Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 131 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ MINH THƢ



PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CAO
ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TÕA THÁNH TÂY NINH)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ MINH THƢ


PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CAO
ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TÕA THÁNH TÂY NINH)


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG VĂN SÁU


Hà Nội, 2014

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục đích của đề tài 12
4. Nhiệm vụ của đề tài 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 13

7. Cấu trúc của luận văn 13
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 15
1.1. Văn hóa và thuộc tính giá trị của văn hóa 15
1.1.1. Khái niệm văn hóa 15
1.1.2. Thuộc tính giá trị của văn hóa 19
1.2. Du lịch và du lịch văn hóa 21
1.2.1. Du lịch 21
1.2.2. Du lịch văn hóa 24
1.3. Vai trò của văn hóa và việc phát huy các giá trị văn hóa trong hoạt động
du lịch 28
1.3.1. Các sản phẩm du lịch từ văn hóa 28
1.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch 31
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam 34
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới 34
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam 38
1.5. Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng 39
1.6. Tiểu kết chƣơng 1 392
CHƢƠNG 2. VĂN HÓA CAO ĐÀI VÀ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA VĂN HOÁ CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÕA
THÁNH TÂY NINH 42
2.1. Khái quát về Tây Ninh và du lịch Tây Ninh 42
2.1.1. Khái quát về Tây Ninh 42
2.1.2. Tổng quan du lịch Tây Ninh 44

2

2.2. Tổng quan về đạo Cao Đài 46
2.2.1. Khái quát về đạo Cao Đài 46
2.2.2. Đạo Cao Đài ở Tây Ninh 50
2.3. Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài – một trong những yếu tố hình

thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc tại Tây Ninh 50
2.3.1. Văn hóa Cao Đài thể hiện qua yếu tố vật thể : Tòa thánh Tây Ninh
– nơi hội tụ và lan tỏa của Văn hóa Cao Đài 50
2.3.2. Văn hóa Cao Đài thể hiện qua yếu tố phi vật thể 65
2.4. Thực trạng việc phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong du lịch tại
Tòa thánh Tây Ninh 78
2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục du lịch ở Tòa thánh Tây Ninh
78
2.4.2. Nguồn nhân lực và công tác tổ chức quản lý du lịch ở Tòa thánh . 80
2.4.3. Sản phẩm du lịch và cung ứng sản phẩm du lịch ở Tòa thánh 81
2.4.4. Thị trƣờng khách du lịch của Tòa thánh 81
2.4.5. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Tòa thánh 82
2.4.6. Những kết quả cơ bản của hoạt động du lịch ở Tòa thánh Tây Ninh
83
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 85
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI TÕA THÁNH TÂY NINH 86
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại
Tòa thánh 86
3.2.1. Những thuận lợi cơ bản 86
3.2.2. Những khó khăn trƣớc mắt 87
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh 90
3.2.1. Mục tiêu hƣớng đến 90
3.2.2. Định hƣớng 90
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Tòa thánh Tây
Ninh 92

3


3.3.1. Đầu tƣ xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch . 92
3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể 93
3.3.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù ở Tòa thánh 98
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch 99
3.3.5. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch100
3.3.6. Tổ chức liên kết, phối hợp hoạt động giữa Tòa thánh với các tổ
chức, doanh nghiệp 101
3.4. Xây dựng một số chƣơng trình du lịch thử nghiệm gắn với Tòa thánh
Tây Ninh với các tuyến điểm trọng điểm khác 102
3.4.1. Tour Tp. HCM – Tây Ninh: 1 ngày 102
3.4.2. Tour Tp. HCM – Tây Ninh: 2 ngày 1 đêm 103
3.4.3. Tour Lễ hội Cao Đài 103
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 112


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng khách và doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh năm 2012 và 9 tháng
đầu năm 2013 84
Bảng 2.2. Số lƣợng khách du lịch Tòa thánh Tây Ninh năm 2012 và 9 tháng đầu
năm 2013 85

4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con

ngƣời sáng tạo và tích lũy trong tiến trình lịch sử. Vai trò quyết định của văn hóa ở
nƣớc ta những năm gần đây đã đƣợc nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể
hiện tầm cao, chiều sâu của sự phát triển dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp
nhất trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cuộc sống đƣơng đại, văn hóa và du lịch có mối quan hệ mật thiết
và gắn kết chặt chẽ với nhau. Bản chất của du lịch là văn hoá; văn hóa là nền tảng
của du lịch, là chìa khóa then chốt mở đƣờng cho sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp du lịch. Văn hóa tạo ra sức hấp dẫn của du lịch; du lịch đƣợc coi nhƣ
hành vi thỏa mãn văn hóa của con ngƣời trong các chƣơng trình du lịch thuộc loại
hình “du lịch văn hóa”. Cũng do bản chất văn hoá của du lịch mà hình thành nên
khoa học “văn hoá du lịch” nghiên cứu, khai thác các giá trị của văn hoá để phát
triển du lịch.
Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc trên các phƣơng diện phong tục tập quán, văn học,
nghệ thuật, tôn giáo tín ngƣỡng… Là một quốc gia mang trong mình dấu ấn rõ nét
của nền văn hóa phƣơng Đông nông nghiệp, nhƣng với địa thế của một đất nƣớc
nằm giữa ngã ba đƣờng của nhiều luồng tƣ tƣởng văn hóa trên thế giới nên bản sắc
của văn hóa Việt Nam chính là sự tiếp biến, giao lƣu và dung hòa những yếu tố
ngoại lai với yếu tố bản địa. Với vị trí thuận lợi, với nguồn tài nguyên phong phú,
Việt Nam ngày càng thu hút đông đảo các đối tƣợng khách du lịch. Hoạt động du
lịch góp phần giới thiệu giá trị nền văn hóa độc đáo của Việt Nam mấy nghìn năm
văn hiến. Văn hóa là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam. Đồng

5

thời, nhờ có du lịch mà các tài sản văn hóa Việt Nam đƣợc giữ gìn, khôi phục, khai
thác và tôn tạo nâng lên những tầm cao mới.
Sự phát triển của du lịch văn hóa đã và đang có nhiều đóng góp cho sự

phát triển của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Hiện
nay, du lịch văn hóa là một xu hƣớng đối với những nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế - văn hóa – xã hội cho
cộng đồng địa phƣơng lẫn du khách.
Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Thành phố
Hồ Chí Minh, du lịch tỉnh Tây Ninh cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Mặc dù
có nhiều lợi thế về du lịch văn hóa nhƣng Tây Ninh vẫn chƣa tận dụng, khai thác
hết những thế mạnh của mình để phát triển du lịch một cách tƣơng xứng. Từ thực tế
đó, UBND tỉnh Tây Ninh xác định chọn du lịch tâm linh (mà định hƣớng là du lịch
văn hóa) là sản phẩm chính để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tƣ trong lĩnh
vực du lịch.
Nói đến du lịch Tây Ninh, ngƣời ta không thể không nhắc đến Tòa Thánh
Cao Đài Tây Ninh – một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh,
thu hút mỗi năm hàng ngàn lƣợt khách du lịch. Tòa Thánh Tây Ninh – một công
trình kiến trúc độc đáo của Đạo Cao Đài đƣợc ngƣời dân địa phƣơng quen gọi là
Tòa Thánh. Đây chính là sự kết tinh văn hóa của tôn giáo Cao Đài. Đạo Cao Đài ra
đời tại Nam Bộ Việt Nam tổng hợp nét văn hóa truyền thống và tín ngƣỡng Tam
giáo. Trong quá trình hình thành và phát triển, tuy rất mới mẻ, song mấy mƣơi năm
qua, đạo Cao Đài đã thể hiện rõ tính cách, đặc trƣng văn hóa của mình, bảo lƣu
đƣợc nhiều giá trị văn hóa truyền thống và có một số đóng góp nhất định vào việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy, đạo Cao Đài là một thành tố văn hóa đặc sắc của cƣ dân
Nam Bộ nói chung, của Tây Ninh nói riêng. Khi khai thác các yếu tố văn hóa Cao
Đài phục vụ phát triển du lịch là chúng ta đã thực hiện cụ thể hoá quá trình “kinh tế
hóa văn hóa”, biến các thành tố văn hóa thành sản phẩm văn hóa đồng thời cũng là

6

một sản phẩm du lịch cần đƣợc giữ gìn và phát triển. Muốn làm đƣợc điều đó cần
phải biến sản phẩm văn hóa này thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, để ngày càng

nhiều du khách cảm nhận đƣợc những giá trị văn hóa ấy. Nhƣng đây không phải là
một việc làm dễ dàng và cần có sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Trong văn hoá
Cao Đài, các di tích mà điển hình là Tòa Thánh Tây Ninh đã trở thành một điểm
đến không thể thiếu của du khách. Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Tòa
thánh Tây Ninh đã phát triển khá mạnh mẽ và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu rất khả
quan; tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm,
giải quyết. Với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về Văn hoá Cao Đài cũng nhƣ việc
đƣa văn hoá Cao Đài vào trong hoạt động du lịch để góp phần đƣa du lịch Tây Ninh
ngày càng phát triển, tôi đã chọn đề tài: “PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP TÒA THÁNH TÂY NINH)”. Đề tài đƣợc thực hiện cũng nhằm đƣa ra những
giải pháp thích hợp để phát huy những giá trị văn hóa của tôn giáo bản địa này vào
hoạt động du lịch, góp phần nhỏ vào việc phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh.
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề
Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào năm 1926. Từ đó đến nay đã có rất
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của đạo
Cao Đài. Các công trình đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
- Về lịch sử có: Hai cuốn sách thuộc loại bút chiến về đạo Cao Đài là
“Cái án Cao Đài” của Đào Trinh Nhất và “Cải án Cao Đài” của Băng Thanh. Qua
“Cái án Cao Đài” (1929), Đào Trinh Nhất giới thiệu nguồn gốc ra đời của đạo Cao
đài, giới thiệu giáo lý, sự thờ cúng, tổ chức đạo và hoạt động của chức sắc Cao Đài.
Bằng hiểu biết và lập luận của mình, Đào Trinh Nhất cho rằng đạo Cao đài là tà
giáo và cần phải tẩy chay. Còn “Cải án Cao Đài” (1930) của Băng Thanh viết để
phản biện lại quan điểm của Đào Trinh Thất. Ông cho rằng đạo Cao Đài ra đời
trong hoàn cảnh hiện tình xã hội Việt Nam “cang thƣờng nghiên ngửa, phong tục

7

suy đồi”, là cần thiết. Sự tổng hợp Tam Giáo của đạo Cao Đài là sự kế thừa truyền
thống Tam Giáo đồng nguyên.

Trong cuốn“Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng Tám”, tập 2 của Gs.Trần Văn Giàu (1975) cho rằng đạo Cao Đài
ra đời là do các tôn giáo ở miền Nam lúc bấy giờ bị sa sút, không đáp ứng đƣợc nhu
cầu tín ngƣỡng của nhân dân. Đạo Cao Đài đã kết hợp tục đồng cốt cầu Tiên với tín
ngƣỡng dân gian và tinh thần Tam giáo để lập đạo. Cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt
Nam” của Huỳnh Công Bá (2006) cho rằng sự ra đời của đạo Cao Đài có cơ sở từ
tục cầu hồn, cầu tiên phát triển lâu đời ở Việt Nam và đang phát triển rầm rộ ở
Nam bộ lúc bấy giờ, kết hợp với tín ngưỡng Thần linh học, không đề cập đến các
nguyên nhân khác và tình hình Nam Kỳ nửa đầu thế kỷ XX làm nhân tố cho sự xuất
hiện đạo Cao Đài.
Trong cuốn sách “Tôn giáo thế giới và Việt Nam” của tác giả Mai Văn
Hải (1998) giới thiệu sự ra đời đạo Cao Đài chủ yếu do hai nguyên nhân chính: do
ảnh hƣởng chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và sự ảnh
hƣởng phong trào Thông linh học ở Nam Kỳ, nhƣng chƣa đi vào phân tích hai
nguyên nhân này để lý giải cho sự ra đời của đạo Cao Đài; tác giả Nguyễn Văn
Trung (1998) với “Một số hiểu biết về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam” giới thiệu
sơ lƣợc về đạo Cao Đài, cho rằng sự bóc lột của thực dân, phong kiến, nghèo nàn về
kinh tế, thấp kém về văn hóa đã làm cho ngƣời dân cảm thấy không có đƣờng ra
nên họ đã tìm đến tôn giáo để an ủi. Từ đó, đạo Cao Đài ra đời; Trong cuốn “Người
Nam Bộ và tôn giáo bản địa” (Bửu Sơn Kỳ Hƣơng - Cao Đài - Hòa Hảo) của Phạm
Bích Hợp (2007) trình bày khá chi tiết về đạo Cao Đài, tuy nhiên, tác giả chỉ trình
bày sơ lƣợc bối cảnh xã hội Nam Kỳ và cho rằng cơ bút là yếu tố tiên quyết cho sự
hình thành đạo Cao Đài. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (2001) trong “Lý luận về tôn
giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” đã phân tích sự ra đời đạo Cao Đài, cũng từ
các nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, nhƣng chƣa phân tích những tác động
của các yếu tố địa lý - văn hoá - lịch sử làm tiền đề cho đạo Cao Đài ra đời; Cuốn
“Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn

8


Mạnh Cƣờng, Nguyễn Minh Ngọc (2005) đề cập đến sự phát triển của đạo Cao Đài
từ sau năm 1945 đến nay, sách hoàn toàn không đề cập đến bối cảnh hình thành đạo
Cao Đài; Tổng cục chính trị, Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (1998) với
“Tìm hiểu về tôn giáo” có nói sơ lƣợc các nguyên nhân ra đời đạo Cao Đài do các
chính sách kinh tế, chính trị và sơ lƣợc về thực trạng văn hóa của Nam Kỳ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, lý giải rằng sự bế tắc về nhiều mặt của ngƣời nông dân đã
sớm thúc đẩy sự ra đời của đạo Cao Đài; Nguyễn Đăng Duy (2001) với “Các hình
thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” cho rằng các tầng lớp trung lƣu, trung tiểu tƣ
sản và địa chủ đã kết hợp “Thần linh học” với đạo giáo Thần tiên có sẵn ở Nam Kỳ
để trở thành phong trào “cầu tiên giáng bút” dẫn đến lý do trực tiếp ra đời đạo Cao
Đài; Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2001) với “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam
Bộ” cho rằng hiện tƣợng Cao Đài, Hòa Hảo ra đời ở Nam Kỳ với các lý do: do công
cuộc khẩn hoang buổi đầu mang tính tự phát, thiếu luật lệ, thiếu sự quản lý của triều
đình nên đã xuất hiện các thủ lĩnh vùng có khả năng tập hợp quần chúng và do quan
hệ sản xuất hòa lẫn trong quan hệ tình cảm, quan hệ tôn giáo, quan hệ hàng xóm, họ
hàng, làng xã, sinh hoạt tôn giáo trở thành một mặt, một bộ phận hữu cơ của sinh
hoạt cộng đồng nói chung…, các tôn giáo ra đời ở Nam Kỳ đã đáp ứng đƣợc yêu
cầu sinh hoạt cộng đồng toàn diện…
Trong các học giả nƣớc ngoài, Gabriel Gobron là một tín đồ Cao Đài
ngƣời Pháp đã viết nhiều tác phẩm về đạo Cao Đài nhƣ: “Lịch sử đạo Cao Đài”
(Histoire do Caodaisme), “Lịch sử và triết lý đạo Cao Đài” (Histoire et Philosophie
du Caodaïsme) giới thiệu về lịch sử hình thành đạo Cao Đài, giới thiệu về giáo lý,
giáo luật, tổ chức đạo, cho rằng đạo Cao Đài là đạo Phật canh tân, có nét độc đáo là
tinh thần tổng hợp Tam giáo, thuật chiêu hồn và là tôn giáo đơn giản nhất; “Lịch sử
đạo Cao Đài, quyển 1, Khai Đạo, từ khởi nguyên đến khai minh” của Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Đại Đạo (2005) đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
đạo Cao Đài và quá trình hình thành đạo Cao Đài.
Cũng nghiên cứu về Cao Đài, tác giả Lê Anh Dũng với các tác phẩm nhƣ:
“Con đường Tam giáo Việt Nam” (1994) nêu lên các nội dung về sự dung hợp tƣ


9

tƣởng Tam giáo: Phật – Lão – Nho trong thi văn Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
làm nền tảng tƣ tƣởng cho đạo Cao Đài ra đời; “Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm
ẩn 1920 – 1926” (1996) giới thiệu lịch sử đạo Cao Đài từ lúc sơ khai đến ngày Khai
đạo 15/10/Bính Dần (1926); “Bối cảnh xã hội Nam Kỳ trước khi đạo Cao Đài ra
đời” (2000), tạp chí Xưa và Nay, (Số 81B), tr.21 – 22, trích dịch những nội dung
luận án tiến sĩ triết học của giáo sƣ ngƣời Mỹ, bà Werner, nói về sự ra đời của đạo
Cao Đài là một phong trào quần chúng ở Nam Kỳ.
“Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài” của Đặng Nghiêm Vạn và các tác giả
khác (1995) nêu lên các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài và Giáo sƣ
Đặng Nghiêm Vạn khẳng định rằng đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một
thế ứng xử của ngƣời dân Nam Bộ, thành công là do tính nhập thế, tính thực hành
của đạo Cao Đài, sự pha trộn giữa cái đời thƣờng với cái siêu hình, hiểu đƣợc tâm
lý của ngƣời dân, hƣớng ngƣời dân đến con đƣờng giải thoát; “Đạo Cao Đài ở Sài
Gòn” của Đinh Văn Đệ (1999), tạp chí Xưa và Nay, (số 59B + 60B), tr.38, cho rằng
sự ra đời của đạo Cao Đài là do đặc điểm đời sống tín ngƣỡng Nam Kỳ và yếu tố
tâm linh, siêu hình; Nguyễn Tài Thƣ, Trƣơng Văn Chung (2003) với “Đạo Cao
Đài: Một hình thức tôn giáo - tư tưởng mới ở Việt Nam thời Cận - Hiện đại”, trong
tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 02), tr.49 - 57 cho rằng tôn giáo, tín ngƣỡng đƣợc
yêu chuộng ở đất Nam Kỳ đầu thế kỷ XX là Minh giáo và Thông linh học, đã đem
lại một “sức sống mới” cho cƣ dân Nam Kỳ, làm tiền đề cho một tôn giáo mới ra
đời đó là đạo Cao Đài.
Tác phẩm “Góp phần tìm hiểu sự ra đời của đạo Cao Đài”, Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử của Ngô Chơn Tuệ (2008) đã giới thiệu khá chi tiết những vấn đ ề
liên quan đến đạo Cao Đài: bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế Nam Kỳ hồi đầu thế
kỷ XX ; quá trình trình hình thành của đạo Cao Đài, nguyên nhân thành công của
đạo Cao Đài, tổ chức hành chánh đạo và đây là luận văn chuyên ngành lịch sử nên
tác giả chƣa đi sâu khai thác về yếu tố văn hóa của đạo Cao Đài; “Đạo Cao Đài và
chính trị” (1973), (tiểu luận Cao học) của Phan Kỳ Chƣởng giới thiệu sự ra đời đạo

Cao Đài, một hệ thống tổ chức của tôn giáo mới và qua đó đề cập đến mối quan hệ

10

chính trị với đạo Cao Đài từ sau 1926; Trần Văn Rạng (1975) với “Vị thế Cao Đài
Tây Ninh trong quốc sử: lịch sử chính trị và quân sự từ 1937- 1954”, tiểu luận Cao
học sử, nêu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài chỉ vì “mục đích tò mò
để ngâm thi xướng họa” với các Thần linh và một phần do bất mãn sự thống trị của
thực dân Pháp nên một số quan lại, trí thức tìm đến cơ bút và đó cũng chính là
nguyên nhân đã dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài.
Jérémy Jammes (2006), “Le caodaïsme: rituels médiumniques, oracles et
exégèses - Approche ethnologique d’un mouvement religieux vietnamien et de ses
réseaux”, luận án tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Đại học Paris X, Paris, giới
thiệu về sự ra đời đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, mở đầu với chính sách xâm lƣợc của
thực dân và cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội, sự khủng khoảng của các tôn giáo
truyền thống… những hoạt động của các Hội kín Nam Kỳ, hoạt động của các chi
phái Minh và truyền thống cầu cơ của ngƣời Việt, ngƣời Hoa… và từ đó xuất hiện
các đàn tiên và dẫn đến sự xuất hiện đạo Cao Đài; Jayne Susan Werner (1981) với
“Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và chức sắc trong đạo Cao Đài ở Việt
Nam” (Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in the Cao
Dai in Viet Nam), đây là luận án tiến sĩ Triết học, đề cập đến các nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, tác giả đã nói đến những điều kiện kinh tế xã
hội ở Nam Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và bà cho rằng đạo Cao Đài là
phong trào thu hút nông dân lớn nhất tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ (1926), có
ảnh hƣởng lớn đến chính trị miền Nam hơn nữa thế kỷ ; Tran Thu Dung (1996) với
“Le Caodaïsme et Victor Hugo”, luận án tiến sĩ (Thèse de l’ Université de Paris
VII), Paris, đã đi vào phân tích sơ lƣợc các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Nam
Kỳ để dẫn đến sự ra đời đạo Cao Đài.
Các bài viết “Tìm hiểu Đền thánh Cao Đài Tây Ninh” đăng trên Tc Văn
hoá Nghệ thuật, số 12(222), 2002, tr.31; bản thảo“Cao Đài Tự điển, quyển 1,2,3”

của Đức Nguyên; “Lược thuật Tòa thánh Tây Ninh” của T.L Thiên Giang Phạm
Văn Tân và các tác giả. Bên cạnh đó có những quyển sách lƣu hành nội bộ đạo Cao
Đài về lễ hội nhƣ: “Báo Ân Từ và Hội Yến Diêu Trì Cung” của Kim Hƣơng; “Nghi

11

tiết cúng lễ”, Hội đồng Chƣởng Quản Tòa thánh Tây Ninh; còn có một số bài viết
trên các báo, tạp chí nhƣ:“Hội Yến Diêu Trì” của Kim Phụng, Tc Văn Hoá Nghệ
Thuật, số 12(222), 2002, tr.38; “Đồng bào đạo Cao Đài dự Đại lễ Hội Yến Diêu
Trì”, Sài Gòn Giải Phóng, số 1, 1997. Nói chung, những bài báo ấy chỉ dừng lại ở
mức độ giới thiệu khái quát Đại lễ Hội Yến Bàn Đào.
- Những công trình nghiên cứu về Cao Đài là những công trình nghiên
cứu tổng thể, đem lại cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên, viết về những nét riêng chuyên
biệt của văn hóa Cao Đài thật sự rất ít, có một số công trình nghiên cứu sau:
“GS.TS Trần Văn Khê nói về tính dân tộc trong nhạc lễ Cao Đài” của Lê
Anh Dũng; “Đại lễ vía đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” của Đinh Văn
Khá (1975), Luận văn Thạc sĩ nhân văn, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, giới thiệu khá
chi tiết về lễ vía đức Chí Tôn, một lễ hội lớn của đạo Cao Đài; Trần Ngọc Thêm
(1996), “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, hệ thống những đặc trƣng văn hóa
Cao Đài; “Lễ hội Cao Đài Tây Ninh” của Lê Ngọc Hòa (1997), Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội, ngoài phần giới thiệu khái quát về đạo
Cao Đài, tác giả miêu tả khá chi tiết về lễ hội Cao Đài nhƣng chƣa chỉ ra đƣợc giá
trị văn hóa truyền thống trong lễ hội Cao Đài; Huỳnh Ngọc Thu với “Đời sống tôn
giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ”, Luận án tiến sĩ lịch
sử ngành Dân tộc học, Trƣờng Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh,
ngoài phần tổng quan về đạo Cao Đài ở Nam Bộ, tác giả miêu tả đời sống tôn giáo
của cộng đồng tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, tổng kết những đóng góp của đạo Cao Đài
đối với văn hóa Nam Bộ, tuy nhiên tác giả chƣa hệ thống đƣợc hết những giá trị văn
hóa truyền thống trong đạo Cao Đài. Ngoài ra, còn nhiều Websites nói về lịch sử
đạo Cao Đài nhƣng đề cập về vấn đề văn hóa Cao Đài cũng rất hiếm.

Tóm lại, đa số các công trình đã viết về Cao Đài mới chỉ nghiên cứu về
lịch sử hình thành, một số công trình nghiên cứu về lễ hội và văn hóa, nhƣng chƣa
có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về văn hóa Cao Đài để ứng dụng vào việc
phát triển du lịch.

12

3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu Đạo Cao Đài nhằm phân tích và đánh giá, tìm hiểu những giá
trị văn hóa của tôn giáo này, ứng dụng cho việc khai thác các giá trị đó phục vụ phát
triển du lịch văn hóa - lễ hội tại địa phƣơng. Đánh giá vai trò của Tòa thánh Tây
Ninh đối với sự phát triển của du lịch Tây Ninh hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu
thực trạng, đƣa ra những giải pháp và kiến nghị để giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa ấy trong hoạt động du lịch tại Tây Ninh hiện nay.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý thuyết về văn hóa, du lịch và
một số vấn đề liên quan.
- Tìm hiểu khái quát về đạo Cao Đài.
- Phân tích những giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài.
- Nghiên cứu, tìm hiểu việc ứng dụng, đƣa những giá trị văn hóa Cao Đài
vào hoạt động du lịch.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Tòa thánh Tây
Ninh hiện nay.
- Đƣa ra những giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa của Đạo Cao Đài trong hoạt động du lịch hiện nay.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đạo Cao Đài, cùng một số vấn đề liên
quan. Hiện nay, đạo Cao Đài tồn tại nhiều chi phái; mỗi chi phái có chút ít sự khác
biệt. Riêng Đạo Cao Đài tại Tây Ninh vẫn giữ đƣợc gần nhƣ nguyên bản vốn có. Vì
vậy, phạm vi đề tài này lấy Tòa thánh Tây Ninh – nơi xuất phát đạo Cao Đài - làm

điển hình, đi sâu nghiên cứu nghiên cƣ
́
u ca
́
c gia
́
tri
̣
văn ho
́
a Cao Đa
̀
i thuô
̣
c chi pha
́
i
Cao Đa
̀
i Tây Ninh là chủ yếu . Đạo Cao Đài có nhiều lễ hội trong năm, nhƣng trong
đó có hai lễ hội lớn nhất là Đại lễ Vía Đức Chí Tôn tổ chức vào ngày Mùng Chín

13

tháng Giêng âm lịch và Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tổ chức vào ngày Rằm tháng
Tám âm lịch. Do đó, về phần lễ hội, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hai đại lễ
trên.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về cơ sở phƣơng pháp luận, luận văn dựa vào quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về

vấn đề tôn giáo, vận dụng một cách tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp
lý luận và thực tiễn.
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng
pháp nghiên cứu tài liệu gồm thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu để hiểu biết
toàn cảnh về Cao Đài và văn hoá Cao Đài. Trên cơ sở đƣa ra cơ sở lý luận chung
của đề tài về văn hóa và du lịch. Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp điền dã dân
tộc học để khảo sát thực địa tại Tòa Thánh Tây Ninh và một vài nơi liên quan,
phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh sƣu tầm và tập hợp tƣ liệu thực tế. Bên cạnh đó, luận
văn còn vận dụng lý thuyết giao lƣu và tiếp biến văn hoá để giải thích một vài hiện
tƣợng văn hoá trong Đạo Cao Đài.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm ba chƣơng:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. Chƣơng này tổng
hợp những cơ sở lý luận chung của đề tài về các khái niệm văn hóa và du lịch, du
lịch văn hóa, một số vấn đề về phát huy các giá trị văn hóa trong du lịch, những bài
học về phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam.
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA CAO ĐÀI VÀ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA VĂN HOÁ CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÕA THÁNH
TÂY NINH. Chƣơng này bao gồm việc khái quát về Tây Ninh, du lịch Tây Ninh;
mô tả tổng quan về đạo Cao Đài; những giá trị văn hóa của đạo Cao Đài; đồng thời

14

chỉ ra thực trạng khai thác, phát huy giá trị của văn hoá Cao Đài ở toà thánh Tây
Ninh.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÕA
THÁNH TÂY NINH. Chƣơng này đƣa ra những đánh giá về thuận lợi và khó khăn
của du lịch Tây Ninh; những định hƣớng cơ bản và một số giải pháp phát huy các

giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch tại Tây Ninh.


15

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, DU LỊCH, DU LỊCH VĂN
HÓA, DU LỊCH TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
1.1. Văn hóa và thuộc tính giá trị của văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều quan niệm,
rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần
của con ngƣời.
Tính đến năm 1972, trên thế giới đã có đến 200 định nghĩa về “Văn hóa”.
Và cho đến nay, chỉ riêng ở phƣơng Tây đã ra đời đến trên 400 định nghĩa về “Văn
hóa” do các nhà nghiên cứu văn hóa chuyên nghiệp và có uy tín cao đƣa ra. Tình
hình đó cũng vẫn còn đang tiếp tục trong thời đại hiện nay. Điều này cho thấy văn
hóa là một khái niệm rất phức tạp. [3, tr.16]
Ở phƣơng Đông, hai từ “văn” và “hóa” đã xuất hiện khá sớm. Trong Chu
Dịch, quẻ Bí có nói: “Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến. Quan hồ nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ.” (Nghĩa là: Quan sát cái dáng vẻ của trời để mà suy xét về sự biến
đổi của thời tiết. Và quan sát cái dáng vẻ của con ngƣời để mà thực hiện sự giáo hóa
cho những ngƣời khác trong xã hội.) Ý nói bậc thánh nhân quan sát dáng vẻ của con
ngƣời (cách thức ứng xử), tức là nói Thi, Thƣ, Lễ, Nhạc, để theo đó mà dạy, mà
giáo hóa đối với thiên hạ. [3, tr.14]. Ngƣời sử dụng từ Văn hóa sớm nhất có lẽ là
Lƣu Hƣớng ở thời Tây Hán (77-6 Trƣớc Công nguyên) với ý nghĩa nhƣ một phƣơng
thức giáo hóa con ngƣời – văn trị giáo hóa, đối lập với việc dùng vũ lực. Dùng văn
hóa mà không thay đổi đƣợc thì sau đó mới dùng đến chinh phạt.”
Ở phƣơng Tây, ngƣời Pháp và ngƣời Anh dùng từ “culture”, ngƣời Đức
sử dụng từ “kultur”, còn ngƣời Nga là từ “kultura”. Tất cả các từ này đều bắt nguồn

từ chữ La-tinh là “cultus” vốn có nghĩa là sự trồng trọt. Danh từ “cultus” trong tiếng
La-tinh đƣợc hiểu theo hai khía cạnh: “cultus agri” có nghĩa là trồng trọt ngoài
đồng, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên (trồng cây); và khía cạnh còn lại

16

“cultus animi” có nghĩa là trồng trọt tinh thần, giáo dục đào tạo con ngƣời để họ
không còn là con vật tự nhiên và có đƣợc những phẩm chất tốt đẹp (trồng ngƣời).
Nhƣ vậy, danh từ “Culture” đã xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ Châu
Âu. Đến thế kỷ XIX thì thuật ngữ “Văn hóa” đƣợc các nhà nhân loại học phƣơng
Tây sử dụng nhƣ một danh từ chính. Năm 1871, E.B. Taylor đã đƣa ra một định
nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời
học, là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục và cả những khả năng và thói quen khác mà con ngƣời đạt
đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này thì văn hóa và
văn minh là một, nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con
ngƣời, từ tri thức, tín ngƣỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…, E.B. Taylor đã
xác định khá đúng đắn về bản chất, đặc trƣng và nguồn gốc của khái niệm “Văn
hóa”. Có ngƣời ví định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thƣ” vì đã liệt kê hết
mọi lĩnh vực sáng tạo của con ngƣời.
Ở thế kỷ XX, F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh
thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên
một nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi
trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những thành viên trong
nhóm và của chính các thành viên này với nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ
giữa cá nhân, tập thể và môi trƣờng là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của
con ngƣời. Ý nghĩa văn hóa đƣợc quy định do khung giải thích riêng chứ không
phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu nhƣ “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa
từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tƣơng đối luận
của văn hóa”. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.

[27,tr.17]. Còn theo một số học giả Mĩ “Văn hóa là tấm gƣơng nhiều mặt phản
chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nƣớc ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thƣờng vận dụng định nghĩa văn hóa do

17

UNESCO đƣa ra vào năm 1994. Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể
coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng: Văn hóa đem lại
cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân,
tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vƣợt trội lên bản thân”. [28, tr.23]. Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa
là tổng thể những hệ thống biểu trƣng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp
trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
Ở Việt Nam, văn hóa cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn
hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con ngƣời
sáng tạo và phát minh ra. Văn hóa theo định nghĩa của Hồ Chí Minh cũng giống
nhƣ E.B. Taylor là một “bách khoa toàn thƣ” về những lĩnh vực liên quan đến đời

sống con ngƣời.
Trong tác phẩm “Văn hóa và đổi mới”, Cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng
viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao
gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con ngƣời trong
suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con ngƣời làm nên lịch sử… cốt lõi của
sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả

18

hệ thống giá trị: tƣ tƣởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự
nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của
cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng
lớn mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên
và do con ngƣời sáng tạo nên từ tƣ tƣởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề
kháng của mỗi ngƣời, mỗi dân tộc.
Trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay,
PGS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã nêu ra một định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với
môi trƣờng tự nhiên và xã hội”. [26, tr.10]. Định nghĩa này nêu bật bốn đặc trƣng
quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Theo PGS. Phan Ngọc: “Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngƣợc
lại bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan
hệ giữa thế giới biểu tƣợng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngƣời, một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một
cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo
thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc ngƣời tiếp
thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ
khúc xạ ở một tộc ngƣời khác”. Định nghĩa này mang tính chất thao tác luận, khác
với những định nghĩa khác, mà theo ông đều mang tính tinh thần luận.

Riêng PGS. Nguyễn Đức Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về văn
hóa vào hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, góc thông dụng trong cuộc sống
hàng ngày hay còn gọi là “góc nhìn báo chí”. Với góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến
thức của con ngƣời và xã hội, tiêu chuẩn văn hóa ở đây đƣợc hiểu là tiêu chuẩn kiến
thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là góc nhìn rộng hay “góc nhìn dân tộc học”,
đây là góc chung của nhiều ngành khoa học xã hội. Theo góc nhìn này, văn hóa
đƣợc xem là toàn bộ cuộc sống, cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng cộng đồng.

19

Và văn hóa của từng cộng đồng ngƣời sẽ khác nhau nếu nó đƣợc hình thành ở
những tộc ngƣời khác nhau trong những môi trƣờng sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị
chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã
hội, trong đó có tôn giáo. Xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên
đƣợc biến đổi bởi con ngƣời” hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là
văn hóa”.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của con ngƣời, do con ngƣời tạo ra trong
quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Văn
hóa chính là nấc thang đƣa con ngƣời vƣợt lên trên những loài động vật khác, làm
cho con ngƣời trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con
vật khác trong thế giới động vật. Văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ
qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con ngƣời, đồng thời duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và
phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là
trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và
hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật
chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra.
1.1.2. Thuộc tính giá trị của văn hóa
Theo PGS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, thuộc tính giá trị chính là đặc trƣng

quan trọng thứ hai của văn hóa. Văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp, thành có
giá trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thƣớc đo mức độ
nhân bản của xã hội và con ngƣời.
Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá
trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị
thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự
phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có đƣợc cái nhìn biện chứng và

20

khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tƣợng; tránh đƣợc những
xu hƣớng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dƣơng hết lời. [26, tr.11].
Còn theo TS. Huỳnh Công Bá, các định nghĩa nói trên đã giải đáp đƣợc
mặt bản chất của văn hóa: văn hóa là sản phẩm mang dấu ấn của con người. Song
nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng sẽ không thể đầy đủ, vì không phải tất cả mọi cái do
con ngƣời làm ra đều đƣợc xem là văn hóa, mà trong đó còn có những cái phi văn
hóa, thậm chí phản văn hóa (ví dụ tổ chức maphia, tổ chức phát-xít mới…). Do đó,
khi nói đến “Văn hóa” còn phải nói đến mặt thứ hai của nó là tính giá trị. Tính giá
trị là cơ sở để phân biệt giữa một sản phẩm do con ngƣời làm ra đƣợc xem là văn
hóa với những sản phẩm cũng do con ngƣời làm ra nhƣng không đƣợc xem là văn
hóa. Cơ sở này đƣợc thể hiện ở chổ mục tiêu của sản phẩm đó có đáp ứng cho nhu
cầu sinh tồn của con ngƣời hay không, đặc biệt là nó có đối lập lại với những mục
tiêu sinh tồn của con ngƣời hay không? Qua đó, các giá trị đƣợc tiến hành phân loại
theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ nhƣ, theo mục đích của sản phẩm có thể chia
thành: giá trị văn hóa vật chất (phục vụ cho nhu cầu cuộc sống vật chất), giá trị văn
hóa xã hội (phục vụ cho nhu cầu cuộc sống xã hội), giá trị văn hóa tinh thần (phục
vụ cho nhu cầu cuộc sống tinh thần). Theo ý nghĩa của giá trị văn hóa, ngƣời ta lại
chia thành: giá trị văn hóa về cái “chân”, giá trị văn hóa về cái “thiện” và giá trị văn
hóa về cái “mỹ”. Khi dựa trên tiêu chí đặc điểm biểu hiện, các giá trị văn hóa lại
đƣợc chia ra: những giá trị văn hóa vật thể hay hữu thể và những giá trị văn hóa phi

vật thể hay vô hình. Theo lịch đại, ngƣời ta chia nhƣ sau: các giá trị văn hóa vĩnh
cửu hay vĩnh hằng và các giá trị văn hóa có tính nhất thời. Về mặt đồng đại, nhiều
khi cùng một sự kiện, hiện tƣợng văn hóa nhƣng nó có thể có giá trị nhiều hay ít,
hoặc không có giá trị, tùy thuộc vào góc nhìn hay chuẩn xã hội của từng ngƣời, từng
cộng đồng. [3, tr.22].

21

1.2. Du lịch và du lịch văn hóa
1.2.1. Du lịch
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nƣớc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
“Tonos” với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này đƣợc Latinh hóa thành “Turnur”
và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn
“Touriste” là ngƣời đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism”
(du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và đƣợc quốc tế
hóa nên nhiều nƣớc đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả lại
cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”,
có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này
ảnh hƣởng ra phạm vi toàn thế giới… Nhƣ vậy, nhìn chung chƣa có một sự thống
nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cơ bản của thuật ngữ này đều bắt
nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có
quay trở lại. [27, tr.5]
Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism đƣợc dịch thông qua tiếng Hán. Du
có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Còn ngƣời Trung Quốc gọi tourism
là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. [24, tr.7 ]
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở cả các nƣớc đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia trên thế giới. Nó là một hiện tƣợng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá
trình phát triển, nội dung của nó không ngừng đƣợc mở rộng và ngày càng phong

phú. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nƣớc ta, nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chƣa thống nhất. Cũng tƣơng tự nhƣ “văn hóa”, “du lịch” cũng là một khái
niệm mà có rất nhiều quan niệm khác nhau về nó. Do tồn tại các cách tiếp cận khác
nhau và dƣới các góc độ khác nhau mà các tác giả đã đƣa ra những định nghĩa,
những quan niệm khác nhau về du lịch. Đúng nhƣ một chuyên gia về du lịch đã

22

nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa.”. [24, tr.7 ]
Năm 1811, định nghĩa về du lịch đầu tiên xuất hiện tại nƣớc Anh: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình
với mục đích giải trí” [27, tr.5]. Khái niệm này tƣơng đối đơn giản và coi giải trí là
động cơ chính của hoạt động du lịch.
Trong số những học giả đƣa ra định nghĩa ngắn gọn nhất (tuy không phải
là đơn giản nhất) phải kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì du
lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân; còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan
niệm rằng du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người. Trong các từ
điển tiếng Việt, du lịch đƣợc giải thích là đi chơi cho biết xứ người. [24, tr.7 ]
Năm 1930, Glusman ngƣời Thụy Sĩ cho rằng: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những ngƣời đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cƣ trú
thƣờng xuyên”.
Hai học giả Hunziker và Krapf, những ngƣời đƣợc coi là đặt nền móng
cho lý thuyết cung – cầu du lịch, đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch là tập hợp các
mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành trình và lƣu trú của
những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc lƣu trú đó không thành cƣ trú thƣờng
xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. [14, tr.13]. Đại hội lần thứ 5 của
Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định
nghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch. Định nghĩa này đã thể hiện tƣơng
đối đầy đủ và bao quát các hiện tƣợng du lịch. Song, quan niệm này vẫn chƣa làm

rõ đƣợc đặc trƣng của các hiện tƣợng và của mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ
nào và hiện tƣợng nào thuộc loại kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…). Ngoài ra
định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ
chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.

23

Với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Du lịch họp ở
Roma, Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về du lịch nhƣ
sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lƣu trú
không phải là nơi làm việc của họ. [24, tr.7 ]. Định nghĩa này là cơ sở cho định
nghĩa du khách đã đƣợc Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức – tiền
thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan (năm 1985),
I.I.Pirojnik đã nhấn mạnh: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu trú tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [24, tr.7 ]. Trong định nghĩa này, Pirojnik đã thay cụm
từ di chuyển tạm thời mà các học giả khác hay dùng bằng hoạt động di chuyển
trong thời gian nhàn rỗi. Từ đó cho thấy, một trong những yếu tố để phân biệt một
chuyến di chuyển bình thƣờng với một cuộc du lịch, tham quan là sử dụng thời gian
nhàn rỗi của cƣ dân.
Theo Liên Hiệp Quốc Các Tổ chức Lữ hành Chính thức (IUOTO): Du
lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…

Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
đã đƣa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963 nhƣ sau: “Du lịch là
hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trƣờng sống thƣờng xuyên của
con ngƣời và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích
khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một
năm”. [27, tr.6].

×