Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Văn hóa môi trường trong hoạt động du lịch miền núi Việt Nam - nghiên cứu trường hợp Sa Pa và Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------

Nguyễn Thị Anh Hoa

Văn hóa mơi trường trong hoạt động
du lịch miền núi việt nam –
nghiên cứu trường hợp sa pa và ba vì

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC

HÀ NỘI - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

Nguyễn Thị Anh Hoa

Văn hóa mơi trường trong hoạt động
du lịch miền núi việt nam –
nghiên cứu trường hợp sa pa và ba vì

Chuyên ngành: Du lịch

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: pgs. TS. NGUYỄN ĐÌNH HỊE



HÀ NỘI - 2006


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVMT

- Bảo vệ môi trường

DLBV

- Du lịch bền vững

HDV

- Hướng dẫn viên

KDL

- Khu du lịch

TM&DL

- Thương mại và du lịch

TNMT

- Tài nguyên môi trường


VHMT

- Văn hóa mơi trường

UBND

- Uỷ ban nhân dân

UNEP

-(United Nations Environmental Program): Chương
trình mơi trường Liên Hợp Quốc.

IUCN

-(International Union for Conservation of Nature):
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 :

VHMT trong du lịch

Tr.14

Hình 2 :

Cấu trúc của VHMT trong du lịch


Tr.15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 :

VHMT của các nhóm tham gia vào hoạt động du lịch

Tr.50

ở Sa Pa.
Biểu đồ 2 :

VHMT của các nhóm tham gia vào hoạt động du lịch

Tr.59

ở Ba Vì.
Biểu đồ 3 :

Biểu đồ VHMT tại Sa Pa và Ba Vì

Tr.59


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1

: VHMT của nhóm du khách ở Sa Pa


Tr.43

Bảng 2

: VHMT của nhóm các cơng ty lữ lành đưa khách đến

Tr.44

Sa Pa
Bảng 3

: VHMT của nhóm các cơ sở dịch vụ du lịch ở Sa Pa

Tr.46

Bảng 4

: VHMT của nhóm cộng đồng dân cư địa phương ở

Tr.47

Sa Pa.
Bảng 5

: VHMT của nhóm chính quyền địa phương và các cơ

Tr.49

quan chức năng ở Sa Pa

Bảng 6

: VHMT của nhóm du khách ở Ba Vì

Tr.53

Bảng 7

: VHMT của nhóm các cơng ty lữ lành đưa khách đến

Tr.55

Ba Vì
Bảng 8

: VHMT của nhóm các cơ sở dịch vụ du lịch ở Ba Vì

Tr.56

Bảng 9

: VHMT của nhóm cộng đồng dân cư địa phương ở

Tr.57

Ba Vì.
Bảng 10

: VHMT của nhóm chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng ở Ba Vì


Tr.58


MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài

Tr.1

2.

Mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu

Tr.2

3.

Nội dung, kết cấu của luận văn

Tr.3

Chương 1: Văn hóa mơi trường và vấn đề văn hóa mơi

Tr.5

trường trong hoạt động du lịch miền núi Việt Nam
1.1


Văn hóa mơi trường

Tr.5

1.2

Văn hóa mơi trường trong du lịch

Tr.14

1.2.1 Khái niệm

Tr.14

1.2.2 Cấu trúc của văn hóa mơi trường trong du lịch

Tr.15

1.2.3 Những tiêu chí của văn hóa mơi trường trong du lịch

Tr.16

1.3

Đặc điểm của loại hình du lịch miền núi

Tr.19

1.3.1 Đặc điểm chung


Tr.19

1.3.2 Đặc điểm của hoạt động du lịch miền núi Việt Nam

Tr.23

Chương 2: Phương pháp và quá trình nghiên cứu

Tr.27

2.1

Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin, tài liệu

Tr.27

2.2

Phương pháp phân tích hệ thống

Tr.29

2.3

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Tr.29

2.4


Phương pháp phỏng vấn

Tr.30

2.5

Phương pháp quan sát

Tr.32

2.6

Phương pháp kiến tạo chỉ số

Tr.32

Chương 3: Hiện trạng văn hố mơi trường

Tr.36

tại Sa Pa và Ba Vì
3.1

Hiện trạng VHMT trong hoạt động du lịch tại Sa Pa

Tr.36

3.1.1


Điều kiện tự nhiên- kinh tế- văn hoá, xã hội

Tr.36

3.1.2

Hiện trạng VHMT tại Sa Pa

Tr.40


3.2

Hiện trạng VHMT trong hoạt động du lịch tại Ba Vì

Tr.50

3.2.1

Điều kiện tự nhiên- kinh tế- văn hố, xã hội

Tr.50

3.2.2

Hiện trạng VHMT tại Ba Vì

Tr.53

Chương 4:Giải pháp nhằm phát triển văn hố mơi trường Tr.60

trong du lịch tại Sa Pa và Ba Vì
4.1

Đánh giá tổng hợp và giải pháp về văn hóa mơi trường

Tr.60

tại điểm du lịch Sa Pa
4.1.1

Đánh giá tổng hợp

Tr.60

4.1.2

Giải pháp

Tr.64

4.2

Đánh giá tổng hợp và giải pháp về văn hố mơi trường tại

Tr.75

điểm du lịch Ba Vì
4.2.1

Đánh giá tổng hợp


Tr.75

4.2.2

Giải pháp

Tr.78

Kết luận

Tr.83

Phụ lục
Tài liệu tham khảo


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với
môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa và điều kiện xã hội. Trong xu thế phát
triển xã hội hiện đại, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, du lịch là một nhu cầu
không thể thiếu. Do những địi hỏi khách quan đó mà du lịch ngày càng phát
triển với nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du
lịch mua sắm, du lịch hội thảo, du lịch thể thao, du lịch thiên nhiên…
Du lịch đem lại sự thỏa mãn đa dạng cho du khách về nhu cầu hiểu biết
giải trí, cân bằng trạng thái tinh thần, thể lực sau những ngày lao động mệt nhọc
của nếp sống công nghiệp... Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển
du lịch mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các sản
phẩm du lịch với mục đích thu hút du khách. Việc làm này đem lại một nguồn

lợi đáng kể, song cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực như sự hủy hoại các hệ
sinh thái và nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội
như mại dâm, ma túy…, làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Những
yếu tố đó tác động đến sự phát triển bền vững hoạt động du lịch.
Sapa và Ba Vì là hai điểm du lịch miền núi ngày càng thu hút được sự
quan tâm của du khách và các nhà đầu tư. Từ năm 1990 cho đến nay, sự phát
triển mạnh mẽ của du lịch đã mang lại một nguồn lợi không nhỏ về kinh tế cho
địa phương những cũng tạo ra nguy cơ xuống cấp về mơi trường, văn hóa và xã
hội. Khi nghiên cứu về hoạt động du lịch ở hai điểm Sapa và Ba Vì cho thấy
hoạt động này đã có những ảnh hưởng xấu đến mơi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa của người dân bản địa. Để hướng tới xây dựng Sapa và Ba Vì thành
những điểm du lịch hấp dẫn nhưng bền vững cần phải có những giải pháp phù
hợp. Đó chính la lý do đề tài: “ Văn hóa mơi trường trong hoạt động du lịch
miền núi Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp Sapa và Ba Vì” được lựa chọn
để làm luận văn tốt nghiệp này.
1


2.Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu
 Mục tiêu: Luận văn nhằm góp phần vào việc phát triển du lịch bền vững
thông qua việc làm rõ và nâng cao tính văn hóa mơi trường trong hoạt
động du lịch nói chung và du lịch miền núi nói riêng.
 Các nội dung nghiên cứu chính:
o Cơ sở lý luận về văn hóa mơi trường trong hoạt động du lịch nói chung
và du lịch miền núi Việt Nam nói riêng.
o Phương pháp đánh giá văn hóa mơi trường tại một điểm du lịch.
o Hiện trạng văn hóa mơi trường tại các điểm du lịch miền núi Sapa và
Ba Vì.
o Một số giải pháp phát triển văn hóa mơi trường trong hoạt động du
lịch.

 Phạm vi nghiên cứu:
Luận chỉ tập trung nghiên cứu một số điểm chính, mang tính đại diện và là
nơi thu hút nhiều du khách, đó là:
Tại Sapa:
o Khu vực thị trấn Sapa.
o Lâm viên Hàm Rồng
o Xã Tả Van, Hầu Thào
o Tuyến du lịch:
Sapa – Cát Cát

Sapa – Tả Phìn

Sapa – Cầu Mây

Sapa – Thác Bạc

Tại Ba Vì:
o Vườn Quốc gia Ba Vì
o Khu du lịch Ao Vua
o Khu du lịch Khoang Xanh
2

Sa Pa – Bãi đá cổ


3. Nội dung, kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung chính
của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Văn hóa mơi trường và vấn đề văn hóa mơi trường trong hoạt
động du lịch miền núi Việt Nam.

o Giới thiệu tổng quan về khái niệm VHMT.
o Phân tích những điều kiện hình thành VHMT trong thời hiện đại.
o Xác định nội dung, kết cấu và tiêu chí của VHMT trong hoạt động du lịch
miền núi
o Phân tích đặc điểm của loại hình du lịch miền núi Việt Nam và vai trị của
VHMT đối với loại hình du lịch này.
Chương 2: Phương pháp và quá trình nghiên cứu.
Giới thiệu các phương pháp và quá trình nghiên cứu của đề tài gồm:
o Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
o Phương pháp phân tích hệ thống
o Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
o Phương pháp phỏng vấn
o Phương pháp quan sát.
o Phương pháp kiến tạo chỉ số
Chương 3: Hiện trạng VHMT trong hoạt động du lịch tại Sa Pa và Ba Vì
o Giới thiệu khái quát về hai điểm du lịch mà đề tài nghiên cứu là Sa Pa và
Ba Vì (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...)
o áp dụng phương pháp kiến tạo chỉ số để đánh giá VHMT Sa Pa và Ba Vì
trong thời điểm tháng 8 năm 2006.
Chương 4 : Những giải pháp phát triển văn hóa mơi trường trong hoạt động
du lịch ở Sa Pa và Ba Vì.
o Dựa trên những đặc điểm của hoạt động du lịch miền núi Việt Nam, đưa
ra những giải pháp về phát triển VHMT đối với loại hình du lịch này.
3


o Dựa trên kết quả đánh giá ở chương 3 về VHMT tại điểm du lịch Sa Pa
và Ba Vì, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khác phục những tiêu chí
về VHMT cịn chưa đạt được hoặc đạt ở mức độ thấp.
Kết luận :

Tổng kết những nội dung chính mà luận văn đã làm được :
o Tổng quan tài liệu và đưa ra khái niệm VHMT trong hoạt động du lịch
miền núi.
o Đưa ra phương pháp đánh giá VHMT tại một điểm du lịch.
o Đánh gía VHMT tại điểm du lịch Sa Pa, Ba Vì
o Đưa ra những giải pháp chung nhằm phát triển VHMT trong hoạt động du
lịch và những giải pháp cụ thể cho điểm du lịch Sa Pa và Ba Vì.

4


Chương 1: Văn hóa mơi trường và vấn đề văn hóa mơi trường
trong du lịch miền núi Việt Nam

1.1 Văn hóa mơi trường:
o Khái niệm Văn hóa:
Văn hóa là một khái niệm rộng. Nó có mặt trong mọi hoạt động của
con người. Hay nói cách khác, mọi hoạt động của con người đều cần phải có
văn hóa. Ngày nay chúng ta đã quen thuộc những cụm từ và khái niệm về văn
hóa có liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó,ví dụ như: Văn hóa thương
mại, Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa thể thao, Văn hóa giao tiếp, Văn hóa du
lịch, rồi Văn hóa đọc, Văn hóa ẩm thực, Văn hóa nghe- nhìn…Những cụm từ
này bao hàm tất cả nội dung, hình thức thể hiện, những tiêu chí về mặt văn
hóa gắn liền với những đặc thù của lĩnh vực khoa học, kinh tế hay xã hội mà
nó mang tên.
Vậy Văn hóa là gì? Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về Văn hóa, ở
đây có thể trích dẫn một định nghĩa về văn hóa trong từ điển Tiếng Việt của
trung tâm từ điển học như sau: “ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử “[20,
tr.1062]

Định nghĩa về văn hóa có thể có rất nhiều, song chúng ta có thể xác
định được những nội dung cơ bản của văn hóa trong các mặt [3, tr.2]:
- Văn hóa vật chất.
- Văn hóa tinh thần (Nhận thức, ứng xử, tổ chức đời sống, văn học nghệ
thuật…)
Trong một góc nhìn rộng lớn thì tất cả những gì khơng phải là tự nhiên,
những gì do con người sáng tạo ra phục vụ chính bản thân con người và được
chọn lọc qua thời gian là văn hóa. Tuy nhiên những nhóm thành tựu văn hóa

5


mà chúng ta đã xác định ở trên thì khơng phải hồn tồn độc lập, riêng rẽ mà
có sự ảnh hưởng, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau. Chẳng hạn, khơng
phải tất cả các thành tựu văn hóa vật chất đều đem lại lợi ích cho tất cả mọi
người ở các mức độ khác nhau. Văn hóa ứng xử sẽ làm chức năng điều chỉnh
lợi ích của các thành phần trong các mối quan hệ đó.
o Khái niệm Môi trường:
Thuật ngữ môi trường là một khái niệm đa nghĩa có thể dùng trong nhiều
trường hợp khác nhau. Trước hết “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và
thiên nhiên” ( chương1, điều 1, Luật bảo vệ môi trường- 2005).
Môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn của khái niệm môi
trường. Theo chức năng, môi trường sống được chia làm ba loại [10,tr.9-10]:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học
tồn tại khách quan bao quanh con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người,
tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng
cộng đồng dân cư.

Môi trường nhân tạo là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người
sáng tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Trong luận văn này còn đề cập đến một khái niệm mơi trường đó là Môi
trường du lịch: “ là môi trường tự nhiên bao gồm tồn bộ khơng gian lãnh
thổ: đất, nước, khơng khí, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, cơng
trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch”
(Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch) [5, tr.1]
o Khái niệm Văn hóa mơi trường:

6


Trong mối quan hệ giữa con người với môi trường xã hội thì văn hóa
mơi trường là việc điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử của những cá nhân hay
những nhóm người có những lợi ích khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau
trong một xã hội đã được định hình. Hay nói cách khác việc điều chỉnh các
hành vi ứng xử là từ cả hai phía để đạt được sự hài hịa về lợi ích và phát triển
bền vững. Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường tự
nhiên thì việc điều chỉnh hành vi ứng xử chỉ thuộc về một phía: con người.
Con người sẽ quyết định những điều kiện sống căn bản của mình thơng qua
thái độ ứng xử với mơi trường tự nhiên.
Ngay từ khi xuất hiện, con người đã sống giữa mơi trường sống của
mình. Con người phải tận dụng và ứng phó với mơi trường xung quanh để tồn
tại. Vì vậy VHMT tuy tên gọi mới xuất hiện gần đây nhưng gốc của nó đã có
từ xa xưa gắn với lịch sử của nhân loại. Đó là phương thức ứng xử với môi
trường tự nhiên và xã hội trong quá trình tồn tại của con người.
Vậy thế nào là VHMT? đến nay đã có một số tác giả đưa ra những ý
kiến về khái niệm này. Xuất phát từ việc phân tích văn hóa Việt Nam là loại
hình văn hóa gốc nông nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông
nghiệp trồng lúa nươc- một phương thức sản xuất mà sự thành bại phụ thuộc

rất nhiều vào thiên nhiên.tác giả Nguyễn Quang cho rằng “…thái độ biết ơn
thiên nhiên, u q thiên nhiên- đó chính là VHMT ”[20,tr.10]. Tác giả cho
rằng VHMT có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống ví như việc Bác Hồ
phát động tết trồng cây đã trở thành nét đẹp văn hóa làm phong phú thêm
VHMT. Việc phát động phong trào đường phố “xanh, sạch, đẹp” đó là việc
đưa VHMT vào cuộc sống. VHMT là thành tố của văn hóa đơ thị, văn hóa
làng xã. Theo tác giả thì điểm quan trọng nhất trong VHMT chính là nhận
thức được tác động của con người (cá nhân và tập thể) đối với môi trường
sống trước mắt và lâu dài. Từ đó giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ thiên nhiên

7


bắt đầu bằng những hành động hết sức nhỏ bé đến những hành động mang
tính tồn cầu.
Trong cuốn “Một số vấn đề xã hội- nhân văn trong việc sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, 2001”, tác giả Hà Huy Thành
chủ biên đã dành trọn vẹn chương IV viết về văn hóa mơi trường. Trên cơ sở
khái niệm văn hóa và khái niệm mơi trường, tác giả đưa ra khái niệm VHMT:
“VHMT là tổng hợp những tri thức, giá trị, chuẩn mực, biểu trưng về việc
khai thác tài nguyên và ứng xử với môi trường của con người được đúc kết từ
kinh nghiệm thực tiễn trong q trình tương tác với tự nhiên”[23, tr.253].
Ngồi việc phân tích những điểm tích cực và điểm hạn chế của VHMT Việt
Nam truyền thống, và VHMT Việt Nam hiện đại, tác giả còn đưa ra vấn đề xã
hội hóa và thể chế hóa và hiệu lực hố VHMT.
Việc xã hội hố VHMT bao gồm hai q trình, đó là giáo dục thế hệ trẻ
và tăng cường yếu tố tham gia của các cộng đồng vào việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Vấn đề thể chế hoá và hiệu lực hoá VHMT là một bộ phận hợp thành
khơng thể thiếu để VHMT có thể đi vào thực tiễn, phát huy tác dụng. Thực

chất của quá trình này chính là vấn đề hiện thực hố cơng tác quản lý mơi
trường:
“Hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường (điều này
được coi là liên quan đến VHMT vì các văn bản Pháp luật bảo vệ môi trường
được xét với tư cách là một hệ thống chuẩn mực thành văn)”[23,tr.283]
Nói đến vấn đề hiệu lực hố là nói đến việc phải bằng cách nào đó hiện
thực hố được những mục đích đã đề ra. Cũng theo tác giả Hà Huy Thành thì
có hai phương cách để có thể đạt được điều này:

8


“Thứ nhất, là bằng cách dùng thông tin và các hành vi giáo dục giúp
đối tượng thay đổi nhận thức, từ đó dẫn tới việc họ sẽ tự điều chỉnh hành vi
của họ theo hướng các giá trị mà xã hội mong muốn…
Thứ hai, là phương pháp dễ bị coi là khơ cứng nhưng nó có thể phát
huy hiệu quả nhanh hơn phương pháp thứ nhất. Đó là việc áp dụng các
phương pháp cứng rắn và những hình phạt nghiêm khắc để trừng phạt những
hành vi làm tổn hại đến môi trường…”[23, tr.284]
Nguyễn Hồng Hà, trong cuốn “Môi trường văn hoá với việc xây dựng
lối sống con người Việt Nam” xuất bản năm 2005 cho rằng trong các nghiên
cứu về mơi trường văn hố thì ảnh hưởng của con người văn hố tới mơi
trường văn hố chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh hiện
nay cần khẳng định trách nhiệm của con người đối với việc xây dựng mơi
trường sống, mơi trường văn hố thơng qua hàng loạt phong trào và hành
động thực tiễn nhằm phát triển đời sống văn hố cộng đồng, gia đình, cá
nhân. Tác giả viết: “Nếu mỗi con người khơng có được trách nhiệm này thì
việc xây dung mơi trường văn hố trở nên hết sức khó khăn. Vì thế chúng tơi
cho rằng, bên cạnh việc chú ý xây dung môi trường văn hố, đã đến lúc
chúng ta cần đề cao việc hình thành, phát triển văn hố mơi trường theo

những chuẩn mực cụ thể, trong đó ứng xử có văn hố với môi trường phải trở
thành một vấn đề trọng tâm, một hành động mang tính tự giác của cá nhân,
nhóm xã hội, gia đình, cộng đồng.”[8,tr.23]
Chúng ta có thể tìm hiểu VHMT dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng
thơng thường đó là VHMT truyền thống và VHMT hiện đại. Khái niệm
VHMT hiện đại có thể coi là xuất hiện từ hội nghị thế giới lần thứ nhất về môi
trường năm 1972 tại Stockholm( Thụy Điển).
Về căn bản con người Việt Nam từ lâu đời đã ứng xử với môi trường
một cách hài hịa. Trong cách ứng xử với mơi trường tự nhiên có nhiều yếu tố

9


tích cực đối với việc sử dụng hợp lý tài ngun và bảo vệ mơi trường. Điều
này có thể lý giải đầu tiên là bằng văn hóa. Văn hóa truyền thống là hịa mình
vào thiên nhiên, nương theo tự nhiên nên ít gây ra sự tàn phá với mơi trường
xung quanh. Trong môi trường xã hội, người cũng luôn hướng tới một sự hài
hòa trong các quan hệ thể hiện rõ trong lối sống trọng tình cảm, trọng sự hịa
hiếu “ Một sự nhịn là chín sự lành”, “ Dĩ hịa vi q “…[23, tr.186]
Nền kinh tế nơng nghiệp khiến cho người dân phụ thuộc vào thiên
nhiên, việc bảo vệ mơi trường thiên nhiên giống như việc bảo vệ chính bát
cơm manh áo của họ. Chính vì vậy mà họ có thái độ tơn trọng, u q thậm
chí là thần thánh hố những yếu tố tự nhiên.Đó cũng chính là một điểm tích
cực trong VHMT truyền thống.
Quy mơ dân số nhỏ và trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cịn thấp
cũng làm cho mơi trường ít bị hủy hoại hơn. Con người bị gánh nặng dân số
buộc phải khai thác cạn kiệt thiên nhiên cũng như chưa đủ trình độ khoa học
kỹ thuật để chinh phục thiên nhiên theo ý muốn chủ quan của con người.
Rõ ràng VHMT truyền thống có những điểm tích cực, tuy nhiên vẫn
cịn nhiều mặt hạn chế. Trước hết, lối sống thuận theo tự nhiên, nương nhờ

vào thiên nhiên chưa hẳn là kết quả của sự nhận thức cao về mơi trường mà
cịn do sự thiếu hiểu biết, thiếu phương tiện kỹ thuật để khai thác, chinh phục
tự nhiên. Hơn nữa những kiến thức về mơi trường dù đã hình thành nhưng chỉ
được phổ cập theo lối kinh nghiệm, truyền miệng tính phổ cập chưa cao và
chưa có những chuẩn mực rõ ràng. Chính vì vậy cụm từ “ Văn hóa mơi
trường “ theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện trong khoảng những năm 1999 –
2000 trở lại đây, khi nó đã trở thành sản phẩm của nhận thức cao về môi
trường và mang tính chuẩn mực xã hội.
VHMT hiện đại trước hết nó là sản phẩm tất yếu của quá trình phát
triển. Sự tăng trưởng về kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu

10


cầu của con người, giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên. Những
tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp cho con người biết tác động vào tự nhiên
để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống. Tuy nhiên mặt trái
của sự phát triển đó là mức độ tàn phá tài nguyên và môi trường từ thập niên
90 của thế kỷ XX trở lại đây đang ở tình trạng báo động gây ra rất nhiều hậu
quả nghiêm trọng. Vấn đề VHMT được đặt ra như một nhu cầu bức thiết
trong quá trình phát triển và hội nhập.
ở Việt Nam trong những năm gần đây, tài nguyên thiên nhiên ngày một
cạn kiệt, con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do môi trường
thiên nhiên bị tàn phá mang lại, đứng trước một sự xuống cấp về mơi trường
văn hóa do sức ép của nền kinh tế thị trường và sự tăng nhanh đến chóng mặt
của nhu cầu đời sống hiện đại, chúng ta đã bắt đầu phải nhìn lại những hành
vi của con người và lựa chọn một cách ứng xử đúng đắn nhất với môi trường
xung quanh. Thái độ tích cực đó là tiêu chuẩn để đánh giá về mặt đạo đức,
trình độ văn minh, phẩm chất của mỗi con người sống trong xã hội hiện đại –
khi con người sống dưới một ngôi nhà chung là trái đất.

Tuy nhiên việc hình thành một lối ứng xử trân trọng đối với mơi trường
thiên nhiên, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống q báu của ơng cha
để lại trong bối cảnh hiện nay là không hề đơn giản, nó khó khăn ngay bắt đầu
từ trong suy nghĩ của con người. Có rất nhiều những nếp suy nghĩ khơng cịn
thích hợp đã tồn tại và hằn sâu trong đầu óc của nhiều người. Những suy nghĩ
đó là một cản trở rất lớn trong việc hình thành một văn hóa ứng xử thân thiện
với môi trường:
Thứ nhất, nhiều người cho rằng con người là một sinh vật đặc biệt có
khả năng và có quyền chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình.
Với suy nghĩ đó con người đã tách mình ra khỏi hệ sinh thái tự nhiên vốn là
một phần không thể thiếu của con người hay nói cách khác con người là một

11


phần của tổng thể tự nhiên đó. Con người tàn phá tự nhiên tức là tàn phá
chính bản thân mình.
Thứ hai, con người vẫn chưa nhận thức được sự hữu hạn của tài ngun
mơi trường. Vẫn có nhiều người quan niệm trái đất có khả năng vơ hạn trong
việc tự làm sạch, vô tận về tài nguyên mà con người chỉ có mỗi một việc là
nghĩ cách khai thác và sử dụng càng nhiều càng tốt.
Thứ ba, con người Việt Nam chưa nhận thức được vai trò của cá nhân
trong việc bảo vệ thiên nhiên. Nhiều người suy nghĩ một mình mình thì khơng
thay đổi được gì cả nên họ cho rằng những hành động của họ để làm trong
sạch môi trường là điều quá nhỏ bé đến mức không cần phải làm nữa. Và họ
đã không hiểu rằng không thể thay đổi điều gì nếu khơng bắt đầu từ những cá
nhân. Và sự suy thối mơi trường trầm trọng như hiện nay chính cũng bắt
nguồn từ những cá nhân vơ cùng nhỏ bé đó.
Thứ tư, đó là sự lạm dụng khoa học kỹ thuật. Ngày nay những thành
tựu kỳ diệu của khoa học kỹ thuật đã đem lại cho con người rất nhiều tiện ích.

Và trong số những phát minh sáng tạo đó khơng ít những phát minh đem lại
những hậu quả không tốt đối với môi trường.
Thứ năm, xu thế của con người hiện đại có quan điểm khá thực dụng.
Đối với họ hiện tại là quan trọng. Họ làm tất cả những gì có thể để họ có được
một cuộc sống đầy đủ nhất và khơng quan tâm đến các thế hệ sau. [4,tr. 37-40]
Để bảo vệ mơi trường, trước hết con người cần phải có một suy nghĩ
đúng đắn về vị trí của con người trong tự nhiên. Con người là một phần của tự
nhiên chứ không đứng trên tự nhiên. Trong tổng thể con người – tự nhiên ấy,
con người chính là chủ thể nhận thức và phải có những điều chỉnh để phù hợp
với tự nhiên. Đi ngược lại quy luật đó, con người sẽ phải gánh chịu những hậu
quả rất khắc nghiệt.

12


Con người cần nhận thức rõ vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội.
Chúng ta sống trong thời đại hợp tác, chúng ta cùng làm việc để tồn tại. Bảo
vệ môi trường là việc cần làm ngay lập tức của mỗi cá nhân chứ không phải
của một ai khác ngoài cá nhân chúng ta. Mỗi người cần tạo ra một sự thay đổi
nhỏ có lợi cho mơi trường, cuối cùng chúng ta sẽ làm thay đổi toàn bộ cách
suy nghĩ và hành động của nhân loại đối với môi trường xung quanh theo
hướng tích cực. Hàng ngày mỗi con người đứng trước rất nhiều những quyết
định có liên quan đến môi trường như: đi loại phương tiện nào? mua loại hàng
hóa tiêu dùng nào? mua loại thực phẩm nào? vứt rác thải ở đâu? Thậm chí lớn
hơn là đầu tư cho dự án kinh doanh nào? …Và tổng của hàng triệu triệu
những quyết định cá nhân đó có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sống của
chúng ta. VHMT thể hiện ở ngay cả những quyết định hết sức cá nhân mang
tính tự giác đó. Một cộng đồng có văn hóa mơi trường cao khi các cá nhân
trong cộng đồng có những sự lựa chọn khơng làm tổn hại đến môi trường như
đi bằng các phương tiện không xả khí thải độc hại, khơng mua những hàng

hóa làm bằng các chất gây hai cho môi trường, mua các hàng hóa có thể tái
chế, khơng nhiều bao bì, khơng mua và sử dụng những loại động thực vật quý
hiếm cần được bảo vệ, vứt rác đúng nơi quy định, không xây dựng và đầu tư
cho những cơng trình có hai cho mơi trường và làm tổn hại lợi ích cho đại đa
số người dân địa phương…
Môi trường sống của chúng ta ngày hơm nay phụ thuộc rất nhiều vào
những gì mà cha ông chúng ta đã ứng xử với môi trường và đến lượt chúng ta
cũng sẽ tác động trực tiếp đến môi trường sống của con cái chúng ta mai sau
bằng những hành động của mình ngày hơm nay. Nếu hôm nay chúng ta khai
thác thiên nhiên cạn kiệt, chạy theo cái lợi trước mắt thì tất yếu sẽ dẫn đến
mất cân bắng sinh thái và hậu quả nặng nề là những thiên tai, bệnh dịch sẽ
dáng xuống đầu con cháu. Tính đa dạng của văn hóa sẽ bị mất dần đi khi cộng

13


đồng địa phương biến đổi văn hóa bản địa để đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch trong nền kinh tế thị trường.
Điều này đến nay hầu hết mọi người đã hiểu nhưng để tránh hậu quả
đó thì lại khơng dễ dàng vì tất cả những suy nghĩ và hành động đúng đắn như
ta vừa phân tích ở trên chưa trở thành nêp sống tự giác của mỗi cá nhân và
cộng đồng. Nói cách khác, VHMT ở nước ta vẫn ở trình độ rất thấp, chủ yếu
là tự phát chứ chưa phải là kết quả của một trình độ nhận thức cao về mơi
trường. Tồn bộ việc suy nghĩ và hành động đúng đắn như chúng ta vừa phân
tích chính là việc hình thành khái niệm VHMT.
VHMT chính là : Nhận thức, thái độ và hành vi u q, tơn trọng và
bảo vệ môi trường ( tự nhiên và xã hội) của con người trong quá trình tồn tại
và phát triển.
1.2 Văn hóa mơi trường trong du lịch
1.2.1 Khái niệm:

Du lịch là một ngành có liên quan mật thiết với môi trường. Môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội là điều kiện quan trọng để du lịch tồn tại
và phát triển. Những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú, điều kiện khí
hậu, sự đa dạng sinh thái của tự nhiên…chính là mục đích của du khách, là cơ
sở để tạo nên một sản phẩm du lịch. Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan
trọng để du khách có thể đến hay khơng đến, đến một lần hay nhiều lần, ở
thời gian dài hay ngắn đối với một điểm du lịch.
Chính vì sự gắn bó mật thiết, không thể thiếu được giữa môi trường
và du lịch mà chúng ta cần tìm hiểu về VHMT và những tiêu chí cần đạt được
của VHMT trong hoạt động kinh doanh du lịch.

14


VHMT trong du lịch được hiểu là: Nhận thức, thái độ và hành vi u
q, tơn trọng và bảo vệ môi trường (tự nhiên và xã hôi) của con người trong
hoạt động du lịch.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là VHMT trong du lịch là thái
độ ứng xử của tất cả những người tham gia vào hoạt động du lịch hướng tới
việc bảo vệ, thân thiện với mơi trường. Đó điểm giao thoa giữa : du lịch, văn
hóa và mơi trường.
Văn hố
Văn hố mơi trường
trong
du lịch

Du lịch

Mơi
trường


Hình 1: VHMT trong Du lịch.
1.2.2 Cấu trúc của VHMTtrong du lịch:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của
nó phụ thuộc vào sự phát triển hay suy thoái của tất cả các thành phần tham
gia vào hoạt động du lịch. Nói đến VHMT trong du lịch tức là chúng ta nói
đến VHMT của những thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như: du
khách, các công ty lữ hành, các cơ sở phục vụ du lịch, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Vì vậy chúng ta có thể
xác định cấu trúc của VHMT trong du lịch gồm:
o VHMT của khách du lịch.
o VHMT của các công ty lữ hành.
o VHMT của các cơ sở phục vụ du lịch.

15


o VHMT của cộng đồng địa phương
o VHMT của chính quyền địa phương
VHMT
của khỏch du lịch
VHMT

VHMT

VHMT

của cộng đồng

của cụng ty


trong

lữ hành

địa phương

du lịch
VHMT

VHMT

của chính quyền địa
phương

của sở phục vụ
du lịch

Hình 2: Cấu trúc của VHMT trong du lịch
1.2.3 Những tiêu chí của VHMT trong du lịch:
VHMT trước hết thể hiện ở hai khía cạnh là ngơn ngữ và lối sống.
Ngơn ngữ : Về tiêu chí này địi hỏi tất cả những người tham gia hoạt
động du lịch đều cần phải hiểu biết về các thuật ngữ về môi trường du lịch,
đặc biệt là đối với các hướng dẫn viên và du khách. Ví dụ như: sức ép mơi
trường, sức tải của điểm du lịch, môi trường sinh thái tự nhiên, sự cố môi
trường v…v..Những thuật ngữ này hết sức cần thiết trong việc diễn giải môi
trường, trong hoạt động hướng dẫn của HDV, trong các ấn phẩm quảng cáo của
các công ty lữ hành, trong các quy định của các cơ sở phục vụ du lịch nhằm
nâng cao hiểu biết và nhắc nhở khách du lịch về nội dung bảo vệ mơi trường.
Lối sống: Về lối sống văn hóa mơi trường đưa ra những tiêu chí như sau:


16


(1) Tiêu chí Thẩm mỹ xanh: Nguyên tắc của tiêu chí này là: Thiên nhiên là
cái đẹp. Thẩm mỹ xanh dựa trên tiêu chuẩn thẩm mỹ là thiên nhiên.[
13,tr.142]
Nguyên tắc này được thể hiện trong việc lựa chọn tuyến điểm du lịch,
xây dựng các bài thuyết minh nhằm cổ súy cho vẻ đẹp tự nhiên đó, tuyên
truyền giáo dục du khách trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên và văn
hóa của các cộng đồng dân cư địa phương nơi công ty du lịch đưa khách tới.
Hướng dẫn viên du lịch đồng thời phải là một tuyên truyền viên tích cực cho
văn hóa mơi trường.
Đối với du khách thì việc ứng xử với mơi trường tự nhiên và xã hội
trong hành trình du lịch cần thể hiện rõ thái độ tôn trọng, không làm tổn hại
đến các giá trị tự nhiên và văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương nơi diễn
ra hoạt động du lịch như không bẻ nhũ đá, khắc tên lên hang động, xả rác bừa
bãi và vi phạm những điều cấm kỹ của người địa phương, mang những tệ nạn
đến cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch…
(2) Tiêu chí Tiêu thụ xanh : Nguyên tắc của tiêu chí này là : Tiêu dùng có
chất lượng nhưng tiết kiệm, khơng gây hại cho môi trường ( thân thiện với
môi trường), không vi phạm những quy định của luật pháp về bảo vệ môi
trường[13,tr.76]
Nguyên tắc này cần được thể hiện ngay từ những hành động rất cụ thể
như các công ty du lịch sử dụng giấy tái chế để in những tờ gấp quảng cáo,
sách hướng dẫn du lịch. Nội dung của các tờ quảng cáo đó đều phải có nhắc
nhở du khách về việc bảo vệ môi trường và khuyến khích khách hàng ủng hộ
các doanh nghiệp du lịch có chính sách kinh doanh thân thiện với mơi trường.
Việc xử dụng các phương tiện chuyên chở hành khách bằng những
phương tiện không gây hại đến môi trường cần được khuyến khích như: xe


17


xích lơ, thuyền chèo, xe đạp…và các phương tiện giao thơng cơng cộng ở
những nơi có thể.
Việc sử dụng năng lượng và nước sạch tại các điểm du lịch cũng cần
được tiết kiệm tối đa như khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời, sức
nước, sức gió…Sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng như đèn tự tắt,
khóa cửa ngắt điện…loại bỏ những thiết bị tiêu tốn điện năng khơng cần thiết
như cửa tự động đóng mở…[13,tr.76]
Trong những chuyến đi du lịch việc thưởng thức những món ăn ngon,
đặc sắc của từng địa phương là điều không thể thiếu, nhưng khơng được q
lãng phí, thừa thãi làm ô nhiễm môi trường và đặc biệt không được vi phạm
các quy định về bảo vệ động, thực vật quý hiếm. Những người dân địa
phương cũng cần có ý thức không cung cấp cho du khách thịt những con vật
quý hiếm có trong danh mục cần được bảo vệ, khơng đánh bắt tôm cá trong
mùa sinh sản, san hô, hoa lan rừng…
Hàng hóa tiêu dùng trong du lịch cần đảm bảo nguyên tắc về bảo vệ
môi trường và phát triển du lịch bền vững. Người dân địa phương và du khách
không mua bán các mặt hàng lưu niệm, các thực phẩm vi phạm quy định về
bảo vệ môi trường như: thú nhồi, san hô, mật gấu, ngà voi, đồ lưu niệm bằng
gỗ quý, hàng nhái, hàng giả, đồ chơi bạo lực…Khuyến khích du khách mua
những mặt hàng thủ cơng của địa phương như các đồ mây tre đan, đồ
thêu…và rất nhiều các mặt hàng thủ cơng khác nhằm đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế địa phương.

ở tiêu chí này chúng ta cũng cần phải đề ra một vấn đề là chất lượng
hàng hóa bán cho khách du lịch cần phải đảm bảo là hàng thật( othentic), có
chất lượng đảm bảo, tránh tình trạng “Du khách rất vui vì vội vã may được

một chiếc áo dài ở Việt Nam, gấp gáp mua được một vài món đồ lưu niệm hay
sản vật địa phương, mà không biết hoặc sau đó mới biết rằng khơng phải

18


×