TRUNG TÂM DỊCH VỤ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
PHẦN MỀM THƯ VIỆN SỐ
DỰ ÁN “Xây dựng thư viện điện tử về hội nhập kinh tế quốc tế và WTO kết nối
với website Trung tâm về các vấn đề WTO thành phố Đà Nẵng”
I. PHÂN TÍCH CHUNG
1. Nhu cầu xây dựng
- Xây dựng thư viện điện tử và hội nhập kinh tế quốc tế và WTO phải đáp ứng được các
nhu cầu cần thiết như khai thác, cập nhật, đăng tải, lưu trữ, quản lý các nguồn tài liệu,
biên tập và tổ chức phân loại tài liệu giúp cho người dùng thông tin tiếp cận nhanh
chóng đến các nguồn tin đã có và những nguồn tin mới được biên tập.
- Đầu tư xây dựng phần mềm quản lý Thư viện điện tử đảm bảo kết nối thông suốt với
website của Trung tâm về các vấn đề WTO thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ
www.danangwtocenter.gov.vn
,đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ quản lý ngành thư
viện, chuẩn biên mục dữ liệu Dublincore, chuẩn mô tả dữ liệu số, giao diện thân thiện
với người dùng, cập nhật dữ liệu nhanh và chính xác. Hệ thống phần mềm phải có đủ
các tiện ích sao cho người cán bộ không có chuyên môn về thư viện cũng có thể sử dụng
và quản lý được.
- Phần mềm là công cụ hỗ trợ phổ biến thông tin xuyên suốt trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và WTO của Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nói riêng và người dùng thông
tin nói chung.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu toàn văn (CSDL) về các chủ đề có liên quan đến việc hội
nhập phát triển kinh tế quốc tế của Đà Nẵng nói riêng, của cả nước và quốc tế nói chung,
tạo nguồn lực thông tin cơ bản, chính xác, ban đầu làm nền tảng quan trọng, góp phần
phổ biến thông tin nhanh chóng, kịp thời tới các cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tư…
trong địa bàn, khu vực.
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm kiếm và đọc thông tin có thể tích hợp được nhiều định
dạng file tài liệu khác nhau. Người dùng thông tin truy cập vào thư viện, xác định chủ đề
tài liệu mình cần tìm kiếm và sử dụng từ khóa để tra cứu, khi tìm được tài liệu người
dùng có thể download về để dùng hoặc có thể đọc trực tuyến tài liệu.
- Phần mềm có các chức năng sao lưu và bảo quản dữ liệu, phục hồi dữ liệu khi có sự cố
xảy ra.
- Phần mềm xây dựng phải có tính mở cao, dễ dàng bổ sung, cập nhật, sửa chữa dữ liệu.
- Phần mềm phải có chức năng phân quyền, bảo mật dữ liệu
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Phần mềm được thiết kế và xây dựng bằng công cụ lập trình VB.Net
- Cơ sở dữ liệu được xây dựng và thiết kế trên hệ quản trị CSDL SQL server2005
- Ngôn ngữ sử dụng UNICODE, hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Cài đặt được trên các môi trường hệ điều hành Window
- Cài đặt được trên các máy tính có cấu hình phổ thông như hiện nay
- Có thể lưu đến hàng triệu biểu ghi ( mỗi một biểu ghi tương ứng với một tài liệu)
(dung lượng mỗi một file toàn văn được đính kèm biểu ghi có dung lượng tối đa 20Mb,
nếu một file có dung lượng lớn hơn 20Mb thì file đó dẽ được chia ra thành 2 hoặc nhiều
file khác nhau điều đó đảm bảo cho tốc độ đường truyền nhanh.
Một biểu ghi tương ứng với một tài liệu và một biểu ghi có thể đính kèm nhiều file toàn
văn, các file toàn văn này có thể là phần1, phần 2, phần N… hoặc chương 1,
chương2…Người dùng tin có thể đọc online hoặc download về máy để đọc)
- Giao diện làm việc cập nhật dữ liệu thường xuyên được cập nhật từ máy trạm hoặc
máy chủ.
- Giao diện tra cứu và đọc thông tin được cài đặt trên máy chủ, người dùng truy cập vào
hệ thống để tra cứu và đọc thông tin thông qua máy trạm hoặc Internet.
- Có 02 giao diện chính:
+ Giao diện quản lý và cập nhật dữ liệu thường xuyên
+ Giao diện tra cứu và đọc dữ liệu
MÔ HÌNH HỆ THỐNG
II. THIẾT KẾ CÁC CHỨC NĂNG PHẦN MỀM
1. Các modules chức năng
STT
Modules chức năng
Vai trò sử dụng
1
Module chức năng biên mục, tài
liệu số
- Biên mục chuẩn Dublincore
(chuẩn mô tả dữ liệu số rút gọn)
các tài liệu dạng sách hoặc tài
liệu điện tử, tài liệu toàn văn
Fulltext
- Cho phép nhập, attach các file
dữ liệu toàn văn fulltext, file
ảnh, file video
2
Module chức năng chỉnh sửa, bổ
sung, xóa dữ liệu
Cho phép điều chỉnh, bổ sung, xóa dữ
liệu
3
Module chức năng quản trị hệ
thống
- Phân quyền hệ thống, bảo mật,
an toàn dữ liệu
- Có chức năng khóa các tài liệu
động hạn chế hay những tài liệu
phổ biến
- Cho phép download hay chỉ đọc
dữ liệu
4
Module chức năng bảo quản dữ
liệu
Khi cần thiết có thể Xuất và nhập dữ
liệu ra file Excel
5
Module chức năng tìm kiếm và
đọc tài liệu số
Tìm kiếm nhanh các tài liệu, đọc và
download
6
Module chức năng tổ chức, sắp
xếp, phân loại tài liệu
Cho phép tổ chức, sắp xếp tài liệu theo
từng chủ đề, quản lý các tìa liệu xuất
bản định kỳ…
7
Module chức năng lấy ý kiến góp
ý và phản hồi của người dùng
Cho phép tiếp nhận và trả lời ý kiến
đóng góp của người dùng đối với Thư
viện điện tử (dưới hình thức thăm dò,
trưng cầu ý kiến về một số nội dung
nhất định và lấy các ý kiến đóng góp
khác)
2. Phân tích các modules chức năng
2.1. Chức năng biên mục
Chuẩn mô tả biên mục Dublincore được áp dụng phổ biến cho công tác thư viện
điện tử và thư viện số, có 15 trường mô tả dữ liệu
2.1.1 Biên Mục thông tin thư mục
STT
Tên trường
Giải thích
1
Nhan đề (Title)
Nhan đề của tài liệu
2
Tác giả (Creator)
Tác giả của tài liệu, bao gồm cả tác giả cá nhân và
tác giả tập thể
3
Chủ đề (Subject)
Chủ đề tài liệu đề cập dùng để phân loại tài liệu.
Có thể thể hiện bằng từ, cụm từ/(Khung chủ đề),
hoặc chỉ số phân loại/ (Khung phân loại)
4
Tóm tắt (Description)
Tóm tắt, mô tả nội dung tài liệu. Có thể bao gồm
tóm tắt, chú thích, mục lục, đoạn văn bản để làm
rõ nội dung
5
Nhà xuất bản (Publisher)
Nhà xuất bản, nơi ban hành tài liệu có thể là tên
cá nhân, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ
6
Tác giả phụ (Contributor)
Tên những người cùng tham gia cộng tác đóng
góp vào nội dung tài liệu, có thể là cá nhân, tổ
chức
7
Ngày tháng (Date):
Ngày tháng, hoặc năn ban hành tài liệu
8
Loại (kiểu) (Type)
Mô tả bản chất của tài liệu. Dùng các thuật ngữ
mô tả phạm trù kiểu: trang chủ
, bài báo, báo cáo,
từ điển
9
Khổ mẫu (Format)
Mô tả sự trình bày vật lý của tài liệu, có thể bao
gồm; vật mang tin, kích cỡ độ dài, kiểu dữ liệu
(.doc, .html, .jpg, xls, phần mềm )
10
Định danh(Identifier)
Các thông tin về định danh tài liệu, các nguồn
tham chiếu đến, hoặc chuỗi ký tự để định vị tài
nguyên: URL (Uniform Resource Locators) (bắt
đầu bằng http://), URN (Uniform Resource
Name), ISBN (International Standard Book
Number), ISSN (International Standard Serial
Number),
11
Nguồn (Resource)
Các thông tin về xuất xứ của tài liệu, tham chiếu
đến nguồn mà tài liệu hiện mô tả được trích ra/tạo
ra, nguồn cũng có thể là: đường dẫn (URL), URN,
ISBN, ISSN.
12
Liên kết (Relation)
Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác. có
thể dùng đường dẫn (URL), ISBN, ISSN
13
Diện bao quát (Coverage)
Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô hoặc
mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là
địa điểm, không gian hoặc thời gian, tọa độ
14
Bản quyền (Right)
Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu
Yêu cầu chung
- Giao diện dễ sử dụng, sử dụng chuẩn Unicode để nhập dữ liệu
- Giao diện biên mục được tích hợp các chức năng: Xóa ( Delete). Thêm mới ( Add), và
tích hợp cả chức năng nhập dữ liệu toàn văn
2.1.2. Biên mục toàn văn
Sau khi biên mục dữ liệu thư mục xong tiến hành biên mục toàn văn bằng hình
thức attack files, các files được attack có thể là Text, PDF, Images
Hệ thống tự động phân tích và đưa ra được dung lượng của file đính kém đó
Có trường nhập mô tả cho file đính kèm đó như ( Chương 1, phần 1…)
Có thể đính kèm đồi thời nhiều files tào văn
2.2 Chức năng chỉnh sửa, thêm mới và xóa dữ liệu
- Các chức năng này được tích hợp ngay trên module chức năng biên mục để
người dùng tiện thao tác trong quá trình biên mục
- Ngay sau khi thao tác xong phải có chức năng ghi lại các thao tác vừa thay đổi
2.3. Chức năng quản trị hệ thống
- Có thể sử dụng các toàn khoản của hệ quản trị CSDL để đăng nhập, hoặc thiết
kế tạo ra 01 tài khoản riêng của hệ thống.
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thông số khai báo tên máy chủ database:
Tên Database:
- Các biểu ghi ngay sau khi nhập dữ liệu toàn văn sau phải có chức năng khai báo
hệ thống cho việc bảo mật tài liệu như: Chỉ đọc, chỉ download, không hiện toàn văn
2.4. Chức năng bảo quản dữ liệu
Xuất dữ liệu ra file có định dang Exel
Copy toàn bộ data sang một máy tính hoặc thiết bị lưu trữ khác
2.5. Module chức năng tìm kiếm và đọc tài liệu số
Thiết kế giao diện Web thể hiện các nội dung trong database của phần mềm
Danh mục các CSDL hiện có
Giao diện tra cứu và đọc dữ liệu
Các trường tra cứu:
- Tên tài liệu:
- Tác giải
- Nơi xuất bản
- Thời gian XB
- Chủ đề
Các trường tìm kiếm trên dùng các toán tử And, Or, Not để kết hợp khi tìm kiến người
dùng có thể kết hợp tìm kiến giữa tên tài liệu và tác giả… để cho ra một kết quả chính
xác và giút gọn nhất
Hoặc người dùng có thể nhập một từ khóa tự do bất kỳ và tìm kiếm
Kết quả tìm kiếm thể hiện dạng danh sách
STT
Tên tài liệu
Tác giả
Xem chi tiết
1
Kinh tế Đà Nẵng
Nguyễn Văn A
Xe chi tiết tài liệu
Click vào tên tác tài liệu sẽ xem được chi tiết tài liệu gồm thông tin thư mục và
các files toàn văn đính kèm, có thể download về máy hoặc đọc online
Trên giao diện tìm kiếm luôn luôn thể hiện 10 tài liệu mới cập nhật vào hệ thống
Trong giao diện Web có hệ thống quản trị Admin để cán bộ quản lý khai báo các biến hệ
thống có liên quan
2.6. Module chức năng tổ chức, sắp xếp, phân loại tài liệu
Cho phép khai báo và thêm các chủ đề tài liệu, mỗi một chủ đề tài liệu có thể là 01
Database.
VD: Tài liệu kinh tế
Tài liệu môi trường
Tài liệu nghiệp vụ…
Giúp cho người dùng thông tin dễ tìm kiếm các tài liệu cần thiết
2.7. Góp ý
Được thiết kế và tích hợp trong giao diện tìm kiếm và đọc tài liệu
Bao gồm các trường:
- Họ tên
- Số điện thoại
- Email
- Nội dung góp ý
Người dùng gửi thông tin qua hệ thống web, người quản trị có thể đọc và phản hồi
qua Email.
III. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Sử dụng hệ quản trị CSDL SQLserver 2005 để thiết kế \
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4