Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại việt nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 64 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----------------o0o-----------------


CÔNG TRÌNH DỰ THI CUỘC THI
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG 2009”




Tên công trình:

ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM

NHÓM NGÀNH: XH1a







Hà Nội, tháng 7 năm 2009


2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI .................... 9
1. Khái niệm cơ bản về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ........................ 9
1.1. Thành phần và tính chất của nước thải ............................................................... 9
1.2. Các thông số của nước thải có ảnh hưởng tới môi trường ............................... 12
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải..................................................................... 13
1.3.1. Phương pháp lý học ................................................................................... 14
1.3.2. Phương pháp hóa học ................................................................................. 15
1.3.3. Phương pháp sinh học ................................................................................ 16
1.3.4. Xử lý nhiệt ................................................................................................. 17
2. Tầm quan trọng của ngành xử lý nước thải ............................................................. 17
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 17
2.2. Trên lĩnh vực xã hội .......................................................................................... 20
CHƢƠNG II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI Ở VIỆT NAM ......................................................... 21
1. Các nhân tố chung ................................................................................................... 22
1.1. Nguồn cung nước sạch ..................................................................................... 22
1.2. Nguồn vốn và công nghệ .................................................................................. 24
1.3. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................... 25
2. Cầu thị trường về xử lý nước thải ........................................................................... 27
2.1. Quá trình đô thị hoá .......................................................................................... 27
2.2. Quá trình công nghiệp hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư ....................... 28


3

2.3. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO .................................................................... 32
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ ................................................................................. 32
4. Vai trò của chính phủ .............................................................................................. 33

4.1. Các cơ quan quản lý hoạt động xử lý nước thải ............................................... 33
4.2. Các văn bản pháp luật về xử lý nước thải ........................................................ 34
4.3. Cách thức theo dõi và đánh giá hoạt động xử lý nước thải .............................. 37
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NƢỚC TA HIỆN NAY ................................ 39
1. Khái quát về thị trường xử lý nước thải tại Việt Nam hiện nay .............................. 39
2. Thực trạng xử lý nước thải công nghiệp ................................................................. 40
2.1. Thực trạng chung ................................................................................................. 40
2.3. Khu vực Đông Nam Bộ .................................................................................... 41
2.4. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................ 46
3. Thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt ...................................................................... 48
3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt ở TP HCM .................................................................. 50
3.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Nội ..................................................................... 52
CHƢƠNG IV: ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH XỬ LÝ
NƢỚC THẢI TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................. 54
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển hệ thống xử lý nước thải ............... 54
2. Các giải pháp đối với Việt Nam .............................................................................. 58
2.1. Đối với việc xử lý nước thải tại các KCN, KCX .............................................. 58
2.2. Sử dụng vốn vay ODA cho các dự án về XLNT .............................................. 59
2.3. Kêu gọi đầu tư và sự tham gia của tư nhân vào ngành XLNT ......................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTCN: Nước thải công nghiệp
NTSH: Nước thải sinh hoạt

XLNT: Xử lý nước thải
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
WSC: Công ty cung cấp nước
URENCO: Công ty nước sạch và vệ sinh môi trường
SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNH: Công nghiệp hóa
SXCN: Sản xuất công nghiệp
MOSTE: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
DOSTE: Sở khoa học, công nghệ và môi trường
NEA: Tổng cục môi trường quốc gia
MoNRE: Bộ tài nguyên môi trường
EIA: Đánh giá tác động môi trường (Environmental impact assessment)


5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1: Các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học của nước thải và nguồn sinh ra

Bảng 2: Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý trong quá trình xử lý nước thải
Bảng 3: Các thông số của nước thải ảnh hưởng tới môi trường
Bảng 4: Các cơ quan quản lý môi trường ở Việt Nam
Bảng 5: Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
công nghiệp

Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học

Sơ đồ 2: Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
Sơ đồ 3: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Sơ đồ 4: Xử lý nhiệt
Sơ đồ 5: Các KCN quanh hệ thống sông Đồng Nai

Biểu đồ
Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành công nghiệp nước của Mỹ
Biểu đồ 2: Số lượng KCN, KCX trên cả nước qua các năm
Biểu đồ 3: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1990-2008


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong vài năm trở lại đây, vấn đề xử lý nước thải ngày càng thu hút được
nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ từ các cơ quan, ban ngành có liên quan mà
còn từ đông đảo quần chúng nhân dân. Một thực trạng dễ nhận thấy là ô nhiễm
nước thải tại các khu công nghiệp và khu đô thị đã ở trong tình trạng báo động.
Tình trạng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả trực tiếp
vào nguồn nước hiện đang rất phổ biến. Theo kết quả điều tra của Bộ Công
Thương, cho đến tháng 7/2008, trong số 154 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt
động trên toàn quốc thì chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung
(chiếm 25,3%), 27 khu công nghiệp đang xây dựng và 27 khu có đã có kế hoạch
xây dựng. Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa (ĐTH), gia tăng dân số,
di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây nên tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ
thuật. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho
thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và
vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh
truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và

thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước ngày một
ô nhiễm trầm trọng. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh
hoạt của người dân, ô nhiễm nước thải còn gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Ngân hàng thế giới ước tính, mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý
chất thải và nước thải lên đến 1,3% thu nhập quốc dân, vào thời kỳ suy giảm
kinh tế, mức thiệt hại này có thể cao hơn nữa. Trong khi đó, cơ chế chính sách
phát triển chậm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ,
chưa có tính pháp lý cao để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực xử lý nước


7

thải. Rõ ràng, xử lý nước thải hiện nay đã trở thành một vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội, không những nhà nước cần đưa ra một chiến lược rõ ràng cũng như
một bản quy hoạch chi tiết để củng cố và phát triẻn ngành xử lý nước thải, mà tất
cả các doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội cũng phải chung tay hành động thì
mới có thể giải quyết được vấn đề này.
Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược và ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc của
vấn đề xử lý nước thải, em quyết định chọn đề tài “Định hướng xây dựng và phát
triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải đô thị tại Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công
nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
 Đưa đến một cái nhìn tổng thể về hiện trạng phát triển của ngành CN xử lý
nước thải tại các khu đô thị và các khu công nghiệp của Việt Nam hiện
nay.
 Đề xuất định hướng và mô hình phát triển cho ngành xử lý nước thải của
Việt Nam

 Kiến nghị cho các cơ quan ban ngành Việt Nam một số biện pháp về hoàn
thiện khung pháp lý và các biện pháp quản lý ngành xử lý nước thải
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống
kê, so sánh sử dụng các số liệu nguyên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó phương pháp


8

mô hình hoá sử dụng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ sẽ được sử dụng trong tất cả các
chương để khái quát và làm rõ vấn đề.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công
nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Kết quả nghiên cứu dự kiến của đề tài là:
 Nêu lên được đối tượng và đặc điểm của ngành xử lý nước thải
 Phân tích hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại
Việt Nam hiện nay.
 Đưa ra được định phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước
thải sinh hoạt tại Việt Nam.


9

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH XỬ LÝ
NƢỚC THẢI

1. Khái niệm cơ bản về nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt
1.1. Thành phần và tính chất của nước thải

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải xả từ các khu dân cư, các công trình
công cộng, trường học, siêu thị, chợ búa, cơ quan văn phòng.
Nước thải công nghiệp là nước thải xả từ các các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh dịch vụ.
Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là
việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc
trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả
năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triể ờng của một loại sinh vật nào
đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban đầu.
Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều
các tạp chất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn
nước, vượt khỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này"
Bảng 1:
Các đặc điểm lý học, hóa học và sinh học của nƣớc thải và nguồn sinh ra nó
Đặc điểm Nguồn
Lý học
Màu
Nước thải sinh hoạt hay công nghiệp, thường do sự
phân hủy của các chất thải hữu cơ.
Mùi Nước thải công nghiệp, sự phân hủy của nước thải


10

Chất rắn
Nước cấp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xói mòn
đất.
Nhiệt Nước thải sinh hoạt, công nghiệp
Hóa học
Carbohydrate Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp

Dầu, mỡ Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Thuốc trừ sâu Nước thải nông nghiệp
Phenols Nước thải công nghiệp
Protein Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Chất hữu cơ bay hơi Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Các chất nguy hiểm Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Các chất khác
Do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nước thải
trong tự nhiên
Tính kiềm Chất thải sinh hoạt, nước cấp, nước ngầm
Chlorides Nước cấp, nước ngầm
Kim loại nặng Nước thải công nghiệp
Nitrogen Nước thải sinh hoạt, công nghiệp
pH Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Phosphorus Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp; rửa trôi
Sulfur Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp; nước cấp
Hydrogen sulfide Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Methane Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Oxygen
Nước cấp, sự trao đổi qua bề mặt tiếp xúc không khí -
nước


11

Sinh học
Động vật chảy hở và hệ thống xử lý
Thực vật lý
Eubacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
Archaebacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý

Viruses Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991
Bảng 2: Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý đến trong quá trình xử lý nƣớc thải
Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân đƣợc xem là quan trọng
Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải
chưa xử lý được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn
vị mg/L.
Các chất hữu cơ có thể
phân hủy bằng con
đường sinh học
Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo.
Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. Nếu thải
thẳng vào nguồn nước, quá trình phân hủy sinh họ

Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh
vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lý là MPN
(Most Probable Number).
Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi
được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát
triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số
lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước
ngầm.
Các chất ô nhiễm nguy
hại
Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung
thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính.


12


Các chất hữu cơ khó
phân hủy
Không thể xử lý được bằng các biện pháp thông thường.
Ví dụ các nông dược, phenols...
Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần
loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức
chế các quá trình xử lý sinh học
Chất vô cơ hoà tan Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông,
công nghiệp
Nhiệt năng Làm giảm khả năng băo hoà oxy trong nước và thúc đẩy
sự phát triển của thủy sinh vật
Ion hydrogen Có khả năng gây nguy hại cho TSV
Nguồn: Wastewater Engineering: Treatment, Diposal, Reuse, 1989

1.2. Các thông số của nước thải có ảnh hưởng tới môi trường
Bảng 3:
Thông số Ảnh hưởng đến môi trường
COD, BOD (Nhu
cầu oxy hoá học,
nhu cầu oxy sinh
học)
BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp
chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. COD là lượng oxy
cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Nếu BOD và COD quá cao sẽ gây
ra sự thiếu hụt oxy ở nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến thuỷ
sinh vật trong môi trường nước đó. Nếu nguồn nước thiếu
hụt trầm trọng oxy, điều kiện yếm khí sẽ hình thành, gây ra
mùi hôi trên bề mặt nước.
SS (chất rắn lơ

lửng)
Lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí
pH Ảnh hưởng đến thuỷ sinh vật, gây ăn mòn đường ống thiết bị


13

hoặc lắng cặn trong mương dẫn/ đường ống.
Nhiệt độ Ảnh hưởng đến thuỷ sinh vật
Vi trùng gây
bệnh
Bệnh lan truyền bằng nước
NH
3
, P Dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá, là hiện tượng hàm lýợng
N, P trong nước cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P
so với N, gây ra sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước
đáy thuỷ lực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự
kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có
màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí H
2
S
v.v...
Chất hữu cơ khó
phân huỷ sinh
học
Bền vững trong các quá trình xử lý thông thường (thuốc diệt
cỏ, thuốc trừ sâu, gây độc hại và tích luỹ sinh học, có thể gây
bệnh ung thư.
Màu Mất đi mỹ quan

Dầu mỡ Gây mùi, ngăn cản oxy khuếch tán trên bề mặt, trứng cá
nhiễm dầu bị hư hỏng.

1.3. Các phương pháp xử lý nước thải


14

1.3.1. Phƣơng pháp lý học
Sơ đồ 1:


15


1.3.2. Phƣơng pháp hóa học
Sơ đồ 2



16

1.3.3. Phƣơng pháp sinh học
Sơ đồ 3



17

1.3.4. Xử lý nhiệt

Sơ đồ 4

2. Tầm quan trọng của ngành xử lý nƣớc thải
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Trong một vài năm gần đây, các chuyên gia trong ngành nước trên thế giới
đã chỉ ra rằng sự khan hiếm tài nguyên, gia tăng dân số, di dân, và việc thiếu vốn
đầu tư để nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng, cũng như các quy định về tiêu
chuẩn nguồn nước chính là những yếu tố dẫn dắt sự phát triển của ngành công
nghiệp nước trên thế giới. Thời gian này cũng không có nhiều thay đổi trong
ngành nước, ngoại trừ một thực tế rằng tình trạng nguồn nước trên thế giới ngày
càng trở nên xấu đi qua mỗi năm.


18

Rất nhiều chuyên gia đã tuyên bố, dưới hình thức này hay khác rằng “Nước
chính là dầu của thế kỷ 21; “Nước là loại dầu bôi trơn cốt yếu của nền kinh tế”.
Theo bài báo “Running dry” được đăng trên tạp chí The Economist ngày
21/8/2008, cũng như dầu, nguồn cung nước đang phải chịu những áp lực ngày
càng lớn. Theo ước tính của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, lượng tiêu thụ
nước trên toàn thế giới tăng gấp đôi sau mỗi 20 năm. Cũng giống như dầu, nước
là hàng hóa không thể thay thế. Trong lĩnh vực kinh tế, nước là nguyên liệu thiết
yếu của nhiều sản phẩm tiêu dùng. Theo JPMorgan, 5 người khổng lồ trong lĩnh
vực thực phẩm và đồ uống: Nestle, Uniliver, Cocacola, Anheuser-Busch and
Danone mỗi năm tiêu thụ khoảng 575 tỷ lit nước, lượng nước đủ để đáp ứng nhu
cầu nước hàng ngày cho tất cả mọi người trên trái đất. Không chỉ các ngành công
nghiệp thực phẩm, đồ uống sử dụng nhiều nước, các ngành năng lượng và công
nghệ cao cũng sử dụng một lượng nước lớn trong sản xuất. Cần sử dụng 13 m3
nước ngọt để sản xuất ra một lát bán dẫn dày 200mm. Lượng nước dùng cho chế
tạo chip chiếm khoảng 25% tổng lýợng nước tiêu thụ ở Silicon Valley. Năng

lượng cũng là ngành tiêu thụ rất nhiều nước. Ở Mỹ, hàng năm 40% lượng nước
ngọt bơm ra từ các hồ và tầng đất ngậm nước được dùng để làm mát các nhà
máy năng lượng. Để tách ra được 1 lít dầu từ cát dầu nặng cần dùng đến 5 lít
nước.
Sử dụng một lượng lớn nước trong sản xuất chế biến, một điều tất yếu là các
công ty phải chi những khoản lớn để xử lý nước thải. Ở các nước công nghiệp
phát triển, trong ngành nước thì ngành công trình xử lý nước thải, cùng với
ngành cung ứng nước là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.


19

Biểu đồ 1
Cơ cầu ngành công nghiệp nước trị giá 119 tỷ USD
của Mỹ năm 2007
32%
32%
9%
11%
4%
4%
7%
1%
Công trình xử lý nước thải Cung ứng nước
Thiết bị xử lý nước Thiết bị hạ tầng
Hoá chất Vận hành, bảo dưỡng
Tư vấn, thiết kế Công cụ, dịch vụ phân tích

Nguồn : USA water sector overview – update 2009
Sự yếu kém trong quản lý nguồn nước và nước thải có thể gây ra những

thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Ở Trung Quốc, nạn khan hiếm nước do ô nhiễm và
do mạch nước ngầm bị phá huỷ gây ra thiệt hại 21.4 tỷ đôla Mỹ mỗi năm, bằng
1% GDP. Năm 2007, tính riêng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã sụt
giảm 12 tỷ đôla Mỹ do chất lýợng nguồn nước ngày càng kém
1
. Còn ở Việt
Nam, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam

1
Nguồn:


20

do thiếu quản lý nước thải và chất thải lên đến 1,3% thu nhập quốc dân, vào thời
kỳ suy giảm kinh tế, mức thiệt hại này còn có thể cao hơn nữa.
2


2.2. Trên lĩnh vực xã hội
Theo Bộ Y tế, có gần một nửa trong số 26 căn bệnh truyền nhiễm đều có
nguyên nhân liên quan tới nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, đặc biệt
là các dịch bệnh đường ruột. Trong đó có tới 80% các bệnh có liên quan đến
nguồn nước, chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân nội trú và 25.000 trường hợp tử
vong mỗi ngày. Các chuyên gia y tế cảnh báo nguồn nước sinh hoạt của người
dân đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải sinh hoạt và sản xuất, chất thải
bệnh viện, cùng với các thói quen không hợp vệ sinh của người dân.
Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
(NSVSMTNT) đặt mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ người dân nông thôn được sử
dụng nước sạch sẽ 85%

Nhu cầu vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước là nhu cầu cấp thiết cần
được đáp ứng của người dân. Xử lý nước thải, làm sạch nguồn nước không chỉ
tiêu diệt các mầm bệnh trong nước, làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở người mà về lâu dài còn giảm được chi phí về nước do một
phần nước thải được tái sử dụng cho việc tưới cây, làm thuỷ lợi hay dùng để làm
mát thiết bị trong các nhà máy sản xuất, chế biến. Do đó nguồn nước cần để đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của toàn xã hội sẽ giảm đi, nguy cơ thiếu nước
sạch sẽ trở nên bớt trầm trọng.

2
Nguồn:


21

CHƢƠNG II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI Ở VIỆT NAM

Khái quát chung về tài nguyên nƣớc Việt Nam
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là
nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6
lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn
bộ lãnh thổ là 650 km3/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là
324km3/năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ
Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng
khoảng 550 km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và
sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10
triệu m3 nước ngầm một ngày.. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo
mùa và theo khu vực. Lượng nước mặt dự trữ có tới hơn 2/3 là nguồn từ nước
ngoài và lượng nước dưới đất có dấu hiệu cạn kiệt. Hiện nay lượng nước bình

quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 3.840m3/ người/ năm, thấp hơn
160m3 so với quy định của thế giới (trên 4.000m3/người/năm). Trong khi đó, sự
biến đổi khí hậu cũng như thói quen tiêu dùng, khai thác nước đang đặt ra vấn đề
về sự suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Về chất lượng nước, nguồn nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông đều
thích hợp cho sự phát triển của hệ sinh thái và đủ tiêu chuẩn dùng làm nước sinh
hoạt. Nhưng chất lượng nguồn nước ở hạ lưu nhìn chung là thấp, đặc biệt ở khu
vực đô thị do các con sông phải gánh chịu một lượng lớn nước thải công nghiệp
và nước thải đô thị chưa qua xử lý. Nguồn nước ngầm phong phú, dồi dào và có


22

chất lượng tốt, tuy nhiên do quản lý yếu kém hoạt động khai mỏ nên đã dẫn đến
tình trạng ô nhiễm ở hạ lưu sông và ở tầng đất ngậm nước. Hoạt động khai thác
quá mức ở đồng bằng sông Hồng và sông Mêkông làm cho đất lún ngày càng sâu
và nhiễm mặn ngày càng nhiều. Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về
bảo vệ môi trường đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có đề cập
đến chiến lược và khung chính sách để bảo vệ nguồn nước. Bộ tài nguyên môi
trường chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường. Giữa các tỉnh có cùng một
con sông chảy qua, một uỷ ban quản lý sông cũng được thành lập để phối hợp
quản lý nguồn tài nguyên nuớc của con sông đó.
1. Các nhân tố chung
1.1. Nguồn cung nước sạch
Theo số liệu của Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA), cả nước hiện có
68 công ty kinh doanh nước sạch, chịu trách nhiệm điều hành, quản lý hơn 420
hệ thống cung cấp nước. Hầu hết các công ty kinh doanh nước sạch đều là công
ty TNHH nhà nước một thành viên (chỉ có hai trong số 68 công ty đã cổ phần
hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ chi phối). Điều đó dẫn đến tình trạng, hoạt
động kinh doanh ở những doanh nghiệp này còn xa lạ với kinh tế thị trường, cơ

chế quản lý chậm được cải tiến.
Kết quả điều tra về cấp nước đô thị Việt Nam 2004 -2007 do VWSA thực
hiện có sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới với 66/68 công ty kinh doanh nước
sạch (WSC) của cả nước cho thấy thực trạng hoạt động của các công ty này. Thứ
nhất, phần lớn các doanh nghiệp cấp nước Việt Nam đều có quy mô nhỏ. Kết
quả điều tra cho thấy trong số 66 công ty, chỉ có 11 công ty (chiếm 16,7%) có
sản lượng nước sạch thương phẩm năm 2007 hơn 20 triệu mét khối/năm. Thứ hai,
công nghệ và trang thiết bị của phần lớn các nhà máy nước đang hoạt động hiện


23

nay còn lạc hậu so với các nước trên thế giới và khu vực. Về công nghệ xử lý
nước, loại trừ một vài nhà máy mới được xây dựng với sự hỗ trợ của các nước
như Phần Lan, Hà Lan, CHLB Đức, hầu hết các nhà máy nước hiện nay vẫn sử
dụng công nghệ giàn phun - một công nghệ từ thời Pháp để lại. Thứ ba, phần lớn
các doanh nghiệp cấp nước có kết quả hoạt động kinh doanh kém, kéo dài trong
nhiều năm. Điều đó thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu như: hệ số khai thác công
suất, độ bao phủ (tỷ lệ dân được cấp nước trong tổng dân số vùng phục vụ), tỷ lệ
thất thoát nước và kết quả kinh doanh. Về hệ số khai thác công suất: năm 2007
công suất khai thác bình quân của cả nước chỉ đạt 70,9%, cá biệt một số nhà máy
ở các tỉnh miền núi chỉ khai thác được 30-40% công suất. Độ bao phủ dịch vụ
bình quân toàn quốc khoảng 70%. Hệ thống truyền dẫn và phân phối nước đang
ở tình trạng thiếu và yếu hoặc không thể sửa chữa, cải tạo được do đã có quá
nhiều công trình được xây dựng bên trên. Tỷ lệ thất thoát nước bình quân cả
nước là 33%, trong đó, các công ty có công suất hơn 20 triệu mét khối/năm lại có
tỷ lệ thất thoát tới 40%, các công ty còn lại là 27%. Đặc biệt, Công ty Kinh
doanh nước sạch Hà Nội, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn và Công ty cấp nước
Tiền Giang có tỷ lệ thất thoát hơn 40%. Kết quả cuối cùng là doanh thu kinh
doanh nước sạch hiện nay mới chỉ đủ bù đắp chi phí thường xuyên, chưa thể bù

đắp được chi phí khấu hao để thu hồi vốn đầu tư và chưa thể tạo nguồn để trả nợ
các khoản vay đầu tư dài hạn.
Về hệ thống thoát nước thì chỉ có 20% ở tình trạng tốt. Tỷ lệ thu được tiền
nước là trên 95%. Các công ty môi trường đô thị (URENCO) chịu trách nhiệm
về hệ thống thoát nước và quản lý chất thải rắn, nhưng so với các WSC thì yếu
hơn nhiều về mặt thể chế cũng như tài chính. Quá trình đô thị hóa và sự xuống
cấp của môi trường đô thị đã làm cho vấn đề vệ sinh đô thị trở thành mối quan


24

tâm lớn của chính phủ. Hiện tại có rất ít nhà máy xử lý nước thải tập trung ở các
thành phố, điều này đã dẫn tới dòng nước bị ô nhiễm nặng nề. Đối với khu vực
nông thôn, chỉ có 16% dân số được lắp đặt hệ thống thoát nước, với phần lớn
nước thải công nghiệp và sinh hoạt xả trực tiếp ra sông không qua xử lý.
Nước ta đã đặt mục tiêu đến năm 2010, 95% dân số đô thị và 85% dân số
nông thôn tiếp cận được với nguồn nước sạch. Theo thống kê của văn phòng ban
chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn về kết quả thực hiện năm 2008, tính đến hết ngày 10.4.2009, chương
trình này đã cung cấp nước cho 2,7 triệu người, góp phần nâng tỷ lệ người dân
nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỉ lệ 75%, trong đó 40% đạt tiêu chuẩn
của bộ Y tế. Ô nhiễm nước do nhiễm mặn, phân gia súc, chất thải làng nghề và
hóa chất sử dụng trong nông nghiệp là tình trạng phổ biến và đang phảt triển
theo chiều hướng xấu ở nhiều khu vực, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ và
hoạt động của con người.
1.2. Nguồn vốn và công nghệ
Nhiều ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng những công nghệ
lạc hậu, gây ra sự thiếu hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, chẳng hạn như trong
sử dụng năng lượng. Lượng ô nhiễm gây ra trên mỗi đơn vị sản lượng ở Việt
Nam vì thế cao hơn nhiều so với mức của các nước công nghiệp phát triển.

Những công nghệ lạc hậu này thường có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Liên Xô
cũ.
Trong tiến trình tự do hóa thương mại hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt
Nam đã gia nhập WTO, rất nhiều công ty nước ngoài sẽ vào đầu tư tại Việt Nam.
Những công ty này sẽ mang theo những thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Theo ông Cao
Sỹ Khiêm - chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam thì


25

sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty nên đầu tư vào công nghệ mới và
nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh. Các công ty Việt Nam muốn
cạnh tranh được trên toàn cầu thì phải xác định được những hạn chế của mình, từ
đó tìm cách cải thiện hiệu quả công việc; đồng thời cũng phải quen với việc áp
dụng luật pháp quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường quốc tế.
Các dự án về môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng là những
dự án cần rất nhiều vốn đầu tư. Mặc dù kiến thức, kinh nghiệm cũng như ngân
sách dành cho các dự án môi trường đều đang tăng lên, Việt Nam vẫn thiểu rất
nhiều thiết bị cần thiết. Các công ty Việt Nam chỉ xây dựng được những nhà máy
xử lý nước thải tương đối đơn giản chứ không thể đảm trách được những dự án
lớn. Hầu hết các bộ phận, thiết bị chủ chốt trong một nhà máy xử lý nước thải
đều phải nhập khẩu. Mặc dù các công ty trong nước ngày càng trúng thầu nhiều
dự án về xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng các công ty này vẫn phải nhập
khẩu vào các bộ phận, thiết bị nhập để lắp ráp.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Một số ý kiến cho rằng tài nguyên thiên nhiên không ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường, nhưng có thể nhìn thấy mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên
và môi trường. Chiến lợc gia Micheal Porter đã nói rằng “Một đất nước sẽ tận
dụng nhiều nhất những yếu tố nào được ưu đãi nhất”. Việt Nam sở hữu nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, chẳng hạn như dầu mỏ, vì thế Việt Nam sẽ tận

dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển. Hiện tại Việt Nam đang khai thác một
trữ lượng dầu thô lớn để xuất khẩu. Ngành công nghiệp dầu mỏ được coi là mổt
trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất trên thế giới, vì thế rõ ràng việc
khai thác dầu mỏ gây ra ảnh hưởng lên môi trường Việt Nam.

×