh quan bị suy thoái, hệ sinh thái bị phá vỡ
không còn khả năng thu hút du khách…)
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên tại điểm du lịch
miền núi
1.4.1. Liên quan đến quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước có vai trò quyết định đối với phát triển du lịch nói chung và
bảo vệ môi trường du lịch nói riêng. Ngoài việc đưa ra một hệ thống pháp luật hoàn
thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi trường du lịch, nhà nước có thể
xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các
công tác này. Nhà nước còn là đầu mối phối hợp với các Tổ chức bảo tồn quốc tế để
xây dựng các dự án bảo vệ tài nguyên, môi trường.Với quyền lực của mình, nhà
nước đưa ra các quy định ưu đãi về thuế và cho phép lập ra các loại quỹ phục vụ
cho mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường của ngành.
Tại Nepal, dự án Bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình
về việc xây dựng Quỹ Bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án được sử dụng tiền từ
nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nước ngoài và 1,5
USD/khách từ các nước trong khu vực Nam Á) cho các chương trình bảo vệ tài
nguyên, môi trường trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của
các chương trình ACAP), Chính phủ Vương quốc Nepal đã quyết định trích trả lại

60% lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu vực.


×