Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch - sinh học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU VỀ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH - SINH HỌC CƠ BẢN 10
Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM
TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
- SINH HỌC CƠ BẢN 10
Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2013

A- Đặt vấn đề
Môn sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên mang tính chất thực
nghiệm cao được đưa vào giảng dạy rất sớm trong giáo dục.
Việc giảng dạy sinh học trong trường phải thực hiện được 3 nhiệm vụ cơ bản
sau:
+ Nhiệm vụ trí dục: cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại, có
hệ thống về sinh học, là cơ sở để tiếp thu những vấn đề ứng dụng trong sản xuất
nông nghiệp, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật, bảo vệ môi trường sống ở mỗi
cộng đồng.
+ Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức cho học sinh: Kỹ năng quan sát, kỹ


năng làm thí nghiệm, phát triển các phương pháp, biện pháp logic.
+ Nhiệm vụ hình thành nhân cách học sinh: Hình thành thế giới quan khoa học,
thái độ đúng đắn với thiên nhiên, với con người.
Mục đích dạy học nói chung và mục đích dạy học sinh học nói riêng chỉ đạt
được khi chúng ta xác định đúng đắn nội dung và phương pháp.
Chương trình sinh học ở bậc trung học phổ thông chứa đựng một khối lượng
kiến thức khá lớn về nhiều lĩnh vực sinh học.
Trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Tôi nhận thấy rằng các em đều nắm được kiến thức đã học. Mặt khác việc ứng
dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế là nhiệm vụ hết sức quan
trọng mà mục tiêu của giáo dục đã đề ra.
Chính từ những yêu cầu và tính thiết thực của vấn đề nêu trên cho nên trong
khi giảng dạy phần III sinh học 10 cơ bản ( sinh học vi sinh vật) tôi đã lồng ghép
giáo dục về các bệnh truyền nhiễm cho các em học sinh, nhằm mục đích chính là
các em biết về bệnh do những nguyên nhân nào gây ra, đồi tưỡng gây ra là gì?
biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nầy như thế nào? cách phòng chống ra sao? Từ
đó các em biết tránh xa các bệnh truyền nhiễm và là những tuyên truyền viên về
các bệnh truyền nhiễm cho mọi người trên đĩa bàn các em đang sinh sống. Cho
2
nên tôi chon đề tài: “Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về bệnh
truyền nhiễm và miễn dịch”- sinh học 10 cơ bản.
B- Giải quyết vấn đề
I- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng:
Khi chưa hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm
và miễn dịch,khi dạy học sinh học nói chung và phần ba sinh học vi sinh vật nói
riêng thi các em học sinh còn hiểu về các bệnh này rất lơ mơ chưa rõ ràng về
nguyên nhân phất sinh, đặc điểm biểu hiên… và nhất là cách phòng chống nó
một cách hữu hiệu. Chính điều này khi một bệnh truyền nhiễm nào đó khi đã phất
sinh thì nó sẽ bùng phát và phát triển rất nhanh biểu hiện thành dịch trên đồi

tượng như: con người, thực vật , động vật…. Gây ra rất nhiều tổn thất về kinh tế
và sức khoẻ con người và đối tượng sinh vật khác.
Trong những năm gần đây có rất nhiều các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện
như: cúm gia cầm, Rôbenla, tai xanh ở Lon, bệnh tay chân miệng mắc phải ở đối
tượng trẻ nhỏ….Nguyên nhân gây ra nó thì có rất nhiều nguời còn mơ hồ đặc biệt
là đối tượng học sinh lớp 10., dẫn tới biên pháp phòng tránh cũng không khoa học
và kết quả đạt được không như mong muốn.
2. Kết quả của thực trạng trên:
Khi đưa vào giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc đưa vấn đề này vào giảng dậy
thực tế đạt hiệu quả rất tốt, số học sinh nắm được kiến thức tốt về các bệnh truyền
nhiễm thể hiện trên các khía cạnh: .nguyên nhân phát sinh, đối tượng, ….biên
pháp phòng tránh
Bên cạnh đó các em còn là những tuyên truyền viên tích cực cho gia đinh và ở
địa phương nơi các em cư trú.
Vì hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy.
II- Các giải pháp thực hiện
1. Từ khái niệm về vi sinh vật liệt kê các vi sinh vật gây bệnh truyền
nhiễm:
Khi dạy khái niệm về vi sinh vật (Bài 22 trang 88 SGK) thì giáo viên cho học
sinh tìm hiểu rõ khái niêm về vi sinh vật: Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé chỉ
3
nhìn thấy dưới kính hiển vi. Phần lớn là những cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân
thực, một số là tập đoàn đơn bào.
Đặc điểm của vi sinh vật là: hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh,
sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
Từ khái niệm và đặc điểm trên giáo viên lồng ghép đưa ra câu hỏi như sau:
+ Hẫy kể tên các vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm mà em biết theo
mẫu sau? Câu hỏi này có thể làm tại lớp theo nhóm hoặc cho các em về nhà
nghiên cứu tài liệu và điều tra trên địa bàn mình đạng ở theo sự hướng dẫn của
giáo viên và dành câu trả lời cho kiểm tra bài cũ hoặc tiết luyên tập.

stt Tên bệnh Vi sinh vật gây bệnh
+ Sau khi học sinh thảo luận theo tổ nhóm học tập thì báo cáo kết quả:
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung cho các nhóm tổ học tập:
stt Tên bệnh Vi sinh vật gây bệnh
1 Tả, lị Vi khuẩn
2 Nấm ngoài da Nấm
3 Giun, sán Giun sán
4 Ho lao Vi khuẩn
5 Bệnh cầu trùng ở Thỏ Động vật nguyên sinh
6 Bệnh lậu Cầu khuẩn
7 Bệnh AIDS Vi rút HIV
8 Bệnh giăng mai Xoắn thể
9 Đậu mùa Vi rút đậu mùa
10 Bại liệt Vi rút
11 Cúm gia cầm Vi rút
12 Viêm gan B Vi rút
13 Hắc lao Nấm
14 Ghẻ Kí sinh trùng
15 Tai xanh ở lơn Vi rút
16
… ……. …………
2. Từ bài sinh trưởng của vi sinh vật lồng ghép tìm hiểu sự sinh trưởng
của các vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm:
Sau khi giáo viên giảng dậy cho học sinh (Bài 25 trang 99 – 101) thì học sinh
đã nắm rõ thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật và các loại môi trường nuôi cấy vi
sinh vật và đặc điểm của các pha trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
4
Tiếp đó đến bài các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật, giáo
viên cho câu hỏi lồng ghép sự sinh trưởng của vi sinh vật gây các bệnh truyền
nhiễm như sau:

+ Giáo viên đưa ra câu hỏi: thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Liệt kê các
yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật?
+ Hẫy kể tên các môi trường sống thích hợp và các yếu tố ảnh hưởng tới vi
sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiẽm theo mẫu sau?
stt Vi sinh vật Môi trường sống
+ Học sinh thảo luận theo nhóm rồi trả lời câu hỏi
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và bổ sung
stt Vi sinh vật Môi trường sống
1 Nấm ẩm thấp, ít ánh sáng, …
2 Kí sinh trùng ( ghẻ) Độ ẩm cao, bẩn, ít ánh sáng
3 Vi rút HIV Cơ thể con người
4 Vi rút tai xanh ở Lơn Cơ thể lơn
5 Vi rút cúm gia cầm Cơ thể gia cầm, con người
6 Vi khuẩn Lao Độ ẩm cao, bẩn, cơ thể con người
7 Vi rút Quai bị Cơ thể nguời
8 Giun , sán Trong cơ thể người và động vật
9 Vi khuẩn Lao ẩm tháp, ít ánh sáng, giầu chất hữu cơ
…. ……………… …………………………………….
3. Từ bài sinh sản của vi sinh vật lồng ghép tìm hiểu sự sinh sản của các
vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm:
Khi giáo viên giảng (Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật trang 102, 103, 104
SGK) sinh học 10 cơ bản, thì học sinh đã nắm được các hình thức sinh sản của vi
sinh vật và đặc điểm của các hình thức sinh sản này.
Qua bài này giáo viên có thể đặt các câu hỏi về tìm hiểu sự sinh sản của các vi
sinh vật gây ra bệnh truyền nhiễm như sau:
+ Giáo viên đạt câu hỏi: Hẫy liệt kê các hình thức sinh sản của vi sinh vật theo
bảng sau? Câu hỏi này có thể dùng cho học sinh về nhà điều tra trên địa bàn cư
dân hoặc qua các tài liệu khác.
5
TT Tên vi sinh vật Hình thức sinh sản

+ Học sinh thảo luận nhóm hoặc điều tra qua tài liêu, nơi ở…. hoàn thành
phiếu học tập.
+ Giáo viên bổ sung và nhận xét hoàn thành kiến thức cho học sinh.
TT Tên vi sinh vật Hình thức sinh sản
1 Vi khuẩn Lao Phân đôi
2 Vi khuẩn Tả. lị Phân đôi, tạo thành bào tử
3 Vi khuẩn gây bệnh ở thực vật Phân đôi, nẩy chồi và tạo thành
bào tử
4 Nấm mốc gây bệnh ở Ngô, Đậu Sinh sản bằng bào tử, phân đôi,
nẩy chồi
5 Ghẻ Sinh sản hữu tính
6 Giun , sán Sinh sản hữu tính
7
… …………………… ……………………………….
4. Từ bài cấu trúc các loại vi rút lồng ghép tìm hiểu cấu trúc của các vi
vút gây ra các bệnh truyền nhiễm:
Bài 29: cấu trúc các loại vi rút( trang 114, 115, 116, 117 SGK) sinh học 10 cơ
bản. Khi giảng dạy phần hình thái giáo viên có thể ra câu hỏi sau:
+ Hẫy nghiên cứu SGK kết hợp với tài liệu giáo viên cung cấp qua tranh và đĩa
VCD, DVD hoàn thành phiếu học tập sau:
TT Hình thái, Cấu trúc Tên vi rút
+ Học sinh nghiên cứu và thảo luận hoàn thành phiếu học tập:
+ Gáo viên giảng giải, bổ sung, hoàn thiện:
TT Hình thái, Cấu trúc Tên vi rút
1 Cấu trúc xoán
Hình que Vi rút khảm thuốcl á
Hình sợi Phagơ M13 ở E.coli- Tả
Uốn khúc Vi rút cúm
Dạng đạn Vi rút dại
2 Đối xứng 20 mặt

Dạng lớn Vi rút mun cơm
Có màng bao Vi rút sởi
3 Đối xứng phức tạp
Có màng bao Vi rút đậu mùa
Không có màng bao Phagơ T ở E. côli – Tả
5. Từ bài sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ giáo dục về bệnh HIV/AIDS
6
ở phần II của bài 30 trang 120 SGK- sinh học 10 cơ bản. Giáo viên sau khi
cung cấp các tư liệu, tranh ảnh, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau để
nắm phần HIV/AIDS:
Khái niệm
HIV
Con đường
lây nhiễm
Các giai đoạn phát triển của
bệnh
Biên pháp
phòng ngừa
GĐ1:
GĐ2:
GĐ3:
+ Học sinh nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập này
+ Giáo viên bổ sung, kết luận.
6. Từ bài 31 vi rút gây bệnh và ứng dụng của vi rút trong thực tiễn tìm
hiểu đặc điểm,tác hại và biện pháp phòng tránh của vi rút gây bệnh.
Bài này mang tính chất thực tiễn ứng dụng rất lớn, sau khi cho học sinh nghiên
cứu SGK trang 121, 122 sinh học 10 cơ bản. Giáo viên đưa ra phiếu học tập theo
mẫu sau:
+ Tìm hiểu vi rút gây bệnh:
Đặc điểm Tác hại Biện pháp phòng tránh

Vi rút kí sinh ở TV
Vi rút kí sinh ở
VSV
Vi rút kí sinh ở côn
trùng
Vi rút kí sinh ở
người và động vật
+ Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập
+ Giáo viên bổ sung, kết luận
7. Từ bài 32 bệnh truyền nhiễm và miễn dịch lồng ghép giáo dục cho các
em hiểu biết sâu hơn về các bệnh truyền nhiễm phổ biên hiện nay và trở
thành các tuyên truyền viên hữu ích.
Khi nghiên cứu bài này mục tiêu giúp các em nắm thật chắc về các bệnh
truyền nhiễm và có các cách phòng tránh tối ưu, khi thực hiện mục tiêu đó giáo
viên phát cho mỗi nhóm học sinh một phiếu học tập theo mẫu sau:
7
TT Tên bệnh Vi sinh vật gây
bệnh
Phương thức lây
truyền
Cách phòng
tránh
+ Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra
+ Giáo viên sau khi nhận xét các nhóm rồi bổ sung, trình chiếu phiếu học tập:
TT Tên bệnh Vi sinh vật gây
bệnh
Phương thức lây
truyền
Cách phòng tránh
1 Tả, lị Vi khuẩn Qua ăn uống

( tiêu hoá)
Vệ sinh ăn uống
2 HIV/AIDS Vi rút HIV - Đường máu
- Quan hệ tình
dục
- Mẹ sang con
An toàn trong
truyền máu và tình
dục…
3 Cúm Vi rút cúm Hô hấp Cách li nguồn bệnh
4 Lao Vi khuẩn Hô hấp Cách li bệnh
Vệ sinh môi trường
5 Tai xanh ở
Lợn
Vi rút Hô hấp, tiêu hoá Tiêu huỷ bênh
Vệ sinh môi trường
Tiêu độc khử trùng
Tiêm phòng Vacxin
6 Bệnh dại Vi rút Do chố dại cắn Tiêm phong dại cho
chó
Nếu bị chó dại căn
phai tiêm theo chi
dẫn của BS
7 Ghẻ kí sinh trùng Tiếp xúc trực tiếp
Chung quần áo
Về sinh sạch sẽ
8 Chân – tay -
miệng
Vi rút Tiêu hoá, hô hấp Cách li bệnh
Vệ sinh ăn uóng

Vệ sinh môi trường
9 Nấm Nấm Tiếp xúc trực
tiếp, chung quần
áo….
Vệ sinh sạch sẽ
8
… ……… ………………. ………………. ………………….
III- Các biện pháp để tổ chức thực hiện
+ Tổ chức học tập theo nhóm (Giáo viên hướng dẫn)
Giáo viên chia lớp thành các nhóm học tập, HS thực hiện theo lệnh mà giáo
viên đưa ra ( các câu hỏi họat động theo nhóm) sau một thời gian nhất định các
em thảo luận thì giáo viên sẽ làm trọng tài cho các em thảo luận.
+ Tổ chức học tập chung cả lớp (Giáo viên hướng dẫn)
Giáo viên ra câu hỏi chung cho cả lớp và yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu SGK
kết hợp kiến thức đã học trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét bổ sung sau đó Giáo
viên đưa ra kết luận.
+Tự nghiên cứu tài liệu rút ra kết luận (giáo viên hướng dẫn).
HS làm việc độc lập với SGK và nghiên cứu câu hỏi từ Giáo viên đưa ra
nhằm kết luận một vấn đề nào đó cuối mỗi mục của bài học. Với những kết luận
mang tính chất trọng tâm thì Giáo viên có thể yêu cầu HS khẳng định lại một lần
nữa và có thể bổ sung cho HS
+ Phát phiếu học tập về nhà yêu cầu HS tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập
(giáo viên yêu cầu HS đọc tài liệu và sách giáo khoa… hoàn thành phiếu học
tập)
+ kiểm tra kết quả học tập ở các lớp ( GV ra đề thi, chấm, đánh giá HS làm)
C- kết luận và đề xuất
1. Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy khi đưa vấn đề vào bài giảng để thực hiện và cùng
tiến hành song song với cách làm cũ ở 2 lớp học là lớp 10A1 và lớp 10A4 Lớp
10A1thực hiện theo phương pháp mới còn lớp 104 theo phương pháp cũ chủ yếu

thuyết trình và theo giải thích như SGK, trong năm học 2012- 20013 ở trường
TTGDTX TRIÊU SƠN kết quả đạt được như sau:
9
Lớp Sĩ số
Hiểu nắm
chắc về bệnh
truyền nhiễm
Cơ bản hiểu
về bệnh
truyền nhiễm
Còn chưa rõ
và mơ hồ
Chưa hiểu về
bệnh truyền
nhiễm
SL % SL % SL % SL %
10A1 41 22 53,65 15 36,59 4 9,76 0 0
10A4 40 6 15 22 55 8 20 4 10
Với kết quả thu được như trên tôi nhân thấy rằng các em học sinh lớp 10A1
có lồng ghép ,thảo luận nhóm về các bệnh truyền nhiễm thì các em nắm kiến thức
về các bệnh truyền nhiễm tốt hơn nhiều so với lớp 10 A4
Qua so sánh phương pháp mới và phương pháp cũ thì phương pháp mới đạt
hiệu quả hơn rất nhiều. Các em làm nhanh, hiểu biết rõ hơn, và cơ bản hình thành
được các phương pháp thống kê về các bệnh truyền nhiễm, kết quả chính xác nên
có hứng thú say mê trong học tập.
2. Đề xuất:
- Một trong những điều làm nên sự hấp dẫn của khoa học nói chung và của
từng môn học nói riêng chính là tính lôgic, tính chặt chẽ của khoa học và của từng
môn học.
- Giữa mênh mông kiến thức, học sinh thực sự cần thiết có sự định hướng của

các thầy cô giáo để nắm được bản chất vấn đề, để thấy được vấn đề đang nghiên
cứu trong mối quan hệ biện chứng với các vấn đề đã biết và chưa biết.
- Môn sinh học là một môn khoa học tự nhiên rất cần gũi với thiên nhiên và
đời sống con người. Mảng kiến thức lồng ghép giáo dục về các bệnh truyền nhiễm
trong sinh học mà cụ thể là trong phần ba sinh học vi sinh vật là mảng kiến thức
có tính logic rất cao và có tầm quan trọng lớn lao trong thực tiễn. Để học sinh tiếp
thu tốt nội dung về các các bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống nó và tuyên
truyền cho mọi người xung quanh, người giáo viên cần suy nghĩ để gia công nội
dung từng bài giảng sao cho thật cô động, chuẩn xác. Bên cạnh đó, cần khai thác
triệt để lý thuyết vừa dạy trong việc vận dụng để giải quyết các vấn đề về bệnh
truyền nhiễm mới phát sinh cũng như đang phổ biến hiện nay. Có như vậy, các
10
kiến thức các em được học mới dần trở thành sự hiểu biết của bản thân các em, là
hành trang theo các em trong cuộc đời và tuyên truyền viên sau này.
- Mỗi sáng kiến kinh nghiệm được viết ra là kết quả một quá trình lao động
sáng tạo của người cán bộ, giáo viên có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo
dục và mang lại hiệu quả giảng dạy, giáo dục - đào tạo góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo của ngành.
Tôi tha thiết mong rằng Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hoa sẽ có nhiều biện pháp
tích cực hơn nữa động viên đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia viết SKKN và có
hướng đưa các SKKN có chất lượng tốt tới phổ biến sâu rộng trong các trường
THPT, các trung tâm GDTX để anh chị em cùng học hỏi, rút kinh nghiệm và áp
dụng.
Trên đây là những ý kiến nho nhỏ của tôi, tôi đã trình bày và để cho anh chị
em , bạn bè đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến cho tôi, để cho sáng kiến
được hoản hảo hơn tôi xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp. Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành SKKN nhỏ này./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Tài liệu tham khảo chính
1. Luật Giáo dục - NXB Chính trị quốc gia. 1998.
2. Lý luận dạy học sinh học. Phần Đại cương.
Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành.
NXB Giáo dục 2000.
3. Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Tập I, tập II).
Nguyễn Đức Thành (chủ biên)
Nguyễn Văn Duệ - Dương Tiến Sỹ
11
NXB Giáo dục 2002.
4. Sinh học 10 cơ bản
NXB Giáo dục 2007
5. Sinh học 10 nâng cao.
NXB Giáo dục 2007.
6. Vi sinh vật học
Nguyễn Lân Dũng – Nguyễn Đình Quyền – Phạm Văn Ty.
NXB Giáo dục 2001.
7. Sách giáo viên sinh học 10, cơ bản, nâng cao.
NXB Giáo dục-2007.
8. Các bệnh truyền nhiễm
NXB Y Học - 1999.
9. Học tốt sinh học 10
Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân
NXB Đà Nẵng - 2006
10. Tạp chí các bệnh truyền nhiễm – Cục y tế dự phòng

NXB Đại học Y 2007
12

×