Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Cẩm nang Quan trắc nước thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 180 trang )

Cẩm nang
Quan trắc nước thải công nghiệp
Canadian International
Development Agency
Agence canadienne de
développement international
Bӝ Tài nguyên và Môi trѭӡng ViӋt Nam
Ministry of Natural Resources and Environment

BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜN
G
DỰ ÁN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
TẠI VIỆT NAM (VPEG)
Hà Nội, 2012
Cẩm nang
Quan trắc nước thải công nghiệp
T
ác giả: TS.Ngu
y
ễn Văn Kiết
TS.Huỳnh Trung Hải

1
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Quá trình công nghiệp hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong hai thập kỷ
qua đòi hỏi các cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương phải có các hành
động quản lý thích hợp để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó, quan trắc
nước thải công nghiệp từ các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản
xuất công nghiệp nhằm cung cấp các thông tin quan trọng cho các cơ quan quản lý môi
trường ra quyết định và có các hành động quản lý thích hợp.


Dự án Môi trường Việt Nam – Canada (VCEP 2) do Chính phủ Canada tài trợ đã xây dựng
và xuất bản lần đầu cuốn “Quan trắc nước thải công nghiệp” vào năm 2006. Dự án Quản lý nhà
nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) tiếp tục bổ sung và cập nhật cuốn sách này
nhằm cung cấp cho người sử dụng các hướng dẫn kỹ thuật thích hợp với điều kiện hiện tại.
Trọng tâm của tài liệu “Quan trắc nước thải công nghiệp” là cung cấp các hướng dẫn quan
trắc nước thải tại nguồn của các Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở
sản xuất công nghiệp nhằm giúp bạn đọc nắm được các kỹ năng cơ bản trong công tác quan
trắc và phân tích dòng thải công nghiệp.
Tài liệu này bao gồm 9 chương nội dung và 1 chương 10 về tài liệu tham khảo.
Chương 1: Giới thiệu về thực thi pháp luật, bao gồm các văn bản pháp lý các Qui chuẩn
kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn lấy mẫu, bảo quản vận chuyển, phân tích trong
phòng thí nghiệm và các yêu cầu đối với công nhận phòng thí nghiệm.
Chương 2: Trình bày các bước chuẩn bị một chương trình quan trắc dòng thải công nghiệp.
Chương 3: Trình bày về phương pháp và thiết bị đo lưu lượng, bao gồm cả các biện pháp an
toàn và thiết bị bảo hộ tại hiện trường.
Chương 4: Trình bày các hướng dẫn về lấy mẫu và phân tích tại hiện trường bao gồm các biện
pháp bảo đảm an toàn tại hiện trường, các phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu,
quan sát hiện trường và đảm bảo chất lượng trong bảo quản và vận chuyển mẫu
về phòng thí nghiệm.
Chương 5: Trình bày về các kỹ thuật phân tích trong phòng thí nghiệm và một số vấn đề an
toàn lao động.
Một trong những mục tiêu và kết quả cuối cùng của quan trắc nước thải công
nghiệp là đánh giá thải lượng ô nhiêm và báo cáo kết quả quan trắc.
Chương 6: Giới thiệu về phương pháp tính thải lượng, nội dung và cách trình bày một báo
cáo quan trắc. Báo cáo kết quả quan trắc cần được soạn thảo và trình bày rõ ràng
LỜI NÓI ĐẦU
2
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
theo tiêu chuẩn quốc tế để làm cơ sở cho quản lý ô nhiễm công nghiệp và giúp
doanh nghiệp chuẩn bị cơ sở dữ liệu để được chứng nhận ISO và các chứng chỉ

khác cần thiết.
Chương 7: Trình bày về cơ sở lý thuyết, nguyên tắc và một số ví dụ thiết bị về quan trắc liên
tục một số thông số cơ bản của nước thải. Chương này cũng giới thiệu về các
nguyên tắc quan trắc và thiết kế mạng lưới quan trắc nước thải trực tuyến.
Chương 8: Trình bày một số yêu cầu cơ bản với chất lượng số liệu phòng thí nghiệm và chương
trình đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC).
Chương 9: Trình bày về phơi nhiễm, rủi ro trong quan trắc và các biện pháp an toàn ngoài
hiện trường, trong phòng thí nghiệm.
Ban Quản lý Dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) và Trung
tâm quan trắc môi trường (CEM) xin trân trọng giới thiệu cuốn Quan trắc nước thải công
nghiệp như một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật giúp các trung tâm quan trắc môi trường của các
tỉnh, các Ban quản lý các KCN, CCN và các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường và các văn bản pháp lý hiện hành./.
Ban Quản lý Dự án Quản lý nhà nước
về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam
3
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Tài liệu này là công trình hợp tác có sự đóng góp của nhiều người, cả Việt Nam lẫn Canada
trong khuôn khổ của Dự án Môi trường Việt Nam – Canada (VCEP) và Dự án Quản lý nhà nước
về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) là giai đọan 3 của VCEP do Cơ quan Quốc tế Canada
(CIDA) tài trợ.
Tác giả chính là TS. Nguyễn Văn Kiết người đưa ra ý tưởng xuất bản và viết bản thảo tài
liệu này bằng tiếng Anh. Đồng tác giả là TS. Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội. Hai tác giả đã cùng cập nhật và bổ sung
một số nội dung mới cho tài liệu này.
Nhóm chuyên gia VCEP, VPEG tham gia thẩm định và chuẩn bị xuất bản tài liệu này gồm
Ông Marcel Couture, Bà Monya Pelchat, Ông John Patterson, Ông Khúc Quang Minh, Bà
Isabelle Thibeault, Ông Hoàng Dương Tùng.
Ông Đinh Xuân Hùng, Điều phối viên dự án quốc gia VCEP đã biên tập và Ông Đào Nhật
Đình giúp dịch bản thảo này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, Hải Dương,
Bình Dương, Hà Nội, Sóc Trăng, Long An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Hải Phòng, các nhân viên
dự án VCEP, VPEG, cán bộ Trung tâm quan trắc môi trường (CEM) đã đóng góp và ủng hộ tích
cực để biến ý tưởng tái bản lần 2 tài liệu “Quan trắc nước thải công nghiệp” thành hiện thực.
Ban Quản lý Dự án Quản lý nhà nước
về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam
Giám đốc
TS. Lê Kế Sơn
LỜI CẢM ƠN
4
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Mục lục
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 17
CHƯƠNG 1: THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 19
1.1. Giới thiệu 19
1.2. Các công cụ pháp lý đối với quản lý ô nhiễm công nghiệp 19
1.2.1. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 19
1.2.2. Kế hoạch 5 năm về tài nguyên và môi trường (2006-2010) 21
1.2.3. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp 21
1.2.4. Các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp đối với
từng loại hình sản xuất 25
1.2.5. Các tiêu chuẩn quy định hoạt động lấy mẫu 26
1.2.6. Tiêu chuẩn quy định hoạt động bảo quản và vận chuyển mẫu 27
1.2.7. Tiêu chuẩn quy định hoạt động phân tích trong phòng thí nghiệm 29
1.3. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, thông tư 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải 33
1.4. Ý nghĩa và ảnh hưởng môi trường của các thông số ô nhiễm chính 33
1.4.1. Các thông số ô nhiễm hữu cơ thông thường (BOD5 , COD và TOC) 34
1.4.2. Các thông số ô nhiễm chất rắn thông thường (TSS, VSS và TDS) 36

1.4.3. Các thông số ô nhiễm hữu cơ hàng đầu đặc thù 37
1.4.4. Các kim loại nặng đặc thù 42
1.4.5. Ô nhiễm vô cơ đặc thù 42
1.4.6. Chất dinh dưỡng 43
1.4.7. Thông số độc học và tác động môi trường của chúng 45
1.4.8. Chỉ số CHEMIOTOX 47
1.5. Tăng cường quan trắc và thực thi pháp luật đối với ô nhiễm công nghiệp 48
1.5.1. Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm được công nhận 49
1.5.2. Quản lý và phân tích số liệu 49
MỤC LỤC
5
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Mục lục
1.5.3. Thực thi quy định pháp lý 50
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 73
2.1. Giới thiệu 73
2.2. Mục tiêu của chương trình quan trắc 73
2.2.1. Tuân thủ các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường 75
2.2.2. Bảo vệ môi trường thủy sinh và sức khỏe con người 75
2.2.3. Quan trắc phục vụ các hoạt động Sản xuất sạch hơn 78
2.2.4. Kiểm soát và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải 79
2.3. Các bước chính của một chương trình quan trắc 79
2.4. Các thông số cần phân tích cho từng ngành công nghiệp 80
2.4.1. Các thông số chung 80
2.4.2. Các thông số đặc thù cho từng ngành công nghiệp 80
2.4.3. Phân tích tại phòng thí nghiệm 86
2.5. Chuẩn bị các thiết bị an toàn cho quan trắc hiện trường 89
2.6 . Khảo sát sơ bộ vị trí quan trắc 91
2.7. Lập dự toán kinh phí 93
2.8. Danh mục kiểm tra đối với nhóm quan trắc tại hiện trường 94

2.9. Danh mục kiểm tra đối với nhóm trong phòng thí nghiệm 95
2.10. Theo dõi một số dự án quan trắc 95
2.10.1. Xí nghiệp giấy Quang Huy 96
2.10.2. Công ty Longtech Precision Việt Nam (Thí dụ) 98
CHƯƠNG 3: ĐO LƯU LƯỢNG 119
3.1. Giới thiệu 119
3.2. Biện pháp an toàn và thiết bị bảo hộ tại hiện trường 120
3.3. Lựa chọn các thiết bị sơ cấp 123
3.4. Sử dụng các thiết bị đo dạng đập chắn cửa đa giác Thel-Mar 126
3.5. Đo lưu lượng bằng đập chắn tự tạo 129
3.5.1. Đập chắn cửa chữ nhật không thu dòng 129
3.5.2. Thiết bị đo dạng đập chắn cửa hình chữ nhật có thu dòng 132
3.5.3. Đập chắn có khe hình chữ V 133
3.5.4. Lắp đặt đập chắn 136
3.6. Đo lưu lượng bằng máng Palmer-Bowlus 136
3.6.1. Các yếu tố thủy lực 136
6
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Mục lục
3.6.2. Các chi tiết của máng đo cơ động 137
3.6.3. Lắp đặt tại hiện trường 141
3.6.4. Bảng tra cứu 143
3.7. Đo lưu lượng bằng máng Parshall 143
3.7.1. Các yếu tố thủy lực 143
3.7.2. Các chi tiết của dụng cụ đo xách tay Parshall 145
3.7.3. Lắp đặt tại hiện trường 147
3.7.4. Công thức tính toán và bảng tra cứu dòng thải 147
3.8. Dụng cụ đo thứ cấp (Thiết bị đo mực nước) 151
3.9. Tóm tắt các nghiên cứu tình huống 155
3.10. Tóm tắt những lỗi hay gặp trong lắp đặt thiết bị đo lưu lượng kênh hở 156

CHƯƠNG 4: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG 175
4.1. Giới thiệu 175
4.2. Đảm bảo an toàn tại hiện trường 175
4.3. Phương pháp lẫy mẫu 176
4.3.1. Lấy mẫu đơn 176
4.3.2. Lấy mẫu tổ hợp 177
4.4. Lấy mẫu tự động 177
4.4.1. Lấy mẫu theo thời gian 177
4.4.2. Lấy mẫu theo lưu lượng 178
4.5. Thông số kỹ thuật của thiết bị lấy mẫu tự động cơ động thương phẩm 179
4.6. Lưu ý khi lấy mẫu đại diện 181
4.7. Phân tích nhanh tại hiện trường và ý nghĩa của kết quả 182
4.7.1. Trường hợp dòng thải dao động liên tục hàng giờ 183
4.7.2. Trường hợp dòng thải dao động trung bình định kỳ 186
4.8. Quan sát và ghi chép tại hiện trường 187
4.9. Chuẩn bị mẫu tổ hợp 187
4.10. Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm 188
4.11. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường 190
4.11.1. Đo, thử tại hiện trường 190
4.11.2. Lấy mẫu, xử lý mẫu và bảo quản mẫu 191
4.11.3. Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm 191
4.12. Ví dụ về thông số kỹ thuật của thiết bị lấy mẫu tự động 192
7
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Mục lục
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 209
5.1. Giới thiệu 209
5.2. Một số điều cần lưu ý về an toàn lao động 209
5.3. Phân tích các thông số thông thường trong QCVN 211
5.3.1. Đề xuất đối với phân tích TSS 211

5.3.2. Đề xuất đối với phân tích COD 212
5.3.3. Đề xuất đối với phân tích BOD 214
5.4. Phân tích kim loại nặng 215
5.4.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 216
5.4.2. Khối phổ Plasma cảm ứng (ICP-MS) 219
5.4.3. Phương pháp cực phổ 222
5.5. Phương pháp sắc ký khí cho các hợp chất hữu cơ độc hại 225
5.6. GC-MS cho các chất ô nhiễm độc hại đặc biệt 227
5.7. LUMINOTOX cho độ độc tổng số 231
5.8. Phân tích hàm lượng dầu 234
5.9. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng nội bộ 235
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THẢI LƯỢNG, BÁO CÁO QUAN TRẮC 251
6.1. Giới thiệu 251
6.2. Lưu ý về phí bảo vệ môi trường 251
6.3. Cơ sở lý thuyết tính toán 252
6.3.1. Giả định nồng độ ô nhiễm ổn định 253
6.3.2. Xem xét nồng độ ô nhiễm thay đổi theo thời gian 255
6.4. Những ví dụ về tính toán thải lượng 256
6.4.1. Nghiên cứu sơ bộ 257
6.4.2. Nghiên cứu điển hình về dòng thải sản xuất (Dự án trình diễn SXSH) 258
6.4.3. Nghiên cứu điển hình về kiểm kê toàn diện và tuân thủ luật pháp 260
6.5. Giải thích một số nghiên cứu sơ bộ 264
6.5.1. Ngoại suy thải lượng theo ngày (kg/ngày) 264
6.5.2. Diễn giải giá trị TSS 269
6.5.3. Đánh giá tỷ lệ COD/BOD5 269
6.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình 270
6.7. Những nội dung chính của báo cáo quan trắc 271
6.8. Chuẩn bị báo cáo quan trắc theo QC/QA 275
8
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Mục lục
CHƯƠNG 7: QUAN TRẮC LIÊN TỤC TRỰC TUYẾN 281
7.1. Giới thiệu 281
7.2. Cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc quan trắc nước thải liên tục 281
7.2.1. Phân tích COD liên tục 281
7.2.2. Phân tích TOC liên tục 283
7.2.3. Phân tích BOD liên tục 284
7.2.4. Đo liên tục nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ 286
7.2.5. Đo độ đục và TSS liên tục 291
7.2.6. Phân tích liên tục độc tính sinh học 295
7.3. Những ví dụ về thiết bị quan trắc nước thải liên tục 296
7.3.1. Thiết bị phân tích COD trực tuyến 296
7.3.2. Phân tích TOC trực tuyến 297
7.3.3. Thiết bị quan trắc BOD trực tuyến 299
7.3.4. Thiết bị phân tích độ đục và tổng cặn lơ lửng (TSS) trực tuyến 300
7.3.5. Thiết bị quan trắc độc tính trực tuyến 302
7.4. Các nguyên tắc quan trắc nước thải trực tuyến từ xa 303
7.5. Thiết kế mạng lưới quan trắc nước thải trực tuyến 305
CHƯƠNG 8: CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ QA/QC 311
8.1. Giới thiệu 311
8.2. Yêu cầu cơ bản đối với chất lượng số liệu phòng thí nghiệm 311
8.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng 311
8.2.2. Nguồn nhân lực có kỹ năng 314
8.3. Quản lý phòng thí nghiệm phân tích môi trường 314
8.4. Đảm bảo chất lượng (QA) cho quan trắc 316
8.5. Đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) đối với hoạt động
quan trắc ngoài hiện trường 318
8.5.1. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng đối với hoạt động đo, thử trực tiếp
tại hiện trường 319
8.5.2. QA và QC trong hoạt động lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu 320

8.5.3. QA và QC trong hoạt động vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm 322
8.6. Kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm 322
8.7. Giới hạn phát hiện 326
CHƯƠNG 9: AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 331
9.1. Giới thiệu 331
9
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Mục lục
9.2. Giới thiệu về phơi nhiễm và rủi ro trong các hoạt động quan trắc 331
9.2.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương và tai nạn lao động 331
9.2.2. Các yếu tố có hại đối với sức khỏe 332
9.3. Các biện pháp an toàn ngoài hiện trường 334
9.3.1. Các biện pháp kỹ thuật an toàn khi quan trắc tại hiện trường 334
9.3.2. Các trang bị bảo hộ cá nhân 338
9.4. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm 343
9.4.1. Tổ chức về an toàn lao động 343
9.4.2. Thực hành phòng thí nghiệm an toàn 344
9.4.3. Làm việc với hóa chất 345
9.4.4. Làm việc với dụng cụ thủy tinh 347
9.4.5. Các yếu tố nguy hiểm vật lý 347
9.5. Sơ cứu 349
9.5.1. Trường hợp da tiếp xúc với axít hay hóa chất ăn mòn mạnh khác 349
9.5.2. Trường hợp chảy máu 349
9.5.3. Trường hợp bỏng 350
9.6. Phòng cháy tại phòng thí nghiệm 350
9.6.1. Các phương tiện chữa cháy trong phòng thí nghiệm 350
9.6.2. Khi xảy ra hỏa hoạn 351
CHƯƠNG 10: TÀI LIỆU THAM KHẢO 353
10.1. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 1 353
10.2. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ - CHƯƠNG 2 354

10.3. ĐO LƯU LƯỢNG - CHƯƠNG 3 355
10.4. LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG - CHƯƠNG 4 356
10.5. PHÂN TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM – CHƯƠNG 5 357
10.6. TÍNH TOÁN THẢI LƯỢNG, BÁO CÁO QUAN TRẮC VÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH - CHƯƠNG 6 359
10.7. QUAN TRẮC LIÊN TỤC TRỰC TUYẾN - CHƯƠNG 7 360
10.8. CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ QA/QC - CHƯƠNG 8 361
10.9. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP - CHƯƠNG 9 362
PHỤ LỤC
Xem đĩa CD kèm theo
10
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các bảng
Bảng 1.1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 22
Bảng 1.2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương,
khe, rạch 24
Bảng 1.3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm 24
Bảng 1.4: Hệ số lưu lượng nguồn thải KF 25
Bảng 1.5: Danh mục các Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp 25
Bảng 1.6: Phương pháp lấy mẫu 26
Bảng 1.7: Các yêu cầu kỹ thuật chung thích hợp để bảo quản mẫu nước thải phân tích
các thông số lý hóa sinh (trích dẫn từ TCVN 6663-3:2008) 27
Bảng 1.8: Sắp xếp các thông số theo kỹ thuật bảo quản
(trích dẫn từ TCVN 6663-3:2008) 28
Bảng 1.9: Các phương pháp phân tích các thông số 29
Bảng 1.10: Mức thu phí theo từng chất gây ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp 33
Bảng 1.11: Ví dụ về các phân tử thuốc trừ sâu 39
Bảng 1.12: Ví dụ về phân tử PCB 40
Bảng 1.13: Danh sách các chất ô nhiễm độc hại hàng đầu ở Việt Nam 45
Bảng 2.1: Một số mục tiêu và nhiệm vụ của một chương trình quan trắc 74

Bảng 2.2 : Bảng tóm tắt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 76
Bảng 2.3 : Tiếp cận tổng thể để thực hiện một chương trình quan trắc 80
Bảng 2.4: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 81
Bảng 2.5: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt
(QCVN 13:2008/BTNMT) 82
Bảng 2.6: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
(QCVN 12:2008/BTNMT) 83
Bảng 2.7: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
(QCVN 11:2008/BTNMT) 83
Bảng 2.8: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
(QCVN 01: 2008/BTNMT) 84
DANH SÁCH CÁC BẢNG
11
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các bảng
Bảng 2.9: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT) 84
Bảng 2.10: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
(QCVN 29:2010/BTNMT) 85
Bảng 2.11: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác từ các công trình dầu khí
trên biển (QCVN 35:2010/BTNMT) 86
Bảng 2.12: Các thông số gợi ý cho quan trắc nước thải công nghiệp 87
Bảng 2.13: Thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân tại hiện trường 90
Bảng 2.14: Danh mục kiểm tra đối với nhóm quan trắc tại hiện trường 97
Bảng 2.15: Danh mục kiểm tra đối với nhóm quan trắc tại hiện trường 99
Bảng 3.1: Lựa chọn các thiết bị sơ cấp (đập và máng) 124
Bảng 3.2: So sánh các dụng cụ đo lưu lượng xách tay 125
Bảng 3.3: Khả năng tối đa của các thiết bị đo lưu lượng dạng đập chắn Thel-Mar 126
Bảng 3.4: Bảng tính lưu lượng cho đập hình chữ nhật không thu nhỏ dòng chảy 131
Bảng 3.5: Bảng tính toán lưu lượng cho đập chữ nhật có thu nhỏ dòng 133
Bảng 3.6: Các công thức tính lưu lượng cho đập chắn có khe hình chữ V (H, m) 134

Bảng 3.7: Tính lưu lượng cho đập hình chữ V 135
Bảng 3.8: Ví dụ kích thước gần đúng bằng hệ mét của máng Palmer-Bowlus
(Nguồn: John Meunier Inc., Montréal, Canada). Kích thước chính xác
phụ thuộc vào loại (cơ động hay cố định) và bề dày của tường 139
Bảng 3.9: Bảng tính lưu lượng cho máng Palmer-Bowlus 140
Bảng 3.10: Các tỉ lệ ngập giới hạn đối với dụng cụ đo lưu lượng Parshall 144
Bảng 3.11: Kích thước máng đo Parshall đối với các bề rộng thắt dòng khác nhau, W 146
Bảng 3.12: Công thức tính toán lưu lượng đối với dòng chảy qua máy đo Parshall 148
Bảng 3.13: Bảng tính lưu lượng cho máng Parshall 149
Bảng 3.14: Các nguyên tắc vật lý cơ bản của các thiết bị đo lưu lượng 151
Bảng 3.15: Tóm tắt các chi tiết kỹ thuật của dụng cụ đo lưu lượng thứ cấp
(Nguồn: Tài liệu kỹ thuật của dụng cụ đo lưu lượng
bằng sóng siêu âm GREYLINE & ISCO) 152
Bảng 3.16: Danh sách sơ bộ các trường hợp nghiên cứu điển hình về đo lưu lượng 155
Bảng 4.1: Mẫu tổ hợp theo lưu lượng 179
Bảng 4.2: Ví dụ về thông số kỹ thuật của một máy lấy mẫu tự động 180
Bảng 4.3: Các yêu cầu tối thiểu khi lấy mẫu đại diện 181
Bảng 4.4: Kết quả các thông số đo nhanh tại hiện trường
(nước thải của Công ty Dệt nhuộm Long An, 12/2002) 183
Bảng 4.5: Phương pháp kết hợp mẫu tổ hợp 184
12
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các bảng
Bảng 4.6: Xác định các quá trình công nghiệp liên quan đến lịch xả thải,
Công ty Dệt nhuộm Long An, 12/2002 186
Bảng 4.7: Sự dao động trung bình hàm lượng các chất ô nhiễm trong 12 giờ
quan trắc liên tục tại Công ty Cao su Sao vàng (07/2003) 187
Bảng 4.8: Biên bản giao nhận mẫu 189
Bảng 4.9: Tóm tắt các yêu cầu lấy và bảo quản mẫu nước phân tích các thông số
có trong Nghị định 04/2007/NĐ-CP (trích TCVN 5993 – 1995) 189

Bảng 5.1: Tóm tắt trang bị bảo hộ cá nhân 210
Bảng 5.2: Tự chuẩn bị dung dịch cho phân tích COD (tham khảo “Standard Method
for the Examination of water and wastewater”, 1995) 213
Bảng 5.3: Thành phần của một ống thử cho phân tích COD 213
Bảng 6.1: Mức thu phí theo từng chất gây ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp 253
Bảng 6.2: Giá trị t đối với xác xuất tin cậy P và số lần đo đạc n (số liệu ghi chép
hay đo đạc sẵn có) 266
Bảng 6.3: Các giá trị đo được về lưu lượng trong suốt 24 giờ 267
Bảng 6.4: Phân tích thống kê các số liệu thu thập trong những khoảng thời gian
xem xét khác nhau 268
Bảng 6.5: Một số giá trị tỷ lệ COD/BOD5 đo được 270
Bảng 6.6: Danh sách các báo cáo quan trắc và trường hợp nghiên cứu điển hình 270
Bảng 6.7: Những nội dung chính của báo cáo quan trắc 273
Bảng 6.8: Các hạng mục và các nội dung chính của chương trình quan trắc 274
Bảng 6.9: Bố cục trình bày báo cáo 275
Bảng 6.10: Chi tiết và các đề xuất kinh nghiệm cho việc xây dựng báo cáo
dự án quan trắc 278
Bảng 8.1: Ví dụ về xác định MDL 327
Bảng 9.1: Các phương tiện chữa cháy đang sử dụng phổ biến 351
13
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các hình vẽ
Hình 1.1: Những cách tiếp cận khác nhau đối với các chất/nguồn gây ô nhiễm 34
Hình 2.1: Minh họa sự tích lũy sinh học của chất độc qua chuỗi thức ăn 78
Hình 2.2: Kênh hở với lưu lượng cực đại 92
Hình 2.3: Ước tính diện tích mặt cắt ngang 92
Hình 2.4: Ước lượng nhanh tốc độ dòng chảy (NM đường Hiệp Hòa) 92
Hình 3.1: Thiết bị và dụng cụ an toàn 122
Hình 3.2: Các chi tiết lắp đặt đập Thel-Mar 127
Hình 3.3: Ba loại đập chắn tự tạo thường sử dụng 129

Hình 3.4: Mặt cắt của dòng chảy qua đập chắn có đỉnh vát cạnh 130
Hình 3.5: Mặt cắt thủy lực dòng chảy qua phần thắt dòng của máng đo lưu lượng
Palmer-Bowlus 137
Hình 3.6: Các máng đo lưu lượng Plamer-Bowlus bằng sợi thủy tinh
(Nguồn: Plasti-Fab Product Bulletin) 138
Hình 3.7: Các loại máng đo lưu lượng Palmer-Bowlus (lắp cố định và cơ động) 139
Hình 3.8: Lắp đặt máng đo vào kênh thoát nước kèm theo chi tiết các kích thước
của máng đo Palmer-Bowlus (4, 6 và 8 inch) và kích thước
của kênh thoát nước thải 142
Hình 3.9: Kết nối thiết bị đo lưu lượng và thiết bị lấy mẫu nước tự động
(hoạt động ở chức năng lưu lượng) (Tập huấn tại hiện trường
ở Hải Dương – Bắc Ninh, 07/2003) 143
Hình 3.10: Mặt cắt thủy lực dòng chảy qua máng dẫn Parshall 144
Hình 3.11: Hình dáng và các kích thước thiết kế đối với máng đo Parshall
(Chú ý: Dụng cụ này được thiết kế bao gồm đoạn đầu ống nối tùy chọn) 145
Hình 3.12: Điều kiện lắp đặt máng Parshall 150
Hình 3.13: Thực hiện lắp đặt giếng tĩnh và thước đo dạng tấm mỏng (có vạch chia)
gần điểm đo mực nước thích hợp 154
Hình 3.14: Lắp đặt giếng tĩnh và thước đo mực nước gần điểm đo cột nước thích hợp
trong trường hợp máng Parshall 156
Hình 4.1: Sử dụng thiết bị lấy mẫu tự động trong đợt huấn luyện ở Hải Dương
(tháng 01/2004) 177
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
14
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các hình vẽ
Hình 4.2: Lấy chai mẫu từ máy lấy mẫu trong phòng thí nghiệm sau khi quan trắc
qua đêm ở nhà máy dệt nhuộm (Long An, 12/2002) 178
Hình 4.3: Lấy mẫu tự động theo lưu lượng. Ống lấy mẫu được nối với thiết bị thứ cấp
là lưu lượng kế siêu âm. Máng đo Palmer-Bowlus là thiết bị sơ cấp

(Hải Dương, đào tạo thực tế, 07/2003) 179
Hình 4.4: Dao động trung bình giờ hàm lượng hữu cơ tại điểm thải trong 24 giờ
trong nước thải của công ty dệt Long An (12/2002) 185
Hình 4.5: Dao động trung bình giờ hàm lượng chất rắn lơ lửng tại điểm thải
trong 24 giờ tại Công ty Dệt nhuộm Long An (12/2002) 185
Hình 4.6: Mô tả các hoạt động hiện trường 190
Hình 4.7: Máy lấy mẫu tự động Sigma 1600 192
Hình 5.1: Sơ đồ nguyên tắc phân tích kim loại nặng bằng phương pháp
hấp thụ nguyên tử 216
Hình 5.2: Ví dụ thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử 217
Hình 5.3: Thiết bị AAS ở CENTEMA – Hà Nội để đo kim loại nặng – chương trình
quan trắc khu công nghiệp Thượng Đình (Sở TNMT Hà Nội),
tháng 6-7/2003 217
Hình 5.4: Sơ đồ lắp đặt thiết bị phân tích thủy ngân bằng kỹ thuật hấp thụ
nguyên tử hóa hơi lạnh 218
Hình 5.5: Thiết bị phá mẫu Hach để hòa tan kim loại nặng trước khi phân tích
bằng AAS 219
Hình 5.6: Đồ thị Voltammogram (Từ Viện Hóa học- Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Hà Nội) 223
Hình 5.7: Đồ thị thu được từ máy cực phổ (Viện Hóa học- Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Hà Nội) 224
Hình 5.8: Máy phân tích cực phổ kết nối máy tính, CPA-HH3 (Viện Hóa học-
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội) 224
Hình 5.9: Nguyên tắc sắc ký cột 225
Hình 5.10: Các bộ phận chính của máy sắc ký khí 226
Hình 5.11: Ví dụ Sắc ký đồ 227
Hình 5.12: Máy Shimadzu 2010-GC trong ứng dụng ở phòng thí nghiệm
chuyên phân tích Việt Nam ESTEC-NILP (Trạm Quan trắc & Phân tích
môi trường) – (hình ảnh của tác giả) 228
Hình 5.13: Nguyên tắc của hệ thống GC-MS 228

Hình 5.14: Nguyên tắc của thiết bị phân tích ion tứ cực 228
Hình 5.15: Kết nối GC/MS ở NILP – Hà Nội (ảnh của tác giả) 230
Hình 5.16: Máy GC/MS 230
Hình 5.17: GC/MS từ bên trong 231
Hình 5.18: LUMINOTOX 232
Hình 5.18a: Nguyên lý phương pháp LuminoTox 233
15
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các hình vẽ
Hình 5.18b: Kết quả xét nghiệm LuminoTox cho nước thải trước và sau xử lý 233
Hình 5.19: Máy quang phổ hồng ngoại không tán xạ 234
Hình 5.20: Ví dụ biểu đồ % truyền tải so với bước sóng 235
Hình 6.1: Dao động lưu lượng theo thời gian tại điểm thải
(Nhà máy Cao su Sao vàng Hà Nội) 254
Hình 6.2: Phương pháp chuỗi số để tính toán tổng thể tích nước thải 254
Hình 6.3: Dao động thải lượng trong thời gian quan trắc (Dự án trình diễn SXSH
tại nhà máy giết mổ gia súc Hải Dương, 12/2002) 258
Hình 6.4: Dao động thải lượng trong suốt thời gian quan trắc
(Dự án trình diễn SXSH ở Công ty giấy Hải Hà, Bắc Ninh, 12/2002) 259
Hình 6.5: Dao động của COD và BOD5 trong 24 tiếng quan trắc (dựa trên kết quả
phân tích của 6 mẫu tổ hợp) (Dự án trình diễn SXSH
ở Dệt Nhuộm Long An, 2002) 259
Hình 6.6: Dao động thải lượng trong suốt 24 giờ quan trắc sử dụng giá trị lưu lượng
trung bình cố định (m
3
/hr) (Dự án trình diễn SXSH ở
Dệt nhuộm Long An, 2002) 259
Hình 6.7: Dao động lưu lượng trong 72 giờ quan trắc (Nhà máy Cao su Sao Vàng) 261
Hình 6.8: Dao động thải lượng (kg/12 giờ) của nhà máy cao su trong 72 giờ quan trắc
(Nhà máy Cao su Sao Vàng Hà Nội) 261

Hình 6.9: Dao động lưu lượng theo giờ trong suốt 6 ngày quan trắc
(Bình Dương, VSIP, 11/2002) 202
Hình 6.10: Dao động tổng thể tích dòng thải trong 8 giờ trong suốt 6 ngày quan trắc
(Bình Dương, VSIP) 263
Hình 6.11: Dao động của thải lượng ô nhiễm (kg/8 giờ) trong suốt thời gian quan trắc
theo mùa. Lần quan trắc đầu tiên (mùa khô): từ ngày 1 đến ngày 6/11/2002 ,
lần quan trắc thứ 2 (mùa mưa): từ ngày 7 đến ngày 12/6/2003 tại
khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) 263
Hình 6.12: Phân bố lệch lưu lượng của nhà máy Cao su SV trong khoảng thời gian
quan trắc là 72 giờ (Số lần đo đạc là 74) 266
Hình 6.13: So sánh các giá trị trung bình số học (QTB) và giới hạn tin cậy
(QTB ±t. (σ/n½)) thu được từ các khoảng thời gian xem xét khác nhau 268
Hình 6.14: Thải lượng TSS dao động bất thường, so sánh với thải lượng hữu cơ
(Tại nhà máy giấy và bột giấy Bắc Ninh) 269
Hình 7.1: Sơ đồ của thiết bị phân tích COD trực tuyến 282
Hình 7.2: Sơ đồ thiết bị phân tích TOC trực tuyến 283
Hình 7.3: Biến đổi tốc độ phân hủy sinh học theo thời gian 284
Hình 7.4: Diễn biến tốc độ phản ứng với sự sẵn có của cơ chất 285
Hình 7.5: Sơ đồ thiết bị phân tích BOD trực tuyến 285
Hình 7.6: Cấu trúc điển hình của hộp mẫu cho nước chảy qua 287
Hình 7.7: Cấu trúc điển hình của hộp mẫu nhúng chìm 288
16
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Danh sách các hình vẽ
Hình 7.8: Máy Hach UVAS sc UV Hấp thụ / % truyền dẫn xác định hệ số hấp thụ
quang phổ (SAC) ở bước sóng 254 nm 289
Hình 7.9: Lắp đặt đầu đo của máy Hach UVAS sc UV Hấp thụ /% truyền dẫn 289
Hình 7.10: So sánh của SAC và COD theo thời gian đối với nhà máy xử lý nước
địa phương 290
Hình 7.11: So sánh đường biến thiên theo thời gian của SAC và TOC 290

Hình 7.12: Nguyên tắc đo: L1 = chùm sáng đi tới mẫu có các hạt keo (P); L2 = chùm sáng
sau khi qua mẫu; St = ánh sáng tản mát; G/G1 = các tia sáng tản ra biên
được dùng để đo 291
Hình 7.13: Đo ánh sáng xuyên qua và ánh sáng tán xạ 90° 291
Hình 7.14: Giới hạn tương quan giữa số đo độ đục và hàm lượng TSS
đo bằng phương pháp trọng lực 292
Hình 7.15: Hạt cỡ nhỏ (nhỏ hơn 1/10 bước sóng ánh sáng) – Hạt cỡ lớn hơn
(khoảng ¼ bước sóng ánh sáng) – Lớn hơn bước sóng ánh sáng 293
Hình 7.16: Nguyên tắc phương pháp đo ánh sáng phân tán bề mặt 294
Hình 7.17: Nguyên tắc phương pháp ánh sáng phân tán/truyền dẫn 294
Hình 7.18: Nguyên tắc đo chất rắn lơ lửng (các hạt keo) 295
Hình 7.19: Hình ảnh một thiết bị phân tích COD 296
Hình 7.20: Mô hình thiết bị phân tích TOC liên tục 298
Hình 7.21: Thiết bị phân tích TOC liên tục với sự hỗ trợ của bức xạ tử ngoại 299
Hình 7.22: Thiết phân tích BOD liên tục 300
Hình 7.23: Thiết bị phân tích độ đục (và TSS) trực tuyến 300
Hình 7.24: Máy đo TSS hay độ đục Hach sc 300
Hình 7.25: Máy đo TSS Hach Solitax sc và thiết bị điều khiển 301
Hình 7.26: Ví dụ lắp đặt đầu đo TSS Hach Solitax sc và bộ phận điều khiển
trong một trạm quan trắc trực tuyến 302
Hình 7.27: Thiết bị phân tích độc tính liên tục trên cơ sở bùn hoạt tính 303
Hình 7.28: Thiết bị phân tích độc tính sinh thái liên tục 303
Hình 7.29: Sơ đồ cơ bản của một mạng lưới đơn giản 305
Hình 7.30: Mạng lưới quản lý 307
Hình 7.31: Một ví dụ về mạng lưới quản lý kiểm soát ô nhiễm công nghiệp 309
Hình 8.1: Ví dụ về phân bố kết quả và giới hạn 325
Hình 9.1: Thiết bị và dụng cụ an toàn 335
Hình 9.2: Các thiết bị an toàn thông dụng 338
Hình 9.3: Thiết bị bảo hộ cá nhân 339
Hình 9.4: Mặt nạ lọc độc 340

Hình 9.5: Mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí 341
Hình 9.6: Kính bảo vệ mắt 342
17
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Những từ viết tắt
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AAS Atomic Absorption Spectrometry Quang phổ hấp thụ nguyên tử
AR Awareness Raising Nâng cao nhận thức
CEA Canadian Executing Agency Cơ quan thực hiện Canada
CIDA
Canadian International
Development Agency
Cơ quan Phát triển quốc tế Canada
CORTTEN
Center of Research, Technology
Transfer and Environment
Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ và Môi trường
CP Cleaner Production Sản xuất sạch hơn
DOE Department of Environment Bộ Môi trường (Canada)
DoNRE
Department of Natural Resources
and Environment
Sở Tài nguyên và môi trường
EIA Environment Impact Assessment Đánh giá tác động môi trường
EM Environmental Monitoring Quan trắc môi trường
EMD
Environmental Management
Division
Phòng Quản lý môi trường

GOV Government of Viet Nam Chính phủ Việt Nam
IPM Industrial Pollution Management Quản lý ô nhiễm công nghiệp
MoNRE
Ministry of Natural Resources
and Environment
Bộ Tài nguyên và Môi trường
NEA National Environment Agency Cục Môi trường quốc gia
PP Pollution Prevention Ngăn ngừa ô nhiễm
PSC Project Steering Committee Ban chỉ đạo dự án
RBM Results Based Management Quản lý dựa vào kết quả
TCVN Viet Nam Standards Tiêu chuẩn Việt Nam
VEPA
Viet Nam Environmental
Protection Agency
Cục Bảo vệ môi trường
QA Quality Assurance Đảm bảo chất lượng
QC Quality Control Kiểm soát chất lượng
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
19
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1
Chương I: Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường
1.1. GIỚI THIỆU
Chương này sẽ giới thiệu nhiệm vụ quan trắc môi trường mà chủ yếu là quan trắc nước
thải công nghiệp thông qua các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường hiện hành nhằm
giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể từ phương diện quản lý môi trường đối với hoạt động quan
trắc nước thải công nghiệp và các thông số ô nhiễm môi trường nước.
Quan trắc nước thải công nghiệp dựa trên nguyên tắc khoa học và quản lý. Cán bộ môi
trường chịu trách nhiệm giám sát ô nhiễm công nghiệp cần cập nhật thông tin về pháp luật

liên quan và củng cố kiến thức trước khi thực hiện các đợt quan trắc thực địa. Điều này sẽ giúp
họ tự tin và hành xử chuyên nghiệp khi đối mặt với các thách thức trong khi thực hiện nhiệm
vụ của mình.
1.2. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
Hiện nay, số lượng văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường đã cung cấp đầy đủ về định
nghĩa, quy định, nguyên tắc, hướng dẫn cũng như chế tài xử phạt về các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường, trong đó có công tác quan trắc môi trường và cụ thể hơn là quan trắc nước
thải công nghiệp. Đây sẽ là những công cụ pháp lý hữu hiệu cho công tác quản lý môi trường
từ trung ương tới địa phương.
1.2.1. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005
Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội Khóa 11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy
định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi
trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Theo
Luật Bảo vệ Môi trường 2005, “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường” (Điều 3).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức,
cá nhân về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định một
cách cụ thể yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các ngành, lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38); bệnh
viện, cơ sở y tế (Điều 39); xây dựng (Điều 40); giao thông vận tải (Điều 41); thương mại (Điều 42,
Điều 43); khai thác khoáng sản (Điều 44); du lịch (Điều 45); sản xuất nông nghiệp (Điều 46); nuôi
trồng thuỷ sản (Điều 47); hoạt động mai táng (Điều 48).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường
như: Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp bảo
CHƯƠNG 1. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
20
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1
Chương I: Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường

vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam
kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình; khắc phục ô nhiễm môi trường
do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo
về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra,
thanh tra bảo vệ môi trường; nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định những biện pháp, chế tài mạnh
trong việc xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Các hình thức
xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường
được quy định như sau: phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn môi trường; tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp
bảo vệ môi trường cần thiết; xử lý bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính. Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn
phải bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài
việc bị xử lý theo các hình thức quy định nêu trên, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp
sau: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường; buộc
di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt
động.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có sự phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền
quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng giữa các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp (Khoản 3 Điều 49).
Về quản lý nước thải (Điều 81 và Điều 82), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc
thu gom, xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Theo đó, nước thải của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom,
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (Điều 81). Đồng thời, quy định cụ thể các đối tượng phải có hệ

thống xử lý nước thải bao gồm: khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công
nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không kết nối với hệ thống xử lý nước
thải tập trung (Điều 82).
Về quan trắc môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 bao gồm 9 điều (từ Điều 94 đến
Điều 102) quy định về quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, quy hoạch hệ thống quan trắc
và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp
tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia.
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động
lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng
môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
Đặc biệt nhằm xã hội hóa mạnh mẽ, nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động bảo
vệ môi trường, bên cạnh việc quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan nhà
nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT); bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
21
QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1
Chương I: Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường
phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định trách nhiệm
quan trắc môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung. Điểm d Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “Người
quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.”
1.2.2. Kế hoạch 5 năm về tài nguyên và môi trường (2006-2010)
Quốc hội Khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 56/2006 về đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 và định hướng phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 - 2010 với các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu. Sau đây là các
chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm và đến năm 2010 về lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Tỉ lệ che
phủ rừng 42 - 43%; tỉ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn là 75%;
tỉ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các
thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải là 100%; tỉ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu

chuẩn về môi trường là trên 50% ; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 100% số đô thị loại 3
trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất; 80 - 90% chất thải
rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.2.3. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp
Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28-12-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy
định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT) về nước thải công
nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2/2012. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận. Quy chuẩn áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn
tiếp nhận. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16
tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. GIÁ TRỊ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP KHI XẢ VÀO NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi
xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả
vào nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 ;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy
của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của
vùng nước biển ven bờ;

×